Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích tháp tuổi của nước Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.13 KB, 6 trang )

Vẽ tháp tuổi của nước Trung Quốc năm 2015 và 2030
1. Dân số Trung Quốc năm 2015
a. Xử lí số liệu
Nhóm

Bảng
số và cơ cấu
nhóm tuổi
Quốc năm

tuổi
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75+
Tổng

Dân số
Nam


Nữ
49,137
41,293
47,278
38,989
47,146
38,534
50,603
42,529
55,895
48,426
62,903
57,383
50,672
47,894
46,739
44,549
58,393
56,033
60,398
58,075
49,144
47,547
38,312
36,963
36,871
36,850
24,866
24,883
16,398

16,866
20,750
25,361
1377680

Cơ cấu (%)
Nam
Nữ
3.566648
2.997285
3.431711
2.830048
3.42213
2.797021
3.673059
3.087001
4.057183
3.51504
4.565864
4.165191
3.678067
3.476424
3.392588
3.233625
4.238502
4.0672
4.384037
4.21542
3.567156
3.451237

2.780907
2.682989
2.676311
2.674787
1.804918
1.806152
1.190262
1.224232
1.506155
1.840848
100

số liệu dân
dân số theo
của Trung
2015

b. Vẽ

Tháp dân số Trung Quốc năm 2015

c. Nhận xét
- Hình dạng: tháp phình to ở giữa và thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp -> kiểu tháp thu hẹp

-

-> thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già
+ Đáy tháp thu hẹp: thể hiện nhóm tuổi 0 – 4 tuổi chỉ chiếm 6,56%, cho thấy mức
sinh tương đối thấp.
+ Đỉnh hẹp: thể hiện nhóm tuổi >75 tuổi chỉ đạt 3,34%, điều này cho thấy tuổi thọ

trung bình của dân số Trung Quốc cũng tương đối thấp.
+ Thân tháp thể hiện dân số Trung Quốc có nhiều biến động.
Cơ cấu theo nhóm tuổi:


+ Tỉ lệ dưới độ tuổi lao động (trẻ từ 0 – 14 tuổi) tương đối thấp chiếm 19,04% trong
tổng số dân -> dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.
+ Tỉ lệ người già (trên độ tuổi lao động >60) cũng chiếm tỉ lệ tương đối 14,72% tổng
số dân, gần bằng với tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động -> gây khó khăn cho việc phát triển
kinh tế, tăng phúc lợi xã hội, chăm sóc y tế cho người già.
+ Còn số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn trong tổng số dân 66,24% ->
Là điều kiện thuận lợi cho nguồn lao động dồi dào, động lực chính cho sự phát triển kinh tế
và xã hội.
- Cơ cấu giới tính:
+ Tỉ số giới tính SR = 108, như vậy cứ 100 nữ thì có sấp xỉ 108 nam -> dẫn đến tình
trạng mất cân bằng giới tính.
+ Tỉ lệ nam > tỉ lệ nữ. Nam chiếm 51,94% trong tổng số dân, nữ chiếm 48,06% trong
tổng số dân.
+ Tỉ lệ nam trong độ tuổi lao động là 34,34% trong khi đó tỉ lệ nữ trong độ tuổi lao
động là 31,89% -> lực lượng lao động là nam giới chiếm tỉ lệ nhiều hơn nữ giới.
+ Tuy nhiên, tuổi thọ của nữ giới vẫn cao hơn nam giới.
 Như vậy, dân số Trung Quốc năm 2015 là 1377680 người, dẫn đầu thế giới, tuy nhiên thì
dân số Trung Quốc đang chuyển tiếp từ cơ cấu dân số trẻ sang dân số già do ảnh hưởng của
chính sách một con từ những năm trước đó. Tỉ lệ nam giới đang lớn hơn tỉ lệ nữ giới, điều
đó có thể dẫn đến việc mất cân bằng giới tính trong nhiều năm sắp tới. Trung Quốc là nước
đang phát triển cao với dân số đông nhất thế giới, nên dân số đông với nguồn lao động dồi
dào là một thuận lợi lớn cho việc phát triển dân số. Tuy nhiên với tỉ lệ sinh giảm khiến dân
số bị già hóa ảnh hưởng tới nguồn lao động trong tương lai, do đó chính phủ Trung Quốc
cũng đã gỡ bỏ chính sách một con và cho phép mỗi gia đình được sinh hai con để khắc phục
nguy cơ dân số bị già hóa.

