Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Cach bay to tinh thuong voi con cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.52 KB, 74 trang )

CÁCH BÀY TỎ TÌNH THƯƠNG VỚI CON CÁI
(NÊN DƯỠNG DỤC CON CÁI NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP)
Quyển sách này cần thiết cho mỗi chúng ta. Nó không mang tính chỉ trích nhưng hướng dẫn chúng ta trở
thành những bậc cha mẹ có cái nhìn, nếp sống khác biệt và tích cực. Nó giúp chúng ta biết thông cảm với con
cái chứ không trở nên những người dễ dãi.
Chẳng có ai từng được học để làm cha mẹ. Chúng ta thường chỉ biết nuôi dạy con mình theo những tiêu
chuẩn của những người xung quanh. Ngay cả những bậc cha mẹ thành công cũng chủ yếu chỉ dựa vào sự
may mắn. Nhưng mục đích của quyển sách này là giúp chúng ta gặt hái được thành công một cách có nhận
thức.
Tiến sĩ Ross Campbell đã đưa ra một số nguyên tắc thiết yếu và trình bày những điều đó thật rõ ràng để
chúng ta có thể hiểu được. Nhà tâm thần học này đã bày tỏ chính con người của mình thông qua khả năng
thấu hiểu, những giá trị tinh thần sâu sắc và sự nhạy cảm tuyệt vời của cá nhân ông dành cho cha mẹ và con
cái. Ông đã không ngần ngại chia sẻ chính kinh nghiệm của bản thân và của gia đình mình để minh họa cho
những gì ông cần phải nói.
Đây là một quyển sách bạn sẽ muốn được đọc và đọc mãi. Nó chứa đựng những thông tin hết sức thực tế và
hữu ích! Rồi bạn sẽ thấy rõ điều đó.
Ben Haden
Phát Ngôn Viên, Những Cuộc Đời Được Thay Đổi
Chattanooga, Tennessee

Mục Lục
Lời Tựa
Nan Đề
Hoàn Cảnh
Nền Tảng Nuôi Dạy Trẻ
Bày Tỏ Tình Yêu Qua Ánh Mắt
Bày Tỏ Tình Yêu Qua Xúc Giác
Bày Tỏ Tình Yêu Qua Sự Quan Tâm Chú Ý
Cách Yêu Con Thích Hợp và Không Thích Hợp
Khi Trẻ Nổi Giận
Kỷ Luật Là Gì?


Nguyên Tắc Yêu Thương
Lời Yêu Cầu
Những Vấn Đề Đặc Biệt Của Trẻ Con
Giúp Đỡ Con Về Mặt Tâm Linh

Lời tựa
Kính thưa quý thính giả,
1


Trong năm mới 2007 này, chương trình Phát Thanh Hy Vọng xin cống hiến quý thính giả thân thương phần
đọc sách mới có tựa đề là “How To Really Love Your Child” của tiến sĩ Ross Campbell. Chúng tôi xin gọi tên
của sách này là “Cách Bày Tỏ Tình Thương Với Con Cái”.
Con cái của quý vị có cảm nhận được tình yêu của quý vị dành cho chúng hay không? Quý vị có thể sẽ rất
ngạc nhiên đấy! Hãy theo dõi và làm theo những chỉ dẫn ý kiến của tiến sĩ Campbell và quý vị sẽ thấy con em
của quý vị bắt đầu một sự phát triển tốt tươi y như thể một bông hoa đương nở ra trước mắt quý vị.
Nhiều bậc phụ huynh đã sửng sốt kinh ngạc khi khám phá ra rằng con cái mình đã không cảm thấy là chúng
được cha mẹ chúng yêu thương. Mặc dù cho là họ đã hết sức chu cấp cho con cái mình đầy đủ những gì mà
chúng cần. Họ tham dự tất cả những buổi hôi họp phụ huynh ở trường học của con. Họ mua sắm cho con tất
cả những gì mà chúng muốn. Thế thì tại sao hầu hết các em lại đều có nghi ngờ về việc mình có được yêu
thương một cách vô điều kiện?
Trong cuốn sách hiện đại và rất nổi tiếng này, tiến sĩ Ross Campbell trình bày cho chúng ta những nhu cầu
tâm tư tình cảm của trẻ em và cung cấp cho các bậc làm cha mẹ những phương pháp năng khiếu để giúp họ
làm cho con cái mình cảm nhận được rõ ràng là chúng thật sự được yêu thương. Quý vị sẽ học hỏi cách làm
thế nào để thật sự yêu thương con cái mình qua mọi lãnh vực bao gồm từ khía cạnh ôm ấp, vuốt ve, cho đến
kỷ luật và dưỡng dục tâm linh.
Ông Ben Haden một phát ngôn viên của chương trình “Những Cuộc Đời Được Thay Đổi” tại Chattanooga,
Tennessee, đã viết lời giới thiệu mở đầu cho quyển sách “Cách Bày Tỏ Tình Thương Với Con Cái” này như
sau:
Quyển sách này cần thiết cho mỗi chúng ta. Nó không mang tính chỉ trích nhưng hướng dẫn chúng ta trở

thành những bậc cha mẹ có cái nhìn, và có nếp sống khác biệt và tích cực. Nó giúp chúng ta biết thông cảm
với con cái chứ không trở nên những người dễ dãi.
Chẳng có ai từng được học để làm cha mẹ. Chúng ta thường chỉ biết nuôi dạy con mình theo những tiêu
chuẩn của những người xung quanh. Ngay cả những bậc cha mẹ thành công cũng chủ yếu chỉ dựa vào sự
may mắn. Nhưng mục đích của quyển sách này là giúp chúng ta gặt hái được thành công một cách có nhận
thức.
Tiến sĩ Ross Campbell đã đưa ra một số nguyên tắc thiết yếu và trình bày những điều đó thật rõ ràng để
chúng ta có thể hiểu được. Nhà tâm thần học này đã bày tỏ chính con người của mình thông qua khả năng
thấu hiểu, những giá trị tinh thần sâu sắc và sự nhạy cảm tuyệt vời của cá nhân ông dành cho cha mẹ và con
cái. Ông đã không ngần ngại chia sẻ chính kinh nghiệm của bản thân và của gia đình mình để minh họa cho
những gì ông cần phải nói.
Đây là một quyển sách bạn sẽ muốn được đọc và đọc mãi. Nó chứa đựng những thông tin hết sức thực tế và
hữu ích! Rồi bạn sẽ thấy rõ điều đó.
Thật vậy thưa quý thính giả, trong lời tựa thì tác giả của quyển sách hữu ích này có cho biết:
Trách nhiệm tuyệt diệu của việc nuôi dạy con cái không bao giờ là quá khó khăn. Những tác động lên mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã trở nên gần như tiêu cực - một gánh nặng thật sự cho những bậc phụ
huynh đáng kính. Nền văn hóa của chúng ta đã trải qua một thay đổi lớn trong những năm gần đây và tạo ra
mối căng thẳng thực sự trên những bậc làm cha làm mẹ. Chúng ta nhìn thấy hậu quả của những ảnh hưởng
này mỗi ngày, từ vấn đề trong cách cư xử của một đứa trẻ đến việc phát triển những nhân cách bất bình
thường trong những đứa trẻ, con cái của chúng ta.
Quyển sách này được viết cho những bậc phụ huynh có con dưới độ tuổi thiếu niên. Mục đích của quyển sách
này là đưa ra cho những bậc làm cha mẹ một phương cách thực tế và dễ hiểu trong việc tiếp cận công việc
nuôi dạy con cái, vốn thật tuyệt vời nhưng cũng đáng sợ này. Mối quan tâm của tôi là những nhu cầu của con
trẻ và làm thể nào để đáp ứng được những nhu cầu ấy.
Tự thân nó, nuôi dạy con cái là một việc phức tạp mà phần lớn những bậc phu huynh ngày nay đều gặp khó
khăn. Tiếc thay, hàng loạt sách vở, bài viết, diễn thuyết và những buổi nói chuyện chuyên đề về con cái khiến
đa số các bậc làm cha làm mẹ nản lòng và hoang mang dù phần lớn những thông tin đều rất hay.
Nhiều quyển sách, bài viết và bài diễn thuyết đều chỉ tập trung vào một hay nhiều lắm là vài khía cạnh cụ thể
của việc nuôi dạy con cái mà không cần định nghĩa cụ thể những mặt sẽ được các tác giả trình bày. Kết quả
2



là nhiều bậc phụ huynh tận tâm đã thực sự áp dụng những điều nghe và đọc được như một phương cách cơ
bản cho việc nuôi dạy con cái và thường thì họ gặp phải thất bại.
Thất bại của các bậc phụ huynh không phải là vì họ đọc hay nghe những thông tin sai trật hay đã áp dụng sai
những thông tin đó. Hơn thế nữa, vần đề nằm ở chỗ các bậc phụ huynh không có được một cái nhìn tổng
quan, cân bằng, liên quan đến cách thức nuôi dạy con trẻ. Phần lớn các bậc cha mẹ đều có những thông tin
cần thiết, nhưng lại hay lẫn lộn khi nào nên sử dụng, nguyên tắc nào và trong trường hợp nào. Các bậc phụ
huynh đều được chỉ dẫn nên làm gì nhưng không phải khi nào nên làm như vậy hay trong nhiều trường hợp,
cách thức làm như thế nào.
Kỷ luật là một ví dụ điển hình. Nhiều quyển sách hay và những buổi nói chuyện chuyên đề trẻ em đưa ra vấn
đề kỷ luật nhưng lại không làm rõ rằng kỷ luật chỉ là một cách để nuôi dạy con cái. Kết quả là, nhiều bậc phụ
huynh đã kết luận rằng kỷ luật là phương cách cơ bản và trước tiên để dạy dỗ con trẻ. Đây là một sai lầm dễ
bị mắc phải, đặc biệt là khi chúng ta thường nghe câu nói: “Nếu thương con, bạn phải kỷ luật nó”. Câu nói này
hẳn nhiên là đúng. Bị kịch là ở chỗ nhiều bậc cha mẹ gần như lúc nào cũng kỷ luật con cái mà quá ít khi bày
tỏ tình thương để an ủi nó. Con trẻ trong những gia đình như thế có khuynh hướng nghi ngờ việc chúng thực
sự được yêu thương và được yêu thương vô điều kiện. Thế nên một lần nữa, vấn đề không phải là ở chỗ có
nên kỷ luật con cái hay không mà chính là làm thế nào chúng ta có thể bày tỏ tình thương của mình đối với
con trẻ qua việc kỷ luật chúng và khi nào nên bày tỏ tình thương đó qua những cách âu yếm hơn. Gần như
mỗi bậc cha mẹ đều rất yêu thương con cái nhưng chỉ ít người biết cách bày tỏ thông điệp tình yêu đó từ trái
tim mình đến tấm lòng của con trẻ.
Tôi trình bày những vấn đề theo cách đơn giản, dễ hiểu để minh họa cách thức nuôi dạy con cái nói chung.
Ngoài ra, tôi hy vọng sẽ cung cấp những thông tin nhằm giúp đỡ các bậc phụ huynh tự quyết định hành động
đúng đắn trong từng trường hợp. Hẳn nhiên là các bậc phụ huynh không thể xử trí đúng đắn trong mọi trường
hợp. Tuy nhiên, nếu càng xử trí đúng đắn trong các tình huống, chúng ta càng có thể trở thành những bậc cha
mẹ tốt hơn, càng tự cảm thấy hài lòng hơn về mình và con cái chúng ta sẽ vui sướng hơn.
Phần lớn nội dung trong quyển sách này là loạt bài tôi đã thuyết trình suốt những năm qua ở các hội nghị
chuyên đề về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trên thế giới.
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần tới chúng ta sẽ bắt đầu cùng nhau xem xét phần chương đầu tiên của quyển sách có tiểu đề là

NAN ĐỀ. Xin kính mời quý thính giả đón nghe. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý thính giả vào thứ bảy tuần
sau.
Nan đề
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần trước chúng tôi có giới thiệu với quý thính giả về quyển sách hữu ích “Cách Bày Tỏ Tình Thương
Với Con Cái” với lời mở đầu của Ben Haden một Phát Ngôn Viên của chương trình Những Cuộc Đời Được
Thay Đổi tại Chattanooga, Tennessee, cùng với lời tựa của chính tác giả. Hôm nay chúng tôi xin kính mời quý
thính giả cùng chúng tôi theo dõi chương một của quyển sách này với đề tựa “Nan Đề”. Tiến sĩ Ross
Campbell viết:
“Hồi Tom còn nhỏ, cháu rất ngoan và biết vâng lời”. Bà Esther Smith cùng người chồng ngồi bên cạnh, ông
Jim, bắt đầu câu chuyện đau lòng của họ như bao bậc phụ huynh khác trong văn phòng tư vấn của tôi. “Quả
thật, hồi đó dường như lúc nào cháu cũng tỏ ra hài lòng và chẳng bao giờ gây rắc rối cho chúng tôi cả. Vợ
chồng tôi cũng đã tạo mọi điều kiện cho cháu: nào là cho cháu tham gia với nhóm hướng đạo sinh, nào là cho
cháu chơi bóng rổ, đưa cháu đi nhà thờ…đủ mọi thứ. Bây giờ Tom được 14 tuổi rồi nhưng lúc nào nó cũng
gây gổ, đánh nhau với anh chị em trong nhà. Đó nào phải là chuyện gây gổ thường tình của bọn trẻ thôi đâu.
Còn hơn thế nữa! Tom bây giờ không còn là Tom nhỏ bé ngày nào của tôi nữa. Bây giờ, nó thật sự trở thành
một nan đề đối với vợ chồng tôi.”
Bà Esther Smith nói tiếp “Thỉnh thoảng, chúng tôi thấy cháu buồn buồn rồi bỏ vào phòng và ở lì trong đó.
Nhưng hồi trước nó đã chẳng bao giờ hỗn hào, không vâng lời hay cãi lại chúng tôi cả. Ba cháu cũng thấy
điều đó.”
“Có một điều chúng tôi tin chắc, đó là chúng tôi đã dạy dỗ cháu trong sự kỷ luật. Thật tình đây chính là điều
làm chúng tôi khó hiểu nhất. Làm sao một đứa trẻ được dạy dỗ một cách kỷ luật như thế lại có thể tự nhiên trở
thành đứa suốt ngày chạy rong ngoài đường với những bạn bè hư hỏng và học theo thói xấu của mấy đứa đó,
rồi còn về nhà hỗn láo với cha mẹ và người lớn? Mấy đứa bạn của nó thậm chí còn nói dối, ăn cắp, uống
rượu. Bây giờ, tôi chẳng thể nào tin con mình được nữa. Tôi cũng không thể nào nói chuyện được với nó. Lúc
3


nào nó cũng tỏ ra ủ rũ và lầm lầm lì lì. Thậm chí nó cũng không nhìn mặt tôi. Dường như bây giờ nó chẳng
muốn liên quan gì đến chúng tôi nữa. Năm nay, kết quả học tập của nó cũng rất là tệ.”

Tôi hỏi: “Anh chị có để ý cháu Tom thay đổi như thế từ bao giờ không?”
Ông Jim Smith ngước lên trần nhà và nói: “Để tôi nhớ xem. Bây giờ cháu Tom được 14 tuổi, mà cũng gần 15
rồi. Cách đây khoảng hai năm, điểm số của cháu là dấu hiệu đầu tiên chúng tôi để ý đến. Trong suốt những
tháng đầu vào học lớp 6, tôi thấy cháu bắt đầu tỏ ra chán nản. Trước tiên là chán đi học rồi sau đó là chán
những thứ khác. Cháu cũng chán đi nhà thờ luôn. Sau đó, Tom thậm chí cũng không thích chơi với bạn bè
nữa mà chỉ thích ở một mình trong phòng. Càng ngày cháu càng ít nói.”
“Nhưng mọi thứ thật sự trở nên tệ hại là khi Tom vào trường trung học. Tom mất hẳn sự quan tâm đối với
những hoạt động mà trước kia nó rất ưa thích, ngay cả những môn thể thao. Đó cũng là lúc Tom xa rời những
người bạn thân cũ và bắt đầu chạy rong với những đứa trẻ hay gây rối. Tính tình Tom bắt đầu thay đổi và trở
nên giống như mấy đứa bạn mới của nó. Nó chẳng thiết tha gì đến chuyện học và cũng chẳng còn muốn học.
Mấy đứa bạn của nó thường lôi kéo nó vào những vụ rắc rối.”
Bà Smith kể tiếp “Chúng tôi đã thử đủ mọi cách. Trước tiên, chúng tôi phát vào mông nó mấy roi. Sau đó
chúng tôi dẹp luôn ti-vi trong phòng riêng của nó không cho xem phim ảnh gì nữa…Có lần chúng tôi đã xử nó
bằng biện pháp mạnh như thế trong suốt một tháng. Nhưng bù lại, chúng tôi cũng đã tìm cách để thưởng cho
cháu mỗi khi nó biết ngoan ngoãn và vâng lời. Tôi thực sự cho rằng mình đã làm thử đủ mọi lời khuyên mà tôi
được nghe hay đọc được ở đâu đó. Tôi thật tình không biết có ai giúp được vợ chồng tôi và cháu Tom không
nữa?”
Ông Jim Smith nói thêm “Chúng tôi không biết mình đã làm sai điều gì? Hay tại chúng tôi không tốt? Chúa
cũng biết chúng tôi đã phải khó nhọc như thế nào mà. Chẳng lẽ Tom bị như thế là do bẩm sinh? Hay là do di
truyền? Hoặc cũng có thể là do thể trạng của cháu chăng? Chúng tôi có nên đem cháu đến những bác sĩ
chuyên khoa nội tuyến không? Chúng tôi có cần cho cháu đo điện não đồ không? Chúng tôi cần được giúp
đỡ. Tom cũng vậy. Vợ chồng tôi rất thương nó, tiến sĩ Campbell à. Chúng tôi phải làm gì để giúp con mình
đây? Phải làm một điều gì đó chứ.”
Sau đó, ông bà Smith ra ngoài và Tom bước vào phòng tư vấn. Cháu làm cho tôi có cảm tình ngay với một vẻ
mặt rất dễ thương và đẹp trai. Thế nhưng cái nhìn của cháu thoáng vẻ thất vọng và lẩn tránh. Rõ ràng, Tom là
một đứa trẻ rất sáng dạ nhưng cháu lại nói chuyện bằng những câu cụt ngủn với giọng cáu kỉnh và gắt gỏng.
Cuối cùng, khi Tom đã có vẻ đủ thoải mái để chia sẻ những tâm sự của mình, cháu bắt đầu kể cho tôi nghe
những điều đã xảy ra như cách của cha mẹ cậu trước đó. Đến một lúc, Tom nói “Chẳng có ai quan tâm đến
cháu trừ mấy đứa bạn”
Tôi hỏi “Không ai quan tâm đến cháu sao?”

