Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

triển khai dạy học môn thiết kế trang phục ii theo hướng hoạt động tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật vinatex tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NINH THỊ VÂN

TRIỂN KHAI DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ
TRANG PHỤC II THEO HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX
TP.HỒ CHÍ MINH
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401


S KC 0 0 3 9 8 5

Tp. Hồ Chí Minh, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NINH THỊ VÂN

TRIỂN KHAI DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ
TRANG PHỤC II THEO HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
VINATEX TP.HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THỊ XUÂN

Tp. Hồ Chí Minh, 2013


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Ninh Thị Vân

Giới tính: Nữ


Ngày sinh: 30/08/1980

Nơi sinh: Nam Định

Quê quán: Nam Định

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 48 đƣờng 61 phƣờng Thảo Điền Quận 2 TP.HCM
Điện thoại cơ quan: 0838969627

Điện thoại: 0989104709

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Cao đẳng:
Hệ đào tạo: Chuyên tu

Thời gian đào tạo: 2 năm

Nơi học: Trƣờng CĐ kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM
Ngành học: Sƣ phạm kỹ thuật may thời trang
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chuyên tu

Thời gian đào tạo: 2 năm

Nơi học: Trƣờng ĐH sƣ phạm Hà Nội
Ngành học: Sƣ phạm kỹ thuật


III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

2001 – 2012

Trƣờng CĐ kinh tế - Kỹ

Giảng viên

thuật Vinatex TP.HCM

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ninh Thị Vân

ii



LỜI CẢM ƠN

Luận văn này đƣợc thực hiện vào
tháng 9 năm 2012 và hoàn chỉnh vào tháng 2 năm 2013. Trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này ngoài sự lỗ lực của bản thân, ngƣời nghiên
cứu đã nhận đƣợc rất nhiều sự chỉ dẫn, hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của
Quý thầy, Quý Cô, Quý Công ty, gia đình, bạn bè, nếu không có họ thì bản
thân ngƣời nghiên cứu không thể thực hiện đƣợc.
Ngƣời nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới giảng viên
hƣớng dẫn là PGS.TS. VÕ THỊ XUÂN, ngƣời đã luôn đồng hành cùng
ngƣời nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn, Cô không những
giúp đỡ về mặt chuyên môn mà còn hƣớng dẫn một cách cặn kẽ về các
kinh nghiệm mà Cô đã trải qua.
Ngƣời nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.
NGUYỄN VĂN TUẤN đã tận tình chỉ bảo và cho ngƣời nghiên cứu
những lời tƣ vấn cũng nhƣ giúp ngƣời nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm
tài liệu liên quan đến đề tài này.
Ngƣời nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
 Ban Giám Hiệu, các thầy cô khoa Thiết kế thời trang, các
sinh viên trong lớp thực nghiệm sƣ phạm luôn đồng hành
cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
 Các công ty may tại TP.HCM tôi đã trực tiếp khảo sát.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2013
Ninh Thị Vân
iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hiện nay ngành thiết kế thời trang có rất nhiều trƣờng đại học, cao đẳng đào
tạo, thời gian đào tạo từ 3-5 năm, tuy nhiên theo các công ty trực tiếp sử dụng lao
động ngành thiết kế thời trang đều cho rằng khi nhận sinh viên mới ra trƣờng đa số
công ty phải bồi dƣỡng hoặc đào tạo lại do: Sinh viên có chuyên môn nghề chƣa
cao, khả năng tiếp cận công việc thực tế còn yếu. Hơn nữa việc dạy cho các sinh
viên kỹ năng mềm nhƣ làm việc nhóm, khả năng khai thác thông tin từ các nguồn,
khả năng tƣ duy sáng tạo độc lập chƣa đƣợc chú trọng trong giảng dạy. Chính vì
nguyên nhân trên khiến tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Triển khai dạy học
môn thiết kế trang phục II theo định hướng hoạt động tại trường Cao đẳng Kinh Tế
- Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM”. Vì môn Thiết kế trang phục II là một trong những
môn chính, quan trọng trong đào tạo chuyên ngành Thiết kế thời trang. Nội dung
chính của luận văn gồm các phần nhƣ sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dạy học định hƣớng hoạt động.
Chƣơng 2: Thực trạng về việc dạy học môn thiết kế trang phục II tại trƣờng
Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM.
Chƣơng 3: Triển khai dạy học theo định hƣớng hoạt động môn thiết kế trang
phục II tại trƣờng Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM.
Phần kết luận và kiến nghị.

iv


ABSTRACT
Nowadays, there are so many university or college courses that shall provide
an undergraduate degree in 3 or 5 years in the fashion design. However, according
to the companies using directly the fashion design workers, most of new graduate
students have to be trained or retrained because the lack of specialized training and
the weakness in the ability to access to real work. Besides, some soft skills that the

students need such as team work, the ability to extract information from other
sources, the independent creative thinking ability have not been focused in teaching.
That is the reason why the author has studied this subject: “The implement of
Teaching Costumes Design II based on orientation and activity at the College of
Economics and Technology Vinatex HCMC”, as the costume design II is one of
the main subjects, specialized training in the fashion design. The main content of
the thesis consists of the following sections.
Introduction
Content: including 3 chapters
Chapter 1: Theoretical basis for teaching-oriented activities.
Chapter 2: The reality of teaching costume design II at the College of
Economics and Technology Vinatex HCMC.
Chapter 3: Implement of teaching based on the orientation activity of
costume design II at the College of Economics and Technology Vinatex HCMC.
Conclusions and Recommendations

