Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thanh Tâm

YẾU TỐ PHÁP - VIỆT TRONG LĨNH VỰC CẢI
CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ 1862 - 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thanh Tâm

YẾU TỐ PHÁP - VIỆT TRONG LĨNH VỰC CẢI
CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ 1862 - 1945

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 66 22 02 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH THANH


Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả,
số liệu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

1


LỜI CẢM ƠN
Chúng tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong q trình học tập, chúng tơi đã nhận được từ q Thầy Cơ những hướng dẫn tận tình
trong nghiên cứu khoa học Lịch sử, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ... Q Thầy Cơ là những
hình mẫu về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy.
TS. Trần Thị Thanh Thanh, người hướng dẫn khoa học. Trong quá trình thực hiện
Luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được từ Cô sự động viên tinh thần, sự hướng dẫn tận
tình, cẩn trọng và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học. Qua đó,
chúng tơi đã tìm được hướng nghiên cứu chun sâu trong khoa học Lịch sử.
TS. Lê Vinh Quốc, người đã trao cho chúng tơi tình u khoa học và kiến lập nền
tảng vững chắc để chúng tôi tiến bước trên con đường nghiên cứu khoa học. Trong quá trình
thực hiện Luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đã nhận được từ Thầy sự động viên tinh thần, hỗ
trợ về tài liệu cùng những chỉ dẫn quý báu. Các thế hệ học trò sẽ nối tiếp nhau kế thừa để sự
nghiệp của Thầy tồn tại mãi cùng với sự tiến lên của nền giáo dục đất nước.
Tất cả các bạn học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh, Mùa thu 2013

HỒ THANH TÂM

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................6
3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................9
5. Đóng góp mới của luận văn .........................................................................................15
6. Nguồn tư liệu .................................................................................................................15
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................16

CHƯƠNG 1: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN QUAN HỆ VĂN HÓA PHÁP - VIỆT 18
1.1. Đạo Thiên chúa - “Cửa ngõ” du nhập văn hóa phương Tây ................................18
1.2. Q trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884) ..................................22
1.3. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam: từ “đồng hóa” đến “liên
hiệp” ...................................................................................................................................31

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ PHÁP - VIỆT TRONG LĨNH VỰC CẢI CÁCH GIÁO
DỤC Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1862-1945 .............................................................. 39
2.1. Vấn đề cải cách giáo dục trong thời Nguyễn (1802-1884) .....................................39
2.1.1. Nho học thời Nguyễn: “Phải lưu ý cải cách đi thì hơn”........................................39
2.1.2. Nguyễn Trường Tộ: “Sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng” [xem 14, tr.288] 43
2.2. Quá trình xác lập nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1862-1886)...............................47

2.2.1. Mục đích của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ .........................................................47
2.2.2. Tranh luận về đường lối giáo dục .........................................................................49
2.2.3. Những thay đổi về chương trình học và tổ chức giáo dục ....................................52
2.2.4. Kết quả của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ (1862-1886) ......................................61
2.3. Quá trình chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam: từ Nho học sang Tây học (18861945) ...................................................................................................................................64
2.3.1. Khởi sự nền giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ .........................................................64
2.3.2. Song hành tồn tại: giáo dục Nho học và giáo dục Pháp - Việt .............................67
2.3.3. Xác lập nền giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam ......................................................75
2.3.4. Một vài điều chỉnh của Merlin và Varenne ...........................................................80
2.4. Quan niệm mới về giáo dục của các sỹ phu Nho học (đầu thế kỷ XX).................83
3


CHƯƠNG 3: LĨNH VỰC CẢI CÁCH GIÁO DỤC - MỘT BIỂU HIỆN CỦA SỰ
TƯƠNG TÁC VĂN HÓA PHÁP - VIỆT ................................................................ 89
3.1. Văn hóa phương Tây - Cơ sở hình thành ý tưởng cải cách giáo dục ...................89
3.2. Phương thức “tiếp nhận Việt Nam” trong lĩnh vực cải cách giáo dục .................92
3.3. Vai trò của chế độ thực dân Pháp trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục ..................97

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 107
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 118

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đến thế kỷ XIX, ngày càng nhiều những đoàn thuyền viễn dương từ Tây Âu, Bắc

Mỹ cập vào bến bờ của các quốc gia quân chủ phương Đông để xin truyền đạo và thông
thương. Khi thánh giá và lời yêu cầu buôn bán bị chối từ thì mỹ từ “khai hóa” và thực tế của
“ngoại giao pháo hạm” được các đoàn quân viễn chinh sử dụng để mở toang các cửa biển,
thiết lập nền thống trị thực dân. Đức tin Thiên Chúa và chiến tranh xâm lược đi cùng một
con thuyền và cùng một ngọn nước với nhau, đã mở đường cho những thành tố của văn hóa
phương Tây đến với xã hội Việt Nam truyền thống: tổ chức hành chính, hoạt động kinh tế,
nghệ thuật kiến trúc, giáo dục ...
Trong sự biến chuyển chung của tình hình đất nước thời thực dân xâm lược và đô
hộ, nền giáo dục Việt Nam đã diễn ra những thay đổi mang tính cơ bản. Khơng cịn vẻ huy
hoàng trong quá khứ, nền Nho học thời Nguyễn đã trở nên lỗi thời về nội dung và phương
pháp, trở thành lực cản của sự phát triển xã hội. Nhận thấy sự xa rời thực tế của lối học cử
nghiệp, vua Minh Mệnh (1820-1840), vua Tự Đức (1848-1883) và nhiều sỹ phu đã từng có
những ý tưởng, kiến nghị chấn chỉnh lại việc học hành, thi cử, hướng nội dung giáo dục vào
những vấn đề “thời vụ”, “thực điển”. Sau đó, phát xuất từ yêu cầu của việc cai trị và những
nhận thức khác nhau về tình hình Việt Nam, các đơ đốc, tồn quyền Pháp đã có những chủ
trương khác nhau trong việc tổ chức nền học vấn mới ở Việt Nam. Quá trình chuyển đổi nền
giáo dục Việt Nam từ Nho học sang Tây học (1862-1945), thông qua những lần cải cách,
điều chỉnh giáo dục, đã phản ánh sự tương tác giữa yếu tố văn hóa Pháp và yếu tố văn hóa
Việt để dẫn đến sự hiện diện của “yếu tố Pháp - Việt” trong chính sách giáo dục của nhà
cầm quyền. Đây là một góc nhìn của việc góp phần đánh giá thỏa đáng hơn về nền giáo dục
Việt Nam thời Pháp đơ hộ.
Trong chương trình lịch sử Trung học Phổ thông của nhà trường chúng ta hiện nay,
chính sách văn hóa - giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam là một nội dung quan trọng.
Tuy nhiên, sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 (Ban cơ bản) chỉ đề cập đến nền giáo dục Pháp Việt bằng thơng tin ngắn gọn “Văn hóa - giáo dục cũng có những thay đổi. Hệ thống giáo
dục Pháp - Việt được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học” [67,
5


tr.77]. Trong trường hợp này, ngơn từ cơ đọng có lẽ đã không đạt được sự thỏa đáng trong
nhận thức quá khứ của người dạy - người học, cũng như không đủ cơ sở chứng minh cho

nhận định tiếp sau đó: “Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và văn hóa nơ
dịch cùng tồn tại đan xen đấu tranh với nhau” [67, tr.77]. Thông tin ngắn gọn trong sách này
cũng khó lý giải được thuyết phục chủ trương đồn kết tầng lớp trí thức của Nguyễn Ái
Quốc trong thời kỳ đấu tranh cách mạng: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức
… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp” [48, tr.3].
Tìm hiểu lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862-1945 từ góc nhìn
tương tác văn hóa, luận văn muốn khắc họa sâu sắc hơn q trình giao lưu văn hóa Pháp Việt, vai trị quan hệ của nền giáo dục Việt Nam với yếu tố văn hóa ngoại lai đi cùng với
nền cai trị của chủ nghĩa thực dân; nêu tác động của nền giáo dục Pháp - Việt đến văn hóa xã hội Việt Nam; đồng thời có thêm tư liệu, luận chứng để tán đồng hay phản biện những
quan điểm nhìn nhận về chính sách giáo dục của triều Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp
và phục vụ cho việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường Phổ thông.
Đề tài “Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ
1862-1945” được tìm hiểu nhằm góp phần đáp ứng những yêu cầu của khoa học và thực
tiễn vừa nêu.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thuật ngữ “yếu tố Pháp - Việt” và “lĩnh vực cải cách giáo dục” trong tên đề tài cần
được giải thích để làm rõ nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn 1.
F
0

