Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế và khung khổ chính sách thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 166 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM SỸ AN

MỐI QUAN HỆ GIỮA THƢƠNG MẠI VÀ
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VÀ KHUNG KHỔ CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế phát triển
: 62 31 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Bùi Trƣờng Giang
2. TS. Võ Trí Thành

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 9
1.1. Các nghiên cứu quốc tế ............................................................................................... 9
1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................................... 19
CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................... 24
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƢỞNG, THƢƠNG MẠI VÀQUAN HỆ GIỮA
THƢƠNG MẠI VỚI TĂNG TRƢỞNG ............................................................................. 24
2.1. Khái niệm về tăng trƣởng, thƣơng mại và chính sách thƣơng mại ........................... 24
2.2. Mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế .............................................. 29
2.3 Mô hình về mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng ......................................... 36
2.4. Kinh nghiệm quốc tế và những bằng chứng về mối quan hệ và kênh tác động giữa
thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế ................................................................................... 39
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................... 57
TĂNG TRƢỞNG VÀ THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM .................................................. 57
3.1. Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2014 ................................................ 57
3.2. Chính sách thƣơng mại và thƣơng mại quốc tế giai đoạn 2001-2014....................... 74
3.3. Quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng ................................................................. 96
CHƢƠNG 4 ....................................................................................................................... 121
QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ...................................................... 121
CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2025 ............................................................ 121
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tới năm 2025 ........................................................ 121
4.2. Một số dự báo, xu hƣớng tăng trƣởng và thƣơng mại tới năm 2025 ...................... 123
4.3. Quan điểm và định hƣớng chính sách thƣơng mại tới năm 2025 ........................... 125
4.4. Các giải pháp hoàn thiện chính sách thƣơng mại nhằm thúc đẩy tăng trƣởng của nền
kinh tế ............................................................................................................................. 127

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................................. 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 150


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AEC

:

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFTA

:

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ECB

:

Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu

FTA

:

Hiệp định Thƣơng mại Tự do


GATT

:

Hiệp định Chung về Thuế quan và Thƣơng mại

GDP

:

Tổng sản phẩm Quốc dân

KCN

:

Khu Công nghiệp

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nƣớc

ODA

:

Viện trợ Phát triển Chính thức


OECD

:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

OLS

:

Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu thông thƣờng

IMF

:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IV

:

Biến công cụ

TFP

:

Năng suất các Nhân tố Tổng hợp


TPP

:

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng

TBT

:

Rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại

RCEP

:

Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực

R&D

:

Nghiên cứu và Triển khai

SOEs

:

Doanh nghiệp Sở hữu Nhà nƣớc


TNCs

:

Tập đoàn Xuyên Quốc gia

VAMC

:

Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam

WTO

:

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

WB

:

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của thế giới, % ............................................................ 57
Hình 3.2. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2014, % ...................................................... 63
Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam, %.......................................................................... 64

Hình 3.4. So sánh các trụ cột phản ánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với ASEAN6
năm 2014.............................................................................................................................. 67
Hình 3.5 Tóm tắt các mốc hội nhập chính của nền kinh tế Việt Nam ................................. 74
Hình 3.6 Tỷ trọng thƣơng mại/GDP, % ............................................................................... 86
Hình 3.7 Tăng trƣởng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, %............................................... 88
Hình 3.8 Tăng trƣởng xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 2001-2014, % ............................ 89
Hình 3.9 Tốc độ tăng trƣởng GDP và các nhân tố sản xuất, % ......................................... 100
Hình 3.10 Mối quan hệ giữa độ mở và tăng trƣởng vốn giai đoạn 1987-2014 ................. 101
Hình 3.11 Mối quan hệ giữa tăng trƣởng lao động và độ mở, 1987-2014 ........................ 102
Hình 3.12 Thƣơng mại và tăng trƣởng TFP giai đoạn 1987-2014 .................................... 103
Hình 3.13. Tốc độ tăng trƣởng TFP giai đoạn 2001-2014, % ........................................... 106
Hình 3.14. Hệ số ICOR giai đoạn 2001-2014.................................................................... 106
Hình 3.15. Tăng trƣởng FDI đăng ký giai đoạn 1997-2014, % ......................................... 109
Hình 3.16. Tốc độ tăng trƣởng FDI thực hiện giai đoạn 1992-2014, % ............................ 110
Hình 3.17. So sánh tăng trƣởng kinh tế trƣớc và do hội nhập, % ...................................... 111
Hình 4.1. Các kịch bản cho tăng trƣởng trên đầu ngƣời của Việt Nam đến 2035 ............. 125


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ thuế áp dụng trung bình có trọng số, % ................................ 77
Bảng 3.2 Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế tạo/tổng xuất khẩu hàng hóa, % ....... 92
Bảng 3.3 Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao trên tổng xuất khẩu
hàng chế tạo, % ............................................................................................... 94


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã thực hiện nhiều các cam kết đa
phƣơng, song phƣơng và khu vực. Hiệp định Thƣơng mại Song phƣơng Việt

