Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ học sinh ở thư viện các trường tiểu học tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.21 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƢƠNG THỤY LAN HƢƠNG

CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI
VỚI PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ
GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƢƠNG THỤY LAN HƢƠNG

CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
ĐỐI VỚI PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ
GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Viết Nghĩa



HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối
với phong trào văn hóa văn nghệ giai đoạn 1945-1954” là công trình nghiên
cứu của tôi, thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Viết Nghĩa. Mọi tƣ
liệu và trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chú thích nguồn đầy đủ và trung
thực.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Lƣơng Thụy Lan Hƣơng


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Viết Nghĩa, ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện bản luận văn này. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cô giáo, các cán bộ trong Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả luận văn

Lƣơng Thụy Lan Hƣơng



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CTQG:

Chính trị quốc gia

2. HN:

Hà Nội

3. KHXH:

Khoa học Xã hội

4. Nxb:

Nhà xuất bản

5. Sđd:

Sách đã dẫn

6. Tp:

Thành phố

7. Tr:

Trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ THỜI KỲ 1945-1950 ..................... 8
1.1. Quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trƣớc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 ........................................................................................................... 8
1.1.1. Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn văn hóa mácxít .................................... 8
1.1.2. Quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trước Cách mạng Tháng
Tám

............................................................ Error! Bookmark not defined.

1.1.2.1. Tình hình văn hóa văn nghệ Việt Nam trước Cách mạng Tháng TámError! Book
1.1.2.2. Đề cương văn hóa Việt Nam và sự hình thành đường lối văn hóa văn
nghệ của Đảng ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Chủ trƣơng “văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa” của
Đảng

........................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3. Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ thời kỳ 19451950

........................................................... Error! Bookmark not defined.


Tiểu kết chƣơng 1............................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI

PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ THỜI KỲ 1951-1954Error! Bookmark not d
2.1 . Chủ trƣơng xây dựng nền văn hóa dân chủ nhân dân của ĐảngError! Bookmark n


2.2. Sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ thời kỳ 19511954 ................................................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2............................................ Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC KINH NGHIỆMError! Bookmark not def
3.1 Một số nhận xét ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Các kinh nghiệm chủ yếu ......................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 11
PHỤ LỤC ......................................................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn hoá nghệ thuật cũng là một
mặt trận”. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam, văn hóa nghệ thuật thật sự đã trở thành một mặt trận không thể thiếu.
Văn hóa văn nghệ không chỉ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống
tinh thần của nhân dân mà còn có vai trò to lớn đối với công tác tuyên truyền
cách mạng. Chính vì vậy, từ khi mới thành lập tới Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề
văn hóa văn nghệ.
Đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng đƣợc khởi nguồn từ lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc và đƣợc dần dần hoàn thiện cùng với sự lớn mạnh của cách
mạng Việt Nam. Trong bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943, đồng
chí Trƣờng Chinh lần đầu tiên đã nhắc đến việc cần phải xây dựng nền văn
hóa Việt Nam theo ba nguyên tắc dân tộc, đại chúng và khoa học. Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,
nhân dân ta đƣợc độc lập nhƣng vẫn phải tiếp tục thực hiện cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp
(1945-1954), vấn đề kháng chiến về mặt văn hóa đƣợc đặt ra nhƣ một trong
những bộ phận đấu tranh vô cùng quan trọng của nhân dân ta. Trong tác phẩm
Kháng chiến nhất định thắng lợi, đồng chí Trƣờng Chinh khẳng định “kháng
chiến về mặt quân sự, chính trị, kinh tế chưa đủ gọi là kháng chiến toàn diện.
Phải kháng chiến về mặt văn hóa nữa” [6, tr. 46]. Cùng với tiến trình phát
triển của cuộc kháng chiến, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục hoàn thiện
đƣờng lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó có đƣờng lối xây
dựng nền văn hóa dân chủ nhân dân. Đƣờng lối này đƣợc hoàn chỉnh tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951. Đƣờng lối văn hóa văn
nghệ của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã thể hiện quan điểm
1


