ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
Hà nội - 2005
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: MÔI TRƢỜNG VÀ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 7
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG . 7
1.1.1 Khái niệm môi trường 7
1.1.2 . Chức năng và vai trò của môi trường 11
1.2. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI . 16
1.2.1. Môi trường nước : 17
2.1.2. Về môi trường đất . 17
2.1.3. Về môi trường không khí . 17
1.2.4. Về chất lượng rừng và đa dạng sinh học . 18
1.2.5. Về cân băng sinh thái biển và ven bờ 19
1.2.6. Về chất thải rắn . 19
1.2.7. Tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu . 19
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG 22
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý 22
1.3.2. Khái niệm trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 28
1.3.3. Các dấu hiệu đặc trưng của trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. . 32
Chương 2 : CƠ SỞ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ , CÁC HÌNH THỨC TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THEO PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH. 40
2.1. CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
40
2.2. CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỤ THỂ. 43
2.2.1. Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 43
2.2.2. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 51
2.2.3. Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 63
2.2.4. Trách nhiệm kỷ luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 67
2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HÌNH THỨC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG. 68
Chương 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TRONG
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 72
3.1 . THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 72
3.1.1. Đặc điểm về pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam 72
3.1.2.Thực trạng chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường 79
2
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. 81
3.2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ MÔI TRƢỜNG Ở MỘT SỐ NƢỚC. 88
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ NÂNG CAO Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở NƢỚC TA 93
3.3.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường 93
3.3.2. Giáo dục đạo đức môi trường. 97
3.3.3. Các biện pháp khác nhằm nâng hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường 100
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một đất nước, dân tộc và
nhân loại. Do vậy, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề trọng yếu của
toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo
vệ môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững đã trở thành một nội dung
quan trọng của chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. Trong những thập kỷ gần đây môi trường đang có những thay
đổi theo chiều hướng xấu đi, như sự thay đổi của khí hậu toàn cầu, sự suy
giảm tầng ôzôn đang làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Sự suy giảm của
nhiều giống, loài động vật, thực vật, sự diệt vong của nhiều loài động vật quý
hiếm, vấn đề cháy rừng, vấn đề chất thải, ô nhiễm
Ở nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển
của xã hội, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường quan trọng. Môi trường
đất, nước, không khí ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp trung tâm và
các khu đông dân cư đã và đang bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên đa dạng,
sinh học bị cạn kiệt, môi trường biển, ven bờ và hải đảo có dấu hiệu xuống
cấp, sự cố môi trường ngày một ra tăng.
Để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường theo hướng phát triển bền vững. Ngày 27/12/1993 Quốc hội nước
ta đã thông qua Luật Bảo vệ môi trờng. Đạo luật này đã đề ra những nguyên
tắc về bảo vệ môi trường như : đảm bảo quyền con người sống trong môi
trường trong lành, nhà nước thống nhất quản lý việc môi trường, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra luật bảo vệ
môi trường năm 1993 đã có các quy định về phòng, chống, khắc phục suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền
4
hạn của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt luật
cũng xác lập những cơ sở pháp lý về trách nhiệm hành chính và trách nhiệm
dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cùng với Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993 thì Nhà nước cũng ban hành một loạt các văn bản pháp luật quy
định trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường như : Chương XVII của Bộ luật Hình sự quy định
các tội phạm về môi trường, Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính
phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường, Nghị định số 26/CP ngày
26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, Nghị định 121/NĐ - CP ngày 12 - 5- 2004 của Chính
phủ thay thế Nghị định 26/NĐ - CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để phù hợp với tình hình
thực tiễn hiện nay .
Tuy nhiên, thực tế từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường do bị chi phối
bởi yếu tố lợi nhuận mà ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường. Theo đánh giá của Cục Tài nguyên- Môi
trường, trong giai đoạn 1996 đến nay toàn ngành quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường đã tiến hành thanh tra thực hiện luật bảo vệ môi trường đối với
19.946 lượt cơ sở và đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 7.479 lượt cơ sở,
trong đó phạt cảnh cáo là 4.306 lượt cơ sở và phạt tiền là 3.173 lượt cơ sở với
tổng số tiền là 2.496,73 triệu đồng. Những hành vi vi phạm chính là: không
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc không thực hiện các giải pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường: chiếm 76%, gây ô nhiễm trong sản xuất kinh
doanh, không xử lý chất thải chiếm 18% gây ô nhiễm bởi tiếng ồn độ rung,
chiếm 1,2%, vi phạm trong xử lý chất thải chiếm 3,7%
Từ những thực trạng trên, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật
về bảo vệ môi trường cũng như hoàn thiện cơ chế nhằm nâng cao trách
5
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang là vấn đề cần được
quan tâm ở nước ta hiện nay.
Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài "Trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay".
