Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn thủ đô hà nội trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.75 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

DƢƠNG THỊ HUẾ

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

DƢƠNG THỊ HUẾ

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC
TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Phượng



Hà Nội - 2014


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chính trị Quốc Gia

CTQG

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Giáo dục đào tạo

GDĐT

Khoa học công nghệ

KHCN

Kinh tế xã hội

KT-XH


Nhà xuất bản

Nxb

Ủy ban nhân dân

UBND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Phượng. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung th ực và chưa từng
được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có
xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên

Dƣơng Thị Huế


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân
thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong

khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập và
nghiên cứu tại khoa, tại trường.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thị Phượng đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình và chu đáo trong quá trình em th ực
hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học Viên

Dƣơng Thị Huế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
NỘI DUNG .............................................................. Error! Bookmark not defined.
C h ƣ ơ n g 1 . PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRÊN ĐỊA
BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Quan niệm về trí thức và khái quát về đội ngũ trí thức trên địa bàn thủ đô
Hà Nội .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Hà Nội trong bối cảnh hội nhập và vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn
Thủ đô Hà Nội ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Quan niệm về phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và những nội dung cơ bản
trong phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ............. Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................ Error! Bookmark not defined.
C h ƣ ơ n g 2 . PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRÊN ĐỊA

BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thành tựu trong phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội trong bối cảnh hội nhập .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Hạn chế trong phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội trong bối cảnh hội nhập .................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát huy vai trò đội ngũ
trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập .... Error! Bookmark
not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................11
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực
lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ
bão của cách mạng KHCN hiện đại, các quốc gia, ở những cấp độ khác nhau, đang bước
vào thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Càng ngày giá trị của
tri thức, vai trò của đội ngũ trí thức càng được đề cao như là nguồn lực quan trọng đặc
biệt, phản ánh sức mạnh của mỗi một quốc gia trong cuộc chạy đua, cạnh tranh toàn cầu.
Vì vậy, mọi quốc gia đều ưu tiên cho chính sách phát triển nguồn lực trí tuệ, đội ngũ trí
thức nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Ở nước ta, không phải chỉ đến những năm đầu thế kỷ XX, vai trò của trí thức mới
được đề cao mà ngay từ thế kỷ XV ông cha ta đã coi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia,
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi

xuống thấp. Vì thế mà các vị thánh đế và minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng
nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trường nguyên khí là việc đầu tiên” [71]. Theo tinh thần đó,
hiếu học đã trở thành truyền thống của người Việt Nam. Chính truyền thống quý báu đó,
dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm, với bao thăng trầm, nhưng vẫn sản sinh rất nhiều bậc
anh hùng hào kiệt, các trí thức tài năng. Họ đã đóng góp công sức và trí tuệ không nhỏ
cho sự hưng thịnh của nước nhà.
Đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, tranh thủ những cơ hội lớn
trong bối cảnh hội nhập là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, nguồn lực tài chính còn eo hẹp,
việc phát huy vai trò nguồn lực con người, đặc biệt là vai trò của đội ngũ trí thức là
một yêu cầu tất yếu và cấp bách hiện nay.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, đồng
thời là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục và giao dịch quốc tế của
cả nước. Sau gần 30 năm đổi mới và hơn 10 năm thực hiện nghị quyết 15-NQ/TW
của Bộ Chính trị Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời
kỳ 2001 - 2010, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển

2


biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả
nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thủ đô Hà Nội đã vinh dự được
Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”, ba lần được tặng thưởng
Huân chương Sao vàng và được tổ chức UNESCO vinh danh là “thành phố vì hòa
bình”. Trong những thành quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ trí thức
trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị Về phương hướng, nhiệm vụ phát
triển thủ đô giai đoạn 2011-2020 đã xác định: “Trong 10 năm tới, trên cơ sở vận
dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
2011-2020 gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành

phố, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất và tinh thần của
Thủ đô và cả nước xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là
trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo
dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông
Hồng và cả nước; có kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững, đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, chính trị - xã hội ổn định,
quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường, hệ thống chính trị ngày
càng trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu để Hà Nội thực sự là địa phương đi đầu, về
đích sớm 1 - 2 năm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả
nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020; đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9]. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cao cả đó, đòi hỏi sự
nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Hà Nội, của cả nước, trong đó có vai trò
quan trọng của đội ngũ trí thức trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có số lượng đông đảo, chất
lượng cao và đa dạng về cơ cấu. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đội ngũ này
ngày một phát triển, là đại diện cho đỉnh cao trí tuệ của trí thức Việt Nam. Là một
bộ phận đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đội ngũ trí thức trên