v


MỤC LỤC
Lý lịch khoa học ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt luận văn ......................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh mục viết tắt ....................................................................................................... ix
Danh mục các hình, biểu đồ ........................................................................................ x
Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ xi
PHẦN A. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
PHẦN B. NỘI DUNG................................................................................................. 5
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC ĐHHĐ ........................................... 5
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề DHĐHHĐ trên thế giới và Việt Nam .... 5
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .......................................................... 8
1.2.1. Hoạt động và hành động ....................................................................... 8
1.2.1.1. Hoạt động ..................................................................................... 8
1.2.1.2. Hành động .................................................................................... 8
1.2.2. Năng lực và năng lực thực hiện ............................................................ 8
1.2.2.1. Năng lực ....................................................................................... 8
1.2.2.2. Năng lực thực hiện ....................................................................... 9
1.2.2.3. Dạy học định hƣớng phát triển năng lực ...................................... 9
1.2.3. Định hƣớng ......................................................................................... 11
1.2.4. Phƣơng pháp dạy học ......................................................................... 11
1.2.4.1. Phƣơng pháp .............................................................................. 11
1.2.4.2. Dạy học ...................................................................................... 11
vi


1.2.4.3. Phƣơng pháp dạy học ................................................................. 11
1.2.4.4. Lựa chọn phƣơng pháp dạy học ................................................. 12
1.2.5. Phƣơng pháp dạy học kỹ thuật ........................................................... 12
1.2.5.1. Kỹ thuật ...................................................................................... 12

1.2.5.2. Phƣơng pháp dạy học kỹ thuật ................................................... 12
1.3. Quan điểm dạy học định hƣớng hoạt động.................................................. 13
1.3.1. Khái niệm............................................................................................ 13
1.3.2. Bản chất .............................................................................................. 14
1.3.3. Đặc điểm ............................................................................................. 15
1.3.4. Quy trình DH ĐHHĐ ......................................................................... 20
1.3.5. Một số PP DH ĐHHĐ ........................................................................ 23
1.3.5.1. PP dạy thực hành 6 bƣớc............................................................ 23
1.3.5.2. PP dạy học theo dự án ................................................................ 24
1.3.6. Những nguyên tắc triển khai DH ĐHHĐ ........................................... 26
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến DH ĐHHĐ ....................................................... 27
1.4.1. Tác động của tâm lý học ..................................................................... 27
1.4.2. Tác động của triết học ........................................................................ 29
1.4.3. Tác động của cơ sở vật chất................................................................ 29
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ TRANG
PHỤC II TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX
TP.HCM .................................................................................................................. 32
2.1. Giới thiệu tổng quan về trƣờng CĐ kinh tế - kỹ thuật Vinatex TP.HCM ... 32
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về trƣờng ............................................................... 32
2.1.2. Các ngành đào tạo chính quy tại trƣờng ............................................. 33
2.1.3. Đội ngũ giảng viên – cơ sở vật chất ................................................... 33
2.1.4. Giới thiệu sơ lƣợc về khoa Thiết Kế Thời Trang ............................... 36
2.1.5. Giới thiệu ngành Thiết Kế Thời Trang ............................................... 37
2.2. Thực trạng PPGD môn thiết kế trang phục II tại trƣờng ............................. 37
2.2.1. Giới thiệu chƣơng trình đào tạo ngành Thiết Kế Thời Trang ............ 37
2.2.2. Giới thiệu đề cƣơng chi tiết môn thiết kế trang phục II ..................... 39
2.2.3. Khảo sát thực trạng phƣơng pháp dạy học môn TKTP II tại trƣờng.. 43
2.2.4. Yêu cầu của thị trƣờng lao động đối với SV ngành TKTT ................ 51
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 60

vii


Chƣơng 3: TRIỂN KHAI DH THEO ĐHHĐ MÔN THIẾT KẾ TRANG PHỤC II
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM ......... 62
3.1. Cơ sở đề xuất đổi mới PPGD, đề xuất cải tiến ppgd môn TKTP II theo
ĐHHĐ tại trƣờng .......................................................................................... 62
3.2. Phân tích chƣơng trình đào tạo môn thiết kế trang phục II ......................... 64
3.2.1. Mục tiêu của môn học ........................................................................ 64
3.2.2. Chƣơng trình môn học ........................................................................ 65
3.2.3. Điều kiện cần thiết cho việc ứng dụng PPGD theo ĐHHĐ ............... 65
3.3. Triển khai dạy học theo ĐHHĐ môn TKTP II ........................................... 68
3.4. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................. 71
3.4.1. Mục đích, đối tƣợng, thời gian và địa điểm thực nghiệm .................. 71
3.4.2. Xây dựng bộ công cụ và chọn mẫu thực nghiệm ............................... 71
3.4.3. Nội dung và cách thực nghiệm ........................................................... 72
3.4.4. Thu thập và xử lý số liệu .................................................................... 82
3.4.5. Xử lý số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm bằng điểm số ............ 90
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 101
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 103
1. Kết luận ........................................................................................................... 103
2. Kiến nghị......................................................................................................... 104
3. Hƣớng phát triển của đề tài ............................................................................. 105
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 107