“Yếu tố” là “thành phần, bộ phận tạo thành sự vật, sự việc, hiện tượng” [138,
tr.1889]. “Yếu tố Pháp - Việt” được diễn đạt rõ hơn là: yếu tố văn hóa Pháp và yếu tố văn
hóa Việt; dấu gạch nối (“ - ”) dùng để chỉ mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thuộc hai
nền văn hóa này, trong đó có giáo dục. Mơ hình giáo dục phương Tây (gồm chương trình
học chứa đựng nội dung khoa học, tri thức nghề nghiệp và hệ thống tổ chức được phân chia
thành các bậc học, cấp học, môn học) trong đề nghị cải cách giáo dục của các sỹ phu thời
Nguyễn và trong chủ trương cải cách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp khi áp dụng vào
thực tế đã gặp phải sự kháng cự của văn hóa Việt thể hiện qua thái độ nghi kỵ của triều đình
và thái độ bất hợp tác của dân chúng đối với các trường học do chính quyền thực dân tổ
Khi trình bày nội dung này, chúng tơi có tham khảo Trần Thị Thanh Thanh (2012), Hỏi và đáp về nền giáo dục Nam

Bộ thời kỳ 1867-1945, Báo cáo tổng kết Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh [xem 106, tr.9-10,12-14]
1

6


chức. “Yếu tố Pháp - Việt” trong nền giáo dục Việt Nam thời Pháp đô hộ là kết quả của sự
dung hịa giữa mục đích thiết lập, chủ trương cải cách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp với
thái độ, trình độ tiếp nhận của người bản xứ; sự kết hợp giữa yếu tố Pháp: tiếng Pháp, hệ
thống môn học chuyển tải tri thức khoa học phương Tây, hệ thống bằng cấp … và yếu tố
Việt: chữ Nho, Nam sử, Việt văn … được thể hiện rõ trong chương trình học và hệ thống tổ
chức giáo dục. Sự hiện diện của “yếu tố Pháp - Việt” còn phản ánh quá trình tiếp xúc, tiếp
nhận, tiếp biến và tương tác của hai nền văn hóa theo hai triết lý khác nhau trong hoàn cảnh
thuộc địa.
“Giáo dục”, theo nghĩa rộng, là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển
nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những
tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người; theo nghĩa hẹp, là một bộ phận
của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan
khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi
và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội [51, tr.29,30]; hay
theo Đào Duy Anh, giáo dục mang nghĩa “dạy dỗ người ta khiến cho thoát ly cái trạng thái
tự nhiên của tạo vật sinh ra (éducation)” [2, tr.330]. Trong luận văn, thuật ngữ “giáo dục”
dùng để chỉ nền Nho học thời Nguyễn và nền giáo dục Phổ thông (instruction
général/normal education) thời Pháp đô hộ (gồm 2 bậc học là Tiểu học và Trung học),
khơng bao gồm giáo dục gia đình - xã hội, giáo dục dân gian, nền giáo dục dành cho người
Pháp cư trú ở Việt Nam, các trường tư của giáo hội, giáo dục Cao đẳng, Đại học và hệ thống
trường nghề … Do vậy, “cải cách giáo dục” là cải cách nền Nho học và nền giáo dục Phổ
thông thời Pháp đô hộ. Giáo dục được nghiên cứu như một lĩnh vực riêng, phân biệt với các
lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật … Các vấn đề thuộc lĩnh vực cải

cách giáo dục mà luận văn sẽ tìm hiểu là: quan điểm về giáo dục trong tư tưởng canh tân
thời Nguyễn; nội dung giáo dục trong chính sách cai trị, mục tiêu và tổ chức giáo dục; quá
trình chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam từ Nho học sang Tây học …
Từ “Việt Nam” trong tên đề tài dùng để chỉ “quốc gia Việt Nam”, là một thực thể
chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, có quan hệ giao lưu với bên ngồi từ lâu đời, có chủ
quyền, biên giới, có dân tộc, quốc tộc, có q trình di cư, cộng cư trong lịch sử, có q trình
giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, dung hợp văn hóa [105, tr.2]. Chủ quyền quốc gia Việt
Nam lần lượt bị thực dân Pháp tước đoạt ở Đông Nam Kỳ (1862), Tây Nam Kỳ (1874) và
toàn lãnh thổ (1884); trong thời gian 1887-1945, Việt Nam là bộ phận của Liên bang Đông
7


Dương thuộc Pháp. Như vậy, nội dung lịch sử của thời kỳ 1862-1945 là: Việt Nam quân
chủ, phụ thuộc dưới sự đô hộ của thực dân Pháp [106, tr.13-14].
Luận văn xem xét lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862-1945, tức là
từ lúc triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của thực dân Pháp ở 3 tỉnh miền Đơng
Nam Kỳ (Biên Hịa, Gia Định, Định Tường) bằng Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) cho đến
khi phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp (9/3/1945). Trong thời gian này, triều Nguyễn
(vua Tự Đức, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ …), nhà cầm quyền Pháp, các sỹ phu của
phong trào Duy Tân (đầu thế kỷ XX) đã có những ý tưởng, chủ trương cải cách nền Nho
học hiện đang tồn tại. Ưu thế về quân sự và sự xác lập nền thống trị đã mang đến cho người
Pháp quyền chủ động tiến hành những cải cách giáo dục nhằm kế tục sự nghiệp chinh phục
mà người lính đang hồn thành. Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), nền giáo dục
Việt Nam diễn ra sự thay đổi quan trọng: áp dụng nền giáo dục hoàn toàn bằng tiếng Việt
theo chương trình Hồng Xn Hãn [xem 108, tr.13-14], sau đó, cách mạng tháng Tám 1945 thành cơng, nền giáo dục Việt Nam chuyển hẳn sang giai đoạn mới.

3. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu, kết hợp
với phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh để tìm hiểu vấn đề.
Tuân theo phương pháp lịch sử, chúng tôi trình bày lĩnh vực cải cách giáo dục ở

