AaaA AaĐặt vấn đề:
1. Lời mở đầu:
Mối quan hệ trong quá trình dạy học đó là một nghệ thuật cho và nhận,
truyền thụ và lĩnh hội. Vì thế câu hỏi lớn cần đặt ra ở đây là: Ngời cho truyền thụ
nh thế nào, bằng cách nào để ngời nhận có thể lĩnh hội với tất cả lòng say mê, tính
tự giác, chủ động tích cực và có hiệu quả. Để đạt đợc điều đó đòi hỏi giáo viên- ngời
truyền thụ phải có sự suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng đợc các phơng pháp phù hợp với nội
dung, đặc thù của từng bài học. Tôi thiết nghĩ rằng: Ngời giáo viên lên lớp cũng giống
nh ngời nghệ sĩ khi lên sân khấu để cuốn hút đợc khán giả thì ngoài năng khiếu ra
còn đòi hỏi cả một nghệ thuật. Ngời giáo viên cũng vậy, để giờ giảng của mình thực
sự sinh động và học sinh có thể tiếp thu bài một cách có hiệu quả thì ngoài những tri
thức vốn có của mình một yếu tố không thể thiếu đợc là năng lực s phạm- hay nói
cách khác là phơng pháp, kĩ năng truyền thụ. Theo phơng châm của giáo dục đào tạo
hiện nay lấy học sinh làm vị trí trung tâm trong các giờ học, học sinh phải là chủ
thể tích cực thì việc lựa chọn phơng pháp phù hợp bài giảng, phát huy đợc tính chủ
động, tích cc, sáng tạo của học sinh đây là một vấn đề không đơn giản.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ sự tác động của tình hình thực tiễn hiện nay đối với công tác giáo dục nói
chung và đối với các trờng THPT nói riêng, thì một t tởng đã ăn sâu bám rễ vào
nhận thức của học sinh đó là: môn Giáo dục công dân là môn phụ ( vì không phải
môn thi tốt nghiệp cũng không phải là môn thi Đại học) nên đã tác động đến tâm lí, ý
thức của các em: học cũng chẳng để làm gì, không cần thiết phải học môn Giáo dục
công dân.Mặc dù đó là môn học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân
cách, giáo dục đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật và lí tởng cách mạng. Chính vì vậy
mà trong các giờ học thầy cứ say sa giảng bài còn học sinh đón nhận với một thái độ
thờ ơ lạnh nhạt, thầy dạy rất nhiều nhng học sinh tiếp nhận không đợc bao nhiêu. Từ
thực trạng đó đã tác động đến tâm lí giáo viên đó là làm cho giáo viên cảm thấy mất
hứng thú, dẫn đến chán nản không thiết tha với môn dạy của mình vì vậy đã ít đầu t,
ít sáng tạo trong quá trình soạn, giảng để khai thác kiến thức trong các bài dạy. Cho
nên hiệu quả của các giờ lên lớp cha cao.
Mặt khác, khi vận dụng phơng pháp thuyết trình, phơng pháp nêu vấn đề vào
giảng dạy còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: Phơng pháp thuyết trình là phơng
pháp mà giáo viên bằng lời lẽ của mình truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh
lĩnh hội tri thức một cách thụ động nên trong các giờ học đã xảy ra tình trạng: đọc-
chép, đến nhìn- chép, rồi sang nghe- chép. Dẫn đến chất lợng các giờ học kém.
Khi vận dụng phơng pháp nêu vấn đề do vốn hiểu biết của học sinh còn rất hạn
chế mà kiến thức của bộ môn lại rất trừu tợng nên nhiều khi giáo viên phát vấn học
sinh không trả lời đợc, xảy ra tình trạng thầy hỏi xong lại tự trả lời dẫn đến các giờ
học trở nên tẻ nhạt, nhàm chán.
Với vận dụng phơng pháp đàm thoại thì việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức mới
của giáo viên và học sinh thông qua hệ thống câu trả lời những yêu cầu, gợi ý do giáo
viên nêu ra. Trên cơ sở những tri thức đã đợc lĩnh hội học sinh lại nêu lên những câu
1
hỏi để giáo viên giải đáp những vấn đề mà học sinh còn vớng mắc. Từ đó làm cho các
giờ học trở nên sôi nổi hơn, kích thích đợc sự ham mê, hứng thú học tập của học sinh.
Phát huy đợc tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học. Đặc biệt là giúp học
sinh trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm trong các giờ kiểm tra.
