Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CƠN ÁC MỘNG KHI SỐNG NỖI SỢ BỊ LÂY NHIỄM HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.82 KB, 10 trang )

CƠN ÁC MỘNG KHI SỐNG NỖI SỢ BỊ
LÂY NHIỄM HIV
rubi | May 5, 2016 | Sức Khỏe, Bệnh Chứng | No Comments

Đó có phải máu của tôi không? Liệu còn có máu của người khác không? Chuyện gì xảy ra
nếu họ dương tính HIV? Chuyện gì xảy ra nếu tôi bị nhiễm HIV? Nhà báo khoa học David
Adam tiết lộ về cuộc sống sẽ như thế nào khi sống cùng nỗi sợ bị lây nhiễm HIV.

Photograph: Monique Heydenrych/Getty Image
Vào ngày mà tay đua người Brazil Ayrton Senna chết trong một vụ đâm xe, tôi đang mắc kẹt trong
toilet của một hồ bơi Manchester. Đó là tháng Năm 1994. Tôi 22 tuổi và đói bụng. Sau khi bơi vài sải
ở hồ, tôi nhấc mình khỏi mặt nước và đi đến phòng thay đồ. Đi xuống cầu thang, tôi đã quẹt gót
chân vào một cạnh sắc của bậc thang cuối. Nó để lại một vết xước nhỏ thông qua đó máu lồi lên
thành một đốm tròn từ chỗ da bị hở của tôi. Tôi lấy ngón tay quệt một giọt máu và một giọt máu thứ
hai lồi lên thế chỗ. Tôi lôi một chiếc khăn giấy ở trên bồn rửa để đắp vào gót chân ướt đẫm của tôi.
Máu ở ngón tay tôi chảy theo dòng nước trôi xuống cánh tay. Mắt tôi nhìn theo vết máu. Vai tôi
chùng xuống. Bụng tôi thắt lại.
Bốn tuần trước, tôi đã chọc ngón tay vào một đinh ốc ló ra từ một mái che của chỗ chờ xe buýt. Đó
là một chiều thứ bảy đông đúc và có rất nhiều người xung quanh. Tôi nghĩ, bất kì ai trong số họ
cũng có thể dễ dàng làm bản thân bị thương giống cách của tôi. Chuyện gì xảy ra nếu một người
dương tính với HIV? Họ có thể để lại vết máu nhiễm bệnh trên đinh ốc, sau đó nó chọc vào da tôi.
Nó sẽ đưa vi rút vào máu của tôi. Tôi biết sự truyền bệnh không thể xảy ra theo cách này – vi rút
không thể tồn tại bên ngoài cơ thể – nhưng tôi cũng biết, khi ấn đủ lâu thì vẫn có nguy cơ. Họ không


thể chắc chắn một cách tuyệt đối. Trên thực tế, nhiều người thú nhận với tôi là vẫn có một mối nguy
cơ về mặt lý thuyết.
Một tay cầm mắt kính (cho người bơi) và tay kia cầm khăn giấy đẫm máu, tôi chạy tới trạm xe buýt
một lần nữa. Tôi nói với bản thân rằng ở đó không có vết máu nào trên đinh ốc khi tôi kiểm tra nó.
Tại sao tôi không đảm bảo một cách tuyệt đối? Tôi nhìn ngón tay của tôi. Đợi một phút. Tôi đã làm
cái quái quỷ gì vậy? Tôi đã đặt khăn giấy lên vết thương. Khăn giấy có thể bị dính một thứ gì đó.


