Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

XỬ lý với NGƯỜI TIÊU cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.64 KB, 4 trang )

XỬ LÝ VỚI NGƯỜI TIÊU CỰC
rubi | February 11, 2016 | Nhận Thức & Hành Vi, Tự Lực (Self-help) | No Comments

Tại sao xử lí với sự tiêu cực của người khác có thể liên quan đến việc xử lí sự tiêu cực của
chính bạn
Yếu tố quyết định lớn nhất đến hạnh phúc của bạn là gì?
Câu trả lời không phải là “giàu”,”nổi tiếng”,”đẹp” hoặc “quyền lực.” Nó là cách những người khác,
đặc biệt là những người gần gũi với bạn nhất-bạn bè, gia đình và đồng nghiệp- đối xử với bạn. Khi
những người gần gũi bạn tử tế với bạn, bạn cảm thấy hạnh phúc; khi họ đối xử tệ hoặc tránh né
bạn, bạn chắc chắn là không hạnh phúc.
Lí do hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của những mối quan hệ của
chúng ta là vì con người là những động vật xã hội. Bản chất xã hội của chúng ta cũng là lí do giải
thích tạo sao đang yêu là một trong những kinh nghiệm tuyệt nhất và sự cô lập được đánh giá bởi
những người không may phải chịu đựng nó, là một trong những kinh nghiệm đau khổ nhất.
Điều này nghĩa là bạn có thể cảm thấy rất khó để xử lí với người tiêu cực – người làm bạn xuống
tinh thần với sự bi quan, lo lắng và hoài nghi của họ. Hãy tưởng tượng bạn liên tục bị họ làm cho
nhụt chí để không theo đuổi được giấc mơ của bạn. Hoặc bạn thường xuyên bị cảnh báo không nên
học một kĩ năng mới – như cưỡi ngựa – vì “nó quá nguy hiểm.” Hãy tưởng tượng là thưởng xuyên
bị tiếp xúc với những đánh giá tiêu cực về người khác (“Tôi không thể tin được bạn đã nói với hàng
xóm của chúng ta rằng bạn thi trượt kì thi lái xe – bây giờ họ sẽ không tôn trọng bạn!”) Liên tục tiếp
xúc với sự tiêu cực như vậy có thể làm bạn hoặc là trở nên tiêu cực – lo lắng, hoài nghi về
bản thân – hoặc trở nên vô cảm, không quan tâm và thậm chí chơi xấu lại người tiêu cực.

VẬY, LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÍ VỚI NGƯỜI TIÊU CỰC?
Một giải pháp rõ ràng là tránh xa họ. Nhưng điều này nói dễ hơn làm; vì chúng ta có thể tránh xa
một nhân viên của một công ty có thái độ xấu nhưng chúng ta không thể tránh bố mẹ, anh em,
người yêu, đồng nghiệp hoặc bạn bè với một thái độ tiêu cực.
Một cách tiếp cận khác để xử lí với họ là bắt đầu tìm hiểu những lí do cho sự tiêu cực của họ/ vì hầu
hết tất cả sự tiêu cực có những nguyên nhân của nó nằm ở một trong ba nỗi sợ sâu xa sau: sợ



không được người khác tôn trọng, sợ không được người khác yêu thương, và sợ “những
điều xấu” sẽ xảy đến. Những nỗi sợ đó gây ra niềm tin “thế giới là một nơi nguy hiểm và con người
nhìn chung là xấu tính.”
Thật dễ dàng để nhìn thấy, từ quan điểm của một người hoạt động từ ba nỗi sợ đó, họ có lý khi hoài
nghi việc theo đuổi giấc mơ và ghét mạo hiểm ngay cả nếu nó là cần thiết để học hỏi và phát triển.
Và cũng thật dễ dàng để thấy tại sao người có những nỗi sợ đó thấy khó tin tưởng người khác.
Những nỗi sợ mà người tiêu cực biểu lộ bản thân họ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Xu hướng quy gán những động cơ xấu cho những hành động của người khác; ví dụ, một vị khách
không ăn hết đồ ăn bị đánh giá là không lịch sự.
Không tự tin vào khả năng xử lí với những thách thức của cuộc sống.
Bi quan hoặc xu hướng tin rằng tương lai sẽ ảm đạm.
Ghét mạo hiểm.
Nhu cầu kiểm soát hành vi của người khác.
Một đặc điểm chung của tất cả những sự thể hiện tính tiêu cực: xu hướng đổ lỗi cho những yếu tố
bên ngoài, môi trường, “may mắn” hơn là cho bản thân, cho những thái độ tiêu cực của mình. Vì
vậy, người tiêu cực có xu hướng nghĩ “Nếu mọi người nhận ra giá trị thật của tôi, nếu mọi người tử
tế hơn và thế giới không đầy nguy hiểm, và nếu bạn bè, người thân và đồng nghiệp của tôi hành xử
theo cách tôi muốn, thì khi đó tôi sẽ hạnh phúc!”
Thoạt đầu, nó có vẻ nghịch lý khi người tiêu cực có thể vừa cảm thấy thiếu tự tin về bản thân và
cảm thấy có quyền được người khác tôn trọng và yêu thương. Nhưng nó không có nghịch lí ở đây.
Chính xác là vì người tiêu cực không cảm thấy được tôn trọng và yêu thương đủ, và không cảm
thấy kiểm soát đủ cuộc sống riêng của họ, nên họ yêu cầu sự tôn trọng và yêu thương từ người
khác và tìm cách kiểm soát người khác.

