Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

báo cáo thực tập cộng đồng tại khoa nhi bênh viện hóc môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 66 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa quý Thầy Cô,
Trải qua 6 năm học tập dưới mái trường ĐH Y Dược TP HCM, chúng em đều hiểu
được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, các vấn đề sức khỏe
tại cộng đồng. Trong suốt quá trình học, chúng em hầu hết đều thực tập tại các
bệnh viện đa khoa tuyến cuối, hoặc những bệnh viện chuyên khoa sâu, điều này
thuận lợi cho chúng em có thể tiếp cận các mặt bệnh đa dạng, gặp được nhiều ca
bệnh hay, ca bệnh khó, được sử dụng những xét nghiệp cao cấp, hiện đại nhất. Tuy
nhiên, sau khi tốt nghiệp, hầu hết chúng em đều công tác tại các tuyến cơ sở, tiếp
xúc với bệnh nhân lần đầu tiên, chưa được phân loại, không có đầy đủ các xét
nghiệm cận lâm sàng, khiến những bác sĩ mới như chúng em khó khăn cho công
tác chẩn đoán và điều trị. Những ngày tháng thực tập tại cộng đồng năm học thứ 3
tại trung tâm y tế phường xã, và năm thứ 6 thực tập tại các bệnh viện, trung tâm y
tế dự phòng Quận, huyện là cơ hội tốt để chúng em có những kĩ năng, những kiến
thức giúp cho những ngày tháng đầu tiên thực hiện công tác khám chữa bệnh.
Quá trình thực tập đã kết thúc, chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
- Ban đào tạo Khoa Y - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
- Trưởng khoa - Phó Trưởng Khoa Y Tế Công Cộng
- TT .BSGĐ – ĐHYD TP.Hồ Chí Minh
- Giám đốc bệnh viện cùng ban giám đốc và cán bộ nhân viên Bệnh viện Hóc Môn
- Các bác sĩ và nhân viên y tế trong các khoa Nội – Ngoại – Sản – Nhi
- Ths. Phan Chung Thùy Lynh và Ths. Nguyễn Như Vinh, phụ trách tại bệnh viện
đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực tập.
Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2016
Nhóm sinh viên Tổ 28 – 29 - Y2010E
Chân thành cảm ơn.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV ĐKKV
Bệnh viện đa khoa khu vực
BCĐ
Ban chỉ đạo
BĐH
Ban điều hành
BHYT
Bảo hiểm y tế
BS
Bác sĩ
BSCK
Bác sĩ chuyên khoa
BSTK
Bác sĩ trưởng khoa
BYT
Bộ y tế
CLB
Câu lạc bộ
DD-TT
Dạ dày – tá tràng
2


ĐD
HTX
KCB
KHTH
KTX
LHPN

MTTQ
NVQS
TBYT
TCKT
TDTT
ThS

UBND
VHTT
SSĐB
TT GDSK
DCCN
SS
SXH

Diều dưỡng
Hợp tác xã
Khám chữa bệnh
Kế hoạch tổng hợp
Ký túc xá
Liên hiệp phụ nữ
Mặt trận tổ quốc
Nghĩa vụ quân sự
Thiết bị y tế
Tài chính kế toán
Thể dục thể thao
Thạc sĩ
Quyết định
Ủy ban nhân dân
Văn hóa thông tin

Săn sóc đặc biệt
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Dụng cụ chứa nước
Sơ sinh
Sốt xuất huyết

3


MỤC LỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH 1: BẢN ĐỒ HUYỆN HÓC MÔN
HÌNH 2: CỔNG CHÍNH BỆNH VIÊN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
HÌNH 3: TÒA NHÀ CHÍNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
HÌNH 4: BỆNH NHÂN TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BV ĐKKV HÓC MÔN
HÌNH 5: SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
HÌNH 6: DẪY NHÀ ĐIỀU TRỊ
HÌNH 7,8,9: TỜ RƠI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG SXH
HÌNH 10-18: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TẠI KHOA NHI
BV ĐKKV HÓC MÔN
BIỂU ĐỒ : BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH
BIỂU ĐỒ : BIỂU ĐỒ KHÁM BỆNH PHÂN THEO CHUYÊN KHOA
BIỂU ĐỒ : BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG CẤP CỨU TỔNG HỢP
BIỂU ĐỒ : BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
BIỂU ĐỒ : HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ PHÂN THEO CHUYÊN
KHOA
BIỂU ĐỒ : HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
BIỂU ĐỒ : HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ PHÂN THEO CHUYÊN KHOA
BIỂU ĐỒ : HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
BIỂU ĐỒ : HOẠT ĐỘNG PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT
BIỂU ĐỒ 10: 10 BỆNH GẶP NHIỀU NHẤT TRẺ TỪ 1 THÁNG – 15 TUỔI

BIỂU ĐỒ 11: 10 BỆNH GẶP NHIỀU NHẤT TRẺ DƯỚI 1 THÁNG TUỔI
BIỂU ĐỒ 12: BIỂU ĐỒ BN CÓ BHYT / KHÔNG CÓ BHYT NHẬP KHOA NHI
- QUÍ I – 2016
BIỂU ĐỒ 13: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI QUÍ I – 2016
BIỂU ĐỒ 14: MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA NHI
(TỪ NGÀY 14/6/2016 - 3/7/2016)
BIỂU ĐỒ 15: PHÂN BỐ TUỔI BN TẠI KHOA NHI
(TỪ NGÀY 14/6/2016 - 3/7/2016)
BIỂU ĐỒ 16: PHÂN BỐ GIỚI TÍNH MÔ HÌNH BỆNH TẬT - KHOA NHI
(TỪ NGÀY 14/6/2016 - 3/7/2016)
BIỂU ĐỒ 17: MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA NHI - QUÍ I - 2016

4


MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP
Sau 4 tuần thực hành tại Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, chúng em sẽ có khả
năng:
1. Trình bày được mô hình tổ chức, hoạt động cơ bản của Bệnh viện Quận.
2. Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu các bệnh thường gặp tại Bệnh viện Quận.
3. Thực hiện giao tiếp tốt với nhân viên y tế, bệnh nhân tại Bệnh viện Quận.
4. Xác định được một vấn đề sức khỏe cần nghiên cứu và xây dựng đề án đơn giản
can thiệp giáo dục sức khỏe tại địa phương.