d. Giải thích
- Tổng tỉ suất sinh ở Trung Quốc năm 2015 đạt 1,8 con trên mỗi người phụ nữ và mức sinh
đạt 13%o. Tỉ lệ này còn dưới cả nước Mỹ và nhiều quốc gia khác trong thế giới các nước
phát triển. Tỉ lệ sinh thấp sẽ làm cho quy mô dân số sẽ bị già hóa nhanh chóng, trong khi lực
lượng lao động trẻ mỗi lúc một giảm. Nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ sinh của Trung Quốc
giảm là do chính sách “Một con” được áp dụng từ những năm 1980, nhằm kiểm soát sự gia
tăng dân số một cách nhanh chóng. Chính sách này đã giảm bớt rất nhiều ca sinh nở, giữ
mức gia tăng dân số ở mức ổn định. Tuy nhiên với chính sách này cũng gây nhiều tác động
tiêu cực, bao gồm nạn phá bỏ thai nhi là con gái để sinh con trai, dẫn đến việc mất cân bằng
giới tính, ước tính đến năm 2030- 2050 sẽ có khoảng 20% nam giới Trung Quốc không có
vợ để lấy. Chính sách này cũng dẫn đến quy mô dân số bị già hóa.
- Tỉ suất tử thô cũng cao đạt 8,0% o. Tỉ lệ người già chiếm tỉ lệ cao 14,72% trong tổng số dân,
làm cho cơ cấu dân số Trung Quốc đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già. Sự già hóa dân
số sẽ làm tăng thêm gánh nặng lên hoạt động chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội. Điều này sẽ
khiến nền kinh tế gặp thêm nhiều khó khăn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng. Vấn đề già
hóa dân số làm thu hẹp lực lượng lao động, vì vậy Trung Quốc cũng đã tăng cường nhập
khẩu lao động từ các nước khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế.
- Nhận thức được nguy cơ già hóa dân số và hậu quả của chính sách “Một con”, mấy năm gần
đây Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng dần chính sách một con. Cụ thể vào tháng 1/2014,
Trung Quốc đã cho phép các cặp vợ chồng sinh thêm đứa con thứ hai, nếu ông bố hoặc bà
mẹ là con một. Tuy nhiên, theo một cuộc thăm dò dư luận tiến hành trong tháng 1/2015 cho


-

thấy không nhiều người Trung Quốc muốn sinh thêm con, kể cả khi chính quyền đã nới lỏng
hạn chế. Do hơn ba thập kỉ sống dưới chính sách một con đã khiến người dân Trung Quốc
quen với tiêu chuẩn này. Ngoài ra, cũng do áp lực từ công việc, cuộc sống khiến nhiều người
không muốn sinh nhiều con.
Nguyên nhân của việc tuổi thọ trung bình của nữ lớn hơn tuổi thọ trung bình của nam là do

đây là một xu hướng chung của các nước do nữ giới thường có điều kiện làm việc ít khó
khăn và vất vả hơn nam giới mà nữ giới chủ yếu hoạt động trong môi trường đòi hỏi sự bền
bỉ, khéo léo. Một phần cũng do khi đến tuổi trưởng thành thì nam giới ít quan tâm đến sức
khỏe của mình hơn nữ giới và tỉ lệ nam giới hút thuốc, uống rượu bia…cũng nhiều hơn.

2. Dân số Trung Quốc nắm 2030
a. Xử lí số liệu

Bảng số liệu dân số và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Trung Quốc năm 2030
Nhóm tuổi

Dân số

0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75+
Tổng


Nam
Nữ
40,466
34,131
43,584
36,738
47,636
40,115
48,574
40,841
46,759
38,590
46,443
38,003
49,632
41,836
54,648
47,621
61,273
56,426
48,944
46,910
44,531
43,293
54,366
53,676
53,914
54,158
40,743

42,250
28,104
30,222
37,327
46,485
1438237

Cơ cấu (%)
Nam
Nữ
2.813584
2.373114
3.030377
2.554377
3.312111
2.789179
3.377329
2.839657
3.251133
2.683146
3.229162
2.642332
3.450892
2.908839
3.799652
3.311068
4.260285
3.923276
3.403055
3.261632

3.096221
3.010144
3.780045
3.732069
3.748617
3.765582
2.832843
2.937624
1.954059
2.101323
2.59533
3.232082
100

b. Vẽ

Tháp dân số Trung Quốc năm 2030
c. Nhận xét
- Hình dạng tháp thuộc kiểu ổn định, hẹp ở đáy và mở rộng hơn về đỉnh -> thể hiện dân số

già.

