Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI CHUYỆN CỦA BẠN THEO QUAN ĐIỂM PHÂN TÂM HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122 KB, 3 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG
NÓI CHUYỆN CỦA BẠN THEO QUAN
ĐIỂM PHÂN TÂM HỌC
rubi | October 27, 2015 | Tự Lực (Self-help) | No Comments

Bạn có lẽ nhớ lại được những lúc mà bạn gặp khó khăn để nói ra điều bạn muốn nói hoặc bày tỏ
những gì có trong đầu bạn. Một số người thường xuyên không biết phải nói gì. Ngay cả khi họ cố
gắng để nói thì họ vẫn cảm thấy cách nói chuyện của họ là còn thiếu hoặc lộn xộn và ú ớ. Họ
thường xuyên phải luyện tập các lời nói trong đầu trước khi nói, và sau đó cách nói chuyện của họ
dường như không được tự nhiên hoặc chân thực.
Việc thiếu kỹ năng nói chuyện này làm giảm niềm vui của các cuộc giao tiếp xã hội và ở nơi làm
việc, và nó cũng thường đi cùng với những trải nghiệm xấu hổ, hối tiếc và bối rối.
Một người mắc phải khó khăn này bình luận: “Tôi luôn luôn cảm thấy mình muốn nói nhiều hơn mà
không tìm được những từ, lời thích hợp và cảm thấy bối rối không biết liệu mình có nên nói nó hay
không. Còn trong công việc, đôi lúc tôi cảm thấy mình có vài điều hữu ích để nói trong một tình
huống nào đó, nhưng giây phút đó trôi qua và quá muộn để nói.”
Anh ấy nói tiếp: “Tôi muốn biết làm thế nào để luyện tập khả năng bộc lộ bản thân và sắp xếp
những quan điểm của tôi để nói chúng theo cách tôi muốn.”
Vấn đề của họ là do cảm xúc chứ không phải do trí tuệ. Vấn đề này thường bị mọi người xem nhẹ,
cho là do sự tự tin và lòng tự trọng. Nhưng điều đó quá đơn giản. Vấn đề nằm sâu trong vô thức
của chúng ta và nó liên quan đến sự xung đột nội tâm.


Những người không thể nói chuyện một cách tự tin và chân thực thì về mặt ý thức họ muốn bộc lộ
bản thân họ một cách tự tin. Nhưng về mặt vô thức thì đó lại là câu chuyện khác. Ở đó họ vẫn phản
chiếu một cảm giác thân quen về bản thân họ gắn liền với sự yếu kém và sự hoài nghi về bản thân.
Giải pháp là đem cái phần yếu kém này ra ánh sáng. Con người có một xu hướng gắn bó vào triệu
chứng (cảm thấy không biết phải nói gì là một triệu chứng), và do đó họ không thấy được nguyên
nhân sâu xa hơn của vấn đề. Chúng ta có thể cải thiện bản thân khi chúng ta hiểu được cách thức
mà mình bị lôi kéo vào việc lặp đi lặp lại cảm giác bản thân yếu kém mà thân quen đó.
Hãy tạm thời đặt sang một bên triệu chứng líu lưỡi, lặng thinh. Vấn đề sâu xa hơn không liên quan


