Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh nghệ an đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------

HỒ VĂN THANH

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------

HỒ VĂN THANH

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:


60 34 01 02

Quyết định giao đề tài:

615/QĐ-ĐHNT ngày 1/7/2014

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒ HUY TỰU

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển ngành công nghiệp dệt
may tỉnh Nghệ An đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Hồ Văn Thanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình
của các Quý Thầy Cô công tác tại Khoa Kinh tế và Khoa Sau đại học - Trường Đại

học Nha Trang.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS Hồ Huy Tựu, Thầy đã có những
gợi ý, hướng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Sở ban
ngành, các doanh nghiệp công nghiệp dệt may trên địa bàn Tỉnh đã tạo điều kiện, cung
cấp nhiều thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện và động viện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã có
những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Trân trọng.
Tác giả

Hồ Văn Thanh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
DỆT MAY .......................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý thuyết chung về đầu tư phát triển ngành kinh tế.........................................5

1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển ...............................................................5
1.1.2. Ý nghĩa ..................................................................................................................6
1.1.3. Vai trò của đầu tư phát triển ..................................................................................8
1.1.4. Nguyên tắc đầu tư phát triển ngành kinh tế.........................................................10
1.2. Giới thiệu về ngành công nghiệp dệt may..............................................................11
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dệt may...............................11
1.2.2 Khái niệm ngành công nghiệp dệt may ................................................................13
1.2.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may..........................................................13
1.3. Phát triển ngành công nghiệp dệt may ...................................................................14
1.3.1 Khái niệm .............................................................................................................14
1.3.2. Nội dung và các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may ........................15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may.......................................20
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................20
1.4.2. Văn hóa xã hội.....................................................................................................20
v


1.4.3. Tình hình kinh tế .................................................................................................22
1.4.4. Nhân tố chính trị và cơ chế chính sách ................................................................22
1.5. Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp dệt may của các nước trên thế giới........23
1.5.1. Trung Quốc..........................................................................................................23
1.5.2. Các nước Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo)............................................24
1.5.3. Kinh nghiệm từ các địa phương khác..................................................................27
1.5.4. Bài học cho phát triển công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An ................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY TỈNH NGHỆ AN...............................................................................................31
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Nghệ An...........................................................................31
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên............................................................................................31
2.1.2 Đặc điểm về dân số...............................................................................................31

2.1.3 Đặc điểm về kinh tế ..............................................................................................31
2.2 Thực trạng ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2014........34
2.2.1 Số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may .......................................................34
2.2.2 Thực trạng phát triển các yếu tố đầu vào ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ
An ..................................................................................................................................38
2.2.3 Tổ chức sản xuất ngành công nghiệp dệt may .....................................................47
2.2.4 Phát triển sản phẩm và thị trường.........................................................................48
2.2.5 Kết quả và hiệu quả...............................................................................................52
2.3 Phân tích SWOT ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An..................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020.............................................................................60
3.1 Cơ sở để đưa ra giải pháp phát triển ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến
năm 2020........................................................................................................................60
vi


3.1.1 Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp
Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ....................60
3.1.2 Quyết định 620/QĐ-Ttg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.........................................................................63
3.1.3 Nghị Quyết số 339 ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Nghệ An về kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 đặt mục tiêu phát triển công nghiệp công
nghiệp dệt may thành ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. .....................68
3.1.4 Mô hình SWOT ....................................................................................................68
3.2 Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020....69
3.2.1 Giải pháp về vốn ...................................................................................................69
3.2.2 Giải pháp về đầu tư...............................................................................................69
3.2.3 Giải pháp về lao động............................................................................................70
3.2.4 Giải pháp về công nghệ .........................................................................................74

3.2.5 Giải pháp về tổ chức sản xuất ...............................................................................74
3.2.6 Giải pháp về thị trường.........................................................................................76
3.3 Giải pháp về quản lý, chính sách, quy hoạch ngành công nghiệp dệt may.............77
3.3.1 Nâng cao vai trò quản lý ngành công nghiệp dệt may .........................................77
3.3.2 Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh
Nghệ An đến năm 2020 .................................................................................................79
3.4 Một số kiến nghị ......................................................................................................80
3.4.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ...........................................................................80
3.4.2 Kiến nghị đối với Cấp trên ...................................................................................81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................82
KẾT LUẬN ...................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................84

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DN

:

Doanh nghiệp

HĐND

:

Hội đồng nhân dân


GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

TP

:

Thành phố

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TPP (Trans-Pacific Partnership

:

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

Agreement)
CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên


CNV

:

