Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.22 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGÔ THỊ QUÝ

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGÔ THỊ QUÝ

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN


HÀ NỘI - 2014


Lời cảm ơn!
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Triết học - Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã
tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh
Huyền – người đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hướng dẫn và động viên để
em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài

Ngô Thị Quý


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Thị Quý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

Chương 1 ............................................................. Error! Bookmark not defined.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY..................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao ...............................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm "nguồn nhân lực chất lượng cao".Error!

Bookmark

not

defined.
1.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.Error!

Bookmark

not

defined.
1.2. Khái quát quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam và vai trò của đào tạo
NNLCLC trong quá trình hội nhập quốc tế........Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái quát quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay ........... Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội
nhập quốc tế ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2 ............................................................. Error! Bookmark not defined.
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY-THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP................................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Khái quát thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối
cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay ........Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thành tựu: ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hạn chế. .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo NNLCLC: ........... Error!
Bookmark not defined.


2.2. Những yêu cầu đặt ra của hội nhập quốc tế đối với đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: .............Error! Bookmark not defined.
2.3. Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện
nay. .............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Việt Nam hiện nay. ................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nayError! Bookmark
not defined.
KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế là một tất yếu của thế giới, vì vậy cũng là con
đường phát triển đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế
tri thức trong xu thế toàn cầu hóa thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao (NNLCLC) ngày càng thể hiện vai trò quyết định đối với
sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Nếu văn hóa như tấm căn cước

của một dân tộc để đi vào đời sống văn minh thì phát triển giáo dục – đào tạo,
đặc biệt là đào tạo NNLCLC lại là lối đi cho ta hình dung diện mạo một xã
hội, biết nó ở thế mạnh hay yếu, lực nhiều hay ít, đang có sức sống, sức bật
vươn lên hay đang suy yếu, suy kiệt,…
Ngày nay, thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển kinh tế tri thức, thì
vai trò của lao động trí tuệ của con người thể hiện ngày càng rõ nét, đúng như
dự báo của Mác và Ăngghen: Khoa học do lao động trí tuệ của con người
sáng tạo ra sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học đang
thấm sâu vào mọi yếu tố của quá trình sản xuất và trở thành một nhân tố có ý
nghĩa quyết định sự phát triển. NNLCLC sẽ là lợi thế, là vũ khí hiệu quả nhất
để mỗi quốc gia đạt được thành công một cách bền vững. Trong quá trình hội
nhập quốc tế, khi sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực đặc biệt
là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn, thì lợi thế cạnh
tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có NNLCLC phát triển. Do đó, có thể khẳng
định NNLCLC là yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu của nguồn nhân lực,
vì vậy cần coi trọng và phát huy tiềm năng của NNLCLC qua đào tạo.
Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam đã
trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực
châu Á. Việt Nam lại là một nước nhỏ, nguồn tài nguyên tự nhiên không
nhiều nên nguồn nhân lực càng có tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng nguồn
nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải ở ưu thế về số lượng mà là
1


ở chất lượng. Khi nguồn nhân lực có quy mô lớn nhưng chất lượng và năng
suất lao động thấp thì lại trở thành nhân tố hạn chế sự phát triển. Thực tiễn
đào tạo ở nước ta cho thấy, NNLCLC không đáp ứng đủ được cả về số lượng
và chất lượng. Hàng năm chúng ta phải thuê một số lượng lớn chuyên gia từ
nước ngoài. Chất lượng đào tạo yếu kém dẫn đến nguy cơ mất sức cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu, là rào cản, là thách thức lớn đối với nền kinh tế đang

trong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với tiến trình mở cửa hội nhập quốc
tế, nhu cầu cấp thiết về lực lượng lao động có kỹ năng ngày càng cao, trong
khi hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được.
Để đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về nhân lực trong tiến trình hội
nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của lực lượng lao động trên thị
trường lao động khu vực và quốc tế, nhà nước cần đề ra một chiến lược mang
tính cấp bách, lâu dài về đào tạo và phát triển NNLCLC. Đào tạo NNLCLC
là phát huy nguồn lực nội sinh, phát huy yếu tố trí tuệ con người Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Vai trò quyết định
của NNLCLC chỉ trở thành hiện thực khi người lao động được đào tạo để có
năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình
hội nhập quốc tế đặt ra hiện nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng Cộng sản Việt Nam để khẳng định sự hiện diện của một bộ phận
nhân lực đầu tàu trong quá trình phát triển của đất nước: “Thông qua việc đổi
mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển NNLCLC, chấn hưng nền giáo
dục Việt Nam” [20, tr. 34]. Đến Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ XI Đảng
ta lại khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền
vững đất nước” [21, tr. 41].
Nghiên cứu về thực trạng đào tạo NNLCLC, từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả đào tạo là một yêu cầu cấp thiết ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên đây, tôi chọn đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực chất

