GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 1 / 66
CHƯƠNG I :CƠ SỞ VỀ LÝ THUYẾT KINH DOANH VÀ
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I.Các khái niệm cơ bản
1.Hoạt động sản xuất kinh doanh:
–
Khái niệm: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức và quản lý trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các
hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế
khách quan, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo
cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đòi hỏi
các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo
các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như quy luật
cung cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng thời các hoạt động
này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là
tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản
xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sách tiếp thị, khuyến
mãi.v.v,. . và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự
thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ,
chính sách ưu đãi đầu tư, v.v. Do vậy khi thống kê kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ ý nghĩa,
nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải
thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cả về
mặt số lượng lẫn chất lượng.
– Vai trò của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, không
tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện để tự sản
xuất những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có
nhu cầu tiêu dùng, hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm
vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng
nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh.
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
–
Trang 2 / 66
Ý nghĩa: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và
dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu
kiếm lời.
2.Đầu tư và phân loại đầu tư
2.1.Khái niệm:
– Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, lao động, nguyên
liệu, đất đai,… nói chung là sử dụng tài nguyên cho mục
đích sản xuất - kinh doanh, mở rộng cơ sở vật chất kỹ
thuật, phát triển kinh tế nói chung của một ngành, một
lĩnh vực, một địa phương,… nhằm thu về sản phẩm, lợi
nhuận và các lợi ích kinh tế xã hội khác. Hay nói cách
khác: đầu tư là hoạt động sử dụng tài nguyên cho mục
đích sản xuất - kinh doanh hoặc sinh lợi.
2.2.Đặc điểm:
–
Đầu tư là một hoạt động sử dụng vốn nhằm mục
đích sinh lời. Không thể coi đầu tư nếu việc sử dụng vốn
không nhằm mục đich thu được kết quả lớn hơn số vốn đã
bỏ ra ban đầu. Ngoài mục tiêu hiệu quả tài chính, đầu tư
còn nhằm mục đích giải quyết việc làm cho người lao
động, tăng thu cho ngân sách, hoàn thiện cơ cấu ngành
nghề, khai thác tài nguyên.v.v.. nhằm góp phần tăng phúc
lợi xã hội cho toàn dân.
– Đầu tư được thực hiện trong một thời gian dài
thường là từ trên một năm. Chính yếu tố thời gian dài
đã làm cho rủi ro trong đầu tư cao và là một trong những
yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư
– Mọi hoạt động đầu tư phải có vốn, vốn ở đây được
hiểu bao gồm các loại sau:
+ Vốn bằng tiền và các loại tài sản có giá trị như tiền
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
+
Trang 3 / 66
Vốn bằng TSCĐ hữu hình như đất đai, máy móc,
thiết bị…
+
Vốn bằng TSCĐ vô hình như uy tín thương hiệu, lợi
+
thế…
Vốn bằng tài sản đặc biệt như trái phiếu, cổ phiếu
- Vốn đầu tư này có thể hình thành từ các nguồn trong
nước hoặc nước ngoài
2.3.Phân loại đầu tư:
Theo quan hệ quản lý vốn đầu tư:
+ Đầu tư trực tiếp:
–
Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư. Trong hình thức này
người bỏ vốn và quản lý quá trình sử dụng vốn là một chủ thể.
Chủ thể này chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả đầu tư của
mình.
+
Đầu tư gián tiếp:
Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn, đây còn gọi là đầu tư
tài chính. Trong hình thức đầu tư này người bỏ vốn và người
quản lý quá trình sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Vì thế
chỉ có người quản lý và sử dụng vốn là pháp nhân chịu trách
nhiệm về kết quả đầu tư, còn người bỏ vốn hưởng lợi tức từ vốn
góp của mình.
Theo tính chất sử dụng vốn:
+ Đầu tư phát triển:
–
Là việc bỏ vốn ra nhằm gia tăng giá trị tài sản cả về số lượng và
chất lượng. Thực chất của đầu tư phát triển là tái sản xuất mở
rộng có nghĩa là tạo ra những năng lực mới hoặc cải tạo, hiện
đại hóa năng lực hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển
của doanh nghiệp, của tổ chức hay cả nền kinh tế.