5


PHẦN I: TỔNG QUAN BỆNH VIỆN/TTYT
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
1. Đặc điểm tình hình:


Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 20km, phía Bắc giáp huyện Củ
Chi, phía Nam giáp quận 12 và huyện Bình Chánh, phía Tây giáp tỉnh Long An,
phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. Diện tích tự nhiên 109.53km 2, chiếm 5.21%
diện tích toàn thành phố.
Hóc Môn là cửa ngõ Tây Bắc vào nội thành thành phố, có trục giao thông
chính quan trọng như đường Xuyên Á nối liền Campuchia – Tây Ninh – Thành
phố Hồ Chí Minh, là đầu nối lưu thông qua tỉnh Long An – Tây Ninh – và các
nước trong khu vực. Đường quốc lộ 1A nối liền từ đồng bằng sông Cửu Long
đến miền Đông Nam Bộ.
Dân số vào khoảng 296 308 người, phân bố 12 xã – thị trấn với 76 ấp, khu
phố. Trong đó phụ nữ 153 284 người (15 – 49 tuổi: 62 227 người), trẻ em dưới 5
tuổi: 51 558 trẻ, trẻ dưới 1 tuổi: 5 182 trẻ, tỷ lệ dân nhập cư chiếm 6% dân số.

6


HÌNH 1: BẢN ĐỒ HUYỆN HÓC MÔN
Nhận xét:
Hóc Môn là cửa ngõ tây bắc vào nội thành TP. HCM, có các trục giao thông
chính quan trọng =>thuận lợi phát triển kinh tế, y tế (BV Hóc Môn trở
thành 1 trong những bệnh viện tuyến đầu của vùng tây bắc TP và các vùng
lân cận tiếp xúc bệnh nhân trước khi bệnh nhân được chuyển tuyến trung
ương).
2. Quá trình hình thành và phát triển:

Ngày 30/04/1975 ngày kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng
miền Nam, đó cũng là ngày ra đời của ngành Y tế huyện Hóc Môn. Trong buổi
đầu sơ khai ngành Y tế Hóc Môn được thành hình thừ Ban Dân Y của UBND

Cách mạng huyện Hóc Môn gồm 3 đồng chí, tiếp quản Chi y tế quận Hóc Môn
với số nhân viên y tế lưu dụng là 41 người.
Năm 1975, lúc mới tiếp quản, ngành y tế Hóc Môn có:

1 văn phòng y tế

1 chẩn y viện

1 nhà hộ sinh huyện

1 đội công tác phong trào

7




1 cửa hàng dược quốc doanh

HÌNH 2 CỔNG CHÍNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn hẹp, lực lượng chuyên môn còn thiếu thốn,
Ban y tế đầu tiên huyện Hóc Môn để nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thực hiện 2
nhiệm vụ chính trị:

Duy trì sư ổn định các nhu cầu về y tế của nhân dân trong huyện.

Triển khai một nền y tế mới, y tế XHCN mang tính bao cấp, một trong
những nét đặc trưng của CNXH.
Đến cuối năm 1977 số CBCNV đã đạt đến 159 người so với 41 người trước
khi thành lập. Nguồn nhân sự này được cung cấp từ 3 nguồn:


Cán bộ A: từ miền Bắc vào.

Cán bộ R: cán bộ giải phóng.

Số nhân viên mới được tuyển dụng sau ngày giải phóng.
Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm:

Khám, thực hiện quản lý sức khỏe.

Đẩy mạnh chương trình phòng chống dịch, thực hiện chương trình 3
diệt.

Triển khai công tác vệ sinh thực phẩm, lao động, học đường.

Hướng dẫn người dân thực hiện 3 công trình vệ sinh.
Sau Hội nghị Alma Ata năm 1978 học tập kinh nghiệm các nước khác,
ngành y tế đã hoàn chỉnh lại các quan điểm sách lược, mục tiêu, nội dung công
tác dựa trên tinh thần chỉ thị này từ 1978 đến 1986 ngành y tế Hóc Môn đã tập
trung thực hiện 5 mục tiêu trong phong trào 5 dứt điểm.
Đến năm 1978 chỉ thị 09/BYT ngành y tế Hóc Môn đã hoàn thiện phong
trào 5 dứt điểm để thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng
8


cao chất lượng phục vụ y tế cơ sở, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm số một của
ngành. Chương trình chăm sóc SKBĐ với nội dung 10 điểm như sau:
1. Giáo dục sức khỏe.
2. Kiện toàn mạng lưới cơ sở.
3. Cung cấp nước sạch và tinh khiết môi trường

4. Tiêm chủng chủ yếu phòng 6 bệnh trẻ em.
5. Phòng chống các bệnh dịch lưu hành tại địa phương.
6. Cải tiến bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm.
7. Kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
8. Bảo đảm thuốc thiết yếu, chủ yếu là thuốc nam, áp dụng các phương
pháp không dùng thuốc.
9. Chữa bệnh tại nhà – xử lý các vết thương thông thường.
10. Quản lý sức khỏe.
Nhằm thực hiện chương trình quốc gia số 1, củng cố mạng lưới y tế cơ sở
quận huyện, để thực hiện có hiệu quả chương trình y tế quốc gia Phòng Y tế Hóc
Môn xây dựng đề án mô hình Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. TTYT Hóc Môn
được khởi công xây dựng đến ngày 14/03/1994, Ủy ban nhân dân Thành phố ban
hành quyết định số 724 QĐ-UB-NC chính thức thành lập Trung tâm Y tế huyện
Hóc Môn. Với quy mô thiết kế ban đầu là 200 giường, nhưng do thiếu kinh phí
đầu tư nên một số hạng mục công trình phải bỏ như là: Khu bệnh lây truyền
nhiễm, khu chống nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng… và chỉ xây dựng với quy mô
là 100 giường bệnh.

