Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
______________________





NGUYỄN THỊ NGỌC LAN



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc




Thái Nguyên - Năm 2012


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ
rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Ngọc Lan

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài “Một số giải pháp phát
triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, những ý kiến
đóng góp, chỉ bảo quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
Khoa và các thầy cô giáo Khoa Sau đại học và Trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập và
nghiên cứu các nội dung trong chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ.
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Đỗ Thị Bắc, là
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng, ban thuộc Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, các Khách sạn, Nhà
hàng, công ty vận chuyển khách Du lịch tại cảng tàu du lịch Hạ Long đã giúp

đỡ tận tình, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo
mọi điều kiện về vật chất và tinh thần của của lãnh đạo, đồng nghiệp đơn vị
công tác, gia đình, bạn bè, ngƣời thân.
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Lan

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch 5
1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch 15
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch 16
1.2. Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nƣớc trên thế giới 22

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam 23
1.2.3. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch tại Quảng Ninh 26
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Chọn điểm, đối tƣợng điều tra nghiên cứu 27
2.2.2 Thu thập số liệu 28

iv
2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích 34
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích 36
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH 38
3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 48
3.2. Thực trạng phát triển du lịch Quảng Ninh 54
3.2.1. Thực trạng hoạt động của du lịch Quảng Ninh 54
3.2.1.5. Hiện trạng đầu tƣ vào các lĩnh vực du lịch 73
3.2.1.6. Hiện trạng tổ chức quản lý và quy hoạch du lịch 73
3.2.2. Kết quả phát triển của du lịch Quảng Ninh 87
3.2.3. Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh. 90
CHƢƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
QUẢNG NINH 96
4.1. Các quan điểm định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh 96
4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngành Du lịch 96
4.1.2. Quan điểm định hƣớng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh 98
4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Quảng Ninh 108
4.2.1. Giải pháp về quy hoạch 108
4.2.2. Nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lí nhà nƣớc về du lịch 108

4.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch 109
4.2.4. Sự phối hợp giữa các ngành 109
4.2.5. Về đầu tƣ và huy động vốn đầu tƣ 110
4.2.6. Giải pháp về truyền thông, thông tin 110
4.2.7. Đa dạng hoá loại hình và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ
du lịch 110

v
4.2.8. Đào tạo nguồn nhân lực 110
4.2.9. Giải pháp về liên kết vùng, liên kết quốc tế 111
4.2.10. Phát triển đi đôi với bảo tồn và phát huy các giá trị bền vững 111
4.3. Một số kiến nghị 112
4.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 112
4.3.2. Kiến nghị với UBND và Sở Văn hóa TT và Du lịch tỉnh Quảng Ninh 113
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Doanh thu từ du lịch ở Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 56
Bảng 3.2: Cơ cấu khách du lịch tới Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011 57
Bảng 3.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế tại Quảng Ninh so với cả nƣớc 62
Bảng 3.4: Cơ sở lƣu trú tại Quảng Ninh giai đoạn từ 2001 - 2006 64
Bảng 3.5: Cơ sở lƣu trú tại Quảng Ninh giai đoạn từ 2007 - 2011 65
Bảng 3.6: Giá buồng bình quân mỗi hạng cơ sở lƣu trú du lịch 66
Bảng 3.7: Cơ sở lƣu trú du lịch trên các địa bàn của tỉnh năm 2012 67
Bảng 3.8: Số buồng ngủ và công suất sử dụng của từng loại, hạng cơ sở lƣu
trú du lịch 68