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
+
Trang 4 / 66
Đầu tư dịch chuyển:
Là loại đầu tư mà người có tiền mua lại một số cổ phần đủ
lớn để nắm quyền chi phối và sở hữu tài sản. Thực chất đầu tư
dịch chuyển không làm gia tăng giá trị tài sản mà chỉ làm thay
đổi quyền sở hữu tài sản, tức là dịch chuyển quyền sở hữu tài
sản từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác.
Theo cơ cấu ngành:
Đầu tư phát triển công nghiệp:
–
+
Là đầu tư nhằm tạo ra các sản phẩm là tư liệu sản xuất
hoặc tư liệu tiêu dùng phục vụ nhu cầu của chính nó và cho các
ngành nghề khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
giao thông vận tải… và cho nhu cầu đời sống con người.
+
Đầu tư phát triển nông – lâm – ngư nghiệp:
Là đầu tư mhằm tạo ra các sản phẩm dùng làm nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến sản phẩm dành cho xuất
khẩu và thỏa mãn nhu cầu đời sống cho con người.
+
Đầu tư phát triển dịch vụ:
Là hình thức đầu tư nhằm tạo ra các sản phẩm là dịch vụ
để thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng đa dạng của
con người.
+
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
Là hình thức đầu tư nhằm hoàn chỉnh và nâng cao chất
lượng các công trình giao thông vận tải, thông tin liên lạc,cấp
thoát nước
Theo tính chất đầu tư:
+ Đầu tư mới:
–
Là đưa toàn bộ số vốn đầu tư để xây dựng một công trình
mới, mua sắm và lắp đặt các trang thiết bị mới hoặc đầu tư
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 5 / 66
thành lập một đơn vị sản xuất kinh doanh mới có tư cách pháp
nhân riêng. Đặc điểm của loại đầu tư này đòi hỏi một khối
lượng vốn khá lớn, trình độ công nghệ và bộ máy quản lý mới.
+
Đầu tư mở rộng:
Là đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ (đang hoạt động) để
nâng cao năng suất của công trình cũ hoặc tăng thêm mặt
hàng. Đặc điểm của đầu tư mở rộng thường gắn với việc mua
sắm thêm các trang thiết bị mới, xây dựng thêm các bộ phận
mới hoặc mở rộng thêm các bộ phận cũ nhằm tăng thêm diện
tích nhà xưởng hoặc các công trình phụ, phù trợ.
+
Đầu tư chiều sâu:
Là đầu tư để cải tạo, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền
sản xuất sản phẩm trên cơ sở công trình hiện có nhằm tăng
thêm công suất hoặc thay đổi mặt hàng, hoặc nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc thay đổi tốt hơn môi trường trong khu vực
có công trình đầu tư. So với đầu tư mới thì đầu tư chiều sâu đòi
hỏi ít vốn hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh, chi phí cho đào tạo
lao động thấp, bộ máy quản lý ít thay đổi
3.Dự án đầu tư:
3.1.Khái niệm:
–
Khái niệm Dự án đầu tư: Có thể được hiểu như là kế
hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian
nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các
–
hoạt động đầu tư.
Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng công trình: Dự
án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng
hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 6 / 66
sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. (theo
Luật xây dựng)
3.2 Đặc điểm:
– Dự án đầu tư có mục đích, kết quả xác định. Tất cả các dự
án đều phải có kết quả được xác định rõ. Mỗi dự án lại
bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện.
Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập
hợp các kết quả cụ thể cảu các nhiệm vụ hình thành nên
kết quả chung của dự án.
– Dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại
hữu hạn. Dự án là một sự sáng tạo. Giống như các thực
thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành,
phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc…
– Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức
tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự
án. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu
quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư
vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước. Tùy theo
tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự
tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau.
– Tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi
qui mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian
đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát
triển thường cáo độ rủi ro cao.
3.3 Phân loại dự án đầu tư:
–
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư: phân loại theo mục tiêu
của dự án, phân loại theo phạm vi, phân loại theo lĩnh vực
hoạt động, phân loại theo nguồn vốn, phân loại theo tính chất
quy mô của dự án…
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 7 / 66
3.3.1 Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu
tư:
+
Dự án độc lập với nhau: Là những dự án có thể tiến
hành đồng thời, có nghĩa là việc ra quyết định lựa chọn dự
án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án
+
còn lại.
Dự án thay thế nhau (loại trừ): Là những dự án không
thể tiến hành đồng thời. Khi quyết định thực hiện dự án
này sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia. Ví dụ lựa chọn kỹ
thuật khác nhau cho cùng một nhà máy.