Công nhân viên

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 GDP Nghệ An qua các năm 2010 – 2014.......................................................32
Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế Nghệ An 2010 -2014 ................................................................33
Bảng 2.3 Số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ năm 2010 – 2014..... 35
Bảng 2.4 Tỷ lệ tăng về số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ
năm 2010 đến năm 2014................................................................................................35
Bảng 2.5 Số lượng cơ sở công nghiệp dệt may phân theo ngành.......................................37
Bảng 2.6 Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp dệt may phân theo ngành thời kỳ 2010 2014 (%) ........................................................................................................................38
Bảng 2.7 Tỷ lệ doanhnghiệp công nghiệp dệt may phân theo nguồn vốn năm 2014 .......38
Bảng 2.8 Tổng nguồn vốn sản xuất của ngành công nghiệp dệt may 2010-2014.............39
Bảng 2.9 Tỷ lệ nguồn vốn sản xuất của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An Năm
2010-2014 ......................................................................................................................39
Bảng 2.10 Số lượng công nhân phân theo ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh Nghệ An...41
Bảng 2.11 Cơ cấu lao động phân theo ngành công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An
năm 2010 đến năm 2014................................................................................................41
Bảng 2.12 Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghiệp dệt may phục vụ sản xuất
(triệu USD) ....................................................................................................................46
Bảng 2.13 Số lượng sản phẩm ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2014 ... 48
Bảng 2.14 Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Nghệ An 2010 – 2014 .......................................51
Bảng 2.15 Doanh thu, lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010-2014.....52


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế Nghệ An 2010 -2014..............................................................33
Hình 2.2 Xí nghiệp may thêu xuất khẩu Khải Hoàn - Anh Sơn ...................................47
Hình 2.3 Công ty Cổ phần may Minh Anh - Kim Liên ................................................48
Hình 2.4 Tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An từ
năm 2010 đến năm 2014................................................................................................36
Hình 2.5 Số lượng cơ sở công nghiệp dệt may phân theo ngành ..................................37
Hình 2.6 Cơ cấu nguồn vốn ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An năm 2010 – 2014.... 40
Hình 2.7 Cơ cấu lao động phân theo ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh Nghệ An
năm 2010 đến năm 2014................................................................................................41
Hình 2.8 Cơ cấu trình độ lao động ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An năm 2014...... 42
Hình 2.9 Quy trình sản xuất nguyên liệu của ngành may .............................................45
Hình 2.10 Kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010-2014..... 51
Hình 2.11 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của tỉnh Nghệ An năm 2014...........................51
Hình 2.12 Tốc độ tăng doanh thu ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010 – 2014 ...... 53
Hình 2.13 Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An 2010 - 2014.....53
Hình 4.1 Lợi ích và trách nhiệm của các bên trong liên kết bền vững..........................73

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 5 trong các
nước xuất khẩu hàng công nghiệp dệt may trên thế giới và là ngành nhiều năm liền có
giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong nước. Những thành tựu đạt được của
ngành Công nghiệp dệt may của cả nước có sự đóng góp của ngành Công nghiệp dệt

may tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Nghệ An đã có
những bước phát triển đáng kể, tỷ trọng của ngành công nghiệp dệt may so với toàn
ngành công nghiệp chiếm từ 3,65-6,62%, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 3 triệu USD.
Tại Nghệ An hiện có khoảng 2.800 cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt hàng công
nghiệp dệt may. Trong đó có các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần công nghiệp
dệt may Hoàng Thị Loan; Công ty TNHH Phú Vinh; Xưởng may X20 của Công ty
may Lam Hồng… Ngành công nghiệp dệt may là một trong những thế mạnh của tỉnh
Nghệ An, có nhiều đóng góp cho tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Hoạt
động của ngành công nghiệp dệt may không chỉ góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu,
mà còn giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động, nhất là các lao động nữ khu
vực nông thôn. Chính vì vậy tỉnh Nghệ An đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp
dệt may trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu
và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc
làm cho xã hội. Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng ngày càng to lớn của
ngành công nghiệp dệt may đối với Nghệ An, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Phát triển
ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020" làm đề tài nghiên cứu.
Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển ngành công nghiệp dệt may. Ngoài việc đưa
ra các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may, tác giả đã chia sẻ phát triển ngành
công nghiệp dệt may của các nước trên thế giới. Qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho công nghiệp dệt may các Tỉnh trong nước nói chung và ngành Công
nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An nói riêng.
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. Dựa
vào các chỉ tiêu được trình bày ở phần cơ sở lý thuyết tác giả tiến hành phân tích thực
trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An. Ngoài ra tác giả đã áp dụng
mô hình SWOT để phân tích và đưa ra được một số kết luận như sau:
Ngành công nghiệp dệt may Nghệ An tăng trưởng bình quân 17,36% mỗi năm
trong giai đoạn 2010-2014, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành công
xi