Bảng 3.9: Cơ cấu khách thăm vịnh Hạ Long từ năm 2007 - 2011 70
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng dịch vụ du lịch 78
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ vận chuyển 79
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ lƣu trú 80
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ phục vụ
ăn uống 81
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá của khách về chất lƣợng dịch vụ tham quan, vui
chơi giải trí 82
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ qua 3
tiêu chí cơ bản 83
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ
vận chuyển 84
Bảng 3.17: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ lƣu trú 85
Bảng 3.18: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ phục vụ
ăn uống 86
Bảng 3.19: Kết quả đánh giá của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ tham
quan, giải trí 87

vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011 55
Biểu đồ 3.2: Lƣợng khách du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011 57
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ ngày khách lƣu trú tại Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011 60
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu khách quốc tế tới Việt Nam và tới Quảng Ninh Từ năm
2008 - 2011 62
Biểu đồ 3.5: Công suất sử dụng phòng nghỉ (Tính trung bình theo năm) tại các
cơ sở lƣu trú tại Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2011 67
Biểu đồ 3.6: Số lƣợng tàu tham quan du lịch tại Hạ Long từ năm 2001-2011 71
Biểu đồ 3.7: Số lƣợng lao động trong ngành du lịch tại Quảng Ninh từ năm

2002 - 2009 72






1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trƣớc yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự
phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch đã có những bƣớc phát
triển đáng kể và ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh
tế nói chung. Du lịch đã và đang ngày càng trở thành một nhu cầu không thể
thiếu đƣợc trong đời sống xã hội, du lịch không chỉ đem đến cho con ngƣời
những cảm xúc tuyệt vời thông qua các loại hình nghỉ dƣỡng, tắm biển, tham
quan, vui chơi giải trí mà du lịch còn là thƣớc đo chất lƣợng cuộc sống, một
ngành “công nghiệp không khói”, ngành “xuất khẩu” tại chỗ, đem lại hiệu quả
kinh tế - xã hội vô cùng to lớn ở nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực. Theo
đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hoạt động du lịch ngày
càng có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi
toàn cầu.
Trong mối quan hệ phát triển tổng hòa của nền kinh tế, du lịch phát
triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, du lịch
không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập cho xã hội, mà
còn là cơ hội, là chiếc cầu nối quan trọng nhằm phát triển mạnh mẽ các mối
quan hệ giao lƣu văn hóa, hữu nghị, phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác,
ngoại giao giữa các vùng miền, các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới và
thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết
nhiều vấn đề xã hội. Do vậy, việc mở rộng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh

du lịch là một xu hƣớng phát triển tất yếu của tất cả các nƣớc trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Ở Việt Nam nhận thấy vai trò to lớn của du lịch đối với nền kinh tế - xã
hội của đất nƣớc, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng và Nhà nƣớc cũng đã
xác định “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Là

2
một quốc gia với tiềm năng du lịch đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn
hóa dân tộc vừa mang tính hiện đại, cùng với chính sách ngoại giao, kinh tế
rộng mở, linh hoạt, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa, hơn nữa lại đã trở thành một
thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Việt Nam có
nhiều thuận lợi để trở thành một Quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng
đầu trong khu vực.
Với đặc trƣng riêng của mình, Quảng Ninh với địa hình đáy biển không
bằng phẳng, đặc biệt có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng
ngàn hòn đảo đá nguyên là vùng địa hình Karst bị nƣớc bào mòn tạo nên vẻ
đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo có
những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp nhƣ Trà cổ, Quan Lạn, Minh
Châu cùng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội
truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia nhƣ chùa Yên
Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên Đây là những
tiềm năng lợi thế rất lớn để phát triển du lịch.
Tuy nhiên qui mô và chất lƣợng các loại hình du lịch của Quảng Ninh
chƣa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của địa phƣơng, hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch còn rất khiêm tốn, chƣa
quảng bá đƣợc hình ảnh của địa phƣơng một cách rộng khắp để thu hút du
khách, đặc biệt là khách quốc tế.
Nguyên nhân cơ bản về sự hạn chế này là do cơ sở vật chất du lịch tại
Quảng Ninh vẫn chƣa phát huy hết lợi thế của mình, sản phẩm du lịch vẫn
còn nghèo nàn, đơn điệu, tính đa dạng chƣa cao, chƣa khai thác đúng với tiềm

năng mà thiên nhiên ban tặng, các điểm tuyến du lịch đa số chỉ mới đƣợc đầu
tƣ ở mức nhỏ lẻ trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có, ít có sự lựa
chọn cho khách du lịch nƣớc ngoài. Mặt khác mục tiêu kinh doanh còn thiên
về số lƣợng khách, chƣa chú ý tới chất lƣợng nguồn khách, trong khi đó chất

