Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của việt nam sang thị trường nhật bản giai đoạn 2006 – 2011, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.17 KB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG
CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2006 – 2011:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên

: Trần Thị Vân

Mã sinh viên

: 0851010326

Lớp

: Anh 9

Khóa

: 47

Người hướng dẫn khoa học : PGS, TS. Nguyễn Văn Hồng


Hà Nội, tháng 5 năm 2012



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
− Tiếng Việt

Chữ viết tắt
1. Bộ NN & PTNT
2. DN
3. DNVVN
4. HTPP
5. KN
6. KNNK
7. KNXK
8. NB
9. NK
10. TĐTT
11. TĐTTKT
12. VN
13. VSATTP
14. XK
15. XTTM

Chữ viết đầy đủ
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hệ thống phân phối
Kim ngạch
Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Nhật Bản
Nhập khẩu
Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Việt Nam
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Xuất khẩu
Xúc tiến thương mại

− Tiếng Anh
Chữ viết tắt
1. AJCEP
2. ASEAN
3. ASEAN+3
4. CITES
5. EPA
6. FDI
7. GATT
8. GDP
9. GSP
10. HS
11. IMF
12. JETRO
13. MAFF
14. METI

15. MFN
16. ODA
17. OECD
18. R&D
19. UNCTAD
20. VASEP
21. Viettrade
22. VITAS
23. VJEPA
24. WB

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cơ chế hợp tác giữa ASEAN và 3 nước: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật
Bản
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp
Hiệp định đối tác kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập chung
Biểu mô tả và phân loại hàng hóa hài hòa
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản
Đối xử tối huệ quốc
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Nghiên cứu và phát triển
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Ngân hàng thế giới


25. WTO

Tổ chức thương mại thế giới


6

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 và dân số đông thứ 10 thế giới,
là thị trường có sức mua lớn, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng (trong đó có nhiều
mặt hàng chủ lực của Việt Nam) ngày càng tăng. Nhật Bản đã trở thành thị trường
xuất khẩu tiềm năng cho hàng Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn
thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Hàng năm, Nhật Bản nhập khối lượng hàng
hoá trị giá gần 700 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 7,7 tỷ USD.
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta, trong
đó, đẩy mạnh xuất khẩu hàng chủ lực là một phần quan trọng của chiến lược này
bởi vai trò quyết định của nó với việc tăng giảm tổng kim ngạch xuất khẩu. Những
năm gần đây, cơ cấu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang chuyển dịch theo
hướng tích cực, nhiều mặt hàng được người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng kể

cả tại thị trường khó tính như Nhật Bản nhưng xuất khẩu các mặt hàng này chỉ
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này.
Trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc, cạnh tranh xuất khẩu nói
chung và xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng ngày càng gay gắt. Những sản phẩm
Việt Nam có lợi thế xuất sang Nhật cũng là những sản phẩm mà nhiều nước khác có
lợi thế. Đó là chưa kể những khó khăn xuất phát từ đặc điểm thị trường Nhật Bản –
một thị trường có nhiều đòi hỏi khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu và có các rào
cản thương mại phức tạp bậc nhất thế giới. Nghiên cứu và tìm ra giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu các mặt hàng của lực của Việt Nam sang Nhật Bản là hết sức cần thiết.
Vì vậy tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng
chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2011: Thực
trạng và giải pháp”.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết xin tập trung phân tích thực trạng
xuất khẩu 3 mặt hàng chủ lực là: dệt may, thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ và đề
ra một số giải pháp chung cho xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang thị trường NB.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Mục đích nghiên cứu: từ việc nhìn nhận được những thành tựu và những hạn chế của xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2006 -


7
2011 để đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước
ta vào thị trường Nhật Bản thời gian tới.
− Đối tượng nghiên cứu: tình hình xuất khẩu các mặt hàng: dệt may, thủy sản, gỗ và các sản
phẩm từ gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
− Phạm vi thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2006 -2011.
3. Nhiệm vụ
− Làm rõ những đặc điểm của thị trường Nhật Bản, nhất là đặc điểm của thị trường dệt may,
thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Nhật Bản;
− Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu các mặt hàng: dệt may, thủy sản, gỗ và

các sản phẩm từ gỗ của VN sang NB trong giai đoạn 2006-2011;
− Đề ra một số giải pháp vĩ mô và vi mô để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang
thị trường Nhật Bản giai đoạn tới.
4. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, thống kê, so sánh đối chiếu, tổng hợp phân tích, khái quát hóa….
5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương:
− Chương I: Tổng quan về thị trường NB và quan hệ thương mại VN – NB;
− Chương II: Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản giai đoạn 2006 - 2011;
− Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Trong thời gian hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô trong Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, đặc biệt là giáo viên hướng
dẫn PGS, TS. Nguyễn Văn Hồng – người đã hướng dẫn tận tình cho tôi về mặt nội
dung, phương pháp luận và cách thức tiếp cận vấn đề một cách khoa học nhất. Qua
bài viết này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô.
Với thời gian nghiên cứu ngắn ngủi và hiểu biết còn hạn chế nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo và các bạn đọc để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên
Trần Thị Vân


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ QUAN

HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
1.1.
Tổng quan về thị trường Nhật Bản
1.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và dân cư

Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Bắc Á, là một quần đảo với trên 3.000 đảo, có
4 đảo lớn là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, bao bọc toàn bộ trong nước
biển với đường bờ biển dài 29.751 km. Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.915
km2, trong đó 13.430 km2 mặt nước. Rừng núi chiếm 2/3 diện tích cả nước, diện
tích đất trồng trọt được chỉ chiếm 15% [81]. Nhật Bản lại là một nước nghèo tài
nguyên thiên nhiên (trừ thủy sản), các nguyên liệu cơ bản như đồng, chì, kẽm,
nhôm…NB đều phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa, phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam
có khí hậu cận nhiệt. Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ thiên tai cao so với hầu hết các
nước khác. Ngay từ xa xưa, nếp sống của người Nhật đã gắn bó khăng khít với
những biến động thời tiết này.
Về dân cư, năm 2010 dân số Nhật Bản vào khoảng 128,06 triệu người, là quốc
gia đông dân thứ 10 trên thế giới, chiếm 1,9% dân số thế giới, mật độ dân số cao,
vào khoảng 343 người/km2 [87]. Mật độ dân cư cao nhất tại các vùng đồng bằng
duyên hải phía Thái Bình Dương - những vùng công nghiệp hoá cao và có các chuỗi
đô thị lớn.
Nhật Bản được nhìn nhận là quốc gia có dân số già nhất thế giới với tỷ lệ
người già quá cao và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2010,
số người trên 65 tuổi chiếm 23,1%, dự báo năm 2020 là 29,2% và năm 2050 là
39,6% [87]. Mặt khác, thời gian qua, dân số Nhật Bản có xu hướng giảm, dân số
của Nhật trong năm 2011 đã giảm hơn 200.000 người so với năm 2010 - lần giảm
dân số thứ 5 liên tiếp ở Nhật Bản và là lần giảm nhiều nhất kể từ sau Chiến tranh
Thế giới lần thứ 2 [37]. Từ những phân tích đó, có thể thấy sự suy giảm chất lượng
dân số Nhật Bản đã ở mức báo động.
Cơ cấu gia đình Nhật có nhiều thay đổi, nếu như năm 1975 số người bình