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Nội dung viết tắt


STT

Ký hiệu chữ viết tắt

1

Cao đẳng



2

Dạy học

DH

3

Dạy học định hƣớng hoạt động

4

Dự án

5

Đơn vị học trình

6


Đối chứng

ĐC

7

Giáo dục

GD

8

Giáo viên

GV

9

Hoạt động



10

Học sinh

HS

11


Phƣơng pháp

PP

12

Phƣơng pháp dạy học

13

Phƣơng pháp dạy học kỹ thuật

14

Phƣơng pháp giảng dạy

PPGD

15

Phƣơng pháp thực hành

PPTH

16

Sinh viên

17


Quá trình dạy học

QTDH

18

Tình huống học tập

THHT

19

Thành phố Hố Chí Minh

20

Thiết kế thời trang

TKTT

21

Thiết kế trang phục

TKTP

22

Thực hành


TH

23

Thực nghiệm

TN

DH ĐHHĐ
DA
ĐVHT

PPDH
PPDHKT

SV

TP.HCM

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT

TÊN CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TRANG


Hình 1.1

Các thành phần cấu trúc của năng lực

9

Hình 1.2

Đặc điểm dạy học ĐHHĐ

15

Hình 1.3

Vai trò của GV và HS theo quan điểm DH ĐHHĐ

16

Hình 1.4

Đặc điểm của dạy học định hƣớng hoạt động

16

Hình 1.5

Quy trình dạy học định hƣớng hoạt động

20


Hình 1.6

Cấu trúc mô hình phƣơng pháp dạy thực hành 6 bƣớc

23

Hình 3.1

Quy trình dạy học định hƣớng hoạt động

77

Biểu đồ 2.1

Tỷ lệ % nhận xét của giảng viên về thái độ…

44

Biểu đồ 2.2

Tỷ lệ % các yếu tố ảnh hƣởng nhiều …

45

Biểu đồ 2.3

Tỷ lệ % xu hƣớng đổi mới PPGD ở nhà trƣờng…

45


Biểu đồ 2.4

Tỷ lệ % các yếu tố để chọn PPGD…

47

Biểu đồ 2.5

Mức độ sử dụng phƣơng tiện dạy học …

48

Biểu đồ 2.6

Tỷ lệ % những khó khăn …

49

Biểu đồ 2.7

Tỷ lệ % lãnh đạo nhận xét về mức độ đáp ứng …

52

Biểu đồ 2.8

Tỷ lệ % lãnh đạo nhận xét về khả năng …

52


Biểu đồ 2.9

Tỷ lệ % xác nhận của lãnh đạo công ty …

53

Biểu đồ 2.10

Tỷ lệ % ý kiến của lãnh đạo về việc lồng ghép …

53

Biểu đồ 2.11

Tỷ lệ % đánh giá của lãnh đạo về kỹ năng làm việc…

54

Biểu đồ 2.12

Tỷ lệ % cựu SV về những khó khăn khi đi làm …

56

Biểu đồ 2.13

Tỷ lệ % sự cần thiết của môn TKTP II khi đi làm…

56


Biểu đồ 2.14

Tỷ lệ % các kỹ năng cần trang bị làm việc …

57

Biểu đồ 2.15

Tỷ lệ % các kỹ năng đƣợc trang bị khi học …

58

Biểu đồ 2.16

Tỷ lệ % về mức độ hài lòng của SV …

59

Biểu đồ 3.1

Tỷ lệ % việc vận dụng PPGD theo mô hình 6 bƣớc…

84

Biểu đồ 3.2

Tỷ lệ % đánh giá của GV về hiệu quả học tập …

84


Biểu đồ 3.3

Tỷ lệ % SV xác nhận những nhƣợc điểm PPGD …

88

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ % mức độ ủng hộ việc GV sử dụng PPGD…

89

Biểu đồ 3.5

Biểu đồ biểu diễn đƣờng tần số bài kiểm tra số 1 …

91

Biểu đồ 3.6

Tỷ lệ % kết quả xếp loại học tập bài kiểm tra số 1…

92

Biểu đồ 3.7

Biểu đồ biểu diễn đƣờng tần số bài kiểm tra số 2 …

94


Biểu đồ 3.8

Tỷ lệ % kết quả xếp loại học tập bài kiểm tra số 2...

95

Biểu đồ 3.9

Biểu đồ biểu diễn đƣờng tần số bài kiểm tra số 3 ...

97

Biểu đồ 3.10

Tỷ lệ % kết quả xếp loại học tập bài kiểm tra số 3...

98

x


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

TÊN CÁC BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 1.1


Nội dụng DH theo quan điểm phát triển năng lực

10

Bảng 1.2

Qui trình thực hiện dạy học theo dự án

25

Bảng 2.1

Bảng đánh giá về hoạt động học của sinh viên …

44

Bảng 2.2

Tỷ lệ % mức độ sử dụng các PPDH của giảng viên

46

Bảng 2.3

Bảng khảo sát về các PPGD hƣớng về ngƣời học …

47

Bảng 2.4


Bảng khảo sát mức độ hiểu biết về quan điểm DH …

49

Bảng 2.5

Bảng ý kiến của lãnh đạo cho việc đổi mới …

54

Bảng 3.1

Nội dung môn học

65

Bảng 3.2

Bài học áp dụng DH ĐHHD trong môn TKTP II

68

Bảng 3.3

Tên bài dạy ĐHHĐ trong môn học TKTP II

68

Bảng 3.4


Tổng hợp nội dung và hoạt động giảng dạy…

69

Bảng 3.5

Bảng nhận định của GV về những ƣu điểm …

83

Bảng 3.6

Bảng nhận định của GV về việc triển khai DH …

83

Bảng 3.7

Bảng mức độ hƣởng ứng của GV về việc sử dụng ...

