Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn GDCD lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.81 KB, 36 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Sử dụng phương pháp kể chuyện trong
giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục
công dân lớp 7

Năm học 2014 - 2015

1


Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Sử dụng phương pháp kể chuyện trong việc giảng dạy
phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy bộ môn Giáo dục cô
ng dân lớp 7
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh

Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 06/10/1987
Trình độ chun mơn: Cử nhân Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn – Giáo dục
công dân
Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên, Trường THCS Nam Hưng
Điện thoại: 0974075015


4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2013 - 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Lan Anh

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học mơn Giáo dục cơng dân chính
là giáo dục và hình thành nhân cách tốt đẹp cho mỗi học sinh. Nhưng hiện
nay, đạo đức xã hội đang dần xuống cấp. Đặc biệt là đối với học sinh. Khắp
các trang mạng xã hội đầy rẫy những cảnh con cái mắng nhiếc cha mẹ, trị
đánh thầy hoặc những hình ảnh dung tục, sa đọa…Tuy vậy, môn Giáo dục
công dân – môn học về đạo đức và giáo dục nhân cách con người lại bị xem
nhẹ. Bên cạnh đó, việc dạy và học Giáo dục cơng dân lại tồn tại một nghịch
lí: kết quả học tập được đánh giá bằng điểm số của môn Giáo dục công dân
không phản ánh đầy đủ và chính xác khuynh hướng nhân cách và đạo đức của
học sinh. Có những em có thể trả lời trơn tru, thuộc lịng về các phạm trù đạo
đức, có thể giải quyết thấu tình đạt lí các tình huống thầy đưa ra nhưng thực tế
em đó lại nói tục, chửi bậy hoặc đánh nhau. Điều đó khiến tơi ln băn khoăn
và trăn trở. Phải chăng các phương pháp dạy học mà chúng ta đang sử dụng
mới chỉ làm cho các em hiểu mà chưa thể cảm được và làm theo? Nói cách
khác là chúng ta mới tác động đến cái đầu mà chưa chạm đến được trái tim,
tâm hồn mỗi học sinh.
Sử dụng phương pháp kể chuyện trong tiết học Giáo dục công dân

không chỉ tạo sự hấp dẫn cho tiết học, sự hứng thú cho học sinh mà nó sẽ nuôi
dưỡng, bồi đắp tâm hồn các em. Các câu chuyện nhỏ sẽ dạy các em biết ước
mơ, sự dũng cảm, lòng trung thực… một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. Tuy
vậy, việc sử dụng phương pháp này trong giảng dạy Giáo dục công dân chưa
thực sự được chú trọng. Vì những lí do trên, tơi đã chọn vấn đề sử dụng
phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công
dân lớp 7 để nghiên cứu và áp dụng.
Phương pháp kể chuyện có thể sử dụng trong giảng dạy môn Giáo dục
công dân từ khối 6 đến khối 9. Tuy nhiên vì nhiều lí do khách quan và chủ
quan nên trong sáng kiến này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng trong
giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7. Sáng kiến này được

3


tôi nghiên cứu từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2013 – 2014 thì được áp
dụng vào giảng dạy.
Sáng kiến Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo
đức môn Giáo dục công dân lớp 7 có ba điểm mới nổi bật sau:
- Thứ nhất, sáng kiến tập trung nghiên cứu phương pháp giảng dạy có
thể tác động đến cả nhận thức và tâm hồn của học sinh chứ không nghiên cứu
những vấn đề, những phương pháp dạy hiện nay nhiều người nghiên cứu,
nhiều tài liệu đề cập đến. Mới ở đây được hiểu theo nghĩa là riêng và sáng
tạo.
- Thứ hai, sáng kiến đưa ra những cách thức, thời điểm, những lưu ý,
thể loại truyện có thể sử dụng trong khi sử dụng phương pháp kể chuyện. Đây
là những kinh nghiệm tôi đúc rút trong quá trình giảng dạy.
- Thứ ba, sáng kiến cung cấp danh mục các truyện có thể áp dụng vào
các bài học cụ thể để các bạn đồng nghiệp có thể tham khảo và đóng góp ý
kiến.

Nội dung trọng tâm của sáng kiến như sau:
1. Khái niệm và vai trò của phương pháp kể chuyện: trong phần này,
tôi đã nêu ra các khái niệm về kể chuyện theo các tài liệu nghiên cứu của tác
giả Chu Huy. Từ đó khái quát vai trị của kể chuyện là vơ cùng quan trọng
trong đời sống con người.
2. Cách sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức
môn Giáo dục công dân lớp 7 bao gồm: các hình thức kể chuyện (sử dụng
truyện trong sách giáo khoa, sử dụng truyện ngoài sách giáo khoa và thi kể
chuyện); những yêu cầu và lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong
giảng dạy.
3. Các loại truyện thường được sử dụng trong giảng dạy phần Đạo đức
môn Giáo dục công dân: truyện dân gian, truyện sáng tác và truyện tấm
gương. Trong truyện tấm gương lại có hai loại nhỏ hơn là truyện danh nhân
và truyện người thực việc thực.

4


4. Danh mục tham khảo các truyện có thể sử dụng trong giảng dạy
phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7.
Áp dụng sáng kiến này, tôi nhận thấy có hiệu quả giáo dục rất lớn. Các
em đều hào hứng, thích thú thậm chí là chờ đợi mỗi giờ học Giáo dục công
dân. Điểm số và hạnh kiểm của học sinh những lớp tôi sử dụng sáng kiến này
vào giảng dạy được nâng lên. Đặc biệt, hành vi của các em thay đổi một cách
rõ rệt theo chiều hướng tích cực.
Trong sáng kiến này, tơi có một số đề xuất và kiến nghị với nhà trường
và các cấp lãnh đạo về việc quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, tài liệu tham
khảo cũng như tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, các cuộc thi… Hi
vọng, sáng kiến này sẽ góp phần nâng cao chất lượng mơn Giáo dục cơng dân
nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.