– Mỹ năm 2001, năm 2004, thông qua ASEAN, FTA giữa ASEAN và Trung
Quốc đƣợc ký kết, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Và thông qua ASEAN, các FTA khác
đƣợc hình thành nhƣ với Nhật Bản (2008), Hàn Quốc (2006), Ấn Độ (2009),
Úc – Niu-Zin-Lân (2009). Đồng thời, các FTA song phƣơng giữa Việt Nam
với một số đối tác nhƣ Nhật Bản (2008) đã đƣợc ký kết, một số khác đang
trong giai đoạn chuẩn bị đàm phán hoặc đang nghiên cứu.
Năm 2016 sẽ đánh dấu bƣớc ngoặt trong quá trình hội nhập của Việt
Nam khi nƣớc ta tham gia khá nhiều hiệp định thƣơng mại nhƣ Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực
(RCEP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), FTA với EU,… .
Nói chung, 15 năm qua, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày một sâu
và với tốc độ ngày càng nhanh vào nền kinh tế quốc tế thông qua các kênh hội
nhập rất đa dạng và với các cấp độ, tầng nấc khác nhau. Mức độ hội nhập có
thể đƣợc đánh giá thông qua tỷ số thƣơng mại/GDP. Tỷ số càng lớn phản ánh
mức độ hội nhập càng sâu của một nền kinh tế. Tỷ số này của nƣớc ta so với
các nƣớc trong khu vực cao hơn rất nhiều. Điều này cho thấy mức độ hội
nhập sâu của nền kinh tế nƣớc ta vào nền kinh tế toàn cầu. Tỷ số thƣơng
mại/GDP (%) của nƣớc ta năm 2014 là 170%, cao hơn so với nhiều nƣớc
trong khu vực nhƣ Trung Quốc (42%), Indonesia (48%), Philippines (61%),
Lào (90%), Malaysia (138%), Thái Lan (132%), và Campuchia (129%).1
1

Các số liệu trong Luận án trích dẫn từ Ngân hàng Thế giới mà không có thông tin gì đi
kèm đều là các dữ liệu từ chỉ số phát triển thế giới (world development indicators) lấy từ
trang web của Ngân hàng Thế giới. [ />1


Độ mở cửa lớn sẽ làm cho tăng trƣởng của nƣớc ta phụ thuộc nhiều hơn
vào hoạt động thƣơng mại. Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ tác động của

thƣơng mại quốc tế đến tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia, xây dựng chính
sách thƣơng mại trong tƣơng lai có thể trở nên kém hiệu quả, không những
không thúc đẩy tăng trƣởng bền vững, dịch chuyển cơ cấu 0nền kinh tế theo
hƣớng hiện đại mà còn làm cản trở tăng trƣởng của nền kinh tế.
Thƣơng mại quốc tế hay ngoại thƣơng có thể tác động tích cực đến tăng
trƣởng kinh tế thông qua các kênh nhƣ mở rộng hoạt động sản xuất trong
nƣớc, tăng hiệu ứng kinh tế theo quy mô, tăng chuyển giao công nghệ, tăng
lƣợng vốn. Nhƣng đồng thời ngoại thƣơng cũng có thể truyền tải những rủi ro
và cú sốc từ bên ngoài vào nền kinh tế trong nƣớc nhanh hơn và với mức độ
nghiêm trọng hơn. Nhìn từ hai khía cạnh này, việc xem xét tác động của
thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế để từ đó nắm đƣợc các kênh truyền dẫn
tác động tích cực và tiêu cực sẽ góp phần thiết kế chính sách thƣơng mại
trong thời gian tới khi mà Việt Nam tham gia ở các cấp độ sâu hơn, rộng hơn
và đa dạng hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án:
Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa thƣơng mại, chính sách thƣơng
mại và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Đồng thời luận án cũng sẽ phân tích
các kênh tác động từ thƣơng mại đến tăng trƣởng của nền kinh tế trong giai
đoạn 2001-2014 để từ đóđề xuất hệ thống các quan điểm giải pháp nhằm làm
cho thƣơng mại quốc tế tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế cho giai
đoạn đến năm 2025.
Nhiệm vụ chung:
Luận án sẽ phân tích mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh
tế, và các kênh tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế. Dựa trên cơ
sở phân tích đó, luận án sẽ đƣa ra những gợi mở cho việc hoàn thiện chính
2


sách thƣơng mại và các chính sách liên quan nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng

trƣởng.
Các nhiệm vụ cụ thể:
Từ nhiệm vụ chung của luận án, các nhiệm vụ đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
(i) Hệ thống hoá các lý thuyết về mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng
trƣởng kinh tế.
(ii) Hệ thống hoá các kênh tác động từ thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh
tế dựa trên lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm.
(iii) Xem xét mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế dựa
trên các công trình nghiên cứu quốc tế, đồng thời xem xét mối quan hệ này ở
một số nƣớc trên thế giới để có những bài học cho việc hoàn thiện chính sách
thƣơng mại của nƣớc ta.
(iv) Luận án sẽ hệ thống hoá các chính sách thƣơng mại và quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2014. Tuy nhiên,
trong quá trình làm luận án, tác giả sẽ có một số cập nhật diễn biến mới nhất
của nền kinh tế và của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
(v) Đề tài sẽ phân tích tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh
tế. Cụ thể hơn, đề tài sẽ phân tích các kênh truyền dẫn tác động của hoạt động
thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế. Đề tài cũng sẽ phân tích các chính sách
thƣơng mại trong giai đoạn 2001-2014.
(vi) Từ các phân tích trên, đề tài sẽ đƣa ra các khuyến nghị chính sách,
đặc biệt nhấn mạnh vào chính sách thƣơng mại trong giai đoạn 2015-2025để
tối đa hóa lợi ích từ hội nhập và để phản ánh xu hƣớng chung trong chính
sách thƣơng mại của các năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi của luận án
* Đối tượng và phạm vi về nội dung:
Luận án tập trung xem xét tác động của thƣơng mại và các kênh tác
động đến tăng trƣởng. Để làm cho việc phân tích thêm sâu sắc, luận án cũng
3



