Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường cao đẳng nghề bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THANH HÙNG

BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO
CHO HỆ TRUNG CẤP NGHỀ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401


S KC 0 0 3 8 2 3

Tp. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THANH HÙNG

BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO CHO HỆ TRUNG
CẤP NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THANH HÙNG

BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN MÔN DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO CHO HỆ TRUNG

CẤP NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ XUÂN
TS. NGUYỄN VĂN Y

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: HUỲNH THANH HÙNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 24/3/1981

Nơi sinh: Bạc liêu

Quê quán: Bạc Liêu

Dân tộc: Kinh

Đơn vị công tác : Trƣờng Cao đẳng nghề Bạc liêu
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: số 59/13 - Hẻm 4 - Đƣờng Tỉnh lộ 38 - Khóm
5 - Phƣờng 5 - Tp.Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại cơ quan: 0781. 3 823 212

Fax: 0781. 3 823 212


Điện thoại di động: 0982. 922 771
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ đào tạo: Tại chức

Thời gian đào tạo từ 10/1998 đến 03/2003

Nơi học: Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Kỹ Thuật Công Nghiệp
Tên đồ án: Thiết kế hộp giảm tốc
Ngày & nơi bảo vệ đồ án: Tháng 2/2003 - Trƣờng ĐHSP Kỹ Thuật TPHCM
Đại học Mở Bán Công Thành phố Hồ Chí Minh
Hệ đào tạo: Từ xa

Thời gian đào tạo từ 10/2004 đến 04/2009

Nơi học: Trung tâm Giáo dục Thƣờng xuyên Bạc Liêu
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Tên môn thi tốt nghiệp: QT nhân lực & QT vận hành, QT học & Marketing CB
Ngày & nơi thi tốt nghiệp: Tháng 2/2009 - Tp. Hồ Chí Minh
2. Sau đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 10/2010 đến 10/ 2012

-i-


Nơi học : Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành học: Giáo dục học
Tên luận văn: Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ
thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Võ Thị Xuân, TS. Nguyễn Văn Y
3. Trình độ ngoại ngữ : Tiếng Anh B1
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ 2003 đến 2005 Trƣờng Công nhân kỹ thuật Bạc liêu
Từ 2005 đến 2009

Từ 2009 đến 2011
Từ 2011 đến nay

Trƣờng Trung học Kỹ thuật – Dạy
nghề Bạc liêu
Trƣờng Trung cấp nghề Kỹ thuật
Công nghệ Bạc liêu
Trƣờng Cao đẳng nghề Bạc liêu

Giáo viên
Trƣởng xƣởng

Trƣởng xƣởng
Phó trƣởng khoa


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC

Ngày 20 tháng 8 năm 2012

(Ký tên, đóng dấu)

Ngƣời khai ký tên

Huỳnh Thanh Hùng

- ii -


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Ngƣời cam đoan

Huỳnh Thanh Hùng

- iii -


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực hiện luận văn, người nghiên cứu xin gởi lời cảm

ơn chân thành đến:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Y, trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và
Tiến sĩ Võ Thị Xuân, Giảng viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Cố vấn cao học
Trường ĐH SPKT TP. HCM, là cán bộ hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình
giúp đỡ và hướng dẫn người nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Khoa Sư phạm
Kỹ thuật và quí thầy cô trường Đại học SPKT TP. HCM đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho người nghiên cứu hoàn thành khóa học.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn cùng quý Thầy Cô giảng viên trong Hội
đồng bảo vệ chuyên đề đã nhận xét, góp ý xây dựng và định hướng cho
quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn;
Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy các môn học trong chương
trình đào tạo Thạc sĩ Giáo dục đã cung cấp những kiến thức nền tảng mà
người nghiên cứu đã lĩnh hội để thực hiện luận văn cao học.
Ban Giám hiệu, quý Thầy cô đồng nghiệp trường Cao đẳng nghề
Bạc Liêu. Quý tác giả của các tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng
để tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Các Anh, Chị học viên lớp Cao học đã cùng chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm trong quá trình học tập.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý
Thầy Cô, chúc quý Thầy Cô nhiều sức khỏe.
TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2012

