Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Chuyên đề Sự phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.73 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN
KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH QUẢNG BÌNH

Nhóm sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

1. Hoàng Thị Thanh Huyền

Nguyễn Thị Thúy Hằng

2. Nguyễn Thị Thu Phương
3. Võ Thị Ca
4. Hoàng Kim Yến
5. Võ Thị Phương
6. Hoàng Thị Thương
7. Nguyễn Tuấn Anh
Lớp: Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội N0
Huế, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH.............................2

i


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Lý do chọn đề tài

Du lịch là một ngành trong kinh tế đem lại nhiều lợi nhuận, nó góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Một phần rất quan trọng và không thể thiếu
được trong du lịch đó là tài nguyên du lịch, sự phối hợp giữa tài nguyên du lịch với các
thành phần kinh tế khác để tạo nên sản phẩm du lịch phục vụ du khách đem lại hiệu
quả kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch cần phải tìm hiểu và nghiên
cứu nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời phát hiện thêm những tài nguyên du lịch mới
để đáp ứng nhu cầu phát triển cảu ngành du lịch. Đối với Việt Nam hiện nay, nguồn tài
nguyên hết sức đa dạng và phong phú, đây là một tiền đề hết sức quan trọng để đưa
ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển hơn.
Quảng Bình là một tỉnh có rất nhiều thế mạnh để phát triển ngành du lịch, trong đó có
thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên. Tuy hiện
nay ngành du lịch của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
tỉnh, chư khai thác được nguồn tài nguyên tự nhiên một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay du lịch là một ngành kinh tế đang được tỉnh Quảng Bình hết sức chú trọng
đầu tư phát triển. Để có thể phát triển tương xứng với tiềm năng, xác định được những
khó khăn, thách thức và những điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra một số giải pháp
góp phần phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình đó là lý do nhóm đã chọn đề tài này.
2.


Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức; xác định
được cây vấn đề, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khai thác hợp lý và hiệu quả góp
phần phát triển du lịch của Tỉnh Quảng Bình.
3.

Phương pháp nghiên cứu

-

Thu thập số liệu

-

Thống kê mô tả

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên thiên nhiên và du lịch

-

Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Quảng Bình

1



PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1.Về vị trí địa lý
Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:
• Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc
• Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông
• Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km
ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ
Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây
qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước
CHDCND Lào.
1.1.2. Địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự
nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi
cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía
Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 oC - 25oC. Ba tháng có
nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
1.1.4.Tài nguyên thiên nhiên
2



a.

Tài nguyên đất

Quỹ đất tự nhiên của huyện có 805,1 nghìn ha, trong đó đã sử dụng 596,08 nghìn ha
(74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn ha (26% diện tích tự nhiên).
Trong đó số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 11,1%, sử
dụng vào lâm nghiệp 84,3%, đất chuyên dùng là 4,6%.
Trong 209,1 nghìn ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi là 136,7 nghìn ha. Đây
là địa bàn phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và cũng là địa bàn để phân
bố các cơ sở công nghiệp mới. Hiện còn 2.388 ha mặt nước chưa sử dụng – là điều
kiện mở mang phát triển nuôi trồng hải sản ngọt, lợ trong tương lai và còn 70.631 ha
đất chưa sử dụng.
b.

Tài nguyên biển

Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh
hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù
du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ
tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ
biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số ngư trường với nhiều loại hải sản quý
hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm… cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp
biển.
Ngoài ra, vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên
liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu.
Biển Quảng Bình có hầu hết các loài hải sản có mặt ở vùng biển Việt Nam (1.000
loài), có những loài hải sản có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có
như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang… Phía Bắc biển Quảng Bình có bãi san hô
trắng với diện tích hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ có giá trị

mà còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung.
Theo số liệu điều tra và đánh giá của Bộ
Thuỷ Sản (năm 1996), trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình (chưa kể đến một số loài
cá như cá ngừ, cá chuồn) là khoảng 51.000 tấn; trữ lượng tôm biển ước tính là 2.000

3


tấn chủ yếu là các loài tôm mũ ni, đánh bắt vào vụ nam. Trữ lượng mực là 8.000 –
10.000 tấn…
Diện tích tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, ao hồ nhỏ, hồ chứa, mặt
nước lớn, diện tích trồng lúa có khả năng nuôi, diện tích bãi bồi ven sông, ven biển,
nước mặn) là 15.000 ha, trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là
4.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản ngọt là 11.000 ha.
c.