3
lƣợng nguồn khách du lịch thực sự là vấn đề rất quan trọng đặt ra với sự phát
triển của ngành du lịch đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập và giao lƣu
kinh tế quốc tế rộng mở hoạt động kinh doanh du lịch đang diễn ra sôi động
trong môi trƣờng cạnh tranh quyết liệt. Để đẩy mạnh việc thu hút khách du
lịch và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi phải có biện pháp
giành đƣợc lợi thế trong cuộc cạnh tranh nói trên.
Xuất phát từ đó tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển
du lịch Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn góp phần thiết
thực triển khai phát triển du lịch, từng bƣớc đƣa ngành du lịch tỉnh Quảng
Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn diện và bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát
triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch
của tỉnh, góp phần phát triển ngành du lịch Tỉnh Quảng Ninh toàn diện và bền
vững.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng du lịch Quảng Ninh từ năm 2001 -
2011.
- Đề ra định hƣớng, giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời
gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh,
khách du lịch đến với tỉnh Quảng Ninh, cộng đồng, các vùng và các vấn đề liên
quan.

4
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: Nghiên cứu, khảo sát, số liệu từ năm 2001 - 2011.
- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá từ phía khách du lịch đối với các dịch
vụ du lịch ở tỉnh Quảng Ninh và đề xuất những chiến lƣợc phát triển du lịch
nhằm phát huy lợi thế của tỉnh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, là tài liệu giúp tỉnh Quảng Ninh xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát
triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 có căn cứ khoa học.
- Luận văn nghiên cứu khá toàn diện, có hệ thống, đƣa ra những giải
pháp chủ yếu, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển du lịch tỉnh Quảng
Ninh và đối với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự.

KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luận văn ngoài Phần mở đầu, kết luận luận văn kết cấu thành 4
chương
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển du lịch.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động du lịch tại
Quảng Ninh
Chƣơng 4. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh.

5

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói. Hiện nay trên thế giới
có hàng trăm triệu ngƣời đi du lịch và số lƣợng ngƣời đi du lịch có khuynh
hƣớng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên du lịch là một ngành tổng hợp của nhiều
ngành chuyên biệt.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa
sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dƣỡng của nội dung kinh
doanh du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển
kinh tế xã hội, phát triển du lịch trong nƣớc và du lịch quốc tế. Nhƣ vậy du
lịch không những đẩy mạnh giao lƣu sự hiểu biết giữa các dân tộc mà còn
tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, góp phần ổn định nhà nƣớc trong thời
kỳ mở cửa.
Ngay từ những ngày đầu tiên, du lịch đƣợc hiểu là việc đi lại của từng
cá nhân hoặc nhóm ngƣời rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian
ngắn nhất đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi dƣỡng bệnh, các hoạt động
di chuyển của con ngƣời ở trong hay ngoài nƣớc trừ việc đi cƣ trú chính trị,
tìm việc làm đều mang ý nghĩa du lịch.
* Khái niệm du lịch có thể đƣợc xác định nhƣ sau: Du lịch là một dạng
hoạt động của cƣ dân trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lƣu lại
tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ dƣỡng chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa xã hội kèm
theo việc tiêu thụ trong du lịch.

6
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch

* Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ du lịch, hàng hoá cung cấp cho du
khách, đƣợc tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã
hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại
một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố
vô hình: Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá
trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta
có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản
sau:
Dịch vụ vận chuyển;
Dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, đồ uống;
Dịch vụ thăm quan, giải trí;
Hàng hoá tiêu dùng và đồ lƣu niệm;
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
* Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dƣới dạng
vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thƣờng chiếm
80% - 90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy ,việc đánh
giá chất lƣợng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thƣờng mang tính chủ quan
và phần lớn không phụ thuộc vào ngƣời kinh doanh mà phụ thuộc vào khách
du lịch. Chất lƣợng sản phẩm du lịch đƣợc xác định dựa vào sự chênh lệch
giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lƣợng của khách du lịch.
Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du
lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể di chuyển đƣợc. Trên thực tế
không thể đƣa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách

7
du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình
thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.