Huỳnh Thanh Hùng

- iv -


TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, trắc nghiệm khách quan đang ngày càng đƣợc quan
tâm và đƣợc sử dụng phổ biến trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong Giáo dục nói chung và trong Giáo dục Nghề nghiệp nói riêng.
Sử dụng trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá ngoài việc đánh giá
khách quan kết quả học tập của học sinh mà còn cải thiện thực trạng, đề xuất những
phƣơng hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá, qua đó điều chỉnh và nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả giáo dục.
Để đáp ứng nhu cầu trên, trong điều kiện hạn chế về thời gian và mục tiêu
nghiên cứu ngƣời nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm
khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng
nghề Bạc Liêu”.
Đề tài gồm 3 phần : Mở đầu, Nội dung và Kết luận
Phần mở đầu:
Trình bày tính cấp thiết của đề tài cũng nhƣ những nhiệm vụ và phƣơng pháp
nghiên cứu mà ngƣời nghiên cứu thực hiện để làm sáng tỏ đề tài.
Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về trắc nghiệm khách quan
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn học
- Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học.
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiển về kiểm tra đánh giá môn Dung sai kỹ thuật đo tại
trƣờng CĐN Bạc Liêu.
- Giới thiệu môn học Dung sai kỹ thuật đo
- Thực tiễn hoạt động kiểm tra đánh giá môn Dung sai kỹ thuật đo.
Chƣơng 3: Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo
- Phân tích nội dung môn học.

-v-



- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học.
Phần kết luận :
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt đƣợc những kết quả sau:
- Góp phần làm sáng tỏ các khái niệm, cách biên soạn và qui trình xây dựng
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Biên soạn đƣợc 240 câu hỏi trắc nghiệm, thông qua phƣơng pháp nghiên cứu
lấy ý kiến chuyên gia, phân tích và thử nghiệm. Kết quả phân tích thu đƣợc 218 câu
hỏi đảm bảo các tiêu chuẩn của câu hỏi trắc nghiệm khách quan; 2 câu có độ phân
cách âm và 20 câu có độ phân cách kém sẽ đƣợc lƣu lại để điều chỉnh và thử
nghiệm sau.
- Đánh giá những đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn.
- Xác định những nội dung liên quan đến đề tài sẽ tiếp tục đƣợc thực hiện và
phát triển sau này.

- vi -


ABSTRACT
In recent years, objective questionnaires have been increasingly interested and
commonly used for testing and evaluating the learning outcomes of students in
general education as well as professional education.
The use of objective testing is an essential addition to examination and
assessment, it not only objectively evaluates learners’ achievements but also aims to
improve the situation of testing and propose a new trend in measurement and
assessment, hence it erable us to adjust and improve the quality and efficiency of
education.
To meet demand, with the limited conditions of time and research objectives,
the author has been conducting research thesis titled : “Compiled objective
questionnaires applied measurably technical tolerance for intermediate level at Bac
Lieu vocational college”.

The thesis consists of 3 parts as below: Beginning part, Contents and
Conclusion
The beginning part :
To clarify the topic the authors has presented the urgency of the topic as well as
the tasks and methods of research.
The main content of the thesis includes three chapters :
Chapter 1: The theoretical basis for objective testing.
- The historical summary of research problems.
- A rationale for buiding objective questionnaires for the subject.
- The building procedure of questionnaires bank for the subject.
Chapter 2: The reality basis of the testing and evaluating methods for the subject of
measurement technique tolerance in Bac Lieu vocational college.
- Introducing the theoretical subject of measurement technique tolerance.

- vii -


- The reality of the testing and evaluating method subject of measurement
technique tolerance.
Chapter 3: Compiling the questionnaires for the subject of measurement technique
tolerance.
- The analysis of subject’s content.
- Building the questionnaires bank for the subject.
The conclusion part :
After accomplishing, I have achieved the following results:
- Contributed and clarify the concepts, how to compile and build process
objective test question bank.
- Compiled 240 questionnaires, through research methods expert opinion,
analysis and testing. Analysis results, obtained 218 questions to ensure the
standards of multiple choice questions; 2 sentences negative resolution and 20

questions with resolution is inconsistent; will be saved to tuning and testing follows.
- Assessing the contribution of topic in theoretical and practical aspects.
- Define the content related topic will be more to be done and developed later.