+ Dự án bổ sung: (phụ thuộc) Các dự án phụ thuộc nhau
chỉ có thể thực hiện cùng một lúc với nhau. Ví dụ dự án
khai thác mỏ và dự án xây dựng tuyến đường sắt để vận
chuyển khoán sản, chúng phải được nghiên cứu cùng một
lượt.
3.3.2 Căn cứ vào mức độ chi tiết của các nội dung
trong dự án:
+
Dự án tiền khả thi: Được lập cho những dự án có qui
mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian
đầu tư dài. Do đó không thể nghiên cứu tính toán ngay
dự án khả thi mà phải qua nghiên cứu sơ bộ, lập dự án
sơ bộ. Tác dụng của dự án tiền khả thi là cơ sở để chủ
đầu tư quyết định có nên tiếp tục nghiên cứu để lập dự
án chi tiết hay không.
+ Dự án khả thi: Là dự án được xây dựng chi tiết, các
giải pháp được tính toán có căn cứ và mang tính hợp
lý.
3.3.3 Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án:
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
–
Trang 8 / 66
Dự án quan trọng quốc gia với mức đầu tư theo Nghị quyết
của Quốc hội.
– Dự án nhóm A
– Dự án nhóm B
– Dự án nhóm C
3.4 Trình tự và nội dung lập dự án đầu tư xây dựng:
–
Bước 1: Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và
xin phép đầu tư
+ Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
• Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các
điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác
và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);
• Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây
dựng; các hạng mục công trình chính, công trình
phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm
xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
• Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật;
các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu,
năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án
giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh
hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái,
phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng;
• Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư,
thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn
theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
và phân kỳ đầu tư nếu có.
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
+
Trang 9 / 66
Xin phép đầu tư xây dựng công trình : Chủ đầu tư có trách
nhiệm gửi Báo cáo đầu tư xây dựng công trình tới Bộ quản
lý ngành.
– Bước 2: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Gồm
2 phần thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở
+ Nội dung thuyết minh:
•
Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị
trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh
doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm
xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp
nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
•
Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các
hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công
trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn
phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
+
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án:Thuyết minh thiết kế cơ
sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để
diễn giải thiết kế.
– Bước 3: Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật về đầu tư.
+
+
+
+
+
+
+
Nội dung của Báo cáo đầu tư
Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư.
Tên dự án và hình thức đầu tư
Chủ đầu tư
Địa điểm và mặt bằng
Khối lượng công việc
Vốn đầu tư và nguồn vốn
Thời gian khởi công và hoàn thành
4.Thẩm định dự án đầu tư
4.1 Khái niệm, mục đích và yêu cầu của Thẩm
định dự án đầu tư:
–
Khái niệm: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức
xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 10 / 66
toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh trực tiếp đến
khả năng thực hiện và hiệu quả của của dự án để từ
đó ra quyết định đầu tư cho phép đầu tư hoặc tài trợ
–
vốn cho dự án.
Mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩm định
dự án đầu tư là:
+ Đánh giá tính hợp lý của dự án;
+ Đánh giá tính hiệu quả của dự án
+ Đánh giá khả năng thực hiện của dự án
– Yêu cầu đối với công tác thẩm định:
– Lựa chọn được các dự án đầu tư có tính khả thi cao;
– Loại bỏ được các dự án đầu tư không khả thi, nhưng
–
không bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư có lợi.
Yêu cầu đối với người làm công tác thẩm định:
+ Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, của ngành, của địa phương, và các qui chế, luật
pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây đựng
hiện hành của nhà nước.
+ Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của
+
dự án;
Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh
nghiệp (hoặc của chủ đầu tư), các thông tin về giá cả,
thị trường
+ Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật quan trọng của dự án;
+ Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung
dự án, có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có
liên quan ở trong và ngoài nước.
+ Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận
được hồ sơ.
+ Thường xuyên hoàn thiện qui trình thẩm định, phối hợp
và phát huy được trí tuệ tập thể.
4.2 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
–
Trang 11 / 66
Việc thẩm định dự án sẽ giúp loại bỏ những dự án xấu,
lựa chọn được những dự án tốt, hứa hẹn một hiệu quả
cao. Đứng trên mỗi góc độ, thẩm định dự án đều đem lại
những kết quả nhất định và có ý nghĩa riêng với mỗi
bên.