Vì vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thƣờng mang tính
mùa vụ. Sự dao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho
việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hƣởng đến kết quả kinh
doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục mùa vụ trong du lịch luôn
là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng nhƣ về mặt lý luận trong lĩnh
vực du lịch.
1.1.1.3. Khái niệm về khách du lịch
- Theo các tổ chức quốc tế về khách du lịch.
+ Liên hiệp các quốc gia 1937 League of Nations đƣa ra khái niệm
“Khách du lịch nƣớc ngoài” là bất cứ ai đến thăm một đất nƣớc khác với nơi
cứ trú thƣờng xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h. Theo
định nghĩa này tất những ngƣời đƣợc coi là khách du lịch là: những ngƣời
khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, vì sức khoẻ v.v…những
ngƣời khởi hành để gặp gỡ trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao,
tôn giáo, thể thao, công vụ…Những ngƣời khởi hành vì mục đích kinh doanh.
Khách du lịch nội địa là công dân của một nƣớc (không kể quốc tịch)
hành trình đến một nơi trong đất nƣớc đó, khác với nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục
đích trừ mục đích hoạt động để trả thù lao tại nơi đến.
+ Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989:
Khách du lịch quốc tế là ngƣời đi thăm một đất nƣớc khác với mục đích thăm
quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng,
những ngƣời khách này không dƣợc làm gì để trả đƣợc thù lao và sau thời
gian lƣu trú ở đó du khách trở về nơi ở thƣờng xuyên của mình.
- Khái niệm về khách du lịch của Việt Nam:

8
Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du
lịch bao gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và những ngƣời nƣớc
ngoài cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở
nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài
cƣ trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch.
1.1.1.4. Tài nguyên du lịch
* Khái niệm
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lƣợng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con ngƣời
có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
Tài nguyên đƣợc phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với
các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con
ngƣời và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói
chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tại
Điều 10 của Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “ Tài nguyên du lịch đƣợc
hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân
văn, công trình sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn
nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”. Nhƣ vậy tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ
tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong
phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch
càng cao bấy nhiêu.



9
* Đặc điểm
Để khai thác và sử dụng tốt nhất các tài nguyên du lịch, cần phải tìm
hiểu và nghiên cứu các đặc điểm của nguồn tài nguyên, tài nguyên du lịch có
những đặc điểm chính sau:

Khối lƣợng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài
nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ
thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch
Thời gian khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch, nhịp điệu của dòng
khách. Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút
cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó
Vồn đầu tƣ tƣơng đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho
phép xây dựng tƣơng đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội cũng nhƣ khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên.
Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các
quy định về sử dụng tự nhiên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần
thiết để bảo vệ chung
Muốn đánh giá tài nguyên du lịch cần phải tổng hợp nhiều tri thức của
các lĩnh vực khoa học: sinh lý học, tâm lý học, địa lý tự nhiên, lịch sử văn
hóa, nghệ thuật, kiến trúc đô thị, kinh tế du lịch
Tài nguyên du lịch chia thành 02 nhóm:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Là tổng thể tự nhiên các thành phần của
nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con ngƣời, khả năng
lao động và sức khỏe của họ và đƣợc lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng
nhƣ sản xuất dịch vụ du lịch
Trong các chuyến du lịch ngƣời ta thƣờng tìm đến những nơi có phong
cảnh đẹp. Phong cảnh theo nghĩa nào đó đƣợc hiểu là một khái niệm tổng hợp
liên quan đến tài nguyên du lịch, căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh

10
do con ngƣời tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại: Phong cảnh nguyên sinh (
Thực tế rất ít gặp trên thế giới); Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị
thay đổi tƣơng đối ít bởi con ngƣời; Phong cảnh nhân tạo, lsf những yếu tố do
con ngƣời tạo ra; Phong cảnh suy biến( loại phong cảnh bị thoái hóa khi có
những thay đổi không có lợi đối với môi trƣờng tự nhiên)

