Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

đề xuất một số biện pháp rèn luyện đạo đức cho học sinh tại trường trung cấp nghề thới lai, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐINH TRỌNG NGHIỆM

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 4 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH TRỌNG NGHIỆM

ĐỀ SUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỚI LAI,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 601401


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHÙNG RÂN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2013


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. PHÙNG RÂN

Cán bộ chấm nhận xét 1: ........................ ……………………………….
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
(Ghi rõ họ, tên, chức danh khoa học, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: ..........................................................................
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
(Ghi rõ họ, tên, chức danh khoa học, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ trước
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT,
Ngày 02 tháng 11 năm 2013

2



LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Đinh Trọng Nghiệm.

Giới tính: Nam.

Sinh ngày 10 tháng 8 năm 1978.

Nơi sinh: Cần Thơ.

Quê quán: xã Xuân Thắng, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ.

Dân tộc: Kinh.

Địa chỉ liên lạc: Trƣờng Trung cấp nghề Thới Lai, ấp Thới Thuận A, TT.Thới
Lai, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ
Điện thoại cơ quan: 07103.6256035
Điện thoại: 01215874378
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học:
Hệ đào tạo: tại chức.
Thời gian đào tạo từ năm 2007 đến năm 2003
Nơi học: trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Ngành học: Điện – Điện tử
2. Cao học:
Nơi học: trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
Ngành học: Giáo dục học
Khóa học: 2012 – 2014.

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:

Thời gian
2004 - 2006
2007 đến
nay

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Công ty TNHH Lam Phƣơng, phƣờng
Hƣng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Trƣờng Trung cấp nghề Thới Lai,
TP.Cần Thơ

i

Nhân viên
Quản lý học sinh và giảng
dạy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2013.
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


Đinh Trọng Nghiệm

ii


LÔØI CAÛM ÔN

Trong khoảng thời gian học tập và nghiên cứu, đây là một quá trình gặp
không ít khó khăn, nhƣng đến nay tôi đã hoàn thành đƣợc nhiệm vụ học tập, nghiên
cứu và hoàn tất luận văn thạc sĩ. Để có đƣợc thành quả này, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ, với tấm lòng chân thành cám ơn sâu sắc, tôi xin gửi đến:
- Xin cám ơn Thầy hƣớng dẫn PGS.TS Phùng Rân đã nhiệt tình chỉ bảo,
định hƣớng cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận
văn thạc sĩ.
- Xin cám ơn Quí Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Giáo Dục Học
khóa 2012 - 2014 đã cho tôi những kiến thức quý báu.
- Xin cám ơn Quí Thầy, Cô phòng Đào Tạo và phòng Quản lý Sau đại học;
Quí thầy cô khoa Sƣ phạm kỹ thuật và Ban giám hiệu trƣờng ĐH SPKT Tp.HCM
đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập.
- Xin cám ơn Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên của Trƣờng Trung cấp nghề
Thới Lai, TP. Cần Thơ.
- Xin cám ơn các anh, chị học viên lớp Cao học Giáo Dục Học khóa 2012 2014 của trƣờng ĐH SPKT Tp.HCM đã nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu.
- Xin cám ơn Cha, Mẹ, anh, chị và bạn bè, đồng nghiệp tôi đã động viên, giúp
đỡ tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
NGƢỜI THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Đinh Trọng Nghiệm


iii


TÓM TẮT
Hiện nay nƣớc ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong
bối cảnh kinh tế thị trƣờng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, việc đào tạo đội ngũ lao
động kỹ thuật có trình độ, chất lƣợng cao và đồng bộ là một vấn đề cần thiết. Bên
cạnh tay nghề chuyên môn, ngƣời lao động còn đƣợc chú trọng rèn luyện về đạo
đức tác phong nghề nghiệp để xứng đáng là đội ngũ lao động tiên tiến.
Việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trƣờng nghề rất quan trọng để có thể tạo
cho xã hội một lực lƣợng lao động theo nhƣ mục tiêu và triết lý giáo dục của Việt
Nam là tạo ra con ngƣời toàn diện các mặt văn-thể-mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế bản
thân các em học sinh trƣờng nghề theo học tập các ngành nghề phần lớn đều do cha
mẹ định hƣớng hoặc ép buộc vào học, một số khác là theo bạn bè để vào học nên
động cơ học tập và nhận thức đạo đức nghề nghiệp của các em chƣa cao. Chính
điều đó nên học sinh trƣờng nghề chƣa có ý thức sâu sắc trong quá trình học tập
cũng nhƣ những suy nghĩ, hành vi còn mang nhiều cảm tính, do đó dẫn đến nhiều
vấn đề bất cập trong đạo đức của mỗi cá nhân học sinh học nghề.
Với những lý do trên, đề tài ―Đề xuất một số biện pháp rèn luyện đạo đức
cho học sinh tại trường trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ” với nội
dung gồm ba chƣơng:
+ Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
+ Chƣơng 2: Thực trạng về việc rèn luyện đạo đức cho học sinh tại trƣờng
Trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
+ Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp rèn luyện đạo đức cho học sinh tại
trƣờng Trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
Nội dung đề cập đến cơ sở lý luận hình thành nên đạo đức và quá trình rèn
luyện; thực trạng hiện nay về đạo đức và đề xuất một số biện pháp rèn luyện đạo
đức cho học sinh góp phần nâng cao nhận thức và khả năng tự rèn luyện về mặt đạo
đức của cá nhân mỗi học sinh, giúp tạo lực lƣợng lao động có tinh thần trách nhiệm,

phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là đạo đức trong nghề nghiệp nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ nói chung và của huyện Thới Lai nói
riêng.

iv


ABSTRACT
Our country is currently conducting industrialization and modernization in
the context of international integration and competitive economy, the training for
synchronous and qualified technology workforce is essential. Besides professional
skills, these workers are also focused on career ethics training to become the
advanced workforce.
The ethics training for vocational school pupils is very important in order to
create a workforce for society as the target and educational philosophy of Vietnam
is to create the workforce that is perfect at culture, sports, and art aspects However,
it is the fact that most vocational school pupils pursuing their majors are largely
oriented or forced by their parents; whereas, the others are following friend.
Therefore, their studying motivation and career ethics awareness are not very high.
As a result, vocational school pupils are not deeply aware of the learning process as
well as their thoughts, and the behavior is impulsive, so many of the problems are
lead to the moral shortcomings of each school vocational pupil.
For the reasons stated above, the thesis named "proposed measurement of
ethics training for pupils in Thoi Lai vocational school in Can Tho City" comprises
three chapters:
+ Chapter 1: An overview of the research thesis.
+ Chapter 2: The current status of ethics training for pupils in Thoi Lai
vocational school in Can Tho City.
+ Chapter 3: Proposal on some methods for ethics training for pupils in Thoi
Lai vocational school in Can Tho City.

The content refers to the rationale for ethics formation and the training
process; the current status of ethics and proposal on a number of methods for the
ethics training for pupils in order to raise the awareness and ethics training of each
individual pupil, to help create the workforce with a sense of responsibility, good
qualities, especially career ethics in order to promote economic and social
development for Can Tho City in general and Thoi Lai District in particular.

v


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Mục lục
Danh mu ̣c các chữ viết tắt

vi
ix

Danh mu ̣c bảng

x

Danh mu ̣c các hình
Mở đầ u

xi
1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về nghiên cứu vấn đề

6
6

1.2. Các khái niệm cơ bản

8

1.2.1 Đạo đức

8

1.2.2 Rèn luyện đạo đức của học sinh
1.3 Vai trò và chức năng của đạo đức trong xã hội
1.3.1 Vai trò

10
10
10

1.3.2 Chức năng của đạo đức

11
1.3.3 Truyền thống và những giá trị đạo đức của dân tộc và của địa 12
phƣơng
1.4 Học sinh trung cấp nghề
15

1.4.1 Khái niệm học sinh trung cấp nghề
15
1.4.2 Đặc điểm về tâm lý học sinh trung cấp nghề
15
1.4.3. Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp

16
1.5. Cơ sở lý luận về quá trình hình thành và phát triển đạo đức của học 16
sinh trung cấp nghề
1.5.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đạo đức 16
của học sinh trung cấp nghề
1.5.1.1 Yếu tố gia đình
17
1.5.1.2 Yếu tố giáo dục của nhà trường
17
1.5.1.3 Yếu tố môi trường
17
1.5.1.4 Yếu tố về vai trò của hoạt động cá nhân
18
1.5.2 Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của học sinh trung cấp nghề
1.5.2.1 Có lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc

19
19
1.5.2.2 Có lý tưởng xã hội chủ nghĩa và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp 20
Cách mạng do Đảng lãnh đạo
1.5.2.3 Yêu lao động, coi trọng các giá trị đạo đức truyền thống nghề 21
nghiệp
1.5.2.4 Tôn trọng pháp luật, giữ vững kỷ luật lao động
21

vi


1.5.2.5 Trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, sáng tạo, tự lập

22
1.5.2.6 Kính trọng với người lớn tuổi, ông bà cha mẹ, thầy cô, người có 24
công với đất nước
1.5.2.7 Sống giản dị, tiết kiệm
24
1.5.2.8 Có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi 25
trường sống
1.5.3 Các yếu tố cơ bản trong quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh
1.5.3.1 Nhận thức
1.5.3.2 Tình cảm