85

Bảng 3.8

SV nhận định về việc giảng viên sử dụng các PPGD

85

Bảng 3.9


SV nhận định về việc giảng viên sử dụng các PPGD tích

86

cựu hóa ngƣời học trong giờ giảng môn TKTP II
Bảng 3.10

SV xác nhận những ƣu điểm PPGD mà GV sử dụng

86

Bảng 3.11

Bảng thống kê điểm trung bình bài kiểm tra số 1...

90

Bảng 3.12

Bảng phân phối tần số bài kiểm tra số 1 ...

91

Bảng 3.13

Bảng xếp loại kết quả học tập bài kiểm tra số 1 ...

92

Bảng 3.14


Bảng thống kê điểm trung bình bài kiểm tra số 2...

93

Bảng 3.15

Bảng phân phối tần số bài kiểm tra số 2 ...

94

Bảng 3.16

Bảng xếp loại kết quả học tập bài kiểm tra số 2 ...

95

Bảng 3.17

Bảng thống kê điểm trung bình bài kiểm tra số 3...

96

Bảng 3.18

Bảng phân phối tần số bài kiểm tra số 3 ...

97

Bảng 3.19


Bảng xếp loại kết quả học tập bài kiểm tra số 3 ...

98

xi


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong luật giáo dục năm 2005, bản điều chỉnh năm 2009 của nƣớc ta, tại điều
36b nêu rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực
tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn
luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”.
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020, ở mục IV ghi rõ: “Đến năm 2020,
nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục
được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực
sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong
giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội
học tập”.
Để thực hiện chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo thì nền giáo dục nƣớc
ta cần có sự đổi mới và một trong đó là đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH).
Lâu nay, chúng ta cung cấp kiến thức cho ngƣời học chỉ quan tâm nhiều đến
đầu vào mà không quan tâm đến định hƣớng đầu ra – định hƣớng năng lực. Bên
cạnh đó, cách dạy cho ngƣời học vẫn mang nặng tƣ duy ban phát kiến thức một
chiều, nặng về kiến thức chung chung thiếu kỹ năng thực hành. Nhu cầu cần một tƣ
duy mới trong giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
Những quan tâm đến tiếp cận dựa trên năng lực đang tăng lên. Một trong những

phƣơng pháp giảng dạy tiếp cận đào tạo theo năng lực thì hình thức dạy học theo
định hƣớng hoạt động (DH ĐHHĐ) là một hình thức trụ cột để nâng cao tính tích
cực hóa của học sinh, giúp học sinh có đƣợc những kiến thức, kỹ năng và thái độ
đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.
Do đặc thù của ngành cũng nhƣ thực trạng đào tạo hiện nay, nhu cầu cần
nâng cao chất lƣợng dạy và học trong toàn trƣờng. Ngƣời nghiên cứu thấy rằng cần
phải nghiên cứu, đƣa ra những mô hình bài dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung đào
tạo mà quan trọng hơn nữa là đáp ứng cho xã hội đội ngũ lao động có tay nghề,
năng động sáng tạo trong công việc, khả năng thích nghi với mọi điều kiện làm
việc.
Từ những phân tích trên cho thấy việc đổi mới PPDH là hết sức cần thiết
trong đào tạo nói chung đặc biệt với đào tạo chuyên nghề thiết kế thời trang nói
1


riêng vì nhà thiết kế đòi hỏi phải có tài năng và óc sáng tạo không ngừng. Những
tác phẩm tạo ra phải là những tác phẩm nghệ thuật.
Vì vậy đào tạo nhà thiết kế thời trang song song với việc đào tạo chuyên
môn, lồng ghép trang bị cho sinh viên (SV) phải có óc sáng tạo, nhạy bén với sự
thay đổi xu hƣớng thời trang, vốn văn hóa sâu rộng, biết nghiên cứu các yếu tố thị
trƣờng, có thói quen theo dõi các tạp chí, các buổi biểu diễn, các trang web thời
trang để cập nhật những xu hƣớng thời trang mới theo thời đại, đặc biệt trong giai
đoạn đi thực tế SV phải nghiêm túc tham gia vào hoạt động sản xuất của công ty để
có kiến thức từ thực tế khi đi làm sẽ bắt kịp và làm tốt công việc.
Tuy nhiên tại trƣờng Cao đẳng (CĐ) Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, môn Thiết
kế trang phục (TKTP) II là môn chính trong ngành học Thiết kế thời trang (TKTT)
và với phƣơng pháp dạy học hiện nay thì khi ra trƣờng ngƣời học khó thích ứng
ngay đƣợc với môi trƣờng làm việc, không chấp nhận đƣợc những khó khăn, khó
bắt kịp với những nhu cầu của xã hội. Ngƣời nghiên cứu thấy rằng cần phải cải tiến
lại phƣơng pháp dạy học nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu, nội dung đào tạo, góp phần

nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học của trƣờng.
Với những lý do nêu trên ngƣời nghiên cứu xin chọn đề tài “Triển khai dạy
học môn thiết kế trang phục II theo định hướng hoạt động tại trường Cao đẳng
Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM.”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Triển khai dạy học theo định hƣớng hoạt động môn thiết kế trang phục II tại
trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu trên ngƣời nghiên cứu đƣa ra các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
1- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học định hƣớng hoạt động.
2- Khảo sát thực trạng phƣơng pháp dạy học môn Thiết kế trang phục II tại
trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM.
3- Triển khai dạy học theo định hƣớng hoạt động môn thiết kế trang phục II
tại trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM.