-

+ Đáy tháp: thể hiện nhóm tuổi từ 0- 4 tuổi chiếm 5,17%
+ Đỉnh tháp: thể hiện nhóm tuổi > 75 tuổi chiếm 5,29%
+ Phần thân tháp ổn định, không có nhiều biến đổi
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
+ Trẻ em tuổi từ 0 – 14 chiếm 16,87% thấp hơn so với năm 2015 (19,04%), chứng tỏ
mức sinh của dân số Trung Quốc trong tương lai ngày càng giảm.



+ Tỉ lệ người già > 60 tuổi chiếm tỉ lệ 23,17% tăng nhiều so với năm 2015
(14,72%).Con số này chứng tỏ dân số Trung Quốc đến năm 2030 già hóa gây khó khăn cho
việc phát triển kinh tế - xã hội, gây sức ép cho chính phủ về các chính sách bảo trợ xã hội
cho người già, y tế và nhiều vấn đề khác.
+ Còn tỉ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) giảm từ 66,24% (năm
2015) xuống còn 59,96%, con số này báo động về việc lực lượng lao động của Trung Quốc
đang ngày càng giảm,gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế.
- Cơ cấu theo giới: Nếu như năm 2015 tỉ số giới tính SR=108 thì đến năm 2030 tỉ lệnam nữ
của Trung Quốc hầu như không có sự thay đổi
+ Tỉ số giới tính SR= 108,1 vẫn là cứ 100 nữ thì có khoảng 108 nam. Điều này cho
thấy tỉ lệ này duy trì từ hiện tại đến nhiều năm sau thì số lượng thiếu hụt nữ giới ở Trung
Quốc sẽ rất cao, dẫn đến tình trạng nam đến độ tuổi lấy vợ sẽ thiếu nhiều nữ nên có nhiều
trường hợp lấy vợ nước ngoài.
+ Tỉ lệ nam chiếm 51,93% trong tổng số dân, nữ chiếm 48,07% trong tổng số dân,
con số này không có sự thay đổi so với năm 2015.
+ Tỉ lệ nam trong độ tuổi lao động là 32%, trong khi đó tỉ lệ nữ trong độ tuổi lao động
thấp hơn chỉ chiếm 28%. Cả hai con số đều giảm so với năm 2015 -> nguồn lao động chính
giảm đáng kể trong tương lai.
+ Tuy nhiên thì tuổi thọ của nữ giới vẫn cao hơn nam giới.
 Như vậy đến năm 2030 thì dân số của Trung Quốc sẽ đạt 1438237 người, đứng thứ 2 thế
giới sau Ấn Độ. Với cơ cấu dân số già thì việc phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc
sẽ gặp không ít khó khăn.
d. Giải thích.
- Tuy dân số Trung Quốc đến năm 2030 vẫn tăng đến hơn 1,4 tỉ người nhưng tốc độ gia tăng
dân số chậm, vì thế dân số tụt xuống đứng thế hai thế giới. Tỉ lệ sinh giảm trong giai đoạn
2025 – 2030 là 10,6%o, qua hai tháp dân số năm 2015 và 2030 ta thấy, tỉ lệ trẻ em từ 0 -4 tuổi
năm 2015 là 6,56% giảm xuống còn 5,17% (năm 2030) do xu hướng người dân Trung Quốc
không muốn sinh nhiều con và cũng do ảnh hưởng của các chính sách dân số của Trung

Quốc.
- Dân số Trung Quốc già hóa trong năm 2030 cho thấy rõ rệt khi số người già trên 60 tuổi
chiếm tỉ lệ cao trong tổng số dân là 23,17% tăng 8,45% so với năm 2015 (14,72%). Tỉ suất
tử cũng cao, trong giai đoạn 2025 – 2030 là 9,4% o. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển
của Trung Quốc trong những năm sắp tới.
- Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động cũng giảm đáng kể từ 66,24% (năm2015) xuống
59,96% (năm 2030), giảm 6,28%, do tỉ lệ sinh giảm mà mức tử vong cũng giảm do chất
lượng cuộc sống cao và điều kiện chăm sóc y tế được nâng cao. Dẫn đến Trung Quốc đẩy
mạnh chính sách nhập khẩu lao động phục vụ cho hoạt động kinh tế của nước nhà.
- Tỉ lệ nam vẫn cao hơn hơn tỉ lệ nữ do người dân Trung Quốc vẫn mang tư tượng trọng nam
khinh nữ, dẫn đến việc mất cân bằng giới tính.
3. Tác động của cơ cấu dân số Trung Quốc tới việc phát triển kinh tế - xã hội và môi

trường.
Trung Quốc với dân số đông và cơ cấu dân số đang chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân
số già đã mang lại nhiều tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực đến nền kinh tế
- xã hội và môi trường.
a. Những tác động tích cực