Việt Nam theo tiến trình thời gian trong thời kỳ 1862-1945. Vấn đề cải cách giáo dục trong
thời Nguyễn được trình bày từ những ý tưởng của vua Minh Mệnh, vua Tự Đức đến những
kiến nghị của các sỹ phu: Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ … Quá trình xác lập nền Tây
học ở Việt Nam được trình bày từ Nam Kỳ đến Bắc và Trung Kỳ thông qua các chủ trương
cải cách, điều chỉnh giáo dục của Bonard, Krant, Lafont, Paul Bert, Paul Beau,
Klobukowsky, Albert Sarraut, Martial Merlin, Alexandre Varenne.
Tuân theo phương pháp logic tức là dựa trên những sự kiện, hiện tượng lịch sử,
chúng tôi sẽ khái quát, rút ra bản chất, ý nghĩa của vấn đề. Từ việc trình bày những ý tưởng
cải cách giáo dục của vua Minh Mệnh, vua Tự Đức, các sỹ phu Nho học và chủ trương cải
cách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp, chúng tôi lý giải nguyên nhân nảy sinh những ý
tưởng, chủ trương cải cách giáo dục; nguyên nhân một số ý tưởng, chủ trương cải cách giáo
dục không được thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả nên phải tiến hành thay đổi điều
chỉnh; trình bày nhận thức về: sự hiện diện của “yếu tố Pháp - Việt” trong lĩnh vực cải cách
8


giáo dục, cơ sở hình thành ý tưởng cải cách giáo dục, phương thức “tiếp nhận Việt Nam” 2
F
1

trong lĩnh vực cải cách giáo dục, vai trò của chế độ thực dân Pháp trong lĩnh vực cải cách
giáo dục.
Chúng tôi đã sử dụng quan điểm, nhận định về nền giáo dục Việt Nam thời Pháp đô
hộ của các chuyên gia thể hiện trong các chuyên khảo, bài nghiên cứu để làm cơ sở tìm hiểu
hiểu vấn đề. Kết quả nghiên cứu được công bố và nguồn tài liệu mà các chuyên gia đã khai
thác là những cơ sở để chúng tơi lập luận, trình bày nội dung vấn đề theo hướng tán đồng
hay phản biện, bổ khuyết cho sự hạn chế về tài liệu gốc mà chúng tơi chưa có điều kiện tiếp
cận.
Phương pháp so sánh được chúng tôi sử dụng khi trình bày quá trình xác lập nền
giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam để chỉ ra những điểm mới, điểm khác trong chương trình

học và hệ thống tổ chức của cuộc cải cách hay điều chỉnh giáo dục sau so với cuộc cải cách
hay điều chỉnh giáo dục liền trước đó. Kết quả so sánh là một cứ liệu để chúng tôi đánh giá
những tiến bộ hay hạn chế, tính phù hợp hay khơng phù hợp của những chủ trương cải cách
giáo dục đối với thái độ, trình độ tiếp nhận của dân bản xứ.
Các phương pháp nêu trên được chúng tôi vận dụng liên tục, đan xen trong suốt q
trình thực hiện đề tài. Theo đó, trình tự trình bày các vấn đề thuộc lĩnh vực cải cách giáo dục
như sau: Khởi đầu là hoàn cảnh lịch sử - điều kiện lịch sử và yêu cầu đổi mới; tiếp đến là ý
tưởng, chủ trương cải cách giáo dục và quá trình tổ chức nền giáo dục, kết hợp so sánh với
nền giáo dục trước cải cách để chỉ ra những nội dung được kế thừa, những nội dung mới và
sau cùng, lý giải nguyên nhân những ý tưởng, kiến nghị cải cách giáo dục không được thực
hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, nhận định về sự tồn tại của “yếu tố Pháp - Việt” và yếu
tố “mới” trong các chủ trương cải cách giáo dục của nhà cầm quyền Pháp và đánh giá tác
động của các cuộc cải cách giáo dục này đối với sự phát triển của nền giáo dục, văn hóa - xã
hội Việt Nam.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các vấn đề của nền giáo dục Việt Nam thời Nguyễn và thời Pháp đô hộ (18621945) đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu, thể hiện qua một số công trình sau:
Khởi đầu của quá trình nghiên cứu nền giáo dục Pháp ở Việt Nam là các bài viết
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1967, của Nguyễn Trọng Hồng là “Chính sách
Từ dùng của Trần Thị Thanh Thanh (2010) trong Quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong các thế kỷ X-XX, Báo cáo
tổng kết Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh [xem 105, tr.151]
2

9


giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam” (số 96/1967); của Nguyễn Anh là “Vài nét về giáo
dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất” (số
98/1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau Đại chiến thế giới lần thứ Nhất đến Cách
mạng tháng Tám” (số 102/1967). Quan tâm đến chính sách giáo dục, Nguyễn Trọng Hồng

khẳng định: “Làm cho ngu dân để dễ trị”, đó là thực chất của cái gọi là “chính sách giáo dục
của thực dân Pháp ở Việt Nam” [47, tr.16]; còn Nguyễn Anh, sau khi lý giải nguyên nhân
của các cuộc cải cách giáo dục được nhà cầm quyền Pháp thực hiện ở Việt Nam là để “đối
phó với tình thế, đối phó với nhân dân ta chứ khơng phải vì sự phát triển của giáo dục theo
đúng nghĩa của nó” [5, tr.45], đã kết luận: “Dìm dân tộc ta trong vịng thất học, ngăn chặn
mọi ánh sáng tiến bộ bên ngoài tràn vào nhà trường là chính sách giáo dục trước sau như
một của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Biến học sinh thành những người vong bản, xa
rời nhân dân, quên quá khứ quang vinh và truyền thống anh dũng của dân tộc mình, chỉ biết
hàm ơn và phục tùng chúng, cung cấp cho họ một ít hiểu biết vừa đủ để làm được viên chức
thừa hành hạng nhỏ, đó là mục đích của giáo dục thực dân đối với nhân dân ta” [5, tr.46].
Những nhận định vừa nêu đã ảnh hưởng lâu dài đến quan điểm đánh giá nền giáo dục Pháp Việt của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam.
Năm 1985, Vũ Ngọc Khánh xuất bản cuốn Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước
1945. Cho rằng “Đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta đã mang theo, cùng với những chính
sách bình định, khủng bố, cai trị của chúng, cả một âm mưu xảo quyệt trong giáo dục. Về cả
hai mặt tổ chức và nội dung, chính sách văn hóa giáo dục thực dân là một chính sách thâm
hiểm rất tinh vi, khơn khéo” [54, tr.159], tác giả đã có những nhận xét gay gắt về nền giáo
dục thực dân: “Ngăn cản và xuyên tạc tinh thần dân tộc, tinh thần quốc tế, thực dân Pháp
cũng tìm cách bưng bít, khơng cho cõi học Việt Nam được tiếp xúc những phát minh khoa
học, những tư tưởng tiến bộ ở nước ngồi” [54, tr.165], “Ta đã nói đến chủ trương kìm hãm
trong việc mở trường hạn tuổi, ngăn cản con em nhà nghèo, con em cách mạng. Nội dung
giáo dục trong các chương trình học khóa cũng lại là một nội dung xa nhân dân, xa đại
chúng. Từ bậc sơ học, tiếng nói của nhân dân đã bị coi rẻ cho đến khi bị gạt bỏ hoàn toàn”
[54, tr.166]. Vũ Ngọc Khánh xem “Ảnh hưởng của nền học Pháp với nền giáo dục Việt
Nam” là “những biến đổi tất nhiên” [54, tr.170], trong đó, “những quan niệm lạc hậu lại tơ
đậm” [54, tr.172], đồng thời cịn có thêm “những ảnh hưởng tai hại mới” [54, tr.174] như:
“đem đến cho khơng ít người trí thức Việt Nam một số nếp suy nghĩ lệch lạc mà cứ tưởng là
chân lí” [54, tr.174], “lớp người trẻ tuổi ấy càng nhiễm sâu chủ nghĩa cá nhân, thứ bệnh vốn
10