Từ kinh nghiệm sau các giờ lên lớp cho thấy để nâng cao hiệu quả trong các giờ
học môn Giáo dục công dân, để phát huy đợc t duy sáng tạo kích thích đợc tính chủ
động, tích cực của học sinh và để thực hiện đợc mục đích lấy học sinh làm vị trí
trung tâm trong giờ học tôi chọn đề tài: Vận dụng phơng pháp đàm thoại trong
giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trờng THPT
b. GiảI quyết vấn đề:
I. Quan niệm về ph ơng pháp đàm thoại:
Trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân căn cứ vào nội dung kiến
thức của từng bài giảng, giáo viên thờng phải nêu ra những câu hỏi để dẫn dắt học
sinh thu nhận kiến thức mới hoăc hiểu sâu và nắm vững kiến thức đó. Những câu hỏi
do giáo viên nêu ra nhằm gợi lại những tri thức đã có ở học sinh, kể cả kiến thức học
sinh thu nhận đợc qua cuộc sống hàng ngày giúp cho học sinh dần tiếp cận với tri
thức mới và với cuộc sống. Ví dụ: để giảng phần I Tình yêu ( Bài 12- Công dân
với tình yêu, hôn nhân và gia đình- GDCD- Lớp 10) giáo viên có thể da ra câu hỏi:
Dựa vào hiểu biết của mình em hãy đọc các câu thơ, tục ngữ, ca dao hoặc hát một
đoạn bài hát về tình yêu? Từ những câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về tình yêu em thấy
tình yêu có những biểu hiện gì? Hãy nêu những quan niệm về tình yêu mà em biết?
Tình yêu nam, nữ khác tình yêu quê hơng đất nớc nh thế nào? Thông qua hệ thống
những câu hỏi đó giáo viên dẫn dắt học sinh đến việc lĩnh hội tri thức mới.
Nh vậy, đàm thoại là phơng pháp dạy học, trong đó việc truyền thụ và lĩnh hội
tri thức mới của giáo viên và học sinh thông qua hệ thống câu trả lời những yêu cầu,
gợi ý do giáo viên nêu ra. Trên cơ sở những tri thức đã đợc lĩnh hội học sinh nêu lên
những câu hỏi để giáo viên trả lời.
Trong cuộc sống và hoạt động của bản thân con ngời luôn luôn đặt ra những
câu hỏi: Do đâu mà nh vậy? Làm thế nào? Quan hệ ra sao? Căn cứ vào những vốn
hiểu biết con ngời sẽ tìm kiếm những câu trả lời thích hợp, phơng thức và phơng pháp
hành động phù hợp với hiện thực xung quanh và trên cơ sở đó ngày càng hiểu biết
đầy đủ hơn, chính xác hơn thế giới khách quan. Quá trình nhận thức của con ngời đi
từ cha biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ cảm tính
đến lí tính, từ kinh ngiệm đến lí luận. Đó chính là những nấc thang của nhận thức
giúp con ngời đi sâu vào bản chất của sự vât, hiện tợng, hiểu biết chân lí. Vì thế, nhận
thức và t duy của con ngời luôn luôn giải pháp những vấn đề của cuộc sống, của hiện
thực khách quan mà họ cha đợc sáng tỏ. Trên cơ sở của mối liên hệ những cái đã biết,
nắm vững kiến thức đã thu nhận đợc. Đàm thoại chính là sự hỗ trợ, gợi mở giúp con
ngời có thể đi đến nhận thức cái cha biết làm giàu thêm tri thức của mình trên cơ sở
những kiến thức đã tích luỹ đợc. Nó có tính phổ biến và tính thuyết phục cao không
2
chỉ trong việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học mà cả trong cuộc sống hàng
ngày.
Đối với môn học GDCD, đàm thoại sẽ giúp cho học sinh tiếp cận, hiểu và từng
bớc nẵm vững kiến thức mang tính phổ biến, khái quát và trừu tợng cao, nhng lại rất
thiết thực và gắn bó với cuộc sống, hiện tại và tơng lai của học sinh. Đồng thời, dới sự
hớng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ hình thành, phát triển năng lực t duy độc lập,
sáng tạo, t duy lôgic. Bởi vì để trả lời đợc những câu hỏi, diễn đạt đợc t tởng của
mình, học sinh phải biết vận dụng các tri thức đã có, biết khái quát, lập luận một cách
lôgic trên cơ sở các phơng pháp nhận thức, t duy khoa học, biết sử dụng ngôn ngữ
khoa họcThông qua đàm thoại, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả giảng
dạy của bản thân, kết quả thu nhận tri thức của học sinh và bổ sung những khiếm
khuyết của bản thân, của học sinh trong giờ giảng, trong quá trình giảng dạy toàn bộ
chơng trình.