5


Phần 2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Cơ sở nảy sinh sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
Một trong những tư tưởng đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng
cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của
Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo
dục đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân... (Điều 23 – Luật Giáo dục, 2005).
Để thực hiện được mục tiêu giúp cho học sinh phát triển tồn diện, giáo
dục phổ thơng cần chú trọng đến tất cả các mơn học. Trong đó mơn Giáo dục
cơng dân có tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân
cách cho học sinh. Giáo dục công dân là một môn học mang nhiều nét đặc
thù. Đó là một mơn học bao qt kiến thức đạo đức và pháp luật ở mức độ
đơn giản. Nhưng quan trọng hơn cả, mơn Giáo dục cơng dân cịn là môn học
trực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Đây chính là nhiệm vụ đầu
tiên và quan trọng nhất của việc giảng dạy bộ môn này. Chính vì vậy phương
pháp dạy học mơn Giáo dục cơng dân cũng có nhiều nét khác biệt so với các
mơn học khác.
Hiện nay, khi bàn đến phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân,
những người làm công tác nghiên cứu về phương pháp dạy học, các giáo viên
đứng lớp thường nghĩ ngay tới các phương pháp: kích thích tư duy, phương
pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, giải quyết vấn đề hay phương
pháp trò chơi… Mỗi phương pháp dạy học trên đều có những ưu điểm và hạn

chế riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ của môn học, người giáo viên phải sử
dụng nhuần nhuyễn, khoa học, phù hợp các phương pháp dạy học trên. Nhưng
đê thực hiện được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh, người giáo viên
6


phải tìm, tịi, nghiên cứu để có phương pháp dạy phù hợp nhất có tác động
đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh. Từ đó học sinh mới hình
thành được thế giới quan khoa học, đúng đắn, có những lời nói, việc làm phù
hợp với pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, môn Giáo dục công đang đang bị xem nhẹ so với vai trị của
mơn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Về phía học sinh, các em luôn cho
rằng đây là một môn học phụ nên không cần tập trung thời gian và công sức
cho việc học tập mơn này. Đặc biệt có một số em học sinh khơng học vì các
kì thi quan trọng như thi tôt nghiệp, thi chuyển cấp chỉ tập trung vào các môn
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội chứ chưa bao giờ và chưa có ở đâu tổ
chức thi mơn Giáo dục cơng dân. Về phía giáo viên, xuất phát từ tư tưởng
khơng thi thì khơng học, bản thân giáo viên cũng xem nhẹ việc dạy học môn
học này. Từ đó, giáo viên khơng có những tìm tịi, đổi mới, sáng tạo trong
cách tổ chức dạy và học. Thậm chí, coi việc giảng dạy một tiết học theo kiểu
ăn đấu làm khoán, hết giờ học tức là hết nhiệm vụ.
Mục tiêu cuối cùng của môn Giáo dục công dân là giáo dục đạo đức
cho học sinh. Nhưng có một thực tế đáng buồn, một nghịch lí là kết quả học
tập (điểm số mà các em đạt được) không phản ánh đúng thực tế tình trạng đạo
đức của học sinh. Điều đó có nghĩa những điểm số các em đạt được chỉ mang
tính ảo. Một học sinh có thể học thuộc lịng, trình bày trơi chảy về các khái
niệm đạo đức trong xã hội nhưng chỉ vài phút sau cũng chính em học sinh đó
lại nói tục, chửi bậy khi trị chuyện với bạn bè. Một học sinh có thể giải quyết
tốt tình huống đạo đức mà sách giáo khoa hay giáo viên đặt ra nhưng việc làm

thực tế lại khác. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm trên mạng internet, ai cũng có
thể tìm được hàng loạt các video clip về những cảnh đánh nhau, lột quần áo…
của học sinh. Gần đây lại xôn xao về đoạn clip học sinh đánh lại thầy giáo.
Khoan nói về việc ai đúng, ai sai vì chỉ có những người có mặt lúc đó mới
phân định được rạch rịi. Nhưng rõ ràng, đó là một hồi chng cảnh tỉnh về
tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay. Thế nhưng phần lớn những học sinh
7


đó lại đạt điểm trung bình thậm chí là giỏi và khá mơn Giáo dục cơng dân.
Nghịch lí ấy là một câu hỏi lớn với các giáo viên và các nhà nghiên cứu giáo
dục. Các em đạt điểm cao trong khi học tập tức là các em hoàn toàn nhận thức
được thế nào là đúng sai, phải trái. Nhưng hành động, lời nói của các em lại
ngược lại. Phải chăng các phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục
chưa thực sự tác động đến tâm hồn, tình cảm của các em học sinh?
Như đã nói ở trên, hiện nay, trong giảng dạy môn Giáo dục công dân,
giáo viên thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Trong vòng
gần chục năm trở lại đây, những phương pháp dạy học thường được triển khai
trong các hội thảo về phương pháp dạy học là: phương pháp trị chơi, thảo
luận nhóm, đóng vai… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm
riêng nhưng có một phương pháp dạy học có hiệu quả ít được nhắc đến là
phương pháp kể chuyện. Thậm chí, ngay trong sách giáo viên cũng khơng hề
đề cập đến phương pháp này. Nhưng trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy,
đây là một phương pháp dạy học có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm
của học sinh. Chỉ có tác động đến tâm hồn các em thì các em mới có những
hành vi đúng đắn. Nhưng thực tế, trong khi giảng dạy, nhiều giáo viên chưa
thực sự chú trọng đến phương pháp này.
Bản thân tôi cho rằng, bắt nguồn từ đặc thù của môn học này là giáo
dục tư tưởng, đạo đức, lối sống nên phương pháp kể chuyện sẽ có nhiều ưu
thế và nếu sử dụng đúng mực sẽ đem lại hiệu quả không ngờ trong qua trình

dạy học. Quả thực, mơn Giáo dục cơng dân từ lớp 6 đến lớp 9, kiến thức được
chia ra thành hai mảng rõ rệt: giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Đối với
phần đạo đức, những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn về lịng u thương
con người, tính liêm khiết, sự trung thực…sẽ khơi nguồn và phát triển những
tình cảm tốt đẹp trong mỗi học sinh. Từ đó, các em sẽ có thái độ và hành vi
chuẩn mực hơn.
Tuy vậy, trong nhiều năm, người giáo viên dạy môn Giáo dục công dân
trong trường trung học cơ sở chưa ý thức được đầy đủ vai trò của phương
pháp kể chuyện trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương
8