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích có rừng là 505,7 nghìn ha và độ che phủ là 62,8%, trong đó rừng tự
nhiên có trên 448,4 nghìn ha, rừng trồng gần 57,3 nghìn ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự
nhiên khoảng 30,9 triệu m3 gỗ, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân
bố ở vùng núi cao, giao thông khó khăn; rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m 3; rừng
phục hồi có 2,6 triệu m3 gỗ. Rừng có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều loại quý hiếm
như mun, lim, gụ, lát hoa, loại trầm gió, thông nhựa… Đặc sản dưới tán rừng khá đa
dạng, phong phú và có giá trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu
quý khác. Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ…
Đất trống không rừng có 163,4 nghìn ha, chiếm 20,29% diện tích tự nhiên, cần được
trồng lại rừng và trồng cây chống cát bay, cát chảy. Tài nguyên rừng và đất rừng của
Quảng Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với kinh tế mà cả môi trường.
Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ thực, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều

nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst
Phong Nha - Kẻ Bàng.
d.

Tài nguyên khoáng sản

Quảng Bình có nhiều nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá
sét xi măng, sét gạch ngói, đá hộc xây dựng, đá granít,… Đá vôi các loại có trữ lượng
khoảng khoảng 5.400đá vân sọc với nhiều màu sắc đẹp, phân bố ở Xuân Sơn, đá mài
(Bố Trạch), Tiến Hoá, Đồng Lê (Tuyên Hoá), Hoà Sơn (Minh Hoá); nguyên liệu gốm
sứ có mỏ cao lanh ở Lộc Ninh - Đồng Hới, trữ lượng 30,4 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn
của nước ta, mỏ dạng lộ thiên dễ khai thác; nguyên liệu cho thuỷ tinh có cát trắng
4


Thạch Anh. Ở phía Bắc Ba Đồn - Quảng Trạch có bãi cát trắng với diện tích rộng gần
40 km2, ước tính trữ lượng 35 triệu tấn, ở Thanh Khê - Bố Trạch có trữ lượng 5 triệu
tấn. Cát có độ tinh khiết cao, hạt mịn, hàm lượng Si0 2 tới 98 – 99%, nằm cạnh đường
giao thông, dễ khai thác vận chuyển, có thể phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng
thuỷ tinh cao cấp và các vật liệu từ silicát khác.
Các khoáng sản kim loại và phi khoáng khác có các loại khoáng sản nhiên liệu có mỏ
than đá antraxit ở huyện Minh Hoá, trữ lượng khoảng 50 – 100.000 tấn, có ý nghĩa địa
phương. Than bùn ở Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Bố Trạch, trữ lượng khoảng 900.000 tấn
là nguồn nguyên liệu phục vụ phân vi sinh.
Khoáng sản kim loại và kim loại quý hiếm có sắt ở Phú Thiết - Lệ Thuỷ, Thọ Lộc - Bố
Trạch; mănggan ở Kim Lai, Đồng Văn, Cải Đăng (Tuyên Hoá), chì, kẽm ở Mỹ Đức Lệ Thuỷ; wonfram ở Kim Lũ (Tuyên Hoá); vàng ở Làng Ho, Asóc, La Huy, Bãi Hà,
Làng Mô, trữ lượng titan lớn nằm dọc theo bờ biển.
Nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit phân bố chủ yếu ở Quảng Trạch, Lệ Thuỷ,
có thể khác thác làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp địa phương hoặc cung cấp
cho những nhà máy hoá chất; phôphorit phân bố chủ yếu ở các hang động đá vôi

Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá, dọc theo bờ sông Rào Nậy với 23
điểm khác nhau. Trữ lượng tìm kiếm đánh giá là 150 nghìn tấn, hàm lượng P 205 trong
quặng trung bình khoảng 15 – 20%. Cùng với than bùn ở Quảng Trạch, đôlômit cũng
được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NKP.
Ngoài ra còn có nước khoáng và nước nóng ở Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá. Tại
điểm Khe Bang (Lệ Thuỷ) nhiệt độ nước lên tới 105 0C, nguồn nước có áp lực và lưu
lượng khá lớn (3,54 l/s). Tỉnh đã khai thác để sản xuất nước khoáng với công suất 7,5
triệu lít/năm.

1.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1.Thực trạng phát triển kinh tế
Năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng còn
gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao của
5


Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh; sự quan tâm giúp đỡ của Chính Phủ và
sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội của Quảng Bình
vẫn duy trì sự ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. 13/17 chỉ
tiêu kinh tế- xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Kinh tế của tỉnh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP đạt
7,5%, tăng 0,4% so với cùng kì. Sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, năng suất
lúa, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay. Giá trị sản xuất nông - lâm
nghiệp, thủy sản tăng 3,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10%, tăng 0,5% so với
cùng kì. Du lịch Quảng Bình đã thực sự khẳng định được thương hiệu, lượt khách du
lịch đến Quảng Bình trong năm đạt trên 2,7 triệu lượt người, tăng 97,5% so với cùng
kì.
1.2.2.Thực trạng phát triển xã hội
-


Dân cư và lao động

Dân số Quảng Bình năm 2014 có 868714 người. Phần lớn cư dân địa phương là dân
tộc kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính đó là Chứt và Bru- Vân Kiều, gồm
những nhóm tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem...
sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố
Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Dân cư phân bó không đồng đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở
thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm 49,28%
dân số. Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 có:10.720
người có trình độ đại học và trên đại học. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần
33.000 người chiếm 8% dân số lao động.
-

Văn hóa

Quảng Bình là mảnh đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bào Tró, các di chỉ thuộc nền văn
hóa Hòa Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Lũy Thầy,
Rào Sen, Thành Nhà Ngô, và nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến
chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cha Lo, Cảnh Dương, Đường Hồ Chí
Minh... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và được
6


truyền tụng từ đời này qua đời khác như ”Bát danh hương” : Sơn- Hà- Cảnh- ThổVăn- Võ- Cổ- Kim”. Có thể thấy, Quảng Bình là mảnh đất giao thoa của hai nền văn
hóa cổ Việt- Chawmpa, thể hiện ở những di chỉ có niên đại 5000 năm đã khai quật
được ở bàu tró, phía bắc Đồng Hới.
1.2.3.Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
-


Về điện lực

Đến nay 98,7% xã phường có điện, có trên 97% hộ dân cư dùng điện lưới. Đã đưa và
hoạt động trạm 220KV Đồng Hới với công suất 2 x 125MVA, 4 trạm 110KV ( Đồng
Hới, Ba Đồn, xi măng Sông Gianh, Lệ Thủy) có công suất 150MVA, và đã xây dựng
được 125km đường dây 500KV Bắc Nam.
-

Về giao thông vận tải

Quảng Bình có hệ thống gia thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuyến đường sắt BắcNam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng
tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình, Trung Lào và Đông Bắc
Thái Lan. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sông nội tỉnh cũng rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế. Ga Đồng Hới là một trong những ga chính trên tuyến đường Bắc
Nam.
Vận tải đường biển và đường sông là một lợi thế của Quảng Bình. Tỉnh có vờ biển dài
116km với 05 cửa sông, có cảng biển Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng Hòn La. Đặc biệt
là cảng Hòn La, nơi có diện tích mặt nước là 4km 2 , có độ sâu trên 15m, xung quanh là
quần thể đảo che chắn gió. Tàu lớn tải trọng khoảng 3- 5 vạn tấn ra vào neo đậu, rất
thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế.
Cầu Nhật Lệ nối trung tâm Đồng Hới- Bảo Ning là tôn nên vẻ đẹp không gian kiến
trúc thành phố, tạo thuận lợi cho khu du lịch sinh thái Bảo Ninh đón khách gần xa.
Ngoài ra, sân bay Đồng Hới ngày càng được nâng cấp để có thể đón được các máy bay
chở khách hạng nhẹ.