II. Những yêu cầu chung của ph ơng pháp đàm thoại:
Để sử dụng tốt phơng pháp đàm thoại trong giảng dạy môn GDCD nhằm đạt
hiệu quả cao trong giáo dục và giáo dỡng, giáo viên bộ môn cần tuân theo các yêu
cầu sau:
1/ Đàm thoại có thể dùng để giảng tri thức mới hoặc củng cố tri thức cũ, kiểm tra đánh
giá kết quả giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Tuỳ theo mục và nội dung của
bài lên lớp, giáo viên lựa chọn hình thức đàm thoại cho phù hợp. Điều đó không có nghĩa
là tuyệt đối không đợc sử dụng, kết hợp nhiều hình thức đàm thoại trong một giờ lên lớp.
Sau khi đã lựa chọn hình thức đàm thoại, phải lựa chọn những hình thức đặt câu hỏi phù
hợp với nó để xác định loại câu hỏi cần nêu ra. Loại câu hỏi rất đa dạng, chẳng hạn nh:
Đúng hay không? Hoặc thế này hoặc thế khác? Tại sao? Nh thế nào? Do đâu mà có?
Trong khi đặt ra câu hỏi nên có những thay đổi nhất định để tránh sự ức chế, tăng yếu tố
kích thích hng phấn t duy của học sinh.
2/ Các câu hỏi đặt ra cần sắp xếp theo một hệ thống xác định, hợp lí giúp học sinh theo
dõi, lĩnh hội đầy đủ kiến thức mới. Khi chuyển từ câu hỏi này sang câu hỏi khác cần tạo
ra sự liên hệ giữa chúng để kiến thức không bị cắt rời. Ví dụ: Khi giảng phần 3. Vai trò
của thực tiễn đối với nhận thức ( Bài 7- GDCD 10). Để làm rõ đợc vai trò: thực tiễn
là cơ sở của nhận thức. Giáo viên có thể cho học sinh đọc đoạn ca dao:
Ngời ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông ma, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Từ đó giáo viên phải xây dựng đợc một hệ thống các câu hỏi mà giữa chúng có sự
liên hệ chặt chẽ, chẳng hạn nh: Vì sao ngời nông dân nói trên phải quan sát thế giới xung
quanh mình? Việc quan sát các sự vật hiện tợng trong thế giới xung quanh nh trời, đất,
mây, ma, nắng, ngày, đêm đem lại cho họ điều gì? Suy cho cùng những hiểu biết mà ngời
nông dân nói trên có đợc bắt nguồn từ đâu? Con ngời đã phải làm gì để có đợc những
hiểu biết đó? Từ đó cho biết vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
3
3/ Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác cả về nội dung và từ ngữ. Những câu hỏi
dài, mập mờ, không chính xác sẽ làm cho học sinh khó hiểu, hoặc không hiểu và do đó
sẽ khó trả lời hay trả lời không đúng nội dung định hớng của giáo viên.
4/ Câu hỏi phải phù hợp với nội dung bài giảng, gần gũi với thực tế hay những nội dung
kiến thức học sinh đã tích luỹ đợc. Câu hỏi đòi hỏi trả lời bằng những kiến thức học sinh
cha đựơc trang bị, tích luỹ sẽ làm cho các em không đủ khả năng trả lời dẫn đến chán
học.
5/ Câu hỏi đặt ra phải phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lí, thực tế xã hội (Tình hình, phong
tục, tập quán, tôn giáocủa địa phơng), trình độ học sinh. Khi nêu ra các câu hỏi cần
tính đến các loại học sinh khác nhau trong một lớp để một mặt kích thích sự phát triển trí
tuệ ở học sinh trung bình và khá, mặt khác có thể giúp học sinh yếu kém phát huy tính
tích cực, do đó động viên sự hăng hái học tập của học sinh. Muốn vậy cần có sự đầu t
thoả đáng của giáo viên vào việc đặt câu hỏi chính, dự kiến những cách trả lời của học
sinh, đặt ra các câu hỏi phụ nhằm gợi mở cho học sinh.
6/ Môn GDCD, một môn học có chức năng hệ t tởng, thờng bị định kiến không tốt về
mặt chính trị, t tởng. Cho nên cần khuyến khích học sinh tự do đặt ra, tranh luận, giải
quyết những vấn đề thuộc nội dung bài học và thực tiễn đang diễn ra xung quanh. Chính
việc tranh luận của học sinh dới sự chỉ đạo của giáo viên sẽ giúp cho cả giáo viên và học
sinh lí luận và thực tiễn đúng đắn và đầy đủ, rút bớt con đờng nhận thức chân lí.
Khi đặt ra và giải đáp câu hỏi của mình, có thể học sinh sẽ phải mắc sai sót.
Với bất kì câu hỏi hay câu trả lời nào của học sinh, giáo viên phải thể hiện sự trân trọng,
chăm chú. Đối với những câu hỏi và câu trả lời tốt cần khuyến khích, khen ngợi kịp thời.