quân trong một hộ gia đình Nhật Bản là 3,28, thì con số này giảm xuống 2,67 vào


9
năm 2000 và 2,46 vào năm 2010. Trong khi số hộ gia đình của Nhật lại có xu hướng
tăng do tăng số hộ gia đình chỉ có một hoặc hai thành viên, chiếm tới 57,1% tổng số
hộ gia đình Nhật Bản năm 2010, riêng các hộ độc thân chiếm tới 31,2% [87].
Nguyên nhân là do tỷ lệ kết hôn của thanh niên Nhật Bản có xu hướng giảm trong
khi tỷ lệ ly hôn lại tăng, độ tuổi kết hôn tăng, nền kinh tế trì trệ khiến các cặp vợ
chồng trẻ ngại sinh con.
Bảng 1.1: Dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản

Dân số *

Năm

Cơ cấu dân số theo độ tuổi (%)

(triệu người)

1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
2010
2020**
2050**


111,940
117,060
121,049
123,611
125,570
126,926
127,768
128,056
122,735
95,152

0-14
24,3
23,5
21,5
18,2
15,9
14,6
13,7
13,2
10,8
8,6

15-64
67,7
67,3
68,2
69,5
69,4

67,9
65,8
63,7
60,0
51,8

Trên 65
7,9
9,1
10,3
12,0
14,5
17,3
20,1
23,1
29,2
39,6

Tăng

Mật độ

trưởng

dân số

dân số (%)

(người/km2)


1,35
0,90
0,67
0,42
0,31
0,21
0,13
0,05
-0,42
-1,05

300
314
325
332
337
340
343
343
329
255

*Dân số được thống kê vào ngày 1/10 hàng năm
**Ước tính tại thời điểm tháng 12/2006
Nguồn: Statistics Bureau (2011), “Table 2.2: Trends in population”, Statistical Handbook of Japan 2011,
August 2011, p.14.

Dân số Nhật Bản ngày càng già, xu hướng giảm, số hộ gia đình tăng nhưng
tốc độ tăng giảm dần, quy mô gia đình ngày càng nhỏ, số lượng người độc thân tăng
lên. Những điểm cơ bản đó của dân số Nhật Bản sẽ làm cho quy mô và mức độ tiêu

thụ của thị trường này giảm đi trong những năm tới, thị hiếu tiêu dùng cũng sẽ có
nhiều thay đổi.
1.1.2. Vài nét về nền kinh tế Nhật Bản
1.1.2.1. Quy mô kinh tế

Từ 1967, Nhật Bản đã thiết lập vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau
Mỹ, tuy nhiên do sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc những năm gần đây, cùng
với tình trạng trì trệ trong nền kinh tế Nhật suốt 20 năm qua, kết thúc năm 2010,


10
Nhật Bản chính thức đánh mất vị trí này vào tay Trung Quốc trở thành nền kinh tế
lớn thứ 3 thế giới.
Bước sang năm 2011, Nhật Bản phải chịu tác động kép của đại thảm họa động
đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng, kinh tế Nhật rơi vào tình trạng
suy thoái rõ rệt trong quý I và quý II. Dù có dấu hiệu phục hồi trong quý III nhờ
xuất khẩu và tiêu dùng tăng mạnh, nhưng lại tiếp tục giảm mạnh hơn dự tính trong
quý IV với mức giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2010 [46]. Tính cả năm 2011, GDP
danh nghĩa đạt 5.821 tỷ USD xếp thứ 3 thế giới, còn nếu tính theo ngang giá sức
mua, GDP là 4.418 tỷ USD xếp thứ 4 thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ)
trong khi GDP bình quân đầu người là 34.646 USD. Ngoài ra, Nhật Bản vẫn được
đánh giá là một trong những nước có mức tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới với
mức chi tiêu cho tiêu dùng chiếm hơn 60% GDP [54].
Bảng 1.2: GDP và GDP/người theo ngang giá sức mua của Nhật giai đoạn 2005 – 2011
Năm
2005
2006
2007
2008
2009

2010
2011
Nguồn:

IMF

GDP theo PPP

GDP/người theo PPP

Tỷ trọng trong

(tỷ USD)
3.872,844
4.080,552
4.299,910
4.342,669
4.107,036
4.309,532
4.417,648

(USD)
30.315
31.943
33.657
34.009
32.119
33.805
34.646


GDP thế giới (%)
6,827
6,628
6,447
6,199
5,922
5,815
5,665

(2011),

“World

Economic

Outlook

Database,

April

2011”,

/>pr.x=93&pr.y=8&sy=2005&ey=2016&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=158&s=PPPGDP
%2CPPPPC%2CPPPSH&grp=0&a=

1.1.2.2.

Cơ cấu kinh tế


Về cơ cấu kinh tế, dịch vụ là khu vực có đóng góp lớn nhất cho GDP Nhật
Bản, với tỷ trọng luôn ở mức cao, chiếm tới 75,9% năm 2011 [59]. Các ngành có
tốc độ phát triển cao hiện nay như giải trí, du lịch, hay các dịch vụ hỗ trợ như giao
thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng.
Tiếp đến là công nghiệp, đây là khu vực quan trọng trong nền kinh tế Nhật
Bản, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô và nhiên liệu nhập khẩu, tỷ trọng đóng
góp năm 2011 trong GDP là 23,0% [59]. Trong công nghiệp, các ngành được ưu


11
tiên và phát triển nhất bao gồm: đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô
tô và kim loại màu.
Nông nghiệp là khu vực nhỏ nhất trong nền kinh tế, chỉ ở mức tỷ trọng 1,1%
nhưng được Chính phủ bao cấp và bảo hộ ở mức độ cao, có năng suất và sản lượng
thu hoạch cao nhất trên thế giới[59]. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp
là canh tác lúa nước, ngoài ra người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác và nhiều
loại rau quả. Nhờ đó, Nhật Bản tự cung cấp được đủ nhu cầu gạo trong nước nhưng
vẫn phải nhập khẩu 50% nhu cầu các loại ngũ cốc khác. Riêng lĩnh vực ngư nghiệp,
Nhật có ngành công nghiệp đánh bắt cá với sản lượng đánh bắt cao nhất trên thế
giới, chiếm 15% sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới [82].
1.1.2.3.

