Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

áp dụng công ước nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.54 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thuế và hải quan
ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC NAIROBI VÀO HOẠT ĐỘNG
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên

: Hoàng Mỹ Linh

Mã sinh viên

: 0851030010

Lớp

: Anh 9 - Khối 4 KT

Khóa

: 47

Người hướng dẫn khoa học

: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh



2

Hà Nội, tháng 5 năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Hoàng Ánh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt
nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, Trường Đại Học Ngoại thương Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong bốn năm học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng, em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng
Ninh và các cô chú, anh chị công chức phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm đã
cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đơn vị.


MỤC LỤC
PHỤ LỤC................................................................................................................. 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................7
CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC NAIROBI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI........9
1.1. Khái quát chung về Công ước Nairobi........................................................9
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển........................................................9
1.1.2. Nội dung Công ước Nairobi.....................................................................13
1.2. Vai trò của Công ước Nairobi đối với hoạt động chống buôn lậu và gian
lận thương mại trên thế giới..............................................................................17
1.2.1. Văn bản hướng dẫn chung cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận

thương mại trên toàn thế giới..............................................................................18
1.2.2. Tăng cường huy động hợp tác quốc tế trong ngành hải quan..................18
1.2.3. Thiết lập một cơ chế chung cho các quốc gia thành viên trong việc trao
đổi thông tin hải quan..........................................................................................18
1.2.4. Hỗ trợ hoạt động giám sát, điều tra và quá trình tố tụng tư pháp............19
1.2.5. Tạo môi trường thương mại quốc tế trong sạch, đẩy nhanh quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế............................................................................................20
1.3. Thực trạng áp dụng Công ước Nairobi trong hoạt động chống buôn lậu
và gian lận thương mại trên thế giới.................................................................20
1.3.1. Tình hình chung........................................................................................20
1.3.2. Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Lithuania......................................22
1.3.3. Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Nga...............................................25
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan các nước trên thế giới......................28
CHƯƠNG 2 ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC NAIROBI VÀO HOẠT ĐỘNG CHỐNG
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI HẢI QUAN QUẢNG NINH
................................................................................................................................. 31
2.1. Tình hình áp dụng Công ước Nairobi của Hải quan Việt Nam...............31
2.1.1. Hợp tác đa phương....................................................................................31
2.1.2. Hợp tác song phương................................................................................32
2.2. Tình hình áp dụng Công ước Nairobi tại Cục Hải quan tỉnh Quảng
Ninh.....................................................................................................................34
2.2.1. Vài nét về Cục Hải quan Quảng Ninh......................................................34
2.2.2. Thực trạng áp dụng Công ước Nairobi tại Cục Hải quan tỉnh Quảng
Ninh.....................................................................................................................47
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG
CÔNG ƯỚC NAIROBI VÀO HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN
LẬN THƯƠNG MẠI TẠI QUẢNG NINH..........................................................62
3.1. Đánh giá thực tiễn áp dụng Công ước Nairobi vào hoạt động chống buôn
lậu và gian lận thương mại ở Hải quan Quảng Ninh......................................63
3.1.1. Những thành quả đạt được........................................................................63

3.1.2. Những hạn chế tồn tại và khó khăn vướng mắc thực tế phát sinh...........65


5

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Công ước Nairobi
vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan
Quảng Ninh........................................................................................................67
3.2.1. Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và
gian lận thương mại tại biên giới Việt – Trung..................................................67
3.2.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức Cục Hải quan
tỉnh Quảng Ninh đối với công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống
buôn lậu trong tình hình mới..............................................................................68
3.2.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ năng lực, nghiệp vụ của cán
bộ công chức Hải quan Quảng Ninh trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu.. 70
3.2.4. Tăng cường công tác nghiên cứu, thực hiện thống nhất pháp luật về Hải
quan; đẩy mạnh thu thập thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm
soát hải quan........................................................................................................72
3.2.5. Đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận
động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu............................74
3.2.6. Tăng cường lực lượng kiểm soát tại các khu vực trọng điểm, đẩy mạnh
đồng bộ các hình thức hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu.................76
3.2.7. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan
chức năng trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu qua biên giới Việt – Trung ở
Quảng Ninh.........................................................................................................78
3.2.8. Tích cực tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân
dân tỉnh và Tổng cục Hải quan đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu......79
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu và
gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh................................81
3.3.1. Dự báo tình hình buôn lậu tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian

tới.........................................................................................................................81
3.3.2. Một số kiến nghị, đề xuất..........................................................................82
KẾT LUẬN............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................87
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả một số mặt hàng trọng điểm bắt giữ trong 3 năm ( 2008 –
2010)........................................................................................................................ 46
Bảng 2.2. Số liệu chống buôn lậu hàng hóa xuất nhập khẩu năm của các cơ
quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh...................................................47
Bảng 2.3. Kết quả đấu tranh chống buôn lậu của Hải quan Quảng Ninh giai
đoạn 2003 – 2005....................................................................................................50
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh................................37


7

LỜI MỞ ĐẦU
Vào nửa cuối của thế kỉ XX, khi thương mại quốc tế ngày một phát triển thì
bên cạnh những lợi ích to lớn thu được, nhiều quốc gia lại đứng trước mối lo lắng
về sự gia tăng các vụ buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới cũng
như các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Yêu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là phải tìm
ra một công cụ hợp tác quốc tế để hỗ trợ Hải quan các nước trong việc đấu tranh
phòng chống các vi phạm hải quan này. Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau
nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan (Công ước Nairobi) được
Hội đồng Hợp tác Hải quan thông qua năm 1977 nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Việt Nam – một quốc gia đang phát triển cũng không nằm ngoài xu thế phát
triển này. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương

mại Thế giới WTO thì thực tế khách quan đòi hỏi Hải quan Việt Nam phải tăng
cường hợp tác quốc tế với Hải quan các nước để nâng cao hiệu quả của hoạt động
điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quan, phát huy vai trò của lực lượng
kiểm soát hải quan trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Vì
vậy, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định và thỏa thuận song phương, đa phương về
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan với nhiều nước trên thế giới dựa trên khuôn
khổ của Công ước Nairobi; trong đó quan trọng nhất phải kể đến hai thỏa thuận đã
ký kết với Trung Quốc. Đối với hải quan các tỉnh biên giới Việt – Trung, hai thỏa
thuận này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động hợp tác chống buôn lậu và
gian lận thương mại.
Quảng Ninh - tỉnh biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, nơi có cả đường
biên giới trên bộ và trên biển tiếp giáp với đất nước Trung Quốc chính là một trong
những khu vực hoạt động buôn lậu qua biên giới Việt - Trung sôi động nhất. Điều
này đồng nghĩa với việc Hải quan Quảng Ninh phải gánh trên vai một trách nhiệm
năng nề trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trong bối cảnh
đó, hoạt động hợp tác quốc tế với Hải quan Trung Quốc càng trở nên cấp thiết và
quan trọng, bởi chỉ khi hoạt động hợp tác giữa hai bên được tăng cường và đi vào
chiều sâu, đặc biệt là trên phương diện trao đổi thông tin tình báo và hỗ trợ điều tra


