Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương phan việt qua hai tác phẩm “tiếng người” và “một mình ở châu âu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.83 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƢỜI ĐƢƠNG ĐẠI
TRONG VĂN CHƢƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM
“TIẾNG NGƢỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

NỖI CÔ ĐƠN CỦA CON NGƢỜI ĐƢƠNG ĐẠI
TRONG VĂN CHƢƠNG PHAN VIỆT QUA HAI TÁC PHẨM
“TIẾNG NGƢỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa
hề được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng các tư liệu tham khảo
nhằm tăng cường tính thuyết phục cho lập luận của đề tài. Những tư liệu này
đều được trích dẫn nguồn gốc một cách rõ ràng.
Tôi xin cam đoan những điều trên đây là sự thật và xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra.

Học viên
Nguyễn Thị Hồng Vân


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn
này tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của các thầy cô
giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy các cô
trong khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – những
người đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong thời gian tôi học tập ở đây. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến thầy giáo - Tiến sĩ Phạm Xuân Thạch - người đã trực tiếp
hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi từ ngày đầu học tập cho đến khi tôi hoàn
thành luận văn này, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn
thành luận văn với một tinh thần khoa học, nghiêm túc, một thái độ thân
tình và tôn trọng.

Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn thân thương nhất đến những
người thân yêu trong gia đình, những người bạn luôn bên cạnh ủng hộ động
viên kịp thời, những người đồng nghiệp nhiệt tình, giúp sức cho tôi trong suốt
thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Nguyễn Thị Hồng Vân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5
3. Đối tƣợng,phạm vi và mục đích nghiên cứu ......................................... 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................... Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn .................................. Error! Bookmark not defined.
PHẦN NỘI DUNG ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: PHAN VIỆT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN CHƢƠNG
ĐƢƠNG ĐẠI ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1 Nỗi cô đơn với tƣ cách một chủ đề trong văn học Việt Nam ... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm cô đơn .......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Chủ để cô đơn trong văn học Việt Nam đương đại .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2 Sự thay đổi của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 (giai đoạn đƣơng đại)
Error! Bookmark not defined.
1.3 Phan Việt với đời sống văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại ........ Error!
Bookmark not defined.
1.3.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp .. Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Quan niệm văn chương ................ Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết: ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: CÁI CÔ ĐƠN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC
PHẨM “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” ................. Error!
Bookmark not defined.
2.1 Những biểu hiện của cái cô đơn ......... Error! Bookmark not defined.
2.2 Cội rễ cái cô đơn của con ngƣời ......... Error! Bookmark not defined.


2.2.1 Cô đơn căn nguyên từ những điều phi lýError! Bookmark not
defined.
2.2.2 Cô đơn bởi sự đối chọi của hai miền văn hóaError!

Bookmark

not defined.
2.2.3 Cô đơn bởi sự thiếu vắng của tình yêuError!

Bookmark

not

defined.
2.3 Cô đơn và sự phát triển nhân cách của nhân vậtError! Bookmark
not defined.
2.3.1 Cô đơn - một phương thức tìm lại niềm tin bị đổ vỡ ............ Error!
Bookmark not defined.
2.3.2 Cô đơn - cuộc hành trình tìm kiếm bản thểError! Bookmark not
defined.
Tiểu kết: ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CON NGƢỜI CÔ ĐƠN

TRONG “TIẾNG NGƯỜI” VÀ “MỘT MÌNH Ở CHÂU ÂU” ........... Error!
Bookmark not defined.
3.1 Phƣơng thức xây dựng nhân vật ....... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Miêu tả ngoại hình nhằm biểu đạt tính cách nhân vật ........ Error!
Bookmark not defined.
3.1.2 Miêu tả sự vận động phức tạp của tâm lý nhân vật ............. Error!
Bookmark not defined.
3.1.3 Thủ pháp tẩy trắng nhân vật ........ Error! Bookmark not defined.
3.2 Cốt truyện và cấu trúc văn bản ......... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Cốt truyện ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Cấu trúc văn bản nghệ thuật ........ Error! Bookmark not defined.
3.3 Tổ chức không gian - thời gian .......... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Thời gian hiện thực....................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Không gian thực - ảo đan quện .... Error! Bookmark not defined.