Đúng là ngu ngốc. Tôi nhìn chiếc khăn giấy giờ đang sũng máu. Có máu trên khăn. Tất nhiên, đó là
máu của tôi. Làm sao bạn có thể chắc chắn? Một ai đó bị Aids và một bàn tay đang chảy máu có thể
đã chạm vào nó trước tôi. Tôi ném nó vào túi, rồi kéo một chiếc khăn thứ hai từ hộp giấy và kiểm tra
kĩ nó. Nó giúp được tôi một chút. Không có máu ở chiếc khăn giấy này. Tôi lấy chiếc khăn giấy đầu
tiên từ trong túi. Nó dính máu. Nếu đây là máu của người khác thì tại sao bạn lại nhặt nó lên? Tôi
nhanh chóng rửa tay. Tôi nhìn vào hộp giấy. Tôi không còn nhìn thấy khăn giấy có máu nào trên
chúng.
Đạp xe về nhà, tôi hài lòng với giải pháp mình tìm thấy. Tất nhiên là tôi không thể bị nhiễm Aids vì
trầy xước do đinh ốc ở trạm xe buýt. Điều đó thật buồn cười. Tôi chẳng có gì để lo lắng về vết rạch
đó. Tôi lôi chiếc quần bơi của tôi từ túi xách và đặt nó lên lò sưởi trong phòng ngủ. Tôi lục tủ quần
áo để tìm đôi găng tay mùa đông và đeo vào để mở khăn tắm và cẩn thận lấy khăn giấy nhuốm máu
được bọc ở trong. Tôi đặt nó lên lò sưởi cạnh chiếc quần bơi. Tôi đoán là nó sẽ mất khoảng 10 phút
trước khi nó đủ khô để kiểm tra cho chính xác. Sau đó tôi lục túi và tìm những chiếc khăn giấy bị vò
nhàu khác, và đặt chúng lên bàn. Tôi cũng sẽ kiểm tra chúng, một cách chính xác (mà tôi không thể
kiểm tra trong phòng thay đồ). Tôi không để cho tất cả những chuyện này ảnh hưởng đến cuộc
sống của tôi. Tôi tháo găng tay ra và bật TV. Cuộc đua ôtô tranh giải quán quân thế giới sắp bắt
đầu.

Photograph: Anna Gordon


Đó là những ý nghĩ kỳ quặc của tôi. Đó là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức của tôi. Tôi ám ảnh về
những khả năng mà tôi có thể bị nhiễm Aids. Tôi có thôi thúc phải kiểm tra để đảm bảo rằng tôi
không bị nhiễm HIV và tôi kiểm soát hành vi của tôi để đảm bảo mình không bị nhiễm bệnh trong
tương lai.

Tôi nhìn thấy HIV ở khắp nơi. Nó ẩn náu trong bàn chải đánh răng và khăn
tắm, vòi nước và điện thoại. Tôi lau ly và chai, ghét uống chung, và bôi nhiều
thuốc lên từng chỗ da bị xước. Những cơn thôi thúc cưỡng bách của tôi có thể
đòi hỏi rằng sau khi bị một vết xước ở da do một cái đinh rỉ hoặc một mảnh