sẽ mô tả kỹ lƣỡng các mốc hội nhập quan trọng. Các cam kết hội nhập cũng
rất quan trọng, tuy nhiên nhiều tài liệu hiện nay đã xem xét chi tiết các cam
kết hội nhập, do đó luận án chỉ thể hiện những mốc hội nhập quan trọng và
những nội dung chính, còn những cam kết chi tiết sẽ đƣợc chỉ dẫn đến các tài
liệu sẵn có vì các tài liệu này đã hệ thống hoá đầy đủ các cam kết hội nhập.
Thƣơng mại gồm có thƣơng mại trong nƣớc và thƣơng mại quốc tế,
luận án sẽ chỉ tập trung vào thương mại quốc tế. Hơn nữa, trong thƣơng mại
quốc tế bao gồm thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ. Luận án tập trung vào
thƣơng mại hàng hóa. Nhƣ vậy, thƣơng mại trong luận án đề cập là thương
mại hàng hóa quốc tế.
* Phạm vi không gian:
Luận án tập trung phân tích mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng
và các kênh tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế cho Việt Nam.
* Phạm vi thời gian:
Luận án xem xét trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2014 và
những hàm ý hoàn thiện chính sách thƣơng mại nằm trong khuôn khổ từ năm
2015 đến năm 2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phân
tích định tính và phƣơng pháp phân tích định lƣợng.
+ Phƣơng pháp phân tích định tính, gồm có: phƣơng pháp thống kê, mô
tả, phƣơng pháp so sánh, phân tích diễn dịch, phân tích quy nạp.Cụ thể, các
phƣơng pháp phân tích định tính sẽ đƣợc sử dụng nhƣ sau trong luận án:
Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này sử dụng để xem xét mối
tƣơng quan giữa các biến số kinh tế, nhất là mối quan hệ giữa thƣơng mại và
tăng trƣởng.
Phương pháp mô tả: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để mô tả diễn biến
của các mốc hội nhập kinh tế, mô tả các chính sách thƣơng mại, mô tả diễn
biến của nền kinh tế, mô tả động thái của nền kinh tế thế giới,… .
4



Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho mục đích so
sánh các chính sách thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trên thế giới, so
sánh mối quan hệ và các kênh tác động giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh
tế của nƣớc ta với một số nƣớc điển hình trên thế giới (nhƣ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan)
Phương pháp diễn dịch: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi xây dựng
lý thuyết về mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế.
Phương pháp quy nạp: Từ những bằng chứng và bài học kinh nghiệm
của các nƣớc đƣợc lựa chọn, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để rút ra những
bài học tổng quát cho nền kinh tế nƣớc ta.
Các phƣơng pháp trên cũng có thể kết hợp cùng nhau để khảo cứu các
kênh tác động từ thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế (chẳng hạn phải sử dụng
cả phƣơng pháp mô tả, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng
pháp so sánh).
+ Phƣơng pháp định lƣợng chủ yếu sử dụng phƣơng pháp hạch toán
khung khổ tăng trƣởng.Phƣơng pháp này sẽ đƣợc mô tả và diễn giải chi tiết
trong nội dung của Luận án.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án tổng hợp những lý thuyết về mối quan hệ giữa thƣơng mại và
tăng trƣởng, hệ thống hóa các kênh truyền dẫn tác động từ thƣơng mại đến
tăng trƣởng kinh tế và phân tích cụ thể cho trƣờng hợp của Việt Nam để cho
thấy những vấn đề trong chính sách thƣơng mại, cấu trúc thƣơng mại của Việt
Nam trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
+ Lý luận thể hiện trong luận án sẽ là cơ sở gợi mở hữu ích cho các
phân tích cụ thể hơn và mở rộng hơn cho các nghiên cứu tiếp theo về tác động
và các kênh tác động từ thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế.
+ Luận án đã phân tích thực trạng tăng trƣởng, chính sách thƣơng mại

và diễn biến thƣơng mại của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2014. Việc phân
5


tích này làm nền tảng để phân tích tác động của thƣơng mại và chính sách
thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế.
+ Luận án đã phân tích tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh
tế của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2014. Trong phần tác động, luận án
không chỉ phân tích tác động tổng gộp nói chung mà còn xem xét các kênh tác
động từ thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế. Khi đã làm rõ đƣợc thƣơng mại
tác động đến tăng trƣởng kinh tế thông qua những kênh chính yếu nào, chúng
ta mới có thể đề ra đƣợc khung khổ chính sách thƣơng mại hợp lý.
+ Sau khi phân tích tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế,
nắm rõ đƣợc vấn đề của chính sách thƣơng mại và cấu trúc thƣơng mại trong
nƣớc, cuối cùng, luận án đƣa ra những đề xuất cho chính sách thƣơng mại và
các chính sách kinh tế có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Luận án đƣợc phân thành 4 chƣơng nhƣ sau.
Chƣơng 1 sẽ tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên
quan đến đề tài.
Chƣơng 2 sẽ tổng hợp cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa thƣơng mại
với tăng trƣởng để làm cơ sở cho việc mô tả và phân tích tác động của thƣơng
mại đến tăng trƣởng ở chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 3 mô tả tăng trƣởng và thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn
2001-2014. Đồng thời, chƣơng này cũng phân tích tác động của thƣơng mại
đến tăng trƣởng kinh tế và những kênh tác động.
Chƣơng 4 sẽ nêu ra hệ quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách thƣơng mại giai đoạn đến năm 2025 từ các phân tích ở trên.
Các Chƣơng của Luận án đƣợc kết nối chặt chẽ với nhau và nằm trong
khung logic dƣới đây.