Tăng trưởng kinh tế

Để đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế như hiện nay, kinh tế Nhật Bản
đã phải trải qua lịch sử phát triển nhiều thăng trầm, đi cùng với đó là sự biến động
của TĐTTKT. Trong vòng 3 thập kỷ qua, TĐTTKT của Nhật Bản đạt mức kỷ lục
khoảng 10% trong những năm 60, 5% trong những năm 70 và 4% trong những năm
80. TĐTT đã chậm lại trong những năm 90 với mức khoảng 1,7% [61].
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 2003 - 2011

Nguồn:

IMF

(2011),

“World

Economic

Outlook

Database,

April

2011”,

/>pr.x=81&pr.y=12&sy=2003&ey=2016&scsm=1&ssd=1&sort=country&ds=.&br=1&c=158&s=NGDP_RPC
H&grp=0&a=; Minh Sơn (2012), “Kinh tế Nhật Bản giảm mạnh hơn so với dự đoán”, Báo điện tử
Vietnamplus,

/>
doan/20122/125983.vnplus

Từ năm 2000 tới năm 2003, nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm khôi phục
lại TĐTTKT đã gặt hái được một chút thành công nhưng lại bị cản trở bởi sự trì trệ
của các nền kinh tế khác như Hoa Kỳ, các nước EU. Trong năm 2004 và 2005,
TĐTT đã được cải thiện và mối quan ngại về giảm phát và trì trệ của hoạt động kinh
tế đã không còn nữa.

Nền kinh tế Nhật bắt đầu suy giảm từ tháng 11/2007. GDP của Nhật Bản liên
tục giảm trong vòng 4 quý liên tiếp của năm 2008. Nền kinh tế nước này giảm phát
tới 10% trong vòng 12 tháng. GDP thực của Nhật Bản trong năm tài khóa (từ tháng
4/2008 đến tháng 3/2009) giảm tới 3,7%, đưa Nhật Bản rơi vào tình trạng kinh tế tồi


12
tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai [61]. Năm 2010, nền kinh tế Nhật Bản
đã phục hồi tích cực nhờ hai nhân tố chính, một là xuất khẩu của Nhật sang Trung
Quốc và các khu vực châu Á tăng mạnh, đồng thời lượng xuất khẩu sang Mỹ và
châu Âu cũng đưa dần vào trạng thái cân bằng, hai là hiệu quả của các biện pháp hỗ
trợ kinh tế của chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu phát huy tác dụng. Năm 2011, một
lần nữa kinh tế Nhật Bản lại rơi vào tình trạng suy thoái nhẹ.
1.1.2.4.

Hoạt động thương mại

Kể từ năm 1981, trong hoạt động ngoại thương, Nhật Bản luôn đạt được thặng
dư thương mại ở mức cao, kể cả những năm khó khăn do ảnh hưởng xấu từ cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 (nhờ xuất siêu với Hoa Kỳ và EU), tuy
nhiên những năm gần đây thặng dư thương mại giảm do sự lên giá của đồng yên
Nhật so với đồng USD.
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2006-2011
Đơn vị: tỷ USD

Năm
2006
2007
2008
2009

2010
2011

Tổng KN
xuất nhập khẩu
1.226,6
1.333,8
1.532,0
1.133,1
1.458,4
1.595,5

KNXK

KNNK

647,3
712,7
775,9
580,8
767,0
800,8

579,3
621,1
756,1
552,3
691,4
794,7


Cán cân
thương mại
68,0
91,6
19,8
28,5
75,6
6,1

Nguồn: JETRO (2008), “Table 3: World trade by country and region”, 2007 JETRO White Paper on
“International Trade and Foreign Direct Investment, November, 2008, p.271; JETRO (2011), “Table 3:
World trade by country and region”, 2011 JETRO Global Trade and Investment Report, August, 2011, p.111;
Wikipedia visit on March 25th, 2012, “Economy of Japan”, />
Quan hệ thương mại của Nhật Bản những năm gần đây đã được mở rộng đáng
kể bằng chứng là cả KNXK và KNNK đều có mức tăng trưởng dương ngoại trừ
năm 2009 xuất khẩu giảm 25,15% và nhập khẩu giảm 26,96% do tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 làm cho nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và
toàn thế giới nói chung trì trệ, người dân thắt chặt chi tiêu.
Về xuất khẩu, đối tác chính hiện nay là Trung Quốc chiếm tỷ trọng 18,88%,
Hoa Kỳ 16,42%, Hàn Quốc 8,13%, Đài Loan 6,27% và Hồng Kông 5,49% với các
mặt hàng xuất khẩu chính là xe máy, linh kiện bán dẫn, máy văn phòng, hoá chất,
… [88].


13
Về nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu vào Nhật chủ yếu từ các thị trường: Trung
Quốc chiểm tỷ trọng 22,2%, Hoa Kỳ 10,96%, Australia 6,29%, Ả rập xê út 5,29%,
các tiểu vương quốc Ả rập 4,12%, Hàn Quốc 3,98%, Indonesia 3,95%, các mặt
hàng nhập khẩu chính bao gồm nguyên liệu, năng lượng, thực phẩm, hoá chất, dệt
may,.... [88].

1.1.3. Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

Hiện nay, Nhật Bản đang cố gắng duy trì và phát triển chế độ mậu dịch tự do.
Cụ thể các vấn đề liên quan đến hàng nhập khẩu như sau:
1.1.3.1. Hệ thống thuế quan của Nhật Bản

Nhật Bản sử dụng Hệ thống phân loại HS. Ở Nhật có hai loại mức thuế quan
là mức thuế tự định (còn gọi là quốc định) và mức thuế hiệp định.
− Mức thuế tự định: được quy định trong luật thuế và chia làm 3 loại:
+ Mức thuế cơ bản: được quy định trong luật thuế hải quan, được áp dụng trong thời gian
dài.
+ Mức thuế tạm thời: được quy định theo luật thuế tạm thời. Đây là mức thuế mang tính tạm
thời được áp dụng thay cho mức thuế cơ bản trong một thời gian nhất định trong trường
hợp khó áp dụng mức thuế cơ bản.
+ Mức thuế ưu đãi: là mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Mức thuế này thấp hơn mức thuế nhập khẩu từ các nước phát triển.
− Mức thuế hiệp định: là mức thuế được thoả thuận trong các hiệp định ký với nước ngoài.
Trong đó, quy định chỉ đánh thuế vào mặt hàng nào đó theo mức thuế thấp.

Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự: mức thuế ưu đãi, mức thuế
WTO, mức thuế tạm thời và mức thuế cơ bản. Tuy nhiên, mức thuế ưu đãi chỉ được
áp dụng khi thoả mãn các điều kiện trong Chương 8 của Luật áp dụng mức thuế ưu
đãi. Mức thuế WTO chỉ áp dụng khi nó thấp hơn cả mức thuế tạm thời và mức thuế
cơ bản. Nếu mức thuế tạm thời thấp hơn những mức thuế trên, nó sẽ được áp dụng.
Ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu phải đóng 5% thuế tiêu thụ thông
thường, được áp dụng đối với tất cả mặt hàng bán tại Nhật Bản. Loại thuế này phải
được thanh toán ngay khi khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Thuế tiêu thụ được
tính trên trị giá hải quan của hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Bao bì được
miễn thuế nếu chúng chứa một lượng hàng ít hơn 10.000 yên.
Ngoài các loại thuế và mức thuế trên, Nhật còn ban hành 3 loại thuế đặc biệt:



14
− Thuế khẩn cấp: là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước
trong trường hợp có sự tăng nhanh nhập khẩu do giá hàng hoá nước ngoài quá rẻ.
− Thuế đối kháng: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu để đối lại các nhà sản xuất
và xuất khẩu nước ngoài được hưởng trợ cấp của Chính phủ. Các loại thuế đối kháng chỉ
có thể được sử dụng với một số điều kiện hạn chế và khi có thiệt hại vật chất đối với ngành
sản xuất trong nước.
− Thuế chống phá giá: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một công ty nước
ngoài bị coi là bán hàng hoá của mình tại nước nhập khẩu ở mức giá thấp hơn giá thành
hay thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó tại nước xuất khẩu.

Nhìn chung, đạo luật về việc áp dụng quy chế thuế quan đặc biệt của Nhật là
rất rõ ràng và trên thực tế, Nhật Bản cũng rất ít áp dụng các loại thuế này.
Điểm đáng lưu ý là như các nước phát triển khác, Nhật Bản duy trì hệ thống
thuế GSP nhằm áp dụng ưu đãi thuế (thấp hơn thuế MFN thông thường từ 10% đến
100%) đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia đang hoặc kém
phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của hàng xuất
khẩu từ các nước này, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm
nghèo. Hệ thống GSP của Nhật Bản bắt đầu vào ngày 1/8/1971 dựa trên hiệp ước
của UNCTAD năm 1970.
Theo chế độ GSP, với các mặt hàng nông sản và hải sản (chương 1 đến 24 hệ
thống HS), Nhật Bản dành ưu đãi cho 339 mặt hàng với thuế suất thấp hơn thuế suất
WTO từ 10% đến miễn thuế hoàn toàn và không giới hạn hạn ngạch. Hầu hết các
sản phẩm công nghiệp (chương 25 đến 97 hệ thống HS) được hưởng ưu đãi không
chịu thuế nhập khẩu trừ 118 mặt hàng không được ưu đãi gồm: muối, dầu thô,
gelatin, đồ da, lông cừu, dê, thỏ, gỗ dán, kén tằm, lụa thô, sợi lụa, sợi bông, sản
phẩm dệt, giày và các bộ phận của giày... và 78 hạng mục (1.264 mặt hàng) nhạy
cảm với mức thuế suất 20%, 40%, 60% hoặc 80% so với thuế suất MFN, có hạn

ngạch trần được tính cho mỗi năm tài chính.
Để hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia được hưởng GSP, chúng phải được
công nhận là có xuất xứ tại nước đó theo tiêu chuẩn xuất xứ của chế độ GSP của
Nhật Bản và được vận chuyển đến Nhật Bản theo tiêu chuẩn về vận tải.
Chương trình GSP được ban hành và thực hiện vào đầu mỗi năm tài khóa cho
từng mặt hàng chỉ định và thường bị kiểm soát trong mức hạn ngạch cố định hay


15
còn gọi là “mức lẫy”. Nếu nhập khẩu có dấu hiệu vượt quá “mức lẫy” thì Nhật Bản
có thể xem xét đình chỉ áp dụng thuế quan ưu đãi cho đến hết năm tài khóa đó. Đối
với những quốc gia đang được hưởng GSP nhưng xét thấy đã đạt trình độ phát triển
kinh tế tương đương với các quốc gia phát triển, Nhật Bản sẽ loại khỏi danh sách
các quốc gia được hưởng GSP.
1.1.3.2. Hệ thống các biện pháp phi thuế quan của Nhật Bản
• Các biện pháp hạn chế định lượng

Nhật Bản áp dụng biện pháp quản lý định lượng đối với một số nhóm sản
phẩm với hai lý do chính: nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với quy định
của WTO và mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các biện pháp này bao gồm: hạn
ngạch thuế quan (TRQ), hạn ngạch nhập khẩu (IQ), giấy phép nhập khẩu và cấm
nhập khẩu.
− Hạn ngạch thuế quan (TRQ)

TRQ là biện pháp hạn chế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp
phù hợp với quy định Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Đối với các sản phẩm có
TRQ, sẽ tồn tại 2 mức thuế áp dụng đồng thời cho một mặt hàng nhập khẩu là mức
thuế áp dụng trong hạn ngạch và mức thuế áp dụng ngoài hạn ngạch. Trong phần
lớn trường hợp, mức thuế ngoài hạn ngạch cao gấp nhiều lần so với mức thuế trong
hạn ngạch, thậm chí cao đến mức không còn ý nghĩa kinh tế để nhập khẩu.

Nhật Bản hiện nay duy trì TRQ chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực nông sản. Tất
cả các hạn chế dưới hình thức TRQ của Nhật đều tuân thủ chặt chẽ cam kết trong
khuôn khổ WTO. Hầu hết sản phẩm áp dụng TRQ trong lĩnh vực nông sản này đều
thuộc nhóm không cam kết giảm thuế trong các hiệp định EPA của Nhật. Điều này
có nghĩa là NB sẽ vẫn duy trì mức độ mở cửa thị trường như cam kết trong WTO.
Hiện nay, tất cả các mặt hàng thuộc TRQ chiếm khoảng 1,6% tổng số dòng
thuế nông sản của Nhật Bản. MAFF là cơ quan trực tiếp phê duyệt việc phân bổ hạn
ngạch. Thủ tục phê duyệt của MAFF tương đối phức tạp. TRQ của Nhật Bản được
phân bổ một lần trong năm tài chính. Số lần phân bổ có thể được bổ sung tùy thuộc
vào tình hình cung cầu thực phẩm, giá thực phẩm và các yếu tố khác. Hạn ngạch
được phân bổ theo số lượng được nhập khẩu chứ không phân theo giá trị nhập khẩu
và theo 2 cách: phân bổ cho các công ty thương mại được nhập khẩu và phân bổ tới
người sử dụng hàng hóa (nhà sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu


16
vào). Chờ khi có được chứng nhận về hạn ngạch được phân bổ, doanh nghiệp nhập
khẩu mới có quyền ký hợp đồng nhập khẩu theo số lượng quy định.
− Hạn ngạch nhập khẩu (IQ)