đến việc không biết phải nói gì. Mà nó liên quan đến sự yếu kém nội tâm (inner weakness). Sự yếu
kém nội tâm đó có nhiều triệu chứng, bao gồm những sự nghiện ngập, trầm cảm, tội lỗi và xấu hổ.
Do đó, đây là vấn đề nằm bên dưới: Sự yếu kém chính trong tâm lý con người bao gồm ham muốn
vô thức để trải nghiệm/cảm nhận về bản thân thông qua sự yếu kém. Huh? Điều đó nghe như một
nghịch lý. Quả thực, hiểu được sự yếu kém nội tâm này là một thách thức vì theo cách nào đó nó
không hợp lý. Tại sao chúng ta lại có thôi thúc, sẵn sàng hoặc thậm chí quyết tâm trải nghiệm về
bản thân mình thông qua cảm giác yếu kém? Quan điểm đó bất chấp lý lẽ thông thường. Về mặt ẩn
dụ, nó giống như hình ảnh con rắn đang nuốt cái đuôi của nó.
Tại sao chúng ta lại muốn cảm thấy yếu kém? Vì một phần trẻ con của chúng ta vẫn còn sống
trong tâm hồn chúng ta. Cảm giác bất lực và yếu kém là một trải nghiệm hằng ngày phổ biến
đối với đứa trẻ. Chúng ta không thể bỏ lại tất cả những ký ức cảm xúc thân quen đó lại sau lưng
khi chúng ta được 21 tuổi. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta mang theo một chương trình phần
mềm vô thức thân quen trong tâm trí về cách thức và khi nào thì có cảm giác yếu kém. Đa số chúng
ta trong cuộc sống hằng ngày, nhìn nhận và trải nghiệm các tình huống từ quan điểm cảm xúc này,
cho dù chúng ta thường không ý thức được mình đang làm vậy.
Điều này có ý nghĩa thực tiễn gì? Ví dụ, nếu bạn muốn dừng tình trạng không biết nói gì, thì bạn
phải bắt đầu nhận thấy bản thân bạn đang đưa ra những sự lựa chọn vô thức để cảm nhận
về bản thân mình là yếu kém và thất bại. Trong vô thức bạn đang chọn cảm giác yếu kém. Tình
trạng không biết phải nói gì chỉ là một trong nhiều cách mà bạn có thể bộc lộ cảm giác yếu kém đó
trong cuộc sống hằng ngày. Tôi xem sự yếu kém này là sự thụ động nội tâm (inner passivity), và tôi
đã mô tả rất chi tiết về nó cùng với nhiều triệu chứng của nó trong các bài viết của tôi.
Nhìn thấy bản thân bạn bị thu hút vào sự thụ động nội tâm, đồng thời bạn rất muốn chống lại xu
hướng này, là quá trình nhờ đó bạn giải thoát bản thân khỏi sự dính mắc vào cảm xúc thân quen
này. Ví dụ, bạn sẽ bị vướng mắc vào sự thụ động nội tâm khi bạn cảm nhận hoặc tưởng tượng rằng
những lời nói của bạn sẽ không được người khác xem xét nghiêm túc. Một ví dụ khác, bạn có thể


sợ rằng những lời nói của bạn sẽ gây tổn thương cho người khác và làm họ ghét bạn, nhưng đây
chỉ là sự hợp lý hóa của bạn cho việc bạn tiếp tục sống thụ động.
Trong lúc bạn không tìm ra từ để nói thì bạn có thể đang âm thầm nói với bản thân là: “Tôi chỉ đang

cảm nhận lại sự yếu kém thân thuộc này. Nó quen thuộc. Nó là những gì tôi biết. Nó không phải lỗi
của tôi. Tôi muốn vượt qua nó. Tôi sẽ không chơi trò cảm giác yếu kém về bản thân chỉ vì nó. Tôi sẽ
vượt qua sự thụ động nội tâm này. Hãy tiếp tục cảnh giác khi cảm giác đó đến với tôi.”
Khả năng nhìn thấy trong nội tâm bạn với sự sáng tỏ này là một hành động của sức mạnh. Bạn nhìn
ra nguồn gốc của sự yếu kém. Bạn đang có sự tiến bộ thông qua sự hiểu biết về bản thân, trở nên
cảnh giác trước những cách thức mà bạn tự làm hại bản thân.
Điểm yếu kém này chỉ là một nửa của cuộc xung đột nội tâm chính trong tâm lý con người. Một nửa
khác của cuộc xung đột bao gồm sự xung hấn với bản thân, bởi tiếng nói chỉ trích nội tâm. Khi,
thông qua sự thụ động nội tâm, một người không biết phải nói gì, thì tiếng nói chỉ trích nội tâm được
kích hoạt. Nó tấn công cái người đang líu lưỡi, lặng thinh vì sự kém cỏi và thụ động. Người đó tiếp
nhận sự xung hấn với bản thân này, và đến lượt nó tạo ra sự tội lỗi, trầm cảm và xấu hổ ở người đó
vì bị cáo buộc là một người khiếm khuyết. Khi chúng ta vượt qua được sự thụ động nội tâm thì
chúng ta có thể làm chệch hướng những luận điệu vô lý, không nhạy cảm của tiếng nói chỉ trích nội
tâm.
Là một phần của quá trình này, chúng ta muốn học cách tách biệt cảm nhận về bản thân của mình
khỏi những triệu chứng của sự sự thụ động nội tâm cũng như bản thân sự thụ động. Như tôi đã nói
ở trên, chúng ta có xu hướng gắn bó về cảm xúc với sự yếu kém, và do đó chúng ta vô tình nhấn
mạnh một cảm giác của sự yếu kém và thiếu sót. Hãy nhớ, bạn không phải là sự yếu kém. Sự yếu
kém chỉ là một khía cạnh nhỏ của con người bạn. Nhưng chúng ta phải thừa nhận sức mạnh của nó
trong đời sống tâm lý của mình. Sự yếu kém muốn được bạn cảm nhận nó. Khi cảm nhận nó,
dường như nó đang định nghĩa về bạn. Đừng bị nó đánh lừa. Cái tôi bản chất của bạn lớn hơn, vĩ
đại hơn nhiều so với sự yếu đuối cảm xúc.



×