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, ở nước ta về phương diện lý luận và thực tiễn thì đây là một
vấn đề còn mới mẻ và ít công trình nghiên cứu. Chỉ có một số công trình
nghiên cứu về vấn đề môi trường nhng ở khía cạnh khác như :
Năm 2001 nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành cuốn “ tiến tới kiện
toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nớc về bảo vệ môi trờng ở Việt nam “
( do GS,VS. Phạm Minh Hạc , GS. TS. Nguyễn Hữu Tăng chủ biên )
Cuốn “ Quản lý môi trường “ của nhà xuất bản Lao động - xã hội năm
2002 do PGS,TS Nguyễn Đức Khiển viết
Đề tài của Cục môi trường năm 2000 “ nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp môi trường “
Ngoài ra trên một tạp chí nghiên cứu khoa học cũng có một số bài viết đề
cập đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường nh-
ư “ Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường ở Việt nam” của tác giả
Đinh Mai Phương trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12/2003 , “ Trách
nhiệm pháp lý về môi trường ở một số nước “ của tác giả Trần Thắng Lợi
trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 tháng 3/2004 .v.v
3. Mục đích của đề tài
Với những kết quả nghiên cứu các vấn đề mà được nêu trong bản luận văn.
Tác giả hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế trách nhiệm pháp lý trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ
môi trường trong nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường
6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bản luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp, ph-
ương pháp điều tra xã hội học cụ thể, phương pháp thống kê, phương pháp
quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích thuần tuý quy phạm, phương
pháp so sánh pháp luật.
5. Két cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3 chương :
Chƣơng 1: Môi trường và khái niệm chung về trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Chƣơng 2: Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý, các hình thức trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chƣơng 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý trọng lĩnh vực
bảo vệ môi trường
7
Chƣơng 1
MÔI TRƢỜNG VÀ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. Nhận thức chung về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng
1.1.1 Khái niệm môi trƣờng
Mỗi một cơ thể sống dù là cá nhân con người hay bất kỳ một loại sinh vật
nào tồn tại trên trái đất ở trong mọi trạng thái đều bị bao quanh và bị chi phối
bởi môi trường. Vậy môi trường là gì ? nó được hình thành và có quá trình
biến đổi như thế nào ? môi trường có vai trò gì đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người ?
Trong những thập kỷ gần đây, bảo vệ môi trường đã trở thành những vấn
đề của thời đại được các quốc gia và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm .
Xung quanh khái niệm môi trường, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác
nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và trên thế
giới . Mỗi quan điểm đều cố gắng diễn đạt để đưa ra những lập luận hợp lý có
sức tuyết phục ở các mức độ khác nhau .
Quan điểm thứ nhất : cho rằng môi trường là sinh quyển, sinh
thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người, môi trường cũng là nơi
chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động sản
xuất, và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật
chất của loài người, trong số này một số có thể tái tạo được, một số khác
không thể tái tạo được. Trong quá trình khai thác nếu mức độ khai thác nhanh
hơn mức độ tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng
khoảng môi trường . Theo quan điểm này, khái niệm môi trường đề cập nhiều
8
hơn tới môi trường tự nhiên, chưa thể hiện được môi quan hệ giữa tự nhiên và
xã hội trong quan hệ tác động qua lại lẫn nhau hợp thành thể thống nhất của
môi trường nói chung. Nét nổi trội và ưu điểm của quan điểm này là đã nêu
được những yếu tố cấu thành của môi trường đó là sinh quyển, sinh thái cần
thiết cho sự sống tự nhiên của con người . Điểm hạn chế ở đây là các yếu tố
sinh quyển, sinh thái được đề cập rất chung chung, chưa được cụ thể hoá.
Trong khái niệm này các yếu tố cấu thành môi trường chưa được đề cập đầy
đủ, qua cách diễn dạt thì khái niệm toát lên tính không gian của môi trường “
là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động “
ở trong khái niệm này còn thiếu những yếu tố cơ bản cần thiết cho sự hợp
thành của môi trường đó là đất đai, động thực vật, hệ sinh thái, còn tài nguyên
không phải là yếu tố cơ bản duy nhất cấu thành môi trường, đồng thời khái
niệm này cũng chưa thể hiện được quan hệ giữa con người với môi trường
cũng như giữa các yếu tố cấu thành của môi trường với nhau .
Quan điểm thứ hai : quan điểm này cho rằng môi trường là tổng
hợp các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một sự
vật hiện tượng nào đó. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại và phát
triển trong môi trường nhất định. Đối với cơ thể sống thì môi trường là tổng
hợp những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Tương
tự như vậy đối với con người thì “ môi trường là tổng hợp tất cả các điều kiện
vật lý, hoá học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống và phát
triển của từng cá nhân của cộng đồng người . Khái niệm này mang tính bao
quát hơn so với khái niệm trên, môi trường được đề cập toàn diện hơn với dầy
đủ các yếu tố cấu thành của nó bao quanh cơ thể sống. Điểm nổi trội của quan
điểm này là đã đặt môi trường trong mối quan hệ với sự sống, môi trường
gắn với sự sống, đặc biệt quan niệm này nhấn mạnh quan hệ giữa các cơ thể
sống với môi trường, qua đây có thể hiểu môi trường sống của con người là
9
những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người, của xã
hội loài người . Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội. Môi trường tự niên giúp cho con người tồn tại và phát
triển thể chất còn môi trường xã hội có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân
cách, đạo đức, phong cách nếp sống của mỗi cá nhân trong xã hội .