Hạn ngạch là một trong những biện pháp mà WTO không cho phép các nước
áp dụng trừ một số thành viên áp dụng với một số ít sản phẩm thủy sản và một số
sản phẩm đặc thù vì mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh hoặc lý do về xã hội.
NB là một trong số ít thành viên WTO còn áp dụng hạn ngạch này với một số
sản phẩm thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng. NB hiện là thành viên của nhiều tổ chức
quốc tế bảo vệ nguồn lợi thủy sản.Việc cấp hạn ngạch NK sẽ tuân thủ quy trình rất
chặt chẽ và thông qua cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu. Nhìn chung việc áp dụng
hạn ngạch của Nhật không mang mục tiêu bảo hộ, phù hợp với quy định của WTO.
− Giấy phép nhập khẩu


Hàng nhập khẩu cần có giấy phép là những loại hàng hóa cần có sự phê chuẩn
của METI khi muốn nhập khẩu. Nhật Bản hầu như không áp dụng biện pháp giấy
phép nhập khẩu, trừ một số mặt hàng sau: các mặt hàng chịu quản lý hạn ngạch
nhập khẩu và các loại thực phẩm có xuất xứ hoặc được vận chuyển từ một khu vực
xác định theo Công ước và các Hiệp định song phương cấm nhập khẩu hoặc hạn
chế nhập khẩu vì lý do an ninh, môi trường, xã hội.
Trong lĩnh vực thủy sản, việc cấp giấy phép nhập khẩu gắn với việc cấp hạn
ngạch nhập khẩu. Thực tế, việc cấp phép được áp dụng với hai lý do chính là bảo hộ
hoạt động khai thác thủy sản trong nước và bảo vệ nguồn lực tự nhiên thông qua
các Công ước quốc tế hạn chế khai thác, đánh bắt, vận chuyển động thực vật mà
Nhật Bản có tham gia. Một số công ước chính như Công ước về bảo tồn các loài cá
ngừ vây xanh phía Nam, Công ước quốc tế về bảo tồn các loài cá ngừ Đại Tây
Dương. Các mặt hàng có hạn ngạch sẽ chỉ được nhập khẩu sau khi đã được cấp giấy
phép nhập khẩu. Mục đích của biện pháp này là nhằm giám sát việc tuân thủ các
Hiệp ước và Hiệp định quốc tế mà Nhật Bản đã ký kết.
Trong Hiệp định VJEPA, Nhật Bản giữ nguyên cơ chế áp dụng biện pháp cấp
phép nhập khẩu, phù hợp với quy định của WTO. Quy định chế độ cho phép nhập
khẩu của Nhật Bản tuy chưa thể hiện sự bất phù hợp với quy tắc WTO, nhưng trong
thao tác thực tế vẫn tồn tại cách làm trở ngại đến mậu dịch. Ví dụ: thời gian khi


17
hàng vào cảng đến khi hoàn tất đưa vào lưu thông tương đối dài, rất bất tiện cho vận
chuyển hàng tươi sống đóng gói.
− Cấm nhập khẩu

Một số biện pháp cấm nhập khẩu của Nhật Bản chỉ được áp dụng với mục tiêu
chính trị, ví dụ như cấm vận hoặc không đặt quan hệ thương mại chính thức với một
số nước theo các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Một số loại sản phẩm cấm nhập
khẩu vì lý do an ninh, chính trị, bảo vệ vật nuôi, cây trồng, sức khỏe con người

được Nhật áp dụng theo từng giai đoạn và không mang ý nghĩa phân biệt đối xử
giữa hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước và giữa các đối tác.
Những hàng hoá bị cấm theo luật hiện nay:
+ Ma túy, chất kích thích và các chất gây nghiện khác, các vật dụng sử dụng các chất trên,
các chất tác động đến thần kinh (trừ những loại được quy định rõ theo Bộ Y tế, Lao động
và Phúc lợi);
+ Súng cầm tay các loại (súng lục, súng trường, súng máy...), đạn dược và các linh phụ kiện
liên quan;
+ Tiền giả, các giấy tờ chứng khoán giả (cổ phiếu…), bản mô phỏng tiền kim loại, tiền giấy;
+ Văn hóa phẩm (sách, tranh, ảnh…) ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh xã hội, thuần phong mỹ
tục;
+ Các vật phẩm, tài liệu vi phạm bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ.
• Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

Nhật Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng có yêu cầu rất khắt khe. Các tiêu chuẩn của Nhật hầu như tương đương, thậm
chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Tuy vậy, các tiêu chuẩn chất
lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của WTO, tức là không mang tính
phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước hay nhập khẩu.
Một số tiêu chuẩn là bắt buộc, một số là tự nguyện. Ở Nhật Bản hiện nay, hệ
thống dấu chất lượng bao gồm nhiều loại, quy định cho nhiều loại hàng hoá khác
nhau. Trong hệ thống dấu chứng nhận chất lượng có 2 dấu chứng nhận chất lượng
được sử dụng phổ biến là: Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản”
(JIS) và Dấu chứng nhận “Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản” (JAS).
− Dấu JIS

Dấu JIS là một trong những dấu được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật, ra đời dựa
trên "Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp" được ban hành vào tháng 6/1949. Hệ thống



18
tiêu chuẩn tự nguyện này được quản lý bởi METI, áp dụng trên 1.000 sản phẩm
công nghiệp với trên 8.500 tiêu chuẩn. Dấu JIS được áp dụng đối với tất cả các sản
phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn
chuyên ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản
phẩm nông nghiệp khác được quy định trong Luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn
các nông lâm sản.
Các tiêu chuẩn JIS được sửa đổi, bổ sung theo định kỳ để phù hợp với các tiến
bộ công nghệ, ít nhất là 1 lần trong 5 năm kể từ ngày ban hành, sửa đổi hay xác
nhận lại của tiêu chuẩn. Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng
hóa do Bộ trưởng METI cấp cho nhà sản xuất.
− Dấu JAS