trong thời kì phong kiến cũng chẳng phải là khơng trầm trọng. Cả hai loại chủ nghĩa cá nhân
cũ và mới đã thừa cơ hội của chính sách giáo dục thực dân mà lũng đoạn tâm hồn bao nhiêu
thế hệ” [54, tr.178].
Được xuất bản năm 1995, tái bản năm 2006, cuốn Giáo dục Việt Nam thời Cận đại
của Phan Trọng Báu gồm chương mở đầu “Giáo dục Việt Nam dưới triều Nguyễn - Sự suy
tàn của nền giáo dục phong kiến” và 2 phần: “Sự hình thành và phát triển nền giáo dục Việt
Nam thời cận đại”, “Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực giáo dục: Sự ra đời và phát triển dịng giáo
dục u nước và cách mạng”. Trong đó, tác giả đã đề cập đến cuộc cải cách giáo dục thời
Nguyễn và những cuộc cải cách giáo dục do Paul Beau và Albert Sarraut khởi xướng vào
các năm 1906 và 1917. Tuy chưa trình bày rõ về những thay đổi trong chương trình học và
hệ thống thống tổ chức trong từng cuộc cải cách nhưng nội dung của cuốn sách đã mang đến
nhận thức khái quát về những chuyển biến của nền giáo dục Việt Nam thời Pháp đô hộ,
đồng thời các luận điểm ở phần kết luận là những tiền đề nghiên cứu quan trọng.
Nguyễn Đăng Tiến và cộng sự đã dành 2 chương trong cuốn Lịch sử giáo dục Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám - 1945 (1996) để trình bày khái quát về “Giáo dục Việt
Nam dưới triều Nguyễn (1802-1945)” (Chương VI), “Giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp
thuộc (1858-1945)” (Chương VII). Chủ yếu dẫn lại tư liệu từ các bài nghiên cứu của
Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Anh, các tác giả đã nhận định về kết quả của nền giáo dục
Pháp - Việt như sau: “Chúng [thực dân Pháp] nghĩ rằng, có thể tiến cơng dễ dàng vào lĩnh
vực giáo dục, chúng hi vọng với chiêu bài “văn minh Tây phương” đưa ra, sẽ mua chuộc
được nhân dân ta, nhưng chúng đã lầm. Chính trong lĩnh vực giáo dục này, chúng cũng phải
đương đầu với sự chống trả quyết liệt của nhân dân ta. Từ những tên võ quan đề đốc ban
đầu của Bôna, Laphông, cho đến loại văn quan sau này như PônBe, Bô, Cơlôbuy Côpxơki,
Xarô, Méclanh đã thay chân nhau nửa thế kỉ, đưa hết nghị định này đến nghị định khác, rồi
đến “cải cách” mà kết quả vẫn không đáng kể như chúng mong muốn. Tất nhiên trong
khoảng thời gian dài cai trị đó, chúng cũng làm được một số việc, đó là thực dân hóa nền
giáo dục phong kiến rồi đi đến thủ tiêu nền giáo dục cũ, lập ra nền giáo dục mới, củng cố và
phát triển, mở rộng nền giáo dục thực dân ở Việt Nam” [117, tr.216].
Trong cuốn Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh - Tập II: Văn học - Báo chí Giáo dục do Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, xuất bản năm 1998, Nguyễn Đình
Đầu đã trình bày khái quát vấn đề “Giáo dục dưới triều Nguyễn và dưới thời Pháp (16981955)” thông qua các đề mục “Tổ chức giáo dục và thi cử ở Sài Gòn - Gia Định từ 1698 đến

11


1859”, “Nền giáo dục Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc từ 1859 đến 1955”. Tác giả đã phác
thảo quá trình hình thành, phát triển và chuyển đổi nền giáo dục từ Nho học sang Tây học ở
vùng đất Sài Gòn đồng thời đã lược dịch, tóm lược những văn bản pháp quy về giáo dục do
nhà cầm quyền Pháp ban hành như: Nghị định 17/11/1874, Nghị định 17/3/1879, Quy phạm
học chính (1918) và cung cấp những số liệu về trường học, học sinh đáng tin cậy. Tuy
nhiên, Nguyễn Đình Đầu chưa có những đánh giá mới về nền giáo dục Pháp - Việt mà
“hồn tồn nhất trí” với những nhận định đã trở nên quen thuộc: “Phê phán nó [giáo dục
Pháp - Việt] là dùng chữ quốc ngữ la tinh trong giáo dục để cắt đứt truyền thống văn hóa
nho học của dân ta; lên án nó [giáo dục Pháp - Việt] là lấy tiếng Pháp làm chuyển ngữ chính
trong đào tạo mọi ngành khoa học và tuyên truyền tính hơn hẳn của văn hóa Pháp hay cơng
ơn của thực dân Pháp; chúng ta hồn tồn nhất trí với những ý kiến phê phán và nhận định
đó” [32, tr.747-748].
Năm 2012, tác giả Trần Thị Thanh Thanh trình hội đồng nghiệm thu tại trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ
sở: “Hỏi và đáp về nền giáo dục Nam Bộ thời kỳ 1867-1945”. Trong cơng trình chun
khảo này, tác giả đã trình bày quá trình lịch sử của nền giáo dục Nam Bộ từ 1867 đến 1945
theo kiểu “Hỏi và đáp”, chú trọng đến diện mạo của hệ thống giáo dục nhà trường ở Nam
Bộ trong thời Pháp đơ hộ trên các mặt: tổ chức, chương trình, quy mơ, nội dung cải cách,
tác động văn hóa - xã hội … Tuy khẳng định “Thực dân Pháp đã quan tâm đến giáo dục,
khơng hồn tồn là để “khai hóa”, “khai sáng” văn minh, mà thực tế là phục vụ công cuộc
“khai thác” thuộc địa, xuất phát từ lợi ích của chính nước Pháp”[106, tr.95] nhưng không
dừng lại ở việc chỉ ra “những điểm tiêu cực của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ” [xem 106,
tr.94-95], tác giả đã nêu “ảnh hưởng tích cực của nền giáo dục Pháp ở Nam Kỳ” như “nền
giáo dục này ít nhiều mang đến cho người Việt Nam một hệ thống tri thức mới, thiết thực
hơn, đa dạng hơn so với nền giáo dục cũ, đáp ứng được phần nào yêu cầu của cuộc sống
thực tiễn” [106, tr.92-93], “chương trình học của nền giáo dục mới đã dần dần thay thế
những nguyên lý Nho giáo xưa cũ, tách nền giáo dục Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Trung

Hoa, đặt nền tảng xây dựng nền giáo dục theo hướng hiện đại, một nền giáo dục chú trọng
“thực nghiệp” và “hợp thời” [106, tr.93-94], “nền giáo dục mới đã góp phần làm hình thành
một lớp trí thức “tân học” tuy ít ỏi nhưng có trình độ về khoa học và tư tưởng, có nhận thức
và tinh thần yêu nước sâu sắc hơn, phần nào có sự độc lập với chế độ chính trị đương thời
…” [106, tr.94].
12


Cũng trong năm 2012, tác giả Trần Thị Phương Hoa đã cơng bố cơng trình nghiên
cứu Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945). Sau khi khảo sát nền giáo dục Pháp - Việt
ở Bắc Kỳ qua các thời kỳ: cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đầu thế kỷ XX - 1917, 19171930, 1930-1945, tác giả đã “dựa trên quan điểm tiến bộ xã hội và lợi ích quốc gia, dân tộc”
[43, tr.244] để nhận định mặt “tích cực”: “Trường Pháp - Việt chính là cầu nối giữa Nho
học truyền thống với giáo dục Việt Nam hiện đại” [43, tr.245], “Là một thiết chế giáo dục
quan trọng bậc nhất trong việc đào tạo các trí thức Việt Nam kiểu mới, trường Pháp - Việt
có vai trị làm biến đổi cơ cấu xã hội” [43, tr.246], “Học sinh và giáo viên trường Pháp Việt đã đóng một vai trò quan trọng trong phong trào giành độc lập dân tộc mà đỉnh cao là
Cách mạng tháng Tám 1945” [43, tr.246], còn những hạn chế được xem xét từ cơ chế quản
lý, mục tiêu giáo dục, chương trình học, cơ sở vật chất, trình độ giáo viên … [xem 43,
tr.247]. Các quan điểm vừa nêu đã được thể hiện, ở những mức độ khác nhau, trong một số
bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học như: “Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (19061945) và cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị” (Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á 2006), “Franco-Vietnamese School and the Transition from Confucian to the New Kind of
Intellectuals in the Colonial Context” (Nhà trường Pháp - Việt và sự chuyển đổi từ Nho học
sang kiểu trí thức mới trong hoàn cảnh thuộc địa) (European Studies Review - 2008), “Giáo
dục ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX đến năm 1915 - chuyển đổi các trường Nho giáo sang trường
Pháp - Việt” (Tạp chí Nghiên cứu châu Âu - 2010) … trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết
“Các cải cách giáo dục và khủng hoảng của nhà trường Pháp - Việt cuối những năm 20 đầu
những năm 30 của thế kỷ XX” in trong Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (2011)
với luận đề: “Ba cải cách quan trọng của nhà trường Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1906, 1917,
1926) là khơng thành cơng nhìn từ quan điểm giáo dục đại chúng” [41, tr.283].
Trong phần Dẫn luận của Luận án Tiến sĩ “Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ từ đầu
thế kỷ XX đến năm 1945” được trích đăng trên Tạp chí Xưa & Nay số 426-4/2013, Trần Thị
Phương Hoa đã điểm qua một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam thời Pháp