2


lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề NNLCLC

Ở Việt Nam, NNLCLC mới thật sự được chú ý trong những năm gần
đây trước sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ, và xu hướng phát
triển nền kinh tế tri thức. Liên quan đến vấn đề này phải kể đến các công
trình nghiên cứu khoa học cơ bản sau:
Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006) đã chủ trì
triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề, Nguồn nhân lực
chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường.
Các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về NNLCLC và tìm hiểu những
yếu tố tác động đến NNLCLC. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một
số nhóm NNLCLC của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để
phát triển NNLCLC của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn
nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong luận án, tác giả đã làm rõ khái niệm NNLCLC, phân tích mối quan hệ
giữa NNLCLC với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên
cơ sở đánh giá thực trạng NNLCLC và những vấn đề đặt ra trong việc phát
triển NNLCLC, tác giả đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp
chủ yếu góp phần phát triển NNLCLC ở Việt Nam.
Tiếp theo là các bài viết: "Tìm hiểu khái niệm “nguồn nhân lực chất
lượng cao” trong văn kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam", trong
Kỷ yếu hội thảo khoa học : Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Trung tâm Đào tạo – Bồi
dưỡng giảng viên Lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội và bài "Các
tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam", đăng trên Tạp
3


chí Lý luận chính trị, 2008, số 8, của Lê Thị Hồng Điệp. Trong các bài viết
trên, tác giả đã đề cập đến khái niệm NNLCLC nêu ra trong văn kiện Đại hội

X của Đảng, đưa ra các cách định nghĩa khác nhau về NNLCLC và các tiêu
chí xác định riêng về nguồn nhân lực này.
Trong bài: “Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trước
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", của Nguyễn Ngọc Tú, Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, số 4, 2008, đã phần nào nói lên thực trạng NNLCLC cũng như
công tác đào tạo NNLCLC trong bối cảnh hội nhập hiện nay...
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đào tạo
NNLCLC ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Trước hết là, Chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà nước KX 07, đề tài KX -07-1, PGS.TS Nguyễn Trọng Bảo chủ biên (1996), Gia đình,
nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng và đãi ngộ người tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách giúp chúng ta
tìm hiểu vấn đề “bồi dưỡng nhân tài” - một bộ phận của NNLCLC, mà Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm rõ
vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phát hiện, tuyển chọn,
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, trên cơ sở đó, đã đưa ra một
số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này.
TS. Đỗ Minh Cương, PGS.TS Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển
nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách đã đề cập đến một số nội dung về giáo dục đại học Việt Nam,
đồng thời đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển nguồn nhân
lực giáo dục đại học, bộ phận nhân lực có trình độ cao trong nguồn nhân lực
nước ta, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
TS. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra vai trò
quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời
làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ
4


Việt Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết phải chăm lo phát triển và phát huy

cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, bộ phận quan trọng nhất của
NNLCLC trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tác giả đưa ra các quan
điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực này
của đất nước.
TS. Nguyễn Hữu Dũng có công trình: Sử dụng hiệu quả nguồn lực con
người ở Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2003. Cuốn sách đã trình
bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển,
phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm
đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản
và Trung Quốc về vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển,
phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát
triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010.
Trần Văn Tùng với công trình: Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn
nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005. Nội dung cuốn sách trình bày
những kinh nghiệm trong phát hiện,đào tạo và sử dụng tài năng khoa học –
công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của một số nước tiêu biểu trên thế
giới và khu vực. Từ đó tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các
chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Công trình
nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nước ta trong việc
phát hiện, đào tạo, sử dụng tài năng khoa học – công nghệ phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước.
Tiếp theo là cuốn: Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam “Đổi mới
giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” = International forum on Vietnam
education “Higher education reform and international intergration” của các
tác giả Nguyễn Minh Hiển, Trần Quốc Toản, Tạ Ngọc Châu (2005), Nxb
Giáo dục Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp những bài phát biểu, báo cáo nghiên
cứu khoa học của các tác giả cung cấp các thông tin đa dạng – phong phú,
5