8

xác minh các vụ án thì các biện pháp nghiệp vụ phòng chống, ngăn ngừa vi phạm
hải quan tại khu vực biên giới mới thực sự thu được hiệu quả.
Trong những năm qua, Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh
Quảng Ninh nói riêng đã rất chú trọng vào công tác hợp tác quốc tế. Bên cạnh
những kết quả đạt được thì công tác này còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của
nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trên thực tế, hoạt động hợp tác giữa Hải
quan tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam và Hải quan Nam Ninh – Trung Quốc đã vấp
phải những khó khăn trở ngại cần phải nghiên cứu làm rõ để có biện pháp giải quyết

kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái
phép hàng hoá qua biên giới. Chính vì vậy mà người viết đã lựa chọn đề tài khóa
luận tốt nghiệp “Áp dụng Công ước Nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian
lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh – thực trạng và giải pháp” với hy
vọng sẽ đưa ra một cái nhìn khách quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải
quan đối với hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Đề tài giúp làm rõ hơn những vấn đề lý luận của Công ước Nairobi – Công ước
quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải
quan và thực trạng áp dụng Công ước này vào hoạt động hợp tác quốc tế tại Cục
Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
mang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh
chống buôn lậu qua biên giới Việt - Trung của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và phần kết luận được bố cục thành ba
chương lớn:
Chương I. Vai trò của công ước Nairobi đối với hoạt động chống buôn lậu và gian
lận thương mại trên thế giới.
Chương II. Áp dụng công ước Nairobi vào hoạt động chống buôn lậu và gian
lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Công ước Nairobi
vào hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Quảng
Ninh.


9

CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC NAIROBI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Khái quát chung về Công ước Nairobi.
Công ước Nairobi được thông qua ngày 9 tháng 6 năm 1977 dưới sự bảo trợ
của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs Co-operation Council - CCC) nay là Tổ
chức Hải quan Thế giới (World Customs Organization – WCO) và chính thức có
hiệu lực từ ngày 21 tháng 5 năm 1980. Đây là Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn
nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan (International
Convention on mutual administrative assistance for prevention, investigation and
repression of Customs offences). Công ước này cho phép cơ quan hải quan của các
nước thành viên trực tiếp hỗ trợ hành chính lẫn nhau (trao đổi thông tin, điều tra,
trao đổi kinh nghiệm…) để thực thi đúng pháp luật hải quan qua điều tra, phòng
ngừa, ngăn chặn vi phạm hải quan làm phương hại đến kinh tế, thương mại, tài
chính và lợi ích của các quốc gia thành viên.
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và lịch sử phát triển.
1.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Ngay từ khi mới thành lập, Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs Cooperation Council - CCC) đã luôn luôn tìm kiếm một công cụ hợp tác quốc tế để hỗ
trợ hải quan các nước trong việc đấu tranh chống các vi phạm hải quan. Vì vậy
trong nhiều năm liên tiếp, Hội đồng đã thông qua nhiều văn bản khác nhau quy định
về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan.
- Ngày 5 tháng 12 năm 1953, Hội đồng thông qua khuyến nghị về hỗ trợ hành
chính lẫn nhau giữa các quốc gia.
- Ngày 28 tháng 6 năm 1954, Hội đồng thông qua một khuyến nghị về thu
thập thông tin liên quan đến tội phạm hải quan thành một hệ thống, theo đó thông
tin được lưu trữ bởi Ban thư ký Hội đồng.
- Ngày 8 tháng 6 năm 1967, một khuyến nghị khác lại được Hội đồng thông
qua nhằm mở rộng hệ thống thông tin này bằng việc cho phép thu thập thông tin


10

không chỉ liên quan đến những người bị kết án (tội phạm hải quan) mà còn cả

những nơi che giấu phương tiện vận tải, các thủ đoạn buôn lậu, danh mục hàng hoá
buôn lậu hoặc gian lận bằng cách giả mạo hoặc làm giả (tài liệu, con dấu hải
quan…).
- Năm 1967, Hội đồng đã thông qua nghị quyết mời các nước phát triển là
thành viên của Hội đồng hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan hải quan của họ với các cơ
quan hải quan khác, dựa trên quan điểm phòng ngừa và phát hiện lưu lượng vận
chuyển bất hợp pháp các chất ma túy và hướng thần.
- Nghị quyết năm 1967 đã được bổ sung bởi khuyến nghị thông qua ngày 8
tháng 6 năm 1971 về tự do trao đổi thông tin liên quan đến lưu lượng vận chuyển
bất hợp pháp các chất ma túy và hướng thần.
- Ngày 22 tháng 5 năm 1975, Hội đồng đã mở rộng phạm vi khuyến nghị năm
1967 bằng một khuyến nghị mới về thu thập thông tin liên quan đến gian lận hải
quan. Ngoài những tội phạm hải quan bị kết án, khuyến nghị này còn đề cập đến cả
những người thuộc diện nghi ngờ có hành vi buôn lậu hoặc gian lận thương mại.
- Ngày 16 tháng 6 năm 1976, Hội đồng thông qua một khuyến nghị về việc
cấm và ngăn chặn việc nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển giao quyền sở hữu tài sản
văn hóa bất hợp pháp và đề nghị các nước thành viên nâng cao việc giúp đỡ về mặt
hành chính nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động chống buôn lậu các tác phẩm
nghệ thuật và cổ vật.
Việc liên tục ban hành các văn bản pháp luật khác nhau cho thấy Hội đồng
Hợp tác Hải quan ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hợp tác quốc
tế nhằm phòng chống gian lận hải quan, thông qua nhiều công cụ xử lý cụ thể hơn
với nhiều loại hình buôn lậu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số quốc gia thành
viên của Hội đồng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ hành chính lẫn nhau
bởi các khuyến nghị này vẫn chưa phải là một phương tiện hoàn toàn thỏa mãn yêu
cầu của hoạt động quốc tế chống lại gian lận hải quan, vấn đề đang trở thành mối
quan tâm lớn của nhiều các quốc gia. Vì lý do này, năm 1974, Hội đồng chỉ đạo
Ban thường trực kỹ thuật chuẩn bị một bản dự thảo Công ước đa phương về hỗ trợ
hành chính lẫn nhau, sao cho tính pháp lý đủ hiệu quả và ràng buộc, song vẫn phải
thu hút được nhiều quốc gia tham gia. Cuối cùng, ngày 9 tháng 6 năm 1977, tại