được cơng bố ở nước ngồi như: Hồng Thị Trợ (1965), Changements dans la politique
scolaire au Viet-Nam depuis 1906 (Những thay đổi về chính sách giáo dục ở Việt Nam kể từ
năm 1906); Dương Đức Như (1978), Education in Vietnam under the French Domination
1862-1945 (Giáo dục ở Việt Nam thời Pháp đô hộ, 1862-1945); Gail Kelly (1975), Franco Vietnamese Schools, 1918-1938 (Nhà trường Pháp - Việt, 1918-1938), Trịnh Văn Thảo
(1995), L’École francaise en Indochine (Nhà trường Pháp ở Đông Dương), Pascale
13


Bezancon (2002), Une colonisation educatrice? L’experience indochinoise (1860-1945)
(Một nền giáo dục thực dân? Trải nghiệm Đông Dương 1860-1945) … [xem 44, tr.6-7].
Ngồi ra, chương trình học và hệ thống tổ chức của nền giáo dục Việt Nam thời
Pháp đô hộ cịn được đề cập khái qt trong một số cơng trình nghiên cứu có giá trị như
Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương; Nguyễn Q. Thắng (2005), Khoa cử và
Giáo dục Việt Nam … hay một số cơng trình được viết dưới dạng giáo trình như Đinh Xuân
Lâm (Chủ biên) (2000), Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập II (1858-1945); Bùi Minh Hiền
(2005), Lịch sử giáo dục Việt Nam; Phan Ngọc Liên (2006), Giáo dục và thi cử Việt Nam
(trước cách mạng tháng Tám 1945) … Những cơng trình vừa nêu hoặc là khơng thể hiện
quan điểm riêng về nền giáo dục Pháp - Việt, hoặc là đánh giá nền giáo dục này bằng thái
độ không khác nhiều so với Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Anh, Vũ Ngọc Khánh …, chẳng
hạn trong Lịch sử giáo dục Việt Nam, Bùi Minh Hiền (2005) nhận xét “Dùng chính sách
giáo dục ngu dân làm công cụ nô dịch tinh thần, thực dân Pháp đã thực hiện được mưu đồ
kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam, ngăn chặn tinh thần tự do dân chủ và những tư
tưởng tiến bộ, từ đó hịng kìm hãm bước tiến của phong trào giải phóng dân tộc của nhân
dân Việt Nam đang dâng lên mạnh mẽ” [35, tr.66].
Như vậy, cho đến nay (2013), đã có một q trình nghiên cứu nền giáo dục Việt
Nam thời Pháp đơ hộ (1862-1945). Có thể khái qt khuynh hướng chung của q trình này
như sau:
1. Các cơng trình nghiên cứu đều xem nền giáo dục Việt Nam thời Nguyễn và thời
Pháp đô hộ là một bộ phận hợp thành của nền giáo dục Việt Nam.
2. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu đều mơ tả q trình thực dân Pháp thiết lập

hệ thống giáo dục kiểu mới ở Việt Nam cùng một số nội dung giáo dục. Phạm vi không gian
nghiên cứu nền giáo dục Pháp - Việt chuyển dần từ tổng quát trên toàn lãnh thổ Việt Nam
sang từng khu vực nhất định như Nam Kỳ, Bắc Kỳ.
3. Một số cơng trình nghiên cứu đã thể hiện sự chú trọng đến lĩnh vực cải cách giáo
dục do triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam tiến hành.
4. Có sự chuyển đổi trong khuynh hướng đánh giá về nền giáo dục Pháp - Việt: từ
thái độ phê phán gay gắt (Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Anh, Vũ Ngọc Khánh …) chuyển
dần sang kết luận theo hai hướng “tích cực” - “tiêu cực” và tác động văn hóa - xã hội (Trần
Thị Thanh Thanh, Trần Thị Phương Hoa …).

14


5. Đóng góp mới của luận văn
- Được tổng hợp từ nguồn tư liệu phong phú, bao gồm tư liệu gốc, chuyên khảo, bài
nghiên cứu có giá trị khoa học, luận văn đã trình bày đầy đủ các vấn đề thuộc lĩnh vực cải
cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862-1945 do triều Nguyễn và chính quyền thực dân
Pháp tiến hành, góp thêm nhận định và bổ sung vào nhận thức chung về các vấn đề lịch sử
Việt Nam.
- Luận văn góp phần khắc họa sâu sắc thêm quá trình giao lưu văn hóa Pháp - Việt
trong lĩnh vực giáo dục, về vai trò và tác động quan hệ của nền giáo dục Việt Nam với yếu
tố văn hóa ngoại lai đi cùng với nền cai trị của chủ nghĩa thực dân.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo có
chất lượng cho học viên cao học, giáo viên, sinh viên, học sinh trung học và những người
quan tâm đến lịch sử giáo dục Việt Nam.

6. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng để nghiên cứu đề tài luận văn bao gồm tư liệu gốc (chỉ
dụ của vua Minh Mệnh, vua Tự Đức, điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nghị định, số liệu
thống kê của chính quyền thực dân Pháp …), chuyên khảo, bài nghiên cứu được xuất bản

thành sách, được đăng trên các tạp chí khoa học hoặc được phổ biến qua Internet. Thông
qua các bản dịch của Lại Như Bằng, chúng tôi tiếp cận được một số tư liu gc bng ting
Phỏp nh Annuaire de la Cochinchine Franỗaise (1870, 1871, 1874, 1876, 1878, 1879,
1881), “Étude sur l’instruction publique en Conchinchine, La langue franỗaise et
l'enseignement en Indo-chine. Chỳng tụi chú ý đến các chuyên khảo về nền giáo dục Việt
Nam thời Pháp đô hộ của Phan Trọng Báu, Nguyễn Đình Đầu, Trần Thị Thanh Thanh, Trần
Thị Phương Hoa … Những cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học vừa nêu đã gợi mở
những hướng nhìn khác nhau đối với lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 18621945, đồng thời cung cấp thêm những tư liệu tiếng Pháp mà chúng tơi chưa có điều kiện tiếp
cận.
Tất cả những tài liệu nêu trên được chúng tôi trình bày trong “Danh mục Tài liệu
tham khảo” và được tham khảo, sử dụng với tinh thần nghiêm túc, cẩn trọng để có những
nhận thức chân xác và nhận định khách quan, thỏa đáng.