pháp này cũng gặp phải nhiều khó khăn như: lựa chọn câu chuyện chưa phù
hợp, chưa sát với nội dung bài học hoặc lồng ghép vào bài học nhưng chưa
đạt được hiệu quả cao.
Vì những lí do trên nên tơi chọn vấn đề Sử dụng phương pháp kể
chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7 để
nghiên cứu.
2. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Phương pháp kể chuyện có thể áp dụng có hiệu quả đối với tất cả các
khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Nhưng vì gặp phải một số khó khăn về thời gian
và tài liệu nghiên cứu nên ở sáng kiến này tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc sử
dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức mơn Giáo dục
cơng dân lớp 7.
Mục đích của đề tài :
- Nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng phương pháp kể chuyện
- Nghiên cứu những câu chuyện phù hợp có thể sử dụng trong việc
giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7.
- Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp giáo dục tác động
đến tư tưởng, tình cảm của học sinh. Từ đó, các em có những hành vi đúng

đắn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật của Nhà nước. Từng
bước thay đổi nghịch lí về điểm số của môn Giáo dục công dân với ý thức đạo
đức của học sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát (chương trình sách giáo khoa Giáo dục cơng dân trung học
cơ sở).
- Tham khảo tài liệu, tổng hợp, so sánh, hệ thống hố một số vấn đề lý
luận có liên quan.
- Phương pháp đàm thoại kết hợp với phân tích, chứng minh.
- Phương pháp nêu vấn đề (kích thích tư duy sáng tạo của học sinh).
- Phương pháp thảo luận nhóm .
- Phương pháp quan sát
9


4. Sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn
Giáo dục công dân lớp 7
4.1. Khái niệm và vai trò của phương pháp kể chuyện
4.1.1 Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên), kể là một hành động nói
giải thích kể là nói rõ đầu đi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Khi ở vị trí
một thuật ngữ, kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
- Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình
kịch) – cịn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
- Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
- Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
- Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học.
Kể chuyện là một thuật ngữ vì nó có một kết cấu âm tiết ổn định, một
phạm trù ngữ nghĩa (còn gọi là khái niệm) nhất định. Lâu nay, thuật ngữ kể
chuyện vẫn được dùng với ý nghĩa kể một câu chuyện bằng lời, kể cả câu

chuyện có hình thức hồn chỉnh, được in trên sách báo.
(Dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục, 2000)
Trong đề tài nghiên cứu này, tôi quan tâm đến ý nghĩa kể chuyện là chỉ
tên một phương pháp diễn giảng.
4.1.2 Vai trò của truyện và phương pháp kể chuyện
Nhu cầu hiểu biết khám phá thế giới là nhu cầu rất lớn của con người.
Con người không chỉ muốn biết những gì đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, mà cịn
muốn hiểu biết những gì đã xảy ra trong quá khứ (quá khứ gần, quá khứ xa và
rất xa trong lịch sử). Hàng ngày, do vơ tình hay cố ý, ta có được thơng tin về
đủ mọi chuyện trong nhà, ngoài ngõ, rộng hơn là trong vùng, trong nước và
trên thế giới ngày nay hay ngày xưa. Từ những chuyện lớn, chuyện nhỏ ta
nghe kể từ tuổi ấu thơ bên bếp lửa của bà, đến những điều nghe thầy cơ, bạn
bè kể, bình giảng ở trường, sự hiểu biết về thế giới và con người cứ tăng dần
lên theo năm tháng.
10


Kể chuyện là một hình thức thơng tin nhanh gọn, truyền cảm bằng
ngơn ngữ. Mặc dù đã có những phương tiện thông tin đại chúng hiện tại như
ti vi, đài phát thanh, rađiơ, cát xét, người ta vẫn thích nghe nói chuyện bằng
miệng.
Những truyện kể, truyện dân gian là một trong những hình thức nhận
thức thế giới của các em, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có
về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới
và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em. Những tác phẩm ấy giúp cho các
em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh.
Truyện gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc thẩm mĩ mà
thiếu chúng khơng thể có tâm hồn cao thượng, lịng mẫn cảm chân thành
trước nỗi bất hạnh, đau đớn và khổ ải của con người.
Trở lại với phương pháp kể chuyện trong mơn Giáo dục cơng dân, có

thể nói phương pháp kể chuyện là một phương pháp quan trọng, có ý nghĩa
sâu sắc. Đó là cách dùng câu chuyện để giảng tri thức đạo đức và kiến thức
pháp luật. Từ câu chuyện giáo viên chọn hoặc có sẵn, bằng khả năng sư phạm
của mình, với sự khéo léo, tài trí, người giáo viên dùng câu chuyện trong tiết
dạy để làm sáng tỏ, cụ thể hóa những đơn vị kiến thức trong bài học.
Có lẽ vì vậy mà người ta khẳng định: phương pháp kể chuyện được sử
dụng như một phương pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức và pháp
luật cho học sinh. Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng nếu biết sử dụng
phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Giáo dục công dân một cách hợp
lí thì sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả giáo dục. Đó là:
- Nội dung kể chuyện sẽ minh họa một cách sinh động cho các mẫu
hành vi đạo đức và pháp luật. Nhờ vậy những mẫu hành vi này sẽ tạo được
những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền.
- Học sinh có cơ hội trải nghiệm những chuẩn mực hành vi. Nhờ đó
hình thành ở học sinh niềm tin, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi
ứng xử trong cuộc sống.