Máy móc, trang thiết bị còn ít, không đồng bộ.

Nhân lực thiếu; trình độ y, bác sĩ không đồng đều.

Công tác chuyên môn chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 yêu cầu của bệnh
viện hạng III.

Về hoạt động phẫu thuật chỉ thực hiện mổ viêm ruột thừa và các thủ
thuật ngoại khoa đơn giản.

Hoạt động tại các Trạm Y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức
khỏe ban đầu của người dân.


Đời sống nhân viên còn gặp nhiều khó khăn, chế độ phụ cấp cho nhân
viên y tế và nhân viên sức khỏe cộng đồng còn khiêm tốn.

Năm 1997, tách TTYT huyện Hóc Môn và thành lập thêm TTYT Quận
12, đội ngũ y tế Hóc Môn có 323 CBCC. Sau khi tách huyện, số nhân
sự còn lại còn 223 người, trong đó:

Đại học và sau đại học
: 57

Trung cấp
: 135

Sơ cấp và chuyên môn khác
: 31

Cơ sở còn lại sau khi chia tách:

1 Trung tâm Y tế Hóc Môn với 200 giường điều trị nội trú.

1 Đội y té dự phòng.

1 Phòng khám khu vực.

10 Trạm Y tế xã – thị trấn.
9


Trong bối cảnh đó, TTYT huyện Hóc Môn vẫn tập trung chỉ đạo thực hiện

tốt 2 nhiệm vụ chiến lược của ngành là đẩy mạnh SSSKBĐ và nâng cao chất
lượng hoạt động, hướng về y tế cơ sở, xã hội hóa hoạt động y tế, đáp ứng tốt
những nhu cầu cơ bản về phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân
và phát triển, nâng cao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, đẩy mạnh các chương trình
sức khỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ trau dồi nghiệp vụ, nhằm
phục vụ sức khỏe nhân dân hiệu quả ngày càng đạt cao hơn.
Đến năm 2003, năm thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố
về việc nâng cấp thành Bệnh viện Đa khoa Khu vực. Trước yêu cầu của lãnh đạo
Sở Y tế, Huyện ủy, UBND huyện và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân,
ban Giám đốc và toàn thể CBCC xác định đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn,
song rất tự hào vì đã được lãnh đạo các cấp tin tưởng giao phó. TTYT Hóc Môn
đã triển khai các hoạt động như sau:

Đào tạo con người.

Đầu tư trang thiết bị y tế.

Nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: về số lượng lẫn chất lượng đội
ngũ y tế, cụ thể: tập trung gửi đào tạo sau đại học (CKII, CKI, thạc sỹ,
…); song song với việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các bác
sĩ, điều dưỡng trong đơn vị. Đồng thời tổ chức đào tạo theo định hướng
tập trung phát triển trước mắt các khoa mũi nhọn như: Ngoại, Sản, Gây
mê hồi sức, Cấp cứu, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, …

Cơ cấu lại một số khoa, phòng, trẻ hóa đội ngũ trưởng, phó khoa, phát
huy nặng lực và nhiệt tình trong công tác nhằm bảo đãm hiệu quả hoạt
động.


Xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu tài chính nội bộ, chế độ
khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ chính sách của một số nhân viên
còn tồn động trong những năm qua.

Tập trung đầu tư, mua sắm các trang thiết bị như sau:

1 máy X quang cao tần 500MA.

1 máy X quang 300MA.

2 máy X qung di động.

1 máy C-ARM.

1 máy siêu âm màu 3 chiều.

3 máy siêu âm trắng đen.

3 máy giúp thở.

4 máy gây mê giúp thở.

Máy shock tim tạo nhịp ngoài lồng ngực.

Phế dung ký.

Hệ thống nội soi chẩn đoán Tai – Mũi – Họng.

Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng.


10


Hệ thống xét nghiệm sinh hóa huyết học … và một số trang thiết bị
dụng cụ cho phẫu thuật: Sản, Ngoại, Chỉnh hình, … đáp ứng kịp
thời cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, nâng cấp và sửa chữa cơ sợ vật chất hạ tầng, bố trí hợp lý
tạo sự liên hoàn trong hoạt động giữa các khoa phòng.
Đến nay ngành y tế Hóc Môn đã thực hiện các loại phẫu thuật:

Cấp cứu: Thủng tạng rỗng (dạ dày, ruột, …), vết thượng thấu bụng, vỡ
gan, lách; viêm phúc mạc ruột thừa; thai ngoài tử cung vỡ, xuất huyết
nang hoàng thể, u buồng trứng xoắn

Chương trình: Phẫu thuật nội soi ngoại – sản khoa, phẫu thuật thoát vị
bẹn, bướu tuyến giáp, phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật trĩ theo
phương pháp Longo, sa sinh dục, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,
phẫu thuật bắt con, phẫu thuật cắt amygdale qua gây mê, …
Tổng số hoạt động trong thời gian 33 năm:

Tổng số lượt khám bệnh
15 024 566

Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú
285 132

Tổng số lượt người xét nghiệm, X quang
1 271 542


Tổng số siêu âm và đo điện tâm đồ
195 469

Tổng số ca thủ thuật, phẫu thuật (các loại)
113 596

Tổng số người thực hiện KHHGĐ
98 765

Kinh phí khám chữa bệnh, diện chính sách
6 243 922 258

Đào tạo dài hạn:

Chuyên khoa II:
03

Chuyên khoa I:
33

Thạc sĩ:
03

Chuyên ngành đào tạo:
14

Đào tạo ngắn hạn:

Bác sĩ:
77


Điều dưỡng, KTV, NHS: 62

Chuyên ngành đào tạo:
15
Đến năm 2008
Theo quyết định số 98/2007/QĐ-UBND của UBND thành phố Hồ Chí
Minh, Bệnh viện Hóc Môn được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế
huyện Hóc Môn. Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện
Hóc Môn và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.