25
25
25

1.5.3.3 Nhu cầu
1.5.3.4 Động cơ

25
26

1.5.3.5 Niềm tin

26


1.5.3.6 Hành động

26

1.5.3.7 Thói quen

26

1.6 Các nguyên tắc trong quá trình rèn luyện đạo đức

27
1.6.1 Bảo đảm tính mục đích, tính thống nhất trong toàn bộ hoạt động 27
giáo dục
1.6.2 Rèn luyện đạo đức cho học sinh phải gắn chặt với thực tiễn cuộc 27
sống.
1.6.3 Phù hợp với đối tượng giáo dục
27
1.6.4 Phát huy tích cực, sáng tạo, khắc phục thiếu sót, nhược điểm trong 28
rèn luyện đạo đức
1.6.5 Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
1.6.6 Tôn trọng nhân cách của học sinh

28
28
1.6.7 Liên kết các môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội 29
trong giáo dục học sinh
1.7 Các phƣơng pháp tổ chức rèn luyện đạo đức cho học sinh
30
1.7.1 Nhóm các phương pháp thuyết phục nhằm hình thành những chuẩn 30
mực đạo đức, ý thức đạo đức cho học sinh

1.7.2 Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành các kinh 31
nghiệm ứng xử xã hội
1.7.3 Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi
33
1.8 Các chính sách của nhà nƣớc hƣớng đạo đức của học sinh đến chuẩn 35
mực của xã hội
1.9 Đánh giá công tác rèn luyện đạo đức của học sinh trung cấp nghề
36
Kết luận chƣơng 1
37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO 38
HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỚI
LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
vii


2.1 Giới thiệu về trƣờng Trung cấp nghề Thới Lai

38

2.2 Thực trạng rèn luyện đạo đức cho học sinh trƣờng trung cấp nghề 40
Thới Lai, thành phố Cần Thơ
2.2.1 Cơ sở chung cho việc khảo sát công tác rèn luyện đạo đức cho học 40
sinh trường trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ
2.2.2 Tiến trình thiết kế phiếu điều tra và thu thập xử lý số liệu
40
2.2.3 Kết quả khảo sát việc rèn luyện đạo đức của học sinh trường trung 41
cấp nghề Thới Lai
2.2.3.1 Nhận thức của học sinh đối với việc rèn luyện đạo đức của bản 41
thân

2.2.3.2 Những biểu hiện về đạo đức của học sinh trường trung cấp nghề 46
Thới Lai, TP. Cần Thơ
2.2.3.3 Tổ chức hoạt động của nhà trường đối với việc rèn luyện đạo đức 51
của học sinh
2.2.3.4 Tác động của yếu tố gia đình đối với việc rèn luyện đạo đức của 60
học sinh
2.2.3.5 Tác động của yếu tố xã hội đối với việc rèn luyện đạo đức của học 63
sinh
Kết luận chƣơng 2

65

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO 66
HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỚI LAI - TP.
CẦN THƠ
3.1 Một số căn cứ để đề xuất

66

3.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện đạo đức 67
cho học sinh trƣờng trung cấp nghề Thới Lai, TP. Cần Thơ
3.2.1. Tăng cường công tác giáo dục các giá trị truyền thống cho học sinh, 67
đồng thời bồi dưỡng đạo đức mới, lòng yêu nghề và tác phong công
nghiệp cho học sinh
3.2.2. Hoàn thiện và đổi mới việc tổ chức các hoạt động rèn luyện đạo 69
đức của học sinh trong nhà trường
3.2.3. Sử dụng hợp lý cơ sở vật chất và sự đóng góp của tổ chức xã hội vào 73
công tác rèn luyện đạo đức cho học sinh
3.2.4. Đổi mới cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đúng theo 75

tiêu chí về “Quy chế rèn luyện” của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội
Kết luận chƣơng 3
76
Kết luận và khuyến nghị
77
Tài liệu tham khảo
83
Mục lục

87
viii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GVDN: giáo viên dạy nghề
TCN: Trung cấp nghề
RLĐĐ: Rèn luyện đạo đức
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
CBGV: Cán bộ giáo viên
GV: giáo viên
CBQL: cán bộ quản lý
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
HS: Học sinh
CNTT: Công nghệ thông tin

