Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học phép trừ các số tự nhiên ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.87 KB, 19 trang )

Tên đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học phép trừ các số tự nhiên ở lớp 3
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
1. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra về đào tạo lớp người lao động mới phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới giáo dục nói
chung và đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói riêng.
3. Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học phép trừ các số tự nhiên ở lớp 3
II. Mục đích nghiên cứu
1. Tìm hiểu những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học môn toán tiểu học
2. Tìm hiểu mục tiêu và nội dung dạy học môn toán ở lớp 3
3. Thiết kế các hoạt động dạy học về phép trừ các số tự nhiên theo yêu cầu đổi mới
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học phép trừ các số tự nhiên nói riêng và môn toán lớp 3 nói chung.
PHẦN NỘI DUNG
A. Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học
1. Tại sao phải đổi mới PPDH? ( lý do chọn đề tài)
Với sự phát triển của các mạng khoa học - công nghệ hiện nay, với những bước nhảy
vọt trong thời buổi hiện nay đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ
nguyên thông tin và phát triển tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm
biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội hiện nay.
Vì thế mà làm cho khoảng cách giữa các phát minh khoa học - công nghệ và áp dụng
vào thực tiễn ngày càng thu hẹp; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng
và phong phú và tăng theo cấp số nhân.
Với sự phát triển của các quốc gia hiện nay thì nó càng đòi hỏi phải tăng suất lao động,
năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệ một cách
nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, internet đã tạo thuận lợi
cho giao lưu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt
để bảo tồn bản sắc dân tộc.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các
nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách


về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và nhanh chóng hơn. Khoa
học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là
nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh
thần trách nhiệm và năng lực của các thệ hệ hiện nay và mai sau.
Phát huy tính tích cực của học sinh không phải là vấn đề mới mà đã được đặt ra trong
ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỷ trước. Những năm vừa qua, trong


phong trào đổi mới phương pháp dạy học một số không ít giáo viên có tâm huyết với
nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, có tay nghề khá và nhạy cảm trước yêu cầu của
xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của xu thế mới. Tuy
nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức có sẵn, dạy học theo
phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại là chủ yếu mà về thực chất vẫn là
thầy truyền đạt, trò tiếp nhận và ghi nhớ.
Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một
cách tích cực. Nếu tiếp tục cách dạy học thụ động như thế sẽ không đáp ứng được
những yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự
thách thức trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo
dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Đây không phải là vấn đề
của riêng nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm của mọi quốc gia trong chiến lược
phát triển nguồn lực con người phục vụ mục tiêu kinh tế- xã hội.
2. Đổi mới cái gì?
Đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học để tổ chức
quá trình dạy học nhằm phát huiy tính tích cực chủ động học tập của học sinh; dạy cho
học sinh phương pháp học tập, phát huy tốt các trụ cột của việc học, giúp học sinh có
khả năng tự học để có thể học suốt đời.
- Đổi mới nhận thức trong các đối tượng sau:
+ Các cấp lãnh đạo chính quyền và quản lý giáo dục
Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong quan điểm giáo dục của Đảng ta,

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã xác định phải “khuyến khích tự học”, phải “ áp
dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục
khẳng định phải “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lỗi truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Tiếp đó, chỉ thị 40 của Ban Bí
thư trung ương ngày 15 tháng 6 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng khẳng định yêu cầu: “Đặc biệt đổi mới
mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều,
nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên
cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt
là cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tích cực áp dụng một cách sáng tạo
các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy
và học”.
Định hướng trên được pháp chế hóa trong Luật giáo dục. Tại Điều 28 khoản 2 Luật
Giáo dục sửa đổi 2010 khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, tự giác, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp,
môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
+ Giáo viên và học sinh
Đối với giáo viên:
Để đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu quả, Giáo viên là yếu tố quyết định hàng
đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Với sự nhận thức đúng đắn,
với tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ


chức hướng dẫn học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên
trong nhà trường.
Tri thức của giáo viên là những đặc điểm quan trọng trong công tác giáo dục. Giáo viên