nghiệp Tỉnh (15,25%). Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp dệt may có xu
hướng thay đổi, tăng dần tỷ lệ ngành may, giảm dần tỷ lệ ngành công nghiệp dệt.
Số lượng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp dệt may tính đến năm 2014 Tỉnh
Nghệ An có 293 doanh nghiệp công nghiệp dệt may. Trong đó, doanh nghiệp ngoài
nhà nước là 272 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 92,8%/tổng số các doanh nghiệp. Doanh
nghiệp may 274 chiếm tỷ lệ 93,5%/tổng số các doanh nghiệp; doanh nghiệp công
nghiệp dệt 19 chiếm tỷ lệ 6,5%/tổng số các doanh nghiệp. Chủ yếu các doanh nghiệp
này là doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn vốn của các doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng
chiếm tỷ lệ 87%.
Tổng nguồn vốn sản xuất ngành công nghiệp dệt may giai đoạn 2010-2014 tăng
đáng kể, tỷ lệ tăng bình quân của ngành công nghiệp dệt là 3,4%; tỷ lệ tăng bình quân của
ngành may là 12,78%.
Về lao động, theo số liệu thống kê năm 2014 ngành công nghiệp dệt may tỉnh
Nghệ An có 20512 người, chiếm 22,14% lao động toàn ngành công nghiệp. Cơ cấu lao
động ngành công nghiệp dệt may có xu hướng tăng dần Mức tăng bình quân về lao
động ngành may là 25,25%/năm và giảm dần tỷ lệ lao động ngành công nghiệp dệt.
Bên cạnh lực lượng lao động tay nghề càng ngày được cải thiện, ngành công nghiệp
dệt may Tỉnh còn thiếu lực lượng lao động cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi, công nhân có
tay nghề cao. Năng suất lao động ngành công nghiệp dệt may tăng dần, nếu năm 2003
giá trị sản xuất bình quân mỗi lao động tạo ra là 23,31 triệu đồng thì năm 2011 tăng
lên 85,08 triệu đồng, gấp hơn 3,6 lần. Tốc độ tăng trung bình năng suất lao động
ngành công nghiệp dệt may trong giai đoạn 2003-2014 là 9,69% mỗi năm. Số lượng
lao động ngành công nghiệp dệt là 584 người trong đó số lao động nữ là 389 lao động
chiếm 66,6%; số lượng lao động ngành may là 19.928 người trong đó số lao động nữ
là 12.885 lao động chiếm 64,65%. Cơ cấu lao động năm 2014 ngành công nghiệp dệt
là 2,85% và ngành may là 97,15%.
Công nghệ công nghiệp dệt của Tỉnh Nghệ An đến nay ở trình độ trung bình tiên
tiến, mức tự động khoảng 35%. Về công nghệ may các dây chuyền được bố trí vừa và
nhỏ cỡ 25-26 máy, cơ động nhanh.

Đến nay, tình hình cung cấp sản phẩm phụ trợ ngành công nghiệp dệt may Tỉnh
Nghệ An còn rất hạn chế. Đa số các doanh nghiệp công nghiệp dệt may là nhỏ và vừa,
thứ nữa là tập trung vào khâu may mặc là chủ yếu, sản xuất theo đơn đặt hàng, chưa
thấy rõ được tầm quan trọng của thị trường sản phẩm phụ trợ, gần như là sử dụng sản
phẩm phụ trợ nhập khẩu 67,44% nguyên phụ liệu công nghiệp dệt may phải nhập
xii


khẩu. Hiện tại, ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu
nguyên phụ liệu. Về cơ bản phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa
có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất.
Bên cạnh đó ngành công nghiệp dệt may tỉnh đang còn tồn tại một số hạn chế như
sau:
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp công nghiệp dệt may còn hạn chế về quy mô
lao động và thành phần kinh tế, đa số các doanh nghiệp công nghiệp dệt may là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế.
Thứ hai, nguồn vốn sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp dệt may còn hạn chế,
dễ khủng hoảng khi có biến động của thị trường tài chính.
Thứ ba, lao động ngành công nghiệp dệt may Nghệ An khá trẻ và dồi dào, tuy
nhiên trình độ lao động và chất lượng lao động còn khá thấp, thiếu lực lượng lao động
tay nghề cao cho những vị trí quản lý.
Thứ tư, công nghệ thiết bị sản xuất vẫn còn lạc hậu, chưa đồng bộ, mới chỉ sản
xuất được những sản phẩm sợi, vải cấp thấp, mới bước đầu đầu tư sản xuất một số loại
vải trung bình với quy mô đơn lẻ, chưa đáp ứng được cho ngành may xuất khẩu.
Thứ năm, chưa có quy hoạch tổ chức sản xuất ngành công nghiệp dệt may theo
hướng chuyên môn hóa, các doanh nghiệp công nghiệp dệt may chưa có sự liên kết,
phối hợp trong các khâu sản xuất, tiêu thụ và chưa có một số các doanh nghiệp lớn làm
đầu tàu cho các doanh nghiệp nhỏ làm vệ tinh.
Thứ sáu, phát triển ngành công nghiệp dệt và may của Tỉnh chưa cân đối, thiếu
nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ cho đầu ra, chính sách marketing chưa