văn hóa riêng biệt và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính từ những
chủ trƣơng và sự chỉ đạo đúng đắn đó, Đảng đã tập hợp đƣợc những văn nghệ
sĩ yêu nƣớc vào trong mặt trận dân tộc thống nhất, khuyến khích họ đi theo
kháng chiến, sáng tác phục vụ kháng chiến, từ đó tạo ra một nguồn động lực
mạnh mẽ về tinh thần, khích lệ toàn quân và toàn dân quyết tâm đấu tranh giải
phóng dân tộc. Những chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào
văn hóa văn nghệ trong giai đoạn 1945-1954 đã có tác động tích cực tới cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta và đƣợc tiếp tục phát triển trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Quá trình xây dựng nền văn hóa văn nghệ mới trong kháng chiến chống

Pháp đã đạt đƣợc một số thành tựu căn bản đáng ghi nhận. Đây đƣợc xem nhƣ
là một thời kỳ bản lề, có tính chất quyết định xây nền, dựng móng cho nền
văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu, nghiên cứu về các nội dung chính trong đƣờng
lối lãnh đạo của Đảng và những thành tựu đạt đƣợc của nền văn hóa mới thời
kỳ này sẽ rút ra đƣợc nhiều bài học về lý luận và thực tiễn quan trọng đối với
lịch sử, đặc biệt là đối với chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay. Những bài học lý luận về văn hóa văn
nghệ, cũng nhƣ những bài học vận động của thực tiễn lịch sử góp phần rút ra
nhiều nhận định quý báu để bổ sung cho hiện tại.
Hiện nay, công cuộc Đổi mới ở nƣớc ta do Đảng lãnh đạo đã và đang
đạt đƣợc nhiều thành tựu trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; song
bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vấn đề mới nảy sinh cần đƣợc khắc phục, đặc
biệt là trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Trong bối cảnh nền văn hóa văn nghệ
nƣớc ta hiện nay, một lần nữa những giá trị to lớn của bản Đề cương văn hóa
Việt Nam và đƣờng lối văn hóa dân chủ nhân dân của Đảng trong kháng chiến
chống Pháp lại đƣợc nhắc đến. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Chủ
trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ giai
đoạn 1945-1954” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm của dân tộc Việt Nam
(1945-1954) là một hƣớng đề tài hấp dẫn, thu hút đƣợc rất nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Nghiên cứu về đƣờng lối kháng chiến của Đảng trong kháng
chiến chống Pháp cũng hết sức đƣợc chú trọng. Tuy nhiên, những nghiên cứu
đã công bố chủ yếu tập trung vào các đề tài quân sự, chính trị, ngoại giao,
kinh tế, xã hội… Nghiên cứu về đề tài văn hóa kháng chiến và đƣờng lối văn
hóa văn nghệ của Đảng cũng có một số công trình nhƣng số lƣợng còn khiêm

tốn và tập trung chủ yếu ở một số mảng nghiên cứu chính sau đây:
Những cuốn sách giáo trình, sách chuyên khảo có nội dung đề cập tới
đề tài văn hóa mà chủ yếu là tập trung làm nổi bật đƣờng lối văn hóa của
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có đƣờng lối văn hóa của Đảng thời kỳ
1945-1954, tiêu biểu nhƣ:
Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản
Việt Nam của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (Sách tham
khảo) do Khoa Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn.
Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học
cách mạng Việt Nam hiện đại của tác giả Hoàng Xuân Nhị do nhà xuất bản
Giáo dục ấn hành năm 1962.
Ngoài các sách giáo trình, sách chuyên khảo nói trên, nghiên cứu về
đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng thông qua những tác phẩm, tƣ tƣởng
của các lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thƣ
Trƣờng Chinh, các đồng chí phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ của
Đảng nhƣ Tố Hữu… đã có rất nhiều tác phẩm, bài nghiên cứu đƣợc xuất bản,
tiêu biểu là:

3


Các tập sách Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - văn nghệ sĩ với Hồ Chí
Minh, do Hội Nhà văn tuyển chọn và xuất bản trong các năm 2012 và 2013.
Bộ sách chia làm nhiều tập với những nội dung khác nhau, phản ánh tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ và tập trung các bài viết về Bác của các
văn nghệ sĩ trong thế kỷ XX.
Ấn phẩm “Trường Chinh, Về Văn hóa văn nghệ” của nhà xuất bản Văn
học Hà Nội cũng đã tập hợp khá đầy đủ những bài viết của Tổng Bí thƣ

Trƣờng Chinh về văn hóa văn nghệ.
Trong cuốn sách “Tố Hữu toàn tập” do nhà xuất bản Văn học Hà Nội
xuất bản năm 2009 của tác giả Hà Minh Đức đã sƣu tầm rất nhiều bài viết của
Tố Hữu về vấn đề văn hóa văn nghệ.
Cuốn sách “Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí trí tuệ ánh sáng” của
tác giả Hà Xuân Trƣờng đƣợc nhà xuất bản Sự thật Hà Nội in năm 1977, đã
khái quát một cách cơ bản đƣờng lối chung của Đảng đối với văn nghệ qua các
giai đoạn cách mạng từ khi Đảng ra đời đến kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu và tập hợp một cách khá đầy đủ
những bài viết và những tƣ tƣởng về văn hóa văn nghệ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng nhƣ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc.
Nhìn chung, các hƣớng nghiên cứu trên đây mới chỉ chú trọng đến các
mảng riêng rẽ về đƣờng lối, lý luận cũng nhƣ những thành tựu của nền văn
hóa kháng chiến. Vẫn thiếu các tác phẩm nghiên cứu một cách có hệ thống về
đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong giai đoạn 1945-1954. Đặc biệt là
chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về chủ trƣơng và sự chỉ đạo của
Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ giai đoạn 1945-1954.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hƣớng tới làm sáng tỏ những chủ trƣơng và sự chỉ đạo của
Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ trong giai đoạn 1945-1954. Đồng
thời thông qua các thành tựu văn hóa văn nghệ đã đạt đƣợc để khẳng định sự
4


hiện thực hóa đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng trên thực tế và đóng góp
to lớn của phong trào văn hóa văn nghệ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta. Từ những bài học trong quá trình xây dựng đƣờng lối văn
hóa văn nghệ cũng nhƣ sự chỉ đạo thực hiện phong trào văn hóa văn nghệ của
Đảng và các thành tựu đạt đƣợc, luận văn góp thêm một số kinh nghiệm thực

tiễn lịch sử cho chính sách văn hóa văn nghệ hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trƣớc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945.
- Trình bày và làm rõ đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng trong kháng
chiến chống Pháp.
- Phân tích chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn
hóa văn nghệ giai đoạn 1945-1954.
- Rút ra một số nhận xét và các kinh nghiệm chủ yếu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những chủ trƣơng và sự chỉ đạo
của Đảng đối với văn hóa văn nghệ nói chung và phong trào văn hóa văn
nghệ nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu nằm trong khoảng thời gian
từ khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tháng 9 năm 1945 đến khi
kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954; với không gian chủ yếu ở các
vùng tự do miền Bắc Việt Nam. Phạm vi nội dung chủ yếu là các chủ trƣơng
và chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Tƣ liệu lƣu trữ, văn kiện Đảng và các tác phẩm, các bài viết của những
đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc về văn hóa văn nghệ là nguồn tƣ liệu
gốc, phong phú và có độ tin cậy cao. Đây là nguồn tƣ liệu đầu tiên mà tác giả
luận văn tiếp cận và khảo sát kỹ lƣỡng những vấn đề có liên quan đến chủ
5


trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với văn hóa văn nghệ nói chung và phong
trào văn hóa văn nghệ nói riêng trong kháng chiến chống Pháp.
Nguồn tƣ liệu thứ hai là các tạp chí về văn hóa văn nghệ đƣợc Đảng tổ