với bất cứ lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy
hữu hiệu, lòng nhiệt thành và đức tính thân mật. Bên cạch đó giáo viên phải phải có kỹ
năng tổ chức hướng dẫn học sinh trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học,
có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học.
Người giáo viên phải có kiến thức đa dạng.
Giáo viên có kiến thức uyên thâm, có kiến thức sư phạm về các đề tài giảng dạy
đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào
bài soạn, vào lối trình bày giản dị sáng tỏ, áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào
đường lối đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc giảng dạy. Giáo viên có nhiều
kiến thức, có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình
trong giảng dạy chắc chắn giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu
quả và thành công hơn mong đợi.
Giáo viên phải xác định được những vấn đề cần đổi mới.
Giáo viên muốn đổi mới phương pháp dạy học thì phải xác định trước mục tiêu giáo
dục được đổi mới, nội dung giáo dục đổi mới phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và
phương thức đánh giá giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
Mục đích của nhà trường được xác định đào tạo những con người phát triển toàn diện,
có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dân tộc, có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật tốt,
chủ động sáng tạo....
Các giáo viên đang cố gắng tạo điều kiện thuận tiện để xác định mục đích và xây dựng
mục tiêu để phát triển chương trình dạy học bằng cách giảm lý thuyết tăng thực hành là
một sự đổi mới cần thiết cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
Điều quan trọng là phải lưu ý một số lĩnh vực thực tế giảng dạy.
- Lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học, giảng dạy và trách nhiệm chuyên
môn
- Cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời cho cuộc đối thoại về kinh nghiệm lớp học và
sự phát triển giáo viên.
-Thúc đẩy hoạt động hiệu quả nhất việc sử dụng thời gian và làm cho cả
lớp tham gia
- Cung cấp đầu vào hay lập mô hình thích hợp để phổ biến tài liệu mới, kiểm tra hiểu

biết và thay đổi tiến độ giảng dạy phù hợp tạo ra cách sử dụng kiến thức độc lập, theo
hướng dẫn.
Giáo viên phải nắm vững kỹ năng truyền đạt kiến thức
Giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội dung giáo dục, nắm vững kiến thức và kỹ năng
cần truyền đạt đến học sinh để thiết kế dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, từ ít đến
nhiều. Tài nghệ của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng cần thiết không kém bất cứ
một lĩnh vực sáng tạo nào khác. Công tác này có thể trở thành một hình thức sáng tạo
nhất. Nếu người giáo viên khéo kéo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì
con người đang chịu tác động của giáo dục sẽ trở thành chủ thể của giáo dục. Quá trình
học quan trọng hơn môn học, quá trình học tạo thói quen trí tuệ, kỹ năng phân tích vấn
đề, khả năng tiếp thu, diễn đạt, tổ chức xử lý thông tin. Thói quen học tập là quan trọng
trong giáo dục trung cấp, cao đẳng, đại học, thực tế kiến thức rất đa dạng và thay đổi


theo thời gian vì vậy giảng dạy là khai thác và tận dụng nội lực của học sinh để họ sẽ tự
học suốt đời.
Giáo viên hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh
hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải được xác định
bằng sự độc quyền về thông tin và trí thức có tính đẳng cấp, mà bằng trí tuệ và sự từng
trải của mình trong quá trình dẫn dắt học sinh n tự học.
Việc dạy cách học, học cách học hoặc hướng vào người học để phát huy
tính chủ động của người học.
Đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh vì vậy
nhà giáo cần phải chủ động và có sáng kiến.
* Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng
* Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi
* Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ.
* Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học
* Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học
thuật.

* Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp
* Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết
mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến.
* Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải
pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là
bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm
là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên
ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà sinh viên
không còn bị thụ động. học Sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát
vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là:
Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn
nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất
cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới.
Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn
bị động, bị nhồi nhét nữa. Như vậy, nguyện vọng hành động thế này hay thế khác là kết
quả của sự mong muốn của chúng ta.
+ Các bậc phụ huynh và dư luận ngoài xã hội
- Đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Toán
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
dạy học
- Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồi dùng dạy học phục vụ việc dạy và học
toán
Cần đổi mới trang thiết bị dạy học để có thể phát huy tối đa chứa năng của các phương
pháp dạy học tích cực . Sử dụng phương tiện dạy học hợp lý sẽ giảm đi những thời gia
chết của lớp học, thí dụ học sinh không phải chờ giáo viên viết bảng quá lâu hay vẽ một
hình ảnh nào đó, . . . Lớp học đủ rộng để thầy trò dễ dàng tổ chức các hoạt động học tập
như hoạt động nhóm, trò chơi, . . . và biên chế cho học sinh mỗi lớp không nên quá 30
người, đặc biệt trẻ càng nhỏ càng không nên học trong lớp đông người.
- Đổi mới công tác kiếm tra và đánh giá việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh



Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả
thực hiện mục tiêu dạy học. Kiềm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về
kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá là xác định mức` độ đạt được về thực hiện
mục tiêu dạy học.
Đánh giá kết quả học tệp thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học
của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, lớp học, cấp học. Mục tiêu của
mỗi môn học được cụ thể hóa thành các chuẩn kiến thức, kỹ năng. Từ các chuẩn này,
khi tiến hành kiếm ta, đánh giá kết quả học tập môn học, cần phải thiết kế những tiêu
chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tap5 của học
sinh.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu
quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng,
thái độ học tập của học sinh, nó vừa đóng vai trò bánh lái, vừa giữ vai trò động lực của
dạy học. Có nghĩa là nó tác dụng định hướng, thúa đẩy mạnh mẽ hoạt động dạy học và
hoạt động quản lý giáo dục.
Đối với học sinh, kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển
không ngừng. Qua kết quả kiếm tra, học sinh tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ
năng so với yêu cầu của môn học và tự mình ôn tập, củng cố bổ sung, hoàn thei6n5 học
vấn bằng phương pháp tự học với hệ thống các thao tác tư duy của chính mình. Do đó,
kiểm tra đánh giá chẳng những là biện pháp để hoàn thiện nội dung học tập mà còn là
điều kiện để rèn luyện phương pháp và hình thành thái độ học tập tích cực cho học sinh.
Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra đánh giá vừa phản ánh thành tích học tập của học
sinh vừa giúp giáo viên tự đánh giá vốn tri thức, trình độ chuyên môn, năng lực sư
phạm, nhân cách uy tín của mình trước học sinh. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao
và hoàn thiện cả về trình độ học vấn, về nghệ thuật sư phạm và nhân cách người thầy
giáo.
Đối với các cấp quản lý từ cơ sở trường học tới trung ương, kiểm tra đánh giá là biện
pháp để đánh giá kết quả đào tạo cả về định lượng và định tính. Đó là cơ sớ để xây

dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ giáo viên, vấn đề đổi mới nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học.
Yêu cầu của kiểm tra đánh giá cần phải dực vào mục tiêu của bài dạy, của chương trình
dạy. Cách kiểm tra đánh giá sẽ quy định cách dạy của thầy và cách học của trò. Nếu
quy trình đánh giá là đánh giá sự sáng tạo và đánh giá năng lực thì quá trình đánh giá
không dừng ở cấp độ đánh giá sự tái hiện kiến thức đơn thuần. Theo chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và đào tạo, các trường cần tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường
xuyên, định kỳ. Phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức kiểm tra vấn đáp, tự luận và
trắc nghiệm khách quan nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu
đối với chương trình dạy học. Đổi mới khâu kiểm tra nhằm phản ánh đúng chất lượng
dạy và học cần đảm bảo các yêu cầu:
- Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học ở
từng lớp học.
- Kiểm tra, đánh giá phải thể hiện được vai trò chỉ đạo, kiểm tra tra việc thực hiện
chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của nhà trường. Cần tăng cường đổi mới
khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá
thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng.


- Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các
đề kiểm tra, thi.
- Đánh giá chính xác, đúng thực trạng.
- Đánh giá phải kịp thời để có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của học sinh,
giúp học sinh sửa chữa thiếu sót.
- Đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả
cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập.
- Đánh giá kết quả học tập kết hợp với đánh giá hoạt động dạy của giáo viên.
- Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng.
- Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.
. Như vậy dạy học sẽ tránh nhồi nhét, giáo viên và học sinh buộc phải hình thành cho

được những năng lực của trò. Tóm lại đánh giá mang tính tích cực sẽ dẫn đấn dạy và
học tích cực.
3. Một số hình thức tổ chức dạy học môn toán nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập.
4. Một số thông tin về đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở địa phương, trong
nước, khu vực và trên thế giới
Về phương pháp dạy và học Toán, các nước tiên tiến và ngay các nước ở quanh ta
như Thái Lan, Singapore, Malay-xia,... họ đã thay đổi nhiều, giáo viên được đào tạo để
đổi mới phương pháp dạy toán theo định hướng tích cực hóa trong học tập của học
sinh, vận dụng các phương pháp dạy học toán tiên tiến phù hợp với xu thế chung trên
thế giới, đưa Toán học vận dụng vào thực tế.
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển chóng mặt, nhiều phần mềm dạy và học Toán
hỗ trợ cho dạy và học Toán rất hiệu quả như Geometer’s Sketchpad, Géospace W ,
Cabri, Geogebra, MAPLE, Auto Graph,... và nhiều công cụ khác như máy
tính điện tử cầm tay Casio, Vinacal,... đã làm cho việc dạy và học toán phải thay đổi.
Đã có rất nhiều giáo viên áp dụng phương pháp mới vào trong quá trình dạy học. Đó là
PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp...) từ đầu thế kỷ XX và
được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức DH theo lối phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh. Vì thế thường gọi PP này là PPDH tích cực; ở đó, giáo viên là người
giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những
tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài,
cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. PPDH này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh,
coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống,
kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống
hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy
học theo PP tích cực được thiết kế kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành giữa
hoạt động dạy của thầy và học của trò. Ưu điểm của PPDH tích cực rất chú trọng kỹ
năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học.
Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

Đổi mối giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo nên những thay
đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách


người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín
chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu
khoa học- công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang
cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy
phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem như là phúc lợi xã hội
chuyển sang đầu tư cho phát triển.
Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều
nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có
thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự
phát triển đất nước.
Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yêu tố:
mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy
học. Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý
thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy
được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết
là việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học được hiểu là phương pháp triển khai một quá trình dạy học cụ
thể. Tức là cách thức hình thành mục đích dạy học, cách thức soạn thảo và triển khai
nội dung dạy học, cách thức tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học nhằm hiện thực
hóa mục đích, nội dung, dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình
dạy học.
Thực chất của đổi mới PPDH là "lấy học sinh làm trung tâm" và khi đó người dạy
phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học
tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo
trong quá trình tiếp nhận tri thức. Do đó, để đổi mới PPDH mỗi giáo viên phải tìm
kiếm, lựa chọn các phương thức hoạt động chung cho phù hợp với học sinh nhằm thực

hiện 3 chức năng của PPDH, gồm nắm vững, giáo dục, phát triển. Phương pháp giảng
dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ
dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học
sinh hàng mấy chục năm.
B. Tìm hiểu mục tiêu và nội dung dạy phép trừ các số tự nhiên ở lớp 3
1. Mục tiêu
2. Nội dung
C. Thiết kế các hoạt động dạy học về phép trừ các số tự nhiên theo yeu cầu của dạy học
tích cực
- 4 hoạt động kiến thức mới
- 4 hoạt động luyện tập
- 4 hoạt động ôn tập
PHẦN THỰC NHIỆM
1 Mục đích thực nghiệm


Sau khi nghiên cứu và để hoàn thành đề tài. Tôi đã tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm
nghiệm tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học mới. Đồng thời nhằm trao
đổi với đồng nghiệp để học hỏi lẫn nhau về đổi mới phương pháp dạy phép trừ các số tự
nhiên ở lớp 3
2. Thời gian thực nghiệm
Tiết 1: ngày tháng năm
Tiết 2: ngày tháng năm
3. Nội dung thực nghiệm
Tiết 1: Bài
Tiết 2: Bài
4. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp gợi mở vấn đáp
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp thực hành luyện tập