- viii -


MỤC LỤC
Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học ............................................................................................. ...i
Lời cam đoan .................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ....................................................................................................... iv
Tóm tắt .............................................................................................................. v
Mục lục ............................................................................................................ ix
Các chữ viết tắt ............................................................................................... xii
Danh mục bảng ............................................................................................. xiii
Danh mục hình ................................................................................................ xv
PHẦN A : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu – Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Giới hạn đề tài ............................................................................................... 4
PHẦN B : NỘI DUNG
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 6

1.2. Các khái niệm cơ bản.................................................................................. 9
1.2.1. Trắc nghiệm ...................................................................................... 9
1.2.2. Trắc nghiệm khách quan ................................................................. 11
1.2.3. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm........................................................ 11
1.3. Tổng quan về trắc nghiệm ........................................................................ 11
1.3.1. Đặc điểm cơ bản của trắc nghiệm khách quan ................................. 11

- ix -


1.3.2. Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm .......................... 13
1.3.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của trắc nghiệm khách quan ..................... 16
1.3.4. Các hình thức câu hỏi trắc nghiệm và nguyên tắc soạn thảo .......... 17
1.3.5. Phân tích câu trắc nghiệm ................................................................ 22
1.3.6. Đánh giá bài trắc nghiệm ................................................................. 27
1.4. Qui trình biên soạn ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm .................................. 29
1.4.1. Phân tích nội dung môn học ............................................................. 31
1.4.2. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá .............................................. 32
1.4.3. Lập dàn bài trắc nghiệm ................................................................... 35
1.4.4. Biên soạn các câu trắc nghiệm ......................................................... 36
1.4.5. Lấy ý kiến tham khảo về các câu trắc nghiệm ................................. 38
1.4.6. Thử nghiệm và phân tích câu hỏi trắc nghiệm ................................. 39
1.4.7. Lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ................................................. 41
1.5. Qui trình sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ................................... 41
1.6. Các yếu tố tác động đến quá trình biên soạn bộ câu hỏi .......................... 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................. 45
Chƣơng 2 : CƠ SỞ THỰC TIỂN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN DUNG SAI
KỸ THUẬT ĐO TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU
2.1. Giới thiệu về trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu .......................................... 46
2.1.1. Lịch sử của trƣờng ........................................................................... 47

2.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ của trƣờng .................................................. 48
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ..................................................................... 49
2.1.4. Hiện trạng đội ngũ GV, công nhân viên .......................................... 50
2.2. Giới thiệu môn học Dung sai kỹ thuật đo .................................................. 50
2.2.1. Vị trí môn học .................................................................................. 50
2.2.2. Mục tiêu chung của môn học ........................................................... 53
2.2.3. Đề cƣơng chi tiết môn học ............................................................... 54
2.2.4. Yêu cầu chung khi giảng dạy môn Dung sai kỹ thuật đo ................. 56
2.3. Kiểm tra – đánh giá trong hoạt động dạy nghề.......................................... 57
2.4. Khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá môn Dung sai kỹ thuật đo 59

-x-


2.4.1. Quá trình tổ chức kiểm tra ............................................................... 60
2.4.2. Quá trình tổ chức đánh giá ............................................................... 60
2.4.3. Thực tiển hoạt động kiểm tra đánh giá môn Dung sai kỹ thuật đo
tại trƣờng CĐN Bạc Liêu ................................................................. 61
2.4.4. Thực tiển hoạt động kiểm tra đánh giá môn Dung sai kỹ thuật đo tại
các trƣờng khác ................................................................................ 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 72
Chƣơng 3 : BIÊN SOẠN BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN
DUNG SAI KỸ THUẬT ĐO

3.1. Những định hƣớng xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ............ 73
3.1.1. Có tính khoa học .............................................................................. 73
3.1.2. Phát triển toàn diện ngƣời học ......................................................... 73
3.1.3. Kết hợp cả lý thuyết và thực hành.................................................... 74
3.1.4. Đảm bảo yêu cầu phân hóa và đạt hiệu quả cao .............................. 74
3.2. Qui trình xây dựng bộ câu hỏi ................................................................... 74