thuỷ tinh, tôi bọc lại bằng giấy thấm hút và kiểm tra xem có giọt máu lây
bệnh nào vương vãi ở đấy không. Tôi từng kiểm tra những hàng ghế trên tàu
để tìm ống kim tiêm và những bồn cầu nhà vệ sinh.
Con người lý trí của tôi biết rằng những nỗi sợ đó trông thật buồn cười. Tôi có bằng tiến sỹ về kỹ sư
hoá và tôi hành nghề nhà báo khoa học, một lần viết cho tờ Guardian và hiện giờ là tờ Nature, tạp
chí khoa học. Tôi biết mình không thể bị nhiễm Aids trong những tình huống đó. Nhưng các ý nghĩ
và nỗi lo vẫn xuất hiện.
Hầu hết mọi người đã nghe đến chứng OCD, nhưng có nhiều sự nhầm lẫn về căn bệnh này. Trên
thực tế, OCD là một căn bệnh mất ổn định và nghiêm trọng, và được định nghĩa bởi sự giày vò tinh
thần bởi những ý nghĩ kì lạ cứ xảy ra lặp đi lặp lại cũng như những hành động như việc rửa tay lặp
đi lặp lại. Về trung bình, các bệnh nhân OCD có thể lãng phí đến 6 giờ một ngày cho những
nỗi ám ảnh của họ và 4 giờ cho cơn thôi thúc cưỡng bách của họ. Một người đàn ông Brazil
tên là Marcus mắc OCD tập trung vào những ý nghĩ ám ảnh về hình dạng của những hốc mắt của
anh ta quá nhiều đến nỗi anh ta bị thôi thúc phải chạm vào chúng liên tục bằng các ngón tay của
mình. Marcus đã chọc mù mắt mình.
Thật khó để nói về nỗi ám ảnh – một sự độc quyền của ý nghĩ. Đây là một mô tả tốt nhất của tôi.
Hãy xem một chiếc máy vi tính, và nhiều cửa sổ khác nhau và những hoạt động riêng biệt mà máy
tính có thể thực hiện đồng thời. Khi tôi viết bài này, có một cửa sổ khác mở trên nền để cập nhật
email của tôi, và một trình duyệt web riêng để theo dõi kết quả bóng đá. Khi tôi chọn, tôi có thể
chuyển đổi giữa các cửa sổ, làm chúng to hơn hoặc nhỏ hơn, mở và đóng những cửa sổ khác. Đó
là cách tâm trí thường xử lý với các ý nghĩ. Nó chia sẻ sự tập trung ý thức giữa các nhiệm vụ, trong
khi tiềm thức thay đổi nội dung của mỗi cửa sổ, hoặc thu hút sự chú ý của chúng ta trong số chúng.
Ám ảnh là một cửa sổ lớn không thể làm co lại, di chuyển hay đóng lại. Ngay cả khi những nhiệm vụ


khác hiện lên trước tâm trí thì cửa sổ ám ảnh vẫn ở đó trên nền. Nó hoạt động như một vật cản trở
hệ thống và làm giảm hiệu suất của những nhiệm vụ khác. Bạn không thể tắt máy đi và bật lại. Bất
kì khi nào bạn thức dậy, cửa sổ đang ở đó. Và khi bạn cố hướng sự chú ý của bạn đến nơi khác,
bạn đang ý thức được điều đó. Không chậm trễ, nỗi ám ảnh sẽ đòi bạn chú ý lại.


OCD là một trong bốn chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất sau ba chứng −
trầm cảm, lạm dụng chất và lo lắng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
được đánh giá là nghiêm trọng hơn cả bệnh tiểu đường. Nhưng người mắc
OCD thường đợi một thập kỷ hoặc lâu hơn trước khi họ tìm kiếm sự trợ giúp.
Những ý nghĩ ám ảnh của OCD có xu hướng tập trung quanh một số chủ đề. Những ám ảnh về sự
nhiễm bệnh với chất bẩn và bệnh tật là thường xuyên nhất và đặc trưng trong khoảng 1/3 số trường
hợp. Những nỗi sợ vô lý về nguy cơ bị hại − tôi đã khoá cửa sau chưa? Đã tắt lò nướng chưa?– là
những nỗi sợ phổ biến tiếp theo, và ảnh hưởng khoảng 1/4 số người bị OCD. Khoảng 1 trong 10
người vật lộn với một nhu cầu mang tính ám ảnh về khuôn mẫu và tính đối xứng. Hiếm gặp hơn,
nhưng vẫn quan trọng, là những ám ảnh với cơ thể và những triệu chứng thể lý, những ý nghĩ về
tôn giáo và lời báng bổ, những ý nghĩ về tình dục không mong muốn và ý nghĩ về việc thực hiện
hành vi bạo lực. Chính vì những ý nghĩ ám ảnh thường thuộc về những chủ đề cấm kị và gây xấu
hổ đó cho nên nhiều người mắc OCD chọn cách che giấu chúng.