- Phương pháp .....................
Và một số phương pháp khác
5. Địa điểm thực nghiệm
Lớp 3, Trường Tiểu học Long Thạnh
6. Kết quả thực nghiệm
Căn cứ vào tiến trình bày dạy, kết quả thu được từ bài làm của học sinh cho thấy đa số
học sinh đều tiếp thu bài tốt, hiểu và vận dụng tốt trong quá trình làm bài của mình.
Giáo án các hoạt động
Tiết 2: TOÁN

Tiết 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Có nhớ một lần )
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:+ Biết cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng
trăm).
+ Vận dụng vào giải toán có lời văn và phép trừ.
+ Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. Chuẩn bị:
+ Bảng phụ ghi bài 3.
III. Hoạt động dạy học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng làm BT3 (1HS)
- Lớp + GV nhận xét.
3, bài mới:
a, Giới thiệu bài
b, Hướng dẫn bài
*. Hoạt động 1: Giới thiệu các phép tính
trừ .
- Giới thiệu phép tính 432 – 215 = ?
- HS đặt tính theo cột dọc

- GV gọi HS lên thực hiện
- 2 không trừ được 5 ta lấy 12 trừ 5 bằng7, viết
7 nhớ 1.
- GV gọi 1 HS thực hiện pháp tính
- 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
432
4 trừ 2 bằng 2, viết 2

-


215
217
+ Trừ các số có mấy chữ số ?
+ Trừ có nhớ mấy lần ? ở hàng nào ?
. Giới thiệu phép trừ 627 – 143 = ?
627
143
484
*. Hoạt động 2: Thực hành

- 2-3 HS nhắc lại cách tính
- 3 chữ số
- Có nhớ 1 lần ở hàng chục
- HS đọc phép tính
- HS đặt tính cột dọc
- 1 HS thực hiện phép tính
-> vài HS nhắc lại

Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện đúng các

- HS nêu yêu cầu bài tập
phép tính trừ có nhớ một lần ở hàng chục
- HS nêu cách làm , HS làm bảng con
541
422 564 783
694
-127 -144 215
- 356
- 237414
378 349 427
457

- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
. Bài 2: Yêu cầu tương tự bài 1.
- GV nêu yêu cầu

- HS nêu yêu cầu BT
- Vài HS lên bảng + lớp làm vào vở.
627
746
564
935 555
- 443 -251 215
551- 160 184
495
349
384 395
- GV nhận xét sửa sai
+ Lớp nhận xét bài trên bảng.
. Bài 3: Yêu cầu giải được bài toán có lời văn - HS nêu yêu cầu về BT

về phép trừ.
- HS phân tích bài toán + nêu cách giải.
- 1HS lên tóm tắt + 1 HS giải + lớp làm vào
vở.
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
335 – 128 = 207 (tem)
Đáp số: 207 tem
- GV nhận xét cho điểm
- Lớp nhận xét.
. Bài 4: Yêu cầu tương tự bài 3.
- HS nêu yêu cầu BT
Tóm tắt
- HS phận tích bài toán.
Đoạn công trường dài: 243 cm
- 1 HS lên tóm tắt + 1 HS giải. Lớp làm vào
Cắt đi: 27 cm
vở.
Còn lại .......? cm
Giải
Đoạn đường còn lại là:
243 – 27 = 216 (cm)
Đáp số: 216 cm
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 1: TOÁN

Tiết 7: LUYỆN TẬP



I. Mục tiêu :
Giúp HS :
- Rèn kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần hoặc không nhớ)
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ.
II. Chuẩn bị:
- Vở Luyện tập Toán 3 (tập 1)
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp + Hát đầu giờ học
2, Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm 2 phép tính).
541
783
127
356
- GV + HS nhận xét.
3, Bài mới:
a,Hoạt động 1:Hướng dẫn giải bài tập:
*. Bài 1 + 2 + 3: Yêu cầu học sinh làm đúng
các phép tính cộng trừ các số có 3 chữ số.
*. Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS:
- 2HS lên bảng + lớp làm vào vở
567
868
387
100
- 325 528

-58 75242
340
329
25
- GV nhận xét, sửa sai cho HS
+ Bài 2:

- Lớp nhận xét bài trên bảng.

- GV yêu cầu HS:

- HS yêu cầu BT
- HS nêu cách làm
- HS làm bảng con.
542

- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng.

