Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CÓ PHẢI NHỮNG NGƯỜI CƯ XỬ HỢM HĨNH THỰC CHẤT LẠI LÀ NHỮNG NGƯỜI CẢM THẤY BẤT AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.79 KB, 2 trang )

CÓ PHẢI NHỮNG NGƯỜI CƯ XỬ HỢM
HĨNH THỰC CHẤT LẠI LÀ NHỮNG
NGƯỜI CẢM THẤY BẤT AN?
rubi | January 23, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi | No Comments

Những người cư xử một cách hợm hĩnh có thể đang che giấu cảm giác thiếu sót.
Tôi đang nói chuyện với một người phụ nữ xinh đẹp và mảnh dẻ ở tiệm làm tóc tuần trước thì đột
nhiên cô ta nói “Bạn trai tôi bảo tôi nên quay về California để đóng phim. Nhiều người nói rằng trông
tôi thực sự rất đẹp.” Khi cô ấy nói như thế thì tôi cũng nhận ra rằng thực sự cô đúng là khá xinh đẹp.
Rồi tôi nhìn vào tấm gương và nhận ra, trái lại với cô ấy, trông tôi khá là xấu.
Khi đó, là một nhà tâm lý học, tất nhiên tôi phải thắc mắc điều gì khiến cô ấy phải nhắc đến vẻ đẹp
của chính mình. Nhìn lại cô ấy, tôi nghĩ cô khoảng 40 tuổi, cái khoảng thời gian khá là khó khăn với
một nữ diễn viên như cô, người từng đóng quảng cáo như một phụ nữ trẻ. Tôi tin rằng cô đã cảm
thấy bất an và đang tìm kiếm sự sự trấn an từ phía tôi. Nhưng lúc đó, bằng chứng nào cho thấy
những người cư xử một cách hợm hĩnh thực ra lại cảm thấy kém cỏi. Sau cùng thì cô ấy có thể chỉ
là tự tin đến mức không thể làm gì khác ngoài việc nhắc đến vẻ đẹp của mình với những người bình
thường (nghĩa là những người không-phải-người-mẫu) như tôi chẳng hạn.
Có bằng chứng cho thấy những đứa trẻ cư xử hợm hĩnh thực chất là để che dấu cảm giác không đủ
đầy bên trong. Một nhà tâm lý học phát triển tên là Kristin Valentino nghiên cứu những đứa trẻ đã
từng bị ngược đãi hoặc bị bỏ bê. Cô và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra khoảng cách
giữa sự tự tin mà chúng thể hiện và giới hạn ngầm về quan điểm về bản thân (self-concepts) thực
sự của chúng. Ví dụ, những đứa trẻ bị ngược đãi đánh giá quá cao mức độ mà những đứa trẻ khác
thích chúng và năng lực của chính mình [2,3]. Trong khi đó, chúng lại có những phản ứng tiêu cực
với hình ảnh của chính mình ở trong gương [4]. Hơn thế nữa, giáo sư Valentino và đồng nghiệp của
cô còn phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị bỏ bê, những đứa buộc phải tự suy nghĩ về quan điểm về


bản thân của mình bộc lộ những nhận thức về bản thân ít tích cực nhất trong bài đánh giá ký ức ẩn
so với những đứa trẻ không bị ngược đãi [1].
Bài đánh giá ký ức ẩn là cái mà trong đó những trải nghiệm đã có làm cho việc thể hiện trong bài
đánh giá thuận tiện hơn mà không có sự ý thức về chính những trải nghiệm này. Kết quả của nghiên


cứu này là những đứa trẻ dù bị ngược đãi hay bị bỏ bê có thể nói rằng chúng rất tuyệt vời nhưng
những ký ức này và bài kiểm tra gương lại bộc lộ sự nhận thức về cái tôi nằm rất xa với sự tuyệt
vời.
Không phải là suy diễn quá nhiều khi nghĩ rằng những cảm giác bất an này sẽ kéo dài đến tuổi
trưởng thành. Tôi biết rằng rất nhiều người trong số các bạn đã đọc các bài báo liên quan đến ý kiến
cho rằng những người có lòng tự trọng cao thực sự cảm thấy tốt hơn người khác. Điều tốt đẹp của
nghiên cứu về trẻ nhỏ này là nó còn tiến xa hơn cả việc chỉ hỏi người tham gia về điều họ cảm nhận
một cách có ý thức về bản thân mình. Nghiên cứu này còn lấy được cả những hình ảnh tồi tệ mà họ
vô thức có về bản thân. Thế nên lần tới khi ai đó cư xử một cách ngạo mạn và khiến bạn cảm thấy
ngu ngốc hoặc kém hấp dẫn, hãy tự hỏi mình, “ Người này đang che dấu thiếu sót gì?”. Ít nhất là với
cách này bạn có thể tránh được việc họ làm cho bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân mình.



×