Dấu JAS ra đời dựa trên “Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản” (luật JAS),
ban hành vào tháng 5/1970. Dấu JAS do MAFF quản lý. Bộ Y tế, Lao động và Phúc
lợi quản lý các tiêu chuẩn riêng về nhãn mác chất lượng của các mặt hàng đồ uống
và các sản phẩm chế biến. JAS được áp dụng cho các đồ uống, các sản phẩm chế
biến, lâm sản và các mặt hàng nông nghiệp, thú nuôi, dầu và chất béo, thủy hải sản
và các sản phẩm chế biến có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản. Đối với hầu hết sản
phẩm, luật JAS quy định một cách rõ ràng một tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng
nhưng đối với một số sản phẩm, các quy định trong luật chỉ đưa ra những hướng
dẫn cho việc nâng cao chất lượng. Tiêu chuẩn JAS đặc biệt áp dụng với các nông
sản hữu cơ, gà nuôi bằng thức ăn hữu cơ, dăm bông và các sản phẩm khác được sản
xuất theo các phương pháp đặc biệt đã được ban hành để đảm bảo sức khoẻ cho
người tiêu dùng.
Việc sử dụng dấu JAS trên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện trừ những sản
phẩm bắt buộc do MAFF quy định. Tuy nhiên, người Nhật rất tin tưởng đối với chất
lượng của các sản phẩm được đóng dấu JAS. Vì vậy, các nhà sản xuất nước ngoài
khi xuất khẩu hàng hoá vào Nhật Bản có được dấu chất lượng JAS sẽ tạo thuận lợi
cho việc tiêu thụ hàng hoá của mình tại đây. Nhà sản xuất nước ngoài có thể xin dấu

chứng nhận này tại METI và MAFF.
− Dấu Ecomark


19
Dấu sinh thái Ecomark ra đời năm 1989, đến nay dấu này được rất nhiều
người Nhật biết đến. Ecomark không đưa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên
chất lượng hay tính an toàn của sản phẩm.
Cũng như ở nhiều quốc gia khác, ở Nhật Bản vấn đề môi trường đang ngày
càng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật. Cục Môi trường Nhật Bản
đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái
(kể cả các sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu). Các sản phẩm
đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được đóng dấu “Ecomark”:
+
+
+
+

Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng ít;
Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường;
Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít;
Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo các cách khác không được kể
đến ở trên.

Ngoài 3 loại dấu chứng nhận phổ biến trên còn có nhiều loại dấu chứng nhận
khác được sử dụng ở Nhật Bản, một số là bắt buộc như dấu S, các dấu khác có tính
chất tự nguyện1.
• Các quy định pháp lý
− Quy định về bao bì, nhãn mác


Các vấn đề liên quan đến bao bì hàng hóa được quy định trong “Luật bao gói
và tái chế bao bì” và “Luật khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên”, trong đó
chủ yếu nhấn mạnh việc khuyến khích sử dụng và tái chế các loại bao bì đã qua sử
dụng và một số điểm lưu ý với hàng nhập khẩu như:
+ Nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa;
+ Việc đề xuất đóng gói hàng hóa phải được làm rõ với nhà nhập khẩu;
+ Các container chứa hàng được đóng hộp, đóng chai, đồ uống ngọt, hàng hóa nhỏ, thức ăn
đông lạnh và thức ăn được đóng gói phải được các nhà xuất khẩu dán nhãn mác riêng theo
hệ mét, đảm bảo sự yên tâm cho nhà phân phối Nhật Bản.

Về vấn đề nhãn mác, hàng hoá lưu thông trên thị trường phải có nhãn mác
đúng tiêu chuẩn và nhãn mác phải thể hiện đúng xuất xứ hàng hoá, cấm NK các sản
phẩm có nhãn mác mập mờ, giả mạo về xuất xứ. Nhà nhập khẩu/người bán hàng tại
Nhật có trách nhiệm ghi nhãn và niêm yết thông tin về một nhãn hàng theo yêu cầu
của “Luật nhãn hiệu chất lượng hàng hóa gia dụng”. Luật này đòi hỏi tất cả các sản
1 Chi tiết các dấu chất lượng khác của Nhật Bản xem tại phụ lục 1


20
phẩm đều phải dán nhãn, trên nhãn ghi rõ thành phần và các biện pháp bảo vệ sản
phẩm thích hợp. METI có thẩm quyền đưa ra những yêu cầu về việc dán nhãn hàng
hóa. Những yêu cầu này thay đổi tùy theo chủng loại hàng như: Thực phẩm sau
khâu NK phải có nhãn hiệu đính kèm cho mỗi bao gói, thể hiện chi tiết nội dung
bao gồm: chất bảo quản, tên và địa chỉ của nhà NK, ngày NK hoặc ngày sản xuất tại
Nhật; Việc chỉ dẫn sử dụng thuốc liên quan đến hệ thần kinh phải được in ở Nhật;...
− Quy định về kiểm dịch

Nhật Bản quản lý rất chặt chẽ các vấn đề kiểm dịch động thực vật có ảnh
hưởng tới các sản phẩm công nghiệp và việc tiêu thụ các loại thực phẩm sạch và
thực phẩm được bảo quản. Trong thể chế kiểm dịch thực tiễn của Nhật Bản chủ yếu

tồn tại những vấn đề sau:
+ Tiêu chuẩn lưu động của thuốc nông nghiệp quy định chặt chẽ hơn nhiều so với mức bình
quân của thế giới;
+ Việc nhập khẩu lương thực cần phải được cấp phép nhập khẩu do Cục kiểm tra vệ sinh
thực phẩm thuộc Bộ y tế ban hành. Lương thực cũng có thể phải được kiểm tra khi nhập
khẩu;
+ Đối với các sản phẩm được nhập khẩu lần đầu, việc mô tả thành phần của sản phẩm và quá
trình sản xuất công nghiệp kèm theo cần phải được cung cấp, cùng với các tài liệu khác
như giấy chứng nhận y tế từ nước xuất xứ;
+ Việc sử dụng các chất cụ thể như các chất phụ gia thực phẩm được quản lý chặt chẽ hoặc
nghiêm cấm. Một số phụ gia thực phẩm đã được Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc và
Tổ chức Y tế Thế giới thừa nhận và được ứng dụng rộng rãi, nhưng do Nhật Bản chưa liệt
nó vào danh mục phụ gia thực phẩm được phê chuẩn, nên những sản phẩm có chứa những
chất phụ gia này khi xuất sang Nhật Bản vẫn gặp phải trở ngại;
+ Dư lượng chất hóa học còn lại trong cây trồng, trong đất hoặc làm ô nhiễm nguồn nước
được quản lý rất chặt chẽ;
+ Việc nhập khẩu các loại động thực vật và sản phẩm của chúng phải có chứng nhận về y tế
được cấp từ người có thẩm quyền ở nước xuất xứ. Ở Việt Nam, loại giấy chứng nhận này
được cấp từ Cục kiểm dịch hoặc Bộ NN&PTNT.
− Luật vệ sinh thực phẩm

Cấm kinh doanh những loại thực phẩm có chứa độc tố hoặc có những chất phụ
gia có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Luật này quy định lượng kháng sinh
và lượng phụ gia tối đa cho phép trên một đơn vị đo lường có thể chứa trong sản
phẩm, các thông tin cần thiết phải có trên nhãn mác, bao bì sản phẩm. Theo luật


21
này, bộ phận giám sát kiểm dịch thực phẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản
sẽ tiến hành kiểm định VSATTP, thành phần và dư lượng chất hóa học, chất phụ gia

và chất phóng xạ có trong sản phẩm nhập khẩu, khả năng nhiễm khuẩn, vi khuẩn
coli đối với các thực phẩm chế biến.
− Luật trách nhiệm sản phẩm