Các thành phần của tự nhiên với tƣ cách là tài nguyên du lịch có tác động
mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nƣớc và thực động vật.
Các loại tài nguyên du lịch:
+ Địa hình: địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo
nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu
hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng hấp dẫn du khách.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng
đƣợc phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình: Địa hình đồng bằng tƣơng đối
đơn điệu về mặt ngoại hình, ít gây cảm hứng cho khách tham quan du lịch.
Địa hình vùng đồi thƣờng tạo ra một không gian thoáng đãng, bao la tác
động mạnh đến tâm lý của khách ƣa thích dã ngoại, rất thích hợp với loại hình
du lịch cắm trại, tham quan Đại hình miền núi có nhiều ƣu thế đối với hoạt
động du lịch vì có sự kết hợp của nhiều địa hình, vừa để thể hiện vẻ đẹp hùng
vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành.
Ở miền núi có nhiều đối tƣợngcho hoạt động du lịch, đó là các sông suối, thác
nƣớc, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú.
Miền núi còn là nơi cƣ trú của đồng bào các dân tộc ít ngƣời với đời sống và
nền văn hóa đa dạng đặc sắc. Ở nơi đây với sự kết hợp của địa hình, khí hậu,
nguồn nƣớc, tài nguyên thực động vật và bản sắc văn hóa của cộng đồng các
dân tộc ít ngƣời đã tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có thể phát triển đƣợc
nhiều loại hình du lịch khác nhau và có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.

11
Ngoài các dạng địa hình trên, địa hình Karst và địa hình ven bờ có ý
nghĩa rất lớn cho hoạt động du lịch: Địa hình Karst là kiểu địa hình đƣợc tạo
thành do sự lƣu thông của nƣớc trong các đá dễ hòa tan( đá vôi, đôlômit, đá
phấn, thạch cao, muối mỏ ) ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi, đại hình Karst có
một số kiểu: Hang động Karst là một kiểu Karst đƣợc quan tâm đối với du
lịch, vì cảnh quan thiên nhiên của các hang động Karst rất hấp dẫn khách du
lịch, tham quan. Nhiều hang động có vẻ đệp lộng lẫy, tráng lệ và kỳ ảo do tạo

hóa sinh ra, nhiều hang động chứa đựng những di tích khảo cổ học, di tích
lịch sử văn hóa, nhiều hang động đƣợc con ngƣời xây dựng thêm chùa chiền
để thờ tự tạo nên thế giới tâm linh đầy bí ẩn Nhƣ vậy có thể nói hang động
Karst là một tài nguyên du lịch, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi cao.
Hiện nay ở nƣớc ta đã có nhiều hang động đƣợc khai thác phục vụ du lịch nhƣ
động Phong Nha, Tam Cốc - Bích Động, Động Hƣơng Tích, hang Bồ nâu,
Hang Luồn, hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung Ngoài ra hang động Karst,
kiểu địa hình Karst ngập nƣớc, tiêu biểu là Vịnh hạ Long – một di sản thiên
nhiên thế giới, kiểu địa hình Karst đồng bằng tiêu biểu ở vùng Ninh Bình
đƣợc mệnh danh là “ Vịnh hạ Long cạn” cũng rất có giá trị về du lịch.
Địa hình ven bờ, các kho chứa nƣớc ( đại dƣơng, biển , hồ ) cũng có ý
nghĩa quan trọng đối với du lịch. Ở nƣớc ta có đƣờng bờ biển dài với nhiều
bãi tắm tốt ( nhiều bãi biển vẫn còn ở dạng sơ khai, chƣa bị ô nhiễm) độ dốc
trung bình từ 10-30 và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá
trị về du lịch. Từ Móng Cái tới Hà Tiên với nhiều bãi tắm đẹp nhƣ: Trà Cổ,
Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Non Nƣớc, Mũi Né, Vũng Tàu,
Long Hải, Phƣớc Hải
+ Khí hậu: Khí hậu cũng đƣợc coi là một dạng của tài nguyên du lịch.
Trong các chỉ tiêu về khí hậu, đáng lƣu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ

12
ẩm không khí. Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác nhƣ gió, áp suất khí
quyển, ánh nắng mặt trời, các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt
Điều kiện khí hậu có ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch
hoặc hoạt động dịch vụ du lịch. Nhìn chung những nơi có khí hậu ôn hòa
thƣờng đƣợc du khách ƣa thích. Những nơi có nhiều gió cũng không thích
hợp với việc phát triển du lịch. Mỗi loại hình du lịch thƣờng đòi hỏi những
điều kiện khí hậu khác nhau, chẳng hạn du khách đi biển mùa hè thƣờng chọn
những dịp ít mƣa, nắng nhiều nhƣng không gắt, nƣớc mát, gió vừa phải. Nhƣ
vậy ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt

làm cản trở đến kế hoạch du lịch, đó là bão trên các vùng biển, duyên hải, hải
đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ Tính mùa vụ của khí hậu
ảnh hƣởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch. Các vùng khác nhau trên
thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu. Sự
phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra
quanh năm hoặc trong một vài tháng. Mùa du lịch cả năm(liên tục) thích hợp
với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và
mùa hè), ở vùng có khí hậu nhiệt đới nhƣ các tỉnh phía nam nƣớc ta mùa du lịch
hầu nhƣ diễn ra quanh năm, mùa đông là mùa du lịch trên núi, du lịch thể thao
mùa đông, mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì nó có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch nhƣ du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi, khu vực đồng bằng -
đồi, khả năng du lịch ngoài trời rất phong phú và đa dạng.
+ Nguồn nƣớc: Tài nguyên nƣớc bao gồm nƣớc chảy trên mặt và nƣớc
ngầm. Đối với du lịch thì nƣớc mặt có ý nghĩa quan trọng, nó bao gồm nƣớc
đại dƣơng, biển, sông, hồ ( tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nƣớc
Nhằm mục đích du lịch, nƣớc đƣợc sử dụng theo nhu cầu cá nhân, theo độ
tuổi và nhu cầu quốc gia. Tài nguyên nƣớc mặt không chỉ có tác dụng hồi phục
trực tiếp mà còn ảnh hƣởng nhiều đến thành phần khác của môi trƣờng sống, đặc

13
biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ. Hiện nay trên thế giới đã mọc lên nhiều khu
du lịch nghỉ dƣỡng ven biển, ven hồ đã thu hút một lƣợng lớn du khách.
Nƣớc ngầm nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch, tuy nhiên cần phải
nói tới tài nguyên nƣớc khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an
dƣỡng và chữa bệnh.
+ Động thực vật: Ngày nay thị hiếu về du lịch ngày càng trở lên đa
dạng. Sau thời gian lao động mệt mỏi, con ngƣời cần đƣợc nghỉ ngơi để phục
hồi sức khỏe, đảm bảo khả năng lao động lâu dài Việc đi du lịch đến những
nơi có các phong cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành là cách nghỉ ngơi tốt nhất,
bởi lẽ con ngƣời cũng nhƣ mọi sinh vật đều đƣợc phát sinh và phát triển trong

môi trƣờng tự nhiên, một môi trƣờng hoàn toàn trong lành và ổn định. Con
ngƣời đã thích nghi với môi trƣờng đó giờ đây sống trong một xã hội phát
triển, có những điều kiện thuận lợi do con ngƣời tạo ra, nhƣng đồng thời môi
trƣờng lại bị ô nhiễm, biến đổi bất lợi cho cuộc sống con ngƣời.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà y học, tâm lý – xã hội học đều
nhận thấy rằng, vẻ đẹp thiên nhiên, khung cảnh đất trời bao la, muôn hình
muôn vẻ có ảnh hƣởng rất lớn tới trạng thái tâm hồn sức khỏe con ngƣời, nhƣ
vậy có thể nói cảnh quan thiên nhiên có một vai trò vô cùng quan trọng đối
với sức khỏe con ngƣời và là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự
phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
Về tài nguyên sinh vật, rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế,
sinh thái, mà còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc
thuần chủng. Tất nhiên không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối
tƣợng tham gia du lịch, để phục vụ mục đích du lịch khác nhau, yêu cầu phải
đƣa ra các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:
thảm thực vật phong phú, độc đáo, điển hình, có các loại đặc trƣng cho các
khu vực, loại đặc hữu, loài quý hiếm, có một số động vật (chim, thú, bò sát,