3.2.1. Phân tích nội dung môn học ............................................................. 74
3.2.2. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá .............................................. 74
3.2.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm môn học ............................................. 80
3.2.4. Biên soạn các câu trắc nghiệm cho môn học .................................... 84
3.2.5. Lấy ý kiến tham khảo về các câu trắc nghiệm .................................. 84
3.2.6. Tổ chức thử nghiệm và phân tích các câu trắc nghiệm ..................... 87
3.2.7. Lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học............................. 98
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 100
PHẦN C : KẾT LUẬN
1. Kết luận ..................................................................................................... 101
2. Tự đánh giá những đóng góp của đề tài .................................................... 102
3. Hƣớng phát triển của đề tài ....................................................................... 103
4. Kiến nghị ................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 109

- xi -


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Ý nghĩa

GV

: Giáo viên

HS


: Học sinh

ND

: Nội dung

NDMH

: Nội dung môn học

KT

: Kiểm tra

KTĐG

: Kiểm tra đánh giá

TN

: Trắc nghiệm

TNKQ

: Trắc nghiệm khách quan

GD

: Giáo dục


CĐN

: Cao đẳng nghề

ĐH

: Đại học

DSLG

: Dung sai lắp ghép

- xii -


DANH MỤC BẢNG

BẢNG

Trang

Bảng 1.1 : Tương quan giữa loại câu trắc nghiệm và tỉ lệ may rủi

24

Bảng 1.2 : Ý nghĩa của chỉ số phân cách

25


Bảng 1.3 : Ý nghĩa của Hệ số tin cậy

29

Bảng 1.4 : Bảng liệt kê các động từ được sử dụng trong xác định mục tiêu

35

Bảng 1.5 : Bảng dàn bài trắc nghiệm môn học

36

Bảng 2.1 : Chương trình đào tạo ngành Công nghệ ô tô hệ trung cấp nghề

51

Bảng 2.2 : Đề cương chi tiết môn Dung sai kỹ thuật đo

54

Bảng 2.3 : Biểu thị về tầm quan trọng việc đánh giá chính xác kết quả

61

học tập môn Dung sai Kỹ thuật đo
Bảng 2.4 : Biểu thị về hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá

62

Bảng 2.5 : Phân tích lý do chọn phương pháp KTĐG


63

Bảng 2.6 : Phân tích ưu điểm phương pháp TN

64

Bảng 2.7 : Biểu thị mức độ phù hợp của nội dung chương trình môn học

65

Bảng 2.8 : Biểu thị việc sử dụng phương pháp giảng dạy của giáo viên

66

Bảng 2.9 : Phân tích thái độ HS khi GV sử dụng phương pháp KTĐG

68

Bảng 2.10 : Bảng số lượng HS các lớp có tham gia học môn Dung sai kỹ

70

thuật đo tại các trường
Bảng 2.11 : Bảng hình thức kiểm tra đánh giá tại các trường

70

Bảng 3.1 : Bảng Phân tích nội dung - xác lập mục tiêu kiểm tra đánh giá


75

Bảng 3.2 : Dàn bài trắc nghiệm chương 1

80

Bảng 3.3 : Dàn bài trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo

82

- xiii -


Bảng 3.4 : Bảng thống kê các ý kiến tham khảo về bộ câu hỏi TN

85

Bảng 3.5 : Phân bố loại câu hỏi theo mức độ nhận thức cho mỗi đề thi

88

Bảng 3.6 : Thống kê số HS tham gia, số HS làm đúng cho mỗi câu hỏi

89

trong đề thi
Bảng 3.7 : Bảng phân bố tần số các câu trắc nghiệm theo độ khó

90


Bảng 3.8 : Bảng tính độ phân cách của các câu trắc nghiệm

92

Bảng 3.9 : Bảng phân bố tần số các câu trắc nghiệm theo độ phân cách

92

Bảng 3.10 : Bảng thống kê các câu hỏi có độ phân cách kém

94

Bảng 3.11 : Bảng thống kê số lượng và chất lượng các câu hỏi sau khi

98

phân tích
Bảng 3.12 : Bảng thống kê số câu trắc nghiệm theo các hình thức câu
trắc nghiệm ở từng chương