11

cuộc họp của Hội đồng tại Nairobi (Kenya), Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau
nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các vi phạm hải quan (hay còn gọi là Công ước
Nairobi) đã được Hội đồng thông qua. Công ước này cho phép cơ quan hải quan
của các nước thành viên cung cấp các hỗ trợ đặc biệt về hành chính dựa trên cơ sở
yêu cầu lẫn nhau (trao đổi thông tin, điều tra, trao đổi kinh nghiệm…) để thực thi
đúng pháp luật hải quan qua điều tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm
hải quan làm phương hại đến kinh tế, thương mại, tài chính và lợi ích xã hội của các
quốc gia thành viên. Cho đến nay, Công ước Nairobi vẫn được xem là một công cụ
hợp tác quốc tế hữu hiệu nhằm hỗ trợ cơ quan hải quan mỗi nước trong việc đấu
tranh chống các vi phạm hải quan.
1.1.1.2. Nguyên nhân ra đời.
Từ năm 1953 đến năm 1977, trải qua hơn 20 năm, Hội đồng Hợp tác Hải quan
mới đi đến thông qua Công ước Nairobi như một công cụ hoàn thiện, thống nhất và
duy nhất trong hoạt động hợp tác quốc tế chống lại các vi phạm hải quan. Nhìn lại
suốt quãng thời gian đó, có thể nói sự ra đời của Công ước Nairobi là do ba nguyên
nhân. Thứ nhất, vi phạm hải quan ngày một gia tăng với mức độ càng lúc càng tinh
vi, điều này làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội và sự lưu thông thương
mại của mỗi quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung. Thứ hai, hoạt động đấu
tranh chống vi phạm hải quan sẽ bớt khó khăn và hiệu quả hơn nhiều khi có sự hợp
tác giữa cơ quan hải quan của các quốc gia. Thứ ba, việc ra đời Công ước Nairobi
cũng nhằm mục tiêu hoàn thiện vai trò của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs
Co-operation Council - CCC), tiến đến xây dựng Tổ chức Hải quan Thế giới (World
Customs Organization – WCO) thống nhất sau này.
1.1.1.3. Lịch sử phát triển.
- Từ năm 1977 đến năm 2003: Sau khi được thông qua vào ngày 9 tháng 6
năm 1977 dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan và chính thức có hiệu lực

từ ngày 21 tháng 5 năm 1980, Công ước Nairobi tạo nên một khung pháp lý thống
nhất cho sự hợp tác sâu rộng và hiệu quả hơn giữa các cơ quan hải quan trên thế
giới. Từ năm 1977 đến năm 2003, trải qua gần 30 năm, Công ước đã có hơn 50
thành viên tham gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công ước này vẫn còn nhiều
vướng mắc, vì vậy mỗi hai năm một lần các thành viên của Công ước lại tổ chức


12

các cuộc họp thường kỳ để giải quyết các vấn đề này. Kết thúc mỗi cuộc họp, thông
thường Hội đồng đều thông qua một khuyến nghị khác bổ sung cho Công ước
Nairobi. Số lượng khuyến nghị này ngày một gia tăng để hoàn thiện một cơ chế
chung cho hoạt động hợp tác quốc tế ngành hải quan trong đấu tranh chống buôn
lậu và gian lận thương mại, song số lượng văn bản quá nhiều lại gây ra nhiều khó
khăn trong quá trình thực hiện.
- Từ sau năm 2003: Để tạo thuận lợi hơn nữa cho việc hợp tác qua lại giữa các
cơ quan hải quan, năm 2003, Công ước Johanesburg đã được thông qua nhằm bổ
sung cho các vướng mắc của Công ước Nairobi năm 1977. Công ước này là một
công cụ mới tạo thuận lợi cho việc giúp đỡ qua lại về hành chính giữa các thành
viên của Tổ chức Hải quan Thế giới. Công ước chính thức có hiệu lực từ năm 2004
sẽ mang đến cho hải quan các nước một loại công cụ hiện đại, phù hợp và đáp ứng
đầy đủ cho việc trao đổi thông tin quốc tế, giúp quá trình kiểm tra hải quan có hiệu
quả hơn. Một sự hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn giữa các cơ quan hải quan của
các nước là mục tiêu chính của Công ước này. Đó là sự hợp tác được dựa trên các
nguyên tắc tương hỗ đã trở thành một điều khoản bắt buộc ngay từ khi ký kết.
Khi có hiệu lực, Công ước Johanesburg sẽ cung cấp cơ sở pháp lý cho việc
trao đổi thông tin và các quy định nhằm giúp đỡ về hành chính, về yêu cầu giữa các
bên tham gia ký kết, nhằm áp dụng đúng đắn pháp luật hải quan. Công ước bao gồm
nhiều quy định trong khuôn khổ hợp tác đa quốc gia và báo trước việc tập hợp
thông tin trên cơ sở các dữ liệu nhằm giúp đỡ các nước ký kết trong lĩnh vực chống

tội phạm xuyên quốc gia, lĩnh vực gian lận và an ninh biên giới. Công ước này cũng
giới thiệu một số thuận lợi và những kỹ thuật hiện đại trong hợp tác chống gian lận
như dự báo để cung cấp thông tin trước khi gửi hàng trong lĩnh vực an ninh quốc tế.
Công ước còn bao gồm những điều khoản cho phép cơ quan hải quan trao đổi tự
động qua sự hiểu biết và qua hướng dẫn trong Công ước.
Nếu như Công ước Nairobi đã thực hiện tốt vai trò của nó trong việc điều tiết
hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan trong suốt giai đoạn 1977 – 2003
thì từ năm 2004 trở về sau, Công ước Johanesburg đã tạo nên một khung pháp lý
hoàn chỉnh hơn đối với hoạt động này. Nhưng Công ước Johanesburg ra đời không
loại trừ Công ước Nairobi ra đời trước đó mà cả hai cùng song song có hiệu lực, tạo