*Nguồn nhân lực hiện còn: 315 CB-VC
Trong đó:
- Bệnh viện: 303 CB-CC (biên chế: 208; hợp đồng: 95)
- Phòng khám khu vực: 12 biên chế
Năm 2008, Bệnh viện được giao chỉ tiêu: 650 000 lượt khám bệnh/năm,
510 giường nội trú ( thực hiện 31 025 lượt bệnh nhân điều trị nội trú), 100
giường ngoại trú (thực hiện 7 300 lược bệnh nhân điều trị ngoại trú).
11


Do đơn vị mới tách nên nguồn nhân lực tuy có tuyển dụng thên nhưng vẫn
còn thiếu so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Cơ sở vật chất tại bệnh
viện chật hẹp và xuống cấp ảnh hưởng đến việc khám và thu dung điều trị bệnh.

HÌNH 3: TÒA NHÀ CHÍNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN
III- Mặt đạt được:

Trong những năm qua hoạt động khám chữa bệnh ngày càng nâng cao về số

lượng và chất lượng, đã đạt và vượt các chỉ tiêu trên giao. Từ một bệnh viện nhỏ
100 giường điều trị nội trú với trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ nhân
viên y tế vừa thiếu vừa yếu, nhưng được sự hỗ trợ tích cực về chuyên môn của
các Bệnh viện chuyên khoa tuyến trên, ngành y tế Hóc Môn đã từng bước triển
khai và thực hiện thành công phẫu thuật các trường hợp nặng, cấp cứu thành
công các trường hợp phù phổi cấp, ngưng tim ngưng thở, suy hô hấp…
Ngoài việc tiếp tục duy trì và hoàn thiện các mặt hoạt động và thực hiện các
loại phẫu thuật – thủ thuật theo quy định phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, bệnh
viện đã phát triển thêm phẫu thuật nội soi về ngoại khoa và sản phụ khoa, nội soi
đường tiêu hóa, nội soi chẩn đoán Tai Mũi Họng, mổ kết hợp xương. Song song
với việc hoàn thiện các kỹ thuật của bệnh viện hạng III, Ban Giám đốc đã mạnh

12


dạn triển khai từng phần chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện hạng II, nhiều bệnh
nặng trước đây phải chuyển viện tuyến trên nay đã được giữ lại để điều trị.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tình hình sức khỏe của người
dân ngày một cải thiện, thể hiện các chỉ số sức khỏe, chỉ số bệnh tật đều có
những cải thiện đáng kể và vững chắc. Tỷ lệ sinh, tử giảm. Tỷ lệ trẻ sinh < 2500g
và suy dinh dưỡng giảm. Các bệnh xã hội được quản lý và điều trị hiệu quả. Tình
hình dịch bệnh ổn định, nếu có xảy ra cũng ở mức độ nhỏ và kịp thời khống chế,
ngành y tế đã phối hợp tốt các ban ngành huyện tham gia kiểm tra an toàn vệ sinh
thực phẩm định kỳ và trong các dịp lễ, Tết… không để dịch lớn xảy ra trên địa
bàn. Kiểm tra và quản lý tốt công tác hành nghề y dược tư nhân.
Ngành Y tế từng bước xây dựng, cải tạo nâng cấp hoạt động của từng khoa,
phòng, các Trạm Y tế một các hiệu quả nhất trên nền thiết kế hiện hữu, tạo một
hệ thống tương đối liên hoàn giữa các khoa, phòng và các Trạm Y tế tạo thuận lợi
cho việc chăm sóc điều trị bệnh nhân.
Công tác đào tạo đội ngũ nhân viên y tế cũng được xem trọng, trong thời

gian qua gửi đào tạo ngắn hạn tổng số 170 người với 35 chuyên ngành. Đồng
thời đào tạo dài hạn chuyên khoa II: 03, thạc sỹ: 03, chuyên khoa I: 33.
Bên cạnh đó ngành y tế còn tranh thủ sự hỗ trợ tích cực về ngân sách từ
UBND Huyện, Sở Y tế trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị. Đồng thời nhanh
chóng đưa trang thiết bị vào đầu tư đi và hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.
Từ đó kích thích lòng say mê học tập và làm việc của nhân viên bệnh viện, tạo đà
phát triển sau này. Kết quả từ một bệnh viện chỉ mổ ruột thừa viêm đơn thuần,
đến nay bệnh viện đã thực hiện một số phẫu thuật cao và cấp cứu thành công
nhiều bệnh nặng, phức tạp.
Trong những năm qua, ngành y tế Hóc Môn đã đạt được những thành tích:

Bằng khen Bộ Y tế cho đơn vị: Bệnh viện xuất sắc toàn diện.

Nhiều bằng khen – giấy khen của UBND thành phố cho đơn vị có thành
tích xuất sắc trong các mặt công tác.

Nhiều bằng khen – giấy khen của Sở y tế và của UBND huyện Hóc
Môn: tập thể đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong các mặt công
tác.

Nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp thành phố và cấp cơ
sở.

Nhiều đơn vị tập thể đạt danh hiệu lao động tiến triển.