- 318
224

660
251
409

727
272
455

404

184220

+ Bài 3:
- GV yêu cầu HS:
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?

- HS nêu yêu cầu BT

+ Muôn tìm số trừ ta làm thế nào ?

- HS nêu
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Số bị trừ
752 371 621
Số trừ
462 246 390

950
215

- GV sửa sai cho HS
Hiệu
322 125 231 735
b, Hoạt động 2:
- HS thảo luận theo cặp để đặt đề theo tóm tắt
+ Bài 4 : Củng cố giải toán có lời văn về phép - 1 HS phân tích đề toán
cộng, phép trừ
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở
- GV yêu cầu HS



Giải
Cả hai ngày bán được là :
415 + 325 = 740 ( kg)
Đáp số: 740kg gạo
*Bài 5: - GV yêu cầu HS

- HS đọc đề toán
- HS phân tích bài toán

- GV theo dõi HS làm bài tập

- 1HS lên bảng giải, lớp làm vào vở
Giải
Số HS nam là :
165 – 84 = 81 (Học sinh)
Đáp số : 81 học sinh

- GV nhận xét chung ghi điểm
4, Củng cố dặn dò:

- HS dưới lớp đọc bài, nhận xét bài

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học

TRỪ SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
A/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách thực hiện về phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc
hàng trăm.

- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
B/ Đồ dùng dạy học: SGK, VBT
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập số 2 và bài tập
số 3.
- Yêu cầu mỗi em làm một cột bài 2 .
- Chấm vở 2 bàn tổ 1.
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: ghi bảng
b) Khai thác:
* Giới thiệu phép trừ: 432 - 215
+ Ghi bảng phép tính 432 - 215 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính.

Hoạt động của trò
2 HS lên bảng làm bài.
- HS 1: Lên bảng làm bài tập số 2
- HS 2: Làm bài 3
- 2 HS khác nhận xét .
- HS nhắc lại.

- Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính .
- Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một
- Hướng dẫn học sinh cách tính.
lần .
- Ghi nhận xét về cách tính như sách giáo khoa.
- Rút ra nhận xét phép trừ này khác với phép trừ

- Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã đã học là phép trừ có nhớ ở hàng chục .
học ?
- Dựa vào ví dụ 1 đặt tính và tính khi đến hàng
2 Phép trừ 627 – 143 = ?
- Yêu cầu học sinh thực hiện tương tự như đối trăm thì dừng lại nghe giáo viên hướng dẫn về
phép tính trên .
cách tính tiếp .
- Vậy phép trừ này có gì khác so với phép trừ ở ví - Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có
dụ 1 chúng ta vừa thực hiện ?
nhớ sang hàng trăm


c) Luyện tập:
-Bài 1:
- Gọi HS nêu bài tập 1
- Yêu cầu vận dụng trực tiếp cách tính như phần
lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả
- Yêu cầu lớp làm miệng.
- Gọi 1 số HS nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3:
- GV gọi HSđọc bài toán.
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài
toán .

- Yêu cầu 1 HS lên bảng tính .
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Chấm một số vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính trừ số có 3
chữ số có nhớ một lần?
* Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập .

- Một HS đọc yêu cầu bài 1.
- Vận dụng cách tính qua 2ví dụ để thực hiện làm
bàì
- HS nhận xét bài bạn
- HS nêu đề bài sách giáo khoa
- 3 em lên bảng đặt tính và tính :
- HS nhận xét bài bạn .
+ Đọc bài tập trong sách giáo khoa.
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải bài vào bải vào
bảng vở.

- HS nhận xét bài bạn, chữa bài .

- HS nêu cách tính .

Toán (Tiết 7)
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần hoặc không nhớ).