2


4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Quan điểm dạy học theo định hƣớng hoạt động.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Phƣơng pháp giảng dạy môn thiết kế trang phục II tại trƣờng Cao đẳng
Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM.
- Giảng viên, sinh viên khoa Thiết kế thời trang, cơ sở vật chất tại Trƣờng
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay phần lớn các GV dạy môn TKTP II sử dụng các PP chƣa tích cực
ngƣời học. Nếu triển khai dạy học theo định hƣớng hoạt động môn TKTP II nhƣ
ngƣời nghiên cức đề xuất thì nâng cao chất lƣợng dạy và học, nâng cao tính tích

cực, tự giác, sáng tạo và tự học trong học tập, tăng năng lực xã hội và năng lực cá
thể ở ngƣời học, giúp sinh viên ra trƣờng đáp ứng đƣợc với nhu cầu của doanh
nghiệp.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do quy mô của đề tài và thời gian nghiên cứu, nên ngƣời nghiên cứu chỉ tập
trung giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu là triển khai dạy thực nghiệm theo định
hƣớng hoạt động môn thiết kế trang phục II gồm ba bài: phƣơng pháp thiết kế áo sơ
mi nam, phƣơng pháp thiết kế áo veston nữ, phƣơng pháp thiết kế áo veston nam tại
Trƣờng Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ
sau:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Các văn kiện, văn bản pháp lý liên quan đến đổi mới phƣơng pháp.
- Các tài liệu, sách tham khảo có nội dung liên quan đến phƣơng pháp dạy
học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học, dạy học theo năng lực thực hiện, dạy học
tích hợp để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Tìm kiếm thông tin qua báo chí, các trang web….

3


7.2. Phƣơng pháp quan sát, điều tra, bút vấn
- Khảo sát thông tin từ giảng viên, sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm đúng
chuyên ngành để thấy thực trạng phƣơng pháp giảng dạy môn thiết kế trang phục II
tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP.HCM.
- Khảo sát ý kiến lãnh đạo và các chuyên gia của các công ty may thời trang
tại để thu thập các thông tin cho việc đóng góp cho việc đổi mới phƣơng pháp giảng
dạy môn thiết kế trang phục II tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
TP.HCM theo hƣớng định hƣớng hoạt động.

7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
- Dạy thực nghiệm phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng định hƣớng hoạt động
để kiểm chứng lại giả thuyết.
7.4. Phƣơng pháp toán thống kê, phân tích, tổng hợp
- Phân tích, tổng hợp xử lý dữ liệu thu đƣợc từ nghiên cứu: sử dụng phần
mềm Excel, SPSS…

4


Chƣơng 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC
ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG
1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ DẠY HỌC ĐỊNH HƢỚNG
HOẠT ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Dạy học định hƣớng hoạt động (DH ĐHHĐ) là quan điểm dạy học nhằm làm
cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá
trình học tập, HS thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hoạt
động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là
một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng DH ĐHHĐ có ý
nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực
tiễn, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội.
1.1.1. Trên thế giới
Quan điểm DH ĐHHĐ có một truyền thống lâu đời vào cuối thế kỷ XVII và
đầu thế kỷ XVIII gồm những tác giả sau:
- J.A.Komenxki (John Amos Comenius, 1592 – 1679) là nhà Tiệp Khắc yêu
nƣớc, nhà sƣ phạm lỗi lạc của thế kỷ 17 đã đƣa ra những biện pháp dạy học bắt HS
phải tìm tòi, suy nghĩ để nắm những bản chất của sự vật và hiện tƣợng. Theo
Komenxki: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát

triển nhân cách, … hãy tìm ra phƣơng pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh
học nhiều hơn”.
- Jean – Jacques Rousseaus (1712 - 1778) là một nhà giáo dục lớn của Pháp,
Ông cho rằng phải hƣớng học sinh tích cực tự dành lấy kiến thức bằng cách tìm
hiểu, khám phá và sáng tạo. Và theo Ông kiểu mẫu giáo dục toàn diện, giáo dục
hoàn hảo.
- Johann Heinrich Pestalozzis (1746 - 1827) nguyên lý giáo dục cơ bản là sự
thống nhất của khối óc, trái tim và bàn tay.
- Adolph Diesterweg (1790 - 1866), Friedrich Wilhelm Froebel (1782 1852) nguyên lý giáo dục tự bản thân.
- K.D.Usinxki (Konstantin Dmitrievich Ushinski, 1824 – 1871), nhà sƣ phạm
dân chủ ngƣời Nga, ngƣời sáng lập khoa học giáo dục Nga. Usinki nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc GV điều khiển, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức…
- Hugo Gaudig (1860 - 1923) nguyên lý học tập tự do tƣ duy
5