Quan điểm thứ ba : Môi trường ở thời điểm nhất định là tập hợp
các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học và nhân tố xã hội có thể có hậu quả trực
tiếp, hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài tới các sinh vật sống và các hoạt
động của con người . Khái niệm này đã hàm chứa tương đối đầy đủ các yếu tố
cấu thành môi trường, đó là các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, xã hội Mặc
dù khái niệm không đề cập cụ thể tới các yếu tố tự nhiên, xã hội, nhưng qua
cách diễn đạt mang tính khái quát đã bao hàm đầy đủ các nhân tố tự nhiên và
xã hội cấu thành môi trường . Điểm mới của quan điểm này là ở chỗ xác định
tính thời gian của môi trường. Theo quan điểm này thì môi trường cũng có
tính thời gian, môi trường không phải là “ cái gì “ đó tĩnh tại, bất biến mà nó
luôn thay đổi theo thời điểm. Có thể nói đây là quan điểm tương đối toàn diện
về môi trường đã đề cập đến cả thời gian và tính không gian cũng như những
ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và lâu dài của môi trường đối với đời sống con
người . Tuy nhiên quan điểm này có hạn chế là chưa thể hiện được mối quan
hệ giữa các yếu tố cấu thành môi trường và quan hệ giữa môi trường với con
người .
Quan điểm thứ tư : quan điểm này căn cứ trên quan điểm của
Chủ nghĩa Mác - LêNin về các điều kiện sống của con người, sự tồn tại và
phát triển của loài người . Theo quan điểm này thì C.Mác đã chỉ ra yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người đó là điều kiện địa lý,
dân số, và phương thức sản xuất trong điều kiện hiện tại, ba nhân tố cũng có
thể được xem là các nhân tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi
10
trường kinh tế. Với cách tiếp cận như vậy, quan điểm này cho rằng : môi
trường là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân
tạo bao xung quanh con người, có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại, phát triển
của con người và xã hội loài người . Như vậy khái niệm môi trường ở đây
không phải là thế giới tự nhiên nói chung, bất kỳ, mà là thế giới tự nhiên đặt
trong mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người và xã
hội loài người nói chung. Môi trường được hiểu theo cách diễn đạt này mang
tính bao quát rất rộng và đầy đủ, bao hàm tất cả môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội và môi trường nhân tạo, đồng thời nó thể hiện được mối quan
hệ tương tác giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội, nhân tạo và nêu bật được vai trò
của môi trường đối với đời sống của xã hội loài người . Tuy nhiên theo quan
điểm này thì có thể thấy môi trường được thể hiện chủ yếu ở khía cạnh phân
loại môi trường mà chưa thể hiện được cấu trúc môi trường .
Quan điểm thứ năm : môi trường theo điều 1 Luật bảo vệ môi
trường được nước ta ban hành ngày 10/01/1994 thì “ Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại triển của
con người và thiên nhiên “. Theo quan điểm này thì khái niệm môi trường đề
cập nhiều hơn về góc độ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng tới đời sống con
người.
Như vậy khái niệm môi trường, tuỳ theo góc độ tiếp cận thì được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại các quan điểm trên đều
đề cập đến các nội dung của môi trường là :
- Nêu rõ bản chất bao quanh của môi trường đối với cơ thể sống .
- Môi trường có ảnh hưởng và tác động tới các cơ thể sống, tới sản xuất,
tới tồn tại và phát triển của xã hội.
11
- Các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành môi trường và quan hệ giữa
sự tồn tại và phát triển của xã hội .
- Cấu trúc của môi trường và các yếu tố cấu thành môi trường.
Do đề tài luận văn là nghiên cứu “ trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường” nên tác giả chọn cách tiếp cận khái niệm môi trường theo
quan điểm thứ năm, tức là theo điều 1 của Luật bảo vệ môi trường nước ta
ban hành ngày 10/01/1994 . Như vậy nếu khái niệm môi trường được hiểu
theo nghĩa này thì bảo vệ môi trường được hiểu là “những hoạt động giữ cho
môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng
sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên “( điều 1 Luật bảo vệ môi trường nước ta ban hành ngày 10/01/1994 )
và tất cả các hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều phải chịu trách nhiệm
pháp lý.
1.1.2 . Chức năng và vai trò của môi trƣờng
1.1.2.1. Chức năng của môi trường
Môi trường là cái nôi sinh thành và phát triển của của con người. Những
yếu tổ cấu thành môi trường như : không khí, nước, ánh sáng đèu quan trọng
đơi với con người. Không khí để thở, nước để ăn uống và sinh hoạt, không
gian là nơi con người sinh sống tất cả những thành phần của môi trường đều
có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Sống trong
môi trường, con người một mặt chịu sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường,
mặt khác con người tác động vào môi trường và làm môi trường biến đổi. Sự
biến đổi của môi trường lại ảnh hưởng trở lại con người. Sự phát triển kinh tế
xã hội là một quá trình sử dụng các tài nguyên sống và không sống để sản
xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người. Dù là
12
trong cuộc sống thường ngày hoặc trong sự phát triển kinh tế – xã hội, môi
trường có những chức năng không thể phủ nhận.