Năm 2008 Bệnh viện đã được xếp loại Bệnh viện hạng II và được nâng
cấp lên thành Bệnh viện Đa khoa khu vực.
IV- Mặt tồn tại:

Cơ sở vật chất không đủ đảm bảo cho các hoạt động, bệnh viện phải tận

dụng cả hội trường làm phòng bệnh, hành lang làm nơi làm việc cho nhân viên.
Nhân sự thiếu, nhất là bác sĩ các chuyên khoa TMH, RHM, Mắt, bác sĩ
chuyên khoa sâu, kỹ thuật viên, cử nhân điều dưỡng…
13


Trang thiết bị dù đã được đầu tư mua sắm nhưng hiện tại vẫn còn thiếu cho
việc triển khai một số kỹ thuật chuyên môn. Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp.
Giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế đôi lúc còn gây phiền hà người bệnh.
Nhận xét
Chặng đường 33 năm (1975-2008), một khoảng thời gian đủ để cho một thế
hệ trưởng thành, cho dù chưa đạt nhiều thành quả lớn lao nhưng tầm vóc đã đủ
lớn mạnh mới thấy hết những khó khăn, thiếu thốn của ngành Y tế Hóc Môn đã
trải qua.
Hôm nay, đứng trước cơ ngơi của Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn
với quy mô 520 giường điều trị nội trú, trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại cùng
với đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm, nhiều bác sỹ chuyên khoa I, chuyên
khoa II, thạc sỹ được đào tạo và phát huy hết khả năng chuyên môn của mình
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất mới thấy được sự nỗ lực không ngừng và lớn
mạnh về mọi mặt của ngành Y tế Hóc Môn.

HÌNH 5: SƠ ĐỒ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN

14


HÌNH 6: DẪY NHÀ ĐIỀU TRỊ - BV ĐA KHOA KHU VỰC HÓC MÔN

15



B.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Đảng Ủy bệnh viện

Ban Giám đốc

Hội đồng tư vấn
1. HĐ Khoa học Công nghệ
2. HĐ Thuốc
3. HĐ Điều dưỡng
4. HĐ KSNKBV
5. HĐ thi đua khen thưởng
6. HĐ quản lý chất lượng bệnh viện

Tổ chức đoàn thể:
1. Công đoàn thanh niên
2. Đoàn thanh niên
3. Hội phụ nữ
...

Các khoa lâm sàng

Các khoa cận lâm
sàng

1. Khoa khám bệnh
2. Khoa khám bệnh 1
3. Khoa Cấp cứu TH

4. Khoa HSTC và CĐ
5. Khoa Nội Tổng hợp
6. Khoa Nội tim mạch Lão học
7. Khoa Nhi
8. Khoa Phụ sản
9. Khoa Phẫu thuật GMHS
10. Khoa Ngoại chỉnh hình
bỏng
11. Khoa Ngoại Tổng quát
12. Khoa Liên chuyên khoa
13. Khoa Y học cổ truyền
14. Khoa Vật lý trị liệu PHCN
15. Khoa Nội tiết
16. Khoa Da liễu

1. Khoa Xét nghiệm
2. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
3. Khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn
4. Khoa Dược
5. Bộ phận dinh dưỡng

16

Các phòng chức
năng

1. Phòng kế hoạch tổng hợp
2. Phòng Tổ chức HCQT
3. Phòng Tài chính kế toán

4. Phòng Điều dưỡng
5. Phòng Vật tư, thiết bị y tế
6. Phòng Công nghệ TT
7. Tổ TT - GDSK
8. Phòng quản lý chất lượng
9. Phòng Công tác xã hội


Nhận xét: Nhân sự được phân công cụ thể theo từng khoa phòng, thể hiện tính thống
nhất, rõ ràng, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.
C.

CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ
I.
Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
Tiếp nhận tất cả các trường hợp người
bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám
bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
b)
Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận
sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
c)
Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các
bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.
d)
Tổ chức khám giám định sức khỏe,
khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc
cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
e)
Chuyển người bệnh lên tuyến khi bệnh

viện không đủ khả năng giải quyết.
Đào tạo cán bộ y tế:
a)
Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo
các bộ y tế ở bậc đại học và trung học
b)
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành
viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học về y học:
a)
Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu
các đề tại y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên
cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc
b)
Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng
đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp
trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
c)
Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
a)
Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới
(bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
b)
Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực
hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh,
thành phố và các ngành.
Phòng bệnh:

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng
bệnh, phòng dịch.
Hợp tác kinh tế y tế:
a)

II.

III.

IV.

V.

VI.

17


Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân
sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về thu,
chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
b)
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ
y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế
khác.
Nhận xét: Bệnh viện thực hiện chức năng nhiệm vụ theo đúng qui định của bộ y tế
dành cho bệnh viện đa khoa khu vực
a)

D.


HOẠT ĐỘNG THƯỜNG QUY
I- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2015
Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y
tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2015, là năm thứ 3 bệnh viện triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng bệnh viện vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động khám, chữa bệnh cũng như nâng cao niềm tin và sự hài lòng của người
bệnh.
Năm 2015, bệnh viện được Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh giao chỉ tiêu:

Giường bệnh nội trú
: 550 giường

Bệnh nhân điều trị nội trú
: 37 000 lượt

Bệnh nhân điều trị ngoại trú
: 30 000 lượt

Tổng số lượt khám, chữa bệnh
: 580 000 lượt
Tổng số thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện:
186 090 thẻ.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất cũng như trang thiết
bị y tế nhưng nhân viên bệnh viện đã cố gắng phấn đấu đạt được những kết quả
như sau:
1.