11


- Phương pháp kể chuyện được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh
động, không nhàm chán sẽ giúp học sinh thực sự bị lôi cuốn vào bài học một
cách tự nhiên, hứng thú. Đồng thời giải tỏa được mệt mỏi trong quá trình học
tập. Với phương pháp này, giờ học khơng cịn nặng nề và khơ cứng mà nó trở
thành một tiết học hấp dẫn, lí thú mà bất kì học sinh nào cũng mong chờ.
- Thông qua kể chuyện, khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh
được nâng cao.
4.2. Cách sử dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy phần Đạo
đức môn Giáo dục công dân lớp 7
4.2.1 Các hình thức kể chuyện

Hình thức 1: Tìm hiểu truyện đọc trong sách giáo khoa
Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân hiện hành được soạn theo
hướng đổi mới, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh THCS và theo kịp xu
thế của thời đại. Một bài học của mơn Giáo dục cơng dân trong chương trình
THCS thường có các phần sau:
1. Truyện đọc, thơng tin sự kiện, đặt vấn đề
2. Nội dung bài học
3. Luyện tập
Nói chung, trong giáo khoa môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 9,
phần Truyện đọc chiếm tỉ lệ khá lớn (80%). Như vậy, các nhà soạn sách đã rất
quan tâm đến việc sử dụng các câu chuyện vào dạy học Giáo dục công dân.
Trách nhiệm của mỗi giáo viên là khai thác hết chiều sâu của câu chuyện.
Thông thường, khi tiến hành giảng dạy trên lớp phần tìm hiểu truyện đọc,
giáo viên thường thực hiện các bước:
Bước 1: Gọi học sinh đọc truyện trong sách giáo khoa.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung truyện.
Bước 3: Liên hệ thực tế hoặc rút ra bài học cho bản thân thơng qua câu
chuyện.
Ví dụ: Tìm hiểu truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo (bài 5 Yêu
thương con người – SGK Giáo dục công dân lớp 7 trang 15)
12


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1

Nội dung cần đạt

GV: Cho học sinh đọc truyện sách
giáo khoa

HS: Đọc diễn cảm
Bước 2
GV: Đặt câu hỏi cho học sinh thảo
luận:
- Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín - Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín
vào thời gian nào?

vào tối 30 Tết năm Nhâm Dần (1962).
- Hoàn cảnh gia đình chị Chín: chồng

- Hồn cảnh gia đình chị như thế nào? chị mất, chị có ba đứa con nhỏ, con
lớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau,
bán lạc rang.
- Bác Hồ âu yếm đến bên các cháu,
- Nêu những cử chỉ và lời nói thể hiện xoa đầu, trao quà Tết, Bác hỏi thăm
sự quan tâm, yêu thương của Bác với việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.
gia đình chị Chín?

- Chị Chín xúc động rơm rớm nước

- Thái độ của chị với Bác Hồ như thế mắt.
nào?

- Bác đăm chiêu suy nghĩ: bác nghĩ

- Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch, thái đến việc đề xuất với lãnh đạo thành
độ của Bác như thế nào? Theo em, phố cần quan tâm đến chị Chín và
Bác Hồ nghĩ gì?

những người gặp khó khăn. Bác

thương và lo cho mọi người.
- Những suy nghĩ, hành động của Bác

- Những suy nghĩ, hành động của Bác thể hiện đức tính: u thương mọi
Hồ thể hiện những đức tính gì?

người.

Bước 3

- Phải quan tâm, yêu thương những

- Em học tập được gì qua câu chuyện người xung quanh.
13


trên?
Với ba bước tìm hiểu trên, học sinh đã được giáo viên hướng dẫn để đi
đúng hướng theo quá trịnh nhận thức của con người: biết, hiểu và đi tới hành
động của bản thân. Chắc chắn, với quy trình ấy, học sinh không chỉ hiểu rõ
được nội dung truyện mà cịn biết mình sẽ phải làm gì để phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức và xã hội.
Hình thức 2: Cung cấp, mở rộng thêm những câu chuyện mới phù hợp
với tiết học
Phương pháp kể chuyện được sử dụng xuyên suốt trong cả tiết học sẽ
tạo được sự mới mẻ và hấp dẫn với học sinh. Để tiết học phong phú, sinh
động đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải luôn sưu tầm thêm nhiều câu
chuyện mới. Tuy nhiên, hiện nay, có q nhiều luồng thơng tin mà cả giáo
viên đều có thể sưu tầm được các câu chuyện: tivi, đài, báo, sách, mạng
internet... Trong số đó, có những câu chuyện hay, phù hợp. Nhưng cũng có

khơng ít những câu chuyện dài dịng, có những chi tiết khơng phù hợp với tiết
học, với độ tuổi và tâm lí của học sinh. Vì vậy, theo tơi, khi thực hiện hình
thức kể chuyện này, giáo viên phải lựa chọn thật kĩ các câu chuyện phù hợp
để đưa vào trong tiết học.
Hình thức 3: Thi kể chuyện
Theo phân phối chương trình, ở các khối lớp từ 6 đến 9 đều có các tiết
thực hành, ngoại khóa. Tuy nhiên, trong thực tế, các tiết học ấy chưa mang lại
hiệu quả thực sự. Khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học Giáo
dục cơng dân, ta có thể tổ chức các cuộc thi kể chuyện trong các tiết học này.
Về hình thức, có thể tổ chức thi giữa các em học sinh trong một lớp hoặc
trong một khối. Về cách tiến hành, có thể thực hiện theo các bước sau:
- Giáo viên chia đội thi và yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện
theo chủ điểm chương trình ngoại khóa.
- Giáo viên kiểm duyệt trước các câu chuyện để đảm bảo về thời gian thực
hiện và sự phù hợp về mặt nội dung với tiết học.
- Học sinh lựa chọn đại diện kể chuyện và luyện tập kể trước ở nhà.
14


- Học sinh kể lại các câu chuyện của mình trong tiết thực hành, ngoại khóa
theo chủ điểm kiến thức.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm và trao phần thưởng cho học sinh chiến thắng
(nếu có).
4.2.2 Những yêu cầu của việc sử dụng phương pháp kể chuyện
Về phía giáo viên
- Cần tìm hiểu truyện đọc kĩ càng, sâu sắc các câu chuyện trong sách giáo
khoa. Muốn vậy, người giáo viên cần đọc kĩ, phân tích và tìm ra chiều sâu, ý
nghĩa được gửi gắm thông qua các nhân vật và sự việc trong truyện.
- Giáo viên phải là người ham đọc, đọc nhiều. Chỉ có đọc nhiều, nghe nhiều,
giáo viên mới có vốn truyện phong phú. Từ đó, mới có thể cung cấp cho học