những kinh nghiệm, ý tưởng, đề xuất có tính chất tư vấn cho việc đổi mới và
phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của Lê Thị Hồng Điệp với đề tài: Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Trung
tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội,
2005. Tác giả đã góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát
triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua những phân tích
nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng
này; Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển
NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức giai đoạn 2001 -2007 gắn với
những nội dung tiêu chí nêu trên. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải
pháp phát triển NNLCLC thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành
trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Trong cuốn Giáo dục Đại học: Một số thành tố của chất lượng, do
Nguyễn Phương Nga – Nguyễn Quý Thanh (cb) (2007), Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, ở phần 1, tác giả Trịnh Ngọc Thạch có bài viết: "Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục đại học". Trong đó,
tác giả đã cố gắng làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao trong điều kiện chuyển đổi mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ và kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra thực tiễn
đào tạo và phát triển NNLCLC thông qua kinh nghiệm của Đông Á và Hoa
Kỳ làm ví dụ điển hình để minh họa. Tuy nhiên việc áp dụng nghiên cứu vấn
đề này vào nước ta chưa được tác giả quan tâm làm rõ.
PGS. TS Phạm Hồng Tung (chủ biên) (2008), Lược khảo về kinh nghiệm
phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã đánh giá tương đối toàn diện, súc tích về
những mặt tốt và hạn chế của thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông
cha ta trong các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước cho đến giai đoạn cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tác giả cũng làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về

việc đào tạo thế hệ nhân tài góp phần xây dựng Đảng và đất nước. Trên cơ sở
6


đó, tác giả đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích, góp phần xây dựng
luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển, sử dụng, trọng
đãi, tôn vinh nhân tài ở nước ta hiện nay.
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước về
phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội
ngũ trí thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã phân tích chính
sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ với xây dựng đội
ngũ trí thức của từng nước, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
Trong công trình: Mô hình quản lý đào tạo NNLCLC trong giáo dục Đại
học Việt Nam (2012), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tác giả Trịnh Ngọc
Thạch đã nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm mô hình quản lí đào tạo
NNLCLC trong giáo dục đại học ở một số nước. Phân tích các mô hình quản
lí đào tạo NNLCLC trong một số trường đại học ở Việt Nam. Qua đó kiến
nghị mô hình quản lý đào tạo NNLCLC trong các trường đại học.
TS. Hoàng Anh chủ biên (2013),Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và
vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. Nội dung
cuốn sách trình bày nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục theo từng thời kỳ gắn với cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người cũng như đất nước và nêu bật tầm quan trọng của việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại
học hiện nay. Từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học
hiện nay như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo
đại học hiện nay.

Bên cạnh những cuốn sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu của các
nhà khoa học, các nhà quản lý trong nước, còn một số bài báo khoa học cũng
đề cập đến vấn đề này :

7


TS Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế", Tạp chí Lý luận chính trị, số 8, 2002. Trong bài viết của mình, tác giả đã
đưa ra quan niệm về NNLCLC, sơ lược về thực trạng NNLCLC ở nước ta
hiện nay, trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát
huy nguồn lực này ở nước ta trong thời kì đổi mới.
PGS.TS Phan Thanh Khôi (2008), "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào
chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị
tháng 3/2008. Qua bài viết của mình, tác giả đã làm rõ vai trò quan trọng của
đội ngũ trí thức trong việc xây dựng luận cứ khoa học, bổ sung, hoàn thiện hệ
thống pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời tác giả đã chỉ ra một
số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
- TS Phạm Công Nhất (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế", Tạp chí Cộng sản, số 786 (tháng 4
năm 2008). Tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay, về cả số lượng và chất lượng. Đặc biệt, điểm nhấn
mạnh trong bài viết của tác giả chính là chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
đang còn nhiều hạn chế, yếu kém, cho dù nước ta có nguồn nhân lực dồi dào.
Tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó, từ đó đề
xuất một số những giải pháp để có thể phát triển NNLCLC đủ mạnh đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tiếp theo là loạt bài viết “Hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực – Giải
pháp để hội nhập thành công” của tác giả Chu Trí Thắng trên Tạp chí Hoạt
động khoa học, Bộ Khoa học và công nghệ, số 12/2007; "Bàn về tiêu chí xếp
hạng các trường đại học từ thực tiễn Việt Nam" của PGS. TS Đào Duy Huân;
"Đổi mới phương pháp và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại
học" của PGS. TS Nguyễn Văn Trình, trên Tạp chí Phát triển và hội nhập, Số
8