– Về phía chủ đầu tư: việc thẩm định dự án sẽ giúp các
chủ đầu tư lựa chọn được những dự án tối ưu, có tính hả
thi cao, phù hợp với điều kiện tự có và khả năng huy
động các nguồn tài chínhl; tạo điều kiện thực hiện có
hiệu quả dự án, mang lại lợi nhuận lớn trong tương lai.
– Về phía các cơ quan chuyên quản; thẩm định dự án sẽ
giúp họ đánh giá được tính cần thiết và phù hợp của dự
án đối với tổng thể các kế hoạch chương trình kinh tế
của nhà nước tại địa phương. Xác định được hiệu quả
của việc sử dụng các nguồn lực xã hội của dự án, xác
định được những tác động có lợi và có hại của dự án đối
–
với môi trường và những lợi ích khác.
Về phía nhà tài trợ; thẩm định dự án giúp họ đưa ra
được quyết định sử dụng tài chính của mình một cách
chính xác. Thông qua quá trình thẩm định, họ sẽ nắm
được các luồng chi phí và giá trị thu được từ dự án; đánh
giá được khả năng thanh toán của chủ đầu tư trong quá
trình thực hiện dự án; đảm bảo an toàn tài chính cho
mình.
4.3 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư
–
Hồ sơ dự án: Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, hồ sơ dự án
bao gồm phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở.
– Căn cứ pháp lý: Quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển kinh tế- xã hội của nhà nước, địa phương và của
ngành; văn bản pháp luật chung, văn bản pháp luật và
quy định có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư.
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 12 / 66
Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng
–
lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể;
– Các quy ước, thông lệ quốc tế: Các điều ước quốc tế
chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước
với nhà nước (về hàng hải, hàng không, đường sông...);
Quy định của các tổ chức tài trợ vốn (WB, IMF, ADB,
JBIC...), các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước; Các quy
định về thương mại, tín đụng, bảo lãnh , bảo hiểm. . .
– Kinh nghiệm thực tế trong quá trình thẩm định dự án cũng
là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án đầu tư.
4.4 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư:
–
Thẩm định theo trình tự: Việc thẩm định dự án được
tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết
–
luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: Nội
dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội
dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các
tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông
lệ (quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm
thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối
ưu.
– Phương pháp phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy
của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất
hoàn vốn nội bộ...) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ
tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức
độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các
yếu tố có liên quan;
– Phương pháp dự báo: phương pháp dự báo dùng để
đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Các phương
pháp dự báo thường được sử dụng là: phương pháp
ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 13 / 66
quan, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu,
phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên
gia.
– Phương pháp triệt tiêu rủi ro: nhận diện, dự đoán
một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc
hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động
rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan
đến dự án.
4.5 Nội dung thẩm định dự án:
–
Nội dung thẩm định dự án đầu tư đối với các dự án sử
dụng vốn của nhà nước phải tuân theo các quy định trong
các văn bản quản lý của nhà nước;
– Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, chủ đầu
tư tự quyết định các nội dung cần thẩm định.
Các nội dung thẩm định thường bao gồm những
nội dung cơ bản sau:
Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
• Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển
kinh tê xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy
hoạch xây dựng.
• Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực chủ đầu
tư.
• Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản
pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ
•
khuyên khích ưu đãi
Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả
năng giải phóng mặt bằng.
Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án: Xem xét
tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân
tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án;
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
• Đánh giá công suất của dự án:
• Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự
án lựa chọn:
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
•
•
Trang 14 / 66
Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án:
Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự
án.
• Phân tích, đánh giá các giải pháp xây dựng:
• Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường:
Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực
hiện dự án:
Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án:
• Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ
vốn:
• Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án
• Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng
•
năm của dự án
Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu
hàng năm của dự án.
• Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài
chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn
vốn huy động.
• Thẩm định dòng tiền của dự án.
• Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự
án.
• Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính
ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án.
Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của dự
án
5.Dự báo dòng tiền tương lai
5.1 Khái niệm :
–
Dòng tiền thể hiện sự vận động (thu vào, chi ra) của tiền
tệ trong một dự án đầu tư và cuối cùng là phần chênh
lệch giữa số lượng tiền nhận được và lượng tiền chi ra của
một dự án.