Từ nhiều thập kỷ nay, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai
trò hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế cũng
như sự sống của con người, bởi vì môi trường không chỉ cung cấp nguồn tài
nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi
chứa và hấp thụ phế thải sản xuất sinh hoạt do con người thải ra. Những chức
năng của môi trường liên quan đến hoạt động kinh tế có mối tương tác chặt
chẽ với nhau và trong những trường hợp nhất định chúng có thể triệt tiêu lẫn
nhau. Chẳng hạn như những chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất có chứa
nhiều chất độc hại sẽ làm giảm nguồn tài nguyên của môi trường, đó là việc ô
nhiễm nguồn nước, đất, do sản xuất công nghiệp. Sự ô nhiễm đó lại tác động
trở lại quá trình sản xuất làm cho sản xuất khó khăn.
Môi trường tự nhiên trong quan hệ với đời sống của con người và sự phát
triển của xã hội loài người là một hệ thống tự nhiên có các chức năng sau
[ 45, tr 22-29 ]:
+ Thứ nhất : Môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự
nhiên của con người. Chức năng đầu tiên của môi trường là nơi sinh sống và
phát triển của xã hội loài người. Với chức năng này môi trường là nơi cung
cấp hệ sinh thái như yếu tố vật chất cơ bản giúp cho sự tồn tại và phát triển
của con người bao gồm không khí, nguồn nước, đất, cây cối, rừng và sinh vật
. Những yếu tố này nếu bị tổn hại đến một mức độ nhất định thì hậu quả của
nó sẽ đe doạ đến sự sống của con người
+ Thứ hai: Môi trường là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm
thành đối tượng lao động sản xuất và hình thành các nguồn cần thiết cho việc
sản xuất ra của cải của con người. Trong số này có một số có thể tái tạo được,
một số khác không tái tạo được . Trong quá trình khai thác, nếu mức độ khai
13
thác nhanh hơn mức độ tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc
khủng hoảng đối với môi trường . Với chức năng thứ hai này môi trường là
nơi cung cấp nguyên liệu và năng lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
tế và đời sống con người. Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào
nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên và môi trường chính là nơi cung cấp
các yếu tố đó. Tuỳ theo trình độ phát triển của xã hội, số lượng tài nguyên
được con người sử dụng ngày càng tăng. Thông thường nguồn tài nguyên này
được chia thnàh 2 loại :
- Nguồn tài nguyên có thể tái tạo được như cây rừng, các loài động vật ở
trong rừng, cá dưới biển là một trong những nguồn tài nguyên mà trong quá
trình khai thác nếu con người biết phục hồi chúng sẽ không bap giờ bị cạn
kiệt (trừ những biến động bất thường của tự nhiên) gây ra có thể làm cho loài
này hoặc loài khác bị tuyệt chủng . Đối với loại tài nguyên này nếu tốc độ
khai thác khai thác và sử dụng lớn hơn tốc độ được tái tạo, phục hồi thì dần
dần sẽ dẫn tới bị cạn kiệt, không còn nữa. Vì vậy, để duy trì nguồn tài nguyên
này, cũng là nhằm duy trì môi trường sống trong sạch thì đi đôi với việc khai
thác và sử dụng cần phải có giải pháp khôi phục và tái tạo thường xuyên sao
khả năng khôi phục và tái tạo phải lớn hơn tốc độ khai thác.
Những nguồn tài nguyên tái tạo được có thể được sử dụng một cách lâu
dài nếu người sử dụng có ý thức duy trì và bổ sung chúng. Nếu sử dụng quá
mức hay không có quản lý chặt chẽ có thể dẫn tới làm cho nguồn tài nguyên
này bị giảm đi, thậm chí bị tiêu huỷ hoàn toàn.
- Nguồn tài nguyên không thể tái tạo được là các loại tài nguyên như
quặng sắt, dầu mỏ, kim cương, than đốt có sẵn trong lòng đất, trong quá
trình khai thác và sử dụng nguồn tiềm năng này sẽ dần dần bị cạn kiệt và tiến
tới không còn nữa. Theo sự phát triển của lịch sử khi loài người càng tiến bộ
thì các nguồn tài nguyên càng được khai thác nhiều hơn. Đối với nguồn tài
14
nguyên không thể tái tạo, việc sử dụng chúng một cách lãng phí, khai thác
bừa bãi, không có hiệu quả sẽ dần đến làm giảm nhanh chóng nguồn tài
nguyên này cho tới khi bị cạn kiệt vĩnh viễn. Để duy trì bền vững nguồn tài
nguyên không thể tái tạo được cần phải thực hiện triệt để nguyên tắc tiết kiệm
trong sử dụng, khai thác hợp lý có hiệu quả, đồng thời không khai thác bừa
bãi.
+ Thứ ba: Môi trường là nơi chứa đựng chất thải của quá trình sinh hoạt
trong cuộc sống của con người cũng như trong quá trình sản xuất.