- Paul Oestreich (1878 - 1959) dạy học tích hợp với quá trình sản xuất của xã
hội.
- Georg Kerschensteiner (1854 - 1932) Sƣ phạm nghề, tăng cƣờng hoạt động
thực hành trong quá trình đào tạo.
- John Dewey (1859 - 1952) và William Heard Kilpatrick (1871 - 1965)
nguyên lý học thông qua hoạt động – qua đó học sinh nhận thức đƣợc ý nghĩa của
thực tiễn.
- Ce1lestin Freinet (1896 - 1966)/ Maria Montessori (1870 - 1952) nhấn
mạnh ảnh hƣởng của học tập thông qua hoạt động thực hành.
- Lý thuyết DH ĐHHĐ ngày nay dựa trên hai học thuyết
 Lý thuyết hoạt động của 2 nhà tâm lý học Xô Viết là Lew Wygotski
(1896 - 1934) và Alexej Leontjew (1903 - 1979).
 Lý thuyết về nền tảng phát triển tƣ duy của quá trình học tập của Jean
Piaget (1896 - 1980) và Hans Aebli (1923 - 1990)

- Đầu thế kỷ XX, nƣớc Mỹ đã diễn ra một phong trào cải cách giáo dục (GD)
rộng lớn. Tƣ tƣởng định hƣớng quan trọng của cuộc cải cách này là chuyển từ dạy
học lấy ngƣời dạy làm trung tâm sang quan điểm dạy học lấy ngƣời học làm trung
tâm, nhằm phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học (DH). Các tác giả
của quan điểm này là: Skinner, J.Deway, C.Roger…Dạy học lấy HS làm trung tâm
đề cao đƣợc hứng thú cá nhân cũng nhƣ vai trò chủ động, tự lực của HS trong toàn
bộ quá trình học cũng nhƣ trong việc lựa chọn nội dung DH, nhằm khắc phục kiểu
DH áp đặt một chiều từ phía ngƣời dạy.
- Cuối năm 1960, Châu Âu bắt đầu cải cách GD mới. Các tƣ tƣởng DH lấy
HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực của HS đƣợc sử dụng rộng rãi và tiếp tục
phát triển trên cơ sở những tri thức khoa học GD hiện đại với những mô hình và
thuật ngữ khác nhau.
1.1.2. Ở Việt Nam
Qua tìm hiểu một số các đề tài nghiên cứu sau:
1. Nguyễn Hƣng Hòa, “Áp dụng phương pháp dạy học định hướng hoạt động
cho môn Thực hành bệnh viện Chuyên ngành Gây mê hồi sức tại Đại học y dược
TP.HCM”.
Trong đề tài này, tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài theo hình
thức DH ĐHHĐ áp dụng theo mô hình Action learning, tác giả đã tiến hành dạy
thực nghiệm 2 bài, sau khi thực nghiệm tác giả đã phân tích rất kỹ kết quả thu đƣợc,
sau khi phân tích tác giả đã chứng tỏ rằng áp dụng mô hình dạy học mới thì kết quả
6


vƣợt trội hơn PP cũ. Tuy nhiên đọc toàn bộ nội dung luận văn ngƣời nghiên cứu
nhận thấy tác giả có rất nhiều chỗ còn nhầm lẫn về cách gọi của quan điểm dạy học
theo ĐHHĐ. Đây là một quan điểm hay là một hình thức dạy học không phải là PP
DH ĐHHĐ.
2) Trƣơng Hồng Liên, “Triển khai dạy học định hướng hoạt động trong mô
đun “Gia công trên máy tiện CNC” tại Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam –

Singapore”.
Đề tài này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã triển khai
DHĐHHĐ trong mô đun môn học. Tác giả đã vận dụng DHĐHHĐ vào việc thiết kế
giảng dạy bài học trong chƣơng trình mô đun Gia công trên máy tiện CNC và tiến
hành thực nghiệm sƣ phạm trên 2 lớp Cắt gọt kim loại. Sau khi thực nghiệm, tác giả
đã cho HS làm bài kiểm tra, đồng thời phát phiếu thăm dò nhằm đánh giá tác động
của việc triển khai quan điểm DH đến kết quả học tập của ngƣời học. Những kết
quả nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi và giá trị của việc triển khai DHĐHHĐ,
góp phần nâng cao kết quả học tập, giúp HS phát triển năng lực xã hội, năng lực
chuyên môn và năng lực phƣơng pháp.
3) Trần Thị Ngọc Lan, “Dạy học định hướng hoạt động trong mô đun sửa
chữa vận hành máy điện hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu”.
Đề tài này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng giảng dạy
mô đun sửa chữa vận hành máy điện, tác giả đã vận dụng quan điểm DH ĐHHĐ
vào thực nghiệm 4 bài, sau phần thực nghiệm tác giả đã đánh giá kết quả thực
nghiệm và lấy ý kiến dự giờ của giảng viên. Những kết quả nghiên cứu đã khẳng
định tính khả thi và giá trị của việc triển khai DHĐHHĐ, giúp SV phát triển các
năng lực cần thiết để dễ dàng hòa nhập với đời sống lao động sản xuất.
Trong tất cả các luận văn của các tác giả trước thì chưa có tác giả
nào vận dụng quan điểm DH ĐHHĐ vào giảng dạy môn thiết kế trang
phục II, ngoài ra người nghiên cứu nhận thấy các luận văn đều hướng tới
việc thay đổi vai trò của người dạy và người học nhằm mục tiêu nâng cao
hiệu quả trong giảng dạy đáp ứng được mục tiêu và nội dung giáo dục
trong giai đoạn phát triển mới. Trong đó người học chuyển từ vai trò là
người thu nhận thông tin sang vai trò chủ động, sáng tạo, tự tìm kiếm kiến
thức để làm chủ tri thức, còn giảng viên từ vai trò chủ động chuyển sang
vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, giúp đỡ sinh viên trong quá trình
khám phá tri thức.
7