Nhng với những câu trả lời có sai sót, kể cả sai về cách nhìn nhận đánh giá cũng không
vội vàng phê phán mà cần nhẹ nhàng và nghiêm túc phân tích để học sinh tự nhìn nhận
vấn đề đúng, sai của bản thân họ.
7/ Cần hết sức tránh những câu hỏi mà học sinh trả lời không cần suy nghĩ . Đối với
những câu hỏi mà học sinh chỉ cần trả lời có hoặc không, không nên quan niệm rằng
đó là những câu hỏi đơn giản, học sinh dễ trả lời. Đôi khi, để trả lời có hoặc không,
học sinh đã phải vận dụng không ít kiến thức đã tích luỹ đợc.
III. Các hình thức đàm thoại:
Căn cứ vào mục đích sử dụng những câu hỏi do giáo viên đa ra nhằm giúp học
sinh tiếp cận và thu nhận kiến thức, có thể chia đàm thoại theo những hình thức cơ
bản: Đàm thoại có chủ đích và đàm thoại tự do.
1. Đàm thoại có chủ đích:
Đàm thoại có chủ đích là phơng pháp đàm thoại trong đó giáo viên nêu ra một hệ
thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm hớng dẫn học sinh vào việc nhận thức kiến
thức cơ bản trong giờ giảng.
Hệ thống các câu hỏi do giáo viên nêu ra có thể dẫn dắt học sinh tới phạm trù,
khái niệm, các kiến thức cơ bản trong bài cần lĩnh hội, hoặc giúp học sinh tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới cần tiếp thu. Do vậy, có thể chia ra làm 3 loại đàm thoại có
chủ đích là: Đàm thoại diễn giải, đàm thoại dẫn dắt và đàm thoại tìm tòi.
4
a. Đàm thoại diễn giải:
Kiến thức mà học sinh sẽ học trong môn GDCD là những kiến thức lí luận hoàn
toàn mới, mặc dù các thuật ngữ khoa học học sinh đã đợc biết đến trong các môn
khoa học khác hay trong cuộc sống. Đàm thoại diễn giải trong giảng dạy môn GDCD
đợc giáo viên sử dụng để giảng giải các khái niệm, phạm trù.
Trong giờ giảng giáo viên luôn luôn phải giảng các phạm trù, khái niệm. Để học
sinh hiểu đợc các khái niệm, phạm trù, giáo viên phải giải thích cặn kẽ dựa vào nội
hàm và ngoại diên của các phạm trù, khái niệm.
Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi dựa trên dấu hiệu bản chất của các phạm trù, khái
niệm, mối liên hệ của dấu hiệu đó với các kiến thức học sinh đã có ( các kiến thức
của bộ môn đã học ở các lớp trớc, kiến thức của các bộ môn có liên quan đến các khái
niệm, phạm trù của bộ môn GDCD). Muốn làm đợc điều đó, một điều không kém
phần quan trọng giáo viên phải biết đợc các phạm trù và khái niệm đợc định nghĩa
theo loại nào. Vì mỗi loại định nghĩa khái niệm có cách nêu dấu hiệu bản chất riêng
của mình. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa GDCD các phạm trù và khái niệm đợc
định nghĩa qua quan hệ ( vật chất), qua giống gần gũi và khác biệt về loài ( lòng
yêu nớc, pháp luật, xã hội), qua nguồn gốc ( đất nớc
Mỗi loại định nghĩa khái niệm phạm trù có cách đàm thoại diễn giải riêng bằng
cách nêu ra các câu hỏi phù hợp với loại định nghĩa đóChẳng hạn, sử dụng đàm
thoại diễn giải để giải thích khái niệm pháp luật (Bài 1- Pháp luật và đời sống-
GDCD 12) có thể xây dựng các câu hỏi dựa vào loại định nghĩa khái niệm này. Định
nghĩa khái niệm pháp luật là định nghĩa qua giống gần gũi và khác biệt về loài.
Trong định nghĩa đó dấu hiệu gần gũi là các qui tắc xử sự có tính chất qui định
chung, còn dấu hiệu khác biệt về loài là các qui tắc xử sự có tính chất chung ấy đ-
ợc Nhà nớc qui định và đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của Nhà nớc. Để làm nổi bật
các dấu hiệu bản chất đó giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trong các quan hệ xã hội có
bao nhiêu qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung? Em hãy kể một số qui tắc xử sự có
tính bắt buộc chung đó? Trong số các qui tắc đó qui tắc các qui tắc nào do Nhà nớc
qui định? Nhà nớc qui định các qui tắc đó để làm gì? Nếu công dân không thực hiện
các qui tắc ấy thì Nhà nớc phải làm gì? Đến đây giáo viên có thể tổng hợp các dấu
hiệu bản chất của khái niệm pháp luật và có thể hỏi: Em hãy nêu định nghĩa đầy đủ
về pháp luật (hay thế nào là pháp luật, hoặc pháp luật là gì?). Trong đàm thoại diễn
giải, để giảng các khái niệm và phạm trù, khó nhất là giải thích khái niệm và phạm
trù thông qua quan hệ, vì lúc đó phải giải thích các khái niệm và phạm trù có quan hệ
với chúng.