7


1.3.TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1.Tiềm năng về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm 64,47% tổng dân
số (dân số hơn 860.000 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng cao. Điểm mạnh
của nguồn nhân lực Quảng Bình là thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi và cầu
tiến. Tỉnh có 01 trường Đại học với quy mô đào tạo 2.050 sinh viên/năm, ngoài ra còn
có nhiều cơ sở đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp (03 trường Trung học chuyên
nghiệp, 02 trường Trung cấp nghề, các Trung tâm dạy nghề của các đơn vị như: Hội
nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... và 06 Trung tâm dạy nghề cấp huyện), hàng
năm đào tạo được khoảng 11 - 12 ngàn lao động thuộc nhiêu ngành nghề khác nhau.
Giá nhân công rẻ hơn nhiều so với trong nước và khu vực.
1.3.2.Tiềm năng du lịch
Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả hai chiều Bắc – Nam
và Đông – Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hoá để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ,
mở ra khả năng phong phú cho phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thám
hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu du lịch sinh thái.
Quảng Bình có bốn khu danh thắng nổi tiếng là Đèo Ngang, Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ
và Phong Nha. Bờ biển có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như Cửa
Nhật Lệ, cảng Giang, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, di tích Bàu Tró. Đặc biệt Quảng
Bình có vùng Karst trẻ Phong Nha - Kẻ Bàng – Him Nậm Nô rộng lớn (khoảng 200
nghìn ha) và là điển hình không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Vùng Karst
này có trên 300 hang động lớn nhỏ, được mệnh danh là “vương quốc hang động”,
đang tiềm ẩn trong nó nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám hiểm, các nhà khoa
học và du khách. Khu động Phong Nha còn có cả một hệ di tích lịch sử văn hoá có giá
trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học tiền sử, di tích văn hoá Chàm, di tích
các trọng điểm trong chiến tranh chống Mỹ. Hệ thống động Phong Nha được đánh giá
là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất (dòng sông ngầm dài và
sâu nhất – 13.969 m, cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất,
thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất). Vào tháng 7/2003, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
8



Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Quảng Bình có 140 di tích đã được kiểm kê, đánh giá, trong số đó nổi bật nhất là quần
thể di tích và danh thắng thị xã Đồng Hới gồm luỹ Đào Duy Từ và Quảng Bình Quan;
di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng làng Ho (tuyến đường mòn lịch sử Hồ
Chí Minh).
1.3.3.Tiềm năng về nguồn lực tài chính
Năm 2014, về kinh tế tốc độ tăng trưởng GRDP của Tỉnh Quảng Bình đạt 7,5% (kế
hoạch cả năm tăng 7,5%, thực hiện cùng kỳ 7,1%). Quảng Bình đã đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ sang dịch vụ- công nghiệpnông nghiệp, cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,6%; công nghiệp - xây
dựng chiếm 36,8%; dịch vụ chiếm 42,6%.
Bên cạnh đó, Quảng Bình là tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có hệ thống
hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ. Quảng Bình cũng là một trong những tỉnh có
môi trường đầu tư kinh doanh tốt của Việt Nam,hiện đang là điểm đến hấp dẫn cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay, tổng số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu
tư là 320 dự án với số vốn đăng ký trên 5 tỷ USD, có 11 dự án đầu tư FDI với tổng số
vốn đầu tư đăng ký là 107 triệu USD.
Trong giai đoạn tới, Quảng Bình kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào các lĩnh
vực hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao trong đầu tư kinh doanh so với nhiều địa phương
khác trong cả nước, bao gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung, phát triển thương mại du
lịch… Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch Quảng Bình năm 2015, tỉnh sẽ tập
trung ưu tiên vào 35 dự án trọng điểm trong lĩnh vực thương mại và hạ tầng du lịch với
tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 23.426 tỷ đồng.

