Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

8 THỰC NGHIỆM tâm lý học xã hội THÚ vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.47 KB, 9 trang )

8 THỰC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
THÚ VỊ
rubi | April 27, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments

Con người có thực sự dừng lại để ngắm nhìn đánh giá vẻ đẹp của thế giới xung quanh? Làm thế
nào xã hội có thể khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động lành mạnh? Có thể thực hiện
điều gì để mang lại hòa bình giữa các nhóm đối thủ? Các nhà tâm lý học xã hội đã giải quyết các
câu hỏi như thế trong nhiều thập kỷ và một số kết quả thực nghiệm của họ có thể làm bạn ngạc
nhiên.

1. THỰC NGHIỆM ROBBERS CAVE


Lý do nào khiến các cuộc xung đột có nguy cơ bùng nổ giữa các nhóm khác nhau? Theo nhà tâm lý
học Muzafer Sherif, xung đột giữa các nhóm có xu hướng phát sinh từ sự tranh giành các nguồn
lực, từ sự rập khuôn và định kiến. Trong một thực nghiệm gây nhiều tranh cãi, các nhà nghiên cứu
đặt 22 cậu bé trong độ tuổi từ 11 đến 12 vào trong 2 nhóm tại công viên Robbers Cave ở Oklahoma.


Những đứa bé chia tách vào trong 2 nhóm và trải qua tuần đầu tiên để thực nghiệm sự kết nối giữa
các thành viên trong mỗi nhóm.
Đến giai đoạn thứ 2 của thực nghiệm, những đứa trẻ được thi đua cùng nhóm khác, lúc này tiêu
điểm của thực nghiệm đặt 2 nhóm cạnh tranh trực tiếp với nhau. Điều đó dẫn đến bất hòa đáng kể,
như các cậu bé ưu chuộng rõ ràng các thành viên trong nhóm mình và chê bai các thành viên của
nhóm

còn

lại.

Trong giai đoạn cuối, các nhà nghiên cứu tổ chức các nhiệm vụ mà yêu cầu 2 nhóm phải làm việc


cùng nhau. Những nhiệm vụ được chia sẻ này giúp các cậu bé hiểu thêm các hành viên trong nhóm
còn lại và cuối cùng dẫn đến một thỏa thuận ngừng “ngưng chiến” giữa các đối thủ.

2. THỰC NGHIỆM “NHẠC CÔNG VĨ CẦM TRONG GA
TÀU ĐIỆN NGẦM”

Năm 2007, nghệ sĩ vĩ cầm (violinist) nổi tiếng Josh Bell đóng vai một nhạc sĩ đường phố đứng tại
một ga tàu điện ngầm bận rộn ở Washington, D.C. Bell vừa có một buổi hòa nhạc mà giá một vé
trung bình khoảng 100 dollars. Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng thế giới và đang chơi bằng cây vĩ cầm
làm bằng thủ công trị giá hơn 3,5 triệu dollars. Tuy vậy, hầu hết mọi người đều hối hả bước qua mà
chẳng buồn đứng lại nghe ông đàn.
Khi những đứa trẻ thỉnh thoảng đứng lại để nghe tiếng vĩ cầm của ông thì cha mẹ nhanh chóng nắm
tay chúng mà kéo đi. Thực nghiệm nêu ra một câu hỏi đáng quan tâm, chúng ta đáng giá cao các
giá trị nghệ thuật nhưng liệu chúng ta có thực sự dùng lại để thưởng thức những điều đẹp đẽ ở
xung quanh chúng ta chăng.


3. THỰC NGHIỆM CẦU THANG DƯƠNG CẦM

Làm thế nào con người thay đổi các hành vi thường ngày và lựa chọn các hành vi lành mạnh hơn?
Trong một thực nghiệm xã hội được tài trợ bởi Volkswagen như một phần của sáng kiến


“Học thuyết Vui vẻ – Fun Theory” của họ, biến những hoạt động bình thường nhất thành một điều
vui vẻ có thể truyền cảm hứng để con người thay đổi hành vi của mình. Trong thực nghiệm, một cầu
thang được thiết kể để biến thành một bàn phím dương cầm (piano) khổng lồ. Ngay bên cạnh cầu
thang này là một thang máy cuốn để mọi người lựa chọn giữa đi cầu thang bộ hay thang máy cuốn.
Kết quả là có hơn 66% người chọn đi cầu thang bộ so với đi thang máy cuốn, điều đó cho thấy rằng
thêm vào một yếu tố vui vẻ có thể truyền cảm hứng cho con người thay đổi hành vi và lựa chọn
hành vi lành mạnh hơn.