chức xuất bản trong giai đoạn 1945-1954 nhƣ Tạp chí Tiên phong, Tạp chí
Văn nghệ. Các tạp chí này là phƣơng tiện trực tiếp tuyên truyền chủ trƣơng và
chính sách của Đảng đến các văn nghệ sĩ và độc giả. Đặc biệt Tạp chí Văn
nghệ ra đời năm 1948 (cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ Việt Nam) là nơi
phản ánh cụ thể nhất những chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng với phong
trào văn hóa văn nghệ cũng nhƣ các hoạt động biểu hiện của từng phong trào
trong kháng chiến.
Nguồn tƣ liệu thứ ba là các công trình lý luận và các chuyên khảo có
liên quan đến vấn đề văn hóa văn nghệ của nhiều nhà nghiên cứu. Đây là
những tài liệu tham khảo rất có giá trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh cũng nhƣ những định hƣớng, chủ trƣơng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam về văn hóa.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả
đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử,
phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp đối chiếu, phƣơng pháp so sánh,
v.v...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn cố gắng làm sáng tỏ cơ sở hình thành đƣờng lối văn hóa văn
nghệ của Đảng trong kháng chiến chống Pháp, bắt nguồn từ những tƣ tƣởng
văn hóa của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về văn hóa văn nghệ trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm
1945. Đồng thời, luận văn phân tích những chủ trƣơng và sự chỉ đạo của
Đảng đối với phong trào văn hóa văn nghệ trong giai đoạn 1945-1954 và nêu
lên một số thành tựu chủ yếu của nền văn nghệ kháng chiến. Từ đó, rút ra
6


những nhận xét về thành tựu và hạn chế trong chủ trƣơng và sự chỉ đạo đối

với phong trào văn hóa văn nghệ của Đảng và đƣa ra một số bài học kinh
nghiệm cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn
hóa văn nghệ thời kỳ 1945-1950.
Chƣơng 2: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng đối với phong trào văn
hóa văn nghệ thời kỳ 1951-1954.
Chƣơng 3: Một số nhận xét và các kinh nghiệm.

7


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ THỜI KỲ 1945-1950
1.1. Quan điểm của Đảng về văn hóa văn nghệ trƣớc Cách mạng Tháng
Tám năm 1945
1.1.1. Nguyễn Ái Quốc và sự lựa chọn văn hóa mácxít
Cuối thế kỷ XIX, cùng với cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp và sự cai
trị của Pháp ở Việt Nam, văn minh phƣơng Tây cũng đã theo con đƣờng đó
du nhập vào nƣớc ta. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,
ở Việt Nam diễn ra cuộc tiếp xúc giữa văn hóa phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Ảnh hƣởng của văn hóa, văn minh phƣơng Tây đã tác động không nhỏ đến sự
chuyển biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại. Giới trí thức Tây học khi đó
đã có những trăn trở về việc phác thảo mô hình văn hóa Việt Nam trong
tƣơng lai, tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở những cuộc vận động cải cách mà chƣa
thể trở thành quan điểm cụ thể. Những định hƣớng cho văn hóa Việt Nam

phát triển một cách hài hòa đƣợc đƣa ra đầu tiên bởi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
với sự lựa chọn văn hóa mácxít.
Cho tới đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc là ngƣời Việt Nam đi nhiều
nhất, sống và làm việc ở nhiều châu lục khác nhau, do vậy có điều kiện tiếp
xúc nhiều với văn minh phƣơng Tây. Chỉ riêng ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
sống và hoạt động liên tục từ năm 1917 đến năm 1923 trƣớc khi bí mật sang
Liên Xô hoạt động trong Bộ Phƣơng Đông của Quốc tế Cộng sản. Những ấn
tƣợng, suy nghĩ phong phú của Nguyễn Ái Quốc về văn minh phƣơng Tây, sự
thông kim bác cổ cũng nhƣ khuynh hƣớng của Nguyễn Ái Quốc về mối quan
hệ văn hóa Đông Tây đã đƣợc phác họa.
“Nguyễn Ái Quốc không chỉ học phương pháp phân tích của tư tưởng
lý tính và khoa học vốn là tiêu chuẩn chân lý của văn minh phương Tây mà
còn sử dụng phép phân tích duy vật biện chứng mácxít” [31, tr. 141]. Tuy
nhiên, phải từ năm 1924, khi hoạt động ở Mátxcơva, cùng với quá trình hoạt
8