9


1.4.MA TRẬN SWORT
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)


-S1: Có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ

-W1: Lực lượng lao động đã qua đào

Bàng, được tổ chức UNESCO công nhận là

tạo chỉ chiếm 25% tổng số lao động.

di sản thiên nhiên Thế giới. Hang Sơn

-W2: Kết nối tour tuyến du lịch chưa

Đoòng được tạp chí Business Insider xếp

tốt, các doanh nghiệp du lịch còn thụ

vào danh sách 12 hang động kỳ vĩ nhất thế

động

giới

-W3: Công tác bảo vệ môi trường còn

-S2: Có vị trí rất thuận tiện về giao thông

yếu kém, ý thức người dân chưa cao.

với đường hàng không, đường bộ và đường


-W4: Cơ sở hạ tầng phát triển chậm

thủy như sân bay Đồng Hới, cảng Hòn La.
-S3: Có nhiều loại khoáng sản như vàng,
sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng
sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh,
đá vôi, đá mable, đá granit
-S4: Nguồn lao động dồi dào
-S5: Đội ngũ cán bộ kiểm lâm VQG Phong
Nha- Kẻ Bàng được tăng cường và tham gia
các lớp tập huấn.
Cơ hội (O)

Thách thức (T)

-O1: Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ

-T1: Biến đổi khí hậu, thiên tai dự báo

cho phát triển du lịch của tỉnh

tiếp tục có những diễn biến khó lường

-O2: Khách du lịch có xu hướng thiên về địa -T2: Lâm tặc hoành hành.
điểm du lịch gần gũi thiên nhiên

-T3: Khách du lịch nước ngoài thường

-O3: Tình hình kinh tế thế giới và trong


không quay lại những địa điểm có chất

nước có nhiều khả quan.

lượng vệ sinh kém.

- O4: Hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài

- T4: Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều

nước

thay đổi, hướng tới những giá trị mới
được thiết lập trên cơ sở giá trị tự nhiên

10




Chiến lược S/O

-

S1/O2

Lập luận: Trong thời kì các nhà máy công nghiệp mọc lên như nấm làm ô nhiễm
không khí, Quảng Bình cần phải tận dụng lợi thế có Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ
Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và Hang Sơn Đòng kỳ vĩ

để đánh vào nhu cầu muốn tìm địa điểm du lịch có không khí trong lành của khách du
lịch, nắm bắt xu hướng thiên về thiên nhiên của họ.
Hoạt động:
-Tăng cường hoạt động quảng cáo, quảng bá hình ảnh Vườn quốc gia PNKB trên các
phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế.
-Thiết kế các tour tuyến hấp dẫn và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
-Kết nối các tour tuyến với các địa điểm làng nghề
Cơ hội:
-Tăng GDP của tỉnh nhờ vào phát triển du lịch.
-Tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương
-Đưa hình ảnh của Tỉnh rộng khắp cả nước và quốc tế.
Rủi ro/Khó khăn:
-Hệ thống an ninh chưa tốt


Chiến lược W/T

W3/T3
Lập luận: Tỉnh cần nâng cao ý thức người dân trong việc chung tay bao vệ môi trường
sống xung quanh, đặc biệc các khu vực dân cư gần các địa điểm du lịch nổi tiếng và
phải có các quy định dành riêng cho khách du lịch về việc không vứt rác bừa bãi ở các
khu di tích.
Hoạt động:
-Mở các cuộc họp tổ dân phố để tuyên truyền
-Treo biển báo cấm xả rác và hút thuốc ở các địa điểm du lịch.
Cơ hội:
-Cải thiện ngày càng tốt và hiệu quả hơn về vệ sinh môi trường.
11



-Tạo ấn tượng tốt cho các du khách, thôi thúc họ trở lại trong nhãng lần sau
-Tăng GDP ngành du lịch.
-Nâng cao ý thức.
Khó khăn:
-Thói quen, phong tục tập quán của người dân khó thay đổi.