6


Thƣơng mại

Chính sách
thƣơng mại
Chƣơng 2

Tăng trƣởng

Mối quan hệ giữa
tăng trƣởng và
thƣơng mại

Kinh nghiệm quốc tế
(Hàn Quốc, Đài Loan,
Trung Quốc)

Thƣơng
mại VN

Chính sách
thƣơng mại VN
Chƣơng 3

Tăng trƣởng
VN


Bối cảnh

Quan
điểm, định
hƣớng

-

Khung khổ chính sách thƣơng mại
Chính sách chung
Chính sách bổ trợ
Chính sách thƣơng mại

Hình 1. Khung logic hay khung phân tích của Luận án

7

Chƣơng 4

Mối quan hệ giữa
tăng trƣởng và
thƣơng mại


Ngoài Lời mở đầu và chƣơng tổng quan tình hình nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc, Chƣơng 2 nêu khái niệm về thƣơng mại, tăng trƣởng và mối quan
hệ hay kênh tác động từ thƣơng mại quốc tế đến tăng trƣởng kinh tế.
Trong Chƣơng 2 cũng thể hiện các công cụ chính sách thƣơng mại để
từ đó làm cơ sở cho mô tả thực trạng chính sách thƣơng mại của Việt Nam
trong Chƣơng 3 và kiến nghị chính sách trong Chƣơng 4.

Chƣơng 2 đƣa ra các bài học kinh nghiệm của một số nƣớc nhƣ Hàn
Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách thƣơng mại,
kết hợp với chính sách công nghiệp để thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển đổi cơ
cấu nền kinh tế.
Chƣơng 3 đƣa ra bức tranh về tăng trƣởng kinh tế, thƣơng mại và chính
sách thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2001-2014. Sau đó, các kênh tác động từ
thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế đƣợc phân tích tại Chƣơng 3.
Từ kết quả phân tích trong Chƣơng 3, Chƣơng 4 sẽ đƣa ra các khuyến
nghị chính sách. Để tác động đến tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế, chính sách
thƣơng mại không thể đứng một mình mà cần kết hợp với các chính sách khác
nhƣ chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách đào tạo
nguồn nhân lực, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Chƣơng này tổng quan những tài liệu nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế
liên quan đến luận án. Phần tổng quan sẽ gợi mở tác động và các kênh tác
động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ những khoảng trống
trong nghiên cứu cho trƣờng hợp của Việt Nam.
1.1. Các nghiên cứu quốc tế
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế
nói chung và tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế nói riêng hiện
có rất nhiều. Các nghiên cứu quốc tế trải từ cấp độ lý thuyết cho đến các
nghiên cứu thực nghiệm rất phong phú, đa dạng và đã có một chiều dài lịch
sử. Những nghiên cứu hệ thống về thƣơng mại và tác động của thƣơng mại
đến tăng trƣởng kinh tế xa xƣa có thể kể đến các tác phẩm của David Hume2
hay của Adam Smith3. Và trong những thập kỷ gần đây, các nghiên cứu về tác

động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế càng nhiều hơn nữa với sự xuất
hiện của các hình thức hội nhập đa dạng ở nhiều cấp độ hội nhập khác nhau
và sự phát triển mạnh mẽ các công cụ phân tích kinh tế lƣợng hiện đại cùng
với việc hoàn thiện hệ thống dữ liệu để có thể sử dụng trong các mô hình.
Trƣớc khi đi vào khảo sát các nghiên cứu quốc tế và trong nƣớc về tác
động của thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh tế, chúng tôi sơ lƣợc qua các công
2

David Hume (1711-1776) là nhà triết học, kinh tế, lịch sử ngƣời Scotland. Ông nghiên
cứu về mối quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng nhƣng với chiều tác động đi từ tăng
trƣởng đến thƣơng mại.
3
Adam Smith (1723-1790) là nhà triết học, kinh tế ngƣời Scotland. Ông đƣợc coi là cha đẻ
của kinh tế học hiện đại với tác phẩm Của cải của các Quốc gia (1776). Nghiên cứu về mối
quan hệ giữa thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế của ông đi từ thƣơng mại đến tăng trƣởng
với lập luận rằng: thƣơng mại sẽ làm mở rộng thị trƣờng và do đó sẽ làm cho chuyên môn
hoá sản xuất gia tăng. Chuyên môn hoá gia tăng sẽ dẫn đến tăng năng suất và do đó là tăng
trƣởng của nền kinh tế.
9


trình nghiên cứu về nguồn gốc của tăng trƣởng vì khi đã biết rõ nguồn gốc
tăng trƣởng của một nền kinh tế thì mới có thể hiểu đƣợc tác động của thƣơng
mại quốc tế đến tăng trƣởng kinh tế.
Các nghiên cứu về nguồn của tăng trƣởng có rất nhiều và đa dạng,
nhƣng tựu chung lại có hai cách tiếp cận: tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ
mặt cung nhƣ vốn, lao động và công nghệ. Các công trình nghiên cứu gồm có
[93], [94], [89], và[78]. Các công trình này cho rằng nếu tăng trƣởng kinh tế
bắt nguồn từ vốn hay lao động thì đến một lúc nào đó tăng trƣởng sẽ dừng lại
(trạng thái dừng). Tăng trƣởng kinh tế dựa vào sự mở rộng quy mô lao động