13

nên một hệ thống văn bản có tính pháp lý cao áp dụng trên phạm vi toàn cầu, từ đó
thiết lập một cơ chế chung cho các cơ quan hải quan trên thế giới trong cuộc chiến
chống buôn lậu xuyên quốc gia và gian lận thương mại trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy nhiên cho đến nay Công ước Nairobi vẫn được chấp nhận rộng rãi hơn
với số lượng các nước thành viên đông đảo và hơn hết, Công ước này vẫn khẳng
định được những vai trò quan trọng của nó trong hoạt động hợp tác quốc tế của hải
quan mỗi nước. Nói đến sự giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa các cơ quan hải quan
trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại, người ta vẫn nghĩ đến
Công ước Nairobi như một văn bản pháp lý được ra đời sớm nhất, có giá trị vô cùng
to lớn trong lịch sử hải quan toàn cầu.
1.1.2. Nội dung Công ước Nairobi.
Công ước bao gồm một phần thân Công ước và 11 phụ lục có thể được chấp
nhận độc lập lẫn nhau. Trong khi thân Công ước chủ yếu tập trung đưa ra một số
khái niệm cơ bản liên quan đến vi phạm và gian lận hải quan; cũng như các thủ tục
hỗ trợ cụ thể của các quốc gia thành viên thì phần phụ lục lại đưa ra 11 vấn đề khác
nhau trong hoạt động hợp tác hải quan nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các vi

phạm hải quan trong phạm vi quốc tế.
1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản:
Ngay chương đầu tiên của phần thân Công ước, Hội đồng Hợp tác Hải quan
đã đưa ra một loạt các khái niệm liên quan đến các vi phạm hải quan nhằm xác lập
một cách hiểu chung và thống nhất nhưng cũng rất linh hoạt giữa các nước thành
viên.
- “Pháp luật hải quan là tất cả những những quy định pháp luật được cơ quan
hải quan thông qua và giám sát liên quan tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc
quá cảnh hàng hóa” (the term "Customs law" means all the statutory or regulatory
provisions enforced or administered by the Customs administrations concerning the
importation, exportation or transit of goods)1.
- “Vi phạm hải quan là sự không tuân thủ hoặc ý định không tuân thủ pháp
luật hải quan” (the term "Customs offence" means any breach, or attempted breach,

1

Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn
áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản a, tr.7.


14

of Customs law)1. Do thẩm quyền của cơ quan hải quan của các quốc gia khác nhau
nên định nghĩa này cũng mang ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau cho tất cả các
bên ký kết. Hầu hết các định nghĩa trong Công ước Nairobi đều được diễn đạt bằng
những thuật ngữ rất chung chung. Nếu cần thiết, các nước thành viên của Công ước
có thể đưa ra các quy định thích hợp trong phạm vi quốc gia mình để xác định rõ
hơn định nghĩa này. Có thể thấy từng nội dung của Công ước Nairobi đều rất linh
hoạt, không gò bó, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các quốc gia thành viên có thể tùy
chỉnh từng chương, từng phụ lục sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế của hải

quan mỗi nước.
- “Gian lận hải quan là một hành vi vi phạm, theo đó một chủ thể gian dối để
trốn tránh các khoản thuế hoặc các quy định cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu
do cơ quan hải quan đưa ra hoặc nhằm đoạt các lợi thế thương mại trái với pháp
luật hải quan” (the term "Customs fraud" means a Customs offence by which a
person deceives the Customs and thus evades, wholly or partly, the payment of
import or export duties and taxes or the application of prohibitions or restrictions
laid down by Customs law or obtains any advantage contrary to Customs law)2.
- “Buôn lậu là hành vi gian lận hải quan, hàm ý việc đưa hàng hóa qua một
biên giới hải quan một cách bí mật” (the term "smuggling" means Customs fraud
consisting in the movement of goods across a Customs frontier in any clandestine
manner)3. Định nghĩa này không những bao gồm trường hợp hàng hoá đã được che
giấu để thoát khỏi sự kiểm soát của hải quan tại biên giới (dưới mọi hình thức
phương tiện vận tải), mà còn cả các trường hợp hàng hoá mặc dù không phải che
giấu nhưng không được khai báo hải quan đúng cách.
- “Nghĩa vụ và thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nghĩa vụ hải quan và tất cả các
nghĩa vụ khác như thuế, lệ phí hoặc các khoản thu khác được thu trong hoặc có liên
quan đến hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá nhưng không bao gồm phí
và lệ phí dịch vụ” (the term "import or export duties and taxes" means Customs
1

Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn
áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản b, tr.7
2
Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn
áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản c, tr.7
3
Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn
áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản d, tr.7



15

duties and all other duties, taxes, fees or other charges which are collected on or in
connection with the importation or exportation of goods but not including fees and
charges which are limited in amount to the approximate cost of services rendered) 1.
Định nghĩa này cũng được xuất hiện trong nhiều văn kiện quốc tế khác của Hội
đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giới), đặc biệt là Công ước quốc tế
về đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục hải quan (Công ước Kyoto) năm 1973.
Trong mối liên quan này, Ủy ban thường trực kỹ thuật cho rằng sự hỗ trợ lẫn nhau
của hải quan các nước thành viên theo quy định của Công ước Nairobi không áp
dụng trong trường hợp bán phá giá (kể từ khi Luật chống bán phá giá của
WTO/GATT bao gồm các biện pháp hỗ trợ về chủ đề này) hoặc thuế đối kháng
(được nêu tại Điều VI của WTO/GATT).
1.1.2.2. Nội dung chính của Công ước:
Nội dung chính của Công ước Nairobi xoay quanh vấn đề các quốc gia thành
viên đồng ý hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu của Công ước, theo các điều
khoản của Công ước này; nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong việc ngăn ngừa, điều tra,
trấn áp các vi phạm hải quan. Nội dung chính được cụ thể hóa bằng 23 điều thuộc 6
chương của phần thân Công ước.
- Phạm vi áp dụng của Công ước được đề cập đến ở điều I đến điều IV. Khi
một nước kí kết tham gia Công ước Nairobi nghĩa là hải quan nước đó cam kết sẽ
sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải
quan, phù hợp với các điều khoản của Công ước này. Cơ quan hải quan của các bên
tham gia ký kết có thể đề nghị sự giúp đỡ lẫn nhau trong thẩm quyền mà họ được
giao trong việc tiến hành điều tra hoặc trong khuôn khổ của một thủ tục pháp lý
hoặc hành chính, nhưng không bao gồm việc đề nghị bắt giữ, thu hồi các khoản
thuế, tiền phạt và các khoản phí cho cơ quan hải quan khác.
Nếu một quốc gia thành viên, trong trường hợp nhận thấy việc hỗ trợ như vậy,
ảnh hưởng tới chủ quyền, an ninh hoặc các lợi ích trọng yếu của quốc gia hoặc làm

phương hại đến quyền lợi thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp, có quyền từ
chối hoặc hạn chế hợp tác với những điều kiện và yêu cầu nhất định. Đồng thời nếu
một quốc gia thành viên đưa ra một đề nghị mà bản thân quốc gia này cũng không
1

Tổ chức Hải quan Thế giới, 1977, Công ước quốc tế về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn
áp các vi phạm hải quan, chương I, điều 1, khoản e, tr.7