sinh các câu chuyện hấp dẫn và lí thú khi học bất kì một chủ đề đạo đức hoặc
pháp luật nào.
- Giáo viên phải biết lựa chọn các câu chuyện và tình tiết phù hợp. Giáo viên,
bằng nhận thức và sự tinh tế, phải lựa chọn những câu chuyện và tình tiết phù
hợp dựa trên các tiêu chí:
1. Phù hợp với thuần phong mĩ tục, với các chuẩn mực về đạo đức xã hội.
2. Phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Ở đây, đề tài hướng đến đối
tượng là học sinh lớp 7, các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách.
Nên khơng chọn những câu chuyện có kết cấu và tình tiết q đơn giản vì
khơng tạo được sự hấp dẫn với các em. Cũng không lựa chọn những câu
chuyện quá phức tạp hoặc đề cập tới những vấn đề nhạy cảm không phù hợp
với đối tượng học sinh lớp 7.
3. Phù hợp với nội dung, chủ đề của bài học. Câu chuyện được kể trong tiết
học phải phục vụ đắc lực cho nội dung của bài học. Tránh lựa chọn, kể
chuyện sa đà sang nội dung khác khiến học sinh không nắm vững được nội
dung bài học.
- Giáo viên phải biết khai thác nội dung truyện cho sát với nội dung bài học.
Một câu chuyện sẽ có nhiều tình tiết và nhân vật. Nhưng chỉ có một số tình
tiết và nhân vật phục vụ đắc lực cho bài học. Giáo viên phải hướng cho học
15


sinh chỉ tập trung tìm hiểu những tình tiết và nhân vật này. Tránh biến tiết học
trở thành một tiết kể chuyện.
- Giáo viên phải có duyên kể chuyện. Tức là người kể phải tạo được sự cuốn
hút, hấp dẫn với người nghe. Muốn vậy, trước tiên, giáo viên phải có giọng kể
vang, rõ ràng, kể diễn cảm kết hợp với biểu cảm thông qua nét mặt, cử chỉ,
hành động. Nếu có sẵn duyên chuyện là một ưu thế lớn. Nhưng nếu khơng,
giáo viên hồn tồn có thể rèn luyện.
- Giáo viên phải có khả năng tổ chức các hoạt động kèm theo hoạt động kể

chuyện. Bên cạnh đó, cần có khả năng quan sát khi kể chuyện.
Về phía học sinh
- Cần tìm hiểu trước truyện đọc (đối với truyện trong sách giáo khoa và với
các cuộc thi kể chuyện theo chủ đề), có khả năng phát hiện, theo dõi, lắng
nghe truyện.
- Phải biết khai thác các câu chuyện tương ứng với các đơn vị kiến thức trong
bài học, phải rút ra được ý nghĩa của câu chuyện gắn liền với nội dung kiến
thức.
- Phải rèn luyện cách đọc, cách kể, sự tự tin trước đám đông.
4.2.3 Những lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện
Có rất nhiều phương pháp trong giảng dạy môn Giáo dục công dân và
phương pháp kể chuyện là một đề án bổ sung. Do đó, trong qua trình giảng
dạy khơng nên tuyệt đối hóa vai trò của một phương pháp nào, kể cả kể
chuyện cũng vậy. Bởi lẽ, dù kể chuyện sẽ tác động đến tâm tư, tình cảm từ đó
các em sẽ tự nảy sinh ý thức, uốn nắn hành vi của mình cho đúng và phù hợp
nhưng đây cũng không phải là phương pháp vạn năng. Phương pháp kể
chuyện, tự thân nó cũng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm. Hơn nữa, để
đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cần kết hợ nhuần nhuyễn và phù hợp nhiều
phương pháp giảng dạy. Khơng có phương pháp nào là nhất thống trong q
trình giáo dục.
Kể chuyện trong giờ Giáo dục cơng dân là cần thiết bởi nó rất dễ tác
động đến tâm hồn, tình cảm của con người. Nhưng kể chuyện khơng phải là
16


mục đích chính, lại càng khơng phải nội dung chính của tiết học mà chỉ là
phương tiện để học sinh hiểu hơn về nội dung của bài học. Vì vậy, giáo viên
cần sắp xếp lượng truyện kể phù hợp, không dành quá nhiều thời gian cho
việc kể chuyện (trừ những tiết ngoại khóa giáo viên tổ chức cho học sinh thi
kể chuyện).

Kể chuyện trong giờ học Giáo dục công dân không dừng lại ở hiểu cốt
truyện mà phải tác động đến tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ của học sinh. Từ đó
các em nhận thức được các phẩm chất đạo đức và hành vi pháp luật thơng qua
việc phân tích, khai thác nội dung câu chuyện. Tức là phải đào sâu, tìm hiểu
kĩ một số chi tiết của truyện phục vụ đắc lực cho nội dung bài học.
4.2.4. Những thời điểm kể chuyện trong tiết học
Trong một tiết học, mỗi phương pháp giảng dạy được sử dụng cần áp
dụng đúng thời điểm để có hiệu quả cao. Đặc biệt là phương pháp kể chuyện.
Không phải người giáo viên kể chuyện trong tồn bộ tiết học. Cũng khơng
phải thời điểm nào giáo viên thích là kể chuyện mà phải tùy nội dung bài học,
tùy đối tượng học sinh mà lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiết học để kể
chuyện. Có thể kể chuyện trong các thời điểm sau:
Kể chuyện trong hoạt động dẫn vào bài
Hoạt động dẫn vào bài là khâu nhỏ, không mang nội dung kiến thức trọng
tâm. Nhưng nếu thực hiện tốt khâu này sẽ tạo được tâm thế tốt, sự tò mò và
hứng khởi cho học sinh khi bắt đầu tiết học. Như vậy sử dụng phương pháp
kể chuyện ở hoạt động này là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, hoạt động dẫn
vào bài chỉ kéo dài khoảng 2 đến 3 phút. Vì vậy giáo viên cần lựa chọn những
câu chuyện ngắn gọn, súc tích, có tính khái khốt cao. Hoặc đối với truyện
dài, giáo viên có thể tóm lược các nội dung cơ bản để học sinh hứng thú bước
vào tiết học mới.
Ví dụ: Khi dạy bài 11: Tự tin, giáo viên có thể mở đầu tiết học như sau:
Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện rất thú vị. Câu
chuyện như sau:

17


Hơm ấy lớp tơi học Tốn, vừa vào lớp thầy đã cho làm bài kiểm tra.
Thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau. Đề thứ nhất có số điểm cao

nhất là 10 với những câu hỏi khó. Đề thứ hai 8 điểm với những câu hỏi tương
đối dễ. Đề thứ ba 6 điểm với những câu hỏi dễ. Chúng tôi được quyền chọn
đề. Đa số chúng tôi đều chọn đề thứ hai hoặc thứ ba. Chẳng ai dám chọn đề
thứ nhất. Lúc trả bài, thật ngạc nhiên khi ai chọn đề nào thì được đúng số
điểm tối đa của đề đó, khơng kể đúng hay sai.
Bài kiểm tra kỳ lạ ấy đã dạy chúng tôi một bài học: Điểm số mà mỗi
chúng ta đạt được trong cuộc đời không phải được quyết định bởi chúng ta
trả lời đúng hay sai bao nhiêu câu hỏi mà nó được quyết định bởi ta đã dám
lựa chọn điểm số nào cho cuộc đời mình.
( Nguồn internet)
Sau đó, giáo viên tiếp tục hỏi học sinh:
- Câu chuyện trên nêu ra vấn đề gì?
HS trả lời: Vấn đề về lịng tự tin.
GV: Vậy lịng tự tin là gì? Làm thế nào để tự tin? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
trong tiết học ngày hơm nay.
Kể chuyện khi tìm hiểu các đơn vị kiến thức
Trong tiết học Giáo dục cơng dân, có rất nhiều nội dung kiến thức đòi
hỏi phải minh họa bằng những ví dụ cụ thể, bằng những câu chuyện thực tế.
Đây chính là mảnh đất màu mỡ để người giáo viên có thể sử dụng phương
pháp kể chuyện. Thơng thường, kiến thức một tiết học Đạo đức sẽ gồm các
phần cơ bản: tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện bản
thân. Ở mỗi phần lại có thể sử dụng phương pháp kể chuyện với mức độ khác
nhau.
Ở phần Tìm hiểu khái niệm, học sinh đã được tìm hiểu câu chuyện
trong sách giáo khoa nên giáo viên hạn chế kể chuyện trong phần này. Nếu
có, nên chọn những câu chuyện ngắn gọn, thực sự phù hợp.
Phần Tìm những biểu hiện thể hiện chủ đề đạo đức trong nội dung bài
học có thể sử dụng tối đa phương pháp kể chuyện ở cả giáo viên và học sinh.
18



Ở những bài khó, giáo viên có thể kể trước, sau đó học sinh lấy ví dụ sau.
Nhưng một số bài, học sinh có thể kể ngay câu chuyện thể hiện chủ đề của bài
học. Ví dụ: Khi dạy bài 1: Sống giản dị, giáo viên có thể yêu cầu học sinh kể
những hành động, việc làm thể hiện sự giản dị hoặc trái với giản dị mà em
biết hoặc chứng kiến. Với câu hỏi này, giáo viên có thể gọi từ hai đến vài học
sinh kể. Tuy nhiên, cần định hướng cho học sinh kể một cách ngắn gọn, rõ
ràng, tập trung vào chủ đề chính.
Khi tìm hiểu đến đơn vị kiến thức Ý nghĩa của chủ đề đạo đức, giáo
viên cũng có thể sử dụng phương pháp kể chuyện. Tuy nhiên, phần này, giáo
viên nên kể và dẫn dắt học sinh đến ý nghĩa của chủ đề. Ví dụ: Khi dạy bài 2:
Trung thực có thể kể ra câu chuyện Bài học về sự trung thực. Sau đó yêu cầu
học sinh rút ra bài học về ý nghĩa của lòng trung thực:
Ngày nọ, một lão ăn xin gõ cửa một tòa lâu đài tráng lệ. Bà chủ keo
kiệt chỉ cho ơng ta một ổ bánh mì cũ từ ngày hôm qua. Trong khi ăn bánh, lão
phát hiện một chiếc nhẫn kim cương ở trong bánh. Ông lão liền đem trả lại.
bà chủ muốn đền ơn nhưng ông lão chỉ xin một mẩu bánh mì. Cảm động về
lịng trung thực của ông lão, bà chủ đã mời ông ở lại giữ nhà kho cho mình.
Từ đó, bà chủ khơng lo phải mất trộm cịn lão thì có việc làm đến hết đời.
(Nguồn internet)
Phần cuối cùng trong nội dung bài học là hướng dẫn học sinh cách rèn
luyện bản thân để trở thành người công dân tốt, sống theo chuẩn mực đạo đức
đã nêu ra ở bài học. Ở phần này, giáo viên có thể kể cho học sinh các câu
chuyện về quá trình rèn luyện của một nhân vật. Ví dụ khi dạy bài Giữ gìn,
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dịng họ, giáo viên có thể kể ra
một tấm gương ở địa phương đã biết chăm chỉ học hỏi, rèn luyện để kế tục
truyền thống của gia đình. Trong phần này, giáo viên nên tập trung hướng đến
cách rèn luyện của nhân vật được kể. Học sinh sẽ rút ra bài học rèn luyện bản
thân cho mình.
Kể chuyện trong phần luyện tập