3.3.3 Không gian đa chiều và thời gian đa tuyếnError! Bookmark not
defined.
3.4 Giọng điệu ............................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết: ..................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam đương đại ngày nay luôn được đặt dưới góc nhìn
tổng thể, đa diện và mang tính hệ thống. Ở giai đoạn trước, văn học Việt Nam
còn phân chia rõ ràng thành các dòng văn học, mà cụ thể là văn học Việt Nam
trong nước và văn học Việt Nam ở hải ngoại thì giờ đây, ranh giới và đường
biên phân định các bộ phận văn học đó đã gần như không còn mà nó có sự

thống nhất cao. Nếu coi văn học Việt Nam là cái tổng thể, văn học hải ngoại
là cái bộ phận thì trong cái bộ phận có cái tổng thể và ngược lại trong cái tổng
thể lại có cái bộ phận. Có được điều này chính là nhờ vào quá trình hiện đại
hóa nền văn học, cùng xu hướng nhận chân lại các giá trị truyền thống đích
thực của văn học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa. Văn học
Việt Nam được nhìn nhận lại trong tính toàn vẹn, liên tục và bao quát hơn.
Trong đó, văn học Việt Nam đương đại đã làm một công việc hết sức có ý
nghĩa, đó là việc ghi nhận những đóng góp lớn, nhỏ của các nhà văn thuộc
dòng văn học di dân hải ngoại hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài
như Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Đây là một bộ phận văn học có
quan hệ khăng khít với bộ phận văn học Việt Nam trong nước nhưng do
những yếu tố về mặt chính trị, xã hội nào đó và ở những giai đoạn khác nhau
đã khiến cho văn học trong nước và dòng văn học ngoài nước không thể
thông thương được với nhau. Việc ghi nhận sự hiện diện những tác phẩm của
các nhà văn hải ngoại đồng nghĩa với việc ghi nhận một lực lượng sáng tác
mới mà dòng văn học này đã sản sinh ra. Đó là một lực lượng sáng tác văn
chương kiểu mới, dồi dào và giàu cảm hứng sáng tạo.
Khác với thế hệ của những lớp nhà văn di dân hải ngoại cũ. Bộ phận
văn học di dân thế hệ mới có một điều hết sức khác biệt. Trước hết đó là sự
khác biệt về lực lượng sáng tác: Trong đội ngũ sáng tác của họ bắt đầu xuất
hiện một kiểu nhà văn mới - kiểu nhà văn mang hình thái và thân phận công
dân toàn cầu. Chẳng hạn, những nhà văn hải ngoại cũ, họ rời quê hương đến
1


đinh cư ở một quốc gia khác, họ có thể sáng tác bằng Tiếng Việt hoặc bằng
chính thứ tiếng tại nơi họ sống và không quay trở lại Việt Nam. Nhưng ở bộ
phận sáng tác văn học hải ngoại thế hệ sau này lại chia thành nhiều xu hướng
khác nhau: Có những nhà văn viết bằng thứ tiếng mà họ sinh sống chẳng hạn
như Linda Lê - cô được biết đến với tư cách là một nhà văn Pháp nhiều hơn là

một nhà văn hải ngoại ở Việt Nam, bởi đa phần các sáng tác của Linda đều
viết bằng tiếng Pháp và những sáng tác đó chủ yếu xuất bản tại Pháp. Đối
tượng mà Linda Lê hướng đến là công chúng và độc giả Pháp, và vì thế,
không có mối quan hệ giữa những nhà văn này với các nhà văn trong nước
nói riêng, văn học trong nước nói chung. Ở trường hợp khác, lại có các nhà
văn sáng tác bằng cả hai thứ tiếng, vừa có tiếng mẹ đẻ, vừa có tiếng bản địa
nơi họ sống. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ muốn đề cập đến những nhà văn
có sáng tác bằng tiếng Việt và điểm đặc biệt của họ với các nhà văn khác là ở
chỗ, mặc dù là nhà văn di dân hải ngoại, cũng có sáng tác văn chương bằng
những thứ tiếng khác nhau nhưng họ không hoàn toàn rời khỏi Việt Nam như
một số trường hợp của: Phan Việt, Ngô Thị Giáng Uyên, Thuận, Nguyễn Văn
Thọ, Đoàn Minh Phượng... Họ là lớp nhà văn có một môi trường sống vô
cùng rộng mở, không gian để sáng tác không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay
vùng lãnh thổ nữa mà nó đã mang tính chất toàn cầu, tính chất của văn
chương không biên giới. Họ đi và về liên tục giữa hai miền đất nước mà
không bị những quy định ngặt nghèo về khoảng cách địa lý, không thời gian
hay quy định của luật pháp cản trở như những thế hệ nhà văn hải ngoại cũ. Do
đó, mối quan hệ của họ với quê hương nói chung, văn học Việt Nam nói riêng
không hề bị cắt đứt, họ luôn giữ một mạch ngầm với quê hương, đó chính là
những sáng tác văn học ở mọi thể loại mà thông qua đó họ sẽ theo dõi được
muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Từ đó, chúng ta thấy được cái nhìn,
sự quan sát và phản ánh hiện thực xã hội, con người Việt Nam của họ luôn
được đặt trong thế đa chiều, đa thanh, khách quan toàn diện với một tư duy
hiện đại. Đặc biệt, chính những nhà văn thuộc bộ phận văn học này là một
2