3


địa bàn Thủ đô Hà Nội đã có những đóng góp to lớn cho Thủ đô Hà Nội nói riêng
và đất nước nói chung, như: cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình hình thành,
phát triển chủ trương đường lối phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới của bối cảnh hội nhập hiện
nay, tham gia phản biện, giám định xã hội về KHCN để giữ vững định hướng
XHCN trong bối cảnh hội nhập. Đặc biệt, đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội là lực lượng quan trọng nhất trong thực hiện chiến lược xây dựng Thủ đô - Văn

hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị…
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thế mạnh với những đóng góp tích cực vào
sự nghiệp phát triển của Thủ đô và đất nước, đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
còn có hạn chế, bộc lộ những bất cập trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Vì vậy, làm rõ thực trạng phát huy vai trò của
đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô, từ đó có những giải pháp thích hợp để tiếp tục phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô là một đòi hỏi cấp thiết mà thực tiễn
đang đặt ra, một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cần được luận giải
một cách nghiêm túc và khoa học. Để góp phần đáp ứng đòi hỏi đó, chúng tôi đã chọn
vấn đề “Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh
hội nhập” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam
và đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Có thể phân chia các công trình đó
theo nhóm các vấn đề sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam
- GS Phạm Tất Dong (chủ biên) (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí
thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách trình bày tổng
quát những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với đội ngũ trí thức… Phân tích
tương đối toàn diện cả về mặt lịch sử triển vọng và thực trạng hiện nay của đội ngũ
trí thức… Đề xuất những định hướng, chính sách về xây dựng đội ngũ trí thức Việt
Nam (từ năm 2000 đến năm 2010), về không ngừng nâng cao học vấn cho toàn dân,
nhất là việc trí thức hóa công nông theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4


- Nguyễn Văn Sơn (2001), Cơ cấu và chất lượng trí thức giáo dục đại học ở
nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ những nét cơ
bản về thực trạng cơ cấu và chất lượng đội ngũ trí thức giáo dục đại học, từ đó đề

xuất một số giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ này có cơ cấu hợp lý và chất
lượng cao để góp phần xây dựng nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay nói riêng cũng như công cuộc
xây dựng CNXH ở nước ta nói chung.
- Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam
trong công cuộc đổi mới, luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội. Trong luận án này, tác
giả đã làm rõ những đặc điểm của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, đi sâu
phân tích thực trạng đội ngũ này ở nước ta hiện nay và đề xuất phương hướng,
những giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu
số (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc) trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
- Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Trong công trình này, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích
một cách khá công phu về vị trí, vai trò và thực trạng nguồn lực trí tuệ của đất nước,
tác giả đã tập trung xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, cấp bách nhằm phát
huy có hiệu quả nguồn lực này trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Lê Quang Quý (2005), Xây dựng trí thức ngành kiến trúc trong công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ khoa học Triết học, Hà Nội. Trong luận
án này, tác giả đã trình bày những đặc điểm, vai trò, thực trạng và dự báo xu hướng
phát triển của đội ngũ trí thức ngành kiến trúc Việt Nam trong công cuộc đổi mới
đất nước, xác định yêu cầu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ
trí thức ngành kiến trúc Việt Nam trong những năm tới.
- Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất
nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Trong công trình này, khái niệm trí thức, nguồn gốc
hình thành, vị trí vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
được tác giả nghiên cứu khá kỹ. Tác giả cũng đã trình bày một số vấn đề bức xúc
đang đặt ra cho đội ngũ trí thức nước nhà và đề xuất một số phương hướng xây
dựng, phát triển đội ngũ trí thức.

