Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu Đấu giá ngược, cơn ác mộng của các nhà cung cấp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.51 KB, 11 trang )

Đấu giá ngược, cơn ác mộng của các nhà cung cấp.
(Trịnh Minh Giang) Trong cơ chế đấu giá thông thường, nếu muốn mua một sản phẩm hay
hàng hóa, người mua sẽ lần lượt đưa ra các mức giá mình sẵn sàng mua ở mức cao hơn
người khác. Lượt chào giá quay vòng cho đến khi chỉ còn lại một mức giá chào mua cao
nhất và giao dịch được thực hiện. Các cơ chế đấu giá trực tuyến, trên E-Bay chẳng hạn,
cũng áp dụng cơ chế này, ở đó người bán và người mua sẽ liên tục theo dõi diễn tiến trình
đấu giá cho đến khi thời hạn quy định kết thúc.
Một đại siêu thị của Pháp muốn tìm một nhà cung cấp sản phẩm bơ để bán lại dưới thương hiệu
của mình. Tập đoàn này lựa chọn một vài nhà cung cấp vừa ý nhất và mời họ truy cập vào một
trang web với mật khẩu dành riêng tại một thời điểm nhất định. Các nhà cung cấp được thông báo
có một số đối thủ cạnh tranh khác cùng tham gia nhưng không được biết chính xác là ai. Trong
khoảng từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ, họ sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau bằng phương thức đấu giá
trực tuyến để đoạt được thị phần thông qua cách giảm dần giá chào bán. "Bạn có thể mất thị phần
trong vài phút đồng hồ, giống như đánh bạc vậy", giám đốc một doanh nghiệp tâm sự. Người phát
ngôn của một Hiệp hội nhà nông Pháp cho rằng hệ thống này sẽ dẫn tới việc các doanh nghiệp
chào bán với giá bằng giá thành sản phẩm. Hệ thống này áp dụng cơ chế đấu giá ngược (reverse
auction), một cơ chế mà người bán không lấy gì làm thích thú.

Trong cơ chế đấu giá thông thường, nếu muốn mua một sản phẩm hay hàng hóa, người mua sẽ
lần lượt đưa ra các mức giá mình sẵn sàng mua ở mức cao hơn người khác. Lượt chào giá quay
vòng cho đến khi chỉ còn lại một mức giá chào mua cao nhất và giao dịch được thực hiện. Các cơ
chế đấu giá trực tuyến, trên E-Bay chẳng hạn, cũng áp dụng cơ chế này, ở đó người bán và người
mua sẽ liên tục theo dõi diễn tiến trình đấu giá cho đến khi thời hạn quy định kết thúc.

Nếu như cơ chế đấu giá thông thường chỉ có một người bán thì cơ chế đấu giá ngược được thực
hiện trong một khoảng thời gian cho trước với 1 người mua duy nhất. Giá chào bán được hạ
xuống dần dần cho đến hết thời gian đã định trước. Người chào giá có thể bị loại khỏi cuộc chơi
nếu bỏ qua lượt của mình. Gần đây, một đại siêu thị của Pháp đã "tra tấn" các nhà cung cấp thịt
trong một cuộc đấu giá kéo dài 24 giờ. Với cơ chế đấu giá xếp hạng (ranking), các nhà cung cấp
còn không được biết giá chào của đối thủ cũng như bất cứ thông tin nào khác ngoài vị trí xếp hạng
giá chào của mình trong lượt vừa qua. Người ta ước tính đấu giá ngược có thể tiết kiệm khoảng


20% giá nhập cho các tập đoàn. Ở Pháp, các tập đoàn lớn như Danone, L'Oréal, la Redoute,
Carrefour, les Mousquetaires hay Casino cùng với các hãng sản xuất ô tô đều áp dụng cơ chế này.
Giám đốc thông tin (CIO) của General Electric, Gary Reiner, cho biết năm 2001, công ty đã tiết
kiệm được khoảng 600 triệu đôla Mỹ, tức là khoảng 8% chi phí mua vào, nhờ hệ thống đấu giá
ngược trực tuyến. Công ty phần mềm và dịch vụ đấu giá hàng đầu thế giới FreeMarkets tuyên bố
trong báo cáo thường niên 2001 tỷ lệ 20% tiết kiệm mà họ đã giúp các khách hàng của mình đạt
được trên tổng giá trị mua 30 tỷ đôla Mỹ kể từ năm 1995.