tháng 4- 2010; "Liên kết giáo dục đào tạo quốc tế - Mô hình đào tạo năng
động và hiệu quả", Tô Thu Thủy, Nguyễn Hữu Trí, trong Tạp chí Phát triển
và hội nhập, số tháng 10-2010....Các bài viết trên đã chỉ rõ trong bối cảnh hội
nhập quốc tế đòi hỏi những yêu cầu ngày càng cao đối với NNLCLC, từ đó
các tác giả đã đưa ra các giải pháp khác nhau cho giáo dục đại học, nâng cao
chất lượng đào tạo NNLCLC.
Bài viết “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay:
Thực trạng và triển vọng” của GS. TS Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu
Hương, trong tạp chí Nghiên cứu con người, số 1(46), 2010. Các tác giả đã
đưa ra quan niệm về NNLCLC, thực trạng đào tạo NNLCLC ở Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra triển vọng phát triển NNLCLC
và một số khuyến nghị để phát triển nguồn lực này phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Các cuộc hội thảo đựơc tổ chức gần đây cũng đã bàn đến trực tiếp và
gián tiếp về vấn đề này như:
Hội thảo "Giáo dục Đại học - cơ hội và thách thức trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập", lần đầu tiên hội thảo thường niên của Ban liên lạc các
trường đại học, cao đẳng Việt Nam (VUN) tổ chức trong hai ngày 14-15/4/
2014 tại Đà Lạt có mặt các khách mời quốc tế là các giáo sư đến từ các
trường Đại học Chi Nan, Diwan và Chiayi (Đài Loan). Từ những vấn đề cụ
thể đặt ra trong hội thảo, các đại biểu của Đài Loan và 142 trường đại hoc,

cao đẳng Việt Nam đã có nhiều cơ hội để chia sẻ nhận thức về việc hội nhập
quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về việc phát triển giáo dục đại học và quản lý
nhà trường, đưa ra các phân tích nhận định công tác đào tạo NNLCLC trong
bối cảnh hội nhập từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo chất lượng, trao quyền
tự chủ cho các trường.
Hội thảo “Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học
Việt Nam” do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực và Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 8/6/2014. Nội dung được các
9


chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước thảo luận nhiều nhất tại hội thảo đó
là: đổi mới tài chính mới mong muốn giáo dục đại học Việt Nam hội nhập
quốc tế. Trên cơ sở phân tích các thụân lợi, khó khăn của giáo dục đại học
trong quá trình hội nhập, nguyên nhân được phân tích là từ chi phí đào tạo
thấp dẫn đến nhiều hệ lụy trong đào tạo toàn diện. Và các đại biểu đã nhấn
mạnh giải pháp đổi mới tài chính để nâng chất lượng giáo dục đại học.
Các tham luận, các ý kiến của các nhà nghiên cứu trong các cuộc hội
thảo trên ít nhiều đề cập đến những khía cạnh liên quan đến luận văn và là
nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các vấn đề khác nhau về
NNLCLC. Hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của NNLCLC
đối với nước ta hiện nay, nhưng khả năng đào tạo của nguồn nhân lực này
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế còn rất hạn chế cả về số
lượng và chất lượng. Cần phải xây dựng những chính sách để phát triển
nguồn nhân lực này một cách hợp lý trong thời gian tới.
Có thể nói đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề nguồn
nhân lực nói chung, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt
Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về NNLCLC và về đào tạo
NNLCLC ở nước ta còn chưa nhiều và chủ yếu mới chỉ dừng ở các bài viết,

nghiên cứu ở từng khía cạnh khác nhau. Luận văn trên cơ sở kế thừa các công
trình nghiên cứu đã có, tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề
đào tạo NNLCLC trong bối cảnh hội nhập thế giới ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
- Mục đích:
Luận văn làm rõ thực trạng đào tạo NNLCLC, từ đó đưa ra một số giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo NNLCLC trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ:

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Hoàng Anh (chủ biên) (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Xuân Bá – Lương Minh Anh (2007), “Mối quan hệ giữa đào tạo
và sử dụng lao động qua đào tạo ở nước ta”, Tạp chí Lao động và xã hội,
(303).
3. Trịnh Gia Ban (2005), “Phát triển nhân lực, đào tạo và trọng dụng
nhân tài”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 7).
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu Nghiên cứu Nghị quyết
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam
khóa XI (Dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục

đại học giai đoạn 2010-2012, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội tháng 7/2011
7. Bộ Ngoại giao (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy trong công việc, Nxb Lao động –
xã hội Hà Nội.
9. Hoàng Văn Châu (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
cho hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 38/2009.
10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), Để có nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo quốc
tế Hà Nội, tr. 185.
11. Đỗ Minh Cương, Phạm Thị Doan (2001), Phát triển nhân lực giáo
dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11


12. Đỗ Văn Dạo (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
nước ta hiện nay", Tuyên giáo (số 10), tr. 29-32.
13. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc
tế", Tạp chí lí luận, số 8.
14. Nguyễn Hữu Dũng (2003) Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở
Việt Nam, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội.
15. Phạm Tất Dong (chủ biên) (2005), Trí thức Việt Nam – thực tiễn và
triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Tất Dong (cb) (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức
Việt Nam trong Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính tri quốc gia, Hà
Nội.
17. Vương Huy Diệu (2010), Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế

giới, Nxb Nhân dân, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
22. Đỗ Đức Định (2010), “Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển
lấy con người làm trung tâm với nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực
chủ yếu”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 5).
23. Lê Thị Hồng Điệp (2008), “Các tiêu chí xác định nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 8).

12


24. Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Lê Thị Hồng Điệp (2008) Tìm hiểu khái niệm “nguồn nhân lực chất
lượng cao” trong văn kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam , Kỷ yếu
hội thảo khoa học : Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng
giảng viên Lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 68.
26. Trần Khánh Đức, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Giáo dục đại học và
Quản trị đại học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
27. Phạm Văn Đức (2000), “Một số suy nghĩ về vai trò của giáo dục và
đà tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Triết học, (số 6).

28. Trương Thu Hà (2005), "Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế", Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 4).
29. Phạm Minh Hạc (1999) Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của
thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Phạm Minh Hạc (2002) Nhân tố mới về giáo dục – đào tạo trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
31. Phạm Minh Hạc (2003), "Đi vào thế kỉ XXI phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí
Lao động – xã hội (số 215), tr. 148
32. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại
trong những năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới), Nxb Giáo dục.
33. Vũ Ngọc Hải (2004), “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt
Nam”, Tạp chí Giáo dục, (số 6).

13


34. Nolwen Henaff, Jean Yves Martin (2001), Lao động, việc làm và
nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới HN, tr 123.
35. Nguyễn Văn Hiệu (1997), "Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Tạp chí Chính sách xã hội, (số 1),
tr. 126.
36. Thẩm Vĩnh Hoa, Ngô Quốc Diệu (1996), Tôn trọng trí thức, tôn
trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia.
37. Nguyễn Đình Hòa (2001), “Mối quan hệ giữa giáo dục, đào tạo và
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học,( số 9), tháng 12.
38. Hoàng Ngọc Hòa (2003), "Đổi mới giáo dục – đào tạo nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực", Tạp chí Cộng sản,(số 35), tháng 12
39. Hội đồng Quốc gia Giáo dục Việt Nam (2005), Diễn đàn quốc tế về
giáo dục Việt Nam (Đổi mới Giáo dục Đại học và hội nhập quốc tế), Nxb
Giáo dục.
40. Nguyễn Mạnh Hùng (2013), "Xây dựng và triển khai mô hình Đại
học sáng tạo góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao qua thực tế
trường ĐH Nguyễn Tất Thành", Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt 4), tr.12-14
41. Nguyễn Quang Huỳnh (2003), Cơ sở kinh tế - xã hội và một số vấn
đề giáo dục đại học và chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
42. Đặng Hữu (2004), Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự
phát triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Đặng Hữu (2005), "Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay", Tạp chí Khoa học xã
hội Việt Nam, (số 5).
44. Nguyễn Đắc Hưng, Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam
hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Nguyễn Khắc Hưng, Phạm Xuân Dũng (2004), Nhân tài trong chiến
lược phát triển quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14


46. Phạm Thị Khanh (2007), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lao động và Xã hội, (số
325), tr 26 -28.
47. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2012), Nguồn lực trí tuệ Việt Nam,
Lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương (2010), “Đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng”,
Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1).