15


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1. Con đường dẫn đến quan hệ văn hóa Pháp - Việt
Văn hóa phương Tây đã du nhập vào xã hội Việt Nam truyền thống cùng với giáo
sỹ thừa sai và đoàn quân xâm lược. Tiếp sau những thắng lợi về quân sự, chính sách cai trị
là nơi phản ánh thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với nền văn hóa Việt Nam. Nội
dung của Chương 1 “Con đường dẫn đến quan hệ văn hóa Pháp - Việt” bao gồm 3 vấn đề:
đạo Thiên Chúa - “Cửa ngõ” du nhập văn hóa phương Tây; q trình thực dân Pháp xâm
lược Việt Nam (1858-1884); chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam: từ “đồng hóa” đến
“liên hiệp”.
Chương 2. Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời
kỳ 1862-1945
Nền Nho học của thế kỷ XIX đã trở nên lỗi thời về nội dung và phương pháp, trở
thành lực cản của sự phát triển xã hội. Phát xuất từ những động cơ khác nhau, triều Nguyễn

và chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam đã đề ra những ý tưởng, chủ trương cải cách nền
giáo dục hiện đang tồn tại. Quá trình chuyển đổi nền giáo dục Việt Nam từ Nho học sang
Tây học (1862-1945), thông qua những lần cải cách, điều chỉnh giáo dục, đã phản ánh sự
tương tác giữa yếu tố văn hóa Pháp và yếu tố văn hóa Việt để dẫn đến sự hiện diện của “yếu
tố Pháp - Việt” trong chính sách giáo dục của nhà cầm quyền. Đây là nội dung chính của
Chương 2 “Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 18621945”.
Chương 3. Lĩnh vực cải cách giáo dục - Một biểu hiện của sự tương tác văn hóa
Pháp - Việt
Trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862-1945, những nhân tố
mới lạ có nguồn gốc từ văn hóa phương Tây, dù du nhập trong hồn cảnh đất nước cịn chủ
quyền hay đã bị đô hộ, dù chỉ tồn tại trong ý tưởng hay được thể hiện trong thực tế đều phải
thông qua lăng kính dân tộc trước khi hịa nhập và trở thành một bộ phận của văn hóa Việt
Nam. Văn hóa phương Tây là cơ sở hình thành ý tưởng cải cách giáo dục nhưng phương
thức “tiếp nhận Việt Nam” [104, tr.151] cũng là nhân tố quan trọng tác động đến chính sách
giáo dục của nhà cầm quyền. Chương 3 “Lĩnh vực cải cách giáo dục - Một biểu hiện của sự
tương tác văn hóa Pháp - Việt” sẽ trình bày các vấn đề: văn hóa phương Tây - cơ sở hình
16


thành ý tưởng cải cách giáo dục; phương thức “tiếp nhận Việt Nam” trong lĩnh vực cải cách
giáo dục; vai trò của chế độ thực dân Pháp trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục.

17


CHƯƠNG 1: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN QUAN HỆ VĂN HÓA PHÁP
- VIỆT
Văn hóa phương Tây đã du nhập vào xã hội Việt Nam truyền thống cùng với giáo
sỹ thừa sai và đoàn quân xâm lược. Tiếp sau những thắng lợi về quân sự, chính sách cai trị
là nơi phản ánh thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với nền văn hóa Việt Nam.


1.1. Đạo Thiên chúa - “Cửa ngõ” du nhập văn hóa phương Tây
Các câu chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”, “Cuốn sách những truyện kỳ lạ” của
Macco Polo … đã vẽ lên trong trí tưởng tượng của người châu Âu hình ảnh một thế giới
phương Đơng giàu có, đầy vàng bạc, hương liệu và gia vị … Điều này đã trở thành động lực
để các đoàn thuyền giương buồm viễn dương tìm sang phương Đơng mỗi khi có điều kiện.
Sau những tháng năm dài đắm chìm trong “Đêm trường Trung cổ”, thế kỷ XVI
chứng kiến những đổi thay sâu sắc ở Tây Âu: sinh hoạt thương mại được phục hồi, thành thị
sống lại, kinh tế hàng hóa ra đời, tầng lớp thị dân (nhà bn, nhà kinh doanh tài chính, thợ
thủ cơng …) xuất hiện … [46, tr.136]. Sự phát triển kinh tế đã hình thành các thành thị
(trung tâm thương nghiệp) và làm nảy sinh nhu cầu tìm kiếm thị trường ngồi châu Âu để
trao đổi hàng hóa. Khu vực ven bờ Địa Trung Hải trở thành vùng thương mại nhộn nhịp
những chuyến hàng xuôi ngược.
Thế kỷ XV, khi thương nhân đã phát triển thành một giai cấp đủ sức điều hành nền
kinh tế, quý tộc có đủ uy tín, học thức để lãnh đạo những cuộc thám hiểm và khoa học hàng
hải đạt được nhiều tiến bộ thì cũng là lúc bắt đầu những chuyến hải trình dài ngày tìm kiếm
vùng đất mới và con đường sang phương Đông được tiến hành để thỏa mãn nhu cầu về thị
trường, nguyên liệu cho Chủ nghĩa Tư bản châu Âu đang trong q trình tích lũy nguyên
thủy chuẩn bị cho những bước phát triển cao hơn. Thương mại trở thành nhịp dẫn cho chiếc
cầu nối liền thế giới Đông - Tây.
Men theo con đường mà Vasco da Gama, Ferdinand de Magellan đã khám phá, các
đoàn thuyền buôn châu Âu đã cập vào các cảng biển của Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản và
các vương quốc Đông Nam Á để bn bán, trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thuộc địa, điều
mà họ có được nhiều thành công ở châu Phi và Tân Lục địa (America). Trên những đồn
thuyền bn, ngồi thương nhân, hàng hóa, cịn có các giáo sĩ thừa sai khốc tấm áo chồng
18


đen, giương cao cây Thập Tự, nhận lãnh sứ mệnh mở rộng Thiên quốc của Đức Chúa Trời.
Trong khi mang đến cho người Việt niềm tin về sự cứu rỗi, các vị chủ chăn cũng mang đến

cho xã hội nông nghiệp phương Đông những xúc chạm đầu tiên với những thành tố văn hóa
từ phương Tây.
Xã hội Việt Nam trong các thế kỷ XVI-XVIII là một thời kỳ tao loạn. Chinh chiến
triền miên giữa các thế lực phong kiến đã gieo rắc đau thương, ly tán, đẩy dân chúng vào
tình cảnh tuyệt vọng. Các giá trị văn hóa - tín ngưỡng truyền thống cũng trên bước đường
suy thoái. Các giá trị đạo đức Nho giáo bị xâm phạm nghiêm trọng. Phật giáo, Đạo giáo
cũng có những biểu hiện sai lạc. Sống trong một xã hội như vậy, con người dường như rơi
vào khủng hoảng. Những cuộc chiến tranh, sự sụp đổ của ý thức hệ Nho giáo đã làm cho
người dân mất niềm tin vào chính quyền đang cai trị họ. Cuộc sống thực tại đã quá tàn nhẫn,
phủ phàng, niềm an ủi duy nhất để tiếp tục cuộc sống chỉ còn là tâm linh. Nhưng lúc này,
người dân biết hướng vào đâu để gửi gắm những ưu tư, trăn trở của cõi lịng. Chính trong
hồn cảnh này, Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam. Các giáo sĩ rao giảng về Chúa Cứu
Thế (Jésus Christ), về cuộc sống yên bình vĩnh viễn nơi Thiên Đàng, nơi đó, khơng phân
biệt sang hèn, giàu nghèo, trước Chúa mọi người đều bình đẳng. Sự có mặt của đạo Thiên
Chúa đã mở ra con đường mới cho nhu cầu tâm linh của một bộ phận dân chúng Việt Nam.
Bên cạnh các loại hình tín ngưỡng truyền thống, người dân có dịp tiếp xúc với một tôn giáo
mới, đến từ phương Tây, với nhiều lạ lẫm. Thiên Chúa giáo có hệ thống thần học cao siêu
và giáo lý chặt chẽ đủ sức thuyết phục, giải tỏa những ưu tư, nghi hoặc của người dân về
những lời phán truyền của Đấng Sáng tạo và con đường đi đến Thiên Đàng. Do đó, dù chứa
nhiều yếu tố khác hẳn với tín ngưỡng truyền thống, dù bị triều đình cấm ngặt, nhưng bản
thân đạo Thiên Chúa vẫn có sức hấp dẫn nhất định. Một bộ phận người dân vẫn cúi đầu
thành kính trước Thập giá dẫu họ biết rằng như thế là chống lại triều đình, chống lại niềm
tin đối với tổ tiên. Có thể đạo Thiên Chúa đã mang đến cho những con chiên lạc loài niềm
an ủi, đã gieo niềm tin mới vào cuộc sống của họ.
Đạo Thiên Chúa là “cửa ngõ”, qua đó, những thành tố văn hóa phương Tây có điều
kiện du nhập vào Việt Nam. Công việc truyền giáo đặt ra yêu cầu các giáo sĩ phải hiểu tiếng
nói, giảng đạo bằng tiếng của người bản xứ. Đây là động cơ chính để các giáo sĩ, từ
Francisco de Pina, Graspar de Amaral, Antonio Barbosa đến Alexandre de Rhode nối tiếp
nhau ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin, và cùng với sự tham gia của những người Việt
Nam đương thời, tạo thành chữ Quốc ngữ. Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latin và