hay vốn sẽ không bền vững. Tăng trƣởng kinh tế bền vững chỉ khi dựa vào
TFP (năng suất các nhân tố tổng hợp).
Trong khi đó, ngƣợc lại với cách tiếp cận từ mặt cung, cách tiếp cận
tăng trưởng từ mặt cầu chỉ ra nguồn gốc của tăng trƣởng từ các nhân tố của
tổng cầu nhƣ tiêu dùng, đầu tƣ, và thƣơng mại. Các tác giả nhƣ [82], [73], và
[97] cho rằng tăng trƣởng không bắt nguồn từ cung mà bắt nguồn từ cầu. [82]
tập trung vào thƣơng mại quốc tế (xuất khẩu và nhập khẩu) nhƣ là động lực
của tăng trƣởng kinh tế. [73] xem tác động của các nhân tố tổng cầu đến tăng
trƣởng thông qua số nhân và [97] cho rằng, cầu, đặc biệt là thƣơng mại quốc
tế là động lực chính thúc đẩy hay ràng buộc tăng trƣởng.
Các nghiên cứu quốc tế về tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng
khá nhiều và đa dạng. Các nghiên cứu của [98], [99], [100] cho rằng xuất
khẩu tác động mạnh đến tăng trƣởng vì xuất khẩu không chỉ tác động trực tiếp
đến tổng cầu mà nó còn tác động gián tiếp thông qua những thành phần khác
của tổng cầu. Nhập khẩu phần lớn đƣợc tài trợ bởi xuất khẩu, và tiêu dùng,
đầu tƣ cũng đƣợc hỗ trợ phần nào bởi xuất khẩu. Bên cạnh đó, những loại
công nghệ (máy móc, trang thiết bị) không thể sản xuất trong nƣớc nhƣng lại
đóng vai trò lớn trong hoạt động sản xuất chỉ có thể có đƣợc thông qua nhập

10


khẩu. Hay nguyên vật liệu nhập khẩu cũng là một đầu vào rất quan trọng cho
hoạt động sản xuất.
Các nghiên cứu cho một nhóm nước:
[60] phân tích tác động của thể thế và thƣơng mại đến tăng trƣởng. Tác
giả kết luận rằng những quốc gia có thể chế tốt hơn và thƣơng mại nhiều hơn
có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn. Thể chế và thƣơng mại có mối tƣơng quan
thuận chiều nhau, nghĩa là những nƣớc có thể chế tốt cũng có xu hƣớng mở
cửa lớn hơn. Trong công trình nghiên cứu của mình, Dollar cũng đã tổng

thuật khá công phu những nghiên cứu khác về tác động của thƣơng mại đến
tăng trƣởng.
Trong một nghiên cứu khác, [61] kết luận rằng những quốc gia đi sau
nhƣng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế sẽ hội tụ tới nhóm các
nƣớc giàu nhanh hơn so với những quốc gia đi sau nhƣng không mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế.
[51] nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trƣởng, thƣơng mại và tài chính
cho một mẫu gồm 17 nền kinh tế phát triển với chiều dài thời gian từ năm
1880. Công trình nghiên cứu của 2 tác giả này khá công phu. Các tác giả sử
dụng phƣơng pháp kinh tế lƣợng cho mô hình kinh tế động với số liệu mảng
(panel data). Nghiên cứu cho thấy trƣớc năm 1930, hoạt động thƣơng mại và
tài chính tăng cƣờng và bổ sung cho nhau. Điều này có nghĩa một nền kinh tế
có thị trƣờng tài chính phát triển thì cũng có sự mở rộng nhanh chóng của
hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, mối quan hệ này không còn tồn tại sau
năm 1945. Các tác giả cũng cho thấy mặc dù sự phát triển tài chính có tác
động tích cực đến tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế nhƣng tác động của
thƣơng mại mạnh hơn rất nhiều.
Một số các công trình nghiên cứu quốc tế cho thấy thƣơng mại có tác
động dƣơng đến tăng trƣởng. Tuy nhiên, hầu hết đều không phân tích một

11


cách sâu sắc các kênh tác động từ hoạt động thƣơng mại đến tăng trƣởng của
nền kinh tế.
Các nghiên cứu cho riêng từng quốc gia:
[70] xem xét tác động của tự do hoá thƣơng mại đến tăng trƣởng kinh
tế tại Sri Lanka cho giai đoạn 1960-2007.Để làm rõ tác động của tự do hoá
thƣơng mại hay độ mở của nền kinh tế đến tăng trƣởng kinh tế, tác giả chia
thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 1960 đến năm 1976, đây gọi là giai

đoạn trƣớc khi có tự do hoá. Giai đoạn 2 từ năm 1977 đến năm 2007, đây là
giai đoạn sau khi tự do hoá. Tác giả sử dụng phép kiểm tra Chow (Chow test)
để kiểm định giả thuyết có hay không có sự thay đổi tại thời điểm tự do hoá.
Kết luận tác giả đƣa ra là tự do hoá thƣơng mại có tác động tích cực đến tăng
trƣởng kinh tế của Sri Lanka.
[95] phân tích hoạt động thƣơng mại của Trung Quốc và tác động của
nó tới tăng trƣởng kinh tế của nƣớc này. Các tác giả sử dụng phƣơng pháp
kinh tế lƣợng với bộ số liệu mảng cho 6 năm giai đoạn 2002-2007 tại 31 tỉnh
của Trung Quốc. Các tác giả xem xét tác động của thƣơng mại và cấu trúc
thƣơng mại đến tăng trƣởng của nền kinh tế thông qua tăng năng suất. Nghiên
cứu đƣa đến kết luận rằng tham gia thƣơng mại quốc tế ngày một sâu rộng
của Trung Quốc đã làm cho nền kinh tế nƣớc này thu đƣợc cả lợi ích tĩnh và
động. Hơn nữa, cả khối lƣợng thƣơng mại và cấu trúc thƣơng mại nghiêng về
xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao có tác động tích cực đến tăng trƣởng của
nền kinh tế qua việc tăng năng suất. Và những địa phƣơng có khối lƣợng xuất
khẩu lớn thƣờng có tốc độ tăng trƣởng cao và ngƣợc lại những địa phƣơng có
xuất khẩu thấp thƣờng tụt hậu cả về mặt năng suất và tăng trƣởng so với các
địa phƣơng có xuất khẩu cao.
[81] phân tích tác động của thƣơng mại và độ mở nền kinh tế đến tăng
trƣởng kinh tế của cả Ấn Độ và Trung Quốc. Các tác giả sử dụng phƣơng

12


pháp kinh tế lƣợng, phƣơng pháp hồi quy 2 giai đoạn (two-stage least-squares
regression) để đánh giá tác động tại 2 nƣớc này. Kết quả cho thấy độ mở của
nền kinh tế và thƣơng mại có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế của
hai nƣớc này.
Nghiên cứu về các kênh tác độngcũng tƣơng đối nhiều. Có một số kênh
quan trọng mà thƣơng mại có thể tác động đến tăng trƣởng kinh tế.