49. Phan Thanh Khôi (2008), "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ
trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị (số
tháng 3).
50. Bùi Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo
dục và đào tạo kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế
kỉ XXI – Chiến lược phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Lương Công Lý (2014),Giáo dục- đào tạo với việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học
viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
54. Lương Công Lý (2013), "Phát triển nhân lực khoa học chất lượng
cao – một nội dung “đột phá” quan trọng hiện nay", Tạp chí Giáo dục Lý
luận, (202), tr. 36-37,40.
55. Lương Công Lý (2013), "Vai trò của giáo dục – đào tạo trong việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lý
luận Chính trị và Truyền thông , (số tháng 9), tr. 30 – 32.
56. C. Mác, Ăng ghen (1993) Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội.

15


57. C. Mác, Ăng ghen (1995) Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội.
58. Vũ Thị Phương Mai (2007), “Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng
cao của Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, (số 303)
59. Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong
sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến

sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
61. Nguyễn Phương Nga – Nguyễn Quý Thanh (cb) (2007), Giáo dục
Đại học: Một số thành tố của chất lượng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
62. Phạm Thành Nghị và Vũ Hồng Ngân (2004), Quản lí nguồn nhân
lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
63. Lê Đại Nghĩa (2011), "Đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực", Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 17/5/2011.
64. Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan (cb) (2002), Toàn cầu hóa: Cơ
hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động xã hội.
65. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học – quan điểm và giải pháp,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
66. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr.
21-24.
67. Bùi Mạnh Nhị (2012), "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo Việt Nam", Tạp chí Thông tin Lý luận Chính trị, (49)(122), tr. 21.
68. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và
giải pháp, Nxb Tri thức, Hà Nội.
69. Nhiều tác giả (2011), Phát triển nguồn lực giáo dục Đại học Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16


70. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
71. Lê Du Phong (chủ biên) (2006), Nguồn lực và động lực phát triển
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb

Lý luận Chính trị, Hà Nội.
72. Nguyễn Ngọc Phú (2009), "Xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao", Tạp chí Khoa học giáo dục, (số 5), tr. 5-9
73. Quang Phương (2010), "Niềm tin và tự hào trí tuệ Việt Nam", Báo
Quân đội nhân dân, số ra ngày 14/4/2010, tr. 5.
74. Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (chủ biên)
(2009), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
75. Phạm Quang Sáng (2002), “Chính sách đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ Đại học của Việt Nam”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (5).
76. Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục Đại học Việt Nam. Thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Đường Vĩnh Sường (2012), "Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Cộng
sản, (833)
78. Trịnh Ngọc Thạch (2012), Mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao trong giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội.
79. Nguyễn Văn Thành (2009), "Phương hướng và giải pháp phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển", Tạp
chí Kinh tế và dự báo, số 2 (442), tr. 23-25
80. Chu Trí Thắng (2007), "Hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực –
Giải pháp để hội nhập thành công", Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa
học và công nghệ,(12)

17


81. Trần Thắng (2010), "Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kì châu
Á", Báo Nhân dân, ra ngày 30/10/2010, tr. 8.

82. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao độngxã hội.
83. Dương Văn Thịnh (2002), Vai trò của Triết học đối với sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Hữu Thọ 2012), "Phải chăng nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý là
quan trọng nhất", tạp chí Cộng sản (9) (839), tr 52-53.
85. Trần Quốc Toản (2012), Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
86. Phạm Hồng Tung (cb) (2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện,
đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
87. Nguyễn Ngọc Tú (2008), "Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực
chất lượng cao của Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp
chí Nghiên cứu Châu Âu, (4).
88. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc
độ hội nhập, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
89. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân
lực tài năng – kinh nghiệm của thế giới, (sách tham khảo), Nxb Thế giới.
90. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo
dục Việt Nam, Nxb Thế giới Hà Nội.
91. Đoàn Xuân Thủy (2013), "Những vấn đề đặt ra đối với đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á, số 5 (147), tr. 59-69.
92. Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia
TP.HCM (2011), Tài liệu Xếp hạng đại học, chất lượng giáo dục và hội nhập
quốc tế, Nxb ĐH Quốc gia TP. HCM.
18


93. Đặng Ứng Vận (2007), Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế

thị trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
94. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn
đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước
về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng
đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2004), Quản lý
nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
97. Tổng cục thống kê
/>98. Bộ Giáo dục và Đào tạo
/>
19


×