19


cuốn “Giáo lý” của Alexandre de Rhode ra đời. Tiếp tục trải qua hai lần chỉnh lý của
Pigneau de Béhaine với “Từ điển Annam - Latin” (1772) và của Tabert (cộng tác với Dương
Văn Minh) với “Từ điển Annam - Latin và Latin - Annam”, chữ Quốc ngữ đã đủ điều kiện
vượt ra khỏi phạm vi Nhà Thờ để trở thành văn tự được sử dụng rộng rãi. Không dừng lại
trong cộng đồng giáo dân, những tri thức khoa học phương Tây đã được các giáo sĩ mang
vào tận phủ Chúa. Alexandre de Rhode đã tạo được sự chú ý của Chúa Trịnh Tráng (16231657): “Đang khi chúng tôi ở Kẻ Ro, vua đi vắng mới về, chúng tôi ra đón và dâng một
quyển thiên văn bằng chữ Nho, chúng tôi cắt nghĩa các tranh vẽ trong ấy cho vua mừng.
Ngày khác, chúa mời chúng tôi dẫn các then máy đồng hồ chúng tơi dâng cho người thì
người lấy làm thích thú lắm” [dẫn theo 53, tr.94-95]. Ở Đàng Trong, các Thừa sai cũng đảm
nhận nhiều công việc quan trọng. Năm 1686, Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đã dùng
Bartholomêô da Costa làm người chăm sóc sức khỏe. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)
đã dùng Antonio de Aruedo năm 1704 và De Lima năm 1724 để dạy ơng tốn và thiên văn
học. Năm 1752, Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) sử dụng thừa sai dịng Tên Xavier
de Moteiro, nhà hình học và Jean de Loureira, bác sĩ [dẫn theo 64, tr.107-108].
Những ảnh hưởng trong lĩnh vực quân sự của phương Tây đối với Việt Nam đã diễn
ra từ thế kỷ XVII, khi Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài luôn
“mong nhờ vả được của các lái phương Tây những phương tiện quân sự (vũ khí, huấn luyện,
can thiệp võ trang) để đè bẹp đối phương” [dẫn theo 137, tr.67]. Do đó, “mặc dù, tự thâm
tâm, thù ghét việc truyền bá đức tin Kitơ giáo trong lãnh thổ của mình, họ Nguyễn cũng ít
nhiều nhắm mắt làm ngơ trước sự có mặt của các thừa sai Cơng giáo Roma với mục đích là
có được súng và đại pháo từ Macao” [64, tr.107]. Khoảng thời gian ở Gia Định tập hợp lực
lượng chuẩn bị phản công Tây Sơn, trong lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh (sau này là
vua Gia Long), đã có sự tham gia của người châu Âu, thơng qua trung gian là Đức Giám
mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc). Từ trước, Giám mục Bá Đa Lộc đã dịch sang tiếng
Việt những binh pháp của phương Tây để Nguyễn Ánh tham khảo, quân sĩ phải học thuộc
những nội dung này. Hiệp ước Versailles (28/11/1787) khơng có điều kiện thực hiện (do sự
bùng nổ của cuộc Cách mạng tư sản Pháp - 1789), bằng uy tín cá nhân, Bá Đa Lộc đã đứng

ra vận động tầng lớp tư sản, sỹ quan hải quân, sắm khí giới và mộ người sang giúp Nguyễn
Ánh. Từ đây quân đội Nguyễn Vương đã có những yếu tố của nền quân sự châu Âu, bao
gồm tổ chức và huấn luyện lực lượng, xây dựng thành lũy kiểu Vauban, theo Lemonnier,
một tướng lĩnh Pháp, “ … Những cuộc hành binh của vua xứ Nam Kỳ giống nhau một cách
20


kì lạ với những cuộc hành binh của Đệ nhất cộng hòa Pháp, giống nhau cả về tổ chức, về vũ
khí và nhất là về ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thế kỷ XVIII” [dẫn theo 80,
tr.45].
Từ thời vua Minh Mệnh (1820-1840), quan hệ giữa nhà Nguyễn với phương Tây đã
dần đến chỗ tuyệt giao. Tuy vậy, để “hiện đại hóa quân đội”, nhà Nguyễn đã sai người sang
phương Tây mua thuyền máy với giá rất cao; vua Tự Đức (1848-1883) cũng ra lệnh phải
mua súng của nước ngoài và đúc thêm súng ở trong nước. Một sĩ quan người Pháp khi đánh
chiếm Nam Kỳ đã nhận thấy: “Vũ khí của người Nam dùng rất nhiều và khác nhau, súng thì
có những đại bác đủ cỡ mà phần nhiều là loại nhỏ, những súng trường miệng loe
(espingoles), những bích kích pháo, súng đá mang nhãn hiệu của xưởng Saint Etienne” [dẫn
theo 65, tr.382]. Cùng với sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa nhà Nguyễn và phương Tây,
những ảnh hưởng quân sự nêu trên cũng ngày càng mờ nhạt, chỉ cịn lại mối quan tâm của
triều đình trong việc chế tạo những chiếc thuyền máy theo kiểu châu Âu để, theo lời vua
Thiệu Trị nói với bộ Cơng: “Thuyền có đốt lửa do người ngoại quốc chế. Người ngoại quốc
chun dùng để tải hàng hóa bn bán, thu lấy nhiều lời; nước ta dùng để làm cho việc vũ bị
được nghiêm” [dẫn theo 85, tr.90-91]. Cũng nên lưu ý rằng, cách xây dựng thành lũy và vũ
khí mà phương Tây du nhập vào Việt Nam đã lạc hậu so với thời đại. Những ảnh hưởng của
văn hóa phương Tây trong lĩnh vực quân sự chỉ có thể góp phần giúp nhà Nguyễn chứng tỏ
uy vũ trước lân bang, nhưng khơng thể sánh kịp với trình độ phát triển của châu Âu. Đây là
một trong những hạn chế của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược sau này.
“Các giáo sĩ thừa sai Cơ đốc giáo không chỉ chuyển tải niềm tin của họ, Thánh kinh
và lối suy nghĩ phương Tây, mà còn đem theo cả xà phòng và bàn chải đánh răng, phép vệ
sinh, các bệnh viện và các yếu tố khác của “nền văn hóa phương Tây” [dẫn theo 53, tr.299].

Đức tin Thiên Chúa đã mở đường cho những thành tố của văn hóa phương Tây đến với xã
hội Việt Nam truyền thống. Dù còn nhiều lạ lẫm và trong buổi ban đầu, sự du nhập và tiếp
nhận văn hóa đi cùng với những toan tính: các giáo sĩ phơ trương khả năng của mình để
thuận tiện hơn trong việc truyền đạo, còn Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn giao thiệp với phương
Tây để có được vũ khí, nhưng sự tiếp nhận này đã làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc,
tạo những tiền đề cần thiết để khi thực dân Pháp hiện diện và tiến hành cuộc “chinh phục
tinh thần”, người Việt Nam sẽ không quá ngỡ ngàng.