“Không ai cả. Có lẽ cha mẹ cháu cũng có quan tâm. Cháu chẳng biết nữa. Hồi còn nhỏ, cháu nghĩ rằng họ
cũng quan tâm đến mình. Nhưng bây giờ thì chuyện đó chẳng còn quan trọng nữa. Những thứ mà bố mẹ
cháu thực sự quan tâm là bạn bè của họ, công việc của họ, những thú giải trí của họ và những thứ khác nữa.
Họ đâu cần quan tâm đến việc cháu đang làm gì vì điều đó chẳng dính dáng gì tới công chuyện làm ăn của
họ. Cháu chỉ muốn bỏ nhà đi và tự sống một mình. Bây giờ họ cần gì phải quan tấm đến cháu nhiều như thế?
Hồi đó họ có thèm quan tâm gì tới đâu.”
Trong suốt cuộc nói chuyện, tôi dần dần thấy rõ rằng Tom đã rất buồn chán chứ chưa bao giờ có được sự hài
lòng với chính bản thân và cuộc sống của mình. Bao nhiêu năm qua, Tom cũng từng mong muốn có được
một mối quan hệ gần gũi và ấm áp bên cha mẹ mình, nhưng càng lúc, ước mơ ấy càng mất dần đi. Tom bắt
đầu quay sang tìm kiếm những người bạn có thể chấp nhận em nhưng điều đó càng khiến nỗi buồn trong lòng
cậu bé gia tăng.
Câu chuyện buồn nói trên chỉ là một trong số nhiều trường hợp mà tôi thường gặp. Một đứa trẻ ở tuổi tiền
thiếu niên bề ngoài dường như luôn tỏ ra ngoan ngoãn trước những yêu cầu của cha mẹ. Cho đến lúc Tom
được 12 hay 13 tuổi gì đó, không ai có thể đoán biết rằng em không hề có hạnh phúc. Trong độ tuổi này, Tom
trở thành một đứa trẻ tự mãn và chỉ làm theo một số yêu cầu nào đó của cha mẹ, thầy cô và những người lớn
khác. Không ai nhận ra việc Tom thấy mình không được hoàn toàn yêu thương và chấp nhận. Tom cảm thấy
mình không thật sự được yêu thương mặc dù cha mẹ em hết sức yêu thương và quan tâm đến em. Vâng,
Tom cũng biết rằng cha mẹ cũng yêu thương và quan tâm đến cậu. Tuy nhiên, cái cảm giác hạnh phúc không
gì so sánh vì được cha mẹ yêu thương và chấp nhận một cách vô điều kiện hoàn toàn là điều xa lạ đối với
Tom.
Điều này thật khó hiểu vì chúng ta biết cha mẹ của Tom thật sự là những người rất tốt. Họ rất thương con
mình và quan tâm đến con bằng tất cả những kinh nghiệm họ biết. Để nuôi dạy Tom, ông Jim và bà Esther
Smith đã làm theo tất cả những lời khuyên mà họ được nghe, được đọc và được học từ những người khác.
Cuộc hôn nhân của họ cũng hoàn toàn hạnh phúc. Họ thật sự yêu thương và kính trọng lẫn nhau.

4


Nan đề của ông bà Jim và Esther Smith có phải là chuyện quá quen thuộc đối với các bậc phụ huynh hay
không? và tại sao hai người sống trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc và thật sự thương yêu con cái lại phải

dương đầu với hoàn cảnh như vừa kể? Trong tuần tới chúng ta sẽ cùng xem xét tiếp việc này. Xin hẹn gặp lại
quý thính giả.
Nan đề ( Phần 2 )
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần rồi chúng ta đã được nghe về nan đề của gia đình ông bà Jim và Esther Smith. Hai người này thật
sự yêu thương nhau và yêu thương cậu con trai của mình tên là Tom. Thế nhưng khi cậu lên mười ba tuổi thì
Tom bỗng dưng bắt đầu có những sự thay đổi trong tánh tình và khi Tom vào trường trung học là lúc Tom xa
rời những người bạn thân cũ và bắt đầu chạy rong với những đứa trẻ hay gây rối. Tính tình Tom bắt đầu thay
đổi và trở nên giống như mấy đứa bạn mới của nó. Tom đã rất buồn chán chứ chưa bao giờ có được sự hài
lòng với chính bản thân và cuộc sống của mình. Bao nhiêu năm qua, Tom cũng từng mong muốn có được
một mối quan hệ gần gũi và ấm áp bên cha mẹ mình, nhưng càng lúc, ước mơ ấy càng mất dần đi...
Hôm nay chúng tôi xin mời quý thính giả tiếp tục theo dõi những nhận xét của tiến sĩ Ross Campbell:
Hầu hết những bậc phụ huynh đều gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con cái mình. Những áp lực và căng
thẳng gia tăng mỗi ngày càng khiến những bậc làm cha mẹ trong những gia đình tại Mỹ dễ cảm thấy bối rối và
chán nản hơn. Tỉ lệ ly hôn gia tăng, nền kinh tế gặp khủng hoảng, chất lượng giáo dục sa sút, tình trạng mất
lòng tin vào các cấp lãnh đạo… Tất cả những điều đó đã gây ra những thiệt hại về mặt tình cảm cho những
bậc làm cha mẹ. Họ đã phải lao nhọc vì công việc, còn tình cảm và tinh thần của họ càng lúc càng cạn kiệt vì
thế họ lại càng thấy khó khăn hơn trong việc nuôi dưỡng con mình. Tôi chắc chắn rằng trong những hoàn
cảnh khó khăn của họ thì con cái chính là gánh nặng lớn nhất. Vì trẻ em chính là đối tượng có nhu cầu lớn
nhất trong xã hội và nhu cầu đó chính là tình thương.
Cha mẹ của Tom thật sự rất thương em. Họ đã làm những điều tốt nhất để nuôi dạy Tom nhưng vẫn còn thiếu
một điều gì đó. Bạn có nhận ra đó là điều gì không? Đó không phải là tình thương vì cha me của Tom đã rất
mực yêu thương em. Nguyên nhân cơ bản ở đây là Tom không cảm nhận được tình thương đó. Chúng ta có
nên chê trách cha mẹ của Tom không? Có phải lỗi là ở họ không? Tôi không nghĩ như vậy. Sự thật là ông bà
Smith luôn yêu thương con mình nhưng họ đã không biết cách để bày tỏ tình yêu đó. Giống như hầu hết
những bậc phụ huynh khác, họ nghĩ mình đã đáp ứng được những nhu cầu của con: cơm ăn, nhà ở, quần áo,
học hành, sự khuyên dạy…Trong khi đáp ứng cho con những điều nói trên, họ đã không để tâm đến nhu cầu
cần được yêu thương bằng một tình yêu vô điều kiện của con mình. Dĩ nhiên bậc làm cha làm mẹ nào cũng
có tấm lòng yêu thương con cái nhưng điều thách thức chúng ta ở đây là cách bày tỏ được tình yêu vô điều
kiện đó.

Mặc dù cuộc sống ngày nay có quá nhiều nan đề, nhưng bậc phụ huynh nào thực lòng muốn cho con cái
mình những điều mà chúng thật sự cần thì họ đều có thể học biết cách để làm được điều đó. Để có thể cho
con trẻ mọi điều chúng cần trong những năm tháng tuổi thơ ngắn ngủi, tất cả những bậc làm cha mẹ cần phải
biết được cách để có thể thật sự yêu thương chúng.
Kính thưa quý thính giả,
Một rắc rối lớn khác mà các bậc cha mẹ thường thắc mắc, đó là “Kỷ luật như thế nào là đúng nhất”. Chúng ta
hãy cùng nghe tiến sĩ Ross Campbell bàn luận về vấn đề này như sau:
Một vài ngày sau, khi gặp lại tôi, Tom đã kể tiếp câu chuyện như sau: “Cháu nhớ có một lần nọ, khi cháu được
6 hay 7 tuổi gì đó; thậm chí đến giờ cháu cũng còn thấy buồn, và đôi lúc muốn điên lên vì điều đó. Hôm đó,
cháu chơi banh và vô tình làm vỡ kính cửa sổ. Cháu đã rất sợ hãi và trốn trong rừng cho đến khi mẹ đi tìm
cháu về. Cháu rất biết lỗi về điều đó. Cháu còn nhớ mình đã khóc rất nhiều vì thấy mình thật tồi tệ. Khi bố
cháu về nhà, mẹ đã kể lại việc cánh cửa bị bể và bố đã dùng roi quất cháu.” Nói đến đây, nước mắt Tom trào
ra.
Tôi hỏi “Rồi cháu nói gì?”
Tom khẽ nói “Cháu chẳng nói gì cả”
Cách người cha kỷ luật đối với Tom đã khiến em mang lấy một cảm giác đau đớn, giận dữ và cay đắng đối
với cha mẹ mình. Đó là cảm xúc mà em không thể nào quên được và cũng không bao giờ có thể tha thứ được
nếu không có một sự giúp đỡ nào đó. Đã nhiều năm trôi qua nhưng Tom vẫn còn bị tổn thương bởi những
điều đó.
5


Vì sao sự việc đặc biệt đó lại để lại một dấu ấn đau đớn trong ký ức của Tom đến như vậy, khi trong những
lúc khác, Tom có thể chấp nhận những hình phạt mà không oán trách, thậm chí còn biết ơn cha mẹ? Phải
chăng do lúc đó, Tom vừa mới thấy hối lỗi và ăn năn về việc mình làm bể kính cửa sổ? Phải chăng vì lỗi lầm
đó cũng đã đủ khiến cậu bé đau khổ thay vì phải chịu thêm trận đòn đau đớn? Phải chăng hình phạt của cha
đã khiến Tom nghĩ rằng cha mẹ không hiểu và không nhạy cảm trước cảm xúc của em? Phải chăng đó chính
là lúc mà Tom cần nhận được sự ấm áp và thông cảm của cha mẹ hơn bao giờ hết, thay vì những hình phạt
khắc nghiệt? Vậy làm thế nào để cha mẹ Tom biết được những điều đó? Làm sao để họ biết được mình phải
áp dụng biện pháp kỷ luật nào cho phù hợp vào lúc đó?

Quí vị phụ huynh thân mến, các bạn nghĩ như thế nào? Chúng ta có nên suy tính trước việc mình sẽ tuần tự
làm những gì để nuôi dạy con mình không? Bạn nghĩ chúng ta có nên quá cứng nhắc không? Chúng ta nên
cứng nhắc đến mức nào? Chúng ta có nên cứ dùng hình phạt với trẻ mỗi khi chúng lầm lỗi không? Nếu có, thì
chúng ta có nên luôn luôn dùng những hình phạt giống nhau không? Nếu không, thì chúng ta cần thay đổi như
thế nào? Kỷ luật là gì? Kỷ luật và hình phạt có đồng nghĩa hay không? Phải chăng chúng ta chỉ cần học biết
cách nào để huấn luyện con cái một cách hữu hiệu và cứ cứng nhắc với ý nghĩ đó? Hay chúng ta chỉ nên sử
dụng khả năng cảm nhận và trực giác của mình trong việc dạy dỗ con cái mà thôi? Hoặc chúng ta sẽ sử dụng
một vài phương pháp trong số những điều nói trên? Chúng ta sử dụng những phương pháp đó như thế nào là
phù hợp? Chúng ta cần sử dụng khi nào?
Tất cả những bậc phụ huynh thật sự quan tâm đến con mình đều trăn trở với những câu hỏi nói trên. Chúng ta
bị rối trí trước vô vàn đầu sách, bài báo, những buổi hội thảo chuyên đề, những nghiên cứu về việc nuôi dạy
con. Những cách dạy đó có thể thay đổi đa dạng từ việc véo vào mạng sườn của trẻ đến việc thưởng kẹo cho
trẻ.
Tóm lại, điều cần thiết ở đây là làm thế nào để ông bà Jim và Esther có thể giải quyết được tình huống này để
vừa giúp Tom có được sự kỷ luật nhưng đồng thời vẫn giữ được một mối quan hệ yêu thương gần gũi với
em. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề nan giải này ở những chương sau.
Theo tôi, tất cả những bậc làm cha mẹ đều nhất trí rằng ngày nay việc nuôi dạy con cái là điều cực kỳ khó
khăn. Vì hầu hết thời gian của trẻ là ở dưới sự kiểm soát và tác động của những người ngoài, trong đó bao
gồm: trường học, nhà thờ, hàng xóm, bạn bè và những phương tiện thông tin. Vì vậy, cha mẹ nghĩ rằng dù họ
có làm tốt trách nhiệm của mình đến đâu đi nữa thì những nỗ lực đó cũng ít có tác động cách toàn diện đến
con cái của họ.
Quý thính giả thân mến,
Nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược. Trong tất cả những nghiên cứu mà tôi đọc đều cho thấy sức mạnh của
gia đình vẫn có thể chiến thắng tất cả những ảnh hưởng từ bên ngoài đó. Tầm ảnh hưởng của cha mẹ to lớn
hơn tất cả những điều khác. Gia đình là nơi chủ yếu quyết định sự hạnh phúc, an toàn và ổn định của trẻ. Gia
đình là nơi giúp các em biết cách cư xử với người lớn, với bạn bè và với những em nhỏ khác. Gia đình là nơi
giúp các em có niềm tin vào bản thân mình và khả năng của mình. Gia đình là nơi quyết định các em sẽ sống
chan hòa hay thờ ơ xa cách với mọi người. Gia đình là nơi giúp các em biết phải cư xử như thế nào trong
những hoàn cảnh mới. Vâng, mặc dù trẻ em bị tác động bởi rất nhiều thứ nhưng gia đình chính là nơi đem lại
sự ảnh hưởng cho các em nhiều nhất.

Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số nan đề khác mà các bậc cha mẹ thường phải đối diện
trong cách nuôi dạy và bày tỏ tình thương với con mình. Xin hẹn gặp lại quý vị.

Cá tính bẩm sanh
Quý thính giả thân thương,
Trong hai tuần trước, chúng ta đã cùng nhau đi qua một số nan đề mà các bậc cha mẹ thường phải đương
đầu trong vấn đề nuôi dạy con cái. Đó là hầu hết các bậc cha mẹ hết mực thương yêu và lo lắng cho con,
nhưng nhiều khi con cái không cảm nhận được tình thương này và tỏ ra bất mãn với cách cư xử của cha mẹ.
Các em thường dễ thấy bị tổn thương khi cha mẹ thi hành kỷ luật khi các em sai trật. Vấn đề chính ở đây là
làm sao cân bằng giữa sự bày tỏ tình thương và thi hành kỷ luật. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, tiến sĩ
Ross Campbell sẽ trình bày những yếu tố bẩm sinh có ảnh hưởng như thế nào trên cá tính các em như sau.
Chúng ta hãy cùng xem xét 9 đặc tính bẩm sinh sau đây. Thông tin này được trích từ nghiên cứu của hai tiến
sĩ Stella Chess và Alexander Thomas. Nghiên cứu của họ đi sâu vào việc giải thích nguyên nhân hình thành
6


cá tính của trẻ em. Điều này giúp chúng ta giải thích lý do vì sao một số trẻ lại tỏ ra dễ nuôi, dễ thương, dễ
bảo hơn những trẻ khác. Nó cũng cho chúng ta biết tại sao trẻ nhỏ được nuôi dưỡng trong cùng một gia đình,
trong cùng một điều kiện nhưng tính tình lại khác nhau đến vậy.
Quan trọng nhất, Chess và Thomas còn giúp chúng ta thấy rằng cá tính của trẻ không chỉ được quyết định bởi
hoàn cảnh gia đình nhưng còn là do đặc điểm của từng trẻ. Đây là một kết quả tuyệt vời làm xoa dịu những lời
chỉ trích bất công đổ lỗi cho cha mẹ về tất cả những gì xảy ra cho con cái họ. Một thói quen đáng buồn của
nhiều người (kể cả những nhà chuyên môn) là thường kết luận rằng cha mẹ hoàn toàn có lỗi về bất cứ điều gì
liên quan đến các con mình. Nghiên cứu của Chess và Thomas còn chứng minh rằng nhiều trẻ em dễ thất bại
trước khó khăn hơn những em khác.
Chúng ta hãy cùng xem tóm tắt về nghiên cứu của họ. Họ mô tả 9 loại cá tính của trẻ mà ngay từ giai đoạn trẻ
sơ sinh mà người lớn đã có thể nhận ra. Những đặc tính này không chỉ là do bẩm sinh (có từ lúc trẻ mới sinh)
nhưng còn là những đặc tính căn bản sẽ phát triển cùng với trẻ. Môi trường sống có thể làm thay đổi những
đặc điểm của trẻ nhưng cá tính là những điều ăn sâu vào toàn bộ nhân cách và kéo dài trong suốt cuộc đời
của trẻ mà không dễ gì thay đổi được. Chín đặc tính bẩm sinh đó là:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Mức độ hoạt động: là mức độ vận động vốn có của trẻ, quyết định việc trẻ sẽ tỏ ra thụ động hay hiếu
động.
Chu kỳ (đều đặn hay rối loạn) là những hoạt động có thể dự đoán trước của trẻ như: đói, cách cho ăn,
sự bài tiết, chu kỳ thức ngủ.
Dễ gần hay khó gần: thể hiện qua khả năng đáp ứng của trẻ trước một sự vật gây kích thích mới như
đồ ăn, đồ chơi mới hay người lạ.
Khả năng hòa hợp: Thể hiện qua tốc độ và những hành vi của trẻ để đáp ứng trước sự thay đổi về
cấu trúc của môi trường xung quanh.
Cường độ phản ứng: là lượng năng lượng được trẻ sử dụng để biểu lộ tâm trạng của mình.
Giới hạn của phản ứng: là mức độ kích thích cần thiết để khiến trẻ đáp ứng.
Đặc điểm tâm trạng (tích cực hoặc tiêu cực) Ví dụ: thích vui đùa, thoải mái, vui vẻ, thân thiện là những
tâm trạng tích cực. Ngược lại, khó chịu, hay khóc, không thân thiện là những tâm trạng tiêu cực.
Mức độ tập trung: thể hiện qua cách trẻ cư xử trước những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Thời gian tập trung và sức bền: Khoảng thời gian trẻ còn có thể kiểm soát những hoạt động của mình
và tiếp tục duy trì những hoạt động đó bất chấp những chướng ngại.