được đầu tư, chưa phát triển khâu thiết kế thời trang cho ngành công nghiệp dệt may.
Dựa trên các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, chương 3 tác giả đã
tiến hành đưa ra hệ thống các giải pháp về vốn; về đầu tư; về lao động; về công nghệ;
về tổ chức sản xuất; về thị trường. Ngoài ra tác giả cũng trình bày một số cơ chế, chính
sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và
đưa ra các ý kiến đề xuất với cơ quan cấp trên và doanh nghiệp.
Hy vọng rằng với các giải pháp được trình bày trong nội dung chương 3 phần nào
giúp ngành công nghiệp dệt may Nghệ An vượt qua thách thức, phát huy được thế
mạnh của ngành, đóng góp phần lớn vào nền kinh tế của Tỉnh và cạnh tranh thắng lợi
trong điều kiện hội nhập quốc tế. Và đây cũng chính là mong muốn của tác giả khi
thực hiện đề tài này.
xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay ở các nước có nền kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng trang phục may
sẵn rất lớn. Vì vậy ở các quốc gia thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp công
nghiệp dệt và sản xuất trang phục đang được mở rộng để phục vụ nhu cầu trong và
ngoài nước. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc
ngày càng hoàn thiện. Từ những chất liệu thô sơ, người ta đã sáng tạo ra nhiều chất
liệu phức tạp với nhiều tính chất đặc biệt để phục vụ cho nhu cầu sử dụng ngày càng
đa dạng, phong phú của con người. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với
những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành công nghiệp
dệt may có sự phát triển vượt bậc. Quá trình phát triển của ngành công nghiệp công
nghiệp dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp. Do
đó, hiện nay các quốc gia này vẫn luôn thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ ngành
công nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là trước sự cạnh tranh ngành càng gay gắt
của các quốc gia đang phát triển có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong lĩnh vực công
nghiệp dệt may.

Công nghiệp dệt may cũng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm khi
Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong một vài năm gần
đây, Công nghiệp Công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và trở
thành ngành quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với những đặc điểm về sử dụng
nhiều lao động, vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi nhanh, Việt Nam có thể đẩy
mạnh hơn nặa các hoạt động của ngành công nghiệp dệt may để nâng cao kim ngạch
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho phần lớn người
lao động góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trong những năm qua, ngành công
nghiệp dệt may Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng năm
sau luôn cao hơn năm trước, tỷ trọng của ngành công nghiệp dệt may so với toàn
ngành công nghiệp chiếm từ 3,65-6,62%, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 3 triệu USD.
Đây chưa phải là con số ấn tượng nhưng bước đầu ngành đã khẳng định được vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và giá trị xuất khẩu nói riêng của một
tỉnh miền Trung còn gặp nhiều khó khăn như tỉnh Nghệ An.

1


Nghệ An hiện có khoảng 2.800 cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt hàng công
nghiệp dệt may. Có thể kể đến các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Prex Vinh,
Công ty cổ phần May Minh Anh Kim Liên, Công Ty TNHH Haivina Kim Liên Công
ty cổ phần công nghiệp dệt may Hoàng Thị Loan; Công ty TNHH Phú Vinh; Xưởng
may X20 của Công ty may Lam Hồng (Quân khu IV). Năm 2008, kim ngạch xuất
khẩu đạt 4,4 triệu USD, sau đó, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
năm 2009 đã tác động rất lớn đến thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp công
nghiệp dệt may Nghệ An, vì vậy sản lượng và doanh thu trong những năm gần đây có
suy giảm. Tuy nhiên, việc Hiệp định TPP được thông qua bước đầu đã tạo ra những cơ
hội và thách thức mới, đặc biệt đối với ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nói
chung và Nghệ An nói riêng. Nhận thức được điều đó, những năm gần đây, tỉnh Nghệ
An cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Có thể kể đến

các dự án lớn như: Dự án Xí nghiệp may thêu xuất khẩu Khải Hoàn - Anh Sơn (mức
đầu từ hơn 40 tỷ đồng); Dự án mở rộng Công ty may Minh Anh – Kim Liên (mức đầu
tư mở rộng 40 tỷ đồng); Dự án Công ty TNHH Prex Vinh tại khu công (mức đầu tư
lên đến 240 tỷ đồng); Dự án Công ty HAIVINA Kim Liên với mức đầu tư 110 tỷ
đồng; Tổng dự án Cụm công nghiệp dệt may Nam Đàn Hanosimex (mức đầu tư 1.350
tỷ đồng). Tỉnh Nghệ An cũng đặt mục tiêu phát triển công nghiệp công nghiệp dệt may
thành ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. Đây là những áp lực lớn cho
các doanh nghiệp công nghiệp dệt may VN nói chung, doanh nghiệp công nghiệp dệt
may Nghệ An nói riêng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay.
Phát triển ngành công nghiệp dệt may trở thành “một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội. Nhận thức được tiềm năng và tầm
quan trọng ngày càng to lớn của ngành công nghiệp dệt may đối với Nghệ An, tác giả đã
lựa chọn đề tài: "Phát triển ngành Công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020" làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung phân tích phù hợp để đánh giá thực trạng phát triển ngành công
nghiệp dệt may.
- Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, những tồn tại và
nguyên nhân của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An hiện nay.
2


- Đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến
năm 2020.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Vai trò ngành công nghiệp dệt may quan trọng như thế nào đối với sự phát
triển của Tỉnh Nghệ An?
(2) Thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may Tỉnh Nghệ An, những
thành tựu, hạn chế, cơ hội, thách thức?