b. Đàm thoại dẫn dắt:
Khi giảng dạy, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc làm cho học sinh hiểu đợc
khái niệm, phạm trù, mà phải hớng tới giúp cho học sinh hiểu và nắm vững kiến thức
của từng đề mục trong bài và của toàn bài. Chính đàm thoại dẫn dắt nhằm đa học sinh
đến mục đích đó căn cứ vào kiến thức của bài, vốn hiểu biết đã có của học sinh, giáo
viên nêu ra một hệ thống câu hỏi theo trình tự lôgic xác định, giúp học sinh tiếp cận
dần dần với tri thức cần lĩnh hội. Dựa vào hệ thống các câu hỏi, những gợi ý cần thiết
5
của giáo viên, vận dụng vốn hiểu biết của bản thân, học sinh sẽ lần lợt trả lời từng câu
hỏi, tiếp thu dần dần từng tri thức và cuối cùng tổng hợp toàn bộ tri thức đợ nêu ra
trong các câu trả lời sẽ làm nổi bật nội dung bài giảng.
Trong một số bài giảng có thể có một hệ thống câu hỏi xuyên suốt toàn bài, có thể
bao gồm các mục nhỏ tơng ứng với các mục trong bài.
Ví dụ: Bài 13 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trờng- GDCD 11
Để làm rõ đợc chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trờng giáo viên có thể nêu ra hệ
thống câu hỏi dẫn dắt nh: Em hãy nêu một cách khái quát về tình hình tài nguyên và
môi trờng của nớc ta? Thực trạng tài nguyên và môi trờng của nớc ta hiện nay? Hậu
quả của thực trạng trên? Nguyên nhân của những thực trạng và hậu quả nói trên? Từ
thực trạng đó Đảng và Nhà nớc đã có những chính sách nh thế nào để bảo vệ tài
nguyên và môi trờng? Trách nhiệm của học sinh?
Đặc biệt với những kiến thức khó, trừu tợng và khái quát cao, việc làm cho học
sinh hiểu chúng bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt càng trở thành cần thiết. Mặc dù giáo
viên phải phân chia kiến thức khó để lập ra câu hỏi dẫn dắt cho học sinh, nhng các
câu hỏi đó phải tạo thành một hệ thống mang tính lôgícchặt chẽ phù hợp với khả năng
và trình độ nhận thức của học sinh, phục vụ cho việc giảng dạy nội dung kiến thức cơ
bản của toàn bộ bài giảng.
c. Đàm thoại tìm tòi:
Đàm thoại tìm tòi là phơng pháp giáo viên nêu ra các câu hỏi (có thể dới dạng
giả thiết) buộc học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức đã có để tự giải đáp, rút ra
tri thức mới dới sự hớng dẫn của giáo viên. So với đàm thoại dẫn dắt, rõ ràng loại đàm
thoại này cao hơn về hình thức lĩnh hội kiến thức mới, mặc dù vẫn cần sự hớng dẫn có
định hớng của giáo viên. Nếu ở đàm thoại dẫn dắt kiến thức mới mà học sinh lĩnh hội
đợc là do giáo viên trao cho, thì ở đàm thoại tìm tòi kiến thức mới đó hầu nh học
sinh tự trang bị. Nhng có thể tự trang bị kiến thức mới học sinh phải có trình độ t
duy nhất định, khả năng vận dụng tri thức đó, trình độ lập luận khá vững vàng. Những
điều kiện đó đơng nhiên không thể có tất cả ở học sinh mà chỉ có thể có ở một số học
sinh. Tuy vậy, nếu giáo viên biết sử dụng loại đàm thoại này đúng lúc, đúng chỗ sẽ
kích thích sự ham hiểu biết của học sinh, bồi dỡng, phát huy t duy lôgíc, phát triển trí
tuệ của học sinh.