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 15 / 66
5.2 Các nguyên tắc để xây dựng dòng tiền:
–
Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền chứ không được
dựa vào lợi nhuân. Vì dòng tiền giúp nhà đầu tư kiểm soát
được lượng tiền thực có ở từng thời điểm, còn lợi nhuận có
một số nhược điểm sau:
+ Lợi nhuận luôn là con số ảo. không thực do lợi
nhuận phụ thuộc rất lớn vào tính chủ quan của
doanh nghiệp, vào phương thức hạch toán của
+
doanh nghiệp.
Do dùng để xác định lợi nhuận bao gồm cả phần
doanh thu bán chịu đã làm cho DN có thể có lợi
+
nhuận nhưng không có tiền.
Do khấu hao tính vào chi phí (Khấu hao là một bộ
phận của chi phí SXKD nhưng không thực chi bằng
tiền)
+ Do chi phí trả trước là những khoản chi phí đã chi,
nhưng theo phương pháp hạch toán có thể phân bổ
dần ở nhiều kỳ cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
– Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền tăng thêm, tức là
lấy hiệu số giữa dòng tiền thu vào so với dòng tiền chi ra
nếu dự án được thực hiện và tiến hành thẩm định dự án
dựa trên dòng tiền này.
– Đánh giá dự án phải dựa vào dòng tiền sau thuế và phai
tách quyết định đầu tư ra khỏi quyết định tài trợ.
– Không được tính chi phí chìm vào dòng tiền tăng thêm. Vì
chi phí chìm là chi phí của quá khứ, không thay đổi được,
luôn xảy ra trước phân tích và đánh giá dự án.
– Phải tính cơ hội phí vào dòng tiền tăng thêm khi đánh giá
dự án đầu tư.
– Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 16 / 66
5.3 Trình tự xây dựng dòng tiền: Gồm 2 giai đoạn
a) Giai đoạn bỏ vốn đầu tư:
–
Thông thường trong giai đoạn này, doanh nghiệp chỉ có
chi chưa có thu. Toàn bộ số tiền chi này tạo nên vốn đầu
tư của doanh nghiệp. Vốn đầu tư có thể bỏ rải rác ra nhiều
năm và cũng có thể bỏ ra một lần. Tùy theo từng loại đầu
tư mà dòng tiền trong giai đoạn này có khác nhau. Tuy
nhiên, dòng tiền năm đầu tiên thường gồm:
+ Chi phí mua sắm, xây dựng nhà xưởng, máy móc,
thiết bị và các chi phí liên quan đến tài sản vửa
được mua sắm như chi phí vận chuyển và lắp đặt,
….được dùng cho dự án.
+ Chi phí đầu tư vào vốn lưu động.
+ Chi phí cơ hội của tài sản đang có.
+ Loại trừ những khoản thu được do bán TSCĐ cũ
(nếu có).
+ Cộng hay trừ thuế TNDN được giảm trừ hay phải
nộp.
b) Giai đoạn thu hồi vốn và có lãi:
–
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ có doanh thu và
phát sinh thêm chi phí. Nếu là dự án đầu tư mới có tính
đơn giản thì các chỉ tiêu của dự án được tính như sau:
+ Doanh thu từ viện bán hàng hóa, dịch vụ:
DT = G H
+
Chi phí SXKD: gồm định phí và biến phí phát sinh
trong quá trình SXKD.
+ Lợi nhuận trước thuế
EBIT = (G - )H – F
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
+
Trang 17 / 66
Lãi ròng (lợi nhuận sau thuế)
= EBIT(1 –t’)
+
Thu nhập của dự án
= +
Trong đó:
G: Giá bán sản phẩm
: Biến phí một đơn vị sản phẩm
: Vốn thu hồi
Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Tổng định phí trong kỳ
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
II.Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư
1. Thời gian hoàn vốn (PP)
–
Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết đểthu hồi đủ vốn
đầu tư. Theo phương pháp này dự án được chọn là dự án
có:
+ Thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian
hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn
vốn.
+ Thời gian hoàn vốn đầu tư là ngắn nhất.
– Thời gian hoàn vốn được xác định dựa vào dòng tiền tự do
của dự án và có thể chia thành 2 loại: Thời gian hoàn vốn
không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
+ Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: được xác định
một cách đơn giản dựa vào dòng tiền tự do của dự án
mà không tính đến thời giá tiền tệ.