(3) Các giải pháp để phát triển ngành công nghiệp dệt may của Tỉnh Nghệ An đến
năm 2020 là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Nghệ An.
+ Thời gian: Nghiên cứu thực trạng ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An
được thực hiện từ 2010 đến 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu: Các thông tin thu thập đúc rút trong sách giáo khoa chuyên
ngành, sách chuyên khảo, hội thảo chuyên đề phát triển ngành công nghiệp dệt may,
để tạo lập cơ sở dẫn liệu khoa học cho đề tài nghiên cứu.
- Nguồn dữ liệu: Để có được số liệu và thông tin một cách chính xác nhất về các
nội dung liên quan đến tình hình đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh
Nghệ An, các tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến tình hình đầu tư phát triển
ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2014. Bên cạnh đó, các dữ
liệu về tình hình kinh tế xã hội, tổng quan về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt
may của Việt Nam cũng được tác giả tổng hợp, sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích,
nhận định, so sánh.
- Phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống bao gồm phân tích
cả định tính và định lượng để phân tích dữ liệu. Luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê,
tổng hợp, phân tích, sơ đồ, biều đồ, đồ thị, bảng biểu để phân tích xử lý số liệu. Ngoài
ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà
3


khoa học kinh tế, các nhà quản lý, đầu tư trong ngành công nghiệp dệt may và kiến
thức của bản thân để thực hiện phân tích SWOT, nhằm đưa ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
6. Ý nghĩa của đề tài

6.1. Về mặt lý luận
Nghiên cứu này góp phần bổ sung về mặt lý luận cho những nghiên cứu về phát
triển ngành công nghiệp dệt may nói chung tại Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An, từ đó
chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp dệt may tại Nghệ An.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp và các kiến nghị nhằm phát triển ngành công
nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và khuyến nghị đề tài bao gồm 3 chương với kết cấu
và nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển ngành công nghiệp dệt may. Trong nội
dung chương này tác giả trình bày các lý thuyết cơ bản về đầu tư phát triển nói chung
và đầu tư phát triển về ngành công nghiệp dệt may nói riêng bao gồm: sự ra đời, khái
niệm, vai trò, đặc điểm của ngành, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành. Ngoài
ra tác giả cũng trình bày một số kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp dệt may
của các nước trên thế giới và một số địa phương để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An.
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp dệt may Tỉnh Nghệ An.
Chương này tác giả phân tích trình bày về thực trạng ngành công nghiệp dệt may tỉnh
Nghệ An. Qua đó chỉ ra các điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành
công nghiệp dệt may của tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Tỉnh Nghệ An
đến năm 2020. Trên cơ sở phân tích về điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An ở nội dung chương 2. Tác giả sẽ đề
xuất, kiến nghị một số biện pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh
Nghệ An đến năm 2020.
4



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
Chương này tác giả sẽ giới thiệu các lý thuyết cơ bản về đầu tư phát triển nói
chung và đầu tư phát triển về ngành công nghiệp dệt may nói riêng bao gồm: sự ra đời,
khái niệm, vai trò, đặc điểm của ngành, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành.
Ngoài ra tác giả cũng trình bày một số kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp
dệt may của các nước trên thế giới và một số địa phương để từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho ngành công nghiệp dệt may tỉnh Nghệ An.
1.1. Cơ sở lý thuyết chung về đầu tư phát triển ngành kinh tế
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển
Theo Nguyễn Bạch Nguyệt (1998), đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và
trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính
hoặc tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao
hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội.
Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy từng góc độ
tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta cũng có thể có các cách phân chia
hoạt động đầu tư khác nhau. Một trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là
tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành
đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Chẳng hạn như
nhà đầu tư thực hiện hành vi mua các cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng
khoán thứ cấp. Trong trường hợp này nhà đâu tư có thể được hưởng các lợi ích vật
chất (như cổ tức, tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên
mãi) nhưng không được tham gia trực tiếp quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn
đầu tư.
5



Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại
bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Trong đó, đầu tư dịch chuyển là một
hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá
trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển không có sự gia tăng với mức
khống chế để có thể tham gia hội đồng quản trị một công ty, các trường hợp thôn tính,
sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này
nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời
sống của xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế,
đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng
đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Nguyễn Ngọc Mai (1999) cho rằng, đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa
chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ
bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự
hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn
tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội tạo việc làm và nâng cao đời sống của
thành viên trong xã hội.
1.1.2. Ý nghĩa
Hoạt động đầu tư trên phương diện vĩ mô một nền kinh tế bao gồm hoạt động đầu
tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong đó, hoạt động đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chúng có tác động lẫn nhau và
thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.
Đầu tư trong nước có hiệu quả sẽ xây dựng được một nền kinh tế ổn định có tốc
độ tăng trưởng nhanh, có cơ sở hạ tầng hiện đại và cơ sở pháp lý lành mạnh, tạo ra tiền
đề để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong
nước của các doanh nghiệp tự đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh có ý nghĩa to lớn

trong việc tạo ra khả năng tốt cho đầu tư nước ngoài. Vì hoạt động đầu tư nước ngoài
hoạt động chủ yếu thông qua các công ty xuyên quốc gia, mà các công ty này rất cần
tìm chọn đối tác đầu tư là các công ty tương xứng ở các nước nhận đầu tư. Chính vì
6


vậy mà trong những năm vừa qua chúng ta đã có nhiều biện pháp khuyến khích các
doanh nghiệp tự đầu tư phát triển sản xuất, gần đây chính phủ đã thực hiện việc xắp
xếp các doanh nghiệp nhà nước, một mặt cũng là để các doanh nghiệp này có khả năng
nâng cao hiệu quả kinh doanh với nước ngoài.
Nhờ có đầu tư trong nước để tạo ra một hệ thống công nghiệp phụ trợ thì hoạt
động đầu tư nước ngoài mới được thực hiện với hiệu quả cao. Thông thường khi có một
đồng vốn đầu tư nước ngoài thì cũng cần phải có hai ba đồng vốn “bên ngoài hàng rào”.
Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế: xét về hiệu quả tài
chính thì vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, qua
việc nhận viện trợ, vay tín dụng và qua thu thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI). Qua đó bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, mặc dù vốn FDI
thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng mức đầu tư của các nước chủ nhà nhưng
đáng lưu ý là vốn FDI cho phép tạo ra các ngành mới hoàn toàn hoặc thúc đẩy sự phát
triển của một số ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Sự phát
triển của các ngành này tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tần, giảm nhu cầu ngoại tệ
để nhập khẩu, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần cải thiện cán cân thanh
toán của đất nước, nhờ đó đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động đầu tư nước ngoài gắn liền với việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kỹ
xảo chuyên môn, bí quyết và trình độ quản lý tiên tiến. Các liên doanh của Việt Nam với
nước ngoài đã làm tăng tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam, giúp cho các doanh
nghiệp trong nước nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài, các nguồn lực trong nước như lao động,
đất đai và tài nguyên thiên nhiên được huy động ở mức cao và sử dụng có hiệu quả,
cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản phẩm, mặt hàng và dịch vụ có chất

lượng cao, góp phần giảm áp lực tiêu dùng, ổn định giá cả.
Đầu tư nước ngoài tạo thêm việc làm và góp phần nâng cao trình độ chuyên môn
và quản ký cho người lao động. FDI tạo thêm việc làm không chỉ cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn gián tiếp tạo việc làm cho các doanh nghiệp
liên quan đến hoạt động FDI như các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào;
doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
FDI góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phù hợp với chiến lược công
nghiệp hoá của nước chủ nhà. Ngoài ra, hoạt động FDI còn tạo ra một môi trường kinh
7


doanh ngày càng khốc liệt, góp phần hình thành và khẳng định bản lĩnh kinh doanh
cho các doanh nhân Việt Nam.
Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài có vị trí khác nhau nhưng là hai bộ phận
của cùng một quá trình đầu tư, nó gắn bó đan kết với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau
cùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Nguồn: />te/28cfc2bc)
1.1.3. Vai trò của đầu tư phát triển
Theo Nguyễn Ngọc Mai (1999), nếu xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất
nước vai trò của đầu tư thể hiện ở các mặt sau.
1.1.3.1 Đầu tư vừa tác động đến cung vừa tác động đến cầu
Đối với tổng cầu, đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền
kinh tế và tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay
đổi thì sự tăng lên của đầu tư làm tổng cầu tăng.
Đối với tổng cung tác động của đàu tư là dài hạn. Khi thành quả của đầu tư phát huy
tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài
hạn tăng lên.
1.1.3.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian đối với tổng cầu và tổng cung của
nề kinh tế dẫn đễn mỗi sự thay đổi dù tăng hay giảm của daauf tư đều là yếu tố duy trì
sự ổn đinh, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.