4. THỰC NGHIỆM KẸO DẺO

Trong thời gian cuối thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 70, nhà tâm lý học Walter Mischel đã tiến hành
hành loạt các cuộc thực nghiệm về sự kiểm soát ham muốn. Mischel quan tâm đến việc học tập để
trì hoãn sự ham muốn có thể là một yếu tố dự báo thành công trong cuộc sống tương lai. Trong các
thực nghiệm, trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 6 được đưa vào một phòng thực nghiệm với một món
bánh kẹo (thường là kẹo dẻo [marshmallow] hoặc bánh [cookie]). Trước khi rời khỏi phòng, ông nói
với mỗi đứa trẻ rằng chúng sẽ nhận được thêm cái kẹo nữa nếu cái kẹo đầu tiên vẫn ở trên bàn sau
15 phút.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành các năm sau cho thấy những đứa trẻ có khả năng trì hoãn sự ham
muốn có kết quả học tập và điểm tốt nghiệp tốt hơn. Kết quả cho thấy khả năng này không chỉ là kỹ
năng cần thiết cho sự thành công mà là điều hình thành rất sớm và kéo dài trong cuộc đời của trẻ
đó.


5. THỰC NGHIỆM CĂN PHÒNG KHÓI

Nếu bạn thấy ai đó gặp rắc rối, bạn có đến để giúp đỡ họ không? Các nhà tâm lý học phát hiện ra
rằng điều đó phụ thuộc vào số lượng người có mặt chứng kiến. Ta nhiều khả năng sẽ giúp đỡ ai đó
nếu ta là người duy nhất chứng kiến, nhưng khả năng giúp đỡ ít dần khi ta chỉ là một trong số đám
đông chứng kiến.
Hiện tượng này gây chú ý cho công chúng sau vụ giết người đáng sợ mà nạn nhân là một cô gái trẻ
có tên Kitty Genovese. Có nhiều người chứng kiện cuộc tấn công cô ấy, không ai kêu gọi giúp đỡ
cho đến khi đã quá muộn. Hành vi này được xác định là một ví dụ về hiệu ứng người ngoài cuộc
(the bystander effect), hay sự thất bại trong việc ai đó đưa ra hành động khi có sự chứng kiến của
nhiều người khác nữa.
Trong một thực nghiệm kinh điển, các nhà nghiên cứu mời các người tham gia vào một căn phòng
để điền vào bảng hỏi. Đột nhiên, phòng bắt đầu đầy khói. Trong một số trường hợp, người tham gia
chỉ có một mình, một số khác thì có 3 người tham dự đang chờ điền nữa trong phòng và trong điều

kiện cuối cùng có 1 người tham dự và 2 người đóng vai. Trong tình huống có 2 người đóng vai trong
thực nghiệm, những diễn viên này lờ đi việc có khói mà tập trung điền bảng hỏi của họ.
Khi chỉ có một mình, khoảng ¾ người tham gia rời khỏi phòng và báo cáo về tình trạng có khói bốc
ra cho các nhà nghiên cứu. Trong điều kiện có 3 người tham dự trong phòng, chỉ có dưới 40% báo
cáo về khói. Trong điều kiện cuối, có 2 người đóng vai lờ đi khói, chỉ 10% người tham gia báo cáo




khói.

Thực nghiệm này là một ví dụ tuyệt vời minh chứng cách thức mà nhiều người dựa trên phản ứng
của người khác để đưa ra quyết định hành động của chính họ. Khi điều gì đó xảy ra, nhưng không
có vẻ gì mà ai đó trong đám đông phản ứng, mọi người có xu hướng lờ đi và không phản hồi cần
thiết với tình trạng đó.