Chiến lược S/T

S5/T2
- Lập luận: Nạn lâm tặc hoành hành đang xảy ra rất nhiều ở VQG Phong Nha – Kẻ
Bàng, các loại cây gỗ quý hiếm ở VQG bị chặt trộm. Để giảm thiểu điều đó, địa
phương tận dụng lợi thế đội ngủ cán bộ kiểm lâm được tăng cườngvà tham gia các
khóa tập huấn về kiến thức thực hành pháp luật trình độ cơ bản, nghiệp vụ chuyên
ngành thường xuyên để hạn chế tình trạng lâm tặc xảy ra.
- Hoạt động: Bảo vệ, giữ gìn VQG
- Cơ hội: Tạo công ăn việc làm cho những người dân thất nghiệp
Có khả năng nhận được sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư
nước ngoài
- Rủi ro: xảy ra tình trang tham nhũng của cán bộ kiểm lâm nếu không quản lý chặt
chẽ
Có thể xảy ra tai nạn khi cán bộ kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ chống tội phạm lâm tặc
S1/T4:
- Lập luận: phát huy điểm mạnh có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, được tổ chức
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới, có các hang động với các khối
thạch nhủ tạo thành các khối hình lộng lẫy giống thật, rất tự nhiên để giảm thiểu nhu
cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên
cơ sở giá trị tự nhiên
- Hoạt động: khai thác du lịch tự nhiên hoang dã
- Cơ hội:

Tăng lượng khách du lịch
12


Tăng GDP cho tỉnh
Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
-Rủi ro:


Chiến lược W/O:

W5/O4
- Lập luận: Khắc phục điểm yếu cơ sở hạ tầng phát triển chậm bằng cách nâng cấp, cải
thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường để tận dụng cơ hội hấp dẫn các nhà đầu
tư trong và ngoài nước.
- Hoạt động: xây dựng cơ sở hạ tầng
- Cơ hội: tăng GDP cho tỉnh, tạo công ăn việc làm, nâng cao mạng lưới cơ sở hạ tầng,
có thể nhận thêm sự hỗ trợ của Nhà nước
- Rủi ro: Có thể tỉnh không đủ ngân sách để thực hiện
Tham nhũng xảy ra nếu không quản lý chặt chẽ

13


CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU
2.1.CÂY VẤN ĐỀ
Mặc dù là một Tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng Quảng Bình vẫn gặp
nhiều khó khăn trong việc phát triển du lịch lịch
Chất lượng quản lí của cán bộ còn thấp
Chất lượng

nguồn nhân lực
còn hạn chế

Thiếu cơ sở đào tạo chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên phục vụ thiếu chuyên
nghiệp, trình độ
Nguồn vốn ngân sách còn hạn chế

Ngành
du lịch
chưa
phát
triển
tương
xứng
với
tiềm
năng

Quy mô đầu tư
còn hạn chế

Cạnh tranh thu hút vốn ngày càng gay gắt
với các tỉnh lân cận
Rào cản pháp lí làm giảm đầu tư nước
ngoài

Chất lượng cơ
sở hạ tầng còn
chưa cao


Thiếu vốn

Hư hỏng qua thời gian đầu tư

Dịch vụ du
lịch, tài nguyên
du lịch chưa
khai thác hợp


Chưa đánh giá đúng tiềm năng

Địa hình hiểm trở

14


2.2.CÂY MỤC TIÊU
Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý
Nâng cao chất
lượng nguồn
nhân lực

Thường xuyên mở các khóa đào tạo
nghiệp vụ du lịch
Nâng cao chất lượng nhân viên có trình
độ chưa cao