16

thể thực hiện được trong trường hợp được một quốc gia khác đề nghị; quốc gia
thành viên này phải xem xét lại tính khả thi trong đề nghị của mình. Quyết định có
hỗ trợ hay không phụ thuộc vào quốc gia thành viên được đề nghị.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên được quy định trong
phần các thể thức giúp đỡ lẫn nhau giữa các cơ quan hải quan từ điều V đến điều
VIII của phần thân Công ước. Theo đó, các hồ sơ, tài liệu thu thập được theo Công
ước này chỉ được sử dụng nhằm phục vụ các mục đích được quy định trong Công
ước, và phải tuân thủ đúng yêu cầu của cơ quan hải quan đã cung cấp các hồ sơ, tài
liệu đó. Bên tiếp nhận thông tin có trách nhiệm bảo mật các thông tin được cung cấp
với chế độ tương tự như các thông tin thu thập được trên chính lãnh thổ của mình.
Việc sử dụng các thông tin được cung cấp vào mục đích khác chỉ được chấp nhận
khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan hải quan đã cung cấp thông tin.
Việc trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên trong Công ước Nairobi
được tiến hành trực tiếp giữa các cơ quan hải quan. Khi được đề nghị giúp đỡ, các
cơ quan hải quan sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết để thực hiện đề nghị
giúp đỡ, trong phạm vi khuôn khổ pháp luật và các quy định hiện hành trên lãnh thổ
của mình và có trách nhiệm trả lời các đề nghị này trong thời hạn sớm nhất có thể.
Các đề nghị hỗ trợ nên được lập thành văn bản, kèm theo các tài liệu cần thiết, được
viết bằng ngôn ngữ thuận tiện cho bên tiếp nhận. Trong trường hợp khẩn cấp không

thể lập đề nghị thành văn bản thì cần nhanh chóng có thư xác nhận bằng văn bản.
Mọi chi phí phát sinh theo Công ước này sẽ do bên đề nghị chịu.
- Cách thức gia nhập Công ước rất linh hoạt, cho phép các quốc gia không
phải chấp nhận thực hiện tất cả các quy định của Công ước mới có thể trở thành
thành viên, mà chỉ cần chấp nhận ít nhất một phụ lục. Điều XI của Công ước
Nairobi cũng chỉ ra rằng việc tham gia Công ước không hạn chế việc một số quốc
gia thành viên có cơ chế hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai, đồng thời khuyến
khích các nước thành viên ký kết các hiệp định song phương về giúp đỡ lẫn nhau
nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan. Tính linh hoạt và tính
mở của Công ước rất cao khi nhấn mạnh rằng việc các quốc gia thành viên có cách
hiểu khác nhau khi thực thi Công ước sẽ do các quốc gia tự dàn xếp sao cho phù
hợp với thẩm quyền của hải quan mỗi nước.


17

Mọi cơ quan thành viên của Hội đồng và mọi quốc gia thành viên của Liên
hiệp quốc hoặc của các cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc đều có thể trở
thành thành viên của Công ước Nairobi bằng việc ký Công ước, không bảo lưu việc
phê chuẩn; hoặc bằng việc gửi văn bản phê chuẩn sau khi đã ký Công ước có bảo
lưu việc phê chuẩn; hoặc bằng việc gia nhập vào Công ước. Các văn bản phê chuẩn
hoặc gia nhập được nộp cho Tổng thư ký của Hội đồng.
1.1.2.3. Các phụ lục của Công ước:
Công ước Nairobi có 11 phụ lục, đây là phần cụ thể hóa nghĩa vụ của các
nước thành viên khi cam kết tham gia Công ước này. Theo đó hải quan của các
nước thành viên cần tuân thủ các nghĩa vụ này khi tham gia vào Công ước quốc tế
về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các vi phạm hải quan. Như
đã nói ở trên, chỉ cần chấp nhận ít nhất một trong số 11 phụ lục dưới đây thì cơ
quan hải quan của các nước đã có thể trở thành thành viên chính thức của Công ước
Nairobi:

- Phụ lục 1: Chủ động hỗ trợ.
- Phụ lục 2: Hỗ trợ khi được yêu cầu, nhằm xác định thuế xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Phụ lục 3: Hỗ trợ khi được yêu cầu, liên quan tới quản lý hải quan.
- Phụ lục 4: Hỗ trợ khi được yêu cầu, liên quan tới giám sát hải quan.
- Phụ lục 5: Tham vấn và thông báo khi được yêu cầu, thay mặt một cơ quan
hải quan khác.
- Phụ lục 6: Công chức hải quan hiện diện tại tòa án nước ngoài.
- Phụ lục 7: Công chức hải quan hiện diện tại một quốc gia thành viên khác.
- Phụ lục 8: Tham gia điều tra tại nước ngoài.
- Phụ lục 9: Thu thập thông tin.
- Phụ lục 10: Hỗ trợ chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần khác.
- Phụ lục 11: Hỗ trợ chống buôn lậu tác phẩm nghệ thuật, cổ vật và các tài sản
văn hóa khác.
1.2. Vai trò của Công ước Nairobi đối với hoạt động chống buôn lậu và gian
lận thương mại trên thế giới.


18

1.2.1. Văn bản hướng dẫn chung cho hoạt động chống buôn lậu và gian lận
thương mại trên toàn thế giới.
Hiện nay tội phạm xuyên quốc gia đang liên tục gia tăng và vấn đề toàn cầu
hóa thị trường dường như lại càng tạo cơ hội nhiều hơn cho tổ chức tội phạm. Kể từ
khi gia tăng kiểm soát biên giới, ngành hải quan đã đóng một vai trò quan trọng
trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Hải quan mỗi quốc gia cần phải tăng
cường hành động để ngăn chặn, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan đang ngày
một gia tăng. Bằng việc sửa đổi, bổ sung điều 18 của Công ước về vấn đề bảo lưu,
những trở ngại chính trong việc ra nhập Công ước Nairobi đã bị dỡ bỏ, Công ước
này chính thức trở thành một công cụ thống nhất và có hiệu quả trong hoạt động

hợp tác quốc tế ngành hải quan mà nhiều quốc gia mong muốn tham gia để gia tăng
sức mạnh của mình trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại trên
phạm vi toàn thế giới.
1.2.2. Tăng cường huy động hợp tác quốc tế trong ngành hải quan.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, trải qua hơn 30 năm, Công ước Nairobi ngày
càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong hoạt động hợp tác quốc tế chống buôn lậu
và gian lận thương mại nói chung và vận chuyển trái phép các chất ma túy, chất
hướng thần và các tài sản văn hóa nói riêng. Rõ ràng rằng Công ước Nairobi đã tạo
ra một khuôn khổ pháp luật lý tưởng cho sự hợp tác sâu rộng và ngày một hiệu quả
hơn giữa hải quan các nước thành viên.
1.2.3. Thiết lập một cơ chế chung cho các quốc gia thành viên trong việc trao đổi
thông tin hải quan.
Sự ra đời của Công ước Nairobi đã khuyến khích hải quan các nước tích cực
trao đổi thông tin nghiệp vụ cũng như các thông tin tình báo để hỗ trợ lẫn nhau
trong việc đấu tranh chống các vi phạm hải quan. Trước khi Công ước này ra đời,
Hội đồng đã liên tiếp thông qua nhiều khuyến nghị vào các năm 1953, 1954, 1967,
1971 và 1975 cho phép cơ quan hải quan các nước thành viên thiết lập và tăng
cường hợp tác, chủ yếu là dựa trên mối quan hệ song phương trong hoạt động
chống buôn lậu và gian lận thương mại, vận chuyển trái phép các chất ma túy và các
loại tài sản văn hóa. Nhưng phải đến năm 1977, khi Công ước Nairobi ra đời được
xem như một văn kiện quốc tế có tính ràng buộc cao, được chấp thuận trên phạm vi