Khi tôi thấy mình không thể làm cho những ý nghĩ vô lý của mình về HIV biến đi, thì tôi dành rất
nhiều thời gian để gọi đến đường dây hỗ trợ bệnh Aids quốc gia. Tôi sẽ gọi để kể cho họ nghe
những nỗi sợ của tôi về vi rút bị lây lan như thế nào, và về tất cả những cách khác thường mà tôi
nghĩ mình có thể bị nhiễm căn bệnh đó. Tôi cảm thấy vui khi được nói ra những điều đó. Liệu có một
nguy cơ khi tôi đang đá bóng và làm trầy xước đầu gối của mình trên sân AstroTurf? Một ai đó khác
có thể đã bị trầy xước và để lại một vết máu lây bệnh tại đúng vị trí đó. Không, họ sẽ trả lời, không


cần phải lo lắng. Nguy cơ nhiễm bệnh là rất thấp. Cảm ơn− nó trấn an tôi. Nhưng đợi đã nào, rất
thấp ư? Nguy cơ là rất thấp, nhưng vẫn có nguy cơ mà? Tôi sẽ gọi cho đường dây đó hàng chục lần
một ngày. Đôi lúc tôi sẽ gác máy trước khi họ trả lời. Tôi không thể hiểu được tại sao tâm trí tôi xoay
quanh, tại sao cảm giác rằng mọi thứ sẽ ổn lại quá mong manh, phù dù. Đường dây hỗ trợ bệnh
Aids quốc gia, tôi nhanh chóng tìm ra, có khoảng sáu người làm việc cùng một lúc. Tôi biết giọng
nói của họ và thấy phấn khởi khi có một người nào mới nghe máy– chắc chắn họ sẽ là người làm
cho tôi tin theo. Một lát sau, họ bắt đầu nhận ra giọng nói của tôi. Họ sẽ nói với tôi rằng họ đã cho tôi
một câu trả lời và tôi cần chấp nhận nó. Rồi tôi nghĩ ra những tình huống mới và nói bằng những

giọng địa phương khác.
Tôi biết rằng, ở một nơi sâu thẳm bên trong, tôi có thể lựa chọn không lo lắng về HIV. Nhưng một ai
đó dương tính với HIV thì không thể không lo. Tất cả những gì tôi có thể nói là, theo tôi, HIV đã trở
thành một thứ để sợ, không phải vì những hậu quả của nó. Tôi không sợ HIV như cách nó được
mọi người hiểu hiện nay. Nó không liên quan gì đến tính dục, hay tình dục. Nỗi sợ là một di sản của
sự không chắc chắn của những năm 1980 và những quảng cáo đáng sợ đó nói với chúng ta, “Aids:
đừng chết vì thiếu hiểu biết.”
Mỗi đêm kể từ năm 19 tuổi, HIV là điều cuối cùng tôi nghĩ đến trước khi đi ngủ. Và nó là điều đầu
tiên tôi nghĩ đến vào mỗi sáng thức dậy. Tôi mất hứng thú với những thứ dường như quan trọng với
tôi vài tháng trước; âm nhạc, những cuốn sách và bộ phim không còn thu hút sự chú ý của tôi. Tôi
mất một khoảng thời gian dài để nhận ra vấn đề của mình. Tôi không phiền bởi những mảnh vụn
bánh mì trên giường; tôi sợ rằng mình sẽ mắc một căn bệnh kinh khủng, rất khác biệt. Vì vậy tôi
thấy khó mà chấp nhận rằng mình có thể được người khác giúp đỡ.
Cuối cùng tôi cũng đi gặp bác sỹ tâm thần. Tôi sống ở Leeds, đang học lấy bằng nghiên cứu sinh,
và một bác sỹ tâm thần đến trung tâm y khoa của trường đại học hai tuần một lần. Ông ấy đưa cho
tôi một dây cao su màu đỏ và nói tôi đeo nó ở cổ tay và bật vào da tay của tôi bất kì lúc nào tôi có
một ý nghĩ về HIV hay Aids xâm nhập. Đó là cách chữa trị OCD giữa những năm 1990. Nó được gọi
là phương pháp ngắt-suy nghĩ. Vòng cao su của tôi tồn tại được vài giờ. Vòng cao su tiếp theo tồn
tại được một ngày. Tôi đi đến cửa hàng văn phòng phẩm và hỏi mua loại túi dây cao su lớn nhất.
Hiện nay các nhà khoa học đã nhận định rằng, phương pháp ngắt-suy nghĩ không giúp được người
bị OCD.
Bác sỹ tâm thần hỏi tôi có muốn tham gia một trong các buổi trị liệu nhóm cho người mắc OCD của
ông không. Tôi không tham gia: tôi không thích giao du với những người mà tôi xem họ như những
cái máy rửa tay. Vấn đề của tôi rất khác, tôi nói, và tôi ngờ rằng những người mắc OCD khác sẽ
không hiểu được. “David,” ông nói, “Tôi thấy có ba người khác ở trường đại học này mắc OCD và
họ có những nỗi sợ hãi vô lý về HIV giống như anh.” Tôi có một cảm giác kỳ lạ; bây giờ tôi nhận ra
nó là niềm hy vọng. Ông ấy giải thích về cái vòng luẩn quẩn mà tôi đang bị mắc trong đó. Cách