Luật này được ban hành tháng 7/1995, áp dụng đối với tất cả sản phẩm kinh
doanh trên thị trường Nhật Bản, không riêng sản phẩm nhập khẩu. Theo quy định
của luật này: Nếu một sản phẩm có khuyết tật gây ra thương tích cho người hoặc
thiệt hại về vật chất thì nạn nhân có thể đòi bồi thường từ nhà sản xuất cho các thiệt
hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật với điều kiện có mối quan hệ nhân
quả giữa thiệt hại và khuyết tật sản phẩm.
Tóm lại, chính sách thương mại của Nhật là khuyến khích nhập khẩu hàng
hoá nhằm đa dạng hoá nền kinh tế cũng như tăng tính năng động cho mỗi ngành sản
xuất trong nước. Bên cạnh đó, Nhật Bản vẫn có cơ chế bảo hộ ngành sản xuất trong
nước một cách hiệu quả. Thay cho những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp
đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng hoặc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao, Nhật Bản đã sử
dụng các biện pháp bảo hộ tinh vi hơn như bảo vệ sức khỏe con người, kiểm soát
chất lượng, môi trường, quy định về VSATTP, ghi nhãn hàng hoá...
1.1.4. Đặc điểm hệ thống phân phối của Nhật Bản

Để đưa hàng hóa thâm nhập thành công thị trường Nhật, việc hiểu rõ HTPP
hàng hóa của nước này sẽ giúp các DN rất nhiều. HTPP bao gồm tất cả các khâu mà
thông qua đó sản phẩm được đưa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. HTPP
của Nhật hết sức phức tạp, kênh phân phối lại thay đổi theo từng loại sản phẩm,
nhưng nhìn chung có các đặc điểm chủ yếu sau:
− Có nhiều cửa hàng bán lẻ, mật độ dày đặc, nhưng quy mô tương đối nhỏ
Những cửa hàng bán lẻ này thường sử dụng trung bình từ 1- 49 nhân viên và
có mật độ khoảng 13 cửa hàng cho 1.000 dân cư, cao hơn so với tỷ lệ 8,7 cửa
hàng/1.000 dân ở Pháp, 6,6 ở Đức, 6,5 ở Mỹ và 6,1 ở Anh. Nếu tính về số lượng các
cửa hàng bán lẻ, Nhật Bản có 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ so với 1,5 triệu cửa hàng của
Mỹ. Trong khi đó, Mỹ có số dân lớn gấp 2,1 lần và diện tích lớn gấp 25 lần của

Nhật [30].


22
Hệ thống bán lẻ tại Nhật do 2 mô hình cửa hàng thống trị, đó là các cửa hàng
bách hóa lớn kiểu như Mitsukoshi và các cửa hàng nhỏ vệ tinh.
− Giữa nhà chế tạo và các nhà bán lẻ tồn tại rất nhiều cấp phân phối trung gian
Hiện nay, Nhật có khoảng hơn 430 ngàn cơ sở bán buôn, trung bình khoảng 34
cơ sở bán buôn cho 10.000 dân cư. Nếu tính quan hệ từ nhà sản xuất đến người bán
lẻ, thì trung bình có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và nhà sản xuất, cao
gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ [30]. Do đó, hàng hoá ở Nhật thường
phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian, điều đó cũng có nghĩa là hàng hóa khi đến
tay người tiêu dùng có giá cả rất cao so với giá thành sản xuất, giá nhập khẩu.
− Tồn tại hệ thống duy trì giá bán lẻ
Đặc điểm rất độc đáo trong HTPP hàng hoá của Nhật Bản là sự tồn tại của hệ
thống duy trì giá bán lẻ của nhà sản xuất kiểm soát giá bán lẻ thông qua các chính
sách chiết khấu hoa hồng và mua lại hàng hoá. Đối với chính sách mua lại hàng
hoá, khác với châu Âu và Mỹ (người mua phải gánh chịu mọi rủi ro về sản phẩm
trong phạm vi khu vực phân phối, chỉ những hàng hoá bị khuyết tật mới được trả
lại), tại Nhật, người tiêu dùng có thể trả lại các loại hàng hoá như may mặc, sách
báo và dược phẩm, với điều kiện hàng hoá đó phải còn nguyên mác, dán tem. Đối
với chính sách chiết khấu hoa hồng, Nhật Bản thực hiện nhiều loại chiết khấu và
được chiết khấu thường xuyên.
− Giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ có sự cấu kết chặt chẽ
HTPP hàng hóa Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các
nhà phân phối theo vòng khép kín và bài ngoại, nhất là những hệ thống cửa hàng
chuyên môn hóa chỉ kinh doanh một loại hàng nhất định. Sự câu kết thể hiện ở chỗ:
các nhà sản xuất sẽ cung cấp vốn cho các nhà bán buôn, các nhà bán buôn lại cung
cấp tài chính cho các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất thực hiện chế độ chiết khấu hoa
hồng thường xuyên và rộng rãi, sẵn sàng mua lại hàng hoá nếu không bán được…

Các nhà bán lẻ thường chỉ kinh doanh một số hàng hoá của các nhà sản xuất nhất
định, không kinh doanh hàng hoá của các nhà sản xuất khác. Vì thế, hàng hóa nước
ngoài rất khó thâm nhập và mở rộng đại lý tiêu thụ trên thị trường này.
− Xu hướng nới lỏng quy định về HTPP và mở cửa cho các nhà bán lẻ nước
ngoài thâm nhập thị trường


23
Trước hết, kênh phân phối được rút ngắn hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Thay
vì chỉ có đại lý NK độc quyền của các công ty thương mại tổng hợp tiến hành NK,
rồi phân phối cho các nhà buôn, thông qua các nhà buôn thứ cấp mới đến người bán
lẻ, thì thời gian gần đây, phương thức NK đã được đa dạng hóa, như: nhà sản xuất
trong nước tiến hành NK từ các cơ sở đầu tư ở nước ngoài, các nhà bán buôn nhỏ và
trung bình đặt hàng của các công ty nước ngoài qua thư điện tử để NK trực tiếp,
nhiều người bán lẻ cũng tiến hành NK trực tiếp từ nước ngoài và trực tiếp phân
phối.
Tiếp đó là tính khép kín và bài ngoại của HTPP dần dần được gỡ bỏ: các nhà
phân phối có thể tự do bán các sản phẩm của các nhà sản xuất khác bao gồm cả các
sản phẩm nhập khẩu, tiêu biểu cho xu hướng này là các nhà bán buôn và bán lẻ trực
thuộc tập đoàn chế tạo ôtô Nissan đã được phép ký hợp đồng trực tiếp với hãng
Ford và được quyền bán các ôtô Ford tại Nhật; Tổng công ty siêu thị Daiei Nhật
Bản đã nhập khẩu các máy ghi hình, tivi màu và các đồ gia dụng để bán ...
Độ mở cửa cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường Nhật Bản ngày càng
rộng. Các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều cơ hội để thâm nhập vào HTPP phức
tạp này như nhượng quyền, liên doanh, thành lập chi nhánh… Sự hiện diện trực tiếp
là phương thức tốt nhất nhưng cũng là phương thức tốn kém nhất. Bởi vậy, các công
ty thực hiện thâm nhập theo hình thức này chủ yếu là các công ty lớn như Toy R
US, WalMart và Costo của Hoa Kỳ, Carrefour của Pháp, Metro của Đức, Tesco của
Anh, Ikea của Thụy Điển… trong khi đó, với nhiều ưu điểm như chi phí thấp, có
thông tin về thị trường, có ngay HTPP và khách hàng…, liên doanh đang là hình