“mắt xích” quan trọng để đưa văn học Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt, con
người Việt nói chung giao thoa với những nền văn hóa mới nơi họ sống và
làm việc. Như thế, sự kết nối của họ với quê hương và nơi sống mới không hề

bị mất đi, mà hơn thế, chính họ đã thực hiện nhiệm vụ hội nhập văn hóa, văn
học, đưa văn học Việt Nam gần hơn với quỹ đạo của văn học thế giới.
1.2.Có thể nói, trong dòng văn học của người Việt Nam ở nước ngoài,
cùng với nhà văn Thuận, nhà văn Nguyễn Văn Thọ - là những nhà văn có
sáng tác đều đặn, được công chúng đánh giá cao thì nhà văn Phan Việt cũng
là nhà văn có sáng tác hiện diện ở Việt Nam một cách đầy đủ, liên tục và nhận
được đánh giá cao của công chúng Việt. Nói sáng tác của nhà văn Phan Việt
hiện diện một cách đầy đủ là vì toàn bộ những sáng tác của cô đều chỉ xuất
bản và giới thiệu với công chúng tại Việt Nam, giống như nhà văn Thuận.
Văn học hải ngoại, bản thân cũng chia thành nhiều hướng khác nhau; tuy
nhiên với tư cách là độc giả Việt, vì thế chúng tôi chỉ xem xét trên cơ sở
những gương mặt đã xuất hiện tác phẩm tại Việt Nam, có sự gắn bó chặt chẽ
với dòng chảy của văn học trong nước, có tác động không những với cộng
đồng nơi nhà văn sống và viết mà còn có tác động đến với đông đảo bạn đọc
trong nước. Việc lựa chọn những sáng tác của các nhà văn hải ngoại có các
tác phẩm xuất bản ở Việt Nam, trong đó chúng tôi chú ý đến sáng tác của nhà
văn Phan Việt là bởi hai lý do: Lý do thứ nhất là bởi nhà văn Phan Việt cũng
có sáng tác tương đối đều và liên tục, và hầu hết sách của cô đều được xuất
bản ở Việt Nam. Lý do thứ hai đó là việc được xuất bản sách tại Việt Nam đã
chứng tỏ được sự hội nhập về tư tưởng của nhà văn Phan Việt, sự liền mạch
và hòa nhập của cô với các nhà văn trong nước. Đặc biệt, thông qua việc xuất
bản nhiều và liên tục với năm cuốn sách: Phù phiếm truyện, Tiếng người,
Nước Mỹ Nước Mỹ, Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ, đã khẳng định sự lành
mạnh về tư tưởng của các tác phẩm, về những quan niệm thẩm mĩ trong sáng
tác của nhà văn Phan Việt. Hơn thế, Phan Việt còn tham gia nhiều hoạt động
văn chương như cùng giáo sư toán học Ngô Bảo Châu xây dựng tủ sách Cánh
3