Ví dụ: Khi giảng phần 1a. Con ngời tự sáng tạo ra lịch sử của mình (Bài 9- Con
ngời là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội- GDCD- Lớp 10) Giáo
viên có thể tự mình nêu lên hoặc đặt ra câu hỏi để làm rõ đợc vai trò của con ngời đối
với lịch sử của chính mình. Nh: Các em hãy chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa con
ngời và con vật? Học sinh suy nghĩ và trả lời, giáo viên bổ sung và kết luận. Sau đó
đặt câu hỏi tiếp: Nếu không có hoạt động chế tạo và sử dụng công cụ lao động thì có
con ngời hay không? Vì sao? Con ngời xuất hiện từ khi nào? Qua đó theo em lịch sử
xã hội loài ngời bắt đầu từ khi nào? ai đã tạo ra lịch sử xã hội loài ngời? Tại sao lại là
con ngời chứ không phải ai khác?
Nh vậy, trong khi đàm thoại tìm tòi, giáo viên cần kết hợp khéo léo với đàm
thoại dẫn dắt. ở đây đàm thoại dẫn dắt chỉ có vai trò định hớng trong việc tìm tòi và
6
rút ra kết luận của học sinh. Đơng nhiên trong đàm thoại tìm tòi nếu gặp các thuật
ngữ khoa học mới hoặc học sinh sử dụng cha chính xác cần phải giúp các em hiểu
đúng đắn, đầy đủ và chính xác.
Trong đàm thoại dẫn dắt và đàm thoại tìm tòi nên có những liên hệ thực tế bằng ví
dụ cụ thể của thầy và trò. Song giáo viên cần uốn nắn những hiểu biết cha đúng đắn
và đầy đủ của học sinh nếu sự liên hệ của học sinh có sai sót. Học sinh thờng dễ mắc
sai sót do vốn sống, trình độ nhận thức, trình độ t duy lôgíc
2. Đàm thoại tự do:
Đây cũng là hình thức truyền thụ và lĩnh hội của giáo viên và học sinh. Nhng ở đây
dựa trên cơ sở nội dung bài học, học sinh cùng đặt ra câu hỏi và cùng trả lời những câu
hỏi đó dới sự hớng dẫn chỉ đạo của giáo viên. Trong đàm thoại tự do, chủ yếu làm cho
học sinh hiểu sâu, rộng, đầy đủ hơn nội dung bài học, ở đây giáo viên cần lu ý:
Thứ nhất, có thể học sinh sẽ nêu ra những vấn đề cụ thể đang diễn ra ở địa phơng. Đối
với nhũng vấn đề nh vậy, giáo viên nên khéo léo gợi ý về mặt lí luận để các em cùng
nhau giải đáp. Giáo viên không nên đi sâu vào việc trả lời về cách giải quyết cụ thể. Bởi
vì, với những vấn đề cụ thể của từng địa phơng, giáo viên không đủ thẩm quyền giải
quyết và để giải quyết chúng cần dựa vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của địa
phơng.
Thứ hai, có thể học sinh đặt ra câu hỏi mà để trả lời cần dùng tới kiến thức sẽ đợc
trang bị. Trong trờng hợp này có thể khéo léo gợi ý một vài điểm để kích thích sự tò mò,
ham hiểu biết của học sinh. Điều cũng đã xảy ra do nội dung tri thức của bộ môn cha đ-
ợc sắp xếp theo trình tự lôgíc, nhng cha phải hệ thống tri thức hoàn chỉnh.
Trong điều kiện hiện nay khi đất nớc ta và thế giới có những biến đổi nhanh chóng,
nhiều vấn đề đang đợc đặt ra và cha giải quyết đợc lợng thông tin nhiều và kịp thời. Vì
thế học sinh sẽ đặt ra những câu hỏi rất khó. Nhng dù có câu hỏi hóc búa đến đâu, giáo
viên không bao giờ đợc lảng tránh, mà phải tìm cách giải đáp tới mức độ nhất định, phù
hợp với suy nghĩ của học sinh, định hớng giúp học sinh tiếp tục suy nghĩ và tự giải quyết
vấn đề. Có nh vậy mới tạo ra niềm tin vào giáo viên, củng cố niềm tin ở học sinh vào
kiến thức khoa học của bộ môn.
Nếu trong đàm thoại có chủ đích, quan hệ truyền thụ- lĩnh hội đợc thiết lập chủ yếu
giữa giáo viên và học sinh thì trong đàm thoại tự do không chỉ đợc thiết lập giữa giáo
viên và học sinh mà còn có quan hệ giữa học sinh và học sinh. Đơng nhiên, dù trong bất
kì quan hệ nào, giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo, hớng học sinh vào việc lĩnh hội kiến
thức mới, củng cố kiến thức vốn có để đạt hiệu quả cao.
Quan hệ truyền thụ- lĩnh hội mô hình hoá theo sơ đồ sau:
Đàm thoại có chủ đích
Giáo viên Học sinh
7
Đàm thoại tự do
IV. Vận dụng các hình thức đàm thoại vào một bài giảng cụ
thể:
Tiết 25- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môI trờng
I. Mục đích yêu cầu:
1. Về nhận thức:
- Hiểu thực trạng tài nguyên, môi trờng và những phơng hớng cơ bản nhằm bảo vệ tài
nguyên, môi trờng hiện nay.