động cách mạng Nguyễn Ái Quốc mới có điều kiện suy nghĩ về những vấn đề
“chiến lƣợc văn hóa”.
Trong tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ năm 1924,
lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến những vấn đề lý luận quan trọng
của chủ nghĩa Mác-Lênin trong quan hệ với phƣơng Đông: “Xã hội Ấn Độ China - và tôi có thể nói: Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu trúc kinh tế,
không giống các xã hội phƣơng Tây thời Trung cổ cũng nhƣ thời cận đại (…).
Thật ra là có, vì sự Tây phƣơng hóa ngày càng tăng và tất yếu của phƣơng
Đông; nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó. Dù sao cũng không
thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đƣa thêm vào
đó những tƣ liệu mà Mác ở thời mình không thể có đƣợc. Mác đã xây dựng
học thuyết của mình trên một lý thuyết nhất định của lịch sử, nhƣng lịch sử
nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chƣa phải là toàn thể nhân loại.”
[37, tr. 509-510]

Đây là những quan điểm táo bạo. Bởi vì, vào đầu thập kỷ 1920, trên
bình diện lý luận, hẹp lại là lý luận về văn hóa, ngƣời ta còn rất dè đặt nói đến
sự “giải chủ thuyết chủ nghĩa Trung tâm châu Âu”. Trong khoa học xã hội và
nhân văn, ngƣời ta thƣờng bị hệ thống văn minh phƣơng Tây chi phối. Suy
nghĩ của Nguyễn Ái Quốc về sự “bổ sung cơ sở cho chủ nghĩa Mác”, “xem
xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học
phương Đông” [37, tr. 509-510] có ý nghĩa phƣơng pháp luận trong việc nhìn
nhận quan hệ giữa hai nền văn minh Đông Tây.
Trải qua quá trình tiếp thu, nghiên cứu, suy ngẫm và kiểm nghiệm,
quan điểm văn hóa của Nguyễn Ái Quốc ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Điều đó đã đƣợc thể hiện cụ thể trong ý kiến độc đáo của Ngƣời: “Học thuyết
của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo
Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm
của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu
điểm của nó, chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử,
9


Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều
muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay
họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất
định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi
cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” [25, tr. 43].
Luận đề trên của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa tƣ tƣởng triết học mang
tính thời đại về sự đối thoại, sự tìm kiếm những giá trị đồng thuận của các hệ
ý thức và tôn giáo vốn là điều còn mới mẻ ở thập kỷ 1940, 1950 khi mà thế
giới đã bắt đầu bƣớc vào thời kỳ Chiến tranh lạnh. Luận đề ấy còn có ý nghĩa
về phƣơng diện văn hoá, có thể giúp chúng ta tránh đƣợc hai khuynh hƣớng
trong suy nghĩ phổ biến đƣơng thời khi giải quyết vấn đề truyền thống và hiện
đại:

Một là, khuynh hƣớng đồng nhất hóa việc hiện đại hóa văn hóa với
phƣơng Tây hóa và coi mô hình văn minh phƣơng Tây nhƣ một khuôn mẫu
để rập khuôn theo.
Hai là, khuynh hƣớng nhất thể hóa trong sự hòa hợp Đông Tây, một
khuynh hƣớng cũng thu hút không ít trí thức lúc đó. Dƣờng nhƣ, đó là khuynh
hƣớng xuất hiện quá sớm khi mà thế giới còn bị chia cắt và sự giao lƣu kinh
tế, văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia còn rất hạn chế.
Về mặt lôgíc, khuynh hƣớng này chỉ có thể đƣợc đặt ra vào cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI, khi mà loài ngƣời đã bƣớc vào thời kỳ mở cửa hội nhập
và toàn cầu hóa. Ngày nay, trên khía cạnh văn hóa, Liên hợp quốc đã liên tục
đƣa ra các Hiến chƣơng về sự thống nhất trong đa dạng của các nền văn hóa
toàn cầu, kiên quyết bảo vệ bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong
gia đình nhân loại. Chính vì thế, những giá trị trong luận đề văn hóa đầu thế
kỷ XX của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn là ánh sáng soi đƣờng cho
chúng ta ngày hôm nay [31, tr. 147-148].
Nhƣ vậy, đƣờng lối văn hóa văn nghệ của Đảng đƣợc khởi nguồn từ
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và đƣợc tiếp tục phát triển trở thành đƣờng lối xuyên
10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Biên tập Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (1995), “Kháng chiến hóa
văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 8, tr. 6368.
2. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng
kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb.
CTQG, HN.
3. Nguyễn Bắc (1995), “Một số hoạt động văn nghệ ở Hà Nội trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954)”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 8,
tr. 67-68.
4. Đặng Việt Bích (1997), “Giá trị định hƣớng của Đề cƣơng văn hóa Việt

Nam năm 1943”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1, tr. 10-12.
5. Nguyễn Thị Chiến (1997), “Sức sống của Đề cƣơng văn hóa Việt Nam
năm 1943”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1, tr. 17-20.
6. Trƣờng Chinh (1948), Kháng chiến nhất định thắng lợi (in lần thứ 2),
Nxb. Sự thật, HN.
7. Trƣờng Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và Văn hóa Việt Nam (in lần thứ
hai), Nxb. Sự thật, HN.
8. Trƣờng Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,
Tập II, Nxb. Sự thật, HN.
9. Trƣờng Chinh (2006), Về Văn hóa văn nghệ, Nxb. Văn học, HN.
10. Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb. Văn
hóa, HN.
11. Xuân Diệu (1960), Mười lăm năm thơ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960, Nxb. Văn học, HN.
12. Đinh Xuân Dũng - Nguyễn An (2005), Hồ Chí Minh với văn hóa - văn
nghệ, Nxb. Từ điển bách khoa, HN.

11


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sự nghiệp kinh tế và văn hóa 1945-1960, Nxb. Sự thật, HN.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 2
(1930), Nxb. CTQG, HN.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7
(1940-1945), Nxb. CTQG, HN.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8
(1945-1947), Nxb. CTQG, HN.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9
(1948), Nxb. CTQG, HN.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 10

(1949), Nxb. CTQG, HN.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 11
(1950), Nxb. CTQG, HN.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 12
(1951), Nxb. CTQG, HN.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 13
(1952), Nxb. CTQG, HN.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 14
(1953), Nxb. CTQG, HN.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15
(1954), Nxb. CTQG, HN.
24. Hà Minh Đức (sƣu tầm) (2009), Tố Hữu toàn tập, tập II, Nxb. Văn
học, HN.
25. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam, Nxb. CTQG, HN.
26. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2006), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III,
Nxb. Giáo dục, HN.

12


27. Lê Nhƣ Hoa (1997), “Trƣờng Chinh với tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và
văn hóa Việt Nam””, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2, tr. 58-59.
28. Nguyễn Khắc Hóa (1998), “Nghệ thuật và tuyên truyền trong ý thức
văn hóa kháng chiến 1945-1954”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 5, tr. 32-34.
29. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Văn hóa XHCN
(2002), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
(Giáo trình dùng cho hệ lý luận chính trị cao cấp), Nxb. Chính trị Quốc gia,
HN.
30. Đỗ Huy (1999), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của nền văn