cửa mở rộng với động thái giới thiệu những tác phẩm văn học nước ngoài đến

với bạn đọc trong nước, và tham gia các hoạt động xã hội ở Việt Nam tương
đối sôi nổi.
1.3 Khi tiếp cận với những sáng tác không chỉ truyện ngắn, tiểu
thuyết… của nhà văn Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất, mặc dù sống,
làm việc và viết văn ở hải ngoại nhưng nhà văn Phan Việt dường như luôn
đau đáu một nỗi niềm người Việt từ cách hành văn cho đến hệ thống các hình
tượng, chủ đề, đề tài…đều không hề xa lạ. Chính nhà văn đã có lần tâm sự
rằng:“Tôi muốn quay trở về Việt Nam vì thật sự là với người viết như tôi, khi
nói về một Mary hay David nào đấy, tôi không cảm thấy có cái rứt ruột như
khi tôi nói về một người Việt Nam”[46]. Thứ hai, khảo sát một số tác phẩm
của nhà văn này, đặc biệt là hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu
chúng tôi nhận thấy, mặc dù trong sáng tác của nhà văn có nhiều hướng quan
tâm đến vấn đề con người như thân phận xa quê hương, sự hội nhập về văn
hóa, chuyện du lịch, ăn uống…nhưng ám ảnh hơn cả đó là chủ đề về nỗi cô
đơn của con người đương đại trong xã hội. Nhân vật cô đơn trong tác phẩm
của Phan Việt chứa đựng trong đó những chiều sâu ý nghĩa tư tưởng, và quan
niệm của nhà văn về con người về cuộc đời. Tìm hiều về cái cô đơn trong một
số sáng tác của nhà văn cũng Phan Việt chính là cách để người đọc thấu hiểu
hơn một phần đời sống, thân phận của những tha nhân trên đất khách quê
người. Nỗi cô đơn của con người - vấn đề được văn học quan tâm từ lâu với
tư cách là một chủ đề lớn, cùng với đó là thân phận của con người đất Việt xa
xứ - một vấn đề mang tính “thời sự” đã được nhà văn Phan Việt thể hiện một
cách gần gũi, chân thật chứa đựng những giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc.
Thứ ba, đọc và khảo sát hai tiểu thuyết mới Tiếng người và Một mình ở châu
Âu của nhà văn Phan Việt chúng tôi nhận thấy sự cách tân mới mẻ trong đó
với lối viết lạ trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, lựa chọn khai
thác mẫu nhân vật mới (nhân vật trí thức, trẻ, du học, tài năng, có học thức
thành đạt với địa vị cao trong xã hội - là những mẫu nhân vật còn ít được khai
4



thác); đến cốt truyện, cấu trúc văn bản kiểu lỏng lẻo, phân mảnh, lắp ghép cho
đến không thời gian nghệ thuật với kỹ thuật của dòng ý thức mới, ngôn ngữ
chắc gọn, mà vẫn giàu sức gợi, tả…Như thế, tiếp cận tác phẩm của nhà văn
Phan Việt chính là cách tiếp cận gần hơn với sự vận động, phát triển và đổi
mới của thể loại tiểu thuyết. Đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam đương đại và
chỉ ra những đóng góp mới vào công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam
đương đại của những nhà văn di dân hải ngoại.
Từ tất cả những phân tích trên chúng tôi nhận thấy, việc thực hiện đề
tài luận văn Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt
qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu là một đề tài hay, hấp
dẫn và cần thiết, là bước khởi đầu cho quá trình chiếm lĩnh những kinh
nghiệm nghệ thuật mới của dòng văn học Việt Nam ở hải ngoại. Qua đó,
khẳng định Phan Việt là một nhà văn trẻ, tài năng, một “đài khí tượng” có
“khả năng tiên báo về một chiều kích mới của văn học” (theo cách nói của
nhà phê bình văn học Huỳnh Như Phương), đồng thời ghi nhận những đóng
góp, những nỗ lực cách tân trong sáng tác của Phan Việt trên con đường hợp
lưu với văn học trong nước và hội nhập với văn học thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Phan Việt là cái tên không còn xa lạ với bạn đọc trong nước, mới chỉ
xuất hiện trên diễn đàn văn học từ năm 2005 đến nay nhưng những tác phẩm
của cô đã thu hút được một lượng lớn độc giả ở các lứa tuổi khác nhau. Minh
chứng cho điều này chúng ta có thể thấy, hầu hết các buổi tọa đàm ra mắt hay
giới thiệu sách của cô tại trung tâm văn hóa Pháp - Việt đều chật cứng độc giả
gần xa đến tham dự.
Song, theo khảo sát của chúng tôi những tư liệu, những bài viết, bài
nghiên cứu về nhà văn Phan Việt cùng văn chương của cô chưa thật dày dặn,
mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên
các trang web, những cuộc phỏng vấn, trao đổi giữa các nhà báo với nhà văn
Phan Việt. Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, trao đổi trên email, Phan Việt