để chấm dứt cái vòng và thoát khỏi nó là kháng cự lại những cơn thôi thúc. Tôi chưa bao giờ

hút thuốc, nhưng tôi hình dung việc kháng cự lại những cơn thôi thúc của OCD hẳn là phải giống
như cố gắng bỏ thuốc lá. Cuối cùng nó cần đến sức mạnh ý chí. Nhưng thứ cần phải kháng cự ở
OCD không phải là một ham muốn thuộc cơ thể mà là sự lôi kéo của chính ý thức của bạn. Trong
sự kìm kẹp của một cơn thôi thúc mang tính cưỡng bức thì chẳng có nơi nào để ẩn náu và chẳng
có gì để tranh luận.

Photograph: Bruno Drummond for the Guardian

Có những ngày tôi có nhiều ý chí hơn người khác. Tôi biết được trong những tình huống nào thì sẽ
gây ra những ý nghĩ và những cơn thôi thúc, và tìm được cách để tránh chúng. Nếu tôi không chắc
chắn liệu có một ai đó đã uống ly nước của tôi, thì tôi sẽ không uống nó. Nếu một đối thủ trên sân
bóng đá AstroTurf ngã xước đầu gối, tôi sẽ tránh anh ta. Theo cách đó, tôi loay hoay mãi rồi mới làm
được. Tôi có những ngày vui vẻ và những ngày tồi tệ. Nhưng tôi có nhiều ngày tồi tệ hơn. Không
phải OCD đồng nghĩa với việc tôi không thể sinh hoạt, làm việc được – Tôi làm tốt các bài kiểm tra,
tôi có bạn và bạn gái, và tôi có một số công việc tử tế. Khi tôi biết tin bà ngoại tôi qua đời, khi tôi
nghe tin công nương Diana bị sát hại và khi tôi xem Pulp Fiction ở rạp chiếu phim, Tôi nghĩ về HIV
và tôi có thể bị nhiễm HIV như thế nào. Tôi nghĩ về HIV và Aids vào những ngày trước khi tôi kết
hôn – Tôi đã gặp một nhà khoa học về thời tiết với một vết lở loét trên môi ông ấy tại một cuộc họp
vào tuần trước, và tôi không thể chắc chắn liệu chúng tôi đã không trộn đồ uống của nhau.

OCD cướp đi của tôi một thứ vào giai đoạn đó trong cuộc đời tôi: nó lấy đi sự
chú ý của tôi.