Các chính phủ cũng sử dụng cơ chế đấu giá ngược nhất là trong đấu thầu cơ sở trang thiết bị
hành chính. Tổng cục hành chính Mỹ cho biết chương trình ứng dụng đấu giá ngược cho các binh
chủng không quân và hải quân đã tiết kiệm được từ 12 đến 48%. Cộng đồng châu Âu cũng đang
nghiên cứu các hình thức đấu thấu hay đấu giá để tạo ra một thị trường toàn châu Âu.Thierry de
Cassan, giám đốc Synerdeal, tập đoàn hoạt động mạnh nhất trong thị trường đấu giá trực tuyến,
cho rằng: "Có hai điều kiện cho cơ chế đấu giá: tồn tại một nhu cầu xác định và tồn tại cạnh tranh
trên thị trường". Xét về lý thuyết kinh tế, có thể thấy cơ chế này hội đủ các điều kiện của độc
quyền nhóm Bertrand với sản phẩm đồng nhất, các công ty đều có khả năng cung cấp cho toàn bộ
thị trường, định giá cùng lúc và loại bỏ khả năng hợp tác hay liên minh. Cân bằng của mô hình này
là gì thì hẳn nhiều bạn đọc đã biết: các công ty sẽ có xu hướng định giá ngày càng gần với chi phí
biên. Nếu chi phí biên đồng nhất thì rõ ràng đây là một cơ chế thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
nghịch lý Bertrand nổi tiếng.

Việc áp dụng ban đầu phục vụ cho chính phủ. Về phía Cộng đồng châu Âu, hình thức đấu thấu
hay đấu giá được xem như một phương tiện để tạo ra một thị trường toàn châu Âu. Từ năm 2002,
Cộng đồng châu Âu đang nghiên cứu đưa phương thức đấu thầu vào khung pháp lý. Bên cạnh
tính tàn bạo, phương thức này đặc biệt thiếu tính minh bạch một cách có lợi cho người mua. Tạo
cho họ khả năng nắm bắt các thông số về chất lượng của các nhà cung cấp khác nhau, chi phí
vận chuyển, chất lượng sản phẩm, nhiều dữ liệu mà các đối thủ cạnh tranh không biết được ..

Như vậy, thông qua cơ chế này, người mua có thể tìm được mức giá thực hiện thấp nhất có thể.
Trong một số trường hợp, đấu thầu đưa ra chỉ nhằm kiểm tra thị trường, tìm kiếm một cơ hội đàm

phán trong tương lai. Tại Đức, việc thực hiện hình thức đấu thầu này trong lĩnh vực dịch vụ bị chỉ
trích mạnh mẽ bởi tính khắc nghiệt của nó đối với các nhà cung cấp khi mức giá thực hiện quá
thấp. Từ năm 2002, Cộng đồng châu Âu đã nghiên cứu đưa khung pháp lý cho hình thức đấu giá
bởi bên cạnh tính khắc nghiệt, phương thức này đặc biệt thiếu tính công khai, theo hướng có lợi
cho người mua. Theo một nghiên cứu của Rensselaer Polytechnic Institute, khả năng giúp người
mua tiết kiệm của cơ chế này rất khó đo lường. Bên cạnh đó, nó có thể để lại hậu quả suy giảm
lòng tin giữa các đối tác với nhau. Trong trường hợp của General Electric, khi áp dụng cơ chế đấu
giá ngược các chi phí khác đã phát sinh do chất lượng sản phẩm, giao hàng chậm hay thậm chí
không giao hàng. Nếu phân tích bằng lý thuyết trò chơi, có thể thấy cơ chế này là một trò chơi có
tổng bằng 0 (zero-sum game), tức là người mua thắng dẫn tới người bán thua. Stec và Emiliani,
tác giả của nghiên cứu trên đã đưa ra con số 70% nhà cung cấp cho biết muốn tăng giá thật cao
nếu có thể để bù lại thua thiệt phải gánh chịu từ đấu giá ngược. Ngoài ra, họ cũng đẩy mạnh tìm
kiếm cơ hội bán lẻ với kênh phân phối riêng của mình.