Trong quá trình sinh sống và phát triển xã hội, con người một mặt khai
thác các nguồn tài nguyên để sinh hoạt và sản xuất các loại hàng hoá khác
nhau, mặt khác lại thải vào môi trường các chất thải trong sinh hoạt và sản
xuất. Các chất thải có nhiều nguồn khác nhau:
- Các chất thải công nghiệp được thải ra từ các xí nghiệp, nhà máy bao
gồm:
Các loại chất bụi khí
Các loaị phế liệu gồm kim loại, đồ gỗ, chất dẻo, cao su, đồ thuỷ
tinh
Các loại nước thải trong đó có hoà tan các chất hữu cơ, các hoá chất,
kim loại và dầu mỡ
- Các chất thải trong nông nghiệp bao gồm cá loại phân hoá học,thuốc trừ
sâu, diệt cỏ, thuốc kích thich sinh trưởng tồn tại trong đất, nước, phân, nước
tiểu của lác loại động vật nuôi.
- Các chất thải sinh hoạt, bao gồm nước thải, rác thải sinh hoạt, các loại
khí bụi của lò bếp.
- Các chất thải của các phương tiện giao thông vận tải như xe máy, máy
bay, tàu thuỷ
15
Khả năng hấp thụ chất thải của môi trường không phải là vô hạn. khi các
chất thải được thải ra quá mức, môi trường không hấp thụ và phân huỷ hoặc
đồng hoá được hết chúng, thì khi đó sự ô nhiễm sẽ tăng lên gấp bội vì vậy cần
phải có nhiều giẩi pháp xử lý đặc biệt để tự chúng ta không biến môi trường
của chúng ta thành một bãi rác thải.
1.1.2.2. Vai trò của môi trường đối với đời sống kinh tế – xã hội hiện nay
Từ việc nhận thức chức năng của môi trường cho thấy môi trường có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế – xã hội.
Môi trường là không gian chứa đựng cơ thể sống bao hàm xã hội loài
người, giới sinh vật (động vật và thực vật) . Mỗi cơ thể sống không thể tồn tại
ngoài môi trường được, môi trường là không gian sống của mọi loài sinh vật
(kể cả con người). Các loài sinh vật sinh ra, lớn lên, trưởng thành và tiêu vong
đều ở trong môi trường. Nếu không gian môi trường trong lành sẽ làm cho
chất lượng cuộc sống được nâng cao, mọi loài sinh vật sẽ có điều kiện thuận
lợi để phát triển tốt . Ngược lại nếu không gian môi trường bị ô nhiễm, môi
trường bị suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đễn chất lượng của cuộc sống và
như vậy sẽ cản trở phát triển bình thường của mọi loài vật, trong đó có con
người. Do đó bảo vệ môi trường trong sạch có tác dụng trực tiếp đến việc bảo
tồn và duy trì sự sống của mọi sinh vật ở môi trường.
Môi trường là nơi cung cấp các yếu tố cần thiết, các điều kiện cần thiết cho
sự sống của tất cả các loài sinh vật. Ăngghen nói „ con người là sản phầm của
tự nhiên”, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên, cùng phát triển với
môi trường tự nhiên. Vật chất trong cơ thể con người do tự nhiên cung cấp
như không khí, nước, thức ăn Con người và môi trường tự nhiên có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Sống trong môi trường, một mặt con người chịu
ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, mặt khác con người lại tác động vào
môi trường làm cho môi trường biến đổi và sự biến đối này lại ảnh hưởng trở
16
lại đối với con người. Các Mác đã từng khẳng định là “mọi giá trị sử dụng mà
con người dụng nó hàng ngày đều do hai yếu tố cấu thành nên đó là nền vật
chất do tự nhiên cung cấp và lao động sống của con người được kết tinh vào
trong đó“.
Môi trường là nơi diễn ra mọi quá trình lao động sản xuất, dù đó là sản
xuất nông nghiệp hay công nghiệp cũng đều phải dựa trên nền tảng của môi
trường. Các hoạt động văn hoá, xã hội, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ
thuật cũng phải dựa vào môi trường, sử dụng các “chất liệu” do môi trường
cung cấp.
Nói tóm lại mọi sự sống trên trái đất và mọi quá trình hoạt động của con
người đều được tiến hành trong môi trường và sử dụng các yếu tố sẵn có của
môi trường. Xuất phát từ nhận thức đó chúng ta khẳng định môi trường có vai
trò to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi loài sinh vật
sống trong môi trường.
1.2. Thực trạng môi trƣờng ở Việt nam và thế giới
Ở Việt Nam trong những năm vừa qua với sự phát triển của các thành tựu
kinh tế, thì đi kèm với nó là sự suy thoái về môi trường. Việc mở rộng các
hoạt động kinh tế, thông qua việc phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp và
tăng cường đầu tư mà thực tế còn thiếu những biện pháp bảo vệ môi trường
đã tác động tiêu cực đến môi trường . Chính sách xoá bỏ bao cấp đã buộc
các doanh ghiệp phải tự trang trải kinh phí hoạt động sản xuất kinh doanh,
cũng như các chi phí do gây ô niễm môi trường. Bên cạnh đó tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao kéo theo như cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ
tầng và thức đẩy quá trình đô thị hoá, đồng thời, sự phân phối thu nhập không
đồng đều kéo dài đã tạo áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên do những người
17
nghèo chỉ còn cách kiếm sống duy nhất là khái thác cùng kiệt những tài
nguyên có trong tầm tay họ.