5


đã trực tiếp phát biểu những vấn đề liên quan tới tác phẩm, quan niệm về
nghệ thuật, quan niệm về nghề viết. Trước hết, phải kể tới những lời giới
thiệu, lời bình ngắn về tác phẩm của Phan Việt của các tác giả, các nhà nghiên
cứu phê bình. Trong lời bạt cuối cuốn Phù phiếm truyện nhà lí luận phê bình
Huỳnh Như Phương đã đưa ra dự báo về Phan Việt như sau:"Nếu tác giả
quyết tâm lựa chọn và theo đuổi con đường văn chương thì đây sẽ là một
trong những nhà văn trẻ tiên báo cho một chiều kích mới của văn học Việt
Nam hiện đại [2;tr4]. Ở một ý kiến đánh giá khác, tác giả Dương Bình
Nguyên trong bài viết "Nhà văn Phan Việt - kẻ đi tìm tiếng người" trên báo
An ninh thế giới, số ra ngày 07/04/2008 đã có những đánh giá trong kỹ thuật
viết của nhà văn Phan Việt, về giọng điệu, về cách tư duy, về thái độ của nhà
văn khi nhìn nhận và phản ánh hiện thực, ông nói :"Phan Việt, từ buổi đầu
của Phù phiếm truyện....đã là một giọng văn lạ. Ở chị không có cái làm dáng
cố tình, cũng không có những đoạn văn trữ tình óng mượt. Chính xác, mạch
lac, như khoa học nhưng không khô khan. Cuốn hút trong những câu chuyện
của Phan Việt là một lối tư duy tường minh, nhìn nhận cuộc sống bằng thái
độ nghiêm túc nhưng ko lên gân, không nghiệt ngã. Không có sự bi lụy trong
văn chương phan Việt". Tác giả Thủy Lê trong bài viết "nhà văn phan Việt,
bất hạnh không nghiễm nhiên là tài sản" đã có những đánh giá mang tính khái
quát về khả năng và tần xuất sáng tác văn chương của Phan Việt, đồng thời
khẳng định về ý thức trách nhiệm cầm bút của nhà văn, tác giả khẳng
định:"Dù công việc chuyên môn hoàn toàn nằm ngoài văn chương nhưng chị
đã cầm bút không ngừng nghỉ và có thể nói là một trong những tác giả nữ
đáng đọc nhất hiện nay của văn học Việt nam đương đại về kỹ năng viết, sự
trải nghiệm, tìm tòi, ý thức làm nghề chuyên nghiệp". Có thể nói, trong giai
đoạn đổi mới và hội nhập của văn học Việt Nam đương đại, Phan Việt nổi lên
như một "đài khí tượng", một cây bút có cá tính, trong cả tác phẩm và trong

cả những lập ngôn táo bạo gây ra nhiều dư luận xung quanh tựa đề - bất hạnh
là một tài sản được nhà văn đặt làm tiêu để cho bộ 3 cuốn sách: "Một mình ở
6


châu Âu, Xuyên Mỹ và Về nhà" trong đó 2 cuốn đã cho ra mắt bạn đọc trong
nước.
2.2. Nhận định về các sáng tác của Phan Việt qua khảo sát, tìm hiểu,
chúng tôi nhận thấy. Có một số lượng các bài viết về nhà văn Phan Việt trên
các trang web mà đa phần là những ý kiến, đánh giá bình phẩm đó đều dưới
góc độ cá nhân và tập trung vào một vài khía cạnh nghệ thuật trong tiểu
thuyết của cô. Trong đó, Nguyễn Đông Thức là nhà văn tiếp cận gần nhất với
Phan Việt, từng nhiều lầm đọc bản thảo tác phẩm Tiếng Người của nhà văn
Phan Việt. Từ góc độ của một nhà văn đi trước giàu kinh nghiệm ông đã có
những phát hiện sâu sắc trong kỹ thuật viết tiểu thuyết của Phan Việt, cách kết
cấu, cách tiếp cận và lựa chọn đề tài. Ông cho rằng, Phan Việt có phần mạo
hiểm khi tiếp cận những đề tài còn khá mới mẻ, kén độc giả và có phần gai
góc với một cây bút còn quá trẻ:“Truyện viết về một gia đình trẻ thành đạt,
hai vợ chồng cùng đi học nước ngoài về. Một tầng lớp thượng lưu, trí thức,
với lối sống, lối nghĩ hiện đại, cùng cá tính rất riêng của từng nhân vật. Họ
sống với nhau như thế nào; nghĩ và đối xử với công việc, và gia đình, xã hội
ra sao; xử lý những bí mật riêng của mỗi người theo kiểu gì …là chuyện riêng
của mỗi người (trong truyện này là rất riêng, vì mẫu người như Duy, như M,
như Hoàng…hình như chưa được các cây bút trẻ khác đụng tới” [3;tr282].
Bên cạnh đó phải kể đến bài viết "Sa xuống và treo lưng chừng"[45]
của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đã ông đã có những phân tích chuyên sâu
đối với tác phẩm Tiếng người của nhà văn Phan Việt. Đánh giá khái quát về
mặt nội dung của tác phẩm ông khẳng định, tác giả Phan Việt đã chạm đến
biên độ "mặc cảm tôi" [45] (mặc cảm bản ngã) thời tráng niên trong tâm lý
học hiện đại...dẫn dắt con ngươi đến những tương quan mẫu tượng, chiêm