Phát

triển
ngành
du lịch

Mở rộng quy
mô đầu tư

Tăng cường thu hút vốn ngân sách nhà
nước
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn
đầu tư
Xóa bỏ các rào cản pháp lí

Nâng cao chất
lượng cơ sở hạ
tầng

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì cơ sở hạ
tầng để có biện pháp khắc phục

Khai thác tối
da tiềm năng
du lịch địa
phương

Chú trọng đầu tư, khai thác những tiềm
năng du lịch sẵn có một cách hợp lý
Nâng cấp đường sá, khắc phục địa hình


15


2.3.MỘT SỐ CHỈ TIÊU
Chỉ tiêu, chỉ số nhánh cấp 1
Mục tiêu
Phát triển ngành du lịch

Chỉ tiêu
Giai đoạn 2016-2020 tăng

Chỉ số
- Tốc độ tăng trưởng bình

trưởng bình quân ngành du

quân của ngành du lịch

lịch đạt 15%/năm
Năm 2020,Tỷ trọng đóng

- Tỷ lệ của du lịch trong cơ

góp của du lịch vào GDP

cấu GDP của tỉnh

Nâng cao chất lượng


của tỉnh đạt xấp xỉ 2% .
Năm 2020, 100% người

- Số lao động đã qua đào

nguồn nhân lực

lao động đã qua đào tạo

tạo

Mở rộng quy mô đầu tư

Đến năm 2020, lượng vốn

- Lượng vốn đầu tư trong

đầu tư trong và ngoài nước

nước

tăng 50%

- Lượng vốn đầu tư ngoài

nước
Năm 2020, tăng nguồn vốn - Tỉ lệ vốn đầu tư nước
đầu tư ngành du lịch của

ngoài và ngoại tỉnh


tỉnh lên 35% so với năm
Nâng cao chất lượng cơ sở

trước
Đến năm 2020, 98% cơ sở

hạ tầng

hạ tầng đạt tiêu chuẩn đề ra - Tỷ lệ cơ sở hạ tầng đạt
Năm 2020, tăng số lượng

- Chất lượng cơ sở hạ tầng
tiêu chuẩn
- Số lượng buồng lưu trú

buồng lưu trú lên đến
Khai thác tối đa tiềm năng

7.730 buồng.
Năm 2020, hiệu quả khai

- Số lượng điểm du lịch

du lịch địa phương

thác nguồn tiềm năng du

được khai thác và sử dụng


lịch đạt 90% so với năm
trước.
Chỉ tiêu, chỉ số nhánh cấp 2
Mục tiêu
Nâng cao chất lượng cán

Chỉ tiêu
Giai đoạn 2015-2020,

Chỉ số
- Số cán bộ quản lý có

16


bộ quản lý

100% cán bộ quản lý phải

bằng đại học hoặc trên đại

có bằng đại học hoặc trên

học

Thường xuyên mở các

đại học.
Đến năm 2020,đảm bảo tổ


- Số lượng khóa đào tạo

khóa đào tạo nghiệp vụ du

chức các lớp đào tạo gấp 3

nghiệp vụ du lịch.

lịch
Nâng cao chất lượng nhân

lần so với năm 2015
Đến cuối 2016 đảm bào

- Số lượng nhân viên tham

viên có trình độ chưa cao

100% nhân viên được đào

gia đào tạo

tạo nghiệp vụ du lịch

- Tỷ lệ nhân viên được đào

Tăng cường thu hút vốn

Giai đoạn 2015-2020, vốn


tạo nghiệp vụ
- Số vốn ngân sách Nhà

ngân sách nhà nước

ngân sách nhà nước đầu tư

nước cấp cho tỉnh

vào tỉnh tăng 50% so với
Tạo môi trường thuận lợi
để thu hút vốn đầu tư

giai đoạn 2010-2014
Năm 2020, 100% hệ thống - Số km đường sá được
giao thông được nâng cấp.
Đến cuối năm 2016, 95%

nâng cấp
- Số lượng trang thiết bị

các khu Resort đầy đủ tiện

tiện nghi.