Lực lượng lao động dồi dào, lượng lao động được bổ sung hàng năm lớn. Cơ cấu dân số thì
nhóm người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn trong tổng số dân là 66,24% (năm 2015).
Lực lượng lao động dồi dào khiến cho giá thành lao động rẻ đóng góp không nhỏ đến GDP
của Trung Quốc, đáp ứng được nguồn lao động cho nền kinh tế đang trên đà phát triển,
nhiều ngành nghề đang cần một lượng lớn lao động bổ sung để đáp ứng nhu cầu phát triển
và mở rộng quy mô sản xuất. Nền kinh tế phát triển giúp nâng cao chất lượng đời sống của
người dân.
- Thị trường tiêu thụ lớn. Với dân số đông nhất thế giới thì Trung Quốc đã chiếm tỉ lệ cao nhất
thế giới trong tiêu thụ ngũ cốc, thịt, than đá và thép. Ngoài ra cũng đẩy mạnh tiêu thụ nhiều
mặt hàng khác.

- Xã hội hóa được chú trọng và đẩy mạnh ở nhiều lĩnh vực.
- Tỉ lệ sinh giảm làm dân số cũng tăng chậm, giảm sức ép từ dân cư đến môi trường. Tỉ lệ
người dưới độ tuổi lao động cũng tương đối thấp tập trung tốt hơn cho ngành giáo dục trẻ
cũng như chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho các ca sinh nở.
b. Tác động tiêu cực: Hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt với những bài toán rất khó giải
quyết như: nguy cơ dân số già, những hậu quả từ chính sách một con gây ra, sức ép về việc
làm, vấn đề ô nhiễm môi trường,…
- Hậu quả của chính sách một con:
Để hạn chế tốc độ tăng dân số, chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách một con
hay còn gọi là chính sách “nhất thai hóa” thực hiện từ những năm 1980. Nội dung của chính
sách này quy định mỗi gia đình chỉ được phép có một con và được thực hiện nghiêm ngặt và
chặt chẽ. Bên cạnh những tác động tích cực mà chính sách này mang lại thì cũng có nhiều
tác động tiêu cực như nạn phá thai đặc biệt là phá thai khi biết thai nhi là con gái để thay vào
đó là sinh con trai, điều này làm tăng thêm tư tưởng trọng nam khinh nữ trong người dân.
Đồng thời cũng làm tăng thêm sự mất cân bằng giới tính, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ, tăng nguy
cơ nam giới Trung Quốc không lấy được vợ. Tỉ lệ sinh giảm làm cho dân số bị già hóa
nhanh chóng, giảm nguồn lao động. Tuy chính sách một con đã được chính phủ nới lỏng
nhưng những hậu quả của nó vẫn còn tiếp diễn.
- Dân số già hóa nhanh chóng khiến nguồn lao động bị thiếu hụt, ảnh hưởng tới việc phát triển
nền kinh tế đang mở rộng. Đồng thời tỉ lệ người già ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ lớn trong
tổng dân số khiến cho phúc lợi xã hội tăng cao cũng như chi phí cho y tế chăm sóc cho
người già tăng.
- Dân số đông cũng làm cho vấn đề sắp xếp và phân bố việc làm cho người dân mất cân bằng
và hợp lí nên vẫn diễn ra tình trạng thất nghiệp ở nhiều vùng và thiếu hụt lực lượng lao động
ở nhiều ngành.
- Dân số đông cũng gây sức ép đến môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
cao. Điều này yêu cầu cả chính phủ và người dân phải hợp tác tốt để khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường như hiện nay.
-


4. Kết luận

Trung Quốc là một trong những nước đang phát triển nhất trên thế giới. Tuy nhiên
dân số đang trên đà phát triển chậm dần với cơ cấu dân số chuyển tiếp từ trẻ sang già nên
cũng gặp không ít khó khăn trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội. Trung Quốc là một
quốc gia có sự cân bằng về tỉ lệ nam – nữ đáng báo động trên thế giới, gây ra nhiều hậu quả
lâu dài về sau. Nền kinh tế phát triển kéo theo chất lượng cuộc sống của người dân tăng cao
nhưng nó cũng kéo theo nhiều vấn đề khác như sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Cùng


với đó là những khó khăn do dân số đông và đang bị già hóa như về y tế, giáo dục, môi
trường,…



×