19


Đây là phần học sinh và cả giáo viên kiểm tra lại mức độ hiểu bài của
các em. Vì đã tìm hiểu nội dung bài học nên giáo viên sẽ nhường lại việc kể
chuyện cho học sinh. Giáo viên có thể yêu cầu từng học sinh kể chuyện. Tuy
nhiên, để tạo sự sơi nổi, hấp dẫn, giáo viên có thể tổ chức cho các em thi kể
chuyện, kể chuyện thông qua hình thức đóng vai. Ví dụ, khi dạy bài Yêu
thương con người, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đóng vai kể lại câu
chuyện trong chính bài học: Bác Hồ đến thăm người nghèo. Một học sinh là
người dẫn chuyện, một học sinh đóng vai Bác Hồ và một học sinh đóng vai
chị Chín. Tất nhiên, để tổ chức được hoạt động như vậy, giáo viên phải nhắc
học sinh chuẩn bị trước và phải lựa chọn diễn viên phù hợp.
Kể chuyện khi kết thúc bài giảng
Kết thúc bài giảng là lúc học sinh nắm được toàn bộ kiến thức cơ bản
trong bài học. Tuy nhiên, môn Giáo dục cơng dân, theo đặc thù của nó là giáo
dục tư tưởng, tình cảm địi hỏi phải đọng lại trong học sinh những tình cảm
tốt đẹp, những băn khoăn trăn trở về hành vi của mình, những sự việc, tình
huống các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.. Vì vậy, giáo viên có thể
kết thúc tiết học bằng một câu chuyện để tạo dư âm trong tâm tưởng của học
sinh. Dư âm đó có thể tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm. Ví dụ khi
dạy bài u thương con người (bài 5 – Giáo dục công dân lớp 7), chúng ta có
thể kết thúc tiết học bằng câu chuyện: Giá trị của lòng biết ơn
Một cậu bé làm nghề bán rong để kiếm tiền học. Một ngày, trong túi
cậu chẳng cịn một xu, bụng đói, cậu định gõ cửa một nhà để xin một bữa ăn
Một phụ nữ đẹp ra mở cửa. Vì bối rối cậu xin một li nước. Nhưng người phụ
nữ mang ra một cốc sữa lớn. Nhiều năm sau, người phụ nữ ốm nặng và được
chuyển đến một bệnh viện lớn. Tiến sĩ Howard Kelly được mời đến khám
bệnh. Ơng chợt nhận ra đây chính là người đã cho ơng cốc sữa. Ơng đã dốc

hết sức cứu ân nhân. Khỏi bệnh, người phụ nữ nghĩ mình sẽ khó mà trả được
viện phí vì số tiền quá lớn. Thật ngạc nhiên, khi hóa đơn được chuyển đến, bà
thấy có dịng chữ: Đã thanh tốn đủ bằng một li sữa. Kí tên Tiến sĩ Howard
Kelly.
20


(Nguồn internet)
Chắc chắn với câu chuyện xúc động trên, các em học sinh sẽ vô cùng
hứng thú. Và dù tiết học có kết thúc nhưng tình u thương giữa con người
với con người, cách hành xử đầy nhân văn của người phụ nữ và tiến sĩ
Howard Kelly sẽ mãi tồn tại trong tâm trí các em như một ám ảnh. Từ đó, các
em sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình.
4.3. Các loại truyện thường sử dụng trong phương pháp kể chuyện
4.3.1 Truyện văn học dân gian
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam và thế giới là món quà kì diệu cho
tâm hồn hàng triệu con người. Vì vậy việc sử dụng văn học dân gian trong
dạy học Giáo dục công dân là một việc làm cần thiết và đúng đắn. Truyện dân
gian bao gồm các loại nhỏ: truyện cổ tích, truyện cười, truyền thuyết, ngụ
ngơn… Mỗi loại đều có những nét đặc trưng riêng, có giá trị thẩm mĩ và giáo
dục cao.
Khi dạy bài Đoàn kết, tương trợ ( bài 7 - Giáo dục cơng dân 7) có thể
kể câu chuyện Con rồng cháu Tiên. Câu chuyện này các em khơng được học
nhưng có trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1 (bài này thuộc chương trình
giảm tải) nên giáo viên có thể tóm tắt ngắn gọn câu chuyện. Sau đó khái quát
lại: Mỗi con người thuộc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có
chung nguồn cội, tổ tiên, là con Lạc, cháu Hồng, cùng sinh ra từ cái bọc trăm
trứng của mẹ Âu Cơ. Vì thế chúng ta phải biết đồn kết, yêu thương, giúp đỡ
lẫn nhau.
Những câu chuyện dân gian giản đơn mà có ý nghĩa như trên chắc chắn

sẽ có hiệu quả giáo dục lớn với tâm hồn và nhân cách của những cơng dân
đang trong q trình hình thành nhân cách.
4.3.2 Truyện tấm gương
Như đã nói ở trên, Giáo dục công dân là môn học giáo dục tư tưởng,
đạo đức, giúp con người có những hành vi đúng đắn, phù hợp với các chuẩn
mực xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương tiêu biểu trên nhiều lĩnh
vực để học sinh học tập và noi theo. Truyện tấm gương có hai loại: truyện
21


danh nhân và người thực việc thực. Trong truyện người thực việc thực lại có
hai loại nhỏ hơn: truyện nêu gương tốt để học sinh noi theo và truyện nêu
gương xấu để học sinh phê phán và bài trừ.
Trong quá trình dạy Giáo dục cơng dân, kể về các danh nhân chẳng
những giúp các em hiểu được các tấm gương sáng về lòng yêu nước, tinh thần
phục vụ đất nước mà cịn học tập được ý chí vươn lên, lao động. Đây là một
cách giáo dục hiệu quả mà không hề gị bó.
Ví dụ bài Tơn sư trọng đạo (GDCD 7) có thể kể về tấm gương về thầy
Chu Văn An và các học trò..
Truyện người thực, việc thực cũng rất lí thú. Đây là loại truyện về
người, việc có thực trong đời sống hàng ngày. Do đó, đây là hình thức nêu
cao tấm gương sáng của con người mới, tiêu biểu cho nhân sinh quan mới.
Nội dung các câu chuyện này xoay quanh các tấm gương học giỏi, lao động
giỏi, thật thà, dũng cảm, giàu lòng vị tha. Để đảm bảo được tác dụng cảm hóa
thực sự, sâu sắc của truyện này, cần tránh những truyện có tính chất ghi chép
theo phong cách thơng tin báo chí, thiếu tính văn học. Hoặc người giáo viên
có thể dẫn dắt, sắp xếp tình tiết sao cho câu chuyện ấy trở nên hấp dẫn.
Ví dụ bài 10 – Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dịng họ, có thể kể câu chuyện về nghệ nhân Huỳnh Xướng ở làng mộc Kim
Bồng thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An. Anh dù tuổi cịn trẻ nhưng