Các mục 3, 4, 5 và 7 là những đặc điểm quan trọng quyết định trẻ sẽ trở thành một đứa con dễ nuôi hay khó
nuôi, mức độ khôi phục hoạt động của trẻ có cao hay không, trẻ có phải là người sống khép kín trong những
môi trường mới hay không, trẻ có phải là người luôn thấy khó hòa hợp với môi trường mới, không chịu nổi
những sự thay đổi hay không, hay trẻ là người luôn mang tâm trạng bất ổn, dễ bị tổn thương và căng thẳng,

đặc biệt là những khi cha mẹ đòi hỏi quá nhiều ở trẻ. Tiếc thay, những trẻ có những cá tính tiêu cực nói trên
lại ít nhận được tình thương và sự yêu mến của người lớn.
Điều chúng ta học được ở đây là những đặc tính cơ bản của trẻ có liên quan nhiều đến cách chăm sóc và
dưỡng dục của người mẹ. Với những đặc tính đã nêu trên, Chess và Thomas đã đưa ra một số tiêu chuẩn để
đánh giá trẻ sơ sinh. Từ những dữ kiện nói trên, họ dễ dàng đoán được trẻ nào sẽ là “những em bé dễ chịu”
hay nói cách khác là những trẻ dễ chăm sóc, dễ gần và dễ nuôi. Ngược lại, những trẻ khó chăm sóc, khó gần
và khó nuôi được gọi là “những em bé khó chịu.” Những trẻ này đòi hỏi nhiều ở mẹ hơn “những em bé dễ
chịu.”
Quý thính giả thân mến,
Sau đó, Chess và Thomas tiến hành so sánh sự phát triển của trẻ dựa trên cách người mẹ chăm sóc các em.
Chess và Thomas nghiên cứu và thấy rằng những đứa trẻ được mẹ mong đợi hay là người mẹ thật sự muốn
có con và sống trong bầu không khí yêu thương của mẹ sẽ cảm thấy mình được chấp nhận. Hai nhà nghiên
cứu cũng thấy rằng khi trẻ có mẹ là người không muốn có con hay những bà mẹ cố ý hay vô tình bỏ bê đứa
bé và không đem tình thương đến cho con, sẽ nhận ra rằng mình không được chấp nhận và yêu thương.
Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng “những em bé dễ chịu” và những người mẹ muốn có con là một sự kết hợp
tuyệt vời. Những đứa trẻ này sẽ phát triển tốt và hầu như không gặp phải một hậu quả tiêu cực nào.
Đối với “những em bé khó chịu,” những bà mẹ muốn có con cũng gặp phải một vài khó khăn với chúng nhưng
những điều đó không thành vấn đề. Trong tình thương của mẹ, “những đứa trẻ khó chịu này” nói chung cũng
sẽ phát triển tốt. Nhưng đối với những bà mẹ không muốn có con, thì con cái họ sinh ra sẽ không phát triển tốt
cho dù đó là “những đứa trẻ dễ chịu”. Những trẻ này sẽ gặp khó khăn nhiều hơn so với “những em bé khó
chịu” nhưng có mẹ là người muốn có con và sẽ gặp nhiều điều tiêu cực hơn tích cực.
7


Còn “những em bé khó chịu” mà gặp phải những người mẹ không muốn có con thì thật đáng buồn. Điều đó
không có gì đáng ngạc nhiên. Những trẻ này phải ở trong tình trạng khó khăn và có khuynh hướng bị gọi là
“những trẻ có nguy cơ rủi ro cao.” Nhiều trường hợp của những trẻ như thế khiến chúng ta phải đau lòng. Các
em có nguy cơ bị ngược đãi và bỏ rơi. Quả thật, các em rất dễ gặp phải những điều tiêu cực đó.
Khi tổng hợp tất cả những tài liệu quí giá này lại với nhau, chúng ta phát hiện những sự thật rất đáng báo
động. Trước tiên, chúng ta thấy rằng sự hòa hợp của trẻ với thế giới xung quanh không chỉ phụ thuộc vào bầu

không khí gia đình và cha mẹ chúng. Nhưng những đặc tính bẩm sinh của mỗi em nhỏ cũng ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển, tăng trưởng và trưởng thành của chúng. Những đặc tính này cũng có ảnh hưởng và
thậm chí quyết định việc trẻ sẽ trở nên khó hay dễ nuôi dạy. Chính điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cha
mẹ kiểm soát con cái vì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một mối quan hệ hai chiều.
Trong công việc thực tế mỗi ngày, tôi đã giúp cho nhiều bậc phụ huynh nhận thức những điều nói trên để sửa
chữa vô số sai lầm của mình. Một bài học quan trọng nữa dành cho các bậc làm cha mẹ đó là bất kể con cái
họ có cá tính bẩm sinh như thế nào, thì người mẹ và ngay cả người cha mới chính là những nhân tố quan
trọng quyết định sự hình thành cá tính của con họ. Chúng ta thấy rằng dù cho đứa trẻ có khó nuôi như thế nào
đi nữa thì thái độ của người mẹ cũng có thể đem lại những tác động lớn hơn đến kết quả sau cùng. Cha mẹ
có khả năng thay đổi những đặc tính bẩm sinh của trẻ khiến chúng tốt hơn hay xấu đi.
Đó chính là điều quyển sách này nói đến. Đây là một quyển sách chỉ dẫn: cha mẹ phải có mối quan hệ như
thế nào với con cái để chúng có thể phát triển một cách tốt nhất; hay làm thế nào các bậc phụ huynh có thể
đáp ứng cho con cái nhu cầu tình cảm mà chúng rất cần. Ở đây, chúng ta không thể nào nói hết tất cả mọi
vấn đề liên quan đến việc nuôi dạy con cái. Vì thế, tôi chỉ trình bày những hiểu biết căn bản và hữu hiệu cho
các bậc phụ huynh.
Hầu hết những bậc phụ huynh đều cảm thấy mình có tình thương đối với con cái và cho rằng mình đã bày tỏ
tình thương thật rõ ràng và đúng mức đối với chúng. Đây chính là sai lầm lớn nhất ngày nay. Nhiều phụ huynh
không thể bày tỏ được tình thương tận đáy lòng mình cho con cái, lý do là vì họ không học biết cách để làm
điều đó. Vì thế, nhiều trẻ cho rằng mình không thật sự được yêu thương và chấp nhận một cách vô điều kiện.
Tôi nghĩ điều này thực sự có liên quan đến hầu hết những rắc rối mà trẻ gây ra. Trừ khi giữa cha mẹ và con
cái có một mối quan hệ yêu thương ràng buộc, nếu không, tất cả những điều khác (chẳng hạn như kỷ luật,
quan hệ bạn bè, trường lớp) đều sẽ bị sai trật và sinh ra nhiều rắc rối.
Sau khi đồng ý với nhau những vấn đề trên, trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra những nguyên tắc
căn bản hết sức quan trọng để thiết lập mối quan hệ yêu thương ràng buộc đó. Xin hẹn gặp lại quý vị trong
tuần tới.
Hoàn cảnh
Quý thính giả thân thương,
Trong tuần trước, chúng ta đề cập đến 9 cá tính bẩm sinh của một đứa trẻ, quyết định một đứa trẻ dễ nuôi hay
khó nuôi, dễ hội nhập hay khép kín, dễ chịu hay khó chịu. Tuy nhiên, dầu được sinh ra với cá tính tự nhiên
nào, tình yêu thương của cha mẹ và bầu không khí gia đình vẫn là yếu tố quyết định để giúp trẻ phát triển tốt

đẹp.
Sau đây, tiến sĩ Ross Campbell sẽ bắt đầu phân tích về điều kiện và hoàn cảnh trong gia đình sẽ ảnh hưởng
đến tâm tính của trẻ như thế nào.
Kính thưa quý thính giả,
Trước khi bàn về những nguyên tắc cơ bản để có thể thật sự yêu thương trẻ đồng thời thiết lập một sự kỷ luật
đối với trẻ, chúng ta hãy cùng xem những điều kiện tiên quyết để có thể nuôi dạy con tốt. Điều đầu tiên và
cũng là điều quan trọng nhất, đó chính là gia đình. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét một vài điểm thật sự cần thiết.
Mối quan hệ quan trọng nhất trong gia đình chính là mối quan hệ trong hôn nhân. Đây là mối quan hệ chính
yếu trong tất cả những mối quan hệ khác, kể cả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái lẫn sự an toàn của trẻ phần lớn đều dựa trên tính chất mối quan hệ hôn nhân của cha mẹ
chúng. Điều này giúp bạn hiểu được vì sao việc giúp đỡ người chồng và người vợ có một mối quan hệ tốt đẹp
là điều quan trọng trước khi chúng ta cố gắng nỗ lực để giải quyết những nan đề của họ trong việc nuôi dạy
8


con cái. Mối quan hệ trong hôn nhân của bạn càng tốt đẹp, bạn sẽ càng thấy hiệu quả và hài lòng khi ứng
dụng những chỉ dẫn trong các chương sau.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người cha hoặc mẹ đã ly hôn thì tôi vẫn bảo đảm với bạn rằng những nguyên tắc
của quyển sách này cũng rất có ích cho bạn. Với hoàn cảnh hiện tại, những bậc cha mẹ độc thân đôi khi sẽ
gặp nhiều khó khăn hơn nhưng cũng có lúc gặp nhiều thuận lợi hơn những gia đình khác. Nhưng dù bạn đang
sống một mình hay sống cùng với người phối ngẫu thì cách bạn quan hệ với con cái mình cũng sẽ tạo nên
nhiều điều khác biệt so với bất cứ gia đình nào khác.
Chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu những khác biệt giữa sự giao tiếp thông qua sự nhận thức bằng trí óc hay lý
trí và sự giao tiếp thông qua tình cảm hay cảm xúc. Những người giao tiếp chủ yếu bằng phương tiện nhận
thức thường chỉ bàn đến những sự kiện thực tế trong đời sống . Họ sẽ chỉ nói về những chủ đề như các môn
thể thao, thị trường chứng khoán, tiền bạc, nhà cửa, công ăn việc làm và tránh bàn đến về những chủ đề có
liên quan đến lãnh vực cảm xúc. Họ thường không cảm thấy thoải mái khi phải xử trí những vấn đề nghiên về
cảm xúc phức tạp, đặc biệt là những cảm xúc khó chịu như sự giận dữ. Vì thế, họ cũng tránh nói về những
chủ đề có liên quan đến tình yêu, nỗi sợ hãi và sự giận dữ. Loại người này sẽ gặp khó khăn trong việc gần gũi
và khích lệ người phối ngẫu của mình.

Ngược lại, có nhiều người giao tiếp thông qua phương diện tình cảm. Họ dễ chán nản trước những thông tin
đơn thuần và luôn thấy mình cần được chia sẻ những cảm nhận của cá nhân đối với người khác, đặc biệt là
với người phối ngẫu. Họ cho rằng bầu không khí giữa chồng và vợ càng tránh được sự căng thẳng, khó chịu,
giận dữ và cay đắng thì càng tốt. Vì thế, họ luôn muốn nói về các vấn đề có liên quan đến cảm xúc và tìm
cách giải quyết những mâu thuẫn với người bạn đời của mình. Điều đó khiến bầu không khí gia đình yên ổn
và giữ cho mối quan hệ giữa hai vợ chồng trở nên dễ chịu.
Quý thính giả thân mến,
Dĩ nhiên, không ai là người chỉ toàn giao tiếp thông qua nhận thức hoặc thông qua cảm xúc mà thôi. Tất cả
chúng ta đều nằm ở một vị trí nào đó trên thang đo giữa cảm xúc và lý trí. Hãy thử tưởng có một biểu đồ bắt
đầu với cảm xúc bên trái và chấm dứt bên phải với lý trí. Nếu tính tình và cách thức giao tiếp của một người
thiên về cảm xúc thì người đó sẽ được mô tả nằm về phía trái của biểu đồ. Ngược lại, những người với tính
tình và cách thức giao tiếp thiên về hướng nhận thức thì người đó sẽ nằm về phía tay phải của biểu đồ. Tất cả
chúng ta đều ứng với một vị trí nào đó giữa hai thái cực lý trí và cảm xúc. Bạn thấy mình đang ở vị trí nào?
Theo bạn, nam giới và nữ giới sẽ ở những vị trí nào trong biểu đồ trên? Đúng như sự phỏng đoán, thông
thường phụ nữ có khuynh hướng tình cảm hơn trong cách cư xử đối với người khác, đặc biệt là đối với chồng
và con. Còn nam giới thì thường thể hiện sự giao tiếp thông qua nhận thức nhiều hơn.
Ở đây, có lẽ bạn nghĩ rằng những người ở về phía bên phải của biểu đồ, tức là thiên về lý trí nhiều hơn, thì tốt
hơn những người ở về phía bên trái, tức là những người thiên về tình cảm. Đây là một nhận thức sai lầm phổ
biến. Thật ra, mỗi loại tính cách đều có mặt lợi và bất lợi. Những người có tính cách hướng về phía bên phải
của biểu đồ, hay nói cách khác, là những người giàu tình cảm, không hẳn là những người thiếu sáng suốt và
kém thông minh hơn những người ở về phía bên trái. Họ đơn giản chỉ là những người nhận thức được cảm
xúc và có khả năng xử trí những cảm xúc đó tốt hơn. Ngược lại, những người nằm về bên phải của biểu đồ
vốn không thể bày tỏ được những cảm xúc của mình nên họ đơn giản chỉ đè nén những cảm xúc đó và vì thế
họ trở thành những người ít tình cảm hơn.
Đây là một điều rất đáng ngạc nhiên: những người được gọi là sống bằng lý trí (ở về phía bên phải của biểu
đồ) cũng bị cảm xúc chi phối giống như những người sống bằng tình cảm, nhưng khác nhau ở chỗ những
người sống bằng lý trí không nhận ra sự chi phối đó. Chẳng hạn như bản thân những người có tính nghiêm
khắc, hay những người ra vẻ trí thức trịnh trọng cũng có những cảm xúc sâu sắc nhưng họ thường dùng sử
dụng rất nhiều năng lượng của bản thân nhằm che dấu những cảm xúc đó để tránh gây phiền toái cho mình.
Thật không may, chính việc làm này của họ lại gây phiền toái cho người khác. Khi có một người nào đó

(chẳng hạn như người vợ hay những đứa con là những ngươi giàu tình cảm) đến gần để nhận được sự yêu
thương và gần gũi, họ chẳng những không đáp ứng mà còn tỏ ra bực bội vì bị người khác làm phiền đến sự
cân bằng riêng tư của mình.
Sau khi hiểu được là có người thiên về lý trí, có người thiên về tình cảm, chúng ta mới hiểu được tại sao có
căng thẳng và ngộ nhận giữa vợ chồng với nhau và điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và con cái
như thế nào. Đó là điều chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong những tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.

9


Bắt đầu từ người cha
Quý thính giả thân mến,
Trong tuần trước, chúng ta đã được nghe tiến sĩ Ross Campbell phân tích rằng tình yêu thương của cha mẹ
và bầu không khí gia đình là những yếu tố quyết định cho một trẻ em được phát triển cách tốt đẹp và lành
mạnh. Trong gia đình, mối liên hệ hôn nhân giữa vợ và chồng ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa cha mẹ và con
cái cũng như sự an toàn của các em. Chúng ta cũng được nghe tiến sĩ Ross Campbell phân tích rằng trong
cách giao tiếp của mỗi cá nhân, có người thiên về lý trí và có người thiên về tình cảm. Thật ra không có ai
giao tiếp hoàn toàn chỉ bằng lý trí hay hoàn toàn chỉ bằng tình cảm, nhưng mỗi chúng ta đang ở một vị trí nào
đó trên thang đo giữa lý trí và tình cảm. Nhận ra chúng ta và những thành viên trong gia đình, mỗi người đang
ở mức độ nào trên thang đo này, để có cách cư xử sao cho phù hợp, hầu giảm thiểu những căng thẳng và
ngộ nhận trong gia đình.
Hôm nay, tiến sĩ Ross Campbell sẽ dùng câu chuyện gia đình của Mary và Fred để minh họa vấn đề trên,
cũng như chỉ ra vai trò hướng dẫn hay đi đầu của người cha trong gia đình là vô cùng quan trọng đến dường
bao.
Câu chuyện của tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
Mary Davis đến trình bày mọi việc với tôi trong một tâm trạng bối rối: “Anh Fred, chồng tôi, lúc nào cũng làm
tốt trách nhiệm của một người chăm lo kinh tế cho gia đình. Anh ấy thật sự rất đáng kính phục. Nhưng những
cảm giác của tôi đối với anh ấy thật kinh khủng. Tôi rất giận anh ấy. Thậm chí tôi thấy ghê sợ anh ấy đến mức
không chịu nổi. Tôi đã cố gắng nói cho Fred biết những gì tôi đang suy nghĩ về anh và về các con, thế là anh
ấy trở nên khó chịu, im lặng và sau đó còn nổi điên lên với tôi. Tôi đã rất bối rối, tức giận, thậm chí đã trả đũa

anh ta bằng cách tỏ ra lạnh nhạt và dẹp luôn chuyện chăn gối với anh ấy. Tôi phải làm gì đây? Tôi thật tình rất
lo lắng cho cuộc hôn nhân và các con của mình nhưng bây giờ tôi không thể nào nói được điều đó với chồng
mình nữa. Nếu cứ kéo dài như vậy thì làm sao cuộc hôn nhân của chúng tôi được lâu bền?”
Nguyên nhân của câu chuyện nói trên đã tồn tại từ cách đây rất lâu. Fred Davis là một doanh nhân có năng
lực tầm cỡ thế giới. Anh ta biết rõ về công việc kinh doanh của mình và quan tâm đến các sự kiện có thật. Đối
với Fred, có lẽ thế giới mà anh đang sống sẽ dễ chịu hơn nếu yếu tố tình cảm bị gạch bỏ và mọi người không
ai còn cần đến nó nữa. Fred là một người giao tiếp thông qua nhận thức.
Khi về đến nhà, Fred giống như cá mắc cạn. Anh cưới một cô vợ bình thường với những nhu cầu bình
thường của một người vợ như bất kỳ người phụ nữ khác. Mary, vợ anh luôn mong muốn được chồng gần gũi
và ủng hộ. Cô cần anh để có thể chia sẻ tất cả những điều cô quan tâm, lo sợ và hy vọng. Mary có khuynh
hướng sống thiên về tình cảm. Cô muốn chồng mình là người luôn sẵn sàng đảm nhận mọi trách nhiệm trong
gia đình. Ước muốn của người vợ này thật bình dị nhưng điều đó không có nghĩa cô là một người yếu đuối,
một người quá đỗi ướt át, và trốn tránh những trách nhiệm của mình trong gia đình. Tôi chưa từng thấy một
gia đình nào thật sự hạnh phúc khi mà người chồng, người cha lại không phải là người đảm nhận những trách
nhiệm chính trong gia đình. Dĩ nhiên người vợ, người mẹ cũng phải có trách nhiệm nhưng người chồng phải
luôn là người sẵn lòng giúp đỡ vợ mình trong những trách nhiệm của cô ấy. Nếu không, rất khó để người vợ
chủ động trong việc bày tỏ tình yêu đối với chồng vì bản thân cô không tin rằng người chồng sẽ luôn sẵn sàng
giúp đỡ mình 100 % cả về mặt tình cảm lẫn các mặt khác trong tất cả những bổn phận đối với gia đình. Dĩ
nhiên, đây chính là trách nhiệm thật sự của người chồng trong gia đình. Bên cạnh đó, người chồng cũng phải
tin rằng vợ anh là người luôn sẵn sàng giúp đỡ và vào cuộc cùng với anh những lúc cần thiết.
Kính thưa quý thính giả,
Khi người phụ nữ phải đảm nhận những trách nhiệm trong gia đình đơn giản chỉ vì người chồng không làm
điều đó thì thật khó để giúp cô ấy cảm thấy an toàn và thoải mái trong tình cảm vợ chồng. Lấy ví dụ từ người
phụ nữ mà tôi đang tư vấn. Cô đã than thở rằng mình không cảm thấy được an toàn trong tình yêu của chồng
nên đã đáp lại tình yêu đó một cách hoàn toàn trái ngược. Thì ra, cô đang phải gánh vác những trách nhiệm
nặng nề của gia đình mà không có một sự lựa chọn nào khác. Từ chuyện giải quyết những việc trong nhà cho
đến chuyện xoay sở về mặt tài chánh. Cách phân công nhiệm vụ như thế này cũng có thể được nếu cả hai vợ
chồng đều đồng ý với nhau và đều thấy vui vẻ. Nhưng bên cạnh đó, người chồng phải đứng vào vị trí đảm
nhận những trách nhiệm to lớn này bất cứ khi nào người vợ cần. Điều đó có nghĩa là anh ta phải sẵn lòng
nhận lấy trách nhiệm làm chủ gia đình nếu người vợ thấy quá sức. Đối với những người làm vợ và những đứa

trẻ, thật không có gì quý giá bằng việc những người làm chồng, làm cha sẵn sàng gánh vác tất cả những trách
nhiệm của họ trong gia đình.