thức phổ biến để thâm nhập thị trường Nhật, trong đó đối tác Nhật Bản kiểm soát
hoạt động Marketing và phân phối.
Tóm lại, những hiểu biết về HTPP của thị trường mục tiêu là một trong những
chìa khóa thành công cho các DN, bởi vậy doanh nghiệp VN cần nắm vững được
những đặc trưng của HTPP cũng như nhanh chóng nắm bắt những thay đổi của
chúng để tạo thuận lợi cho hàng hóa của mình đứng vững trên thị trường Nhật Bản.
1.1.5. Nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng Nhật

Ngày nay, trong kinh doanh nói chung và trong xuất khẩu nói riêng, các DN
cần xác định được những nhu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu từ đó mới


24
tập trung xây dựng danh mục sản phẩm của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu đó,
tạo ra hiệu quả kinh doanh cao nhất cho DN.
Với thị trường Nhật Bản, đặc điểm nổi bật của thị trường này là quy mô lớn,
dân số đông, thu nhập dân cư cao nhưng lại rất “khó tính”, đòi hỏi khắt khe về chất
lượng, về VSATTP. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người tiêu dùng Nhật
ngày càng tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn khoảng 3.000 tỷ yên mỗi
năm, trong đó 50% là nhập khẩu [44]. Tuy nhiên, thói quen và thị hiếu tiêu dùng có
một số khác biệt theo vùng miền, tiêu biểu như người dân Tokyo ít quan tâm đến
giá cả, họ dùng thực phẩm mặn hơn và nhiều thực phẩm theo kiểu phương Tây cũng
như sử dụng nhiều cách chế biến ngoại nhập, ngược lại ở Osaka, người dân rất quan
tâm tới giá cả, họ ưa dùng sản phẩm ít mặn, thích các món ăn truyền thống hơn là
các thực phẩm theo kiểu phương Tây. Tuy vậy, đặc điểm của người tiêu dùng Nhật
vẫn có tính đồng nhất, 90% người Nhật thuộc tầng lớp trung lưu, phần lớn các hộ
gia đình được trang bị các thiết bị sở hữu lâu dài như máy giặt, tủ lạnh, TV màu,
máy hút bụi, lò vi sóng, máy điều hòa…[44]
Nhìn chung, các DN muốn thâm nhập thành công và trụ vững trên thị trường
này cần ghi nhớ về nhu cầu, thị hiếu của thị trường này với các điểm nổi bật sau:

− Người Nhật đòi hỏi cao về chất lượng

Xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật yêu cầu khắt khe nhất. Họ sẵn
sàng trả giá cao cho những sản phẩm mang tính sáng tạo, chất lượng cao và mang
tính thời thượng. Không chỉ về hàng hóa mà họ còn đòi hỏi cao về bao bì, dịch vụ
bán hàng và sau bán hàng. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong quá trình vận chuyển hay
khâu hoàn thiện sản phẩm như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên sản
phẩm,…có thể dẫn đến tác hại lớn như cả lô hàng trở nên khó bán.
Người Nhật rất coi trọng vấn đề VSATTP. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản không
chỉ quan tâm tới chất lượng mà còn chú trọng cả từ khâu nguyên liệu, bảo quản sau
thu hoạch đến công nghệ chế biến sản phẩm. Đối với hàng thực phẩm, rau quả, độ
tươi mới đóng vai trò cốt yếu. Hơn nữa, tại Nhật, nhiều mặt hàng được dùng làm
quà tặng nên những mặt hàng không được đóng gói đẹp sẽ khó tiêu thụ. Quy mô các
hộ gia đình Nhật tương đối nhỏ trong khi các gia đình Nhật ít phương tiện dự trữ
nên những sản phẩm được đóng gói với số lượng lớn thường ít được tiêu thụ trên thị


25
trường này. Bởi vậy, cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh thực
phẩm, bao gói, vận chuyển và thời gian giao hàng (nếu chậm giao, hợp đồng có thể
bị hủy bỏ hoặc mức phạt rất cao).
Người Nhật đặc biệt coi trọng các tiêu chuẩn Nhật Bản, tiêu biểu là tiêu chuẩn
chất lượng JAS và JIS. Chúng còn được coi trọng hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế.
− Người Nhật nhạy cảm với giá cả, ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm

Không giống như ở Châu Âu, các bà nội trợ Nhật Bản vẫn đi chợ hàng ngày
theo thói quen, giống các bà nội trợ Việt Nam, để mua hàng tươi sống, họ là lực
lượng quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến động giá
và các mẫu mã mới.
Người tiêu dùng Nhật không chỉ yêu cầu hàng hóa chất lượng cao, bao bì đảm

bảo, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp
lý. Từ sau khi nền “kinh tế bong bóng” sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng hoá rẻ hơn
đã tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu dùng Nhật vẫn có thể trả tiền cho những sản
phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời thượng hay loại hàng được gọi là
“hàng xịn”. Tâm lý này cho đến nay vẫn không thay đổi nhiều lắm. Mặc dù, sau
thảm họa kép động đất, sóng thần và cuộc khủng hoảng hạt nhân tháng 3/2011,
người dân Nhật Bản có xu hướng thắt chặt chi tiêu, nhưng với dấu hiệu hồi phục
kinh tế từ đầu năm 2012 này, nhu cầu các sản phẩm cao cấp sẽ tăng trở lại. Nói cách
khác, trong khi ý thức về sự ưa chuộng các nhãn hiệu ở Nhật vẫn phổ biến thì người
tiêu dùng Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá cả để
mua hàng.
− Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm

Hàng hóa có mẫu mã đa dạng thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Vào
một siêu thị của Nhật mới hình dung được tính đa dạng của sản phẩm đã phổ biến
đến mức nào ở Nhật. Ví dụ một mặt hàng sữa tắm có vô vàn các chủng loại khác
nhau về thành phần, màu sắc, hương thơm. Bởi vậy nhãn hiệu hàng hóa có kèm
theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng hóa tới
người tiêu dùng. Xu hướng bây giờ là mua các hàng hóa dù có cùng công dụng
nhưng phải khác nhau.


×