Cô con gái nhỏ của tôi đã 6 tháng tuổi khi tôi nhìn thấy máu trên chân của bé. Đó là vào mùa hè
năm 2010 và con bé mặc quần sooc và trên đầu gối có một vết màu đỏ sẫm. Kì lạ ở chỗ không có
vết cắt hay trầy xước da rõ ràng, và con bé không ở vị trí có thể làm nó bị thương- còn vài tháng
nữa mới bò được, hãy quên chuyện con bé đi bộ được. Nếu đó là máu thì tôi nhận thấy có thể nó
không phải máu của con bé. Tôi rõ ràng là nguồn chảy máu, và chắc chắn, khi tôi nhìn kỹ, tôi nhìn
thấy một vết xước ở mặt sau của một ngón tay tôi. Có một vết bẩn tương tự trên ngón tay tôi. Tôi

hẳn đã chạm nhẹ chân con bé trúng phải ngón tay bị trầy của tôi khi tôi đỡ con bé lên. Tâm trí tôi
đưa ra kịch bản khác. Nó có thể là máu của một người khác. Và nó có thể dương tính với HIV. Con
bé có thể dụi máu lên mắt.
Con gái tôi than phiền về tôi đẩy đu con bé chỉ có 11 lần. Vâng, phần dính máu trên chân con bé
dường như đã chạm ít nhiều vào thanh chắn kim loại khi tôi bế con bé ra. Tôi không nhìn thấy vết
máu nào trên xích đu, và tôi cũng không thấy máu trên cỏ. Tôi cũng không nhìn thấy vết máu nào
khi tôi quay lại tìm với một chiếc đèn pin vào buổi tối hôm đó. Tôi đã 38 tuổi. Gần 19 năm kể từ ngày
tôi phát hiện ra mình không thể lờ đi những ý nghĩ xâm nhập của tôi. Trước đó, tôi đã an phận
chung sống với OCD. Nhìn bên ngoài, tôi có vẻ hạnh phúc. Một chút thu mình, điên rồ hoặc yên
lặng trong một số tình huống, nhưng hạnh phúc. Sáng hôm sau, tôi gọi điện cho bác sỹ địa phương
để đặt một cuộc hẹn.
Sự trợ giúp về sức khoẻ tâm thần ở Anh khá là chắp vá, nhưng sau khi tôi gặp bác sỹ của tôi và kể
cho ông ấy nghe câu chuyện của tôi, chúng tôi ở khu vực dịch vụ bệnh nhân ngoại trú OCD đặt ở
khoa sức khoẻ tâm thần ở một bệnh viện cách đây vài dặm. Nó cũng là bệnh viện nơi con gái tôi
được sinh ra. Lần này sẽ không có những cái vòng cao su. Những nỗi ám ảnh của tôi về HIV tôi
nghĩ mình có thể truyền vi rút sang con gái tôi, giờ đã được 8 tháng tuổi. Nếu tôi cạo râu, hoặc vụng
về trong lúc sửa nhà, tôi bị thôi thúc phải rửa tay nhiều lần trước khi tôi chạm vào con bé.
Tôi quẫn trí. Tôi đã trở thành một cái máy rửa tay. Những ngón tay của tôi luôn luôn khô và nứt nẻ.
Khi tôi phát hiện một số sơn cũ mà tôi đã đốt từ những cánh tủ trong phòng ngủ của chúng tôi chứa
chì, thì tôi tin rằng mình đã đầu độc con bé. Bất kể tôi đã làm sạch thảm bao nhiêu lần, nếu tôi làm
rơi những món đồ chơi của con bé hay bình sữa, tôi xem nó đã bị nhiễm bẩn. Nhiều xét nghiệm
máu hơn – lần này cả tôi và vợ đều bình thường. Vợ tôi không chịu xét nghiệm cho con bé. Tôi
thậm chí còn tìm thấy một đường dây điện thoại về sơn chì quốc gia để gọi. Trong 24 giờ, tôi đã hỏi
họ tới ba lần, sợ họ sẽ nhận ra giọng nói của tôi và cho tôi những câu trả lời họ đã nói trước đây, tôi
thuyết phục vợ gọi điện thay cho tôi. Tôi không chỉ lo lắng rằng mình sẽ truyền HIV cho con gái mà
còn hành xử theo cách sẽ khiến con bé có nhiều khả năng phát triển những nỗi ám ảnh và thôi thúc
cưỡng bách. Theo căn cứ đó, tôi đã đúng khi lo lắng: các nghiên cứu từ những năm 1930 cho thấy
OCD dường như kiểm soát trong các gia đình. Những người thân của người mắc OCD có nhiều
khả năng bộc lộ những triệu chứng của OCD hơn dân số chung.