- xiv -

98


DANH MỤC HÌNH

HÌNH

Trang


Hình 1.1 : Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

30

Hình 1.2 : Quy trình sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ

42

Hình 2.1 : Hình ảnh toàn cảnh trụ sở chính Trường CĐN Bạc Liêu

46

Hình 2.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

49

Hình 2.3 : Biểu đồ tầm quan trọng việc đánh giá chính xác kết quả học

61

tập môn Dung sai Kỹ thuật đo
Hình 2.4 : Biểu đồ biểu thị hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá

62

Hình 2.5 : Biểu đồ phân tích lý do chọn phương pháp KTĐG

64


Hình 2.6: Biểu đồ ưu điểm phương pháp TN

65

Hình 2.7: Biểu đồ mức độ phù hợp của nội dung chương trình môn học

66

Hình 2.8 : Biểu đồ biểu thị việc sử dụng phương pháp giảng dạy của GV

67

Hình 2.9 : Biểu đồ thái độ HS khi GV sử dụng phương pháp KTĐG

68

Hình 3.1 : Biểu đồ phân bố số lượng câu hỏi ứng với mức độ nhận biết

83

cho từng chương
Hình 3.2 : Biểu đồ phân bố độ khó của các câu trắc nghiệm

90

Hình 3.3 : Biểu đồ phân bố độ phân cách của các câu trắc nghiệm

93

Hình 3.4 : Biểu đồ phân bố tỉ lệ các hình thức câu hỏi trắc nghiệm


99

- xv -


PHẦN A : MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực hƣớng tới các chuẩn trình độ quốc
gia, khu vực và thế giới đang đƣợc toàn xã hội ta đặc biệt quan tâm nhằm đáp ứng
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và tạo năng lực hoà nhập với thị
trƣờng lao động trong khu vực và quốc tế. Muốn đào tạo đƣợc nguồn nhân lực cho
nhu cầu thời đại mới thì cần phải đổi mới quá trình giáo dục và đào tạo. Nhƣ chúng
ta biết các thành tố của quá trình đào tạo bao gồm : Mục tiêu, Nội dung, Phương
pháp, Hình thức tổ chức và Đánh giá. Do đó muốn đổi mới quá trình thì phải đổi
mới các thành tố cấu tạo nên quá trình đó. Tuy nhiên các thành tố của quá trình này
liên kết chặt chẽ và tác động lẫn nhau, trong đó Mục tiêu đào tạo quyết định các
thành tố còn lại và Đánh giá là khâu quan trọng nhất để kiểm tra sản phẩm đầu ra có
đạt đƣợc mục tiêu ban đầu hay không.
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ, giáo dục ở nƣớc ta ngoài việc không ngừng mở
rộng qui mô còn phải duy trì, thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào
tạo. Điều đó cho thấy việc thay đổi một hệ thống chƣơng trình và phƣơng pháp đào
tạo mà không thay đổi hệ thống kiểm tra đánh giá thì cũng không thể đạt đƣợc kết
quả mong muốn. Việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của ngƣời học là một
bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu đƣợc của quá trình dạy học, là khâu
mang tính chất quyết định việc đánh giá thành quả học tập của học sinh, đồng thời
giữ vai trò động lực thúc đẩy quá trình dạy học. Việc kiểm tra kiến thức một cách
hệ thống, toàn diện và đánh giá đúng đắn, chính xác sẽ cung cấp cho giáo viên
những thông tin kịp thời về diễn biến của quá trình giảng dạy, về khả năng tiếp thu
của học sinh, giúp giáo viên điều chỉnh phƣơng pháp dạy hay đi đến những quyết

định phù hợp nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Nền giáo dục Việt Nam nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng đã và đang
hòa nhập với nền giáo dục các nƣớc phát triển trên thế giới. Nhiều trƣờng học,
nhiều cơ sở giáo dục đã áp dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bằng phƣơng