19

rộng khắp thì hoạt động trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan các nước về hoạt
động chống buôn lậu mới thực sự có hiệu quả.
Thông tin hải quan và các hồ sơ, tài liệu khác được trao đổi trực tiếp giữa các
quốc gia thành viên thông qua điện thoại, fax, email, công hàm… mà không phải
qua bất kỳ một cơ quan nào khác, giúp tiết kiệm thời gian trong việc xử lý nghiệp

vụ. Việc mở rộng trao đổi thông tin về lưu lượng vận chuyển bất hợp pháp như vậy
giúp nâng cao hiệu quả hợp tác trực tiếp và đa phương giữa các quốc gia thành viên
nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc gia khỏi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.
Ngoài ra các thông tin được trao đổi giữa các cơ quan hải quan sẽ được lưu trữ tại
Ban thư ký của Hội đồng để giúp tính toán các chỉ số trung tâm liên quan đến các
vụ buôn lậu. Ban thư ký này không chỉ quản lý các chỉ số trung tâm và lưu hành các
thông tin nội bộ mà còn quyết định những thông tin nào cần được lưu hành; đồng
thời sử dụng thông tin từ các chỉ số để lập bản tóm tắt và nghiên cứu về xu hướng
của các vụ gian lận hải quan.
Ngoài ra, Công ước Nairobi cho phép việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ trực
tiếp lẫn nhau giữa các cơ quan hải quan trong các hoạt động nghiệp vụ khác. Như
vậy, cơ quan hải quan của mỗi nước có thể trao đổi và học hỏi lẫn nhau để hoàn
thiện chuyên môn, tạo nên một hệ thống hải quan quốc tế đồng đều về kỹ thuật
nghiệp vụ, từ đó nâng hiệu quả của hoạt động kiểm soát hải quan, chống buôn lậu
và gian lận thương mại trên toàn thế giới.
1.2.4. Hỗ trợ hoạt động giám sát, điều tra và quá trình tố tụng tư pháp.
Mỗi quốc gia thành viên đều được hỗ trợ bởi các quốc gia thành viên khác
trong phạm vi thẩm quyền và khả năng của họ trong hoạt động đấu tranh chống
buôn lậu và gian lận thương mại đối với các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Họ
có thể sử dụng lời khai, chứng cứ tội phạm… của các nước khác để làm căn cứ
trong quá trình điều tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm; đồng thời tiếp tục kiểm soát
việc sử dụng thông tin hoặc tài liệu của một nước thành viên khác trong khuôn khổ
hỗ trợ hành chính lẫn nhau, do sự cần thiết phải bảo vệ tính bảo mật thông tin liên
lạc. Gia nhập Công ước Nairobi giúp các nước thành viên có cơ sở cho các hoạt
động hợp tác trong giám sát, điều tra các vi phạm hải quan và các thủ tục tố tụng tư


20

pháp. Các quốc gia đã có thể hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề này ngay cả khi không bị

ràng buộc trách nhiệm.
Thông tin tình báo, tài liệu hoặc các thông tin khác truyền đạt hoặc lưu trữ
trong phạm vi Công ước có thể được sử dụng cho việc điều tra, ngăn chặn và trấn
áp những hành vi vi phạm pháp luật hải quan, bao gồm cả việc sử dụng trong thủ
tục tố tụng tư pháp hoặc thủ tục hành chính. Điều 5 của Công ước bổ sung thêm
rằng không có bất kì sự hạn chế nào trong việc sử dụng các thông tin kể trên, trừ khi
hải quan chính quyền quy định rằng đó là những thông tin nội bộ tuyệt mật. Có thể
nói, sự hợp tác đa phương hoặc song phương giữa các quốc gia dựa trên khuôn khổ
của Công ước này đã giúp các cơ quan hải quan khẳng định vai trò của mình một
cách hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống buôn lậu và gian lận thương mại.
1.2.5. Tạo môi trường thương mại quốc tế trong sạch, đẩy nhanh quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Sự ra đời của Công ước Nairobi còn cho thấy ảnh hưởng tích cực của việc hợp
tác và hội nhập quốc tế ngành hải quan đối với quan hệ ngoại giao và sự phát triển
ngoại thương của mỗi quốc gia. Nói cách khác, đối với mỗi quốc gia, công tác hợp
tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực hải quan có một tác động to lớn trong việc
tạo ra cơ sở vững chắc cho việc hội nhập sâu hơn trong các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội khác.
Nhờ Công ước Nairobi, hợp tác quốc tế giữa các cơ quan hải quan đã trở thành
một công cụ quan trọng trong việc điều tiết tự do hóa thương mại và mở rộng thương
mại quốc tế. Các thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia dựa trên
khuôn khổ của Công ước này chủ yếu xoay quanh vấn đề tăng cường hoạt động hợp
tác của cơ quan hải quan với mục tiêu tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà kinh tế
và tạo sự thống nhất về pháp luật hải quan cũng như các quy tắc thương mại quốc tế.
1.3. Thực trạng áp dụng Công ước Nairobi trong hoạt động chống buôn lậu và
gian lận thương mại trên thế giới.
1.3.1. Tình hình chung.
Ngày nay, Công ước Nairobi ngày càng khẳng định vai trò của nó trong hoạt
động hợp tác quốc tế nhằm phòng chống, điều tra và trấn áp tội phạm hải quan. Từ
những quốc gia đầu tiên gia nhập như Jordan (ngày 09 tháng 06 năm 1978), Malawi