Thứ nhất, thương mại tác động đến tăng trưởng thông qua kênh phát tán
kiến thức từ nhập khẩu máy móc và công cụ tiên tiến từ nước ngoài.
[55] nghiên cứu dữ liệu mảng của 71 quốc gia đang phát triển và cho
thấy TFP của các quốc gia này có mối quan hệ đáng kể đến nghiên cứu và
phát triển thực hiện bởi đối tác thương mại của chúng và có những bằng
chứng cho thấy thƣơng mại, cụ thể là nhập khẩu máy móc và dụng cụ, đóng
vai trò trung gian truyền tải kiến thức: sự tƣơng tác giữa R&D của các đối tác
thƣơng mại với khối lƣợng máy móc và dụng cụ nhập khẩu từ những bạn
hàng trong nƣớc là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất.
[62] cũng chỉ ra tác động của thƣơng mại đến tăng trƣởng thông qua
kênh hấp thụ công nghệ. Sử dụng 9 chỉ số đo lƣờng chính sách hƣớng ngoại
đƣợc xây dựng bởi [77], tác giả đã thể hiện cho một mẫu 30 nƣớc đang phát
triển trong giai đoạn 1970-1982 và đi đến kết luận những nền kinh tế có độ
mở lớn hơn sẽ có tốc độ tăng trƣởng cao hơn.
Edwards sử dụng mô hình hồi quy trong đó biến phụ thuộc là tăng
trƣởng thu nhập mỗi đầu ngƣời, còn biến độc lập là tỷ lệ đầu tƣ, mức thu nhập
mỗi đầu ngƣời ban đầu nhƣ biến đại diện cho mức độ lạc hậu của công nghệ,
và một biến đo lƣờng phản ánh sự méo mó thƣơng mại. Tác giả kết luận rằng
hệ số đo lƣờng méo mó thƣơng mại có dấu âm và có ý nghĩa thống kê, hay
nói cách khác méo mó thƣơng mại có tác động tiêu cực đến tăng trƣởng của

13


nền kinh tế.Trong mô hình của Edward, kênh duy nhất tự do hóa thƣơng mại
tác động tích cực đến tăng trƣởng là thông qua hấp thụ công nghệ nƣớc ngoài.
Thứ hai, thương mại có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua kênh cạnh
tranh. [52] cho thấy cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu tăng sẽ làm giảm lợi
nhuận và tăng doanh thu và sáng tạo. Thoát khỏi ngành là một phần rõ ràng
nhất của câu chuyện. [106] thể hiện rằng tỷ lệ gia nhập ngành của những

doanh nghiệp mới trong những ngành tự do hóa cao hơn 20% so với các
ngành khác trong 11 giai đoạn tự do hóa thƣơng mại trong suốt những năm
1980.
Gia nhập và thoát khỏi ngành với chi phí thấp là nhân tố quan trọng giúp
phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp hiệu quả thấp sẽ rút lui và
giải phóng nguồn lực, nhƣờng các nguồn lực (vốn, lao động, thị trƣờng) cho
các doanh nghiệp hiệu quả hơn, để từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất của
nền kinh tế.
Cạnh tranh cũng gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, sáng
tạo, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, điều này vừa có
lợi cho tổng thể nền kinh tế nói chung và có lợi cho ngƣời tiêu dùng ở các
nƣớc có độ mở cửa thƣơng mại lớn nói riêng.
Thứ ba, thương mại có thể tác động đến tăng trưởng thông qua hoạt
động xuất khẩu.Tăng trƣởng kinh tế (tăng GDP hay năng suất của nền kinh tế)
và tăng trƣởng xuất khẩu thƣờng có tƣơng quan cùng chiều với nhau, tuy
nhiên tƣơng quan chƣa phải mối quan hệ nhân quả. Xuất khẩu có thể tác động
đến năng suất của nền kinh tế qua các kênh tăng tính kinh tế theo quy mô,
phân bổ nguồn lực hợp lý, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút đầu tƣ FDI,… . Ngƣợc
lại, tăng trƣởng kinh tế hay tăng năng suất của nền kinh tế cũng có thể làm
tăng xuất khẩu. Nền kinh tế có năng suất đƣợc cải thiện sẽ nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế và do đó sẽ thúc đẩy xuất khẩu.

14


Nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng số liệu mảng (panel data) và ở
cấp độ doanh nghiệp cho thấy đối với các quốc gia phát triển và thu nhập
trung bình, chiều tác động đi từ năng suất đến xuất khẩu nhƣng ở các quốc gia
chậm phát triển thì chiều tác động từ xuất khẩu cho đến năng suất và tăng
trƣởng kinh tế. Hay nói cách khác, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu làm cho các