-1-


pháp trắc nghiệm khách quan và vấn đề này đang đƣợc phổ biến rộng rãi từ các bậc
học. Với xu hƣớng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình thức kiểm tra, đánh giá
bằng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan cần đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng để sử
dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập tại nhà trƣờng.
Kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục và đào tạo đòi hỏi bảo phải đảm bảo
tính khách quan thì quá trình đào tạo mới có kết quả tốt. Hiện nay, trắc nghiệm là
hình thức kiểm tra đƣợc đánh giá mang tính khách quan nhất và đang đƣợc áp dụng
rộng rãi trong giáo dục chuyên nghiệp cũng nhƣ giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên
việc áp dụng trắc nghiệm khách quan trong giáo dục nghề nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn vì đặc thù của ngành nghề đào tạo và chƣơng trình đào tạo.
Chƣơng trình đào tạo ngành Cơ khí tại trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu đƣợc
xây dựng dựa trên sự tham khảo của chƣơng trình khung trình độ trung cấp của
Tổng cục dạy nghề ban hành. Tuy nhiên việc thực hiện và hình thức kiểm tra – đánh
giá hiện nay tại trƣờng chƣa theo một chuẩn mực nào, chủ yếu theo lối cho thi tự
luận đối với những môn học lý thuyết và đánh giá kết quả cuối cùng dựa trên sản
phẩm đối với những môn thực hành.
Xuất phát từ thực trạng trên và bản thân là một giáo viên dạy nghề, ngƣời
nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn
Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu”
nhằm đổi mới phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học, giúp cho ngƣời nghiên cứu lựa
chọn phƣơng pháp giảng dạy phù hợp, giúp cho học sinh tự học một cách tích cực,
chủ động hơn trƣớc, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả

dạy học tại trƣờng Cao Đẳng Nghề Bạc Liêu.
2. MỤC TIÊU- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu của đề tài
Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho
hệ trung cấp nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu một số khái niệm và cơ sở lý luận về TNKQ xem
đây là những luận điểm khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo. Cụ thể :

-2-


+ Tìm hiểu về trắc nghiệm, các hình thức câu trắc nghiệm, qui trình soạn
thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
+ Các thông số phân tích, đánh giá câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng việc kiểm tra - đánh giá môn Dung sai kỹ
thuật đo tại trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
- Nhiệm vụ 3: Biên soạn và thử nghiệm bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai
kỹ thuật đo tại trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
- Nhiệm vụ 4: Phân tích, điều chỉnh hoàn thiện và lƣu trữ bộ câu hỏi. Xây
dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn học Dung sai kỹ thuật đo.
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dung sai kỹ thuật đo mà ngƣời
nghiên cứu đề xuất để giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn học.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng kiểm tra, đánh giá môn học Dung
sai kỹ thuật đo cho ngành cơ khí tại trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
Khách thể nghiên cứu

Nội dung và việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh môn học
Dung sai kỹ thuật đo cho ngành cơ khí tại trƣờng Cao đẳng nghề Bạc Liêu.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Chƣơng trình đào tạo nghề Cơ khí;
- Mục tiêu, nội dung chƣơng trình môn học Dung sai kỹ thuật đo;
- Các văn bản pháp lý quy định về kiểm tra, đánh giá trong đào tạo nghề;
- Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Phƣơng pháp thử nghiệm
Thử nghiệm bộ đề thi/kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh trong điều kiện thực
tế tại cơ sở để xác định tính khả thi của bài trắc nghiệm khi áp dụng vào thực tiễn;

-3-


phân tích các câu trắc nghiệm, các đề thi để trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh cho
phù hợp với các yêu cầu khi xây dựng câu trắc nghiệm và đề thi.
Phƣơng pháp khảo sát, điều tra
Thu thập thông tin và đánh giá về thực trạng hoạt động kiểm tra- đánh giá môn
Dung sai kỹ thuật đo, về sự cần thiết của bộ câu hỏi trắc nghiệm, tính khả thi của bộ
câu hỏi trắc nghiệm.
Phƣơng pháp thống kê, phân tích dữ liệu
Thống kê, tổng hợp các số liệu của quá trình thử nghiệm để trên cơ sở đó phân
tích các câu trắc nghiệm, các đề thi đồng thời đƣa ra kết luận hoặc điều chỉnh nội
dung nghiên cứu.
Phƣơng pháp chuyên gia
Trao đổi, phát phiếu lấy ý kiến về bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá của những
chuyên gia, giáo viên giảng dạy môn học.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ Biên soạn bộ câu hỏi trắc

nghiệm khách quan môn Dung sai kỹ thuật đo cho hệ trung cấp nghề tại trƣờng Cao
đẳng nghề Bạc liêu.