21

(ngày 23 tháng 06 năm 1978), Malaysia (ngày 26 tháng 03 năm 1979) hay Pakistan
(ngày 29 tháng 07 năm 1979) đến những quốc gia mới gia nhập gần đây như Qatar (
ngày 19 tháng 05 năm 2003) hay Azerbaijan ( ngày 25 tháng 4 năm 2002), đến cuối
năm 2010 đã có 51 quốc gia gia nhập Công ước này1.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công ước vẫn còn nhiều vướng mắc, vì vậy mỗi
hai năm một lần các thành viên của Công ước lại tổ chức các cuộc họp thường kỳ để
giải quyết các vấn đề này. Kết thúc mỗi cuộc họp, thông thường Hội đồng lại thông
qua một khuyến nghị khác bổ sung cho Công ước Nairobi. Số lượng khuyến nghị
ngày một gia tăng qua mỗi năm để hoàn thiện một cơ chế chung cho hoạt động hợp
tác quốc tế ngành hải quan chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Tuy nhiên Công ước Nairobi cũng chỉ ra rằng việc tham gia Công ước không
hạn chế việc một số quốc gia thành viên có cơ chế hợp tác chặt chẽ hơn trong tương
lai, đồng thời khuyến khích các nước thành viên ký kết các hiệp định song phương
về giúp đỡ lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan. Tính
linh hoạt và tính mở của Công ước rất cao khi nhấn mạnh rằng việc các quốc gia
thành viên có cách hiểu khác nhau khi thực thi Công ước sẽ do các quốc gia tự dàn
xếp sao cho phù hợp với thẩm quyền của cơ quan hải quan mỗi quốc gia. Do đó, hải
quan các nước thường đàm phán và kí kết với nhau những hiệp định song phương,
đa phương nhằm cụ thể hóa những nội dung của Công ước Nairobi, đồng thời điều
chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế giữa các nước. Các văn bản này nhằm
mục đích cung cấp một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho phép sự trao đổi thông tin và
giúp đỡ hành chính song phương giữa hải quan của các quốc gia kể trên trong hoạt
động điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quan trong phạm vi quốc tế.
Đến nay đã có hàng trăm hiệp định song phương, đa phương về hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực hải quan được kí kết, và con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng, bởi bất
kỳ cơ quan hải quan nào cũng đều thấy được những lợi ích to lớn từ các hiệp định

được kí kết giữa các quốc gia.
Nhờ sự ra đời của Công ước Nairobi, hợp tác quốc tế giữa các cơ quan hải
quan đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc điều tiết tự do hóa thương mại
và mở rộng thương mại quốc tế. Sự hợp tác đa phương hoặc song phương giữa các
1

Tổ chức Hải quan Thế giới, 2010, Position as regards ratifications and accession.


22

quốc gia dựa trên khuôn khổ của Công ước này đã giúp các cơ quan hải quan khẳng
định vai trò của mình một cách hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống buôn lậu và
gian lận thương mại. Các thỏa thuận song phương hoặc đa phương này chủ yếu
xoay quanh vấn đề tăng cường hoạt động hợp tác của cơ quan hải quan với mục tiêu
tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà kinh tế và tạo sự thống nhất về pháp luật hải
quan cũng như các quy tắc thương mại quốc tế. Ngoài hợp tác trao đổi thông tin, hải
quan các nước còn có thể hỗ trợ kỹ thuật lẫn nhau để tạo ra một mạng lưới hải quan
tiên tiến trên toàn cầu.
1.3.2. Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Lithuania.
1.3.2.1. Giới thiệu về Hải quan Lithuania.
Hải quan Lithuania xuất hiện khá muộn (từ đầu thế kỉ XIII) và có liên quan
chặt chẽ đến sự phát triển của Nhà nước Lithuania. Song từ khi đó cho đến Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, vai trò của hải quan nước này hầu như rất mờ nhạt.
Thậm chí cuối thế kỉ XVIII, khi Lithuania sáp nhập vào Nga thì các cơ quan hải
quan lại phải chịu quyền định đoạt của Nga nên hoạt động không mấy hiệu quả.
Phải đến đầu năm 1918 khi Lithuania giành được độc lập thì cơ quan hải quan mới
chính thức được chính phủ lâm thời phê duyệt thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm
1920. Từ đó, Hải quan Lithuania thực hiện đúng các chức năng và vai trò của mình
trong việc thực thi các quy định của pháp luật hải quan, thu thuế và các loại phí hải

quan, ngăn chặn buôn lậu và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan khác1.
Tuy nhiên một cơ quan hải quan còn non trẻ như Hải quan Lithuania gặp phải
rất nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận
thương mại; vì thế Hải quan của nước này cũng nhận thức rất sớm về tầm quan
trọng của hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan. Năm 1992, Lithuania
trở thành thành viên của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giới
hiện nay). Việc này đã gây ra một ảnh hưởng lớn đến chính sách hải quan của Liên
minh châu Âu. Kể từ đó, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hải quan là một vấn đề
được đặc biệt quan tâm không chỉ với riêng Hải quan Lithuania mà còn với nhiều
quốc gia khác trong khối EU này. Cùng lúc đó, Hải quan nước này bước đầu áp
dụng các quy định của một số công ước, hiệp ước và hiệp định quốc tế, ký kết nhiều
1

www.old.cust.lt, 2010, History, truy cập ngày 15.03.2012.


23

hiệp định song phương, đa phương về hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau giữa các cơ quan hải
quan. Đến ngày 24 tháng 11 năm 2000, Hải quan Lithuania chính thức tham gia
Công ước Nairobi về hỗ trợ hành chính lẫn nhau cho việc điều tra, ngăn ngừa và
trấn áp tội phạm hải quan trên phạm vi toàn thế giới.
1.3.2.2. Lý do gia nhập.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hải quan Lithuania đã nhận thức rõ
những khó khăn và thách thức đối với một cơ quan hải quan non trẻ của một quốc
gia đang phát triển. Hải quan nước này vì thế rất coi trọng việc nâng cao quan hệ
hợp tác với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực với mục tiêu
hoà bình và phát triển, thúc đẩy quan hệ đa dạng với hải quan các nước phát triển và
các tổ chức hải quan quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thương
mại, đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và

gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước.
Có thể nói Hải quan Lithuania tham gia Công ước Nairobi vì ba lý do sau: thứ
nhất, nhận thức được những hành vi vi phạm hải quan, đặc biệt là việc buôn lậu qua
biên giới gây nguy hại tới lợi ích kinh tế, tài chính, an ninh của mọi quốc gia trên
thế giới; thứ hai, thấy được sự cần thiết của hoạt động hợp tác quốc tế trong việc
thực hiện pháp luật hải quan; thứ ba, tin tưởng rằng sự hợp tác giữa Hải quan
Lithuania với hải quan các nước sẽ giúp tăng cường hiệu quả của công tác chống
buôn lậu và gian lận thương mại.
1.3.2.3. Những thành tựu đạt được.
Theo Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau cho việc điều tra, ngăn
ngừa và trấn áp tội phạm hải quan (Công ước Nairobi), Hải quan Lithuania có thể
hợp tác với 50 quốc gia trên thế giới là các nước thành viên của Công ước này.
Ngoài ra Hải quan Lithuania cũng có các hiệp định song phương về hợp tác và hỗ
trợ lẫn nhau trong hoạt động điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm hải quan
với Hải quan của Azerbaijan, Belarus, Gruzia, Kazakhstan, Na Uy, Nga, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ucraine và Uzbekistan... Nổi bật nhất là Hiệp định song phương với Hải quan
nước Cộng hòa Belarus về trao đổi thông tin liên quan đến hàng hoá và phương tiện
vận tải qua biên giới Lithuania - Belarus; Thỏa thuận kỹ thuật với Hải quan Liên


