Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sinh 12Cb_Bai 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.88 KB, 2 trang )

Tuần 3 Tiết 3
Ngày soạn:
Bài 3 ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Khái quát về điều hòa hoạt động của gen.
- Mô hình cấu trúc của Operon Lac. Sự điều hòa hoạt động của Operon Lac.
2. Kỹ năng:
- Quan sát hình để tìm kiến thức.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
- Có cái nhìn khoa học về sự phong phú, đa dạng của sinh giới
- Giáo dục thái độ yêu thích thiên nhiên, môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Học tập theo nhóm
- Hỏi đáp
- Diễn giảng
III. PHƯƠNG TIỆN:
1. Thầy: Sơ đồ Operon Lac theo H3.1, H3.2 SGK.
2. Trò: Kiến thức cũ về cấu trúc chung của gen cấu trúc.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày diễn biến quá trình phiên mã.
- Quá trình dịch mã tại riboxom diễn ra như thế nào?
2. Vào bài: (2’)
Thông qua phiên mã, giải mã sản phẩm được gen tạo ra là các protein. Tùy vào diều kiện môi
trường, nhu cầu tế bào, cơ chế điều hòa hoạt động của gen sẽ cho phép loại protein nào được tạo ra,
loại nào không.
3. Phát triển bài:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐÔNG TRÒ


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về điều hòa hoạt động của gen (5’)
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG
GEN:
Điều hòa hoạt động gen là quá trình điều hòa
lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào,
đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp
với môi trường cũng như sự phát triển bình
thường của cơ thể.
- Giáo viên giảng giải đưa ra
khái niệm.
- Học sinh đọc thêm SGK.


Hoạt động 2: Tìm hiểu điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ (30’)
II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Ở SINH
VẬT NHÂN SƠ:
- Gen có thể hoạt động khi mỗi gen hoặc nhóm
gen (Operon) có vùng điều hòa.
- Tại vùng điều hòa có vùng vận hành (Operator)
và vùng khởi động.
1. Mô hình cấu trúc của Operon Lac:
Gồm:
- Gen cấu trúc (Z, Y, A): tổng hợp enzim để phân
giải lactôzơ.
- Vùng vận hành (O): chứa prôtêin ức chế quá
trình phiên mã.
- Điều hòa hoạt động gen xảy
ra ở thời điểm nào?
- Operon là gì?
- Thến nào là vùng điều hòa?

- Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc sách giáo khoa và cho biết
mô hình cấu trúc của opêron
Lac gồm những thành phần
nào?
- Trước phiên mã
- Là một nhóm gen có
vùng điều hòa và vùng
khởi động.
- Học sinh đọc sách giáo
khoa và quan sát hình 3.1
- Vùng khởi động (P): nơi mARN polymeraza
bám vào và khởi động phiên mã.
- Gen điều hòa (R): taïo prôtêin ức chế và liên kết
với vùng vận hành ngăn cản quá trình ohieen mã.
Gen này không nằm trong cấu trúc của opêron
Lac.
2. Sự điều hòa hoạt động của Operon Lac:
- Khi môi trường không có chứa lactôzơ: gen
điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế liên kết với
vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.
- Khi môi trường có lactôzơ: lactôzơ liên kết với
prôtêin ức chế nên ARN polymeraza liên kết
được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
Trong phiên mã caùc mARN cuûa các gen cấu trúc
tạo ra các enzim phân giải đường
lactozo
- Nêu vai trò của từng đơn vị
trong cấu trúc của opêron Lac?
- Trong các gen cấu trúc, gen

điều hòa nào có vai trò quan
trọng trong quá trình phiên mã?
- Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc sách giáo khoa và tóm tắt
cơ chế hoạt động của opêron
Lac khi không có lactôzơ và
khi có lactôzơ.
- gen điều hòa.
- Học sinh đọc sách giáo
khoa và quan sát hình 3.2
4. Củng cố:(5’)
- Câu 1, 2, 3 sách giáo khoa.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Xem lại cấu trúc gen, mã di truyền.
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Để ổn định thành phần prôtêin trong tế bào chi phối hoạt động của gen nào sau đây là quan trọng nhất?
A. gen cấu trúc. B. Vùng vận hành.
C. Gen điều hòa. D. Vùng khởi động.
2. Mô hình cấu trúc của opêron Lac là:
A. vùng điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động.
B. Gen cấu trúc, vùng vận hành, vùng khởi động.
C. Vùng điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành, gen cấu trúc.
D. Gen điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động, gen cấu trúc.
3. Quá trình phiên mã xảy ra khi:
A. môi trường không có ARN polymeraza
B. môi trường không có lactôzơ.
C. gen điều hòa hoạt động.
D. B, C đúng.
4. Tháo xoắn đoạn ADN khởi đầu của quá trình phiên mã là vai trò của:

A. vùng vận hành. B. vùng khởi động.
C. gen cấu trúc. D. ARN molymeraza.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×