10


Khi người chồng ở vị trí của một người khởi xướng, người vợ sẽ tiếp nhận tình yêu của anh ta một cách thật
tuyệt vời. Qua cô ấy, tình yêu của anh lại càng được nhân lên, được phản ánh ngược lại cho chồng cũng như
những đứa con. Bầu không khí gia đình sẽ ngập tràn một niềm hạnh phúc không gì tả được. Nhưng để có
được điều đó, người chồng phải là người có trách nhiệm khởi xướng tình yêu đối với vợ và con mình. Người
chồng nào thật sự mong muốn gia đình mình được hạnh phúc như thế sẽ làm được điều đó. Tình yêu mà anh
ta được nhận lại từ người vợ là một món quà vô giá. Với riêng bản thân tôi thì đó là một thứ quý giá nhất trên
đời. Dĩ nhiên để có thể làm một người khởi xướng tình yêu là một điều rất khó thực hiện. Nhưng bất cứ người
chồng nào đã thực hiện điều đó đều kinh nghiệm được cách người vợ đáp lại tình cảm của mình còn gấp
nhiều lần hơn. Tình yêu của hai người sẽ tăng lên theo năm tháng và càng lúc chúng ta sẽ thấy dễ dàng hơn
để có thể bày tỏ tình yêu của mình với vợ con.
Người chồng nào hoàn thành trọn vẹn trách nhiệm của mình đối với gia đình, làm tốt vai trò khởi xướng tình
yêu đối với vợ và con sẽ nhận được những phần thưởng hết sức lớn lao: một người vợ luôn yêu thương, cảm
kích và sẵn sàng giúp đỡ chồng, một người vợ luôn tỏ ra đáng yêu nhất, những đứa con được an toàn, hài
lòng với khả năng phát triển tốt nhất. Cá nhân tôi chưa bao giờ thấy một cuộc hôn nhân nào lại tan vỡ nếu
người chồng biết làm tròn những trách nhiệm của mình trước tiên. Nguyên nhân khiến những cuộc hôn nhân
đi đến tan vỡ mà tôi từng gặp là do người chồng đã bỏ qua và không làm tròn những trách nhiệm ưu tiên này
của mình. Hỡi những người làm cha, bạn phải là những người khởi xướng.
Nhưng cũng có thể bạn đang thắc mắc rằng làm sao một người chồng có thể giữ vai trò khởi xướng tình yêu
thương trong gia đình khi anh ta thuộc mẫu người sống lý trí và vụng về trong lĩnh vực tình cảm, trong khi đó,
người vợ lại là người mạnh mẽ hơn về mặt tình cảm? Đây là câu hỏi thường gặp nhất, nhưng cũng khó trả lời
và rắc rối nhất trong cuộc sống hôn nhân ngày nay. Vấn đế này rất khó giải quyết vì hầu hết nam giới, chẳng
hạn như Fred Davis, đều không nhận ra vấn đề của mình. Thay vì tìm hiểu xem những nhu cầu tình cảm có ý
nghĩa như thế nào đối với vợ con mình, anh ta lại cho rằng đó là một điều phiền toái nên tránh đi. Dĩ nhiên,
hậu quả xảy ra giữa Fred và Mary là những điều mà chúng ta vừa xem ở trên. Họ bất mãn, bối rối vì mối quan

hệ vợ chồng bị tổn hại cách nghiêm trọng.
Ngày nay, dường như mọi người đều nhận thức tầm quan trọng của sự giao tiếp trong cuộc sống gia đình.
Qua câu chuyện của Fred và Mary, bạn có thấy rằng khi người chồng sống quá thực tế đến nỗi không thể nói
chuyện một cách tình cảm với vợ hoặc khi vợ là người đa cảm, không thể san sẻ với chồng những cảm xúc
và mong muốn thầm kín nhất của mình thì sự giao tiếp giữa họ bị ngăn trở như thế nào không? Thật là một
tình thế tiến thoái lưỡng nan! Hỡi những người làm chồng, chúng ta phải đối diện với sự thật này. Bạn có thấy
rằng vợ mình luôn là người mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực yêu thương, quan tâm và nhận ra những nhu cầu
tình cảm của chồng con hay không? Còn chúng ta, đôi lúc chỉ ăn theo sự chỉ dẫn của mấy chuyên viên ở nhà
mình, có phải không? Rõ ràng rằng nam giới chúng ta rất cần sự giúp đỡ của vợ mình trong phương diện tình
cảm xa lạ này.
Những người làm chồng không những cần sẵn lòng bày tỏ sự tôn trọng và làm theo những hướng dẫn của vợ
trong lãnh vực tình cảm vì đó vốn là bản năng tự nhiên của họ, anh ta còn phải khuyến khích và ủng hộ vợ
mình trong những trách nhiệm mỗi ngày để qua đó xây dựng một bầu không khí tình cảm trong gia đình.
Ngược lại, nếu chúng ta cứ cản trở vợ, khăng khăng giải quyết mọi việc theo ý mình mà không quan tâm đến
cảm xúc của nàng, thì đó là đã làm cho vợ mình chán nản và thậm chí còn mất tinh thần. Biết bao người vợ
mà tôi từng gặp trong quá trình tư vấn đã nỗ lực để bày tỏ tình yêu đối với chồng con nhưng hầu hết họ đều
cảm thấy mình bị hao mòn cảm xúc vì người chồng! Tinh thần của họ bị tổn hại, thậm chí dẫn đến tê liệt.
Chúng ta hãy học hỏi những cuộc hôn nhân mà trong đó người chồng luôn đánh giá cao những tình cảm và
nhu cầu của người vợ. Người làm chồng không những biết lắng nghe vợ mà còn phải học hỏi ở vợ. Anh ta
cần hiểu rằng một người chồng biết cùng vợ chia sẻ những cảm xúc, dù đó là những cảm xúc tích cực hay
tiêu cực thì đó mới thật sự là một phần thưởng xứng đáng. Đó mới thật sự là những cuộc hôn nhân có thể tồn
tại cùng năm tháng. Vợ chồng sẽ thân mật với nhau hơn cũng như trở nên những con người vô giá trong mắt
nhau. Những cuộc hôn nhân như thế mới thật sự là món quà tuyệt vời nhất của cuộc sống.
Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về một vấn đề mà nhiều người trong hôn nhân đang thắc
mắc. Đó là “Tình yêu có mù quáng không?”. Xin hẹn gặp lại quý vị.

Tình yêu có mù quáng không?
Kính thưa quý thính giả,

11



Trong tuần trước, chúng ta đã đề cập đến vai trò lãnh đạo và khởi xướng của người chồng trong gia đình.
Thông thường thì quý ông thiên về lý trí và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong gia đình, nhưng cũng không nên
quên rằng người vợ thường thiên về tình cảm và nàng cần được đáp ứng tình cảm đúng mức. Tiến sĩ Ross
Campbell cho biết một người chồng biết khởi xướng và hướng dẫn trong gia đình, nhưng đồng thời cũng biết
lắng nghe và quan tâm đến tâm tư, tình cảm của vợ con, thì thiên đàng sẽ đến trong mái ấm gia đình của họ.
Như đã hứa với quý thính giả tuần trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng tiến sĩ Ross Campbell tìm hiểu lý do tại
sao người ta thường nói “Tình yêu là mù quáng”. Có thật vậy không? Tiến sĩ Campbell bắt đầu với câu
chuyện gia đình của Yvonne và John sau đây:
Yvonne than thở: “Thấy không? John chẳng còn yêu tôi nữa. Anh ta chỉ toàn chỉ trích tôi thôi.” Cô và chồng
đến gặp tôi để được tư vấn về hôn nhân, như một biện pháp cuối cùng. Yvonne nói tiếp “Anh không thể nói
điều gì tốt về tôi sao, anh John?” Tôi ngạc nhiên vì John thật sự không thể nghĩ ra bất cứ điều gì tốt về vợ
mình. Yvonne là một phụ nữ có sức thu hút, thông minh, ăn nói hoạt bát và có nhiều tài nhưng dường như
John chỉ có thể chỉ ra ở cô những nhược điểm mà thôi. Họ đã kết hôn được sáu năm. Lý do nào dẫn đến sự
mâu thuẫn này?
Khi suy nghĩ về tỉ lệ ly dị đáng ngạc nhiên như hiện nay thì thật khó để tin rằng hầu như tất cả những cuộc hôn
nhân trong số đó đều khởi đầu bằng một viễn cảnh đầy hy vọng, hứa hẹn, yêu thương và những cảm giác
tuyệt vời giữa tân lang và tân nương. Khởi đầu, mọi việc lúc nào cũng dường như thật đẹp đẽ và cả thế giới
đều thật hoàn hảo. Hôn nhân của Yvonne và John cũng khởi đầu như vậy. Nhưng tại sao điều đó lại thay đổi
đến độ khiến chúng ta giật mình! Vì sao điều đó lại xảy ra?
Một yếu tố dẫn đến điều đó là do sự thiếu chín chắn. Nhưng thế nào là thiếu chín chắn? Thiếu chín chắn là
điều thường gặp ở giới trẻ nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Trong phạm vi của câu chuyện nói trên,
thiếu chín chắn có thể được định nghĩa là sự thiếu năng lực chịu đựng (xử trí) ở mức độ nhận thức đối với
những cảm xúc song hành trái ngược lẫn nhau. Sự song hành hai cảm xúc trái ngược nhau đơn giản có nghĩa
là việc đồng thời tồn tại những cảm xúc đối lập hoặc mâu thuẫn với một người khác.
Điều này giải thích câu nói “Tình yêu là sự mù quáng.” Khi mới bước vào tình yêu hoặc trong những tuần đầu,
tháng đầu sau khi kết hôn, chúng ta luôn cho rằng người yêu của mình là người hoàn hảo nhất, chẳng có
điểm gì đáng chê trách. Vì vậy, chúng ta nén lại (từ chối, làm ngơ) tất cả những điểm mà mình không thích ở
người phối ngẫu. Lúc ấy, chúng ta chỉ nhận ra những điểm tốt của họ mà quên đi những khiếm khuyết như

hình dáng hay ngoại hình của người đó, tính người đó quá nhiều chuyện hoặc quá trầm lặng, người đó có
khuynh hướng càng lúc càng mập ra hay gầy hơn, người đó quá hoạt bát hoặc khép kín, người đó hay buồn
rầu, ủ rũ, người đó không có khả năng trong các lĩnh vực như thể thao, âm nhạc, hội họa, may vá hay nấu
nướng.
Kính thưa quý thính giả,
Nếu chúng ta cứ cố tình làm ngơ trước những khuyết điểm không mong đợi ở người bạn đời của mình thì mọi
việc cũng sẽ ổn thỏa trong giai đoạn đầu chung sống. Nhưng một khi đã sống với nhau ngày này qua ngày
khác, tháng nọ qua tháng kia, chúng ta sẽ khám phá nhiều về họ hơn: có điểm thì tốt, có điểm thì không tốt
nhưng cũng có những điểm mà chúng ta không chịu nổi. Chừng nào chúng ta còn đủ sức che dấu những
nhược điểm đó trong vô thức của mình, thì người bạn đời sống bên cạnh chúng ta vẫn tiếp tục là một mẫu
người gần như hoàn thiện và không có điểm gì xấu.
Nhưng điều rắc rối ở đây là chúng ta không thể nào đè nén được điều đó mãi mãi. Một lúc nào đó, sức chịu
đựng của chúng ta sẽ đạt đến độ bão hòa. Thời điểm đó có thể là vài ngày sau khi cưới mà cũng có thể là vài
năm. Nhanh hay chậm là phụ thuộc vào (1) khả năng đè nén, không quan tâm và làm ngơ trước những nhược
điểm (2) Mức độ trưởng thành của chúng ta, hay nói cách khác là khả năng của xử trí một cách có ý thức
trước những cảm xúc lẫn lộn.
Khi đến thời điểm bão hòa, chúng ta không thể tiếp tục đè nén những cảm xúc tiêu cực của mình lâu hơn nữa.
Đột nhiên, chúng ta sẽ thấy mình phải sống những ngày tháng trong sự bất mãn đối với người phối ngẫu. Một
lần nữa, vì sự thiếu trưởng thành của bản thân, chúng ta lại đè nén tất cả những cảm nhận tốt trước kia về
người bạn đời của mình và bắt đầu tập trung vào những điểm xấu của họ. Chúng ta phạm phải sai lầm một
lần nữa. Lúc đó, hình ảnh của người chúng ta yêu dấu ngày nào giờ đây đảo ngược một cách hoàn toàn, ở
người đó chỉ toàn những điểm xấu chứ rất ít hoặc không có điểm gì tốt cả. Người đó giờ đây gây cho chúng ta
khó chịu hơn là dễ chịu.

12


Điều này xảy ra một cách nhanh chóng. Hai tháng trước đây, John vẫn còn nghĩ rằng Yvonne là một mẫu
người thật hoàn hảo, nhưng bây giờ, anh ta thậm chí không chịu nổi sự có mặt của cô. Yvonne vẫn không có
gì thay đổi so với trước đó nhưng những cảm nhận của John về cô hoàn toàn đảo lộn.

Chúng ta phải xử lý như thế nào trước vấn đề đang là nguyên nhân gây hại cho cấu trúc xã hội và đe dọa sức
mạnh của những tế bào quốc gia nói trên? Như thường lệ, đưa ra cách giải quyết thì dễ chứ thực hiện thì rất
khó. Trước hết, chúng ta cần nhận ra rằng trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Thật kỳ lạ vì chúng ta
nghe câu nói đó mỗi ngày nhưng lại không tin điều đó. Vì thế, chúng ta đã tham dự trò chơi đè nén cảm xúc
và mong đợi quá nhiều về một sự hoàn hảo ở người mình yêu.
Thứ hai, chúng ta phải luôn tự nhận biết giá trị của người bạn đời cũng như nghĩa vụ pháp lý của chúng ta đối
với người đó. Ngay với chính bản thân mình, tôi luôn tâm niệm rằng những gì tôi thấy thích ở vợ và những
điều mà tôi mong đợi ở cô ấy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Về phương diện này thì vợ tôi cũng như
bao người phụ nữ khác. Tôi cũng đã phải mất một thời gian dài để có thể tìm ra những điểm tốt của cô ấy
trong những lúc cảm thấy thấy vọng về cô ấy.
Thứ ba, chúng ta phải học cách chấp nhận người phối ngẫu của mình bằng chính con người thật của họ, kể
cả những lỗi lầm của họ. Quyết định ly dị để tìm được một người tốt hơn, một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn
và ngay cả để tìm đến một cuộc tình mới…đều là những chuyện xa vời, chưa kể đến những mặc cảm tội lỗi
và những nan đề khác có thể xảy ra nếu chúng ta làm như vậy. Nên nhớ rằng vợ hoặc chồng của bạn là
những người không thể thay thế.
Ước mong qua câu chuyện tuần này, quý vị học biết cách chấp nhận và tha thứ cho người bạn đời của quý vị,
để rồi chính quý vị cũng được chấp nhận và được thứ tha. Xin hẹn gặp lại quý vị trong tuần tới.

