Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.58 KB, 3 trang )
Phạm Tiến Duật - ngọn ‘Lửa đèn’ đã tắt
Hà Linh
Sau nhiều ngày hôn mê, tác giả của những vần thơ Trường Sơn đã lặng lẽ về cõi vĩnh hằng, chấm dứt
chuỗi ngày vật lộn với căn bệnh ung thư phổi. Ông trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 8h50 sáng 4/12,
tại Bệnh viện Quân đội 108 (Hà Nội).
Luật sư Cù Huy Hà Vũ, con trai của nhà thơ Huy Cận - người gần gũi với Phạm Tiến Duật trong những ngày ông
nằm bệnh, cho biết: “Vài ngày trước khi mất, nhà thơ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, hơi thở yếu và thân nhiệt giảm
dần”.
Tác giả Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bị phát hiện ung thư phổi hồi tháng 7/2007. Trong những ngày ông nằm
viện, người thân và đồng nghiệp đã hoàn tất phần 1 Tuyển tập Phạm Tiến Duật để nhà thơ kịp chứng kiến trước khi
về với cát bụi. Sách ra mắt ngày 17/11, bạn bè mang sách vào tận giường bệnh, đọc cho ông nghe những vần thơ
của chính mình.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Chiều 18/11, O Nhị, cô gái Thạch Nhọn - nguyên mẫu trong bài thơ nổi tiếng Gửi em cô thanh niên xung phong của
ông - đã được đón ra Hà Nội để gặp nhà thơ lần cuối. Trong cuộc gặp gỡ này, nhà thơ không nói gì được nữa. Ông
chỉ có thể đáp lại tình cảm của mình với người con gái thanh niên xung phong năm xưa bằng ánh mắt khép mở
chấp chới và bàn tay nắm chặt.
Ngoài tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp, trong những ngày cuối đời, Phạm Tiến Duật đã nhận được Huân chương
Lao động hạng Nhì dành cho những đóng góp to lớn của ông với thơ ca dân tộc. Tuyển tập Phạm Tiến Duật phần 1
(thơ và trường ca) cũng được trao Giải thưởng văn học 2007 của Trung tâm Văn hoá Doanh nhân.
O Nhị - cô gái Thạch Nhọn (thứ hai từ trái sang) đến thăm nhà thơ.
Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14/1/1941 tại Thanh Ba, Phú Thọ, trong một gia đình có cha là nhà giáo còn mẹ làm
ruộng. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông nhập ngũ và chiến đấu hơn chục năm trời trên tuyến
đường Trường Sơn khốc liệt. Hoà bình lập lại, nhà thơ trở về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
Trước khi lâm trọng bệnh, ông là phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn.
Những năm tháng chiến tranh để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ Phạm Tiến Duật. Với những bài thơ nổi tiếng như
Nhớ, Tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong..., Phạm Tiến Duật được coi là "ngọn lửa
đèn" của một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông hồn nhiên, hóm hỉnh, giàu tính lạc
quan với những phát hiện thú vị, đầy chất lính. Các tập thơ chính của Phạm Tiến Duật gồm có: Vầng trăng quầng
lửa (1970); Thơ một chặng đường (1971), Ở hai đầu núi ( 1981), Nhóm lửa (1996), Tiếng bom và tiếng chuông chùa