1.1.3.3 Đầu tư ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Điều này được phản ánh thông qua hệ số ICOR
Vốn đầu tư i
IOCR

=
GDPg

Trong đó i : là vốn đàu tư, g : tốc độ tăng trưởng
Hệ số IOCR phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư với mưc tăng trưởng kinh tế. Hệ
số IOCR thường có ít biến động hơn mà ổn định trong thời gian dài. Nếu ICRO không
đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đàu tư. Khi đầu tư tăng sẽ làm tăng
8


GDP và ngược lại hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với mức gia tăng
vốn đầu tư.
Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động,chất lượng sản phẩm, năng lực
sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy đối với mỗi quốc gia cần có
một chính sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhằm nâng cao tốc
độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình
1.1.3.4 Đầu tư tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Một quốc gia được coi là phát triển khi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ lệ cao trong GDP
của nước đó. Bởi vì nông nghiệp do nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên và khả năng
sinh học của cây trồng vật nuôi nên chỉ có tốc độ tăng trưởng tối đa từ 5-6%. Do vậy
khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao, nó có khả năng đưa tốc độ tăng trưởng
kinh tế của nước đó lên cao 9-10% năm. Muốn vậy chúng ta phải chính sách đầu tư
thoả đáng. Mỗi nước cần tăng cường tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ và có
nhiều chính sách phát huy hiệu quả của đầu tư có vậy thì mới có công nghiệp và dịch
vụ phát triển. Trong nông nghiệp ta cũng nên đầu tư nhiều hơn cho chăn nuôi bởi chăn

nuôi thường có tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn trồng trọt. Còn đối với cơ cấu vùng lãnh
thổ một quốc gia phát triển thường có cơ cấu kinh tế lãnh thổ cân đối và đồng đều giữa
các vùng trong cả nước .Do vậy bên cạnh việc đầu tư trọng điểm để phát triển thành
thị và các vùng đồng bằng chúng ta cũng cần có chính sách để đầu tư phát triển kinh tế
các vùng núi và nông thôn để vừa phát triển kinh tế xã hội vừa tạo sự cân bằng ổn định
trong nước.
1.1.3.5 Đầu tư ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
Ta biết rằng khoa học công nghệ là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội hiện
đại. Một đất nước, một quốc gia chỉ phát triển được khi có khoa học công nghệ tiên
tiến và hiện đại. Ở các nước phát triển, họ có mức đầu tư lớn, có quá trình phát triển
lâu dài nên trình độ khoa học công nghệ của họ hơn hẳn các nước khác trên thế giới.
Khi họ áp dụng các thành tựu này làm cho nền kinh tế có mức độ tăng trưởng mạnh
mẽ, đời sống nhân dân nâng cao. Còn đối với các nước đang phát triển, do công nghệ
nghèo nàn, lạc hậu lại không có điều kiện để nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật
nền kinh tế phát triển rất thấp, sản xuất kém phát triển và bị phụ thuộc vào các nước
9


công nghiệp. Muốn thoát khỏi tình trạng này thì các nước phải tăng cường đầu tư và
tìm cách thu hút đầu tư từ bên ngoài vào trong nền kinh tế. Đầu tư ở đây được hiểu là
các nước này thu hút công nghệ hiện đại bên ngoài phù hợp đồng thời tổ chức nghiên
cứu để phát minh ra các công nghệ mới hiện đại hơn. Quá trình công nghiệp hoá hiện
đại của các nước này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư
phát triển khoa học công nghệ. Có thể khẳng định rằng đầu tư khoa học công nghệ là
một chính sách cực kì quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài các vai trò chính yếu trên, đầu tư còn có một vài vai trò khác như làm tăng
ngân sách cho chính phủ, góp phần làm ổn định đất nước, mở rộng ảnh hưởng của
quốc gia...
Qua việc phân tích trên ta có thể khẳng định rằng đầu tư là chìa khoá cho sự phát
triển của mỗi quốc gia và cho toàn thế giới.

1.1.4. Nguyên tắc đầu tư phát triển ngành kinh tế
- Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị, kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế
và xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi ngành kinh tế vừa phải phát triển nhưng mặt khác
nó phải theo định hướng chung của Đảng và nhà nước và tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động
- Tập trung dân chủ: Đòi hỏi mỗi ngành kinh tế phải được đạt dưới một sự lãnh
đạo thống nhất của nhà nước nhưng những ddịnh hướng, chiến lược chúng phải nhận
được sự đóng góp của cấp dưới. Bên cạnh hướng phát triển chung thì mỗi ngành kinh
tế ở mỗi địa phương có thể tuỳ theo đặc điểm của mình mà có những chính sách phát
triển phù hợp
- Quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo địa phương, vùng lãnh thổ. Đòi hỏi
tại mỗi địa phương, từng ngành phải phát triển trong tổng thể chung của địa phương
đó, dảm bảo sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế ở địa phương.
- Kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích: nó đòi hỏi mỗi công cuộc đầu tư không
chỉ đáp ứng đơn thuần là lợi ích tài chính mà còn phải đáp ứng cả lợi ích xã hội, lợi ích
cộng đồng.
- Tiết kiệm và hiệu quả: đòi hỏi một ngành với vốn đầu tư nhất định, ít các chi
phí mà thu được hiệu quả cao nhất
- Phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng. Quản lí hoạt động
đầu tư có vai trò quan trọng đối với sự thành công của các công cuộc đầu tư ở mỗi
10