Có thể nói hiện nay, Việt nam đang phải chịu những thách thức về môi
trường sau [ 2 ] :
1.2.1. Môi trƣờng nƣớc
Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm chủ yếu là các vùng hạ lưu sông
do ảnh hưởng chất thải từ các khu đô thị và cơ sở công nghiệp. Nguồn gây ô
nhiễm chính là nước thải chưa qua xử lý, xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt
của dân cư đô thị và các hoạt động sán xuất công nghiệp, các loại nước thải
này thường được đổ thẳng ra sông, kênh, rạch, ao, hồ mà không được xử lý .
Hiện nay với khoảng 70 khu công nghiệp và hơn 1.000 bệnh viện trên cả
nước, mỗi ngày có hàng triệu m3 nước thải không qua xử lý đổ vào môi
trường. Điển hình là ô nhiễm môi trường nước trên các lưu vực sông Cầu,
sông Nhuệ, sông Đáy và sông Sài gòn- Đồng Nai.
2.1.2. Về môi trƣờng đất
Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là : xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và
mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá, phèn hoá, bạc mầu, khô hạn và sa
mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm. Trên 50%
diện tích đất ( 3,2 triệu ha ) ở đồng bằng và trên 60% diện tích đất ( 13 triệu
ha ) ở vùng đồi núi có những vấn đề liên quan tới suy thoái đất. Sự suy thoái
môi trường kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng
giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đến mức báo động.
2.1.3. Về môi trƣờng không khí
Các yếu tố gây ô nhiễm không khí hiện nay là bụi và khí thải từ sản xuất
nông nghiệp và đặc biệt là hoạt động giao thông vận tải. Năm 2002, hoạt động
giao thông vận tải đã được sử dụng khoảng 1,5 triệu tấn xăng và dầu diezel.
18
Tương ứng với lượng xăng dầu tiêu thụ đó, lượng phát thải các loại khi ô
nhiễm là khoảng hơn 6 triệu tấn CO
2
, khoảng 61.000 tấn CO
2
, 35.000 tấn
NO
2
, 12.000 tấn SO
2
, và hơn 22.000 tấn CmHn .
Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là nhiệt điện,
vật liệu xây dựng, luyện kim, hoá chất, khai thác khoáng sản. Công nghệ sản
xuất còn lạc hậu và thiếu các thiết bị xử lý ô nhiễm bụi và khí thải là nguyên
nhân gây ra ô nhiễm không khí. Ở một số nút giao thông tại các khu đô thị
lớn, nồng độ các chất ô nhiễm không khí đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép .
1.2.4. Về chất lƣợng rừng và đa dạng sinh học
Đây là một trong những vấn đề môi trường bức xúc nhất của nước ta hiện
nay .Theo thống kế, diện tích đất có rừng ở nước ta hiện nay vào khoảng 11,5
triệu ha trong đó có 84% là rừng tự nhiên. Tuy nhiên trong vòng chưa đầy 50
năm, diện tích che phủ rừng giảm từ 43% xuống còn 27% năm 1990. Sau đó
nhờ những giải pháp kịp thời, diện tích rừng đã được nâng lên 33% vào năm
2001 và 34% vào năm 2003. Mặc dù vậy, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng
ngập mặn vẫn tiếp tục bị tàn phá nghiêm trọng. Rừng giầu, rừng kín, rừng
nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% và rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng
diện tích rừng. Nguyên nhân chính là do cháy rừng, tình trạng phá rừng bừa
bãi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai (làm đầm nuôi thuỷ sản, xây dựng
đường sá, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp ), dẫn đến thu hẹp nới cư
trú và nguồn nuôi dưỡng các giống loài, tình trạng buôn bán trái phép động
thực vật quý hiếm, sử dụng các biện pháp khai thác có tính huỷ diệt và gia
tăng ô nhiễm môi trường cũng góp phần suy giảm đa dạng sinh học. Ngoài ra,
việc nhập các giống loài ngoại lai thiếu kiểm soát cũng là mối đe dọa đối với
các giống bản địa. Chất lượng môi trường sống trong các hệ sinh thái bị suy
giảm, bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi và nguồn gien đặc hữu cũng bị tổn
thất hoặc bị suy thoái, có nơi đến mức nghiêm trọng.
19
1.2.5. Về cân băng sinh thái biển và ven bờ
Nước ta có bờ biển dài hơn 3.200km với nhiều hệ sinh thái rừng nập mặn
đặc thù và đa dạng sinh học cao. Gần 60% dân số, 50% đô thị lớn và quan
trọng, cũng như hầu hết các khu công nghiệp lớn của cả nước tập trung ở các
vùng vẹ biển. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế – xã
hội gây ra có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường biển và ven bờ nước ta. Việc
khai thác quá mức và sử dụng các biện pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt đã
làm cho các nguồn lợi thuỷ sản bị giảm nghiêm trọng. Việc nuôi trồng thuỷ
sản ven biển, nhất là nuôi tôm trên cát tràn lan và không chú ý đến phục hồi
cải tạo sau khai thác đã làm suy giảm mạnh hệ sinh thái ven biển .