24

bang Nga về nộp tờ khai quá cảnh trong hải quan điện tử và Hiệp định giữa ba nước
Lithuania - Belarus - Nga nhằm ngăn chặn việc buôn lậu chất ma túy và hướng thần
cũng như các tiền chất của chúng được vận chuyển trái phép bằng đường sắt.
Từ năm 2005 đến nay, các công chức hải quan Lithuania tham gia tích cực
trong các phiên họp, cuộc họp và các sự kiện khác về nhiều vấn đề khác nhau trong
lĩnh vực hải quan được tổ chức bởi Ủy ban châu Âu, Tổ chức Hải quan Thế giới,
Liên Hợp Quốc… Tổng cục Hải quan Lithuania đã trực tiếp tham gia vào các sự

kiện của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) như Hội nghị hải quan khu vực châu
Âu ở Azerbaijan, Hội nghị và triển lãm về trao đổi thông tin diễn ra tại Ấn Độ, Hội
nghị của WCO/OECD về giá cả chuyển giao và xác định trị giá hải quan của các
doanh nghiệp đa quốc gia cùng nhiều sự kiện khác. Trong các cuộc gặp này, Hải
quan Lithuania đã tìm hiểu các hoạt động của trung tâm hệ thống thông tin hải quan
và ứng dụng phân tích rủi ro trong nghiệp vụ hải quan. Năm đại diện của Hải quan
Lithuania tham gia vào nhóm đặc trách với nhiệm vụ tăng cường đấu tranh chống
tội phạm có tổ chức (rửa tiền, buôn lậu ma túy và thuốc lá) trong khu vực biển
Baltic và có nhiều đóng góp to lớn hoạt động chống buôn lậu thuốc lá và các chất
ma tuý.
Hằng năm, đại diện từ Hải quan Ba Lan, Phần Lan, Vương quốc Hà Lan,
Vương quốc Anh, Belarus, Azerbaijan… đã đến thăm Hải quan Lithuania; đồng
thời Hải quan Lithuania cũng có nhiều chuyến thăm hữu nghị đến các đơn vị hải
quan khác trên thế giới. Các vấn đề về cải thiện hợp tác cùng nhiều khía cạnh khác
nhau trong hoạt động hải quan đã được thảo luận trong các cuộc họp, chủ yếu liên
quan đến cuộc đấu tranh chống buôn lậu ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật
hải quan khác.
Các chuyên gia trong lực lượng Hải quan Lithuania thường xuyên hỗ trợ Hải
quan các nước EU và các nước thứ ba như Gruzia, Ucraine, Azerbaijan, Moldova,
Hungary, Bulgaria, Turkmenistan, Tajikistan, Kazakhstan. Những năm gần đây,
mỗi năm Hải quan Lithuanian nhận được khoảng gần 400 yêu cầu từ Hải quan các
nước; tính riêng trong năm 2009 đã nhận được tất cả 350 yêu cầu từ 11 cơ quan hải
quan nước ngoài: từ Liên bang Nga (khoảng 140); từ Belarus (khoảng 130); từ


25

Ucraine (49); từ Kazakhstan (8); Gruzia (8); từ Uzbekistan (5), từ Kirghizstan (2);
từ Moldova (2); từ Israel (2); từ Thổ Nhĩ Kỳ (1) và từ Nam Triều Tiên (1) 1.
Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nước GUAM (Gruzia,

Ucraine, Azerbaijan, Moldova), các chuyên gia Hải quan Lithuania tổ chức tham
vấn cho hải quan các nước này về các quy tắc xác định trị giá hàng hoá; về các vấn
đề liên quan đến kho hải quan và địa điểm khác cho việc lưu trữ hàng hoá dưới sự
kiểm soát hải quan theo pháp luật hải quan của EU, về hệ thống quá cảnh theo quy
định của EU và thủ tục cho các tờ khai hàng hoá quy định tại Luật Hải quan. Hải
quan Lithuania cũng tham gia tích cực vào các dự án hiện đại hóa hải quan được
thực hiện tại Turkmenistan, Tajikistan, Kazakhstan, Kirghizstan, Uzbekistan.
Các cán bộ, công chức và chuyên gia Hải quan Lithuanian đã và đang tham
gia tích cực vào các nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ hải quan nước bạn : 6 cán bộ tham gia
Phái đoàn hỗ trợ của EU (EUBAM) trên biên giới Ucraine, Moldova ; 1 viên chức
làm việc tại Tbilisi là một cố vấn trong nhóm nghiên cứu của Đại diện EU (EUSR)
cho Nam Caucasus.
Hải quan Lithuania cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ hải quan các quốc gia
khác trong hoạt động hợp tác quốc tế nhằm điều tra, ngăn chặn và trấn áp các vi
phạm hải quan, nhất là các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Hàng năm, Hải quan
Lithuanian cũng đã gửi khoảng 200 yêu cầu và nhận được sự hỗ trợ từ hơn 16 cơ
quan hải quan khác. Trong năm 2009, số lượng lớn nhất là khoảng 90 yêu cầu được
gửi đến Liên bang Nga, 50 yêu cầu với Belarus, 21 yêu cầu tới Ucraine và
Kazakhstan. 4 yêu cầu để được hỗ trợ đã được gửi tới Hải quan Uzbekistan và
Trung Quốc, 2 yêu cầu tới Hải quan Na Uy, 1 yêu cầu đã được gửi đến Thụy Sĩ,
Iceland, Bosnia và Herzegovina, Gruzia và các nước khác.
1.3.3. Nghiên cứu trường hợp của Hải quan Nga.
1.3.3.1. Giới thiệu về Hải quan Nga.
Hải quan của Nga ra đời từ rất sớm, gắn liền với lịch sử phát triển của Nhà
nước. Lịch sử của Hải quan của Nga qua nhiều thế kỷ cho thấy cơ quan này có vai
trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế - chính trị và văn hóa - xã
hội của Nhà nước. Ngay từ năm 1811, khi bộ phận hải quan (sau này được đổi tên
1

www.old.cust.lt, 2010, International cooperation in the field of customs activities,

truy cập ngày 15.03.2012.


×