Công tác quản lý nhân sự:

Tổng số công chứ, viên chức hiện có 579, trong đó:

Bác sĩ: 123 (Bác sĩ CKII: 08, Bác sĩ CKI: 56, Thạc sĩ: 03, Bác sĩ: 56)

Dược sĩ: 31 (Thạc sĩ: 01, Dược sĩ ĐH: 02, Dược sĩ TH: 25, Dược sĩ CĐ:
02)

Điều dưỡng, Nữ hộ sinh: 305 (Đại học: 43, Trung cấp: 259, Sơ cấp: 03)

Kỹ thuật viên: 47 (Đại học: 13, Trung học: 34)

Nhân viên khác: 73
Phân bố nhân lực theo khu vực công tác:

Khu vực lâm sàng
: 423 người (tỷ lệ 73%)

Khu vực cận lâm sàng
: 94 người (tỷ lệ 16.2%)

Khu vực hành chính
: 62 người (tỷ lệ 10.7%)

2.

Công tác khám bệnh, chữa bệnh:
18


Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch:


a)
i)

Hoạt động khám bệnh:
Biểu đồ : Biểu đồ hoạt động khám bệnh

Biểu đồ : Biểu đồ khám bệnh phân theo chuyên khoa
Tổng số lượt khám bệnh: 467 271 lượt (khám sức khỏe 60 920 lượt), đạt
80.56%, giảm 19.72%, trong đó:

Người bệnh có bảo hiểm y tế: 319 544 lượt (68.39% tổng số khám),
tăng 0.73%

Trẻ em < 6 tuổi: 38 919 lượt (8.33% tổng số khám), giảm 22.88%

Người bệnh > 60 tuổi: 110 198 lượt, giảm 2.04%

Tổng số người bệnh nhập viện: 7 785 lượt, giảm 2.87%

Tổng số người bệnh chuyển tuyến: 9 214 lượt, tăng 2.37%

Tỷ lệ nhập viện: 1.67%, giảm 0.03%

Tỷ lệ chuyển tuyến: 1.97%, tăng 0.06%
ii)

Hoạt động cấp cứu:

Biểu đồ : Biểu đồ hoạt động cấp cứu tổng hợp

Tổng số lượt cấp cứu: 43 726 lượt, đạt 97.17%, giảm 2.77%, trong đó:

Người bệnh có BHYT: 23 012 lượt, giảm 16.70%

Trẻ em < 15 tuổi: 9 688 lượt, giảm 9.72%

Tổng số người bệnh nhập viện: 25 916 lượt, tăng 1.66%

Số người bệnh chuyển tuyến: 2 339 lượt, giảm 10.31%

Số người bệnh tử vong: 7 trường hợp
iii) Hoạt động điều trị ngoại trú:

Biểu đồ : Biểu đồ hoạt động điều trị ngoại trú
Biểu đồ : Hoạt động điều trị ngoại trú phân theo chuyên khoa
Tổng số người bệnh điều trị ngoại trú: 19 220 lượt, đạt 64.07%, giảm
30.34%

Người bệnh có BHYT: 5511 lượt, chiếm 28.67%, giảm 57.73%

Tổng số ngày điều trị: 114 393 ngày, giảm 28.92%

Ngày điều trị trung bình/bệnh nhân: 6 ngày
iv) Hoạt động điều trị nội trú:

Biểu đồ : Hoạt động điều trị nội trú
Biểu đồ : Hoạt động điều trị nội trú phân theo chuyên khoa
19



Tổng số người bệnh điều trị nội trú: 33 701 lượt, đạt 91.08%, giảm 0.66%,
trong đó:

Người bệnh có BHYT: 21 438 lượt (63.61% tổng số điều trị), giảm
5.13%

Trẻ em < 15 tuổi: 6 223 lượt (18.47%), giảm 22.58%

Trẻ em < 6 tuổi: 3 917 lượt (11.62% tổng số điều trị), giảm 6.73%

Người bệnh > 60 tuổi: 8 385 lượt, tăng19.44%

Tổng số ngày điều trị: 177 020 ngày, giảm 1.32%

Ngày điều trị trung bình/bệnh nhân: 4.65 ngày, giảm 0.64 ngày

Tổng số người bệnh chuyển tuyến: 923 lượt (2.74% bệnh nhân điều trị
nội trú)

Giường thực hiện: 485 giường

Công suất sử dụng giường bệnh: 87%, giảm 1.4%
Hoạt động điều trị nội trú phân theo khoa lâm sàng:

Khoa Hồi sức tích cực và chống độc: 718 lượt (2.13% tổng số điều trị
nội trú), đạt 67.35% so với chỉ tiêu kế hoạch, giảm 11.25%

Khoa Nội Tim mạch – Lão học: 5 160 lượt (15.31%), đạt 71.05%, tăng
0.37%


Khoa Nhi: 6 567 lượt (19.49%) đạt 92.99%, giảm 19.32%

Khoa Ngoại Chỉnh hình – Bỏng: 2 579 lượt (7.65%) đạt 70.43%, giảm
6.83 %

Khoa Ngoại Tổng hợp: 2 587 lượt (7.68%) đạt 81.82%, tăng 3.77%

Khoa Phụ sản: 5 034 lượt (14.94%) đạt 99.45%, tăng 25.26%

Khoa Liên chuyên khoa: 1 211lượt (3.59%) đạt 49.19%, giảm 3.35 %
v)

Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Biểu đồ : Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản
Tổng số khám thai: 13 689 lượt, tăng 1.92%
Tổng số sinh: 2 423 lượt, giảm 0.74%, trong đó sinh mổ: 687 trường hợp, tỉ
lệ sinh mổ 28.35%, tăng 18.24%
Tổng số phá thai: 1 219 trường hợp, giảm 17.47%, trong đó tổng số phá
thai nội khoa 1 156, giảm 8.25%
Số trường hợp thực hiện các biện pháp ngừa thai: 524, trong đó đặt vòng
217 lượt, giảm 21.43%, triệt sản 8 lượt, giảm 12 trường hợp.
b)
i)

Tình hình bệnh tật:
Các nhóm bệnh thường gặp tại khoa khám bệnh:
1. Tăng huyết áp vô căn
2. Rối loạn chuyển hóa lypoprotein và tình trạng tăng lipid máu
khác

3. Viêm loét dạ dày tá tràng
4. Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
20


5.
6.
7.
8.
9.
10.