Đặc biệt, các trung tâm du lịch nằm ven biển cũng là những nguồn xả lớn
nước thải và rác thải ra biển. Ngoài ra, các sự cố xảy ra trong vận tải đường
thuỷ và khai thác dầu khí cũng gây ô nhiễm môi trường biển. Hoạt động vận
tải đường thuỷ ngày càng phát triển tương ứng với sự phát triển của nền kinh
tế và các hoạt động thông thương quốc tế, dẫn đến các rủi ro về môi trường
như sự cố tràn dầu, đắm tầu trở nên phổ biến hơn .
1.2.6. Về chất thải rắn
Mỗi năm ở nước ta có hơn 13 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau, lớn nhất là từ các hộ gia đình, nhà hàng, khu chợ và cơ sở
kinh doanh, chiếm hơn 80% lượng thải . Chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng
1% tổng lượng chất thải rắn, bắt nguồn từ cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y
tế, và các hoạt động nông nghiệp. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây là mối hiểm
hoạ tiềm tàng và có xu hướng gia tăng. Việc xử lý chất thải rắn còn ở mức rất
thô sơ, chủ yếu dưới hình thức chôn lấp các bãi rác lộ thiên và không được
vận hành đúng kỹ thuật, gây ra nhiều vẫn đề môi trường cho các cư dân quanh
vùng và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
1.2.7. Tác động của các vấn đề môi trƣờng toàn cầu
20
Bên cạnh đó, do môi trường là một vấn đề có tính chất liên ngành, liên
vùng và toàn cầu nên nước ta cũng chịu tác động bởi các biến động và thay
đổi của các vấn đề toàn cầu cũng như từ các quốc gia láng giềng. Những tác
động chính dưới đây cũng là những thách thức cần được quan tâm giải quyết
như :
+ Vấn đề môi trường của lưu vực sông Mê Kông và sông Hồng .
Đồng bằng Cửu Long, hạ lưu của sông Mê Kông chảy qua 5 nước và là
nơi sán xuất ra 40% sản lượng lương thực của cả nước, cho nên bất kỳ một lợi
hoạt động nào trên thượng lưu, đều tác động trực tiếp đến môi trường và các
hệ sinh thái của đất nước .
Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy ra vịnh Bắc Bộ do đó các hoạt
động ở thượng nguồn đều có ảnh hưởng đến đồng bằng BắcBộ và ven bỉên
vùng đông dân nhất nước ta.
+ Vấn đề môi trường của các vùng rừng chung biên giới.
Các tài nguyên đa dạng sinh học thuộc các vùng rừng biên giới cần được
bảo vệ vì quyền lợi chung của cả nước. Khai thác gỗ bất hợp pháp, không
kiểm soát được, đốt phát rừng dẫn đến thảm hoạ cháy rừng, buôn bán săn bắt
động vật hoang dã trong các vùng có chung biên giới như Trung Quốc, Lào
và Cămpuchia đang làm suy giảm đa dạng sinh học, gây ra huỷ hoại môi
trường chung giữa các nước này .
+ Vấn đề mưa a- xít
Mua a- xít là do khí thải có chứa SO2 và một số hoá chất khác từ các cơ
sở sản xuất công nghiệp, sau đó kết hợp với nước, tạo thành các axít sulfuric
và nitric. A-xít theo nước mưa, tuyết, sương rơi trở lại mặt đất. Một số trung
tâm mưa a- xít của thế giới đang chuyển dịch dần về Việt Nam . Các hậu quả
của mưa a- xít bao gồm phát huỷ cây cối, rừng và làm giảm sản lượng mùa
21
màng, gây ô nhiễm các dòng sông, hồ, ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản và
các sinh vật khác, phá huỷ các công trình kiến khác .
+ Vấn đề ô nhiễm tầng khí quyển, hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm tầng ô-
zôn .
Tầng ô-zôn bị suy giảm do tác động của con người gây ra là nguyên nhân
tác động đến sức khoẻ con người và sự phát triển của tự nhiên. Khí thải công
nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông có động cơ, khí thoát từ các
quá trình sinh học đã là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí.
Hậu qủa được thể hiện ở 2 dạng:
Sự thay đổi khí hậu của quả đất dẫn đễn sự mất cân bằng của hệ sinh thái.
Mực nước biển dân cao .
+ Vấn đề ô nhiễm biển đại dương : nguyên nhân chủ yếu là do tổng chất
phóng xạ có trong đại dương tăng nhiều lần, lượng dầu do tầu đắm, rò rỉ trong
vận chuyển và phun ra từ giếng khai thác vào các đại dương .
Các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng , các nguồn chất thải từ đất liền đã
gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Biển Đông cũng nằm trong tình trạng
chung như các đại dương và biển khác .
+ Vấn đề chuyển dịch ô nhiễm : Theo tài liệu về quy hoạch môi trường của
Liên hợp quốc mỗi năm toàn cầu có 500 triệu tấn rác thải nguy hại, trong đó
98% là của các nước phát triển. Việc một số nước phát triển chuyển dịch công
nghệ lạc hậu và các chất thải dưới nhiều hình thức khác nhau sang các nước
phát triển là một thực tế cần được chú trọng .