14
côn trùng, cá ) phong phú và điển hình cho vùng, có những loài có thể khai
thác làm đặc sản phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, thực động vật có
màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến có thể quan sát bằng mắt
thƣờng, óng nhòm hoặc nghe đƣợc tiếng hót, tiếng kêu, chụp ảnh và đƣờng
giao thông đi lại thuận tiện. Đối với loại hình du lịch săn bắn: yêu cầu quy
định loài đƣợc săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hƣởng đến só lƣợng quỹ
gen, loài động vật nhanh nhẹn, ngoài ra khu vực săn bắn phải tƣơng đối rộng,
có địa hình tƣơng đối dễ vận động, xa dân cƣ, đảm bảo tầm bay của đạn và sự
an toàn tuyệt đối cho khách, tuân thủ những quy định và nguyên tắc trong
việc dùng súng, chất gây nổ Đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa
học: Đảm bảo nơi có tồn tại loài quý hiếm, nơi có động thực vật phong phú và

đa dạng, có thể đi lại quan sát và chụp ảnh, tuân thủ các quy định của các cơ
quan quản lý.
Một trong những vấn đề của địa lý du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch
tự nhiên đó là bảo vệ môi trƣờng sống và nghỉ ngơi là một bộ phận không thể
thiếu đƣợc của chính sách sinh thái toàn vẹn, bảo vệ tài nguyên du lịch tự
nhiên chính là bảo vệ môi trƣờng sống cho hoạt động du lịch. Bảo vệ môi
trƣờng du lịch là nhiệm vụ kinh tế- xã hội, việc sử dụng đúng đắn môi trƣờng
tự nhiên du lịch là một vấn đề đáng đƣợc quan tâm.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Là các đối tƣợng, hiện tƣợng do con
ngƣời tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du
lịch, ƣu thế của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận không có tính mùa
vụ (trừ lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên khác.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm các di sản văn hóa thế giới, di tích
lịch sử văn hóa, kiến trúc, các lễ hội, các đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc
học, các đối tƣợng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác

15
Các di sản văn hóa thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn
hóa một dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích đƣợc công nhận
là di sản văn hóa thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy mà
còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách du
lịch quốc tế.
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phƣơng, mỗi dân
tộc, đất nƣớc và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể
về đặc điểm văn hóa mỗi nƣớc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về
truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng của con ngƣời: góp phần
vào việc phát triển khoa học, nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt
quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Ngoài ra các kiến trúc, lễ hội và các
đối tƣợng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tƣợng văn hóa thể thao và hoạt
động nhận thức khác cũng có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch.

1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch
1.1.2.1. Vai trò phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế
Đối với kinh tế phát triển du lịch đóng góp phần quan trọng vào tổng
sản phẩm quốc dân, làm tăng GDP và nâng cao mức thu nhập cho ngƣời dân,
góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và
của đất nƣớc nói chung. Phát triển du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển ngành dịch vụ, đóng góp vào thu nhập cũng nhƣ là nâng cao
chất lƣợng cho ngành dịch vụ. Ở một mức độ nào đó phát triển du lịch có liên
quan mật thiết với các vai trò của con ngƣời nhƣ lực lƣợng sản xuất chủ yếu
của xã hội, trong đó hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội, góp phần
vào việc hồi phục sức khỏe cũng nhƣ khả năng lao động, mặt khác đảm bảo
sản xuất mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
1.1.2.2. Vai trò phát triển du lịch đối với xã hội
Phát triển du lịch thể hiện ở vai trò trong việc giữ gìn phục hồi sức
khỏe cho nhân dân. giữ gìn đƣợc bản sắc dân tộc, khơi gậy tinh thần của