nƣớc đang phát triển hay chậm phát triển thu đƣợc lợi ích để từ đó thúc đẩy
tăng năng suất và tăng trƣởng của nền kinh tế. Ở tại các nƣớc đang phát triển,
tham gia xuất khẩu là cơ hội để học tập cung cách quản lý, học tập sự đổi mới
công nghệ của các đối tác nƣớc ngoài (xem [49] cho việc nghiên cứu hãng tại
châu Phi và [74] nghiên cứu các hãng tại Trung Quốc).
Thậm chí, trƣớc khi tham gia hoạt động xuất khẩu thì các doanh nghiệp
đã phải tăng năng suất bởi vì các doanh nghiệp nỗ lực để thâm nhập thị
trƣờng xuất khẩu và tìm mọi cách nhƣ sử dụng công nghệ và đầu vào nhập
khẩu để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, từ đó có thể tiếp cận
đƣợc thị trƣờng xuất khẩu (xem [68] cho nghiên cứu các quốc gia Đông Á).
Nghiên cứu của [46] dẫn chiếu đến các nghiên cứu khác xem xét tác
động của thƣơng mại quốc tế đến các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tăng
trƣởng năng suất. Một cơ chế quan trọng là các doanh nghiệp xuất khẩu có
năng suất tƣơng đối cao có lẽ bởi vì các doanh nghiệp này tăng trƣởng nhanh
hơn các doanh nghiệp không tham gia hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, tăng
trƣởng năng suất trung bình sẽ cao hơn khi nguồn lực dịch chuyển từ nơi hiệu
quả thấp đến nơi hiệu quả cao là khu vực sản xuất có hoạt động xuất khẩu
(xem [47] cho nghiên cứu tại Mỹ).
Ngoài cơ chế dịch chuyển nguồn lực nhƣ kênh truyền dẫn thƣơng mại
đến tăng trƣởng kinh tế và tăng năng suất, còn có các kênh truyền dẫn khả thi
khác nhƣ phân tán công nghệ tiên tiến hơn từ nƣớc ngoài thông qua hoạt động
xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

15


Mở cửa nền kinh tế làm tăng năng suất ngành chế tạo dƣờng nhƣ trái
ngƣợc với lập luận của ý tƣởng bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ. Có một số
bằng chứng cho rằng quá trình học thông qua làm (learning-by-doing) có thể
nâng cao năng suất và cho phép những ngành mới trở nên cạnh tranh hơn.

Tuy nhiên, hầu hết các trƣờng hợp cho thấy không có bằng chứng chứng minh
các ngành công nghiệp đƣợc bảo hộ tăng trƣởng nhanh hơn những ngành
khác và thông thƣờng chi phí bảo hộ (nhƣ ngƣời tiêu dùng phải trả giá cao
hơn) vƣợt quá lợi ích của bảo hộ. (Xem [75] cho nghiên cứu trƣờng hợp các
ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.)
Liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thƣơng mại quốc
tế đến tăng trƣởng, một bài báo rất có ảnh hƣởng của [65]. Công trình nghiên
cứu của các tác giả trả lời câu hỏi “thƣơng mại có dẫn đến tăng trƣởng hay
không?” bằng phƣơng pháp kinh tế lƣợng sử dụng biến công cụ là đặc tính địa
lý của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Kết luận cuối cùng của các tác giả
là thƣơng mại có tác động lớn về mặt định lƣợng, tác động dƣơng và có ý
nghĩa thống kê đến thu nhập của các quốc gia.
Các tác giả cho biết sử dụng các biện pháp đo lƣờng chính sách thƣơng
mại của quốc gia thay cho phần thƣơng mại trong hồi quy không giải quyết
đƣợc vấn đề. Ví dụ, các quốc gia thực hiện chính sách thƣơng mại tự do có lẽ
cũng thực hiện chính sách trong nƣớc mang đặc điểm thị trƣờng tự do và
chính sách tiền tệ và tài khóa ổn định. Các chính sách này cũng có thể tác
động đến thu nhập và chính sách thƣơng mại có khả năng tƣơng quan với các
nhân tố bị bỏ sót trong phƣơng trình thu nhập.
Công trình nghiên cứu của các tác giả đƣa ra một biến công cụ thay thế
cho thƣơng mại, biến này thể hiện các đặc điểm địa lý của một quốc gia và
không chịu tác động bởi chính sách của chính phủ các nƣớc.

16


Các tác giả hồi quy biến thu nhập đầu ngƣời với các biến thƣơng mại
quốc tế và quy mô quốc gia bởi các biến công cụ (IV), và so sánh kết quả với
ƣớc lƣợng OLS với trên cùng các phƣơng trình. Có 5 phát hiện chính từ kết
quả nghiên cứu.

Thứ nhất, ƣớc lƣợng tác động của thƣơng mại theo IV lớn hơn so với
ƣớc lƣợng của OLS. Thứ hai, ƣớc lƣợng điểm cho thấy tác động của thƣơng
mại là quan trọng. Ƣớc lƣợng ngụ ý rằng tăng tỷ lệ thƣơng mại/GDP một
điểm phần trăm sẽ tăng thu nhập trên đầu ngƣời từ một nửa điểm đến hai
điểm phần trăm. Thứ ba, ƣớc lƣợng cũng ngụ ý rằng quy mô quốc gia tăng sẽ
tăng thu nhập hay nói cách khác thƣơng mại bên trong quốc gia sẽ làm tăng
thu nhập (có thể thông qua nhiều cách thức khác nhau nhƣ tính kinh tế theo
quy mô, cạnh tranh,…). Thứ tư, hệ số tác động của thƣơng mại và quy mô
quốc gia dƣơng và lớn vẫn đƣợc giữ nguyên khi có sự thay đổi về dạng của
hàm hồi quy, thay đổi về mẫu và thay đổi về cách thức xây dựng biến công
cụ. Thứ năm, tác động của thƣơng mại và quy mô quốc gia không ƣớc lƣợng
thật chính xác. Nhƣ vậy, hệ số ƣớc lƣợng vẫn để lại sự không chắc chắn đáng
kể về quy mô của tác động.
Trong nghiên cứu của mình, [65] cũng thể hiện các kênh tác động của
thƣơng mại đến thu nhập. Theo các tác giả, ƣớc lƣợng tác động của thƣơng
mại đến độ sâu vốn vật chất và hiệu quả tham gia giáo dục ở mức độ vừa phải
và tác động ƣớc lƣợng của thƣơng mại lên năng suất là rất lớn.Những ƣớc
lƣợng hàm ý rằng tăng một điểm phần trăm trong tỷ phần thƣơng mại sẽ tăng
đóng góp của cả độ sâu vốn vật lý và giáo dục đến sản lƣợng khoảng một nửa
điểm phần trăm, và đóng góp của năng suất đến sản lƣợng khoảng 2 điểm
phần trăm.
[99] phân tích tác động của tự do hóa thƣơng mại (bao gồm các loại hình
tự do hóa thƣơng mại khác nhau) đến tăng trƣởng của các quốc gia. Sau khi