Tháng 7 vừa qua, Phong trào doanh nghiệp Pháp Medef (Mouvement des Entreprises de France)
đã thông qua phương thức kiểm soát các hình thức đấu giá có khả năng bị lạm dụng, trước hết là
giới hạn phạm vi các mặt hàng có thể đấu giá và loại trừ các ngành dịch vụ và bảo trì bảo dưỡng.
Còn đối với Cục canh tranh, tiêu dùng và chống hàng giả DGCCRF (Direction générale de la
concurrence, de la consommation et de la répression des fraudes), thì đây lại là giải pháp tái lập
các điều kiện hoàn hảo cho một thị trường cạnh tranh. Cho đến khi có một khung pháp lý thực sự,
có lẽ các doanh nghiệp sản xuất chỉ còn cách tìm kiếm thêm các kênh phân phối mới mà thôi.
Trịnh Minh Giang
Khái quát các hình thức đấu giá
(Trịnh Minh Giang) - Đấu giá là một cơ chế thị trường trong đó một vật hữu hình hay vô
hình (bằng sáng chế...), một hay một tập hợp sản phẩm hay dịch vụ, (gọi chung là vật đấu
giá) được trao đổi, mua bán trên cơ sở giá chào những người tham gia đấu giá hay người
trả giá (bidder), những thành viên tham gia thị trường. Đấu giá cung cấp một hệ quy tắc
điều chỉnh qua đó quyết định mua từ hay bán cho người trả giá thích hợp nhất. Đấu giá
được tổ chức vào thời điểm xác định với số người tham gia hạn chế.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, đấu giá được mở rộng hơn rất nhiều và

phát triển lên một bước mới.
Là một tiêu điểm của các nhà khoa học về lý thuyết trò chơi, trọng tâm nghiên cứu về đấu giá
thường xoay quanh vấn đề lựa chọn phương thức và chiến lược đấu giá. Quy trình đấu giá thường
bao gồm một người bán đấu giá (auctionneer) sở hữu vật đấu giá hoặc được uỷ nhiệm điều khiển
cuộc bán đấu giá và người tham gia. Người này thông báo về vật đấu cũng như phương thức đấu giá
tới các đối tượng xác định (trừ trường hợp đấu giá rộng rãi). Người quan tâm tới vật đấu giá sẽ đăng
ký tham gia đấu giá. Người bán muốn bán với giá cao nhất có thể, còn người mua muốn mua với giá
thấp nhất có thể. Tuỳ theo cơ chế đấu giá, người ta có thể chào giá một hoặc nhiều lần. Đôi khi,
người bán đấu giá có thể đưa ra một mức giá chấp nhận tối thiểu, gọi là giá hạn chế ( reservation
price).
Một trong những đặc điểm của đấu giá là vật chào bán có giá trị chung hay riêng đối với những
người tham gia. Một vật có thể chỉ có giá trị (riêng) nếu nó rơi vào tay một người (hay một nhóm
thiểu số người) nhất định, sưu tầm đồ cổ chẳng hạn. Một chiếc xe đạp sản xuất từ cách đây 50 năm
đối với nhiều người thì không khác gì cục sắt rỉ nhưng đối với nhà sưu tầm thì nó lại là cả một gia
tài. Vật mang giá trị chung nếu nó có cùng giá trị tương đương đối với tất cả mọi người tham gia
đấu giá. Chẳng hạn như bán đấu giá một liều thuốc trường sinh.
Một đặc trưng khác của đấu giá là phương thức thực hiện. Người thắng cuộc có thể trả (hoặc được
trả) theo giá mà người đó chào (đấu giá mức thứ nhất) hoặc theo mức giá liền kế tiếp (đấu giá mức
thứ hai). Việc đấu giá có thể được tổ chức công khai (open cry) hoặc theo hồ sơ niêm phong (sealed
bid).
Đấu giá mức thứ nhất cho phép người chào trả giá cao nhất được mua vật đấu giá và trả tiền tại
mức giá đó. Mặt khác, trong đấu thầu (procurement auction), người thắng cuộc là người thắng thầu
là người chào ở mức giá thấp nhất và được trả bằng với mức giá đó. Chẳng hạn như việc đấu thầu
xây dựng công trình công cộng. Trên thực tế, đấu giá mức thứ nhất thường là đấu giá niêm phong
hoặc đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch auction).
Đấu giá niêm phong: đây là hình thúc đấu giá trong đó người tham gia cùng nộp giá chào một lúc
mà không được biết giá của người khác cũng như giữ kín không cho người khác biết giá của mình.
Thông thường người trả giá mua cao nhất (hoặc giá bán thấp nhất như hình thức đấu thầu) sẽ
thắng. Nguời thắng có thể trả theo giá đã chào hoặc tại mức giá thấp hơn ngay sau mức giá thắng
K