16
ngƣời dân hƣớng về cuội nguồn và tái tạo lại đƣợc nhiều di tích lịch sử, nhiều
làng nghề truyền thống.
Phát triển du lịch tạo ra sự giao lƣu văn hoá giữa các vùng, các miền
và giữa các quốc gia. Hơn nữa phát triển du lịch có thể tái sản xuất sức lao
động tạo công ăn việc làm, đặc biệt không những tạo công ăn việc làm cho
những lao động trực tiếp phục vụ du lịch mà còn tạo việc làm thêm cho những
ngƣời dân sống ở xung quanh khu du lịch (lao động gián tiếp phục vụ du lịch)
và trong một chừng mực nào đó nghỉ dƣỡng ở khu du lịch có thể hạn chế bệnh
tật, kéo dài tuổi thọ
1.1.2.3. Vai trò phát triển du lịch đối với bảo vệ môi trường
Phát triển du lịch góp phần bảo vệ môi trƣờng nhƣ: việc tạo nên môi
trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái. Môi trƣờng ảnh hƣởng tới sức khỏe con
ngƣời, khách đi du lịch vừa kết hợp tìm hiểu, nghỉ ngơi và có điều kiện tiếp

xúc với thiên nhiên. Một mặt đảm bảo tối ƣu sự phát triển du lịch, mặt khác
phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du
lịch. Mặt khác phát triển du lịch cũng góp phần trong việc bảo vệ hệ thống
rừng sinh thái, các loài động thực vật. Nêu cao đƣợc trách nhiệm cũng nhƣ
tình yêu của con ngƣời đối với các loài động vật quý hiếm…
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
1.1.3.1. Yếu tố khách quan
* Địa hình và khí hậu.
Địa hình: Địa hình là một nơi thƣờng chế định cảnh đẹp và sự đa dạng
của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch điều kiện quan trọng nhất là địa
phƣơng phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên nhƣ: biển,
rừng, sông, hồ, núi v.v…Khách du lịch thƣờng ƣa thích những nơi nhiều
rừng, đồi, núi, biển, đảo…thƣờng không thích những nơi địa hình và phong
cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.

17
Khí hậu: Những nơi khí hậu điều hoà thƣờng khách du lịch ƣa thích.
Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thƣờng tránh những nơi
quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi
những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thƣờng
thích những điều kiện sau: Số ngày mƣa tƣơng đối it vào thời vụ du lịch, số
giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của không khí vào
ban ngày không cao lắm, không khí ban đêm không cao, nhiệt độ nƣớc biển
ôn hoà (nhiệt độ thích hợp để tắm biển là 20 độ C) và ban ngày không có gió.
* Động, thực vật
Động vật: Động vật cũng là một nhân tố để góp phần thu hút khách du
lịch. Nhiều loại động vật có thể là đối tƣợng cho săn bắn du lịch. Có những
loại động vật quý hiếm là đối tƣợng nghiên cứu và lập vƣờn bách thú.
Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du
lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lƣợng nhiều rừng, nhiều hoa v.v Rừng là

nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự.Nếu thực vật phong phú và
quí hiếm thì sẽ thu hút đƣợc cả khách du lịch văn hoá với lòng ham tìm tòi,
nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở
đất nƣớc họ thƣờng có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ, khách du lịch châu Âu
thƣờng thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao v.v…
* Tài nguyên nước
Các nguồn tài nguyên nƣớc nhƣ: ao, hồ, sông, ngòi, đầm…vừa tạo điều
kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lƣới giao thông vận tải nói
chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các
nguồn nƣớc khoáng là tiền đề không thể thiếu đƣợc đối với sự phát triển du
lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nƣớc khoáng đã đƣợc
phát triển từ thời đế chế La Mã. Ngày nay, các nguồn nƣớc khoáng đóng vai
trò cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh.

×