ngành, mỗi địa phương và trên cả đất nước. (Nguồn: />1.2. Giới thiệu về ngành công nghiệp dệt may
1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dệt may
Công nghiệp dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con
người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đã
bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu.
Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu công nghiệp dệt may đầu
tiên của con người. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi

bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ).
Trong thời kỳ cổ đại, may công nghiệp dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và
sinh hoạt kinh tế. Các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lưỡng Hà, Trung Đông và
Trung Á), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và lụa
(tơ tằm) tại Trung Quốc. Các dân tộc Inca, Maya, Tolteca, v.v. tại châu Mỹ thì dùng
các sợi chuối (abaca) và sợi thùa (sisal). Theo Kinh Thi của Khổng Tử, tơ tằm được
tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công nguyên. Sau khi vua Phục Hy, vị hoàng đế
đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở thành
một ngành phồn thịnh, một trong những hàng hoá đầu tiên trao đổi giữa Đông và Tây.
Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm.
Con Đường Tơ Lụa (Silk Route), còn được truyền tụng đến ngày nay, không chỉ là địa
bàn của các nhà buôn mà còn mở đường cho các luồng giao lưu văn hoá, nghệ thuật,
tôn giáo, và cả các cuộc viễn chinh binh biến. (Nguồn:).
Việt Nam, những năm đầu của thế kỷ XX, trong cảnh khốn cùng nước mất nhà
tan, đội ngũ công nhân nhà máy Công nghiệp dệt Nam Định đã liên tục đấu tranh
giành quyền sống và không ngừng trưởng thành về nhận thức, ý thức giai cấp.
Sau ngày hòa bình vào tháng 10/1954, Đảng và Chính phủ đã quyết định khôi
phục các nhà máy sợi, công nghiệp dệt, nhuộm, đặc biệt là các Xưởng máy tại thành
phố Nam Định và xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới trên miền Bắc như Công nghiệp
dệt 8/3, Công nghiệp dệt kim Đông Xuân, Công nghiệp dệt vĩnh Phú, Công nghiệp dệt
vải công nghiệp, Công nghiệp dệt len Hải Phòng…Tiếp sau ngành công nghiệp công
11


nghiệp dệt, ngành may công nghiệp nước ta hình thành muộn hơn vào những năm cuối
của thập kỷ 50. Những năm 1956-1958, ở phía Bắc mới có 2 xí nghiệp may với sản
lượng hàng năm chỉ khoảng vài trăm ngàn sản phẩm, chủ yếu là hàng may sẵn phục vụ
nhu cầu nội địa. Tại miền Nam, ngành may công nghiệp hình thành từ năm 1971 với 6
xí nghiệp may phục vụ cho xuất khẩu.
Trong những năm từ 1955-1975 khi đất nước còn bị chia cắt thì ngành Công

nghiệp dệt phía Bắc được phát triển tập trung ở thành phố Nam Định, Hà Nội, Hà Tây,
Hải Phòng, Vĩnh Phú. Còn ở phía Nam được phát triển tập trung ở Sài Gòn (cũ) trong
các quận huyện Chợ Lớn, Tân Bình, Thủ Đức, Biên Hòa và các tỉnh miền Trung (Đà
Nẵng, Quảng Nam), các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Nai, Long An, Tiền
Giang, Minh Hải).
Sau ngày thống nhất nước nhà (30.4.1975), ngành Công nghiệp công nghiệp dệt
may Việt Nam có những thuận lợi mới để phát triển về qui mô, chủng loại mặt hàng và
chất lượng sản phẩm. Ngành được tiếp quản toàn bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp
dệt, may với công nghệ tương đối hiện đại ở các tỉnh phía Nam và đầu tư xây dựng
nhiều nhà máy mới với qui mô lớn trên phạm vi cả nước nhằm bảo đảm các chương
trình hợp tác sản xuất giữa các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế (CAEM) như:
Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, Công nghiệp dệt Minh Khai, Công
nghiệp dệt kim Hoàng Thị Loan v.v. và nhiều cơ sở may ra đời theo Hiệp định 19/5.. .
Chính nhờ vậy, mặc dù vào những năm 80 đất nước bị khủng hoảng nhưng
ngành Công nghiệp công nghiệp dệt may vẫn phát triển ổn định, duy trì sản xuất và
thực hiện thắng lợi ba kế hoạch 5 năm (1976-1980, 1981-1985 và 1986-1990), bảo
đảm được các cân đối lớn của Nhà nước như nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và
nhu cầu thiết yếu của nhân dân và quốc phòng.
Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngành Công nghiệp dệt May Việt Nam
tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào
việc thu dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu. Ngành hiện sử dụng trên 2 triệu lao động trong đó hơn 1,3 triệu lao động
công nghiệp, chiếm tỉ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước. Là ngành
có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với mức đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Năm 2011 KNXK toàn ngành đạt 16 tỷ USD, xuất siêu trên 6,7 tỷ
12


×