hái quát các hình thức đấu giá
cuộc (đấu giá mức thứ hai).
Đấu giá kiểu Hà Lan: người bán đấu giá đưa ra một mức giá rất cao cho vật đấu giá mà thường là
không người mua nào trả nổi. Mức giá sẽ được hạ xuống dần dần theo một chiếc đồng hồ. Nếu
người trả giá chấp nhận mức giá thì phải ấn nút chấp nhận ngay, nếu không sẽ mất cơ hội. Phuơng
thức này được áp dụng rộng rãi trong các chợ Hoa nổi tiếng của Hà Lan.
Đấu giá mức thứ hai chấp nhận người trả giá ở mức cao nhất và người thắng cuộc chỉ phải trả tiền
ở mức giá thấp liền dưới mức thắng cuộc. Trong đấu thầu, người bỏ thầu có mức giá thấp nhất sẽ
được chấp nhận thầu nhưng được trả tiền ở mức cao liền trên mức giá chào thắng cuộc. Đấu giá
mức thứ hai thường là đấu giá niêm phong hoặc đấu giá kiểu Anh ( English auction).
Đấu giá kiểu Anh: người bán đấu giá điều khiển cuộc bán đấu giá sao cho người trả giá thắng được
mức giá hiện tại. Giá chào mới phải cao hơn giá chào cũ một khoảng cho trước. Cuộc đấu giá chấm
dứt khi không còn người nào đưa ra mức giá khá hơn. Người trả giá hiện tại sẽ thắng và trả số tiền
theo giá đã chào. Đấu giá kiểu Anh được coi là đấu giá mức thứ hai vì người thắng cuộc chỉ cần chào
giá ở mức giá thứ hai (hoặc hơn mức thứ giá thứ 2 một chút)
Đấu giá mức thứ hai còn được gọi là đấu giá Vickrey, lấy tên của William Vickrey, giải Nobel 1996.
Ông là người đầu tiên mô tả và chỉ ra rằng người trả giá có một chiến lược vượt trội để trả giá theo
giá trị thực mà người chơi mà không cần quan tâm tới những gì mà đối thủ làm nhưng vẫn đạt được
lợi ích cao nhất so với các chiến lược khác. Phần chênh lệch giửa mức thứ nhất và thứ hai, theo Ông,
khuyến khích người trả giá đưa ra con số lớn nhất mà họ sẵn sàng trả.
Các hình thức đấu giá không chỉ được áp dụng đối với những mặt hàng hiếm mà còn được sử dụng
rộng rãi tại các sàn giao dịch hàng hoá theo lô, đặc biệt là với các cơ chế khớp lệnh giao dịch tự
động. Nghiên cứu đấu giá giúp cho các nhà thiết kế thị trường có thể tối ưu hoá hoạt động mua bán.
Hơn thế nữa, kết hợp với lý thuyết trò chơi, nghiên cứu đấu giá có thể giúp người bán đấu giá đạt
được hiệu quả cao hơn.
John Nash và lý thuyết cân bằng
(Trịnh Minh Giang) - John Forbes Nash Jr., sinh ngày 13 tháng 6 năm 1928, là một
nhà toán học nghiên cứu về lý thuyết trò chơi và hình học vi phân. Ở tuổi 30, khi
đang cống hiến hết mình cho toán học, Nash mắc chứng tâm thần phân liệt kéo dài 25
năm. Năm 1994, nhờ những đóng góp của cân bằng Nash trong kinh tế, ông được trao giải