- Hiểu đợc trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và
môi trờng
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng đợc kiến thức này vào hoạt động của mình, biết tuyên truyền, vận động
ngời khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên, bảo vệ môi trờng.
3. Về thái độ:
- Tin tởng, chấp hành chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trờng, ủng hộ những chủ tr-
ơng của nhà nớc, ở địa phơng mình về sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trờng.
Phê phán những hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trờng.
II. Tài liệu và phơng tiện dạy học:
- Sách giáo khoa GDCD 11
- Băng đĩa, tranh ảnh
- Máy chiếu, bảng trong, bút dạ
III. Phơng pháp và hình thái tổ chức dạy học:
- Giáo viên vận dụng chủ yếu là phơng pháp đàm thoại, kết hợp với thuyết trình
- Thảo luận nhóm và các phơng pháp khác.
IV. Các bớc lên lớp:
1. ổ n định tổ chức lớp
2. k iểm tra bài
3. g iới thiệu bài mới:
Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phóng sự hoặc một số tranh ảnh liên quan
đến tài nguyên và môi trờng từ đó dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt đợc
Giáo viên
Học sinhHọc sinh
8
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung
- Giáo viên vận dụng phơng pháp đàm
thoại có chủ đích. Nêu ra hệ thống câu hỏi
để dẫn dắt học sinh tới các kiến thức cơ
bản trong bài cần lĩnh hội
Em hãy nêu một cách khái quát về nguồn
tài nguyên của nớc ta?
- Giáo viên cho HS xem một hoặc một số
đoạn phim t liệu về ô nhiễm môi trờng rừng
bị tàn phá
1. Em có nhận xét gì sau khi xem các hình
ảnh trên?
2. ở địa phơng em có cảnh tàn phá nh vậy
hay không? Suy nghĩ của em?
3. Em có nhận xét gì về thực trạng tài
nguyên- môi trờng ở nớc ta hiện nay?
- Từ thực trạng trên đã có tác động nh thế
nào đối với sức khoẻ cũng nh chất lợng
cuộc sống của con ngời và xã hội?
Những nguyên nhân nào dẫn đến thực
trạng môi trờng nh đã nêu trên?
1. Tình hình tài nguyên và môi tr ờng n ớc
ta hiện nay:
a. Tình hình tài nguyên và môi trờng của
nớc ta:
- Tài nguyên nớc ta rất phong phúvà đa
dạng. Có thể phân làm 3 loại:
+ Loại có thể phục hồi (động vật, tài
nguyên đất đai)
+ Loại không thể phục hồi (khoáng sản) Có
nhiều loại có trữ lợng lớn: than, dầu, khí,
nhiều loại có trữ lợng không lớn nhng đa
dạng (đồng, chì, kẽm), loại quí hiếm:
vàng, đá quí
+ Loại vô tận: ánh sáng, nớc, không khí
b. Thực trạng tài nguyên và môi trờng n-
ớc ta hiện nay:
Môi trờng sống đang bị đe doạ nghiêm
trọng
- Tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác
cạn kiệt:
+ Rừng bị triệt hạ
+ Đất bị xói mòn
+ Động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt
chủng
+ Khoáng sản bị khai thác kiệt quệ
- Môi trờng đang bị ô nhiễm trầm trọng
+ Ô nhiễm nớc
+ Ô nhiễm đất
+ Ô nhiễm môi trờng
+ Ô nhiễm môi trờng biển chủ yếu do khai
thác dầu
c. Hậu quả:
- Mất cân bằng sinh thái
- Giảm sút chất lợng cuộc sống cộng đồng
- Nghèo tài nguyên
- Phát sinh nhiều bệnh tật hiểm nghèo
d. Nguyên nhân:
- ý thức bảo vệ tài nguyên- môi trờng cha
cao, trình độ dân trí thấp.
9
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2
- Giáo viên kết hợp phơng pháp đàm thoại
và thuyết trình
Giáo viên đặt câu hỏi
+ Em hãy nêu những mục tiêu Nhà nớc ta
đã đề ra để bảo vệ tài nguyên môi trờng?
+ Em hiểu nh thế nào là bảo tồn đa dạng
sinh học?
+ Nhà nớc cần phải làm gì để đạt đợc
những mục tiêu trên?
+ Để khai thác và bảo vệ tài nguyên có
hiệu quả cần coi trọng điều gì?
+ Cần phải có những biện pháp nào để
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trờng?