Tình yêu vô điều kiện
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần trước, qua đề tài “Tình Yêu Có Mù Quáng Không?”, chúng ta học được rằng trong hôn nhân và
tình yêu, chúng ta phải học chấp nhận và tha thứ nhau. Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell cũng sẽ tiếp
tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ vợ chồng, vì đây là căn bản và có tính quyết định đến sự
thành công trong việc dạy dỗ con trẻ. Khi nào cha mẹ yêu thương nhau thì mới hy vọng có những đứa con tốt
đẹp. Tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu câu chuyện với một Kinh Thánh như sau:
“Tình yêu thương nhẫn nại và nhân từ. Tình yêu thương không đố kỵ, không khoe khoang, không tự phụ. Tình
yêu thương không cộc cằn, không ích kỷ, không nóng nảy. Tình yêu thương bỏ qua các tổn thương đã chịu.
Tình yêu thương không vui về điều ác nhưng vui trong sự thật. Tình yêu thương chấp nhận mọi điều. Lúc nào
cũng tin tưởng, lúc nào cũng hy vọng, lúc nào cũng chịu đựng”
Những câu Kinh Thánh nói trên dạy chúng ta một cách rõ ràng về nền tảng của tất cả những mối quan hệ yêu

thương. Có thể gọi bí quyết ở đây là một tình yêu vô điều kiện. Đó là thứ tình yêu không dựa vào cách xử sự,
tuổi tác, cân nặng hay những sai trật của người phối ngẫu. Loại tình yêu này dạy chúng ta nói rằng: “Tôi yêu
vợ mình bất kể ra sao. Bất kể cô ấy làm gì, bất kể cô ấy đẹp hay xấu, bất kể cô ấy nói gì, tôi sẽ luôn yêu cô
ấy” Phải, tình yêu vô điêu kiện là loại tình yêu lý tưởng mà chúng ta không thể nào đạt được một cách hoàn
toàn. Nhưng nếu tôi càng tiến đến gần tình yêu ấy hơn thì Chúa là Đấng yêu thương chúng tôi sẽ khiến vợ tôi
càng trở nên hoàn hảo hơn. Và khi Chúa càng thay đổi nàng theo ý muốn của Ngài hơn, nàng cũng sẽ thỏa
lòng về tôi hơn và tôi cũng sẽ được nàng đáp ứng nhiều hơn.
Khi khám phá về thế giới của trẻ thơ, chúng ta cần nhớ rằng mối quan hệ trong hôn nhân vẫn luôn là mối
quan hệ ràng buộc quan trọng nhất trong gia đình. Mối quan hệ này có một ảnh hưởng hết sức to lớn trên cả
cuộc đời của trẻ. Và bây giờ, chúng ta mới có thể bàn đến nhiệm vụ chính yếu của mình là học cách để yêu
thương trẻ.
Lấy ví dụ từ một kinh nghiệm thực tế của tôi khi tư vấn cho một gia đình Cơ Đốc. Pam, một bé gái 15 tuổi,
được cha mẹ đưa đến gặp tôi vì đã lỡ quan hệ tình dục và mang thai. Pam là một cô bé xinh đẹp với cá tính
vui vẻ. Cô bé lại có rất nhiều tài năng. Mối quan hệ giữa em và cha rất vững chắc, gần gũi và lành mạnh- một
điều hiếm thấy giữa xã hội ngày nay. Mối quan hệ giữa cô bé và mẹ cũng có vẻ khá tốt. Thoạt đầu, tôi cảm
thấy khó hiểu lý do vì sao Pam lại chấp nhận quan hệ tình dục như thế mặc dù em đã không cảm thấy rung
động hay quan tâm nhiều đến người bạn trai và cũng chính là cha của đứa bé. Pam cũng không phải là loại
con gái không đứng đắn hay tìm kiếm sự chú ý của những chàng trai. Trước đây, em luôn là một đứa trẻ đáng
13


khen, luôn làm vừa lòng cha mẹ và dễ bảo. Nhưng tại sao cô bé lại đột ngột mang thai. Tôi đã rất thắc mắc về
điều đó.
Tôi bắt đầu tìm hiểu về cha mẹ cô bé và cá nhân từng người. Chắc bạn cũng đã đoán ra nguyên nhân. Có
những sự mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân của cha mẹ Pam, nhưng tất cả đều được họ ngụy trang rất kĩ. Sự
bất hòa đó đã tồn tại từ rất lâu, nhưng biết bao nhiêu năm họ vẫn cố xoay sở để làm tốt nhiệm vụ trong gia
đình và giữ cho gia đình được yên ổn. Về phía Pam, em rất hạnh phúc trong tình cảm gần gũi với cha. Khi cô
bé lớn lên, người mẹ càng lúc càng cảm thấy ghen tị với mối quan hệ giữa chồng và con gái. Mặc dù vậy, bà
vẫn tỏ ra khá ủng hộ Pam.
Kính thưa quý thính giả,

Rồi Pam cũng phải bước và tuổi thiếu niên. Cơ thể của em có nhiều thay đổi và em trở thành một thiếu nữ.
Sự ghen tị của người mẹ cũng tăng lên. Bà mẹ đã thể hiện sự ghen tị đó một cách mạnh mẽ và rõ ràng đối với
cô con gái qua những thái độ và hành vi không thành lời của mình (chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này sau).
Lúc này, Pam đã trở thành một thiếu nữ. Em đã có nhận thức về những nhu cầu tình cảm của mình và đặc
biệt chú ý đến những người khác phái. Cũng như nhiều thiếu nữ trong độ tuổi đó, Pam đã nỗ lực tìm kiếm sự
chú ý của các bạn trai để thay thế cho tình thương của cha mình. Pam đã xử sự như thế theo đúng những lời
chỉ dẫn vô ý thức và không thành lời của người mẹ.
Chính mẹ của Pam cũng nhận thức được tình trạng hôn nhân đáng buồn của mình, vốn là điều dẫn đến sự
bất ổn trong mối quan hệ chăn gối giữa bà với chồng. Bà cũng nhận ra sự gần gũi giữa Pam và cha. Nhưng
bà không hề nhận ra sức mạnh của lòng ghen tỵ của mình đối với con. Và vì vậy, bà cũng không hề nhận ra
rằng chính mình đã đẩy Pam đến chỗ quan hệ tình dục.
Trong những trường hợp như thế này, việc đem từng thành viên trong gia đình ra đối chất về những hành
động sai trật của mình là vô ích và thậm chí còn rất có hại (đặc biệt là về phía người mẹ). Mặc dù bề nổi của
vấn đề là nói đến hành vi của đứa con nhưng nan đề căn bản lại nằm trong mối quan hệ hôn nhân. Để giúp
đỡ gia đình này theo một cách mang tính khích lệ, yêu thương và cảm thông, với tư cách là người tư vấn, tôi
đã giúp cha mẹ của Pam tập trung vào mối quan hệ hôn nhân của họ thay vì tìm kiếm những lỗi lầm và chỉ
trích lẫn nhau. Tôi đã phải hướng họ đến chỗ tiếp nhận sự tha thứ của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-xu
Christ. Trong trường hợp này, một khi mối quan hệ hôn nhân của họ được hàn gắn và những sai trật được
giải quyết, mối quan hệ bất thường giữa người mẹ và cô con gái cũng có thể được giải quyết.
Trường hợp nói trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự hòa hợp trong hôn nhân đối với cuộc sống của
trẻ em. Mối quan hệ này càng vững chắc và lành mạnh, thì những bậc làm cha mẹ như chúng ta lại càng ít
gặp phải những nan đề.
Kính thưa quý thính giả,
Bên cạnh mối quan hệ vợ chồng trong gia đình là mối quan hệ quan trọng thứ nhất gây ảnh hưởng to lớn trên
sự phát triển của con trẻ, thì mối quan hệ nào là quan trọng thứ nhì đóng góp cho sự thành công trong việc
nuôi dạy trẻ con. Đó là điều chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.

Nền tảng nuôi dạy trẻ
Kính thưa quý thính giả,
Trong những tuần trước, tiến sĩ Ross Campbell phân tích cho chúng ta biết rằng hoàn cảnh gia đình là vô

cùng quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ thành công. Mối quan hệ trong hôn nhân giữa vợ và chồng, tình yêu
vô điều kiện giữa cha và mẹ, vai trò lãnh đạo của người cha trong gia đình, cùng với sự quan tâm của người
chồng về nhu cầu tình cảm của người vợ là những yếu tố cần thiết để xây dựng một hoàn cảnh gia đình tốt và
thuận lợi cho sự phát triển của trẻ con.
Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn chúng ta xây dựng những nền tảng cần thiết trong việc
nuôi dạy con. Yếu tố thứ nhất là tình yêu của cha mẹ với con cái. Về vấn đề này, tiến sĩ Campbell bắt đầu như
sau:
Theo như lời trong Kinh Thánh, thư I Cô-rinh-tô 14: 4-7 có ghi như sau: “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình
yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng. Tình yêu không khiếm nhã, không vị kỷ, không nhạy giận, không
chấp trách, không vui mừng về việc bất công nhưng hân hoan trong sự thật. Tình yêu khoan dung tất cả, tin
tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.”
14


Đúng như vậy, tình yêu thật là tình yêu vô điều kiện và phải được thể hiện ra trong mọi mối quan hệ yêu
thương. Nền tảng để có một mối quan hệ bền vững với trẻ nhỏ là một tình yêu vô điều kiện. Chỉ có điều đó
mới bảo đảm giúp cho một đứa trẻ phát triển toàn diện nhất. Tình yêu vô điều kiện là nền tảng duy nhất có thể
bảo đảm những vấn đề như lòng cay đắng, cảm giác không được yêu thương, mặc cảm tội lỗi, sợ hãi và sự
bất an không trở nên những nan đề nghiêm trọng.
Chúng ta có thể chắc chắn rằng một đứa trẻ được khép mình vào kỷ luật một cách đúng đắn chỉ khi nào cha
mẹ của đứa trẻ đó yêu thương em bằng một tình yêu vô điều kiện. Nếu không có nền tảng là một tình yêu vô
điều kiện, chúng ta không thể nào hiểu được trẻ hoặc hành vi của nó. Chúng ta cũng sẽ không biết phải xử trí
thế nào trước những hành động sai trái của trẻ.
Tình yêu vô điều kiện là ánh sáng dẫn dắt chúng ta trong việc nuôi dạy trẻ. Không có tình yêu đó, chúng ta là
những bậc phụ huynh sẽ như đang đi trong đêm tối mà không nhìn thấy những bảng chỉ dẫn để chỉ cho chúng
ta biết chúng ta đang ở đâu và chúng ta phải làm gì với con cái mình. Có tình yêu vô điều kiện, chúng ta có
những dấu hiệu để nhận biết chúng ta đang ở đâu, con cái chúng ta đang ở đâu, và chúng ta phải làm gì trong
từng tình huống, kể cả những khi cần kỷ luật con trẻ. Có được nền tảng nói trên, chúng ta mới có thể đặt viên
đá nền đầu tiên để xây dựng những hiểu biết chuyên sâu về trách nhiệm định hướng cho con trẻ và đáp ứng
những nhu cầu cơ bản mỗi ngày của chúng. Thiếu đi nền tảng của một tình yêu vô điều kiện, trách nhiệm làm

cha làm mẹ sẽ trở thành một nhiệm vụ nặng nề và rối rắm.
Vậy thế nào là một tình yêu vô điều kiện? Tình yêu vô điều kiện là khi chúng ta yêu trẻ bất kể mọi sự, bất kể
hình dáng đứa trẻ như thế nào, bất kể đứa trẻ có những khả năng, hay dị tật gì chăng nữa và bất kể trước đó,
chúng ta đã từng mong muốn đứa trẻ sẽ trở nên như thế nào. Và điều khó nhất là chúng ta vẫn có thể yêu trẻ
bất kể chúng đã gây ra điều gì. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta lúc nào cũng cảm thấy thích
những hành vi của trẻ. Tình yêu vô điều kiện có nghĩa là chúng ta vẫn yêu thương trẻ ngay cả khi chúng ta
ghét những hành vi của chúng.
Kính thưa quý thính giả,
Tình yêu vô điều kiện là một khái niệm mà chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được 100 phần trăm. Nhưng
một lần nữa, nếu chúng ta càng tiến đến gần tình yêu đó, chúng ta sẽ càng cảm thấy hài lòng, tin tưởng và
con cái của chúng ta sẽ càng được thỏa mãn, vui vẻ và hạnh phúc.
Khi các con tôi còn ở trong gia đình, tôi ước gì mình cũng có thể nói rằng “tôi luôn yêu thương con cái mình
cho dù chúng có như thế nào, hay xử sự ra sao”. Nhưng giống như bất kỳ bậc phụ huynh nào khác, tôi đã
không thể làm được điều đó. Nhưng tôi tin rằng bản thân mình đang cố đạt đến một mục tiêu tuyệt vời là yêu
thương các con mình một cách vô điều kiện. Tôi làm điều này bằng cách liên tục nhắc nhở chính mình những
nguyên tắc sau đây:
1. Con mình là trẻ nhỏ.
2. Chúng cư xử theo cách của trẻ nhỏ.
3. Hầu hết những hành vi của trẻ nhỏ khó mà ưa được.
4. Nếu tôi thực hiện bổn phận của bậc làm cha làm mẹ và yêu thương các con mình bất kể những hành vi trẻ
con của chúng thì điều đó sẽ giúp chúng trưởng thành và bỏ đi lối cư xử trẻ con ấy.
5. Nếu tôi yêu các con chỉ vì chúng làm tôi hài lòng (tình yêu có điều kiện) và bày tỏ tình yêu của mình đối với
chúng chỉ trong những lúc như thế thì chúng sẽ không thể nào cảm nhận được một tình yêu chân thật. Điều
này sẽ khiến trẻ cảm thấy không an toàn, làm tổn thương nhận thức của trẻ về chính bản thân mình. Nó cũng
sẽ là một rào cản, ngăn trở trẻ có được một sự tự chủ bản thân tốt hơn, cũng như khiến trẻ khó có thể cư xử
một cách trưởng thành hơn. Vì vậy, không chỉ các con tôi mà ngay chính bản thân tôi cũng phải chịu trách
nhiệm về những hành vi và sự tăng trưởng trong những hành vi của chúng.
6. Nếu tôi yêu các con mình một cách vô điều kiện, chúng sẽ cảm nhận tốt về chính mình và cảm thấy thoải
mái với bản thân. Sau này, chúng sẽ điều khiển được nỗi lo âu, kể cả những hành vi của mình khi đã trưởng
thành.

7. Nếu tôi chỉ yêu các con mình khi chúng đáp ứng được những yêu cầu hay sự mong đợi của tôi, chúng sẽ
có cảm giác mình là người không đủ năng lực. Chúng sẽ cho rằng việc mình có cố hết sức cũng vô ích vì
những nỗ lực đó chẳng bao giờ có thể đủ cả. Sự bất an, nỗi lo âu và lòng tự trọng sẽ gây hại cho trẻ. Những
cảm giác đó sẽ liên tục cản trở sự phát triển về mặt tình cảm cũng như hành vi của trẻ. Một lần nữa, tôi thấy
15


rằng không chỉ các con tôi mà chính bản thân tôi cũng phải có trách nhiệm về sự phát triển toàn diện của
chúng.
Vì lợi ích của bản thân tôi là một bậc phụ huynh đang gặp khó khăn trong những năm tháng trước đây và
cũng vì những đứa con của mình, tôi cầu nguyện xin Chúa giúp để tình yêu mà tôi bày tỏ cho chúng sẽ là một
tình yêu vô điều kiện. Tương lai của các con tôi phụ thuộc vào nền tảng này.
Kính thưa quý vị,
Trong tuần tới chúng ta sẽ đi thêm vào một bước cần thiết khác để xây dựng một nền tảng vững chắc đem lại
sự thành công cho việc nuôi dạy con trẻ. Xin hẹn gặp lại quý vi.
Trẻ em và những cảm xúc
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần trước, tiến sĩ Ross Campbell hướng dẫn chúng ta về yếu tố quan trọng đầu tiên để xây dựng một
nền tảng vững chắc cho việc nuôi dạy con cái thành công. Yếu tố đầu tiên này là tình yêu vô điều kiện của cha
mẹ đối với con cái.
Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell sẽ trình bày cách đối xử và hành động của chúng ta có ảnh hưởng như
thế nào đến cảm xúc và suy nghĩ của các em. Về vấn đề này, tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
Bạn còn nhớ dải quang phổ giữa sự giao tiếp thông qua cảm xúc và sự giao tiếp thông qua nhận thức ở
chương trước không? Theo bạn, trẻ em nằm ở điểm nào trên dải quang phổ đó? Đúng vậy! Trẻ em nằm về
phía bên trái. Trẻ em được sinh ra trên thế gian này với một khả năng kỳ diệu. Đó là chúng có thể cảm nhận
được những tình cảm. Đặc biệt, trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm với những cảm xúc của mẹ chúng. Khi người ta
đem một em bé vừa mới sinh đến cho mẹ nó, sẽ thật tuyệt nếu người mẹ thật sự muốn có đứa con này. Đứa
trẻ sẽ tỏ ra hòa hợp với cơ thể của người mẹ và chúng ta có thể thấy rõ vẻ hài lòng của bé.
Nhưng nếu mẹ của bé là người không muốn có con thì đứa trẻ sẽ phản ứng một cách khác. Đứa trẻ sơ sinh
đó sẽ tỏ vẻ không hài lòng, thường bú rất ít, quấy khóc nhiều, và rõ ràng là bé tỏ ra không vui. Điều này cũng

có thể xảy ra khi người mẹ lo lắng hay buồn phiền, mặc dù người mẹ không hề tỏ ra điều gì khác thường khi
chăm sóc bé.
Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận ra là từ khi mới sinh, trẻ em đã rất nhạy cảm đối với những cảm
xúc. Đó là vì lượng kiến thức của trẻ lúc ấy còn quá hạn hẹp nên cách trẻ giao tiếp với thế giới quanh mình
căn bản chỉ ở mức độ cảm xúc. Điều này hết sức quan trọng. Bạn có thấy vậy không? Những ấn tượng đầu
tiên của một đứa trẻ về thế giới này là thông qua cảm xúc. Điều này thật tuyệt vời nhưng cũng thật đáng sợ
khi chúng ta suy nghĩ về tầm quan trọng của nó. Tình trạng cảm xúc của trẻ sơ sinh sẽ quyết định cái nhìn và
cách cảm nhận của đứa trẻ đó sau này về cha mẹ, gia đình và bản thân.
Đây chính là nền tảng của tất cả những cái khác. Chẳng hạn như nếu một đứa trẻ thấy rằng thế giới xung
quanh mình là sự khước từ, không có tình yêu, không có sự quan tâm, và nỗi hận thù thì cảm giác lo sợ của
trẻ sẽ trở thành kẻ thù lớn nhất ngăn cản sự tăng trưởng của trẻ. Điều đó cũng sẽ có hại đến việc nói năng,
cư xử, mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh và cả khả năng học tập của trẻ. Điều đó cho thấy
rằng trẻ em không chỉ là những người hết sức nhạy cảm mà cũng rất dễ bị tổn thương.
Hầu hết những nghiên cứu mà tôi biết đều đưa ra một vấn đề, đó là mọi đứa trẻ đều muốn biết cha mẹ có yêu
chúng hay không. Trẻ em hỏi câu hỏi liên quan đến cảm xúc này chủ yếu thông qua những hành vi của chúng
chứ ít khi bằng lời nói. Câu trả lời cho câu hỏi đó thật sự là điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của một
đứa trẻ.
“Bố mẹ có yêu con không?” Nếu chúng ta yêu trẻ bằng một tình yêu vô điều kiện, thì câu trả lời mà trẻ nhận
được sẽ là “Có.” Nhưng nếu chúng ta yêu trẻ một cách có điều kiện, chúng sẽ có cảm giác không chắc chắn
về tình yêu của cha mẹ mình và trẻ rơi vào sự lo lắng. Câu trả lời của chúng ta trước câu hỏi hết sức quan
trọng đối với trẻ “Bố mẹ có yêu con không” sẽ quyết định thái độ cơ bản của trẻ đối với cuộc sống. Câu trả lời
đó thật sự rất quan trọng.
Vì trẻ em thường đặt câu hỏi này với chúng ta thông qua những hành vi của mình nên chúng ta cũng thường
trả lời cho trẻ thông qua những việc chúng ta làm. Thông qua những hành vi của mình, trẻ sẽ cho chúng ta
biết trẻ cần gì, phải chăng trẻ cần được yêu nhiều hơn nữa, được kỷ luật nhiều hơn nữa, được người lớn
16


chấp nhận và hiểu mình nhiều hơn nữa? (Chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về vấn đề này sau, còn bây giờ hãy tập
trung vào nền tảng không gì có thể thay thế được, đó là một tình yêu vô điều kiện.)