Nobel Kinh tế. Cuộc đời của Nash đã được chuyển thể thành phim với tiêu đề "A Beautiful
Mind", dựa theo cuốn sách cùng tên của Sylvia Nasar và đã đoạt 4 giải Oscars 2002.
Cân bằng Nash là một khái niệm trong Lý thuyết Trò chơi (Game Theory), được tiến sỹ John Nash
đưa ra trong luận án năm 1950 tại Priceton với mô hình trò chơi với n đối thủ. Cân bằng Nash [1]
xác định một chiến lược tối ưu cho các trò chơi khi chưa có điều kiện tối ưu nào được xác định trước
đó. Định nghĩa cơ bản của cân bằng Nash là: Nếu tồn tại một tập hợp các chiến lược cho một trò
chơi với đặc tính là không một đối thủ nào có thể hưởng lợi bằng cách thay đổi chiến lược hiện tại
của mình khi các đối thủ khác không thay đổi, tập hợp các chiến lược đó và phần thu nhận tương
ứng tạo nên cân bằng Nash. Nói cách khác, cân bằng Nash đạt được nếu như thay đổi một cách đơn
phương của bất cứ ai trong số các đối thủ cũng sẽ làm cho chính người đó thu lợi ít hơn mức có được
với chiến lược hiện tại. Khái niệm này áp dụng cho những trò chơi gồm từ hai đối thủ trở lên và
Nash đã chi ra rằng tất cả các khái niệm khác nhau về giải pháp (solution) trong các trò chơi được
đưa ra trước đó đều có cân bằng Nash.
Một ví dụ đơn giản [2]: trong một trò chơi gồm hai đối thủ cùng chọn song song một số bất kỳ từ
0 đến 10. Người nào chọn số lớn hơn sẽ thua và phải trả tiền cho người kia. Trò chơi này chỉ có 1
cân bằng Nash duy nhất: cả hai đối thủ đều chọn số 0. Bất kỳ sự lựa chọn nào khác (mà không biết
sự lựa chọn của đối thủ kia) cũng có thể làm đối thủ thua cuộc. Khi thay đổi luật chơi: mỗi đấu thủ
sẽ được hưởng số tiền bằng con số mà cả hai cùng chọn, nếu không chọn trùng nhau thì không ai có
tiền, ta sẽ có 11 cân bằng Nash.
Một trò chơi có thể có nhiều hoặc không có cân bằng Nash. Nash cũng chứng minh rằng nếu cho
phép các chiến lược hỗn hợp (mixed strategies) tức là các đối thủ chọn ngẫu nhiên các chiến lược
dựa vào khả năng đã được ấn định trước, thì bất cứ một trò chơi với n đối thủ nào trong đó mỗi đối
thủ có thể chọn trong giới hạn cho trước nhiều chiến lược sẽ có ít nhất 1 cân bằng Nash của các
chiến lược hỗn hợp.
Ví dụ với Trò chơi Phối hợp (Coordination Game) [2]. Đây là trò chơi ma trận đôi cổ gồm 2 đối
thủ A và B. A thường ở bên trái (tương ứng với số đầu tiên trong cặp số), B thường ở phía trên
(tương ứng với số thứ hai trong cặp số). Trò chơi phối hợp trong việc lái xe. Có thể chọn lái bên trái
hoặc bên phải với 1 tức là không gây tai nạn và 0 tức là gây tai nạn.

B

Trái Phải
A Trái 1,1 0,0
J
ohn Nash và lý thuyết cân
bằng

×