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội Dung

Trang

Bảng 2.1

Ý kiến của HS và CBGV về vai trò của việc RLĐĐ

42

Bảng 2.2

Ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí đánh giá rèn

43

luyện đối với học sinh trƣờng trung cấp nghề Thới Lai
Bảng 2.3

Ý kiến quan điểm của học sinh và CBGV đối với các giá trị xã

45

hội cần hƣớng đến
Bảng 2.4

Các yếu tố quan trọng để thuận lợi trong cuộc sống


46

Bảng 2.5

Kết quả khảo sát các biểu hiện của học sinh về ý thức chấp

47

hành nội quy, quy chế nhà trường
Bảng 2.6

Kết quả khảo sát về các biểu hiện của học sinh trong ý thức học

49

tập
Bảng 2.7

Kết quả khả sát những biểu hiện về hành vi đạo đức của học

50

sinh
Bảng 2.8

Kết quả khảo sát các biểu hiện của học sinh về phẩm chất công

51


dân và quan hệ cộng đồng
Bảng 2.9

Đánh giá của GV và HS về mức độ tổ chức các hoạt động

55

RLĐĐ ở nhà trƣờng
Bảng 2.10

Kết quả khảo sát nhận xét của giáo viên về hiệu quả các hoạt

59

động giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay
Bảng 2.11

Kết quả khảo sát ý kiến của các em về hiệu quả các hoạt động

59

giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay
Bảng 2.12

Kết quả khảo sát về mức độ quan tâm của gia đình đối với việc

61

học tập của học sinh
Bảng 2.13


Đánh giá mức độ quan tâm của gia đình đối với học sinh

62

Bảng 2.14

Kết quả khảo sát về các yếu tố tác động giúp HS nâng cao kết

63

quả RLĐĐ
Bảng 2.15

Khảo sát ý kiến học sinh về mục đích sử dụng CNTT

x

64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

Hình

Trang

Hình 2.1


Cơ cấu tổ chức Trƣờng trung cấp nghề Thới Lai

40

Hình 2.2

Nhận thức về vai trò của việc rèn luyện đạo đức của HS

42

Hình 2.3

Quan điểm học tập và rèn luyện của học sinh trƣờng trung

44

cấp nghề Thới Lai
Hình 2.4

Ý kiến đánh giá của HS và CBGV về mức độ chấp hành

48

nội quy quy chế trƣờng trung cấp nghề Thới Lai
Hình 2.5

Các biểu hiện của học sinh trong ý thức học tập

49


Hình 2.6

Các biểu hiện về những hành vi đạo đức của học sinh

50

Hình 2.7

Các biểu hiện của học sinh về phẩm chất công dân và quan

51

hệ cộng đồng
Hình 2.8

Lí do học sinh tham gia các hoạt động Đoàn tại trƣờng

53

Hình 2.9

Ý kiến của học sinh về công tác giảng dạy của Giáo viên

55

Hình 2.10

Mẫu tính cách mà học sinh chịu ảnh hƣởng

60


xi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là một trong những mặt cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính toàn
diện nhân cách con ngƣời. Đạo đức và giáo dục đạo đức là một phạm trù xã hội,
xuất hiện khi có xã hội loài ngƣời, nó đã tồn tại và phát triển theo sự phát triển của
xã hội loài ngƣời. Có thể nói đạo đức là một mặt quan trọng trong nhân cách của
mọi con ngƣời, nói lên mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau trong xã hội. Dù sống
trong xã hội nào con ngƣời cũng phải có hai mặt năng lực và phẩm chất, chủ tịch
Hồ Chí Minh quan niệm nhân cách là một thể thống nhất của đức và tài. Trong cấu
trúc nhân cách, đạo đức là mặt quan trọng - là cái gốc của nhân cách con ngƣời.
Đạo đức không chỉ là tiêu chí hàng đầu để xem xét, đánh giá nhân cách một con
ngƣời mà còn là cơ sở cho việc định hƣớng và phát triển năng lực của mỗi cá nhân.
Nếu con ngƣời chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhƣng có tài
mà không có đức có khi lại là hậu họa lớn cho cá nhân và xã hội. Đạo đức là kết quả
của một quá trình giáo dục, là kết quả của sự tu dƣỡng, rèn luyện của bản thân. Do
đó việc thƣờng xuyên tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức để tận dụng tài năng phục vụ cho
lợi ích của gia đình và xã hội là nhân cách tốt đẹp của ngƣời công dân chân chính
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã từng dạy: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Con ngƣời là chủ thể của mọi hoạt động sáng tạo,
mọi nguồn của cải vật chất, văn hóa, mọi nền văn minh của nhân loại. Xây dựng và
phát triển con ngƣời có trí tuệ cao, cƣờng tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức. Đó sẽ là động lực phát triển và cũng là mục tiêu của mọi
quốc gia. Để đạt đƣợc điều đó, giáo dục đóng vai trò then chốt, quyết định.
Vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cũng là một trong những yếu tố quan trọng
của sự nghiệp giáo dục đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm. Mục tiêu của giáo dục

là dạy làm ngƣời, là hình thành cho học sinh thế giới quan, quan điểm đạo đức,
niềm tin, lòng mong muốn, hành vi ứng xử, hoạt động thích hợp trong xã hội và
hoàn thiện nhân cách con ngƣời,...Nghĩa là tổng thể phẩm chất nhân cách tiêu biểu
cho xã hội. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con ngƣời xây dựng
cuộc sống hạnh phúc, văn minh.
1