21


1.2. Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884)
Giáo sĩ thừa sai, trong khi thi hành sứ mệnh truyền bá đức tin Thiên Chúa, đã để
tâm đến vấn đề thuộc địa. Bởi, đây là sự kết hợp quyền lợi giữa tôn giáo và thế tục: nếu sự
truyền giáo dựa vào đơ hộ của châu Âu thì, ngược lại, sự đơ hộ này, để được vững chắc,
cũng phải tìm hậu thuẫn về lý thuyết cũng như về thực hành nơi thừa sai và nơi chính tơn
giáo mới [115, tr.10].
Bằng thư từ đệ trình lên Hồng Đế và những lời phát biểu tại các phiên họp, các
thừa sai đã tạo nên trong nhận thức của Napoléon III và thần dân của Ngài về một xứ
Annam giàu có - “Nước Pháp sẽ tìm thấy ở xứ sở đẹp đẽ này nhiều mỏ vàng, bạc, đồng, sắt
và than đá, nhiều gỗ tốt để đóng tàu; Pháp sẽ có một hải cảng an tồn cho các hạm đội và
thực phẩm cho lính thủy của mình … Tại đó người ta cịn có thể thiết lập một nền thương
mại quan trọng về gạo, bông, muối, cau, lụa, tơ cùng nhiều mặt hàng khác …” [dẫn theo
115, tr.61-62], dễ dàng chiếm đóng mà “khơng tốn kém gì cả cho nước Pháp”, cịn dân
chúng thì đang “rên xiết dưới chế độ bạo tàn kinh khủng nhất … sẽ đón tiếp chúng ta như
những người giải phóng và ân nhân” [dẫn theo 115, tr.51]. Được sự ủng hộ của Ủy ban Nam
Kỳ, tháng 11/1857, Napoléon III đã ra lệnh can thiệp vào Việt Nam dù trước đó khơng lâu,
Bộ trưởng Ngoại giao Walewski, đã cho Hồng Đế biết rằng vấn đề Nam Kỳ đã không nhận
được sự tán thành nơi các đồng sự. Quyết định này có vẻ mâu thuẫn với chính sách mà nền
ngoại giao Pháp đương thời đã ấn định nhưng lại thỏa mãn thỉnh cầu của những người Thiên

Chúa giáo, lực lượng ủng hộ cần thiết của nền Đệ Nhị đế chế. Tán đồng quan điểm của
Hoàng Đế, Rigault de Genouilly lên đường đến “Nam Kỳ” với sứ mệnh chính là bảo vệ,
bằng đại bác và tàu chiến, sự truyền giáo của các thừa sai và mang ánh sáng văn minh đến
cho dân tộc Việt Nam, kèm theo một mục tiêu hoàn toàn ở vai trò thứ yếu: thăm dò khả
năng thiết lập một chế độ bảo hộ [115, tr.87-88].
Đà Nẵng được chọn làm điểm tấn cơng đầu tiên vì nơi đây “quả là chỗ neo tàu khá
an tồn cả trong mùa gió đơng - bắc; và vì nó gần kinh đơ Huế, việc chiếm đóng nó sẽ gây
ảnh hưởng trầm trọng trên chính quyền Đông Dương. Áp lực này sẽ buộc họ chấp nhận mọi
điều kiện mà chúng ta xét là vừa phải để áp đặt lên họ” [dẫn theo 115, tr.92]. Chiều
31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Mờ sáng 1/9,
đại bác của liên quân bắn tới tấp vào Đà Nẵng. Trước thế tiến công, dân chúng lập tức thực
hiện “vườn không nhà trống”, phối hợp với quân do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đắp lũy
phịng ngự. Bị cơ lập giữa bãi cát với mấy đồn vừa chiếm, Đô đốc Gigault de Genoilly mới
22


vỡ lẽ “Chính phủ đã bị lừa về tính cách của việc thơn tính Nam Kỳ (…) Người ta nói với
chính phủ về những tài ngun khơng hề có, sự sẵn sàng nơi người dân nhưng kỳ thực quân
chính qui lại rất đơng và qn tự vệ thì gồm tất cả mọi người khỏe mạnh trong dân chúng”
[dẫn theo 115, tr.94]. Mặt khác, đoàn quân viễn chinh lại phải đối mặt với sự khắc nghiệt
của thời tiết miền Trung. Thức tỉnh trước tình thế, Đơ đốc Rigaul de Geouilly chuyển sang
hướng mới: cảng Sài Gịn ở phía Nam, bất chấp sự phản đối quyết liệt của các nhà truyền
giáo.
Đến Cap Saint-Jacques ngày 10/2/1859, đồn tàu tiến chậm trên sơng Sài Gòn do
phải vượt qua nhiều chướng ngại vật và đồn lũy dọc hai bên bờ. Ngày 17/2, quân Pháp tấn
công và chiếm thành Gia Định. Cũng như ở Đà Nẵng mấy tháng trước, người Pháp bị cô
lập, phải nhận từ dân chúng thái độ bất hợp tác và khơng tìm đâu ra sự nồng nhiệt đón tiếp
của các làng Gia Tô giáo như lời hứa hẹn của các giáo sỹ. Những đám cháy lớn liên tục
bùng lên, những đạo quân “ứng nghĩa” nhanh chóng thành lập. Nhưng, điều đáng sợ hơn cả
là nguy cơ về sự tấn công bất ngờ của qn đội triều đình phát xuất từ phịng tuyến Chí Hịa

vừa được xây dựng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Trong khi đó, tình hình ở Đà
Nẵng ngày càng trầm trọng: Thương vong tiếp tục, thiếu thốn đạn dược, lương thực, nhiên
liệu vận hành tàu chiến ... Khơng cịn khả năng mở cuộc tấn cơng thẳng vào Kinh đơ Huế,
Bộ trưởng Hải qn ra chỉ thị: “Hồng thượng trông cậy ở kinh nghiệm và sự sáng suốt của
ông để quyết định xem, với lực lượng mà ông chỉ huy, có nên theo đuổi việc thiết lập nền
bảo hộ trên Vương quốc An Nam không; hay là tốt hơn chỉ nên làm áp lực trên Chính phủ
đó, bằng cách chiếm đóng Đà Nẵng và các cứ điểm khác mà ơng đã hoặc sẽ có thể chiếm
được và bằng việc phong tỏa một hay nhiều hải cảng ở Nam kỳ, để đi đến một hiệp ước trên
nền tảng kế hoạch đã vạch ra ngày 25 tháng 11 năm 1857; hay đành bỏ các vị trí mà chúng
ta chiếm đóng và từ bỏ hẳn mưu tính rõ ràng nằm ngồi tầm các phương tiện mà ơng có”
[dẫn theo 115, tr.107]. Không thể chấp nhận ý tưởng từ bỏ cuộc viễn chinh, trong hoàn cảnh
hiện tại, Rigault de Genouilly nghĩ đến giải pháp thương thuyết với triều đình Huế. Yêu
sách về tự do truyền giáo trở thành chướng ngại khiến cho mọi thương thuyết của đại diện
hai phía khơng đi đến kết quả chung cuộc. Chiến tranh tái diễn, nhưng trước yêu cầu của
tình hình mới ở Peiho, đầu năm 1860, Đô đốc Page lên đường sang Trung Quốc. Cũng nên
lưu ý là, cho đến thời điểm năm 1860, quan điểm về một chế độ thuộc địa ở Annam vẫn còn
lập lờ trong tư tưởng của Napoléon III, nếu không muốn nói việc chiếm đóng chỉ là phương
tiện để đạt được hiệp ước và lợi ích thương mại vẫn chưa phải là mối bận tận tâm hàng đầu.
23


×