mộng về thế giới tha nhân chung quanh, những va chạm, bùng nổ đưa đến
các cơn chấn động, khủng hoảng nội tâm”. Cũng trong bài viết này, tác giả
Nguyễn Vĩnh Nguyên còn làm nổi lên những điểm khác lạ những nỗ lực tìm
tòi, đổi mới về kỹ thuật viết trong tác phẩm Tiếng Người của nhà văn Phan
7


Việt và chỉ ra một cách cô đọng nhưng sâu sắc rằng:"Cuốn sách hiện đại về
cấu trúc, ngôn ngữ, nhiều lớp lang không gian, đan xen, và nhiều tính nhạc,
phác họa tâm cảnh sâu sắc, chiều rộng, khung cảnh, thế giới mới đi song
song với chiều sâu cắn rứt, bất an" [45]. Ngoài ra còn nhiều bài viết, mỗi bài
viết lại đem đến một cái nhìn riêng về sáng tác của Phan Việt. Tác giả với bút
danh T.N trên báo Văn nghệ quân đội số ra ngày, 13/03/2013 với bài viết
Châu Âu dưới con mắt Phan Việt, tác giả đã chỉ ra nét mới, sự trưởng thành
trong ngòi bút của nhà văn Phan Việt so với những tác phẩm trước, bài viết có
đoạn: "So với những tác phẩm trước đó của Phan Việt, ngòi bút chị trong Một
mình ở châu Âu dù vẫn tỉnh và lạnh, vẫn nhiều triết lý, nhưng có phần đằm
thắm hơn, da diết hơn" [34] điều này chứng tỏ Phan Việt không chỉ là một
nhà văn chịu khó tìm tòi, sáng tạo, cùng ý thức hoàn thiện bản thân mà cô còn
luôn ý thức làm nghề chuyên nghiệp. Có thể nói, hầu hết những bài viết trên
đây mới dừng lại ở mức độ đánh giá chung chung, đơn thuần về kỹ thuật viết
của nhà văn Phan Việt. Mỗi bài viết đều ghi nhận một cái nhìn có tính chất
khám phá, với những kiến giải khơi gợi, sắc sảo, tinh tế, do đó đây chính là
nguồn tư liệu quý báu cho người viết tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn về
tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt.
Là một nhà văn còn tương đối mới, chưa được biết đến một cách rộng
rãi, các sáng tác của cô đều là sách mới xuất bản một vài năm trở lại đây, do
vậy, không phải ai cũng biết đến và tiếp cận được với văn chương của Phan
Việt. Vì thế, từ các công trình nghiên cứu, các bài báo cáo khoa học, cho đến
những đề tài khoa học nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết của nhà văn Phan

Việt, các bài báo cáo khoa học, luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiêp...của
sinh viên, học viên các trường như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Viện văn học, Trường viết văn Nguyễn Du, Trường Đai học Sư phạm Hà Nội
... là hầu như chưa có nhiều. Có thể nói, luận văn của chúng tôi là đề tài
nghiên cứu đầu tiên, đặt nền móng cho những ai quan tâm, yêu thích và muốn
khám phá sâu hơn văn chương của Phan Việt.
8