Cho ví dụ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục 3
Vận dụng phơng pháp đàm thoại tự do
(Thảo luận nhóm)
- Công dân phải làm gì để bảo vệ tài
nguyên, môi trờng?
- Trách nhiệm của học sinh đối với chính
sách bảo vệ tài nguyên- môi trờng?
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố
Giáo viên hớng dẫn học sinh trả lời các câu
hỏi sách giáo khoa và làm một số bài tập
- việc nâng cao nhận thức cho ngời dân ch-
a đợc quan tâm đúng mức
- Dân số tăng quá nhanh
- Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh
- Cuộc sống cha đảm bảo, pháp luật cha
nghiêm
- Kết cấu hạ tầng kém phát triển
2. Mục tiêu, ph ơng h ớng cơ bản của
chính sách tài nguyên và bảo vệ môi tr -
ờng:
a. Mục tiêu:
- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
- Bảo vệ môi trờng
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Từng bớc nâng cao chất lợng môi trờng
-> Góp phần phát triển kinh tế- xã hội,
nâng cao chất lợng cuộc sống cộng đồng.
b. Phơng hớng:
- Tăng cờng công tác quản lí của Nhà nớc
về bảo vệ môi trờng từ trung ơng đến địa
phơng.
- Thờng xuyên giáo dục, tuyên truyền để
nâng cao văn hoá môi trờng.
- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học
và công nghệ.
- Mở rộng hợp tác quốc tế
- Khai thác phải đi đôi với tái tạo và bảo vệ
- áp dụng công nghệ hiện đại vào khai
thác
3. Trách nhiệm của công dân đối với
chính sách bảo vệ tài nguyên môi tr ờng
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo
vệ tài nguyên môi trờng.
- Hiểu và tuyên truyền
- Tham gia các phong trào tình nguyện
- Phê phán, đấu tranh với các hành vi tàn
phá tài nguyên môi trờng
- Vận động mọi ngời cùng thực hiện
10
tình huống.
c. kết luận
Làm công tác giáo dục cũng nh ngời làm nghệ thuật, đó là công việc đòi hỏi phải có
một quá trình lâu dài bền bỉ mà ngời thực hiện nó phải có tâm huyết và quyết tâm
cao. Ngời giáo viên muốn thành công trong các giờ giảng thì phải có sự nghiên cứu
tìm tòi và đòi hỏi cả sự kiên trì nhẫn nại. Trớc khi chuẩn bị một bài giảng thì trớc hết
phải nắm bắt đợc tâm lí lứa tuổi, đối tợng học sinh của lớp mình dạy. Trên cơ sở đó
hình thành hệ thống câu hỏi phù hợp với khả năng t duy của từng lớp. Trong các giờ
học giáo viên phải hớng dẫn định hớng để những câu trả lời của học sinh đi đúng
trọng tâm đồng thời phải tạo đợc không khí thảo luận dân chủ trong mọi tình huống,
trên cơ sở đó kích thích đợc sự hứng thú của học sinh trong quá trình tìm tòi phát hiện
vấn đề. Nhìn chung trong giờ học, vai trò của ngời giáo viên đợc xem nh trọng tài
điều khiển một trận bóng đá, nên nhất thiết phải để học sinh giữ vai trò chủ động
trong học tập, giáo viên không nên làm thay nhiệm vụ của học sinh, không áp đặt
kiến thức và không nên gạt bỏ một số thông tin hoặc ý kiến của học sinh cho dù là
thiếu chính xác. Giáo viên với vai trò là trọng tài chỉ hỗ trợ học sinh tự thực hiện
nhiệm vụ, điều chỉnh các ý tởng sai lệch,khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện cho
học sinh phán xét và đa ra kết luận. Làm đợc nh vậy không khí giờ học sẽ trở nên sôi
nổi rất nhiều và sau các giờ lên lớp hầu hết các em đều nắm đợc kiến thức cơ bản. Vì
các kiến thức ấy các em đã tự tìm tòi, khám phá ra mà những kiến thức tự mình tìm ra
thì các em sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức thụ động lĩnh hội. Đó chính là điều mà
mỗi giáo viên chúng ta đều mong đợi sau mỗi giờ lên lớp. Bản thân tôI sau khi vận
dụng phơng pháp đàm thoại vào dạy học bộ môn, bằng đề kiểm tra với 5 câu hỏi trắc
nghiệm nhằm đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh, đợc thực hiện ở lớp
11E- trờng THPT Ba Đình kết quả cho thấy:
Sĩ số Số HS trả lời đúng 5 câu Số HS trả lời đúng 4 câu
Số HS trả lời đúng 3 câu
48
Số lợng % Số lợng % Số lợng %
30 63 24 29 4 8
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong bớc đầu vận dụng phơng pháp
này. Vì thế trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong đợc
sự góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn
11