17


mô tả qua tình hình mở cửa nền kinh tế của nhiều khu vực trên thế giới nói
riêng và thế giới nói chung, tác giả cho thấy một số thành tựu thu đƣợc trong
cùng một giai đoạn có tốc độ tự do hóa thƣơng mại nhanh chóng. Theo tác

giả, xuất khẩu có xu hƣớng tăng nhanh tại những nƣớc có cơ chế thƣơng mại
tự do hơn và những quốc gia này cũng có tăng trƣởng GDP nhanh nhất. Trong
công trình nghiên cứu, tác giả khảo sát về mặt lý thuyết mối liên kết giữa
thƣơng mại và tăng trƣởng, cùng với đó khảo sát những bằng chứng thực
nghiệm về các hiệp định thƣơng mại vùng và mối quan hệ giữa tự do hóa
thƣơng mại với tăng trƣởng kinh tế.
Trong thƣơng mại quốc tế, các nƣớc đang phát triển và phát triển thu
đƣợc những lợi ích khác nhau vì bản chất hàng hóa đƣợc sản xuất tại các
nƣớckhác nhau.Thứ nhất, các nƣớc đang phát triển có cơ cấu kinh tế thiên
lệch về các mặt hàng sơ cấp trong khi các mặt hàng này có độ co giãn của
cầu đối với thu nhập và giá thấp, hay nói cách khác giá cả các loại hàng hóa
này giảm mạnh khi cung tăng và nhu cầu chỉ tăng chậm so với tăng trƣởng
thu nhập.
Thứ hai, sản xuất các mặt hàng sơ cấp là các hoạt động dựa trên đất đai
và chịu hiệu ứng lợi tức giảm dần theo quy mô vì thế hoạt động sản xuất các
mặt hàng này sẽ tạo ra giới hạn trong việc sử dụng lao động cho đến điểm sản
phẩm cận biên của lao động bằng với tiền lƣơng đủ để tồn tại (tiền lƣơng tối
thiểu). Tuy nhiên, vấn đề này lại không xảy ra trong các ngành công nghiệp
chế tạo bởi vì các ngành này không có các nhân tố sản xuất cố định và thƣờng
có đặc điểm lợi tức tăng theo quy mô.
Những quốc gia chuyên môn hóa trong các hoạt động có lợi tức giảm
dần theo quy mô thì lợi ích thu đƣợc từ chuyên môn hóa có lẽ đƣợc bù đắp
bởi mất mát thu nhập do thất nghiệp và vì thế, thƣơng mại tự do và chuyên
môn hóa sẽ không phải là tối ƣu.

18


Trong thƣơng mại, lợi ích động từ thƣơng mại quan trọng hơn lợi ích
tĩnh, thế nhƣng lợi ích động chỉ thu đƣợc khi có sự mở rộng và tăng trƣởng

của ngành công nghiệp chế tạo có đặc điểm lợi tức tăng theo quy mô. Xuất
khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo sẽ là động lực của tăng
trƣởng năng suất và tăng trƣởng năng suất sẽ thu hút vốn, từ đây có sự kết nối
chặt chẽ giữa lợi tức tăng theo quy mô và tích tụ vốn.
Lợi ích động quan trọng khác thƣơng mại tạo ra đó là khuyến khích cạnh
tranh gia tăng; thu nhập kiến thức mới, ý tƣởng mới và sự phân tán tri thức;
khả năng thu đƣợc dòng vốn thông qua FDI, và những thay đổi trong hành vi
và thể chế. Tất cả những nhân tố này sẽ giữ cho sản phẩm biên của vốn không
giảm và cải thiện tăng trƣởng dài hạn của nền kinh tế.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu quốc tế về mối quan hệ giữa
thƣơng mại và tăng trƣởng cũng nhƣ tác động của thƣơng mại đến tăng
trƣởng rất nhiều và đa dạng. Các phƣơng pháp phân tích, cách tiếp cận trong
các công trình vừa tổng thuật sử dụng cả phân tích định tính và định lƣợng và
đây là các tài liệu tham khảo quý giá cho luận án của tác giả.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Cho đến nay, mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại và tăng trƣởng kinh
tế chƣa đƣợc khám phá đầy đủ và hệ thống ở Việt Nam. Những bài nghiên
cứu thƣờng tìm nguồn gốc tăng trƣởng kinh tế dƣới dạng hàm sản xuất (mặt
cung) nhƣ [4], [80], [58].
Đáng lƣu ý, công trình nghiên cứu của [102] truy tìm nguồn gốc của
tăng trƣởng bằng việc sử dụng cách tiếp cận khung khổ hạch toán tăng
trƣởng. Các tác giả ban đầu sử dụng hàm sản xuất với bên trái là tăng trƣởng
kinh tế (tăng trƣởng GDP) và bên phải là tăng trƣởng của các yếu tố sản xuất
nhƣ vốn, lao động và TFP. Sau khi tách ra các nhân tố đóng góp vào tăng
trƣởng, các tác giả xem xét tác động của thƣơng mại hay độ mở cửa nền kinh

19



×