Luật dạy nghề của quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 76/2006/QH11 ngày
29 tháng 11 năm 2006 tại điều 4 đã xác định “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân
lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương
xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Chỉ thị số 02/CT - BLĐTBXH của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, ngày
01 tháng 10 năm 2010 về thực hiện nhiệm vụ Công tác học sinh, sinh viên năm học
2010 - 2011 đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục tăng
cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống lành
mạnh, tác phong công nghiệp; phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy,
HIV/AIDS; xây dựng nếp sống văn hóa trường học nhằm tạo chuyển biến rõ nét về
chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện”.
Hiện nay nƣớc ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong
bối cảnh kinh tế thị trƣờng cạnh tranh tranh và hội nhập quốc tế, việc đào tạo đội
ngũ lao động kỹ thuật có trình độ, chất lƣợng cao và đồng bộ là một vấn đề cấp
thiết. Bên cạnh tay nghề chuyên môn, ngƣời lao động còn đƣợc chú trọng rèn luyện
về đạo đức tác phong nghề nghiệp để xứng đáng là đội ngũ lao động tiên tiến.
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà
chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế
đƣa vào nƣớc ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tƣ

sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay
một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu
cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin
trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào
những việc xấu. Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nƣớc
ta mấy năm gần đây đã trở thành điểm nóng không chỉ của ngành giáo dục mà còn
của toàn xã hội. Vì vậy việc rèn luyện đạo đức của học sinh là hết sức cần thiết.
Học sinh tại các trƣờng trung cấp nghề nói chung, trƣờng trung cấp nghề Thới
Lai nói riêng có những đặc điểm riêng biệt của học sinh học nghề. Bản thân các em
2


học sinh trƣờng nghề theo học tập các ngành nghề phần lớn đều do cha mẹ định
hƣớng hoặc ép buộc vào học, một số khác là theo bạn bè để vào học nên động cơ
học tập và nhận thức đạo đức nghề nghiệp của các em chƣa cao. Bên cạnh đó, một
số các em không thể theo học tại các trƣờng khác nên mới vào trƣờng nghề. Chính
những lý do trên nên các em học sinh chƣa có ý thức sâu sắc trong quá trình học tập
cũng nhƣ những suy nghĩ, hành vi còn mang nhiều bản chất cảm tính, cách cƣ xử
giao tiếp của các em bị ảnh hƣởng nhiều từ môi trƣờng sống và bạn bè. Do đó dẫn
đến nhiều vấn đề bất cập trong đạo đức của mỗi cá nhân học sinh học nghề. Với
thực trạng nhƣ vậy, việc rèn luyện đạo đức cho học sinh học nghề tại các trƣờng
nghề để tạo ra cho xã hội một lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn vững
vàng và phẩm chất nhân cách đạo đức tốt là vấn đề cần thiết và cấp cách hiện nay
cho xã hội nói chung và cho từng địa phƣơng nói riêng.
Với những lí do đó ngƣời nghiên cứu chọn đề tài ―Đề xuất biện pháp rèn
luyện đạo đức cho học sinh tại trường trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần
Thơ” nhằm góp phần nâng cao nhận thức và khả năng tự rèn luyện về mặt đạo đức
của cá nhân mỗi học sinh, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Cần Thơ nói chung và của huyện Thới Lai nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề xuất một số biện pháp nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức cho học sinh tại
trƣờng trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Biện pháp rèn luyện đạo đức cho học sinh tại trƣờng Trung cấp nghề Thới Lai,
thành phố Cần Thơ.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động rèn luyện đạo đức của học sinh trƣờng trung cấp nghề.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu những cơ sở lí luận của đề tài.
4.2 Làm rõ thực trạng về công tác rèn luyện đạo đức cho học sinh thuộc hệ trung
cấp nghề tại trƣờng trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
4.3 Từ các cơ sở lí luận và thực trạng, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trƣờng trung cấp nghề Thới Lai.
3


4.4 Thực nghiệm và đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề
xuất.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc rèn luyện đạo đức của học sinh tại trƣờng trung cấp nghề Thới Lai, thành
phố Cần Thơ còn nhiều hạn chế, ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh chƣa cao.
Nếu tìm ra đƣợc những biện pháp thích hợp tác động đến tâm lý, tâm tƣ tình cảm
của học sinh thì có thể nâng cao kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.
6. Giới hạn của đề tài.
Đề tài này đƣợc giới hạn trong phạm vi: Nghiên cứu công tác rèn luyện đạo
đức của học sinh hệ trung cấp nghề ở trƣờng trung cấp nghề Thới Lai, thành phố
Cần Thơ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm mục đích thu thập tài liệu xây

dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu và phỏng vấn với đối tượng là: học
sinh, cán bộ quản lý, GVCN và giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh của trƣờng
trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu thực trạng công tác rèn
luyện cũng nhƣ định hƣớng cho một số biện pháp cần đề xuất.
7.3 Phương pháp quan sát: về hoạt động học tập, các hoạt động sinh hoạt tập
thể, các phong trào của học sinh trong nhà trƣờng nhằm đánh giá môi trƣờng học
tập và sinh hoạt của học sinh có tác động đến công tác rèn luyện đạo đức cho học
sinh của nhà trƣờng.
7.4 Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý và phân tích các số liệu, thông
tin đã thu thập.
7.5 Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tham khảo ý kiến, thăm dò về tính khả
thi và hợp lý của các biện pháp về công tác rèn luyện đạo đức của học sinh.
8. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề về lí luận và đề xuất những biện
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh tại
trƣờng trung cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ, góp phần nâng cao hiệu quả
trong giáo dục đào tạo nói chung, trong đạo đức nghề nghiệp nói riêng nhằm thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ của đất nƣớc, nhất là các em
4


học sinh học nghề sẽ là nguồn lực quyết định phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn sắp tới.
9. Kế hoạch nghiên cứu
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9

Nội dung công việc

Tháng thứ

Hoàn thành đề cƣơng
Thu thập tài liệu
Khảo sát thực trạng
Hoàn thành nội dung
Ghi nhận ý kiến chuyên gia
Viết luận văn
Trình Giảng viên hƣớng dẫn
Chỉnh sửa
Hoàn thành luận văn

1

2

x
x

x

3


4

5

6

x
x
x
x
x
x
x

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về nghiên cứu vấn đề
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đƣợc hình thành rất sớm trong lịch sử,
đƣợc mọi xã hội, mọi giai cấp và mọi thời đại quan tâm. Việc tu dƣỡng và rèn luyện
đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nhân cách của con ngƣời.
Ngƣời Việt Nam ngay từ nhỏ đã đƣợc dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân
tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dƣỡng tính, lấy chữ “Nhân”
làm trọng, kính trên nhƣờng dƣới, luôn rèn luyện để có thể cống hiến thật nhiều cho
đất nƣớc và chăm lo cho gia đình.
Ông cha ta từ ngày xƣa đã quán triệt tinh thần giáo dục “Tiên học lễ, hậu học
văn”. Nếu một ngƣời có học mà không có “Lễ” thì ngƣời đó đƣợc xem nhƣ là hạng
bất nhân. Hàng ngàn năm trƣớc đây, nhà trƣờng cũ đƣợc xây dựng theo truyền

thống nho giáo coi trọng nhất nội dung trong học tập là: Lễ và Văn. Đạo đức và tài
năng đó chính là hai mặt chủ yếu của một nhân cách đƣợc giáo dục trong nhà
trƣờng cũ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ mới thành. Ngƣời viết “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa
xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố, cũng nhƣ
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Phải rèn luyện, tu dƣỡng
đạo đức suốt đời, trong đó tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Ngƣời khẳng định:
đã là ngƣời thì ai cũng có chỗ hay chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có cái thiện, cái
ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con ngƣời mình, không tự lừa dối,
huyễn hoặc, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, và thấy rõ cái dở, cái xấu,
cái ác để khắc phục. Tu dƣỡng đạo đức phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong
hoạt động thực tiễn, trong đời tƣ cũng nhƣ trong mọi mối quan hệ.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, đất nƣớc ta có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển, kinh tế và chất lƣợng cuộc sống ngày một nâng cao, bên cạnh đó cũng có
nhiều sự tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trƣờng. Công cuộc đổi mới ở nƣớc ta
đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức. Có thể nói, chƣa bao
giờ sự nghiệp giáo dục của nƣớc ta lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị
trƣờng và quá trình toàn cầu hóa nhƣ hiện nay. Cho nên, việc tăng cƣờng, đẩy mạnh
sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi
6


mới về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển con ngƣời
và xây dựng một môi trƣờng đạo đức lành mạnh của xã hội. Trong thời gian vừa
qua có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học, các nhà giáo
dục về vấn đề đạo đức của học sinh - sinh viên ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác
nhau cụ thể nhƣ:
+ Đề tài “Tìm hiểu về nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của học sinh
Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài B2005.23.79, tác giả Đào Thị