-4-


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên Thế giới
Việc dạy và học đã xuất hiện trong lịch sử loài ngƣời hàng nghìn năm trƣớc
đây, để tuyển dụng ngƣời giỏi ngƣời ta phải tạo ra hình thức thi để so sánh các thí
sinh với nhau. Đo lƣờng và đánh giá trong GD cũng đã phát triển từ xa xƣa, tuy
nhiên có thể nói một ngành khoa học thực sự về đo lƣờng trong tâm lý và GD mới
bắt đầu và hình thành từ cuối thế kỷ 19 ở Châu Âu và đặc biệt là Mỹ, lĩnh vực khoa
học TN phát triển mạnh trong thế kỷ 20.
Thuật ngữ này đƣợc sử dụng rộng rãi sau khi cuốn sách “Các trắc nghiệm và đo
lƣờng trí tuệ” của nhà tâm lý học ngƣời Mỹ J.Mc. Cattell ra đời năm 1890 tại New
York. Trong tác phẩm này, J. Cattell đƣa ra khái niệm TN trí tuệ để chỉ chứng tích
tâm lý khác biệt giữa các cá nhân và ông đã đƣa ra làm mẫu 50 TN. Từ đây, TN
đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là dụng cụ, phƣơng tiện, cách thức để khảo sát và đo
lƣờng trong tâm lý. Có thể kể những dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển
của TN đó là: Trắc nghiệm trí tuệ Simon – Binet đƣợc xây dựng bởi hai nhà tâm lý
ngƣời Pháp Alfred Binet và Theodore Simon vào khoảng năm 1905, tiếp đến đƣợc
cải tiến tại đại học Stanford Mỹ bởi Lewis Terman năm 1916, sau đó nó đƣợc cải
tiến liên tục và ngày nay đƣợc sử dụng với tên gọi là TN trí tuệ IQ. [25, Tr 162]
Bộ trắc nghiệm thành quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford Acheevement
Test ra đời vào năm 1923 tại Mỹ. Với việc đƣa vào chấm trắc nghiệm bằng máy
IBM năm 1935, việc thành lập Hội quốc gia về Đo lƣờng trong giáo dục (National

Council on Measurement in Eduacation – NCME) vào thập niên 1950, sự ra đời hai
tổ chức tƣ nhân Eduacation Testing Services (ETS) năm 1947 và American College
Testing (ACT) năm 1950, hai tổ chức làm dịch vụ TN lớn thứ nhất và thứ hai Hoa
Kỳ, một ngành công nghiệp TN đã hình thành.

-5-


Năm 1963 xuất hiện công trình của Ghecberich dùng máy tính điện tử xử lí các
kết quả TN trên diện rộng, vào thời điểm đó ở Anh đã có hội đồng quốc gia hàng
năm quyết định các TN chuẩn cho trƣờng trung học. Từ đó đến nay khoa học về đo
lƣờng trong tâm lý và giáo dục đã phát triển liên tục, nhƣng việc sử dụng phƣơng
pháp TN đã có một số sai lầm, những phê bình chỉ trích đối với khoa học này cũng
xuất hiện thƣờng xuyên nhƣng chúng không đánh đổ đƣợc nó mà chỉ làm cho nó tự
điều chỉnh và phát triển mạnh mẽ hơn. [19, Tr 15]
Các thành tựu lý luận quan trọng của khoa học về đo lƣờng trong giáo dục đạt
đƣợc cho đến thập niên 70 của thế kỷ trƣớc là “lý thuyết trắc nghiệm cổ điển”
(classical test theory). Còn bƣớc phát triển về chất của nó trong khoảng 4 thập niên
vừa qua là “lý thuyết trắc nghiệm hiện đại” hoặc “lý thuyết đáp ứng câu hỏi” (Item
Response Theory – IRT). IRT đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng nâng cao độ
chính xác của trắc nghiệm và trên cơ sở lý thuyết đó, công nghệ trắc nghiệm thích
ứng máy tính (Computer Adaptive Test – CAT) ra đời. Ngoài ra trên cơ sở của
những thành tựu của IRT và ngôn ngữ học máy tính, công nghệ Criterion chấm tự
động các bài thi tự luận tiếng Anh nhờ máy tính của EST đã đƣợc triển khai qua
mạng Internet trong mấy năm qua. [19, Tr 16]
Những năm gần đây nhiều nƣớc trên thế giới đã sử dụng trắc nghiệm ngày
càng phổ biến và sâu rộng hơn trong quá trình giảng dạy ở phổ thông hoặc thi tuyển
vào đại học nhƣ ở Anh, Mỹ, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc...
Hiện nay, ngƣời ta vẫn tiếp tục thảo luận, nghiên cứu về những ƣu điểm và
nhƣợc điểm của trắc nghiệm để có thể vận dụng một cách hiệu quả. Điều đó cho