2.3 Riêng về đề tài nỗi cô đơn của con người trong văn chương Phan
Việt, chúng tôi nhận thấy cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên
biệt và mang tính hệ thống. Đa phần các ý kiến mới xoay xung quanh vấn đề
kỹ thuật viết của tác giả chứ chưa đề cập đến vấn đề cô đơn của con người với
tư cách một sáng tác đặc trưng, nổi bật trong tiểu thuyết của nhà văn Phan
Việt. Mặc dù, cũng có một vài ý kiến với những nhận định sơ bộ về sự cô đơn
của con người trong tác phẩm của Phan Việt. Trong đó có thể nêu ra ý kiến
đánh giá duy nhất và cũng là hiếm hoi của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên về
vấn đề cô đơn trong văn chương Phan Việt. Trong khi nghiên cứu về tiểu
thuyết Tiếng người của nhà văn Phan Việt Nguyễn Vĩnh Nguyên đã nhận xét
như sau: Phan Việt "Viết về sự cô đơn và bất an trong đời sống của tri thức
trẻ trung lưu ở Việt Nam đương đại ... đầy cuốn hút" [45]. Trong đó, tác giả
còn nêu ra một dự cảm tương đối chính xác đó là: "con người cô đơn, bất an,
khủng hoảng là một trong những kiểu nhân vật chủ đạo trong cuốn tiểu thuyết
này" [45].
Như vậy, qua khảo sát các tư liệu, bài viết, các công trình nghiên cứu
về Phan Việt, chúng tôi thấy rằng văn chương Phan Việt còn quá nhiều điều
hấp dẫn cần được khám phá, đặc biệt là chủ đề về nỗi cô đơn của con người
đương đại trong văn chương của cô. Đây thực sự là một đề tài mới, vẫn là một
mảnh đất màu mỡ để người viết thỏa sức khám phá và tìm hiểu. Trên cơ sở
tiếp thu, kế thừa một số những nghiên cứu mang tính chất sơ khai của những

người đi trước, luận văn hi vọng hướng tới một cái nhìn toàn vẹn, hệ thống,
khách quan về một phương diện đóng góp của nhà văn Phan Việt vào tiến
trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết của
dòng văn hoc hải ngoại Việt Nam nói riêng.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề cô đơn của con người, chỉ
ra nỗi cô đơn của con người trong tiểu thuyết của nhà văn Phan Việt. Từ quan
9


niệm về con người, các dạng thức, biểu hiện cô đơn của con người đến những
phương thức biểu hiện nỗi cô đơn của con người đương đại. Đặc biệt nhấn
mạnh vào cảm thức cô đơn của con người và nghệ thuật biểu đạt nỗi cô đơn
trong văn chương Phan Việt.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu hai tác phẩm chính là Tiếng người và
Một mình ở châu Âu của nhà văn Pham Việt. Được xuất bản bằng Tiếng Việt
và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
- Ngoài ra, người viết sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với một số những
tác phẩm có cùng chủ đề, và các nhà văn cùng bộ phận văn học di dân hải
ngoại để làm sáng tỏ đóng góp của nhà văn Phan Việt.
*Mục đích nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu về nỗi cô đơn của con người đương đại trong
văn chương Phan Việt, chúng tôi nhận thấy: chủ đề về nỗi cô đơn trong dòng
văn học Việt Nam không mới và không phải đến Phan Việt mới được đề cập,
đây là một vấn đề cũ, nhưng chúng tôi đã chọn phương pháp “bình cũ mà
rượu mới”. Người viết đã chọn cho bài viết một đối tượng hoàn toàn mới đó
là chủ đề về nỗi cô đơn trong tiểu thuyết của nhà văn thuộc dòng văn học di
dân hải ngoại, bước đầu tiếp cận dòng văn học di dân hải ngoại như một

mạch nguồn chung của văn học Việt Nam đương đại.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Tác phẩm
1. Phan Việt, Một mình ở Châu Âu, Nxb Trẻ, 2013.
2. Phan Việt, Phù Phiếm truyện,Nxb Trẻ, 2005.
3. Phan Việt, Tiếng người, Nxb Trẻ, H, 2008.
B Sách giáo trình
4. Bùi Việt Thắng, Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, 2000.
5. Bùi Việt Thắng, Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nxb Quân đội Nhân dân,
2005.
6. Đào Duy Hiệp, Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội, 2007.
7. Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb
Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2001.
8. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, 2000.
9. E.N.Pospelov, Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, H, 2002.
10.Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2008.
11.Henri BeNac, (Nguyễn Thế Công dịch), Dẫn giải ý tưởng văn chương,
Nxb Giáo Dục, H, 2005.
12.Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 1988.
13.Hoàng Phê, Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2009.
14.IU.M. Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật ( Trần Ngọc Vương, Trĩnh Bá
Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.
15.M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà Văn, 2003.
16. Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2003.
17.Nguyễn Hưng Quốc, Hai mươi năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 –