SỰ TIÊU CỰC CỦA HỌ LÀ MỘT SỰ NGỤY TRANG CHO
TIẾNG KHÓC CẦU GIÚP ĐỠ.
Một cách giúp đỡ người tiêu cực không hiệu quả là trao cho họ sự tôn trọng và yêu thương mà họ
khao khát. Vì bạn có thể thấy bản thân mình phải liên tục nâng cao mức độ tôn trọng và yêu thương
dành cho họ để họ hạnh phúc.
Một giải pháp khác là làm cho người tiêu cực nhận thấy những nguyên nhân của tính tiêu cực của

họ và làm họ nhận ra sự tiêu cực của họ có liên quan rất nhiều đến thái độ của họ hơn là đến thế


giới khách quan. Tuy nhiên, như tôi đã thảo luận trong bài trước, con người không đáp ứng tích cực
với những phản hồi chỉ trích, và họ hầu như sẽ không mở lòng để lắng nghe phản hồi chỉ trích.
Điều này nghĩa là thực sự chỉ có ba tùy chọn khác còn lại cho bạn. 1) Bạn có thể chịu đựng và chấp
nhận sự tiêu cực và hy vọng mọi việc sẽ cải thiện. 2) Tìm kiếm sự giúp đỡ của một nhà tham vấn
hoặc một người bạn và hy vọng quan điểm của “bên thứ 3” sẽ giúp người tiêu cực nhận ra sự tiêu
cực của họ không giúp được bất kì ai.
Nhưng cả hai cách trên đều không có khả năng sửa chữa vấn đề. Trong trường hợp bạn chịu đựng
và hi vọng người tiêu cực trở nên tích cực hơn theo thời gian, sự thụ động của bạn có thể được họ
xem như một dấu hiệu của sự chấp nhận, rằng tính tiêu cực của họ là hợp lí, chính đáng. Theo thời
gian, điều này có thể làm gia tăng những yêu cầu lên bạn và nếu bạn không đáp ứng được những
yêu cầu đó, họ sẽ than phiền nhiều hơn về bạn.
Vấn đề khi nhờ một người thứ ba là người tiêu cực thường nghĩ “mọi người, ngay cả bạn của tôi
đang chống lại tôi!” hoặc nếu người thứ ba cố tìm cách để làm người tiêu cực nhận thấy sự tiêu cực
của họ không có lợi thì nó cũng không có khả năng làm thay đổi mọi chuyện. Điều này là vì chỉ đơn
thuần nhận ra sự tiêu cực của một người là không đủ; điều quan trọng là sửa chữa những
kiểu suy nghĩ trong tiềm thức nằm bên dưới sự tiêu cực.
Điều này đem đến cho tôi lựa chọn cuối, mà theo quan điểm của tôi, là lựa chọn hợp lí nhất để xử lí
với người tiêu cực. Lựa chọn này bao gồm ba yếu tố: từ bi với người tiêu cực, chịu trách nhiệm cho
hạnh phúc của riêng bạn mặc cho sự tiêu cực của người khác, và trưởng thành trong cách bạn
tương tác với người tiêu cực.
Yếu tố từ bi hiếm khi bao gồm việc khuyên người tiêu cực thay đổi hành vi của họ. Nó cũng không
bao giờ lên lớp họ về nguyên nhân của sự tiêu cực của họ. Vì hầu hết chúng ta không thích nghe
những phản hồi chỉ trích và người tiêu cực đặc biệt ghét những phản hồi như vậy.
Chịu trách nhiệm cá nhân cho hạnh phúc của bạn bao gồm việc làm những gì cần thiết để
bảo vệ hạnh phúc của bạn. Nếu bạn không thể duy trì sự tích cực và điềm tĩnh của bạn thì khi đó
tất cả bị mất. Nó bao gồm: làm theo những thái độ tích cực, nhưng một mình thái độ tích cực có thể
là không đủ để xử lí với sự tiêu cực liên tục tấn công bạn; bạn có thể phải dành thời gian để tránh