Vân Anh
+ Đề tài “Đánh giá sự tác động của một số yếu tố xã hội và gia đình tới quá
trình rèn luyện tƣ cách đạo đức của học sinh trung học phổ thông”. Đề tài CS 2008
19.6, tác giả Đào Thị Vân Anh
+ Đề tài “Nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở tại
Hồng Ngự, Đồng Tháp”, tác giả Nguyễn Hữu Tiến.
+ Đề tài “Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức cho sinh viên ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”. Tác giả : PGS - TS Huỳnh Thị Gấm, thạc sĩ
Phạm Tấn Xuân Tƣớc.
+ Đề tài “Tìm hiểu về thực trạng và giải pháp giáo dục nhân cách cho sinh viên
các trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay, thông qua khảo sát một số trƣờng phía Bắc”.
Tác giả Hà Văn Phan, trƣờng đại học Mỏ - địa chất.
+ Đề tài “Sự báo động của thang giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay”, tác giả
PGS - TS Nguyễn Chí Mỳ, Học viện chính trị quốc gia TP HCM.
+ Đề tài “Tƣ tƣởng Hồ chí Minh về vai trò của đạo đức, tu dƣỡng, rèn luyện
đạo đức và vận dụng vào chƣơng trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Mỏ - địa chất
hiện nay”. Tác giả Phạm Duy Chữ.
+ Đề tài “Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu
trƣởng các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh”, Từ Thanh Nguyên, luận văn
thạc sĩ khoa học giáo dục.
+ Bài viết “Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân
cách con ngƣời Việt Nam hiện nay” Tác giả Cao Thu Hằng, tạp chí Triết học
10/08/2006.
+ Bài viết “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”, Tác giả Võ
Minh Tuấn, Tạp chí Triết học 25/08/2006.
7


+ Đề tài “một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Lai
Uyên qua công tác giám thị”, Ngô Minh Phúc, năm 2012.

Nhìn chung trong những năm vừa qua, vấn đề về đạo đức, giáo dục đạo đức,
rèn luyện đạo đức của đối tƣợng học sinh - sinh viên đƣợc quan tâm rất nhiều. Tuy
nhiên, các nghiên cứu tập trung nhiều ở các đối tƣợng là học sinh phổ thông và sinh
viên các trƣờng đại học, cao đẳng. Đối với vấn đề rèn luyện đạo đức cho học sinh
thuộc các trƣờng trung cấp nghề nói riêng về lý luận và thực tiễn còn chƣa đƣợc
nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy, mong rằng qua đề tài này, sẽ làm rõ về thực
trạng việc rèn luyện đạo đức cho học sinh thuộc hệ trung cấp nghề tại trƣờng Trung
cấp nghề Thới Lai, thành phố Cần Thơ, thông qua đó sẽ giúp các nhà giáo dục tìm
ra các biện pháp nhằm tổ chức giáo dục đạo đức của học sinh tốt hơn.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Đạo đức
Với tƣ cách là một phạm trù của tri thức triết học, những tƣ tƣởng đạo đức học
đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trƣớc đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ
đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris): lề thói, (moralis
nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thƣờng xem nhƣ đồng
nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói, tập tục. Hai
danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập
tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa ngƣời và ngƣời trong sự giao tiếp với
nhau hàng ngày.
Ở phƣơng Đông, các học thuyết về đạo đức của ngƣời Trung Quốc cổ đại bắt
nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan
trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đƣờng, đƣờng đi,
về sau khái niệm đạo đƣợc vận dụng trong triết học để chỉ con đƣờng của tự nhiên.
Đạo còn có nghĩa là con đƣờng sống của con ngƣời trong xã hội. Khái niệm đạo đức
đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó đƣợc ngƣời Trung
Quốc cổ đại sử dụng nhiều. “Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn
chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Nhƣ vậy có thể
nói đạo đức của ngƣời Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên
tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi ngƣời phải tuân theo.

8


Trong từ điển Liên Xô do M.M Rodentan chủ biên đã đƣợc dịch ra bằng tiếng
Việt (Nhà xuất bản Sự Thật 1986) định nghĩa rằng “Đạo đức là một trong những
hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội, thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi
của con ngƣời trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Trong giáo trình “Đạo đức học” do tác giả Trần Hậu Kiêm định nghĩa “Đạo
đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ngƣời tự
giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội hạnh phúc của con ngƣời trong
mối quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội”.
Ngày nay, đạo đức đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui
tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm
tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã
hội.[9;trang 19]
Có thể nói đạo đức là một hình thái ý thức đƣợc hình thành rất sớm trong lịch
sử phát triển nhân loại và đƣợc mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Sự
phát triển của đạo đức xã hội từ thấp đến cao nhƣ những nấc thang giá trị của văn
minh con ngƣời trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và thông qua sự đấu
tranh gạn lọc, kế thừa mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiện
hơn. Đạo đức xã hội bao gồm: ý thức xã hội, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.
+ Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lƣơng tâm,
trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng … và về quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi,
ứng xử của cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân.
+ Hành vi đạo đức là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức mà
con ngƣời đã nhận thức và lựa chọn, đó là sự ứng xử trong các mối quan hệ giữa cá
nhân với cá nhân, với tự nhiên, với xã hội và với chính mình.
+ Quan hệ đạo đức là hệ thống những mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong

xã hội, xét về mặt đạo đức quan hệ đạo đức thể hiện dƣới các phạm trù bổn phận,
trách nhiệm, quyền lợi … giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cộng đồng,
và toàn xã hội.