1995, Nxb Đại Nam, Canifornia,1995.
18.Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu Văn học, Nxb Khoa học
Xã hội, 2004.
19.Nhiều tác giả, Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, 2002.
11


20.Nhiều tác giả, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 2003.
21.Nhiều tác giả, Từ điển văn học(bộ mới), Nxb Thế giới, H, 2004.
22.Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.
23. Phong Lê, Văn học Trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia, H, 1997.
24.Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết thi pháp hiện đại - Những tìm tòi đổi mới,
Nxb Khoa học Xã hội, H, 2002.
25. Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức, 2010.
C Tƣ liệu bài viết
26.Anh Vân, Phan Việt - sự bất định của văn chương hấp dẫn tôi,
/>27.Cấn Vân Khánh: Người viết nào cũng có những "nguy
cơ", .
28.Dư Thị Ngọc, Khóa Luận tốt nghiệp, Nhân vật trong cô đơn trên mạng
của J.L.Wisniewski, Khoa Văn học, Trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội.
29.Dương Bình Nguyên, Nhà văn Phan Việt – kẻ đi tìm tiếng người,
/>30.Hoàn Thị Hiền Lê, Khóa luận tốt nghiệp, Kiểu nhân vật cô đơn trong một
số tiểu thuyết của Banana Yoshimoto và Haruki Murakami, Khoa Văn học
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nôi.
31.Kiều Trinh, Bất hạnh là một tài sản, />32.Lê Minh Huệ, Bài tiểu luận, Hình tượng con người cô đơn trong tiểu
thuyết “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài, Khoa Văn học, Trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nôị.
33.Lê Thanh Hương, Nỗi cô đơn trong Thế giới loài người, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, Số 1, 2002.

34.Linh Hanyi, Nhà văn Phan Việt phải sống như mình muốn,
/>12


35.Mộc Miên, Ba nữ nhà văn trẻ đa tài trên văn đàn Việt Nam, Báo
VnExpress - Thứ ba, 3/6/2014.
36.Nam Phương, Hành trình nội tâm da diết trong Một Mình ở Châu Âu.
/>37.Nguyên ngọc, Đổi mới trước hết là sự tỉnh táo, Tạp chí Văn nghệ, Hà Nội,
số 3 & 4, ngày 17-1-1987.
38.Nguyên Ngọc: Văn xuôi Việt Nam hôm nay…, Lao động Chủ nhật,
18.3.1990.
39.Nguyễn Minh Châu, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa, Báo Văn Nghệ, số 49 – 50, 1987.
40.Nguyễn Minh Châu: Vài suy nghĩ về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, số 391983, tr.2.
41.Nguyễn Thanh Huyền, Báo cáo khoa học, Hình tượng con người cô đơn
trong “Trăm năm cô đơn của Macket”, 2003.
42.Nguyễn Thị Bình, Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – Một cái nhìn khái
quát, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoc, số 2, 2007.
43.Nguyễn Thị Bình, Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam gần
đây, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, 2005.
44.Nguyễn Thị Từ Huy, Cô đơn của Viết (Một khía cạnh trong suy tư của
Margaret Duras về nghiệp văn chương) .
45.Nguyễn Vĩnh Nguyên, Sa xuống và treo lưng trừng, Báo SGTT, số ra thứ
bảy, ngày 23/02/2008.
46.Nhà Văn Phan Việt Muốn tác phẩm tử tế phải quyết liệt lựa chọn,
/>47.Nhà văn Phan Việt Sợ thì cũng phải làm, />48.Nhà văn Thuận: Chân lý của tiểu thuyết là sự hoài
nghi”, .
49.Nhà văn trẻ Phan Việt Từ Mỹ tôi nhìn về Hà Nội, />
13



50.Nhiều tác giả: Các nhà văn bàn về tiểu thuyết, Văn nghệ Quân đội, số 32001, tr.105.
51.Phan Việt, Tiếng người – Phan Việt tự giới thiệu .
52.Song Phạm, Nhà văn Phan Việt: “Sex dễ dãi trong văn chương là lăng mạ
người đọc”, Thứ 2/ 19/11/ 2007.
53. Tạ Duy Anh, Tiểu thuyết – cái nhìn cuối thế kỉ, Báo Văn hóa, số 496
54.T.N, Châu âu dưới con mắt Phan Việt, />55.Trần Thị Mai Nhân, Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1986-2000, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 7/2007.
56.Trịnh Đặng Nguyên Hương, Cảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận,
Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8, 2009.

14



×