6. THỰC NGHIỆM XÃ HỘI CARLSBERG

Đã có bao giờ bạn cảm thấy mọi người đánh giá thiên lệch đi vì sự hiện diện của bạn? Hay bạn có
bao giờ thấy người khác có ấn tượng ban đầu sai lầm về bạn dựa trên cách người khác nhìn bạn
không? Thật không may, con người thường nhanh chóng đưa ra nhận định dựa trên đánh giá chớp
nhoáng khi lầm đầu tiên họ gặp ai đó. Những ấn tượng này chủ yếu dựa trên bề ngoài này đôi khi
khiến người ta bỏ qua những đặc điểm và phẩm chất bên trong.
Trong một thực nghiệm xã hội khá thú vị, mà thực sự thì nó bắt đầu từ một quảng cáo, một cặp đôi
bước vào một rạp chiếu phim đông đúc. Chỉ còn 2 ghế trống trong khi 148 ghế khác bao quanh đều
có những gã to con xăm trổ đáng sợ ngồi.


Bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Bạn sẽ bước vào ghế đã mua để thưởng thức phim hay cảm
thấy ngại ngùng sợ sệt và bỏ đi? Trong thực nghiệm chính thức thì hầu hết các cặp đôi đều bỏ ra

khỏi rạp, chỉ có 1 số rất ít cặp đôi quyết định ở lại xem phim và họ nhận được các tràng cổ vũ từ
đám đông hầm hố trong rạp, rồi họ được tặng bia Carlsberg miễn phí. Đây là một bài tập tuyệt vời
minh họa cho lý do tại sao chúng ta không nên “chỉ đánh giá một cuốn sách qua trang bìa”.

7. THỰC NGHIỆM HIỆU ỨNG HALO

Một thực nghiệm được miêu tả trong một bài báo xuất bản năm 1920, nhà tâm lý học Edward
Thorndike yêu cầu các sĩ quan chỉ huy quân đội đưa ra các đánh giá xếp hạng cho các đặc điểm
của cấp dưới. Thorndike phát hiện ra rằng việc ấn tượng một phẩm chất của một người nào đó,
chẳng hạn như trí thông minh, có thể đưa đến những đánh giá cao hơn với các đặc điểm khác
chẳng hạn tính lãnh đạo, trung thành, trung thực. Ví dụ, suy nghĩ rằng một người nào đó hấp dẫn
tạo ra một hiệu ứng hào quang dẫn đến việc tin người đó là tốt bụng, thông minh và vui nhộn. Hiệu
ứng ngược lại cũng đúng. Khi có cảm nhận tiêu cực sẽ dân đến việc có các ấn tượng tiêu cực về
các đặc điểm khác của người đó.

8. THỰC NGHIỆM ĐỒNG THUẬN GIẢ VỜ


Cuối thập kỷ 70, nhà nghiên cứu Lee Ross cùng các đồng sự thực nghiệm các thực ngiệm khởi
đầu. Trong một thực nghiệm, các nhà nghiên cứu mời những người tham gia chọn một cách thức
để đối phó với một cuộc xung đột tưởng tượng và sau đó sẽ ước lượng xem có bao nhiêu người có
cùng đáp án tương tự. Họ phát hiện ra rằng bất chấp chọn lựa là gì thì những người tham gia đều
có xu hướng cho rằng đại đa số mọi người đều đồng tình với các lựa chọn đó.
Trong nghiên cứu khác, các nhà thực nghiệm yêu cầu các sinh viên trong khuôn viên trường đi bộ
và mang một tấm quảng cáo lớn có dòng chữ “Ăn tại Joe’s”. Các nhà nghiên cứu sau đó yêu cầu
các sinh viên ước lượng xem có bao nhiêu người đồng ý việc thực hiện mang tấm quảng cáo. Họ
thấy những người đồng ý mang tấm quảng cáo cho rằng phần lớn người khác cũng đồng ý thực
việc việc mang tấm quảng cáo. Những ai từ chối cầm tấm đó thì cũng cho là mọi người sẽ không
đồng ý.
Kết quả của những thực nghiệm minh chứng cho những gì được biết đến trong tâm lý học gọi là

hiệu ứng đồng thuận giả vờ (false consensus effect). Không quan trọng niềm tin, chọn lựa hay hành
vì của chúng ta là gì, chúng ta có xu hướng tin rằng đa số người khác cũng đồng ý và có hành động
giống cách chúng ta đã làm.



×