Các bác sỹ tâm thần đã cho nhiều loại thuốc khác nhau cho người mắc OCD trong nhiều năm, từ
LSD, lithium và amphetamines đến miếng đắp nicotine và ketamine. Sertraline hydrochloride là cái
mà các nhà hoá học gọi là thuốc hướng thần (thuốc dùng để điều trị cho các chứng rối loạn tâm
thần). Tôi gọi nó là một cái dây cứu sinh, một con đường quay về với ánh sáng từ những vùng tối
tăm nhất trong đầu tôi. Tôi uống 200mg mỗi buổi sáng. Khi tôi nuốt viên thuốc, hoá chất trong não
tôi bắt đầu thay đổi và tâm trí của tôi thay đổi theo. Nhiều phép thử chữa trị OCD với SSRIs –
sertraline, Prozac và một ít thuốc khác – đã được thực hiện với hàng trăm người. Những bệnh nhân
mắc ám ảnh và những thôi thúc cưỡng bức khi uống thuốc có nhiều khả năng tiến bộ hơn nhữung
người không uống thuốc. Nhưng thuốc không giúp được cho tất cả mọi người.
Khi tôi được thông báo đến bệnh viện tham dự những buổi trị liệu nhóm vào cuối mùa hè năm 2010,
nếu bạn nhìn kỹ qua cửa sổ, bạn sẽ thấy một nhóm gồm sáu người trung niên ngồi thành một vòng
tròn và cầm những tài liệu tóm tắt, trong lúc đó một người đàn ông trẻ hơn, ăn mặc thời trang cùng
với tóc cuốn lọn dài đang di chuyển giữa bọn họ. Chúng tôi có thể đã học tiếng Tây Ban Nha.
Những người bạn mắc OCD đã đăng kí tham gia trị liệu, giống như tôi, với mong đợi rằng sự tham
gia của họ được giữ bí mật. Chúng tôi đánh dấu vào hầu hết các ô OCD lớn – sự nhiễm bệnh và
những thôi thúc kiểm tra (ví dụ, khoá cửa, kiểm tra lỗi, những vật dụng trong nhà), những triệu
chứng đã có từ lâu, phiền muộn và giảm chất lượng cuộc sống. Hai trong số đó có những ám ảnh
và thôi thúc cưỡng bức liên quan đến bệnh Aids. Chúng tôi trao đổi những câu chuyện và chúng tôi
cố gắng không trao đổi về những nỗi sợ hãi vô lý. Và chúng tôi bật cười. Chúng tôi cười nhau và
chúng tôi cười nhạo bản thân. OCD như một bàn tay đặt lên vai chúng tôi, một cái bóng gây khó
chịu. Chúng tôi muốn thoát khỏi nó. Nhưng chúng tôi có thể cũng sẽ nhớ nó. Nó đơn giản là một
phần của chúng tôi.
Chúng tôi không kể về thời thơ ấu của mình. Vì những nguyên nhân của chứng ám ảnh của chúng
ta không có liên quan đến việc trị liệu, vì chúng dù sao đều khác nhau. Các triệu chứng mới là cái
quan trọng, và tìm một cách để làm giảm chúng.


Photograph: Bruno Drummond for the Guardian
Chúng tôi nhìn thấy những giản đồ, cách một tâm trí của người bị OCD hoạt động. Chúng tôi biết