Viêm họng, viêm phế quản cấp
Viêm khớp, viêm đa khớp
Các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Viêm xoang mãn, cấp
Bệnh lý hệ tiết niệu
Nhiễm virus không xác định

Các nhóm bệnh thường gặp trong các khoa nội trú:
Thứ tự theo tỷ lệ mắc của từng nhóm bệnh không thay đổi. Năm nhóm
bệnh phổ biến ở địa phương trong các năm qua là: các bệnh liên quan hệ hô hấp
(13.45%), bệnh liên quan hệ tuần hoàn (11.41%), nhiễm khuẩn (10.56%), tiêu
hóa (10.03%), chấn thương (9.73%).
ii)

iii) Tình hình dịch bệnh:

Tiêu chảy cấp 2 082 ca, tăng 7.20% so với năm 2014 (1 932 ca)
Bệnh tay chân miệng 233 ca, giảm 82.4% (năm 2014: 425 ca)

Sốt xuất huyết 1 427 ca, tăng 34.96% (2014: 928 ca)
iv) Công tác chuyển tuyến:

Năm 2015 bệnh viện đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ
chuyển tuyến như triển khai điều trị bệnh theo yêu cầu, chọn bác sĩ điều trị và tổ
chức khám bệnh tại khoa lâm sàng…
Chuyển tuyến cấp cứu giảm 10.31%
Chuyển tuyến khoa khám bệnh tăng 0.06%, chủ yếu là các bệnh viêm gan
siêu vi B, C, chạy thận nhân tạo, chụp MRI, ung thư, tim mạch can thiệp, đột
quỵ…
Chuyển tuyến nội trú tăng 5.2%, các khoa có tỷ lệ chuyển tuyến cao như
khoa Nội tổng hợp, khoa Ngoại Tổng hợp, khoa Phụ sản và khoa Nhi.
Tai nạn thương tích
Các bệnh lý chấn thương thường gặp bao gồm: chấn thương tay chân (6 161
ca), kế đến là chấn thương đầu cổ (3 271 ca), đa chấn thương ( 1 458 ca), thân
mình (650 ca).
TNGT là nguyên nhân đứng đầu chiếm 40.32%, tiếp theo là té ngã 21.64%,
tai nạn lao động 13.82%, bạo lực gia đình 9.74%...
v)

Hoạt động phẫu thuật – thủ thuật:

c)

Biểu đồ : Hoạt động phẫu thuật, thủ thuật
Tổng số phẫu thuật: 5213 lượt, tăng 24.71%, trong đó:

Phẫn thuật loại đặc biệt: 165 lượt, tăng 142.65% (chủ yếu là phẫu thuật
Phaco)


Phẫu thuật loại 1: 1 382 lượt, tăng 11.99%
21


Phẫu thuật loại 2: 977 lượt, tăng 12.95%
Phẫu thuật loại 3: 2 689 lượt, tăng 33.58%
Tổng số thủ thuật: 8 137 lượt, giảm 23.72%



i)
3.

-

Phẫu thuật ngoại tổng quát:

Công tác chỉ đạo tuyến:
Hỗ trợ tuyến bệnh viện Q.12 : 30 trường hợp ( sản phụ khoa-ngoại khoa).
Tổ chức khám sức khỏe cơ quan, xí nghiệp, trường học cho 225.424 lượt người
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: 1.290 trường hợp.
Tập huấn sơ cấp cứu cho 12 công ty với 372 học viên.
Thực hiện tốt công tác cấp cứu ngoại viện: 42 trường hợp.
Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện phục vụ công tác cưỡng chế và các hội
thao trên địa bàn huyện: 86 trường hợp.

4. Hợp tác, đào tạo:
a.
Đào tạo dài hạn


- 87 nhân viên ( CKII : 01 ; CKI : 11, Ths : 02 ; đại học : 69 ) , tăng 32,3 %
b. Đào tạo ngắn hạn
- 120 lượt ( tại bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Cấp
Cứu Trưng Vương, Trung tâm Dinh Dưỡng TP. HCM, Bệnh viện Hùng Vương,
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định ).
3.3. Đào tạo tại chỗ
- Cập nhật kiến thức mới về lâm sàng cho các bác sỹ trong bệnh viện
- Triển khai tập huấn các thông tư, hướng dẫn , quy trình của Bộ Y tế:
• Thông tư số 14/2013/TT-BYT về việc Hướng dẫn khám sức khỏe
• Thông tư số 19/2013/TT-BYT về việc Hướng dẫn thực hiện Quản lý chất
lượng bệnh viện.
• Thông tư số 21/2013/TT-BYT : Quy định về tổ chức và hoạt động của hội
đồng thuốc trong bệnh viện.
• Thông tư số 22/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn đào tạo liên tục.
• Thông tư số 31/2012/TT-BYT : Hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong
bệnh viện.
• Thông tư số 34/2013/TT-BYT : Ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài
ngày.
• Quyết định số 1313/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn quy trình tại Khoa
khám bệnh bệnh viện.
- Hướng dẫn sinh viên Y6, sinh viên Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược Thành Phố
Hồ Chí Minh thực tập với tổng số 70 sinh viên.
5.