khơng rời làng q đi làm ăn xa mà bám trụ lại quê hương gìn giữ nghề mộc
truyền thống của gia đình, dịng họ. Các sản phẩm tạo ra từ bàn tay khéo léo
của anh được nhiều khách hàng cả trong và ngoài nước ưa chuộng. Anh đã
được công nhận là nghệ nhân.
(Nguồn internet)
4.3.3. Truyện sáng tác
Phạm vi truyện sáng tác ở đây bao hàm các truyện dân gian được các
nhà văn biên tập lại, truyện trung đại và các sáng tác hiện đại trong nước và
nước ngồi. Đa số các truyện đó được sáng tác bằng hư cấu, tưởng tượng,
điển hình hóa, có cốt tuyện hay, tình tiết rõ ràng. Đặc biệt nhân vật trong
22


truyện thường là điển hình cho một loại người hay một tang lớp trong xã hội.
Vì vậy truyện sáng tác cũng rất phù hợp để sử dụng trong phương pháp kể
chuyện.
Ví dụ bài Thương u con người (GDCD 7) có thể kể những mẩu
chuyện trong tập Bông hồng vàng của Pautopxki.
4.4. Danh mục tham khảo các truyện có thể sử dụng trong giảng dạy
phần Đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 7
STT
1

2
3

Tên bài

Truyện được sử


Thể loại

Nguồn/địa chỉ/tác giả

Sống giản

dụng
Những mẩu

Truyện

145 câu chuyện về Bác

dị

chuyện về Bác Hồ

danh

Hồ - Nguyễn Huy Riểu

Trung thực

Bài học về sự

nhân
Truyện

Nguồn internet


Tự trọng

trung thực
Lão Hạc

sáng tác
Truyện

Nam Cao (Sách giáo
khoa Ngữ văn 8, tập 1)
Nguồn internet

4

Đạo đức và

Em chọn điểm 10

sáng tác
Truyện

5

kỉ luật
Yêu thương

hay sự trung thực
Giá trị của lịng

sáng tác

Truyện

Nguồn internet

6

con người
Tơn sư

biết ơn
Truyện về thầy

sáng tác
Truyện

Nguồn internet

trọng đạo

Chu Văn An và

danh

7

Đồn kết,

các học trị
Con Rồng cháu


nhân
Truyện

Sách giáo khoa Ngữ văn

8

tương trợ
Khoan dung

Tiên
Thạch Sanh

dân gian
Truyện

6, tập 1
Sách giáo khoa Ngữ văn

Xây dựng

Câu chuyện về vợ

dân gian
Truyện

6, tập 1
Nguồn internet

gia đình văn


chồng chú Võ

người thự

hóa

Thành cư trú tại

việc thực

9

ấp 4, xã Bình
Hàng Trung,
23


10

11

Giữ gìn và

huyện Cao Lãnh
Tấm gương nghệ

Truyện

phát huy


nhân Huỳnh

người

truyền

Xướng ở làng

thực việc

thống tốt

mộc Kim Bồng

thực

đẹp của gia

thuộc xã Cẩm

đình, dịng

Kim, thành phố

họ
Tự tin

Hội An.
Câu chuyện về sự


Truyện

tự tin

sáng tác

Nguồn internet

Nguồn internet

5. Kết quả thực hiện
Kinh nghiệm bản thân tôi thấy: Sau khi sử dụng phương pháp kể
chuyện trong giảng dạy phần Đạo đức môn Giáo dục công dân ở trường
THCS thì học sinh học say sưa hơn, hứng thú cảm nhận bài, đồng thời có
nhiều em đưa ra những phát hiện, những ý tưởng, những câu trả lời khá thú vị
và sâu sắc, giúp học sinh hình thành mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình,
người thân và mọi người, sống chủ động tích cực, tránh xa các tệ nạn xã hội,
có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Từ đó kết quả học tập và rèn luyện đạo đức cũng được nâng cao.
Qua khảo sát tại 2 khối lớp có chất lượng tương đương, thu được kết
quả như sau:

Năm học 2012 - 2013: (Chưa chú ý sử dụng phương pháp kể chuyện)
Lớp

Tổng
số HS

Kết quả xếp loại hạnh


Kết quả xếp loại học lực
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

kiểm
Khá TB

Yế
u

24


7A

27

5

17


5

0

0

18.5%

63%

18.5

0%

0%

4

%
13

4

0

62%

19%


0%

0
7B

21

0%

19%

25

2

92.6 7.4%
%
14

0

0

0%

0%

2

0


4

71.5 19% 9.5% 0%
%

Năm học 2013 - 2014: (Đã chú ý sử dụng phương pháp kể chuyện)
Lớp

Tổng

7B

Kết quả xếp loại hạnh

số
HS

7A

Kết quả xếp loại học lực
Giỏi

Khá

TB

kiểm
Khá
TB


Yếu



Tốt
38

2

0

0

95%
26

5%
3

0%
2

0%
0

40

9


28

3

0

m
0

31

22.5%
0

70%
7

7.5%
20

0%
4

0%
0

Yếu

0% 22.6% 64.5% 12.9% 0% 83.8% 9.7% 6.5% 0%
Như đã khẳng định nhiều lần trong đề tài này, môn Giáo dục công dân

là một mơn học đặc biệt. Nó hướng tới giáo dục nhân cách, điều chỉnh hành vi
của mỗi học sinh. Vì vậy, chỉ đánh giá bằng điểm số là chưa đủ để khẳng định
hiệu quả của sáng kiến. Chính vì vậy, ngay từ năm học 2012 – 2013, tôi đã
thành lập một đội theo dõi hành vi của các học sinh trong lớp. Đội theo dõi
hành vi này thường là cán bộ lớp. Các em sẽ kết hợp với giáo viên và theo dõi
các bạn mình được phân cơng khơng chỉ ở trường mà cả ở nhà. Sau mỗi tuần,
các em được giao nhiệm vụ sẽ tổng hợp lại những hành vi vi phạm như: nói
tục, chửi bậy, đánh nhau, trộm cắp...Bên cạnh đó các em cịn thống kê các
việc làm tốt như: nhặt được của rơi trả người đánh mất, giúp đỡ bạn... Tổng
hợp các theo dõi trên tôi thu được kết quả như sau:
Năm học 2012 - 2013: (Chưa chú ý sử dụng phương pháp kể chuyện)
Lớp

Số học

Số học sinh có hành

Số học sinh có hành

sinh

vi tốt
Số lượng Tỉ lệ %

vi xấu
Số lượng
Tỉ lệ

25



×