nghi.
Xóa bỏ các rào cản pháp lí
Thường xuyên kiểm tra,

Đến năm 2020,đảm bảo tổ


- Số lượng quá trình kiểm

bảo trì cơ sở hạ tầng để có

chức 100% tiến trình kiểm

tra cơ sở hạ tầng.

biện pháp khắc phục

tra các cơ sở hạ tầng diễn
ra.
Đến năm 2020, áp dụng

- Số máy móc công nghệ

100% các máy móc công

hiện đại được áp dụng.

nghệ hiện đại vào việc bảo
Nâng cấp đường sá, khắc

trì cơ sở hạ tầng.
Đến năm 2020,đảm bảo

- Số lượng các tuyến

phục địa hình


100% các tuyến đường

đường thiết yếu phục vụ du

thiết yếu phục vụ du lịch.

lịch.

17


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên của Tỉnh Quảng Bình, nhóm xin
đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển ngành du lịch như sau:
Thứ nhất: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch trong và
ngoài nước.
-

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch Quảng Bình trên các loại hình báo

chí trong nước, qua mạng internet, phương tiện giao thông...
Tổ chức cho các hãng lữ hành và đơn vị truyền thông, báo chí trong nước đến
Quảng Bình khảo sát điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch Quảng Bình;
-

Tổ chức tốt các hoạt động, các sự kiện lớn trong tỉnh để thu hút du khách như:

Tổ chức Tuần lễ văn hóa - du lịch Đồng Hới, tháng du lịch bằng máy bay trực thăng,
tổ chức các lễ hội, hội chợ; đăng cai các giải đấu Quốc gia, khu vực v.v...

-

Tổ chức cuộc thi sáng tác lôgô và slogan du lịch Quảng Bình.

-

Xây dựng các biển quảng cáo, pano lớn để quảng bá du lịch tại các vị trí quan

trọng như ga tàu, sân bay, trung tâm thành phố...
Thứ hai: Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ du lịch.
Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thuyết minh viên, hướng dẫn viên và
nghiệp vụ du lịch khác cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị kinh
doanh du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch; các lớp bồi dưỡng naand cao nhận thức
cũng như các kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân ở tại các khu, điểm du lịch.
Thứ ba: Quy hoạch các khu, điểm du lịch.
Xây dựng các quy hoạch đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng mới các khu du lịch, điểm
du lịch, trạm dừng chân.
Thứ tư: Đầu tư hạ tầng du lịch, các dịch vụ liên quan.
-

Triển khai hệ thống cung ứng nước sạch và đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu

chuẩn tại tất cả các khu du lịch, điểm du lịch.
Nâng cấp một số tuyến đường thiết yếu phục vụ du lịch.
Kêu gọi, xúc tiến xât dựng mới, nâng cấp, mở rộng các cơ sở lưu trú, khách sạn,
khu nghĩ dưỡng cao cấp.
Thứ năm: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch và các dịch vị liên quan
phục vụ du lịch.
18



-

Tăng cường công tác quản lý về giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các cơ sở dịch vụ vi phạm về giá và vi

phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tăng cường công tác quản lý bỏa đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa
cháy, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, cơ sở lưu
trú du lịch.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Quảng Bình là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, đặc biệt
về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, song hiện nay ngành du lịch của tỉnh vẫn còn
đang gặp nhiều khó khăn về vốn, về lao động… Nhưng với những lợi thế về du lịch
nói chung và lợi thế về tài nguyên du lịch nói riêng thì Quảng Bình hoàn toàn có thể
phát triển mạnh ngành du lịch, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội,
nâng cao đời sống cho người dân trong tỉnh.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của nhóm, vì kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi sai sót, mong nhận được sự góp ý của Cô và các bạn.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cổng thông tin điện tử Tỉnh Quảng Bình:

2.


Báo Quảng Bình điện tử: />
3.

Du lịch Quảng Bình: o/

4.

/>
20



×