9


Tóm lại, đạo đức là một hệ thống những quy tắc những chuẩn mực mà qua đó
con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân,
lợi ích của tập thể và cộng đồng.
1.2.2 Rèn luyện đạo đức của học sinh
Rèn luyện là sự luyện tập thƣờng xuyên để đạt tới những phẩm chất hay trình
độ ở một mức nào đó.
Rèn luyện còn có nghĩa là quá trình dạy và cho tập luyện nhiều lần để cho
quen, cho thông thạo.
Rèn luyện đạo đức là quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần hành vi đúng chuẩn
mực, tạo ra những động hình tâm sinh lý ổn định. Thông qua quá trình rèn luyện
hình thành kiến thức, kỹ năng thực hiện các chuẩn mực đạo đức.
Trong vấn đề rèn luyện đạo đức của học sinh có hai quá trình đó là quá trình
rèn luyện và quá trình tự rèn luyện.
+ Rèn luyện là quá trình mà ngƣời làm công tác giáo dục vạch ra những yêu
cầu, tạo ra những điều kiện cụ thể trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để các em thực
hiện một cách có ý thức.
+ Tự rèn luyện là quá trình mà trong đó học sinh tự hoàn thiện, tự biến đổi
thích nghi với môi trƣờng và điều kiện sống, là khả năng biết kiềm chế, tự khuôn
mình vào những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức xã hội để vƣơn tới mẫu nhân cách
mà xã hội đặt ra. Trong nhà trƣờng đó là quá trình học sinh tự giác căn cứ vào
những yêu cầu của nhà trƣờng, của giáo viên, tự đề ra cho mình những yêu cầu cụ
thể và tự giác thực hiện những yêu cầu đó. Quá trình tự rèn luyện đòi hỏi cá nhân
phải có năng lực tự phân tích, biết phân biệt đúng sai trong hành vi của ngƣời khác

so với chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi. Đối với học sinh, quá trình này cần có sự tác
động tích cực của gia đình, nhà trƣờng và xã hội một cách có hệ thống và hiệu quả.
1.3 Vai trò và chức năng của đạo đức trong xã hội
1.3.1 Vai trò
Đạo đức với những chuẩn mực giá trị đúng đắn, là một bộ phận quan trọng
của nền tảng tinh thần của xã hội.
Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội. Trong xã hội sự khủng hoảng của đạo

10


đức, sự lệch chuẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chính trị
kinh tế, xã hội ….
1.3.2 Chức năng của đạo đức
Đạo đức có chức năng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi ngƣời và toàn xã
hội, thể hiện qua các chức năng sau:
* Chức năng định hướng giáo dục
Con ngƣời muốn làm điều thiện, tránh đƣợc điều ác, muốn cho những hành vi
của mình đƣợc mọi ngƣời chấp nhận thì họ phải nắm đƣợc những quan điểm, những
quy tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản. Từ đó con ngƣời có thể lựa chọn những hành vi
phù hợp, đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng các hiện tƣợng, hành vi trong
quan hệ xã hội theo quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Những chuẩn mực đạo
đức đƣợc tập thể và cộng đồng chấp nhận tác động vào ý thức cá nhân, để mỗi cá
nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực chung
của xã hội.
Khi nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của ngƣời khác, ngƣời nhận xét cũng
tự điều chỉnh mình, tức là tự giáo dục và qua đó làm cho chuẩn mực đạo đức chung
trong xã hội ngày càng hoàn chỉnh. Vì vậy công tác giáo dục đạo đức góp phần
quan trọng vào việc hình thành phát triển nhân cách.

* Chức năng điều chỉnh hành vi
Để đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, tất yếu phải có hệ thống
qui tắc, nguyên tắc chuẩn mực nhằm kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Các
nguyên tắc, chuẩn mực và định hƣớng giá trị đạo đức cùng sự kiểm tra, đánh giá
của toàn xã hội có tác dụng điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, để họ tự điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của cộng đồng. Bản chất của sự
điều chỉnh hành vi tức là quá trình đấu tranh chiến thắng của cái thiện với cái ác,
của cái tốt với cái xấu… Nhƣ vậy chức năng giáo dục và điều chỉnh của đạo đức
luôn gắn liền với nhau trong đời sống đạo đức.
Những chuẩn mực đạo đức đƣợc cộng đồng và toàn xã hội thừa nhận cùng với
pháp luật và những qui định khác, là công cụ quan trọng để điểu chỉnh quan hệ đạo
đức của cộng đồng.
Trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, quan niệm và hành vi đạo đức của ngƣời
này có tác động đến quan niệm và hành vi đạo đức của ngƣời khác và ngƣợc lại.
11


×