5



- Ngô Thị Phượng (2007), Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt
Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã
phân tích rõ khái niệm trí thức khoa học xã hội và nhân văn và vai trò của họ đối
với sự phát triển của xã hội; phân tích những đặc điểm và xu hướng phát triển của
đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam; xác định những vấn đề đặt
ra đối với đội ngũ này dưới tác động của sự nghiệp đổi mới đất nước; đánh giá
những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân cũng như xác định mâu thuẫn nảy
sinh trong việc thực hiện vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn
Việt Nam trong những năm vừa qua; đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm
tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
hiện nay.
- PGS.TS Phan Thanh Khôi (2008), Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ
trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, tr. 17-20.
Trong bài viết này tác giả đã phân tích những đóng góp của đội ngũ trí thức vào
đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đồng thời đưa ra các giải pháp để
đội ngũ trí thức Việt Nam làm tốt hơn vai trò này.
- Võ Văn Thắng (2013), Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tạp chí Triết học, số 2, tr. 52-58. Tác giả đã bàn
về khái niệm trí thức trong bối cảnh hiện nay; thực trạng về đội ngũ trí thức và đưa
ra các giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức
Việt Nam.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
- TS Lưu Minh Trị (chủ biên) (1999), Phát huy nguồn lực chất xám phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, Nxb CTQG, Hà Nội. Công trình
đã nêu lên một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy nguồn lực chất xám, bài
học từ việc sử dụng trí thức và nhân tài trong lịch sử dân tộc, đánh giá chính sách
phát huy nguồn lực chất xám phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.
- Nguyễn Xuân Phương (2004), Vai trò của trí thức Thủ đô Hà Nội trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luận án tiến sỹ Triết học, Hà Nội.


6


Trên cơ sở trình bày nhiệm vụ CNH, HĐH của đất nước nói chung, Hà Nội nói
riêng, tác giả cho rằng: với tư cách là bộ phận quan trọng nhất của trí thức cả nước,
trí thức Thủ đô đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của Thủ đô
nói riêng và đất nước nói chung. Thông qua việc đánh giá thực trạng của trí thức
Thủ đô, tác giả đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của đội
ngũ này vào công cuộc CNH, HĐH đất nước hiện nay.
- Nguyễn Duy Tưởng - Chu Thanh Hải (2010), Hào khí Thăng Long - Hà
Nội thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Cuốn sách đã khái quát
lịch sử Thủ đô Hà Nội, tập hợp những sự kiện tiêu biểu nhất trong lịch sử đấu tranh
cách mạng, chống ngoại xâm của Hà Nội từ ngày có Đảng lãnh đạo, từ đó khẳng
định Hà Nội là Thủ đô của phẩm giá con người, Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài nguyên khí của dân tộc.
- GS Trần Quốc Vượng (2010), Danh Nhân Hà Nội, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội. Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa cũng là vùng đất địa
linh nhân kiệt, là nơi hội tụ nhân tài nhân sỹ của cả nước. Tạo nên một Hà Nội tài
hoa thanh lịch giàu truyền thống lịch sử và văn hiến như ngày nay có một phần
không nhỏ của những vị hiền tài. Cuốn sách Danh nhân Hà Nội không chỉ đơn
thuần là một cuốn sách kể lại tiểu sử danh nhân càng không phải là cuốn sách nhìn
nhận các nhân vật lịch sử thông qua các con số ghi chép ngày tháng hoạt động bình
thường, chúng ta có thể thấy tác giả tiếp cận những con người này dưới những góc
độ văn hóa, đặt những nhân vật trong bối cảnh lịch sử mà họ đang sống. Có thể thấy
đây không phải là cuốn sách kể về danh nhân thông thường mà là cuốn sách nói về
danh nhân, xem xét những con người của lịch sử với thái độ nghiêm túc, tinh thần
khoa học với nhiều tìm tòi, khám phá mới mẻ, hấp dẫn.
- GS Trần Văn Bính (chủ biên) (tái bản và sửa chữa) (2010), Văn hóa Thăng
Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, Nxb CTQG, Hà Nội. Ở cuốn sách này, tác giả đã
khẳng định Hội tụ và Tỏa sáng là đặc trưng của văn hóa Thăng Long Hà Nội trong

suốt chiều dài lịch sử. Đặc trưng ấy cần phải được nhìn lại, tìm kiếm, phân tích,
đánh giá và rất cần phải được phát huy trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Thủ đô.
Cuốn sách “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng” là một cố gắng bước

7


đầu của các trí thức, các nhà khoa học lịch sử, chính trị, văn hóa, văn học, nghệ
thuật Thủ đô thiết thực chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Lương Quang Hiển (2013), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng
và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007, luận án tiến sỹ
Triết học, Hà Nội. Luận án làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về đội ngũ trí thức. Nghiên cứu quá
trình hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Hà Nội, trên cơ sở đó làm rõ đặc
điểm tiêu biểu của trí thức Thủ đô Hà Nội. Phân tích thành công, hạn chế của quá trình
Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế, bổ sung hoàn thiện chính sách về xây dựng và phát huy vai
trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.
v.v…
Nhìn chung các công trình trên đây đã đi sâu luận giải và làm sáng tỏ khái
niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức nước ta nói chung và đội ngũ trí
thức Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập nói riêng. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Luận văn làm rõ vai trò, thành tựu và hạn chế trong việc phát huy vai trò của
của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập, từ đó đề
xuất các giải pháp cơ bản tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn
Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.

Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ quan niệm về trí thức, khái quát về đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ
đô Hà Nội.
- Nêu những cơ hội và thách thức đối với Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.
- Trình bày vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối
cảnh hội nhập và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

8


- Phân tích những thành tựu và hạn chế trong phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ
trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn:
- Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và công tác trí
thức. Luận văn cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến
nội dung luận văn.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là kết quả của những hoạt động, nhằm phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.
Phương pháp nghiên cứu:
-Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử.
- Kết hợp các phương pháp lịch sử - lôgic, phân tích, tổng hợp, quan sát, thu
thập phân tích so sánh số liệu…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là việc phát huy vai trò của đội

ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập.
Phạm vi nghiên cứu:
Đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là những trí thức đang sinh
sống, công tác và học tập trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, ở các cơ quan, viện nghiên
cứu, trường học của Trung ương và Hà Nội…
Phạm vi thời gian nghiên cứu chủ yếu từ khi thực hiện nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) - Đại hội đánh dấu giai đoạn đất nước
bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập.

9


6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh về thực trạng phát huy vai
trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; từ đó đề xuất các giải pháp phát
huy vai trò của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn cung cấp thêm cơ sở để các cơ quan lãnh đạo, quản lý xây dựng,
hoàn thiện chính sách phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội trong bối cảnh hội nhập.
Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
và học tập, những vấn đề liên quan đến trí thức trong các khoa học lý luận chính trị
và các chuyên ngành khoa học khác.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 2 chương 6 tiết.

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tổ chức cán bộ, Những số liệu thống kê cơ bản về đại học Quốc gia Hà Nội năm học
2012, Đại học Quốc gia Hà Nội, />2. Minh Bắc, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Lời giải còn bỏ
ngỏ…,Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng,
/>3. Vũ Đình Bách (chủ biên) (2008), Bách Khoa thư Hà Nội kỉ niệm 1000 năm Thăng
Long Hà Nội 1010-2010, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
4. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu
nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội.
5. TS. Cao Khoa Bảng (2013), Nâng cao đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ
CNH, HĐH Thủ đô, Nxb CTQG, Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Bảo (chủ biên) (1998), Trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới
đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
7. GS Trần Văn Bính (chủ biên) (2010), Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa
sáng, Nxb CTQG, Hà Nội
8. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/001 về hội nhập kinh tế
quốc tế, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,
/>d=16705, 31/05/2006.
9. Bộ Chính trị, Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, Báo
điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
06/01/2012.
10. Trịnh Quang Cảnh (2001), Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc
đổi mới đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.


11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb CTQG, Hà Nội.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Nghị quyết số 26-NQ/BCT của Bộ Chính trị ngày
30/3 về chính sách phát triển khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương (khóa VII), Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương (khóa VII), Nxb CTQG, Hà Nội.
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb CTQG, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành
Trung ương (khóa VIII), Nxb CTQG, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương (khóa VIII), Nxb CTQG, Hà Nội.
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb CTQG, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương (khóa IX), Nxb CTQG, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương (khóa IX), Nxb CTQG, Hà Nội.
23. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb CTQG, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương (khóa X), Nxb CTQG, Hà Nội.


25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương (khóa X), Nxb CTQG, Hà Nội.
26. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2010), Chỉ thị số 42-CT/TƯ ngày 16/4 của Bộ Chính trị khóa
X về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb CTQG, Hà Nội.
28. Đảng Lao Động Việt Nam (1957), Chính sách của Đảng lao động Việt Nam đối với
trí thức, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lân (chủ biên) (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển
Thủ đô Hà Nội: một số định hướng cơ bản, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
30. Lê Đăng Doanh (2003), Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
31. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, Nxb CTQG, Hà Nội.
32. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội.
33. Phạm Văn Dũng (1998), Vị trí vai trò của tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
34. Ngọc Hải, Hà Nội tích cực xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước, Tạp chí Cộng sản, 24/10/2003.
35. Lương Quang Hiển (2013), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức từ năm 1997 đến năm 2007, Luận án tiến sỹ Triết
học, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Kim Hoa (2013), Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
37. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước,
Nxb CTQG, Hà Nội.


38. Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb CTQG, Hà Nội.
39. PGS.TS Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên) (2004), Trí thức với Đảng, Đảng với trí
thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Khánh (2001), Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
41. Vũ Khiêu - Nguyễn Vinh Phúc (2000), Văn hiến Thăng Long, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội

42. Phan Thanh Khôi (1992), Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta
hiện nay, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học triết học, Hà Nội.
43. PGS.TS Phan Thanh Khôi (2008), Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương,
đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, tr. 17-20.
44. Đặng Mộng Lân (2001), Kinh tế tri thức những vấn đề cơ bản, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
45. Bùi Thị Ngọc Lan (2000), Phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Hà Nội.
46. Vũ Trọng Lân (2004), Kinh tế tri thức ở Việt Nam: quan điểm và giải pháp, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
47. Lưu Minh Trị (1999), Phát huy nguồn chất xám phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thủ đô, Nxb CTQG, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (1990), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5 (2002), Nxb CTQG, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7 (2002), Nxb CTQG, Hà Nội.
51. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước,
Nxb CTQG, Hà Nội.
52. Nguyễn Minh Phong, Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Cục văn thư và
lưu trữ nhà nước,
/>=380&listId=6b85b438-119d-4fe9-943e-bd86f95c90f2&ws=content.
53. Ngô Thị Phượng (2007), Đội ngũ trí thức khoa học xã hội nhân văn trong sự
nghiệp đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội.


54. Nguyễn Xuân Phương (2004), Vai trò của trí thức Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
55. Phùng Hữu Phú (chủ biên) (2005), Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà Nội, định
hướng phát triển đến năm 2010: Sách chuyên khảo phục vụ nghiên cứu triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV, Đảng bộ thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội,
Hà Nội.
56. Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

57. Lê Quang Quý (2005), Xây dựng trí thức ngành kiến trúc trong công cuộc đổi mới
của đất nước ta hiện nay, Luận án phó Tiến sỹ triết hoc, Hà Nội.
58. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hướng dẫn thực hiện kế hoạch số 79/KH-UB của
UBND thành phố Hà Nội về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2006 - 2010,
22/03/2006.
59. Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội.
60. Đặng Đình Tân, Suy nghĩ về phát huy vai trò của trí thức ở nước ta hiện nay, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, />61. Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (Chủ biên) (2008), Tôn trọng trí thức tôn
trọng nhân tài. Kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội.
62. Võ Văn Thắng (2013), Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế. Tạp chí Triết học, số 2, tr. 52-58.
63. Lê Hữu Thành (2004), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Tạp chí giáo dục lý luận, số 6, tr. 35-39.
64. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 04-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về
phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà
Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011-2015. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành
phố Hà Nội, />

chat-luong-nguon-nhan-luc-Thu-do-xay-dung-nguoi-Ha-Noi-thanh-lich-van-minh-giaidoan-2011-2015.aspx, 27/11/2012.
65. Thành ủy Hà Nội, Thông tri số 17-TT/TU về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7
(khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ,
/>ANCE_rYPX&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_/v,
7/7/2014.
66. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Số cán bộ ngành y và số cơ sở khám chữa bệnh
thuộc cơ sở y tế phân theo địa phương,
/>67. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Số tòa soạn báo, chí và số đài truyền hình theo địa
phương, />68. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Số giáo viên, sinh viên đại học và cao đẳng phân theo

địa phương,
/>69. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ

thông,

trung

học

chuyên

nghiệp

tính

đến

thời

điểm

30-9,

/>70. Tổng Cục Thống kê Việt nam, Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phân theo
địa phương, />71. Nguyễn Văn Tố (2004), Trí thức Việt Nam xưa và nay, Nxb CTQG, Hà Nội
72. Nguyễn Công Trí (2012), Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức,
Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội.
73. Lương Duy Trực (1975), Bàn về cải tạo trí thức, Nxb Sự thật, Hà Nội.
74. Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Giới thiệu chung,

/>75. Nguyễn Thanh Tuấn (1998), Một số vấn đề trí thức Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.


76. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bài phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Hàn lâm khoa
học



hội

Việt

Nam

(02/12/1953-02/12/2013),

Viện



Hội

Học,

/>77. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
78. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
79. Nguyễn Duy Tưởng - Chu Thanh Hải (2010), Hào khí Thăng Long - Hà Nội thời
đại Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội

80. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2008), Kinh nghiệm của một số nước về phát
triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức,
Nxb CTQG, Hà Nội.
81. Trần Quốc Vượng (2010), Danh nhân Hà Nội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
82. V.I. Lênin (1979), Một bước tiến hai bước lùi (cuộc khủng hoảng trong Đảng ta),
Toàn tập, tập 08, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
83. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Bộ GD&ĐT - Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt
Nam, (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.



×