Công thức tính: +
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 18 / 66
Trong đó:
n : Số năm để ngân lưu tích lũy của dự án < 0, nhưng ngân
lưu tích lũy sẽ > 0 khi đến năm n + 1. Tức là :
<0
và
>0
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, nó thể hiện khả năng thanh
khoản và rủi ro của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho
thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn
đầu tư của dự án càng thấp.
Nhược điểm:
•
•
Không tính đến thời giá tiền tệ.
Không tính đến dòng tiền sau thời gian hoàn vốn vì
vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án
•
theo tiêu chuẩn này.
Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan,
không có cơ sở nào để xác định.
+
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: được tính toán giống
như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết
khấu, nhưng khi tính toán ta dựa trên dòng tiền có chiết
khấu, thay vì sử dụng dòng tiền chưa chiết khấu. Chỉ
tiêu này khắc phục được các nhược điểm của thời gian
hoàn vốn không chiết khấu.
2. Phương pháp hiện giá nhập thuần (NPV)
–
Theo phương pháp này, các khoản thu nhập đạt được
trong tương lai kể cả vốn đầu tư đều phải quy về giá trị
hiện tại theo một lãi suất nhất định. Trên cơ sở đó so sánh
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 19 / 66
hiện giá của thu nhập và chi phí đầu tư. Nếu hiện giá này
dương chứng tỏ dự án có hiệu quả kinh tế.
Công thức tính:
, , : Lần lượt là các mức thu nhập của các năm thứ 1,2,...,n
của dự án
: Tổng hiện giá của các khoản thu nhập dự kiến đạt được
trong n năm của dự án
: Tổng hiện giá vốn đầu tư của dự án
r : Suất chiết khấu của dự án
–
Ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu NPV như sau:
+ Một dự án có NPV > 0 có nghĩa là suất sinh lời cao hơn
chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời cao hơn suất chiết
khấu)
+ Một dự án có NPV = 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời
bằng với chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời của dự án
bằng với suất chiết khấu)
+ Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời
thấp hơn chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời của dự án
+
nhỏ hơn suất chiết khấu)
Với cùng một suất chiết khấu, dự án nào có NPV lớn
hơn chứng tỏ dự án đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được
+
giá trị cho công ty.
Nói chung những dự án nên đầu tư khi nào NPV lớn hơn
hoặc bằng 0 vì chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ
trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho
nhà đầu tư . Dự án bị bác bỏ khi NPV < 0
– Ưu điểm:
+ Đã tính đến thời giá tiền tệ và đã tính đến toàn bộ dòng
tiền của dự án.
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
+
Trang 20 / 66
Đơn giản và có tính chất cộng, tức là:
NPV(A+B) = NPV(A) + NPV(B)
+
–
+
Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô khác nhau
Nhược điểm:
Phải xác định lãi suất chiết khấu trước mới tính được NPV.
Do đó, đòi hỏi phải quyết định suất chiết khấu phù hợp
mới áp dụng được tiêu chuẩn này.
+ Không biết suất sinh lời của vốn đầu tư.
3. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ ( IRR )
–
Tỷ suất sinh lời nội bộ là tỷ suất chiết khấu làm cho hiện
giá ròng tiền thu nhập từ dự án bằng với hiện giá chi phí
đầu tư cho dự án. Hay nói cách khác, tỷ suất sinh lời nội
bộ là tỷ suất làm cho NPV của dự án bằng 0.
Tức là : = 0
=
Hay
Giải phương trình trên bằng phương pháp nội suy ta sẽ tìm
được IRR.
–
Ưu điểm:
• Có tính đến thời giá tiền tệ.
•
Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu.
•
Có tính đến toàn bộ dòng tiền dự án kể cả trước và
sau khi dự án hoàn vốn.
– Nhược điểm:
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
•
Trang 21 / 66
Có những dự án có nhiều IRR bởi vì phương trình NPV
= 0 có thể có nhiều nghiệm số. Khi dòng tiền của dự
án đổi dấu nhiều lần, dự án đổi dấu nhiều lần, dự án
có khả năng có nhiều IRR, vì vậy không biết chọn IRR
nào.
• Ngoài ra, chỉ tiêu IRR còn bị hạn chế khi xếp hạng các
dự án loại trừ nhau có quy mô khác nhau hoặc thời
điểm đầu tư khác nhau, gọi là các dự án loại trừ nhau
về mặt quy mô hoặc các dự án loại trừ nhau mặt thời
gian.