người tiêu cực một thời gian để duy trì sự bình tĩnh của bạn. Tất nhiên, nếu bạn dành thời gian để
tránh mặt họ, điều quan trọng là quay về với một câu chuyện giải thích điều đó- bạn không muốn
người tiêu cực cảm thấy bạn đang tránh cô ấy.
Trưởng thành – hiểu rằng cách đáng tin nhất để hướng người tiêu cực đến sự tích cực là thể
hiện tính tích cực qua bản thân bạn. Ví dụ, đổ lỗi cho người tiêu cực vì họ làm bạn cảm thấy tồi tệ
sẽ không giúp được gì; nó sẽ là sự mỉa mai nếu bạn khuyên người tiêu cực “chấm dứt đổ lỗi cho


người khác vì sự tiêu cực của bạn” nếu bạn đang đổ lỗi cho họ vì làm bạn xuống tinh thần! Nhưng,
làm thế nào bạn thể hiện những thái độ tích cực mà bạn muốn người tiêu cực thấy mà không thuyết
giáo họ?
Bí quyết là hành động như một người hoàn toàn bình an. Đó là, hành động như một người được
tôn trọng và yêu thương bởi người khác, và kiểm soát được những mặt quan trọng trong cuộc sống
của họ. Điều này có nghĩa là: đừng để sự tiêu cực của người khác tước đi xu hướng theo đuổi
những ước mơ của bạn, có những mạo hiểm lành mạnh và tin tưởng người khác. Hãy hành động
theo một cách tự nhiên, tự phát, tích cực và tin tưởng.
Ví dụ, nếu người tiêu cực cảnh báo bạn rằng theo đuổi những giấc mơ là vô ích, hãy cho anh ấy
biết bạn cảm thấy khác về những cơ hội của bạn, hoặc bình tĩnh nói với cô í rằng bạn thích mạo
hiểm và thất bại hơn là không thử sức. Hoặc, nếu người tiêu cực cảnh báo bạn về những hậu quả
của việc mạo hiểm mà bạn nghĩ đó là mạo hiểm lành mạnh, nói với anh ấy “chúng ta sẽ xem điều gì
xảy ra.” Hy vọng, nếu bạn đúng, bạn sẽ không bị thương và các kĩ năng được nâng cao. Theo thời
gian, người tiêu cực sẽ nhận ra, trong khi sự ưa thích mạo hiểm của bạn cao hơn của anh ấy, bạn
vẫn không liều lĩnh. Và nếu người tiêu cực nói bạn tin người quá nhiều, bạn có thể chỉ ra nghiên
cứu nói rằng: tin tưởng người khác là quan trọng để hình thành những mối quan hệ sâu sắc và ý
nghĩa.
Dù nó có thể tốn một thời gian dài để bạn nhìn thấy bất kì kết quả nào, nhưng chúng sẽ đến;
dù sự thay đổi có thể chậm chạp nhưng bất kì thay đổi nào xuất hiện sẽ tương đối lâu dài.
Thực tế thì con người thích ở cạnh những người tích cực, do đó những người tiêu cực sẽ phải đánh
giá cao những thái độ tích cực của bạn. Con người cũng thích cảm thấy tích cực về bản thân họ. Do
đó, khi người tiêu cực hấp thụ tính tích cực từ sự hiện diện của bạn, anh ấy sẽ thích bản thân anh

hơn, và hy vọng điều này sẽ dẫn đến một vòng tuần hoàn tin tưởng lớn hơn về người khác và lạc
quan hơn về tương lai.
Bây giờ bạn đã nhận ra, xử lí với người tiêu cực cần sự khiêm tốn. Sự thật là khi bạn thấy khó
khăn để xử lí với sự tiêu cực ở người khác cho thấy có một hạt giống của sự tiêu cực đang
ở trong bạn. Nếu bạn hoàn toàn bình an trong cách bạn nhìn về bản thân bạn thì bạn sẽ không
thấy sự hiện diện của người tiêu cực là đáng ghét. Nhận ra bạn cũng phải nỗ lực để sửa chữa tính
tiêu cực của bản thân bạn khi bạn đang giúp người khác xử lí với sự tiêu cực của họ sẽ giúp bạn
đạt được sự từ bi, tích cực và trưởng thành.



×