Công tác quản lý kinh tế trong y tế:
22


a. Quản lý các nguồn thu:
Hình thành ngân sách của bệnh viện và được quản lý thống nhất theo chế độ kế toán

hành chính sự nghiệp bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.
- Thu viện phí và bảo hiểm y tế.
- Thu về viện trợ (nếu có).
- Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản.
- Các khoản thu khác như trợ cấp khó khăn, quỹ hỗ trợ khác …
Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải được lập kế hoạch từng năm trên cơ sở
định mức của Nhà nước quy định, định mức do bệnh viện xây dựng đã được cơ
quan chủ quản duyệt và dự báo về khả năng thu.
b. Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.
- Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Nhà nước quy định là một phần
ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng.
Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính
kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất, phù hợp với tình hình kinh tế xã
hội của địa phương và được cấp trên có thẩm quyền duyệt. Bảng giá phải được
niêm yết công khai. Trưởng phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm tổ chức
thu viện phí đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh
và hạch toán các khoản thu viện phí theo chế độ quy định.
- Đối với việc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ
sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt. Bệnh viện không được tùy tiện
đặt giá.
- Trưởng các khoa trong bệnh viện có trách nhiệm ký duyệt bảng kê các khoản
chi cho người bệnh để làm căn cứ cho phòng tài chính kế toán thực hiện việc
thu viện phí.
- Việc thu viện phí trực tiếp của người bệnh phải sử dụng hóa đơn theo mẫu quy
định của Bộ Tài chính: một liên của hóa đơn phải trả cho người bệnh.
- Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì phòng tài chính kế toán có trách
nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế.
- Giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm xét miễn,

giảm viện phí cho người bệnh theo chế độ quy định.
`c. Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác:
- Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phần
ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng
hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Khi bệnh viện tiếp nhận tiền, hàng viện trợ phải làm các thủ tục xác nhận viện
trợ theo quy định.
- Các loại tài sản được viện trợ phải hạch toán tăng nguồn vốn và quản lý theo
quy định như các tài sản được mua bằng nguồn vốn sự nghiệp do Nhà nước
cấp.
23


b. Quản lý tiền mặt:
- Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ
theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
- Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính kế toán và
giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi và bồi thường nếu thiếu hụt ngân quỹ
theo quy định.
- Trưởng phòng tài chính kế toán và thủ quỹ phải tổ chức kiểm kê quỹ định kỳ
hàng tháng và đột xuất nếu có lệnh của cấp trên.
- Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của
trưởng phòng tài chính kế toán của bệnh viện làm thủ quỹ.
c. Quản lý chi:
- Các khoản chi đều phải có kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng các quy định
của luật ngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu xây
dựng và mua sắm tài sản.
- Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định
và được giám đốc bệnh viện duyệt chi.
- Chứng từ chi kể cả tạm ứng phải được lập theo đúng quy định. Khi thanh toán

các khoản chi, tạm ứng phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Trường
hợp đặc biệt khi bệnh viện phải mua một số vật dụng, súc vật … theo kế hoạch
đã được giám đốc duyệt để phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu, chữa bệnh mà
không có hóa đơn do cơ quan tài chính phát hành thì người thanh toán phải có
bảng kê chi tiết ghi rõ địa chỉ, họ tên và chữ ký của người bán hàng.
- Trường hợp đặc biệt như cấp cứu, tử vong … cần phải chi một số tiền khẩn cấp
mà chưa đủ thủ tục hoặc ngoài chế độ, giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy
quyền phải ra lệnh bằng văn bản và chịu trách nhiệm. Trưởng phòng tài chính
kế toán và thủ quỹ chi kịp thời để đảm bảo công việc, sau đó báo cáo lại giám
đốc và cơ quan quản lý tài chính cấp trên để giải quyết.
- Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục ngân sách Nhà nước quy định.
Không được dùng nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp để chi cho xây dựng
cơ bản, lập quỹ phúc lợi.
d. Quản lý tài sản:
- Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi
nguồn đều phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp và đảm bảo các thủ tục cần thiết về đấu thầu, chọn
thầu xây dựng, mua sắm tài sản theo quy định.
- Việc sử dụng vật tư, tài sản của bệnh viện phải căn cứ theo định mức. Tài sản
phải được giao trách nhiệm quản lý tới giám đốc, trưởng khoa, trưởng phòng
và cá nhân, bảo dưỡng định kỳ theo quy định kỹ thuật bệnh viện. Tài sản cố
định mang ra khỏi bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ phải có ý kiến đồng ý của
giám đốc.
24


- Tài sản cố định và vật rẻ tiền mau hỏng của bệnh viện khi thanh lý, nhượng
bán ph ải thực hiện theo chế độ quản lý công sản của Nhà nước. Trường hợp
cần điều chuyển tài sản cố định cho các đơn vị khác phải xin ý kiến của cấp
trên và cơ quan quản lý công sản bệnh viện không được tùy tiện cho nơi khác.

- Các vật tư kỹ thuật và vật tư chuyên dùng, thuốc, máu, dịch truyền sau khi
mua, tiếp nhận phải nhập kho. Vật tư nào chưa có giá phải tổ chức hội đồng
đánh giá. Khi xuất kho phải có lệnh của giám đốc bệnh viện hoặc người được
ủy quyền.
- Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý kho,
chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật tư, tài sản và các trách
nhiệm pháp luật khác theo quy định.
- Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ … của bệnh viện đem góp vốn liên doanh,
góp vốn cổ phần (nếu có) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định
về giá trị.
e. Việc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán:
- Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được thực hiện theo các quy định hiện
hành của Bộ Tài chính và áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Các bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế, có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Bệnh viện có trách nhiệm lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho cơ
quan chủ quản và cơ quan tài chính theo quy định; dùng các báo cáo tài chính
để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ, để
phục vụ cho công tác quản lý tài chính và công tác quản lý chung của bệnh
viện.
- Bệnh viện chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính
và kiểm toán khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bệnh viện phải
đảm bảo lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định để phục vụ công tác kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị.

25



×