Kính thưa quý thính giả,
Chỉ khi nào chúng ta đặt mối quan hệ với trẻ trên nền tảng là một tình yêu vô điều kiện, chúng ta mới có thể
đáp ứng những nhu cầu của trẻ thông qua những hành vi của mình. Xin hãy chú ý cụm từ “thông qua những
hành vi của mình.” Cảm xúc thương yêu con trong lòng bạn có thể rất mạnh mẽ nhưng như thế vẫn chưa đủ.
Trẻ cần thấy được tình yêu thông qua những hành vi của cha mẹ chúng. Tình thương của chúng ta được
truyền tải đến cho trẻ thông qua những hành vi mà trẻ nhận được, kể cả những điều chúng ta nói và làm.
Nhưng những việc chúng ta làm quan trọng hơn những lời nói rất nhiều. Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều bởi hành
động hơn là lời nói.
Một khái niệm quan trọng khác mà cha mẹ cần phải biết đó là trong bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có một bể
chứa cảm xúc. Dĩ nhiên, bể chứa cảm xúc này là ở nghĩa bóng, tuy nhiên nó vẫn là một điều có thật. Mỗi em
nhỏ đều có một số nhu cầu tình cảm nào đó (chẳng hạn như các em cần được yêu thương, cần được thông
hiểu, cần sự kỷ luật v.v…) và việc những nhu cầu về cảm xúc đó có được đáp ứng hay không sẽ quyết định
nhiều thứ khác. Trước hết, điều đó sẽ quyết định việc trẻ cảm thấy như thế nào: trẻ có hài lòng hay không, trẻ
đang giận dữ, đang buồn hay đang vui. Kế đến, nó ảnh hưởng đến những hành vi của trẻ: trẻ sẽ vâng lời hoặc
không vâng lời, trẻ sẽ ngồi một chỗ hay bị cuồng chân, trẻ sẽ tỏ ra hoạt bát, hiếu động hay sống khép kín. Bể
chứa cảm xúc của trẻ càng được đầy thì tự nhiên những cảm nhận của trẻ càng trở nên tích cực và những
hành vi của trẻ sẽ tốt hơn.
Vậy ở đây, chúng ta rút ra được một câu quan trọng trong quyển sách này: chỉ khi nào bể chứa cảm xúc của
một đứa trẻ được đổ đầy thì người lớn mới mong trẻ trở thành những con người tốt nhất và cư xử một cách
tốt nhất. Thế thì, trách nhiệm đổ đầy bể chứa cảm xúc ấy thuộc về ai? Chắc bạn cũng đoán được câu trả lời:
người đó không ai khác hơn là cha mẹ của trẻ. Hành vi của trẻ thể hiện tình trạng của bể chứa cảm xúc trong
trẻ. Về sau, chúng ta sẽ bàn về cách để đổ đầy bể chứa cảm xúc đó. Nhưng bây giờ, bạn cần hiểu rằng bể
chứa cảm xúc ấy cần phải được giữ để luôn đầy, và chỉ có chúng ta, những bậc làm cha mẹ mới làm được
điều đó. Chỉ khi nào bể chứa đó được đầy thì đứa trẻ mới thật sự có hạnh phúc, mới có thể bày tỏ những khả
năng của mình và đáp ứng những nguyên tắc mà cha mẹ đặt ra. “Chúa ơi, xin giúp chúng con có thể đáp ứng
được những nhu cầu thật của con cái mình như Ngài đã làm với chúng con” và Philip 4:19 sẽ trả lời chúng
ta: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em”.
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần sau, tiến sĩ Ross Campbell sẽ dùng câu chuyện của Tom và ông bà Smith để minh họa nền tảng
quan trọng cho việc nuôi dạy con cái là dựa trên tình yêu vô điều kiện và sự đổ đầy bể chứa tình cảm. Xin hẹn

gặp lại quý vị.

Trẻ em phản ảnh tình yêu
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần trước, tiến sĩ Ross Campbell hướng dẫn chúng ta về nền tảng cần thiết đem đến thành công trong
việc nuôi dạy con cái. Đó là cha mẹ phải yêu thương con với tình yêu vô điều kiện, cũng như phải quan tâm
đổ đầy bể chứa tình cảm của các em, không những qua lời nói nhưng cũng bằng chính hành động và cách cư
xử.
Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell kể lại câu chuyện của Tom để minh họa cho nền tảng được nêu trên
như sau:
Bạn hãy nghĩ rằng trẻ em là những tấm gương phản chiếu. Cũng giống như mặt trăng phản chiếu ánh sáng
của mặt trời, trẻ em phản ánh tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng nhưng chúng không phải là người
khởi xướng tình yêu đó. Nếu chúng ta dùng tình yêu đến với trẻ, trẻ sẽ đáp lại bằng tình yêu. Nếu trẻ không
nhận được từ chúng ta điều gì cả thì chúng cũng không có gì để đáp lại. Tình yêu vô điều kiện được phản ánh
một cách vô điều kiện và ngược lại tình yêu có điều kiện cũng được đáp lại một cách có điều kiện.
Mối quan hệ giữa Tom và cha mẹ của em (trong chương 1) là một ví dụ điển hình về một tình yêu có điều
kiện. Khi lớn lên, Tom khao khát có được một mối quan hệ gần gũi, ấm áp với cha mẹ. Tiếc thay, cha mẹ em
lại nghĩ rằng họ cần liên tục nhắc nhở cậu làm mọi việc tốt hơn bằng cách ít đưa ra lời khen ngợi, sự gần gũi,
thân mật trừ khi Tom có biểu hiện thật sự vượt trội hay khi Tom khiến cha mẹ thấy tự hào về em. Nếu Tom
17


không cư xử theo cách như thế, họ sẽ trở nên nghiêm khắc đối với em vì cho rằng nếu mình chấp nhận và
yêu thương con thì điều đó sẽ làm hư con cái và nó sẽ không chịu cố gắng để trở nên một người tốt hơn. Họ
yêu Tom khi em tỏ ra xuất sắc nhưng có một thái độ khước từ khi Tom không làm được như thế. Việc làm này
có tác dụng khi Tom còn rất nhỏ nhưng đến khi Tom lớn hơn, em bắt đầu cảm thấy rằng cha mẹ không thật
sự yêu mình và đánh giá cao về mình như đáng phải có, mà ngược lại họ chỉ quan tâm đến danh dự của
mình.
Khi Tom trở thành một thiếu niên, tình yêu của em dành cho cha mẹ hoàn toàn giống với cách mà cha mẹ bày
tỏ tình yêu đối với em. Tom hiểu rõ thế nào là yêu một cách có điều kiện và em đã cư xử theo cách đó để làm

vừa lòng cha mẹ những khi cha mẹ làm em vui. Cả Tom và cha mẹ mình giống như đang chơi một trò chơi
mà trong đó không ai có thể bày tỏ tình yêu đối với người kia vì mãi đợi cho đến lúc người đó làm mình hài
lòng. Trong trường hợp này, cả hai bên sẽ càng lúc càng thấy thất vọng, bối rối và hoang mang hơn. Cuối
cùng vì buồn rầu, bực tức và cay đắng mà ông bà Smith phải tìm đến một sự giúp đỡ.
Bạn sẽ xử trí tình huống nói trên như thế nào? Một vài người sẽ khuyên bạn thể hiện thẩm quyền của cha mẹ
đối với con cái như bắt chúng tôn trọng và vâng lời. Một số người sẽ phê bình thái độ của Tom đối với cha mẹ
cậu và đòi hỏi Tom phải kính trọng cha mẹ mình. Một số khác sẽ đưa ra những hình phạt nặng nề cho Tom.
Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.
Kính thưa quý thính giả,
Nhiều trẻ em ngày nay không cảm thấy cha mẹ thật sự yêu mình. Tôi cũng đã gặp một số bậc phụ huynh
không thật sự yêu con của họ. Đây không phải là một vấn đề để bạn nghiên cứu rồi chỉ đơn giản kết luận: “tệ
thật!”. Nhưng đây là một tình trạng đáng báo động. Hàng tá những hình thức sùng bái tôn giáo và những tổ
chức tà giáo lén lút đang chiếm hữu tâm trí của hàng ngàn em nhỏ yêu quí của chúng ta. Vì sao những em
nhỏ lại có thể dễ dàng bị tẩy não bởi những điều đó rồi quay sang chống đối cha mẹ và người lớn? Vì sao trẻ
lại bị điều khiển bởi những giáo lý kỳ quặc như thế? Nguyên nhân chính là vì những em đó chưa bao giờ cảm
thấy mình được cha mẹ yêu thương và quan tâm đến. Các em thấy mình giống như bị tước đoạt một điều gì
đó và cha mẹ các em đã không cho các em được một điều gì đó. Vậy điều đó là gì? Vâng đó chính là tình yêu
vô điều kiện. Nếu bạn biết rằng trẻ em ngày nay rất ít cảm nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc và sự
thoải mái thì chắc bạn cũng không lấy làm lạ khi thấy sự phát triển của những nhóm sùng bái như trên.
Vì sao sự thật kinh khủng đó lại tồn tại? Tôi không nghĩ rằng phụ huynh chính là những người đáng bị lên án.
Khi tôi nói chuyện với nhiều bậc phụ huynh, tôi rất vui vì thấy rằng hầu hết những người đó không những chỉ
yêu con cái của mình mà họ thật sự quan tâm đến những biện pháp để giúp đỡ con cái mình. Nan đề mà tôi
luôn luôn nhận thấy ở họ là không biết làm cách nào để bày tỏ tình yêu đối với con cái.
Tôi không hề bi quan. Khi chia sẻ vấn đề này ở nhiều nơi, tôi rất phấn khởi vì ngày nay phụ huynh không chỉ
biết lắng nghe mà họ rất sẵn lòng hy sinh thời gian, sức lực và tiền bạc vì con cái của mình. Nhiều người đã
có sự thay đổi trong mối quan hệ với con mình bởi vì họ dựa trên nền tảng của một tình yêu vô điều kiện mà
Kinh Thánh nói đến. Họ nhận ra rằng khi cha mẹ bắt đầu thực hành tình yêu nói trên thì bể chứa cảm xúc của
những đứa con mới có thể được đổ đầy. Trách nhiệm làm cha mẹ mới nhanh chóng trở nên một việc làm đầy
đủ ý nghĩa của nó, trở nên một công tác thú vị và cũng chính là một phần thưởng đối với những bậc phụ
huynh. Và những bậc làm cha mẹ tuyệt vời này mới có được những bảng chỉ đường để có thể hướng dẫn,

dạy dỗ các con yêu dấu của mình.
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần sau, tiến sĩ Ross Campbell sẽ hướng dẫn làm sao chúng ta có thể bày tỏ tình yêu đến con cái
mình một cách hữu hiệu. Xin hẹn gặp lại quý vị.

Cách bày tỏ tình yêu
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần trước, chúng ta đã học được rằng tình yêu thương vô điều kiện là yếu tố quan trọng bậc nhất để
nuôi dạy con thành công. Tiến sĩ Ross Campbell nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải đổ đầy bể chứa yêu
thương của trẻ con, thể hiện tình yêu của chúng ta với chúng luôn luôn, trong bất cứ trường hợp nào. Chúng
ta không chỉ nên đợi con lúc ngoan, lúc giỏi mới bày tỏ tình thương, vì nếu làm như vậy, chúng ta đang đặt
điều kiện cho tình thương rồi đó. Trong tuần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu làm cách nào chúng ta bày tỏ
tình thương với con một cách trung thực và có kết quả.
18


Về vấn đề, tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
Chúng ta hãy xem xét việc làm thế nào để bày tỏ tình yêu cho trẻ nhỏ. Bạn hẳn còn nhớ tôi đã nói rằng trẻ em
là những cá thể có cảm xúc và giao tiếp thông qua cảm xúc. Bên cạnh đó, trẻ em dùng hành vi để bày tỏ cảm
xúc của mình cho chúng ta và trẻ càng nhỏ thì lại càng làm việc đó nhiều hơn. Chúng ta chỉ cần quan sát sẽ
dễ dàng hiểu được trẻ cảm thấy như thế nào và đang nghĩ gì. Cũng vậy, trẻ em có một khả năng lạ lùng là có
thể nhận ra cảm xúc của cha mẹ thông qua những hành vi của họ. Đó là một khả năng mà hầu hết chúng ta
đều mất đi khi đã trưởng thành.
Có nhiều lần, đứa con gái 16 tuổi của tôi hỏi tôi rằng “Bố đang bực mình điều gì vậy?”. Mặc dù lúc đó, chính
bản thân tôi cũng không nhận ra rằng mình đang bực bội nhưng khi nghe cháu nói như vậy, tôi suy nghĩ lại và
thấy điều cháu nói là đúng.
Trẻ em là những người nhạy bén với cảm xúc như thế. Chúng có thể cảm nhận rất chính xác những cảm giác
của chúng ta thông qua những hành động của chúng ta. Vì thế nếu chúng ta muốn trẻ biết chúng ta đang nghĩ
gì về chúng, nếu chúng ta muốn trẻ biết rằng chúng ta yêu các em thì chúng ta phải thể hiện điều đó ra. “Hỡi
các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (I Giăng 3:18)

Như bạn đã biết, mục đích của quyển sách này là giúp cha mẹ biết phải làm cách nào để có thể biến cảm xúc
yêu thương của mình thành hành động. Chỉ có như thế họ mới có thể truyền tải được tình yêu đến với con cái
mình và giúp chúng cảm nhận được cha mẹ yêu chúng cũng như hoàn toàn chấp nhận chúng và tôn trọng
chúng. Và cũng chỉ có như thế, cha mẹ mới có thể giúp con cái mình yêu thương người khác, đặc biệt là
người phối ngẫu và con cái của chúng trong tương lai một cách vô điều kiện.
Trước khi chúng ta bắt đầu khám phá những phương cách để yêu trẻ nhỏ, bạn cần hiểu được giả thiết sau
đây: bạn phải sẵn sàng cam kết áp dụng những điều được học. Giữa việc chúng ta có cảm giác thân mật cách
mơ hồ đối với con mình và việc chúng ta quan tâm một cách đúng mức đến những nhu cầu cần thiết của
chúng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Thật vô ích để tiếp tục đọc quyển sách này nếu bạn không sẵn lòng
suy nghĩ một cách nghiêm túc để có thể hiểu và làm theo những điều gì quyển sách nói. Nếu bạn không đọc
theo cách như thế thì việc đọc quyển sách này sẽ rất dễ trở nên hời hợt và những thông tin trong đó sẽ trở
nên quá đơn điệu và không thực tế.
Chúng ta có thể chia những cách bày tỏ tình yêu cho trẻ thành bốn phần: ánh mắt, cử chỉ, sự quan tâm đặc
biệt và kỷ luật. Tất cả những phần nói trên đều quan trọng như nhau. Nhiều bậc phụ huynh (và người lớn) chỉ
tập trung vào một hoặc hai trong bốn phần nói trên mà không lưu tâm đến những phần còn lại. Ngày nay,
trong số bốn phần nói trên thì kỷ luật là điều được để tâm cách thái quá. Tôi đã gặp những đứa trẻ có nề nếp
rất tốt và là con của những Cơ đốc nhân nhưng bản thân chúng không thấy mình được yêu thương. Trong
những trường hợp đó, cha mẹ đã vô tình lẫn lộn giữa kỷ luật và hình phạt như thể đó là hai việc giống nhau.
Điều này cũng có thể hiểu được vì tôi thường đọc hoặc nghe những người lớn khuyên các bậc làm cha mẹ
nên dùng roi và làm cho trẻ đau mà không nhắc gì đến việc yêu thương chúng. Họ không đề cập gì đến việc
giúp trẻ có được cảm nhận tốt về bản thân, về cha mẹ và những người xung quanh, cũng như giúp trẻ có một
cuộc sống hạnh phúc.
Mỗi ngày tôi đều nhìn thấy những hậu quả của cách nuôi dạy con trẻ nói trên. Nhiều đứa trẻ luôn tỏ ra ngoan
ngoãn khi còn nhỏ nhưng thật ra, đó là sự yên lặng quá mức, đó là sự buồn rầu và khép kín. Những em này
thiếu đi sự thoải mái, tính hiếu kỳ và sự sống động của trẻ thơ như biết bao đứa trẻ được trưởng dưỡng trong
tình yêu khác. Những đứa trẻ này thường gặp nhiều vấn đề trong cách cư xử khi bước vào tuổi thiếu niên vì
chúng không có một sự ràng buộc tình cảm vững chắc đối với cha mẹ.
Vì thế, phụ huynh cần lưu tâm đến tất cả bốn phần trên trong việc bày tỏ tình yêu đối với con cái. Chúng ta sẽ
cùng tiếp tục thảo luận về cách bày tỏ tình thương thứ nhất, chính là: ánh mắt.