- Vận dụng vào để giải tán có lời văn (có một phép cộng trừ hoặc một phép trừ).
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3
C/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi 3 học sinh lên bảng sửa bài tập số 1 - 2 HSlên bảng sửa bài .
cột 4, 5 và bài 3, về nhà.
- HS 1: Lên bảng làm bài tập 1
- Chấm vở 1 số em
- HS2: Làm bài 1 cột 5- Học sinh 3: Làm bài tập 3
- Nhận xét đánh giá.
.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: ghi bảng
* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
b) Luyện tập:
- Bài 1 - Nêu bài tập trong SGK.
- Một em nêu đề bài 1.
- Yêu cầu HStự tính kết quả
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Lưu ý học sinh về phép trừ có nhớ
Bài 2:- Yêu cầu HS nêu yêu cầu và GV ghi - Một học sinh nêu yêu cầu bài
bảng
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào bảng



-Yêu cầu cả lớp thực hiện đặt tính và tính.
- Gọi 2 em đại diện 2 nhóm lên bảng làm
mỗi em làm một cột.
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh
Bài 3 - Treo bảng phụ đã kẻ sẵn như bài tập
3
- Yêu cầu nhìn vào bảng để nêu cách tìm ra
số cần điền
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở
- Gọi một học sinh lên bảng tính
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :
- Yêu cầu lớp nêu tóm tắt đặt đề bài toán rồi
giải vào vở.
- Yêu cầu một học sinh lên bảng giải
- Chấm vở 1 số em. nhận xét chữa bài.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng,
trừ.
* Nhận xét đánh giá tiết học .

- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét bài bạn .
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Một em nêu đề bài trong SGK.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.


- Một học sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở .
- Một em lên bảng làm bài.

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học.

TOÁN
TIẾT 102:
Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I/ Mục tiêu :
 Biết trừ các số trong phạm vi 10000(bao gồm đặt tính và tính đúng)
 Biết giải toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10000)
 Làm Bt1,BT2(b),BT3,BT4
II/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Bảng phụ
2. Học sinh : VBT, nháp. .
III/ Các hoạt động dạy và học :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính
2514 + 4238
4827 +2634
- GV nhận xét –Ghi điểm.
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học cách
trừ các số trong phạm vi 10 000.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự thực hiện phép
trừ 8652 – 3917
- Viết phép trừ : 8652 -3917 = ? lên bảng.
- Y/c HS tự đặt tính vào Nháp, gọi 1 HS lên bảng đặt

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hát
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính

- HS đặt tính vào vở Nháp.
- 1 HS lên bảng đặt tính.


tính.

+ 8652
3917
4735

- Hãy nhận xét cách đặt tính của bạn ?
- Khi đặt tính các em cần lưu ý điều gì ?
- Hãy suy nghĩ và thực hiện tính phép trừ này.
- Khi thực hiện tính trừ ta thực hiện từ hướng nào ?
- Hãy nêu cách tính.
-Y/c nhận xét.
-Y/c HS nêu lại cách trừ các số có đến 4 chữ số
3.2. Thực hành
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hãy tự thực hiện các phép tính. Gọi 4 HS lên bảng

làm.

- Hãy nêu cách thực hiện tính.
- Nhận xét cách tính của bạn.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự đặt tính rồi làm tính và chữa bài như bài
1.

- Nhận xét cách đặt tính.
- HS trả lời.
- HS thực hiện tính vào vở Nháp , 1 HS lên
bảng làm.
- …từ trái sang phải.
- HS nêu cách tính.

- Tính.
6385
lớp làm trong VBT, 4 HS lên bảng làm.
-- Cả
2927
3458
- 7563
- 8090
- 3561
4908
7131
924
- HS nêu cách thực hiện.

2655
959
2637
- HS khác nhận xét.
- Sửa bài.
- Đặt tính rồi tính.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng
con 5482
1956
- 8695 - 9996
- 2340
3526
2772
6669
512
3327
1828
- HS đọc đề. 5923

- GV nhận xét .
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Cửa hàng có 4283 m, đã bán 1635 m
- Hãy tóm tắt bài toán vào Nháp, gọi 1 HS lên bảng
- Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải
tóm tắt.
- HS tóm tắt.

- Y/c HS làm bài, gọi 1 HS lên bảng giải.

Sửa bài : Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hãy tự làm vào Nháp.
- Y/c HS nói cách làm.
8cm
A

M

B

- HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng giải
Bài giải:
Cửa hàng còn lại là :
4283- 1635 = 2648(m)
Đáp số : 2648m
- HS nhận xét.