Từ những thực trạng môi trường nói trên, công tác bảo vệ môi trường của
nước ta đang phải đứng trước nhiều thử thách, trong đó nổi lên là :
+ Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp . Đặc biệt là chưa biến
nhận thức về bảo vệ môi trường thành hành động .
22
+ Bộ máy tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng được yêu
cầu, vừa thiếu về lực lượng vừa yêú về năng lực .
+ Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi dự báo
mức độ ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng .
+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực bảo vệ
môi trường của nhà nước và các doanh nghiệp đều bị hạn chế.
+ Sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo chưa được giải quyết một
cách cơ bản.
+ Hội nhập kinh tế đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường và tác
động của các vấn đề môi trường khu vực toàn cầu ngày càng lớn .
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm với
yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được xử lý đang là thách thức lớn nhất trong
công tác bảo vệ môi trường.
1.3. Những vấn đề chung về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng
1.3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Trong đời sống xã hội, ở những lĩnh vực khác nhau, thuật ngữ “ Trách
nhiệm “ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong lĩnh vực hoạt động xã
hội, chính trị, đạo đức, thuật ngữ “ trách nhiệm “ được hiểu theo khía cạnh
tích cực : đó là bổn phận, thái độ tích cực đối với bổn phận đó . Nếu thiếu
trách nhiệm sẽ bị cộng đồng xã hội đánh giá và lên án . Các nghĩa của thuật
ngữ trên được sử dụng trong quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ với tập thể,
nhân dân, tổ quốc nói chung hoặc dối với toàn nhân loại.
Trong lĩnh vực pháp luật „ trách nhiệm “được hiểu theo 2 nghĩa tích cực và
tiêu cực .
23
+ Ở khía cạnh tích cực, khái niệm “ trách nhiệm „ có nghĩa là chức trách,
công việc được giao bao hàm cả quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.
Chủ thể của trách nhiệm có bổn phận, thái độ tích cực thực hiện những quyền
và nghĩa vụ được nhà nước giao.
+ Ở khía cạnh tiêu cực khái niệm “trách nhiệm” trong lĩnh vực pháp luật
được hiểu là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của nhà nước)
mà cá nhân tổ chức phải hứng chịu khi thực hiện hoặc thực hiện không đúng
quyền và nghĩa vụ được giao phó. Đó là khái niệm trách nhiệm truyền thống
trong khoa học pháp lý và trách nhiệm pháp lý được hiểu theo nghĩa này. Như
vậy trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với những hành vi đã thực hiện
trong quá khứ . Theo nghĩa này trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm sau :
Thứ nhất : Cở sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Ở đâu
có vi phạm pháp luật thì ở đó có trách nhiệm pháp lý. Vi phạm pháp luật có
các dấu hiệu cơ bản sau: là hành vi có tính trái pháp luật gây thiệt hại cho xã
hội, có lỗi, do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện. Các dấu hiểu ấy là nội
dung cơ bản của bốn yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật : mặt khách
quan; khách thể; mặt chủ quan; chủ thể.
o Mặt khách quan của vi phạm pháp luật : Mặt khách quan của vi
phạm pháp luật bao gồm toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó
[44, tr 338]. Vi phạm pháp luật trước hết là hành vi thể hiện bằng
hành động hoặc không hành động. Không thể coi là vi phạm pháp
luật trong ý nghĩ, tư tưởng, nhận thức, ý chí của con người nếu
chúng không biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi cụ thể. Về vấn đề
này C. Mác đã viết „ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không
tồn tại đối với pháp luật; hoàn toàn không phải là đối tượng của nó”
[42, tr 19]. V.I. Lênin cũng khẳng định rằng hành vi của con người
24
là dấu hiệu duy nhất để đánh giá kết luận về sự suy nghĩ tâm trạng
của nó.
Dấu hiệu thứ hai của mặt khách quan là tính trái pháp luật của hành
vi, tức là hành vi đó trái với yêu cầu của những quy phạm pháp luật
nhất định. Tính trái pháp luật dưới hình thức hành động là làm điều
pháp luật cấm hoặc làm không đúng điều pháp luật cho phép, dưới
hình thức không hành động là không thực hiện nghĩa vụ mà pháp
luật đã quy định mặc dù cấn phải và có thể thực hiện nghĩa vụ đó.
Những hành vi trái với quy tắc đạo đức, quy tắc xã hội nếu không
đồng thời trái với pháp luật thì không phải là vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu thứ ba của mặt khách quan là mọi hành vi trái pháp luật
đều xâm phạm đến trật tự pháp luật, gây thiệt hại chung cho xã hội
hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hay tinh thần cho cho từng thành
viên cụ thể của xã hội, vì vậy ở những mức độ khác nhau hành vi
trái pháp luật đều nguy hiểm cho xã hội.
Dấu hiệu thứ tư của mặt khách quan là mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả của nó, tức là thiệt hại cho xã hội xảy ra là do kết
quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.
o Khách thể của vi phạm pháp luật : mọi hành vi trái pháp luật đều
xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo
vệ, những quan hệ xã hội ấy chính là khách thể của vi phạm pháp
luật. Tính chất của khách thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật.
o Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật được đặc trưng bởi yếu tố lỗi, liên quan đến lỗi là mục
đích và động cơ của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.