Bày tỏ tình yêu qua ánh mắt
Kính thưa quý thính giả,
Khi nghĩ về ánh mắt, có lẽ bạn cho rằng nó không có gì quan trọng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tuy nhiên, khi làm việc với trẻ em, quan sát sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, cũng như tìm hiểu những kết
quả nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng ánh mắt mới thật sự là điều cần thiết. Ánh mắt không chỉ quan trọng
trong việc trò chuyện thân mật với trẻ mà còn đóng vai trò đổ đầy nhu cầu tình cảm trong trẻ. Dù không nhận
ra điều đó nhưng cha mẹ đã sử dụng ánh mắt của mình như một phương cách để truyền tải tình yêu, đặc biệt
19


là đối với trẻ nhỏ. Ngược lại, sự tiếp xúc ánh mắt giữa trẻ nhỏ và cha mẹ hay người lớn để nuôi dưỡng cảm
xúc của mình. Cha mẹ càng tiếp xúc nhiều với trẻ bằng ánh mắt như một phương cách để diễn tả tình thương
thì trẻ lại càng được nuôi dưỡng trong sự yêu thương và bể chứa cảm xúc của trẻ sẽ càng trở nên đầy.
Vậy tiếp xúc bằng ánh mắt có nghĩa là gì? Tiếp xúc bằng ánh mắt có nghĩa là nhìn trực tiếp vào mắt của một
người khác. Ánh mắt rất quan trọng trong nhiều trường hợp. Bạn có bao giờ nói chuyện với một người mà
người đó cứ nhìn về một hướng khác chứ không chịu nhìn vào mắt bạn? Thật là khó khi nói chuyện như vậy
phải không? Cảm nhận của bạn về người đó bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh mắt. Chúng ta thường cảm thấy
thích khi người ta nhìn vào mắt mình một cách vui vẻ. Dĩ nhiên, việc tiếp xúc bằng ánh mắt khi nó kèm theo
những lời nói dễ nghe và một nét mặt dễ mến, chẳng hạn với một nụ cười.
Tiếc thay, các bậc phụ huynh lại không nhận ra điều đó. Họ dùng ánh mắt của mình để truyền tải những thông
điệp khác đến với trẻ nhỏ. Chẳng hạn như cha mẹ thường chỉ thể hiện ánh mắt yêu thương đối với các con
trong một vài tình huống, đặc biệt khi chúng khiến họ tự hào. Ánh mắt đó đến với trẻ như một tình yêu có điều
kiện và như tôi đã đề cập ở phần đầu, đứa trẻ không thể lớn lên và phát triển tốt trong những tình yêu như
thế. Ngay cả khi chúng ta hết sức yêu con mình, chúng ta cũng phải nhìn chúng với những ánh mắt thích hợp.
Nếu không, trẻ sẽ hiểu sai ý nghĩa của ánh mắt đó và không nhận thấy rằng mình thật sự được yêu (bằng một
tình yêu vô điều kiện).
Các bậc phụ huynh thường có thói quen rất xấu trong việc sử dụng ánh mắt của mình. Họ sử dụng ánh mắt
chủ yếu để gây một ấn tượng mạnh với trẻ nhỏ, đặc biệt là gây những ấn tượng tiêu cực. Chúng ta thấy rằng
trẻ em sẽ tập trung chú ý nhất khi chúng ta nhìn thẳng vào mắt chúng. Chúng ta thường nhìn thẳng vào mắt
trẻ để dạy dỗ, khiển trách hay phê bình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Nên nhớ rằng ánh mắt là một trong những nguồn nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ. Khi cha mẹ sử dụng phương
cách điều khiển mạnh mẽ này chủ yếu theo hướng tiêu cực, trẻ sẽ nhìn cha mẹ là những hình ảnh tiêu cực.
Điều này có thể đem lại kết quả tốt khi trẻ còn nhỏ: đứa trẻ sẽ vâng lời và dễ bảo khi ánh mắt của cha mẹ nhìn
chúng kèm theo với sự khiển trách hay kỷ luật. Nhưng lý do khiến trẻ vâng lời là do chúng sợ. Khi đứa trẻ lớn
hơn, nỗi sợ đó được thay thế bằng sự tức giận, cay đắng và buồn nản. Hãy đọc lại những lời Tom nói, chúng
ta sẽ thấy những điều đó.
Phải chi cha mẹ của Tom cũng hiểu được điều này. Họ hết mực yêu con mình nhưng lại không nhận ra rằng
họ ít khi tiếp xúc bằng ánh mắt với con. Họ chỉ nhìn con những lúc muốn thẳng tay dạy dỗ hay kỷ luật em. Ở
một mức độ nào đó, Tom đã nhận thức rằng cha mẹ cũng yêu thương em. Nhưng vì những ánh mắt tiêu cực
của họ mà Tom đã bước vào tuổi thiếu niên, lòng đầy bối rối, hoang mang vì không biết được tình cảm thật sự
mà cha mẹ dành cho mình. Bạn có còn nhớ Tom đã nói rằng “Chẳng có ai quan tâm đến cháu trừ mấy đứa
bạn”? Khi tôi hỏi lại “Không ai quan tâm đến cháu sao?”, Tom đã trả lời “Không ai cả. Có lẽ cha mẹ cháu cũng
có quan tâm. Cháu chẳng biết nữa”. Tom biết em cần cảm nhận được tình yêu thương nhưng em đã không
cảm nhận được điều đó.
Một thói quen tệ hại hơn mà phụ huynh có thể mắc phải đó là không thèm nhìn vào mắt con và xem đó như
một biện pháp xử phạt. Đây là một việc làm độc ác mà chúng ta thường làm đối với người phối ngẫu (xin bạn
hãy thực lòng thừa nhận điều đó). Việc cố tình tránh nhìn vào mắt con là một hình phạt còn đau đớn hơn việc
đánh đòn trẻ. Hình phạt đó có một tác hại rất lớn. Đó có thể là một trong những biến cố mà đứa trẻ không bao
giờ quên được.
Nhiều tình huống xảy ra giữa cha mẹ và con cái sẽ có những ảnh hưởng suốt cả cuộc đời mà trẻ, hay đôi khi
là những bậc phụ huynh không bao giờ quên được. Cố tình né tránh nhìn vào mắt con trong một khoảng thời
gian như một cách thể hiện sự không đồng ý của mình rõ ràng là một ví dụ về tình yêu có điều kiện. Những
bậc cha mẹ khôn ngoan sẽ làm mọi cách có thể để tránh đi điều đó.
Việc chúng ta bày tỏ tình thương đối với trẻ không nên bị chi phối bởi việc chúng ta vui hay không vui. Tình
yêu của chúng ta phải là một tình yêu kiên định, không dời đổi dù trong tình huống thế nào đi nữa. Chúng ta
có thể sửa trách hành vi sai trật của con trẻ bằng nhiều cách khác - những cách không cản trở việc chúng ta
bày tỏ tình yêu với con cái. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề kỷ luật và cách nào để áp dụng kỷ luật đối với trẻ mà
không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ yêu thương. Điều mà chúng ta cần hiểu ở đây là cha mẹ cần sử dụng
ánh mắt mình như một đường truyền tình thương cách liên tục đến con mình chứ không chỉ là một phương
cách thi hành kỷ luật.

Trong tuần tới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm làm sao chúng ta có thể bày tỏ tình thương vô điều kiện của
chúng ta đến con cái qua ánh mắt hay cái nhìn. Xin hẹn gặp lại quý vị.

20


Chúng ta là những gương mẫu
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sự quan trọng trong việc biểu lộ tình yêu vô điều kiện của chúng
ta đến với con cái qua ánh mắt của chúng ta.
Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em học bằng cách bắt chước: điều đó có nghĩa là chúng sẽ bắt chước theo
gương chúng ta. Trẻ cũng học biết về nghệ thuật nhìn và mục đích của cái nhìn theo cách này. Nếu chúng ta
liên tục nhìn trẻ bằng một cặp mắt yêu thương và tích cực thì trẻ cũng sẽ làm giống như thế. Nếu chúng ta
dùng ánh mắt như một cách để bày tỏ sự bực dọc của mình, trẻ cũng sẽ học theo.
Điều gì giúp chúng ta nhận ra khi một đứa trẻ không vui hoặc đang cảm thấy khó chịu? Hầu hết những đứa trẻ
như thế lần đầu tiên gặp sẽ chỉ nhìn bạn bằng một cái nhìn ngắn ngủi. Sau đó, chúng chỉ ngước lên nhìn khi
bạn nói hay làm một điều gì đó đặc biệt thú vị. Ngoài ra, đứa bé đó sẽ tránh nhìn vào mắt bạn. Sự giao tiếp
ngắn ngủi bằng ánh mắt này thật bực bội và khó chịu. Khi quan sát ánh mắt của bố mẹ đứa trẻ đó, bạn có
nhận ra điều gì tương tự không?
Bạn hãy thử tưởng tượng xem đứa trẻ đó đang và sẽ gặp phải những bất lợi nào trong suốt cuộc đời của
mình. Bạn hãy thử hình dung xem việc phát triển tình bạn và những mối quan hệ thân thiết sẽ trở nên khó
khăn dường nào đối với trẻ. Trẻ sẽ bị bạn bè khước từ và ghét bỏ, không chỉ trong hiện tại mà còn cả về sau
này. Cơ hội để thay đổi thói quen đó thật hiếm hoi. Lý do thứ nhất là vì trẻ không nhận thức được việc mình
đang làm. Thứ hai, việc thay đổi gương mẫu đó ở trẻ là điều cực kỳ khó khăn trừ khi cha mẹ thay đổi cách
nhìn của mình trước khi đứa trẻ trở nên một người trưởng thành. Đây mới là giải pháp đem lại nhiều hy vọng
nhất cho trẻ.
Một ví dụ điển hình về vấn nạn này được một số người phát hiện ra trong một đề tài nghiên cứu của khoa nhi
tại bệnh viện đa khoa. Nghiên cứu viên đã ngồi ở cuối một dãy hành lang và đếm số lần những y tá và tình
nguyện viên khi họ bước vào từng căn phòng của trẻ em. Kết quả ghi lại rằng có một số phòng được các y tá
và tình nguyện viên ghé vào nhiều hơn các phòng khác. Lý do khiến chúng ta phải giật mình. Dĩ nhiên, yếu tố

thứ nhất là do mức độ căn bệnh và mức độ quan tâm chăm sóc mà các bé cần. Nhưng điều này không lý giải
được sự khác biệt rõ rệt trong việc các y tá và tình nguyện viên tiếp xúc với các bệnh nhân. Có lẽ, bạn cũng
phần nào đoán ra được nguyên nhân. Đứa trẻ nào càng dễ thương thì càng nhận được nhiều sự quan tâm.
Khi các y tá và tình nguyện viên mỗi khi có thời gian rảnh rỗi hoặc có quyền lựa chọn căn phòng mình sẽ vào
thì họ thường chọn vào phòng những em có tính tình cởi mở.
Điều gì đã làm nên sự khác biệt ở những đứa trẻ cởi mở đó? Có nhiều lý do, chẳng hạn như sự lanh lợi, khiếu
ăn nói, sự cởi mở nhưng nguyên nhân thường gặp nhất đó chính là do ánh mắt của chúng. Những em ít được
viếng thăm là những em thường chỉ nhìn những vị khách vào phòng bằng một cái nhìn ngắn ngủi rồi nhìn
xuống đất hoặc nhìn sang chỗ khác. Kết quả là những em này sẽ luôn cố né tránh việc tiếp xúc bằng ánh mắt
với người khác và điều đó khiến cho việc tiếp xúc với các em trở nên khó khăn. Người lớn tự nhiên sẽ cảm
thấy không thoải mái với những đứa trẻ này. Những y tá hoặc tình nguyện viên vì không nhận thức được vai
trò của mình trong những buổi nói chuyện đầu tiên sẽ hiểu lầm các em, cho rằng các em muốn ở một mình
hoặc do các em không thích mình. Vì thế, họ tránh gặp các em nói trên. Điều đó càng khiến các em thấy mình
bị ghét bỏ và cho rằng mình là một kẻ vô dụng.
Những tình huống tương tự như thế xảy ra trong vô số gia đình. Điều đó cũng đã xảy ra trong gia đình của
Tom. Tình trạng này có thể được cải thiện khi cha mẹ thường xuyên nhìn trẻ bằng một ánh mắt ấm áp và trìu
mến (xuất phát từ một tình yêu vô điều kiện). Nếu cha mẹ của Tom biết được điều này (và một số nguyên tắc
cơ bản để bày tỏ tình yêu đối với trẻ mà chúng ta sẽ bàn đến sau), họ hẳn đã không gặp phải những nan đề
với con mình như chúng ta đã biết.

Hội chứng ngừng tăng trưởng
Kính thưa quý thính giả,
Cũng trong những nghiên cứu của chúng tôi tại khoa nhi ở bệnh viện đa khoa, chúng tôi đã phát hiện ra một
điều quan trọng khác. Chúng tôi đã nghiên cứu về một hiện tượng khác thường ở những đứa trẻ là hội chứng
ngừng tăng trưởng (the Failure to Thrive Syndrome). Với căn bệnh này, một đứa trẻ thường là từ 6 đến 12
tuổi bỗng ngừng phát triển. Trẻ mắc bệnh này thường không chịu ăn và ngừng tăng trưởng, trở nên èo uột,
21


thẫn thờ và có thể dẫn đến tử vong một cách bất thường mà không rõ nguyên nhân trong khi tất cả những xét

nghiệm và kiểm tra sức khỏe đều có kết quả bình thường.
Tại sao những đứa trẻ đó lại mất đi nghị lực sống? Trong hầu hết những trường hợp mà chúng tôi biết thì
nguyên nhân là do cha mẹ đã hất hủi đứa trẻ một cách vô ý thức (họ không nhận thức được điều đó). Cha mẹ
không thể cố ý bày tỏ thái độ hất hủi với con cái nhưng họ đã thể hiện điều đó thông qua hành vi của mình
một cách vô ý thức. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận ra rằng những bậc phụ huynh đó đã né tránh
tiếp xúc bằng ánh mắt và cả bằng cử chỉ đối với con của mình. Mặc khác, họ vẫn là những người cha, người
mẹ tốt, lo cho con tất cả những nhu cầu cần thiết như cơm ăn và áo mặc.
Hội chứng ngừng tăng trưởng là một hiện tượng đáng ngạc nhiên nhưng những điều mà chúng tôi phát hiện
được còn đáng ngạc nhiên hơn nữa. Trong suốt thế chiến thứ hai, khi Đức Quốc Xã đã oanh tạc Luân Đôn,
nhiều trẻ nhỏ được bảo vệ bằng cách đưa di tản ra khỏi thành phố và sống với những người lớn ở ngoại ô.
Trong khi đó, cha mẹ các em vẫn ở tại Luân Đôn. Những đứa trẻ này về cơ bản được chăm sóc sức khỏe rất
tốt. Các em được tắm rửa sạch sẽ, cho ăn no và sống thoải mái. Tuy nhiên, các em hoàn toàn bị thiếu thốn về
mặt tình cảm vì không có đủ người để có thể chăm sóc các em về mặt này, đặc biệt là ánh mắt và cử chỉ. Hầu
hết những trẻ nói trên đều bị xáo trộn về mặt tình cảm và bị khiếm khuyết về thể chất lẫn tinh thần. Nếu để cho
các em được sống với mẹ thì có lẽ còn tốt hơn gấp nhiều lần. Mối nguy hiểm của sự tổn thương về mặt tinh
thần còn lớn hơn sự đe dọa tổn hại về thể xác.
Mối nguy hiểm và những cạm bẫy đang chực chờ những em nhỏ bị tổn thương về mặt tình cảm mới thật đáng
sợ. Hỡi các bậc phụ huynh! Các bạn hãy giúp con mình được mạnh mẽ và công cụ hữu hiệu nhất của bạn
chính là một tình yêu vô điều kiện.
Trong tuần tới, chúng ta sẽ tìm hiểu sự quan trọng của ánh mắt hay cái nhìn của cha mẹ ảnh hưởng như thế
nào trong sự học tập của các em. Xin hẹn gặp lại quý vị.

Tiếp xúc bằng mắt và học tập của trẻ
Kính thưa quý thính giả,
Trong hai tuần trước, chúng ta học được qua ánh mắt chúng ta có thể biểu lộ tình yêu với con cái. Chúng ta
cũng học được rằng con cái chúng ta sẽ bắt chước sử dụng ánh mắt để bày tỏ tình cảm của chúng và sẽ giúp
chúng rất nhiều trong sự giao tiếp với mọi người. Trong tuần này, tiến sĩ Ross Campbell kể cho chúng ta nghe
về ảnh hưởng của ánh mắt trong tiến trình học hỏi của con cái. Câu chuyện bắt đầu như sau:
Trong khi tôi làm việc với một chương trình mang tên Headstar, tôi thấy rất thích thú khi dạy cho các giáo viên
về việc tiếp xúc trẻ qua ánh mắt, cử chỉ và điều này có tác dụng thế nào đối với sự quan tâm và khả năng học

hỏi của trẻ. Giáo viên sẽ nhận ra được vẻ lo âu, sợ hãi và non nớt dễ thấy ở một học sinh chừng ba bốn tuổi
trong lớp mình. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua cách trẻ thực hiện và duy trì sự giao tiếp qua ánh mắt.
Bên cạnh đó, những trẻ em càng tỏ ra lo âu nhiều, sẽ gặp phải nhiều nan đề khi đến tuổi trưởng thành (nhất là
với bạn bè). Ngược lại, một trẻ được gia đình nuôi dưỡng trong tình thương sẽ không sợ tiếp cận với giáo
viên, mà em đó vẫn dám lên bàn giáo viên, nói chuyện với thầy cô của mình, kể cả đề nghị một điều gì đó
bằng lời, chẳng hạn như “Thầy (cô) có thể cho em xin một tờ giấy không?” Một đứa trẻ càng bị thiếu thốn tình
cảm sẽ càng tỏ ra lúng túng khi phải làm như vậy.
Trong một phòng học rộng vừa phải, giáo viên sẽ không gặp khó khăn gì để nhận ra ít nhất một em nào đó
(thường là các em trai) có vẻ lo lắng và sợ sệt đến nỗi không dám nhìn lên và luôn nói chuyện cách ngập
ngừng (hoặc chỉ nói khi được giáo viên dỗ dành). Em đó chỉ dám đến đứng bên cạnh thầy cô hoặc đến một
cách gián tiếp. Thường thì những em này chỉ dám đi sau lưng thầy cô. Dĩ nhiên, những đứa trẻ này sẽ gặp
khó khăn trong việc học vì chúng quá lo âu và căng thẳng.
Tôi chọn một em nhỏ có vẻ không vui và yêu cầu giáo viên dạy cho em một điều gì đó. Trong khi dạy, giáo
viên sẽ ngồi đối diện, cách em một cái bàn. Sau đó, tôi bảo giáo viên ôm em nhỏ đó vào lòng vừa nhìn vào
mắt em (nhìn vừa đủ để không làm trẻ sợ) vừa trò chuyện với em. Một lúc sau, tôi lại yêu cầu giáo viên đó dạy
cho em một điều gì đó và vẫn tiếp tục ôm lấy em. Giáo viên đó đã hết sức kinh ngạc. Bản thân tôi cũng
thường kinh ngạc như thế vì thấy rằng việc người lớn quan tâm đến những nhu cầu tình cảm của trẻ trước hết
đã khiến việc học của trẻ trở nên dễ dàng biết bao. Bằng những ánh mắt và cử chỉ của mình, giáo viên đã
giúp cho trẻ vượt qua sự sợ sệt và lo lắng, giúp em cảm thấy an toàn và tự tin. Khi đó, trẻ sẽ học tốt hơn. Đơn
giản quá phải không? Dĩ nhiên rồi! Vậy thì tại sao chúng ta lại không thực hành điều đó nhiều hơn? Tôi cho
22


rằng có nhiều lý do nhưng một trong số đó là do chúng ta mơ hồ lo sợ rằng mình sẽ không còn uy của một
giáo viên hoặc sẽ làm hư trẻ. Nếu chúng ta đã nhận ra rằng mình không có gì phải lo lắng như thế thì tại sao
chúng ta lại không bày tỏ tình yêu với các em nhiều hơn nữa.