được rằng những thôi thúc cưỡng bức là con đường tắt giúp giải toả lo lắng, nhưng chỉ trong ngắn
hạn. Chúng tôi bắt đầu nhận diện những niềm tin lệch lạc và những sai lầm về nhận thức ở bản
thân. Đây là trị liệu nhận thức hành vi (CBT), nhưng nó không giống như kiểu trị liệu mà chúng tôi
mong đợi. Nó nhẹ quá. Chúng tôi đoán điều tồi tệ nhất đang đến. Chúng tôi đã đúng. Tôi được yêu
cầu bôi lên con gái tôi bằng chính máu của tôi. Vì tôi sợ chạm vào con bé bằng bàn tay dính máu
của tôi hơn bất kì thứ gì khác trên đời, tôi được yêu cầu vào lần tới khi tôi làm mình bị trầy xước
hoặc đóng đinh trúng ngón tay, thì tôi phải tìm con bé và bôi lên mặt con bé, lên đầu nó, tay và chân
của nó. Nỗi lo sẽ tăng tới đỉnh điểm và sau đó sẽ giảm xuống. Vì quá nhiều nỗi ám ảnh trong OCD
thật kì quái, nên trị liệu tiếp xúc được dùng để chữa trị cho họ có vẻ rất hài hước. Một kỹ sư 37
tuổi mắc chứng ám ảnh ghê tởm tinh trùng chỉ cho phép bản thân anh ta quan hệ tình dục trong một
căn phòng vô trùng, được nhà trị liệu yêu cầu chạm vào quần áo bị dính tinh dịch và chà xát lên các
đồ vật bằng một khăn mùi soa ướt đẫm tinh dịch mà anh ta mang theo trong túi quần. Một phụ nữ
trung niên mắc chứng ám sợ với động vật được yêu cầu quan sát một chú chuột lục lọi chăn mềm
và túi xách của cô.
Cái giúp tôi nhiều nhất lại chính là khi có một ai đó đứng ra chịu trách nhiệm cho những hành động
của tôi. “Tôi có một công việc tốt và tôi kiếm được nhiều tiền”, nhà trị liệu khoe với chúng tôi vào một
ngày nọ. “Nếu tôi yêu cầu bạn làm một việc gì đó và chuyện tồi tệ xảy ra thì khi đó bạn có thể đổ lỗi
cho tôi. Tôi sẽ bị đuổi. Bạn có nghĩ tôi sẽ yêu cầu bạn làm chuyện gì đó mà nó sẽ khiến tôi bị đuổi
việc không?” Nếu ngón tay của tôi chảy máu và tôi chạm vào con gái tôi và lây bệnh Aids cho nó, thì
nó không phải lỗi của tôi. Ông ấy đã yêu cầu tôi làm. Kết quả cuối cùng sẽ giống nhau: Tôi vẫn sẽ
mang bệnh; con gái tôi vẫn bị nhiễm vi rút. Nhưng điều đó dường như không quan trọng nhiều nếu
như đó là công việc của ông ấy phải làm để ngăn chặn nó và không phải việc của tôi.


Sáu tháng trị liệu CBT giúp tất cả mọi người trong nhóm. Khi chúng tôi gặp lại sau vài tháng thì sự
tiến bộ vẫn còn. Thành công như vậy không phải là lạ thường. Một số bệnh nhân OCD từ chối CBT
vì nó có vẻ nhẹ quá. Làm thế nào việc nói chuyện và suy nghĩ, và nói về suy nghĩ/tư duy có thể tìm
ra được những ám ảnh ăn sâu, phát triển qua nhiều năm và đôi khi qua hàng thập kỷ bị phớt lờ?
Những người khác thấy nó quá hà khắc và họ từ bỏ. Một số người thấy sự kết hợp giữa thuốc SSRI
và CBT là có ích; một số bằng chứng cho thấy những bệnh nhân OCD được cho uống thứ “thuốc

thông minh”, được cho là tăng cường khả năng trí tuệ trong ngắn hạn, và phổ biến với những sinh
viên đại học – có thể cải thiện kết quả của CBT. Những người đã trải qua trị liệu CBT thường trở
thành những nhà truyền bá và khuyến khích mọi người thử nó. Tôi sẽ nói rằng chỉ có những nhà
khoa học đó mới biết nó hiệu quả. Nó hiệu quả với tôi. Và tôi không bao giờ bôi máu lên con gái tôi.



×