1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Hoạt động và hành động
1.2.1.1. Hoạt động
- Theo quan điểm của Tâm lý học: Hoạt động (HĐ) là quá trình tác động qua
lại giữa con ngƣời với thế giới xung quanh. Trong đó, con ngƣời là chủ thể làm biến
đổi thế giới, tạo ra sản phẩm có chứa đựng tâm lý – ý thức – tính cách của mình.
Đồng thời thế giới tác động trở lại làm cho con ngƣời có nhận thức mới, năng lực
mới.
- Theo từ điển giáo dục học: Hoạt động [5] là hình thức biểu hiện quan trọng
nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con ngƣời đối với thực tiễn xung
quanh.
Hoạt động của con ngƣời luôn luôn xuất phát từ những động cơ nhất định do
có sự thôi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, ý thức trách nhiệm…Cả động cơ và
mục đích cùng thúc đẩy con ngƣời tích cực và kiên trì khắc phục mọi khó khăn để
đạt đƣợc kết quả mong muốn.
1.2.1.2. Hành động
- Hành động là một đơn vị cơ bản của hoạt động. Mỗi một hoạt động bao
gồm nhiều hành động khác nhau. Hành động luôn luôn đƣợc thực hiện để đạt đƣợc
mục đích nhất định (tính mục đích của hành động) và thực hiện trong các môi
trƣờng, điều kiện, phƣơng tiện lao động cụ thể.
1.2.2. Năng lực và năng lực thực hiện
1.2.2.1. Năng lực
- Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành
động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá
nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh
nghiệm, cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động.
- Năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội
dung trong một loại tình huống cho trƣớc để giải quyết vấn đề mà tình huống này
đặt ra. [23]

- Trong dạy học định hƣớng hoạt động, khái niệm phát triển năng lực đƣợc
hiểu đồng nghĩa với phát triển năng lực hành động. Năng lực hành động bao gồm:
+ Năng lực tìm tòi, khám phá.
+ Năng lực xử lí thông tin.
+ Năng lực vận dụng và giải quyết vấn đề.
+ Năng lực hợp tác…
8


1.2.2.2. Năng lực thực hiện
- Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện đƣợc các hoạt động (nhiệm vụ,
công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra.
- Năng lực thực hiện đƣợc coi nhƣ là sự tích hợp của kiến thức – kỹ năng –
thái độ làm thành khả năng thực hiện một công việc sản xuất và đƣợc thể hiện trong
thực tiễn sản xuất.
- Năng lực thực hiện (khả năng hành nghề) là: Khả năng của một ngƣời lao
động có thể thực hiện những công việc của một nghề theo những chuẩn đƣợc quy
định. Khả năng hành nghề bao gồm 3 thành tố có liên quan chặt chẽ với nhau là:
Kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.2.2.3. Dạy học định hướng phát triển năng lực
Mô hình cấu trúc năng lực
Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc
của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần
năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động đƣợc mô tả là sự
kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:

Các thành phần cấu trúc của năng lực
NL cá thể

NL chuyên môn


NL xã hội

NL phƣơng pháp

NL HÀNH ĐỘNG

Hình 1.1 [21]: Các thành phần cấu trúc của năng lực
9


Nội dung và PPDH theo quan điểm phát triển năng lực
Nội dung DH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri
thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các
lĩnh vực năng lực:
Bảng 1.1[21]: Nội dụng DH theo quan điểm phát triển năng lực
Học nội dung

Học phƣơng pháp

Học giao tiếp

Học tự trải nghiệm

chuyên môn

– Chiến lƣợc

– Xã hội


– đánh giá

- Các tri thức

- Lập kế hoạch học

- Làm việc trong

- Tự đánh giá điểm

chuyên môn (các

tập, kế hoạch làm

nhóm

mạnh, điểm yếu

khái niệm, phạm

việc

- Tạo điều kiện cho - Xây dƣng kế

trù, quy luật, mối

- Các phƣơng pháp

sự hiểu biết về


quan hệ …)

nhận thức chung:

phƣơng diện xã hội nhân

- Các kỹ năng

thu thập, xử lý,

- Học cách ứng xử,

- Đánh giá, hình

chuyên môn

đánh giá, trình bày

tinh thần trách

thành các chuẩn

- Ứng dụng, đánh

thông tin

nhiệm, khả năng

mực giá trị, đạo


giá chuyên môn

- Các phƣơng pháp

giải quyết xung đột đức và văn hóa,

chuyên môn

hoạch phát triển cá

lòng tự trọng…

Năng lực

Năng lực

Năng lực

Năng lực

chuyên môn

phƣơng pháp

xã hội

nhân cách

Phƣơng pháp DH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích
cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề

gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động
trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cƣờng việc học tập trong nhóm, đổi
mới quan hệ GV- HS theo hƣớng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển
năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các
môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển
năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy
việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong
những tình huống ứng dụng khác nhau.
10