Tại nơi ở mới
Kính thưa quý thính giả,
Thật vui vì một bậc làm cha mẹ như tôi lại được học biết về tầm quan trọng của việc tiếp xúc bằng ánh mắt.

Điều đó tạo nên một sự khác biệt lớn lao đối với chính các con tôi. Chẳng hạn như tôi không bao giờ quên
được một lần nọ khi chúng tôi dời đến một căn nhà mới. Lúc ấy, hai con trai của tôi, một đứa sáu tuổi, một
đứa hai tuổi, rất vui vẻ, hiếu động và tỏ ra tự do một cách rất bình thường.
Một tuần sau khi chuyển nhà, chúng tôi nhận thấy ở hai con trai tôi có một sự thay đổi. Chúng giống như bị
cuồng chân, dễ bối rối, thường đánh nhau, thường chơi trên nền đất và rất dễ nổi cáu. Lúc đó, Pat, vợ tôi và
tôi đang lăng xăng dọn dẹp nhà cửa trước khi tôi phải làm báo cáo cho công việc mới. Cả hai chúng tôi đều
thấy bực mình và cáu gắt trước những hành động của các con nhưng cũng nhận ra rằng chúng trở nên như
vậy là do việc chuyển nhà.
Một đêm nọ, tôi suy nghĩ về các con mình và bắt đầu thử đặt mình vào vị trí của chúng. Câu trả lời cho những
hành vi của các con bất chợt sáng rõ đối với tôi. Mặc dù Pat và tôi đã ở bên cạnh các con ngày lẫn đêm và
thường xuyên nói chuyện với chúng nhưng chúng tôi đã quá lo cho công việc dọn dẹp mà không dành sự chú
ý cho các con mình đúng mức. Chúng tôi đã không tiếp xúc với các con bằng ánh mắt và cũng ít khi tiếp xúc
bằng cử chỉ. Bể chứa cảm xúc của chúng bị khô cạn và những hành vi của chúng như muốn hỏi rằng “Bố mẹ
có thương con không?”. Theo cách bực bội của trẻ con, chúng như muốn hỏi rằng “Bây giờ dọn đến căn nhà
mới này bố mẹ có còn thương con không? Bố mẹ vẫn thương con như cũ chứ? Bố mẹ vẫn thương con chứ?”
Đây là những câu điển hình mà trẻ thường thắc mắc khi có một sự thay đổi nào đó.
Ngay khi hiểu ra vấn đề, tôi chia sẻ điều đó với Pat. Lúc đầu, vợ tôi có vẻ hơi nghi ngờ nhưng sau đó cô ấy
sẵn sàng cùng tôi thực hiện một số biện pháp. Ngày hôm sau, chúng tôi dành ánh mắt cho các con bất cứ lúc
nào có thể, chẳng hạn như khi chúng nói chuyện với vợ chồng tôi (chúng tôi chủ động lắng nghe), hoặc khi
chúng tôi nói chuyện với các con. Bất cứ lúc nào có thể, vợ chồng tôi ôm các con và dành sự tập trung chú ý
cho chúng. Các con tôi thay đổi một cách lạ lùng. Khi bể chứa cảm xúc của các con tôi được đổ đầy, chúng
trở nên vui tươi, rạng rỡ, huyên náo. Chúng ít chơi dưới đất nhưng dành nhiều thì giờ để chơi với nhau và tạo
cho nhau vui vẻ. Tôi và vợ tôi đều cho rằng đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Chúng tôi không chỉ giúp
các con mình thôi chơi dưới đất nhưng điều quan trọng hơn nữa là các con tôi lại trở nên vui vẻ như trước.

Không bao giờ là quá sớm
Đây là một minh họa nữa về tầm quan trọng của ánh mắt. Đôi mắt của trẻ sơ sinh có thể bắt đầu tập trung vào
một chỗ nào đó trong vòng hai đến bốn tuần tuổi. Những hình ảnh đầu tiên có thể thu hút sự chú ý của trẻ đó
chính là gương mặt người, đặc biệt đứa trẻ sẽ chú ý vào đôi mắt trên gương mặt đó.
Khi đứa trẻ gần được sáu hoặc tám tuần tuổi, nếu bạn để ý sẽ thấy rằng mặt của trẻ dường như luôn luôn

hoạt động và dường như đang tìm kiếm một cái gì đó. Đôi mắt của trẻ giống như hai ăng-ten ra-đa liên tục
hoạt động và dò tìm. Bạn có biết em bé đang tìm kiếm điều gì không? Đúng vậy, em bé đang tìm kiếm một
cặp mắt khác. Ở độ tuổi rất nhỏ đó, em bé đã có thể giao tiếp bằng cảm xúc và bể chứa cảm xúc của bé cũng
cần được đổ đầy.
Lạ lùng quá, phải không các bạn? Không lạ gì khi mối quan hệ của trẻ nhỏ với thế giới bên ngoài và những
cảm xúc về thế giới đó đã được hình thành rất tốt trong giai đoạn đầu đời. Hầu như tất cả những nhà nghiên
cứu đều tin rằng nền tảng nhân cách của một đứa trẻ, từ lối suy nghĩ, ăn nói đến cách nhận xét sự vật đều đã
được hình thành ở tuổi lên năm.
Việc chúng ta đem đến cho trẻ một tình yêu không ngừng nghỉ, một tình yêu ấm áp và không thay đổi chẳng
bao giờ là quá sớm. Không lạ gì khi trẻ em cần có được tình yêu vô điều kiện nói trên để có thể đối mặt với
những ảnh hưởng của thế giới ngày nay. Chúng ta có một phương pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để
có thể qua đó đem đến cho trẻ một tình yêu vô điều kiện. Điều đó tuỳ thuộc vào cách cha mẹ sử dụng ánh mắt
của mình để truyền tải tình yêu vô điều kiện cho con cái.
23


Chúng ta vừa nói sơ qua về nhu cầu được tiếp xúc của trẻ bằng những cử chỉ trong những phần trên còn bây
giờ, chúng ta hãy cùng khám phá sâu hơn về vấn đề này.

Bày tỏ tình yêu qua xúc giác
Kính thưa quý thính giả,
Trong những tuần trước, chúng ta đã cùng nhau học hỏi cách nào để bày tỏ tình thương vô điều kiện của
mình đến với con cái qua cái nhìn hay bằng ánh mắt. Trong những tuần lễ sắp tới đây, tiến sĩ Ross Campbell
sẽ hướng dẫn chúng ta cách bày tỏ tình thương qua xúc giác, hay những cử chỉ âu yếm, gần gũi bên nhau.
Tiến sĩ Ross Campbell bắt đầu như sau:
Dường như cách dễ thấy nhất để bày tỏ tình yêu cho trẻ là thông qua xúc giác. Thật đáng ngạc nhiên khi các
nghiên cứu lại cho chúng ta thấy rằng hầu hết những bậc phụ huynh thường chỉ đụng đến con mình khi cần
thiết, chẳng hạn như khi giúp con mặc và thay quần áo hay giúp con leo lên xe. Ngược lại, rất ít có phụ huynh
nào tận dụng cách thức nhẹ nhàng và đơn giản này để bày tỏ tình yêu vô điều kiện của họ trước nhu cầu to
lớn của các con mình. Hiếm khi chúng ta thấy một người cha hay người mẹ nào bất ngờ tìm thêm những cơ

hội tiếp xúc với con trẻ.
Ở đây, tôi không chỉ muốn nói đến việc ôm và hôn trẻ hay những việc tương tự như thế, nhưng tôi muốn bàn
rộng ra về tất cả mọi loại cử chỉ tiếp xúc khác. Chạm vào vai của trẻ, cù nhẹ vào mạng sườn hay xoa đầu
chúng là những việc hết sức đơn giản. Khi để ý quan sát nhiều phụ huynh và con của họ, chúng ta có thể thấy
nhiều người trong số đó thật sự cố gắng ít chạm vào người con cái họ, càng ít càng tốt. Những bậc phụ huynh
tội nghiệp này dường như mang trong trí một khái niệm rằng con cái mình là những búp bê bằng máy biết đi,
hay những vật có thể đi lại và hành động một cách chính xác mà rất ít cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Những bậc phụ huynh này không biết rằng họ đã bỏ lỡ biết bao cơ hội tuyệt vời. Chỉ với đôi bàn tay của mình,
họ có thể đem đến cho con một sự bảo đảm an toàn về mặt tình cảm và chính bản thân họ cũng gặt hái thành
công trong trách nhiệm làm cha mẹ.
Ngược lại, thật phấn khởi khi nhìn thấy một số bậc cha mẹ khám phá ra bí quyết của sự giao tiếp qua xúc giác
đi cùng với ánh mắt.
Các nhà khoa học cho thấy rằng xúc giác đóng một vai trò đáng kinh ngạc đối với thể chất và tinh thần của
con người ngay từ lúc mới chào đời. Bài báo với tựa đề “Giác Quan Hình Thành Tương Lai Của Chúng
Ta” (“The Sense That Shapes Our Future”) trong tạp chí Reader’s Digest phát hành vào tháng 2 năm 1992 có
nói rõ điều đó. Tác giả bài báo Lowell Ponte nói rằng theo những nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên Cứu Xúc
Giác tại đại học y khoa Miami (the University of Miami Medical School’s Touch Research Institute), những em
bé sinh non nếu được mát-xa thật chậm và đều 15 phút mỗi ngày sẽ tăng trọng gấp 47 % so với những trẻ
sinh non khác nhưng không được mát-xa như thế. Những trẻ sinh non được mát-xa cũng cho thấy giấc ngủ,
sự linh hoạt và các hoạt động khác của các bé được cải thiện. Sau 8 tháng được chăm sóc theo cách trên,
người ta thấy rõ sự vượt trội về tinh thần và thể chất ở trẻ.
Kính thưa quý thính giả,
Tiến sĩ Michael Meaney, một bác sĩ tâm lý làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu của bệnh viện Douglas tại Đại
học McGill ở Montreal, chứng minh rằng việc ông thường xuyên chạm vào những chú chuột con trong suốt
nhiều tuần sau khi chúng ra đời đã dẫn đến kết quả làm tăng những thụ thể vốn điều khiển việc sản sinh
lượng glucocorticoids trong cơ thể. Glucocorticoids là loại hóa chất gây ra nhiều căn bệnh, bao gồm chứng
chậm phát triển và tổn thương tế bào thần kinh não. Bài nghiên cứu cũng đề cập đến việc con gái đầu lòng
của tiến sĩ Meaney chào đời trong khi ông thực hiện cuộc nghiên cứu này và tiến sĩ đã chủ ý thường xuyên
ôm đứa con đầu lòng của mình. Người ta ghi lại lời nói của ông như sau: “Bằng chứng nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy rằng việc tôi ôm con gái mình hôm nay sẽ giúp cháu có một cuộc sống vui tươi và lành mạnh hơn

sau này. Việc tôi đụng chạm con có thể hình thành tương lai của nó.”
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự quan tâm đụng chạm của các y tá và những người thân yêu có thể làm
nên những điều kỳ diệu cho các bệnh nhân đang nằm viện. Điều đó có thể xoa dịu những cơn đau đầu do lo
lắng và căng thẳng của họ, đôi khi còn giúp làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh và nhịp đập bị rối loạn.
Khi con trai David của tôi được 8 tuổi, có lần cháu tham gia giải đấu bóng chày Peanut League. Trong suốt
trận đấu, tôi thấy hết sức thú vị về hình ảnh của một người cha nọ. Ông đã khám phá ra được bí quyết trong
24


việc sử dụng ánh mắt và xúc giác. Con trai của ông ta thường xuyên chạy đến để nói với bố một điều gì đó.
Rõ ràng giữa hai cha con này có một mối quan hệ yêu thương rất khắng khít. Khi nói chuyện với nhau, cả hai
bố con đều nhìn thẳng vào mắt nhau, không chút ngại ngần. Trong khi nói chuyện, họ cũng có những cử chỉ
rất thích hợp, đặc biệt là những lúc một trong hai người nói điều gì đó có vẻ buồn cười. Người cha này
thường đặt tay mình lên cánh tay của con trai hoặc choàng vai nó. Đôi lúc, ông âu yếm vỗ vào đầu gối con. Có
lúc, ông lại vỗ nhẹ vào lưng hoặc kéo con về phía mình, đặc biệt là những lúc yêu cầu nó làm một điều gì đó
hài hước. Chúng ta có thể thấy rằng người cha này đã luôn sử dụng những cử chỉ yêu thương đối với con bất
cứ lúc nào ông có thể. Những việc làm này thật thích hợp khi cả hai cha con đều cảm thấy dễ chịu.
Thỉnh thoảng, người cha này cũng dẫn theo một cô con gái trạc tuổi thiếu niên đến để xem em mình chơi
bóng. Cô bé ngồi cùng với bố, có khi là bên cạnh, có khi là ngay trước mặt ông. Vì đây là một ông bố biết
quan tâm đến con đồng thời cũng có kiến thức trong việc nuôi dạy con nên ông cũng đã bày tỏ những cử chỉ
thích hợp với con gái mình. Ông cũng nhìn con gái và đụng chạm nó nhiều nhưng vì độ tuổi của cô bé nên
ông không để nó ngồi lên đùi mình và hôn nó (như cách ông hẳn đã làm khi cháu còn nhỏ). Ông thường nhẹ
nhàng chạm vào bàn tay, cánh tay, vai và lưng của con gái. Có khi, ông vỗ nhẹ vào đầu gối con, quàng tay lên
vai con một chút hoặc nhẹ nhàng kéo con về phía mình, nhất là khi có điều gì đó vui vui xảy ra.
Quý thính giả thân mến,
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách bày tỏ tình thương qua xúc giác trong tuần tới. Xin hẹn gặp lại quý vị.
Hai món quà quý giá
Kính thưa quý thính giả,
Trong tuần trước, tiến sĩ Ross Campbell có giới thiệu cách nào chúng ta có thể bày tỏ tình thương vô điều
kiện đến với con cái qua xúc giác, hay qua những cử chỉ thân mật, âu yếm. Trong tuần này, tiến sĩ Campbell

sẽ chỉ cho chúng ta rằng con gái và kể cả con trai, cũng cần nhận được tình thương qua những cử chỉ gần
gũi, thân mật với cha mẹ. Không biết quý vị có còn nhớ cậu bé Tom thật tội nghiệp vì cha mẹ em đã không
biết lợi dụng ánh mắt hay những cử chỉ âu yếm để rót đầy bể chứa yêu thương của em.
Chúng ta phải kết hợp xúc giác cùng với ánh mắt của mình trong việc tiếp xúc với trẻ mỗi ngày. Việc tiếp xúc
này cần phải thật tự nhiên và thoải mái chứ đừng quá lộ liễu hay quá đáng. Những trẻ được trưởng dưỡng
trong một gia đình mà cha mẹ biết cách sử dụng ánh mắt và xúc giác sẽ trở thành những người chấp nhận
bản thân mình và dễ chịu với những người xung quanh. Chúng sẽ dễ dàng giao tiếp với mọi người, dễ gần và
có nhận thức tốt về sự tự trọng của bản thân. Rõ ràng, ánh mắt và cử chỉ đúng lúc là hai món quà quí giá nhất
mà chúng ta có thể tặng cho con cái của mình. Ánh mắt, cử chỉ (cùng với sự tập trung chú ý, mà chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu trong những tuần tới) là những cách hiệu quả nhất để đổ đầy bể chứa cảm xúc cho trẻ
nhỏ và giúp các em trở nên một người tốt nhất trong khả năng của trẻ.
Tiếc thay, cha mẹ của Tom đã không nhận ra bí quyết bày tỏ những cử chỉ và ánh mắt của mình. Họ đã sử
dụng ánh mắt của mình sai mục đích. Họ còn nghĩ rằng những cử chỉ âu yếm chỉ thích hợp cho con gái vì
“con gái mới cần được bày tỏ tình yêu.” Ông bà Smith cho rằng con trai phải được đối xử như một người đàn
ông. Theo họ nghĩ, nếu Tom quá được yêu chìu, cậu sẽ trở nên giống như con gái. Cặp vợ chồng khổ tâm đó
đã không nhận thấy rằng sự thật hoàn toàn ngược lại. Vì một khi họ biết dùng những cử chỉ và ánh mắt của
mình để đáp ứng nhu cầu tình cảm cho con, nhất là ông Smith, thì Tom sẽ càng xác định rõ giới tính của mình
và càng thể hiện nam tính.
Ông bà Smith cũng cho rằng khi một bé trai lớn lên thì nhu cầu được cha mẹ yêu thương, nhất là việc âu yếm,
sẽ không còn. Nhưng thực ra, nhu cầu đó của các bé trai không bao giờ chấm dứt, mặc dù việc tiếp xúc bằng
cử chỉ của chúng ta với chúng cần phải được thay đổi.
Trẻ dưới 7 tuổi cần được nắm tay, vuốt ve, ôm ấp và hôn hít. Khi con trai tôi đã đến tuổi đi học, nó thường gọi
đó là kiểu “nựng nịu dành cho con nít.” Bày tỏ tình thương qua xúc giác đối với trẻ từ lúc mới sanh cho đến khi
được 7 hoặc 8 tuổi là rất quan trọng. Tôi muốn nhấn mạnh là rất quan trọng! Các nghiên cứu cho thấy rằng
các bé gái sơ sinh dưới 12 tháng tuổi thường nhận được sự âu yếm nhiều gấp 5 lần so với các bé trai cùng
trang lứa. Tôi tin chắc đây chính là lý do khiến các bé trai (từ 3 tuổi cho đến tuổi thiếu niên) thường gây ra
nhiều rắc rối hơn các bé gái. Tỉ lệ các bé trai vào các bệnh viện tâm thần trong cả nước nhiều gấp 5, 6 lần so
với các bé gái. Tỉ lệ này thay đổi rõ rệt khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên.
Rõ ràng, chúng ta thấy rằng các bé trai cũng cần được nhận nhiều sự yêu thương giống như các bé gái trong
suốt những năm tháng đầu đời và điều đó hết sức quan trọng. Khi các bé trai lớn hơn và trưởng thành hơn,

25


×