hóa nghệ thuật mới ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 5, tr. 3-6.
31. Đỗ Quang Hƣng, Trần Viết Nghĩa (2013), Tính hiện đại và sự chuyển
biến của văn hóa Việt Nam thời cận đại, Nxb. CTQG, HN.
32. Mã Giang Lân (2004), Văn học Việt Nam 1945-1954, Nxb. Giáo dục,
HN.
33. Đặng Thai Mai (1969), Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ
XX, Nxb. Văn học, HN.
34. Hồ Chí Minh, “Lời phát biểu trong buổi khai mạc Phòng Triển lãm
văn hóa”, Báo Cứu quốc ngày 8-10-1945.
35. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trƣờng Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên
Giáp, Nguyễn Chí Thanh (1976), Về Văn hóa văn nghệ, Nxb. Văn hóa, HN.
36. Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb.
Văn học, HN.
37. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 1 (1919-1924), Nxb. CTQG, HN.
38. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 4 (1945-1946), Nxb. CTQG, HN.
39. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 5 (1947-1949), Nxb. CTQG, HN.
40. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 6 (1950-1952), Nxb. CTQG, HN.
41. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 7 (1953-1955), Nxb. CTQG, HN.
42. Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh (2012),
Tập 4 và Tập 5, Nxb. Hội Nhà văn, HN.
13


43. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2001), Tiến trình lịch sử Việt Nam,
Nxb. Giáo dục, HN.
44. Phan Ngọc (2013), Nền văn hóa mới của Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, HN.
45. Hoàng Xuân Nhị (1975), Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự
phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, Nxb. Văn học, HN.
46.Sưu tập trọn bộ Tiên Phong 1945-1946 (1996), Nxb. Hội Nhà văn, HN.
47. Sưu tập Văn nghệ 1948-1954 (1998), tập 1 (1948), Nxb. Hội Nhà văn, HN.

48. Sưu tập Văn nghệ 1948-1954 (1999), tập 2 (1949), Nxb. Hội Nhà văn, HN.
49. Sưu tập Văn nghệ 1948-1954 (2000), tập 3 (1950), Nxb. Hội Nhà văn, HN.
50. Sưu tập Văn nghệ 1948-1954 (2003), tập 4 (1951) và tập 5 (1952),
Nxb. Hội Nhà văn, HN.
51. Sưu tập Văn nghệ 1948-1954 (2005), tập 6 (1953), Nxb. Hội Nhà văn, HN.
52. Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật (1982), “Sự vận động của đƣờng lối
văn nghệ của Đảng trên những chặng đƣờng lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu
nghệ thuật, số 1, tr. 3-5.
53. Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960 (1960), Nxb. Văn học, HN.
54. Hoài Thanh (1955), Nói chuyện thơ kháng chiến, Nxb. Văn nghệ, HN.
55. Hoài Thanh, Hoài Chân (1998), Phong trào Thơ mới, Nxb. Văn học, HN.
56. Nguyễn Ngọc Thiện (Sƣu tập) (2002), Tranh luận Văn nghệ thế kỷ XX,
tập 1, Nxb. Lao động, HN.
57. Nguyễn Ngọc Thiện (2004), Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật
vị nhân sinh?, Nxb. KHXH, HN.
58. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1985), Bốn mươi
năm Đề cương văn hóa Việt Nam, Nxb. Sự thật, HN.
59. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1995), 50 năm Đề
cương văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, HN.
60. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Văn học
(1995), Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học, Nxb. KHXH, HN.
14


61. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (2004), Đề cương
văn hóa Việt Nam - chặng đường 60 năm, Nxb. CTQG, HN.
62. Hà Xuân Trƣờng (1977), Đường lối văn nghệ của Đảng, vũ khí trí tuệ
ánh sáng, Nxb. Sự thật, HN.
63. Hà Xuân Trƣờng (1980), “Sự nghiệp của Đảng, sự nghiệp của văn
nghệ”, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, số 3, tr. 3-9.

64. Hà Xuân Trƣờng (1995), “Suy nghĩ về văn hóa Việt Nam 50 năm nửa
sau thế kỷ XX”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 10, tr. 35-38.
65. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học (1986), Văn học Việt
Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Nxb. Khoa học Xã hội, HN.
66. Huỳnh Khái Vinh (1997), “Đề cƣơng văn hóa 1943 và đời sống văn
hóa, văn nghệ hôm nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1, tr. 7-9.

15



×