1.2.3. Định hƣớng
Trong lĩnh vực giáo dục, định hƣớng giá trị [5] đƣợc hiểu là hƣớng dẫn,
khuyến khích, hình thành nhận thức của học sinh đối với những mục tiêu cơ bản của
giáo dục ẩn chứa những giá trị vật chất và tinh thần cần đạt tới. Định hƣớng giá trị
đƣợc hình thành trong nhân cách của học sinh có tác dụng chi phối mạnh mẽ quá
trình học tập, rèn luyện với kì vọng chiếm lĩnh bằng đƣợc các giá trị ấy và khi đó nó
trở thành động cơ và mục đích cơ bản của hoạt động học tập.
1.2.4. Phƣơng pháp dạy học
1.2.4.1. Phương pháp
- Theo từ điển tiếng Việt thì “PP là trình tự cần theo trong những bước có
quan hệ với nhau, khi tiến hành một việc có mục đích nhất định. Là toàn thể những
bước đi mà tư duy tiến hành theo một trình tự hợp lý, tìm ra chân lý khoa học”.
- PP là hệ thống các nguyên tắc, những yêu cầu mà con ngƣời phải thực hiện
trong khi vƣơn tới mục đích của mình, PP có nghĩa là con đƣờng, là cách thức để
đạt đƣợc những mục tiêu nhất định.
1.2.4.2. Dạy học
DH là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hƣớng

giúp ngƣời học từng bƣớc có năng lực tƣ duy và năng lực hành động với mục đích
chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà
nhân loại đã đạt đƣợc để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết đƣợc các bài toán
thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi ngƣời học.
1.2.4.3. Phương pháp dạy học
- Phƣơng pháp dạy học (PPDH) là cách thức hoạt động cùng nhau của ngƣời
dạy và ngƣời học hƣớng tới việc giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học: trang
bị tri thức, kỹ năng thực hành, hình thành các phẩm chất nhân cách, phát triển các
khả năng và năng lực.
- PPDH đƣợc hiểu là cách thức tác động của giáo viên trong quá trình dạy
học, nhằm vào ngƣời học và quá trình học tập để gây ảnh hƣởng thuận lợi cho việc
học theo mục đích hay nguyên tắc đã định.
- PPGD là con đƣờng chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống nhất của
thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội dung trí dục, thông qua việc điều khiển hoạt
động học tập của trò, còn trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo việc học tập của bản thân, để
cuối cùng đạt tới mục đích dạy học.

11


1.2.4.4. Lựa chọn phương pháp dạy học
- Muốn thành công trong khâu truyền đạt nội dung giảng dạy, ngƣời GV phải
biết lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các PP và hình thức DH để làm tăng sự ham
thích, tích cực hóa học sinh, sự tham dự của HS và sự giảng dạy có hiệu quả của
GV trong lớp. Các PPDH rất đa dạng về số lƣợng và mục đích sử dụng, muốn lựa
chọn PPDH ngƣời GV phải biết giá trị của từng PP, nắm vững nội dung và cách sử
dụng PP đó, và hoạt động của PP nhƣ thế nào? Khi nào dùng thì có kết quả cao?
Vận dụng PPDH truyền thống có cải tiến và PPDH theo lối mới nhằm tích cực hóa
ngƣời học vào các hoàn cảnh, tình huống học tập khác nhau.
- Mỗi PPDH dù tốt nhất cũng có mặt yếu, mặt mạnh, khi thực hiện nên phối

hợp nhiều PP vì không có PP nào là vạn năng hoặc một PP nào độc quyền. Ngoài
ra, lao động sƣ phạm là lao động đòi hỏi tính sáng tạo cao, ngƣời GV có khả năng
phân tích nhanh chóng các tình huống sƣ phạm, sử dụng đúng những tri thức và kỹ
năng sƣ phạm, kinh nghiệm của bản thân và của GV khác. Trong bối cảnh hiện nay
đang có chủ trƣơng đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học.
- Với mục tiêu DH, nội dung DH, nhu cầu hứng thú, thói quen học tập của
HS, năng lực, sở trƣờng, kinh nghiệm sƣ phạm của GV, điều kiện học tập và giảng
dạy thì việc lựa chọn PP là hết sức quan trọng, phải kết hợp nhiều PP, sử dụng đúng
lúc, đúng chỗ thì mới đạt kết quả nhƣ mong muốn.
1.2.5. Phƣơng pháp dạy học kỹ thuật
1.2.5.1. Kỹ thuật:
Kỹ thuật là công cụ lao động sản xuất, nó là hệ thống thiết bị máy móc,
phƣơng tiện sản xuất đƣợc tạo ra dựa trên các quy luật tự nhiên để phục vụ cho quá
trình sản xuất và các nhu cầu khác của con ngƣời. Đôi khi kỹ thuật còn đƣợc coi
nhƣ là những kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng hoạt động nào đó.
1.2.5.2. Phương pháp dạy học kỹ thuật:
PPDHKT là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm thực hiện nhiệm vụ
dạy học kỹ thuật trong trƣờng dạy nghề đó là giáo dục, giáo dƣỡng kỹ thuật nghề
nghiệp, hình thành và phát triển tƣ duy, năng lực kỹ thuật.
Tƣ duy kỹ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lý kỹ thuật, các quá
trình kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ trong thực tiễn liên
quan đến nghề kỹ thuật. Nó chỉ xuất hiện trong lĩnh vực lao động kỹ thuật nhằm
giải quyết những bài toán có tính chất kỹ thuật. Tƣ duy kỹ thuật có tính chất lý
thuyết thực hành, có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa các thành phần khái niệm và hình
tƣợng trong hoạt động.
12


×