thấy, trắc nghiệm có cơ sở lý luận vững chắc với bề dày lịch sử lâu đời, nhiều ƣu
điểm vƣợt trội nên đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nghiên cứu và áp dụng, TN có thể
vận dụng vào đo lƣờng đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy cần đƣợc
nghiên cứu và nhân rộng tại Việt Nam.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trắc nghiệm ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với một số nƣớc trên Thế giới.
Năm 1964, ở miền Nam Việt Nam đã thành lập một cơ quan đặc trách về TN, lấy
tên „„Trung tâm trắc nghiệm và hướng dẫn‟‟ cơ quan này phổ biến nhiều tài liệu về

-6-


TN. Năm 1970 các môn TN thành quả học tập và thống kê giáo dục mới đƣợc giảng
dạy ở các lớp Cao học và Tiến sĩ GD tại Đại học sƣ phạm Sài Gòn.
Năm 1972 chính quyền Sài Gòn Hội đồng cải tổ thi cử ở miền Nam nƣớc ta đã
phân tích những nhƣợc điểm của kỳ thi tú tài theo lối cũ (sử dụng đề thi theo
phƣơng pháp tự luận) và quyết định chuẩn bị cho một kỳ thi Tú tài cải tiến bằng
phƣơng pháp TNKQ tiêu chuẩn hóa. Năm 1974 phƣơng pháp TN đã đƣợc áp dụng
tại kỳ thi tú tài ở miền Nam Việt Nam, là một dấu mốc quan trọng về việc áp dụng
phƣơng pháp TNKQ tiêu chuẩn hóa trong một kỳ thi đại trà lần đầu tiên ở nƣớc ta.
Năm 1994 hoàn cảnh đất nƣớc đã đổi mới, nền GD nƣớc ta cũng có những
chuyển biến nhanh chóng để theo kịp đà phát triển của nền GD tân tiến trên thế giới.
Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những hoạt động tập huấn về trắc nghiệm, hội thảo
đƣa ra các văn bản khuyến khích sử dụng TN ở các trƣờng ĐH để đánh giá kết quả
học tập của sinh viên một cách chính xác, khách quan.
Năm 1996 Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã quyết định cho triển khai thí
điểm áp dụng TNKQ vào thi tuyển sinh ĐH tại trƣờng ĐH Đà Lạt. Tháng 12/2006
với sự giúp đỡ của trƣờng Đại học Đà Lạt, trƣờng ĐH Dân Lập Quản lý và Kinh
doanh Hà Nội cũng đã sử dụng TNKQ cho kỳ thi tuyển sinh đầu tiên vào trƣờng
Năm 2006 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH lần đầu tiên áp dụng hình

thức TNKQ với môn ngoại ngữ. Đến năm 2007 hình thức thi TN đƣợc áp dụng rộng
rãi hơn, có thêm hai môn thi là Vật lí, Hóa học.
Năm 2009 đề thi các môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học và Sinh học đƣợc ra theo
hình thức TN 100%. Hình thức câu TN thƣờng có 4 lựa chọn, số lƣợng 80 câu và
thời gian làm bài 90 phút. [19, Tr 160]
Thời gian gần đây đã có các luận văn, công trình khoa học có giá trị, ngƣời
nghiên cứu đã xây dựng đƣợc các ngân hàng câu hỏi TNKQ, có thể áp dụng và kết
hợp với phƣơng thức kiểm tra, đánh giá truyền thống “ tự luận, vấn đáp” vào môn
học một cách hiệu quả ở các cấp đào tạo. Đặc biệt khoa sƣ phạm kỹ thuật Trƣờng
Đại học sƣ phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ dùng để
KTĐG kết quả học tập của sinh viên, HS nhƣ một số luận văn sau:

-7-


×