4.Phương pháp chỉ số sinh lời ( PI )
–
Chỉ số sinh lời là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng
chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án.
– Công thức:
PI: chỉ số sinh lời của dự án
Trong đó và được tính theo một lãi suất nhất định.
–
Nguyên tắc ra quyết định dựa trên PI là: nếu chỉ số sinh lời
của dự án 1 thì dự án nào có chỉ số sinh lời cao hơn, dự án
đó được chọn. Ngược lại, nếu dự án nào có chỉ số sinh lời
< 1 thì loại bỏ.
– Phương pháp này cũng có những ưu và nhược điểm nhu
chỉ tiêu NPV. Tuy nhiên NPV là số đo tuyệt đối lợi nhuận
hay số của cải gia tăng từ một dự án, trong khi PI là số đo
tương đối, biểu hiện của cải tạo trên 1 đồng đầu tư.
5. Phương pháp tính chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC)
–
Chi phí sử dụng vốn trung bình là chi phí sử dụng vốn
được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại
vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 22 / 66
bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và
các khoản nợ dài hạn khác.
– Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp còn
được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh
nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án
mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp
khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử dụng như
một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các
dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh
nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ
chiết chấu sẽ đòi hỏi 1 tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức
rủi ro của dự án đó và ngược
Công thức:
Trong đó:
+
E: Là giá thị trường của vốn chủ sở hữu được tính bằng giá thị
trường mỗi cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu
+
+
+
+
hành.
D: là giá thị trường của nợ
V: (E+D) là giá thị trường của doanh nghiệp
: thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp
: chi phí sử dụng vốn cổ phần
+
: chi phí sử dụng nợ
CHƯƠNG II :
LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN PHÚ TÀI – BÌNH ĐỊNH
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 23 / 66
I) Giới thiệu công ty
1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Phú Tài là Công ty Phú Tài trực thuộc
Quân khu 5 thuộc Bộ Quốc Phòng chuyên kinh doanh và sản
xuất chế biến các sản phẩm gỗ, đá và phân phối xe Toyota.
Năm 2000, Công ty Thắng Lợi được sát nhập vào Công ty Phú
Tài. Năm 2004, Công ty Phú Tài chuyển đổi mô hình hoạt động
sang mô hình Công ty Cổ phần.
1.1 Tên gọi chính thức Công ty hiện nay
–
–
–
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Phú Tài
Tên giao dịch quốc tế: Phu Tai Joint Stock Company
Tên viết tắt: Phutaico
1.2 Trụ sở Công ty
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 278 Nguyễn Thị Định,
phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 24 / 66
Điện thoại: (056) 3847 668/ 3847 078 Fax : (056) 3847246/
3847 556
E-mail:
Website: www.phutai.com.vn
1.3 Hình thức doanh nghiệp:
–
Công ty cổ phần Phú Tài là doanh nghiệp được thành lập
từ việc cổ phần hóa Công ty Phú Tài thuộc Quân khu 5.
Hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp
qui của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngành nghề kinh doanh:
–
Sản xuất kinh doanh chủ yếu đá granite xuất khẩu và tiêu
thụ nội địa, chế biến gỗ xuất khẩu, kinh doanh xe ôtô
hiệuToyota và
gỗ
nguyên
liệu.
Nhập khẩu gỗ nguyên liệu và máy móc thiết bị vật tư phục
–
+
+
+
+
+
vụ cho sản xuất đá granite và chế biến gỗ.
SP chủ yếu
. Sản phẩm chế biến từ đá granite, bazalt tự nhiên.
Kinh doanh dịch vụ xe du lịch của hãng Toyota Việt Nam.
Cung cấp gỗ nguyên liệu chất lượng cao.
Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng.
Đồ gỗ ngoài trời và trang trí nội thất
3. Thị trường
3.1 Nội địa :
Mạng lưới phân phối chủ yếu từ Đà Nẵng trở vào TP.HCM
GVHD: Nguyễn Duy Sữu
Trang 25 / 66
3.2 Nước Ngoài
–
Sản phẩm xuất khẩu truyền thống: Sản phẩm về đá
granite, đá bazalt , đồ gỗ
– Thị trường xuất khẩu: Các nước châu Âu, châu Mỹ, châu
Á.
4. CÁC ĐIỂM NHẤN