- HS nêu.
- HS làm bài vào Nháp.
- HS nêu cách làm:
+ Vẽ đoạn AB có độ dài 8 cm
+Chia nhẩm : 8cm : 2 = 4cm
+ Đặt vạch 0 cm của thước trùng với điểm
A, mép thước trùng với đoạn thẳng AB,



- GV nhận xét và kiểm tra một số bài.
4. Củng cố: - Y/c HS nêu quy tắc thực hiện phép trừ
. GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:.+ Chuẩn bị :Xem trước bài “ Luyện tập”

chấm điểm O trên đoạn thẳng AB sao cho O
ứng với vạch 4cm của thước.
- HS nhận xét.
- HS đổi vở và kiểm tra bài .
- HS nghe.

Toán
Tiết 103: LUYỆN TẬP
I/

Mục tiêu :
 Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn , tròn trăm có đến bốn chữ số (bao gồm đặt tính và tính đúng).
 Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
 Làm BT1,2,3,4(giải được một cách)
II/ Chuẩn bị :
1. Giáo viên : bảng
2. Học sinh : VBT .
III/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Cho 2 HS làm 2 phép tính trừ 85373618= ; 4382-3756= . Cả lớp nhận xét
bài làm HS.
-GV nhận xét –Ghi điểm

3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ luyện
tập làm tính trừ các số có bốn chữ số, trong đó
có dạng trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm
có đến bốn chữ số.
Bài 1: - Hãy nêu yêu cầu của bài.
GV làm mẫu 8000 –5000 = ?
8 nghìn –5 nghìn=3 nghìn
Vậy : 8000 – 5000 = 3000
- Hãy nêu lại cách trừ nhẩm.
- Y/c HS làm tiếp các bài tính còn lại.
- Sửa bài : Y/c HS nối tiếp nhau nêu kết quả của
từng bài.
- GV Nhận xét , chữa bài .
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV gọi2 HS khá giỏi lên làm mẫu

- Gọi 2 HS lên bảng ,cả lớp làm bài vào
bảng con

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hát
- 2 HS lên bảng ,cả lớp làm vào bảng con

- HS nghe.

- Tính nhẩm.

- HS nêu lại cách trừ nhẩm.

- HS làm bài.
7000 – 2000 = 5000 9000 – 1000 = 8000
6000 – 4000 = 2000 10000 – 8000 = 2000
- HS nêu kết quả.
- HS khác nhận xét.

- Tính nhẩm ( Theo mẫu)
- 2 HS khá giỏi lên làm mẫu
5700 –200 =5500 8400–3000 =5400

- 2 HS lên bảng ,cả lớp làm bài vào bảng
con
3600 – 600 = 3000
6200 – 4000 = 5800
7800 – 500 = 7300
4100 – 1000 = 3100
9500 – 100 = 9400
5800 – 5000 = 800
- Đặt tính rồi tính
- HS làm bàivào vở 4 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét.


Bài 3:
- Hãy nêu yêu cầu của bài 2.
- Y/c HS làm bài, gọi 4 HS lên bảng làm.
-Y/c 1 HS nêu cách tính của 1 bài.
- Nhận xét.
Bài 4:
- Đề nghị HS đọc đề toán .

- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt, cả lớp tóm tắt
trong nháp.
Tóm tắt :

:
4720 kg
Chuyển lần 1 :
2000 kg
Chuyển lần 2 :
1700 kg
Còn
:
…… kg ?
- Sửa bài : Y/c HS nhận xét từng cách giải.
- GV nhận xét.
4.Củng cố : - GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: - Chuẩn bị :Xem trước bài “ Luyện
tập chung”

a/

- 9061
4503
4558

b/
- 6473
5645
828


- 4492
833
3659

- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS tóm tắt trên bảng.
Bài giải :
Cả hai lần chuyển số muối là:
2000 + 1700 = 3900 ( kg )
Trong kho còn lại số muối là:
4700 – 3900 = 800 ( kg )
Đáp số: 800 kg
- HS nhận xét, sửa bài.
- HS nghe.

Toán
Tiết 147 : PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000.
I/ Mục tiêu :
-Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 ( đặt tính và tính đúng).
-Giải bài toán có phép trừ găn vơi mối quan hệ km và m.
II/ Chuẩn bị : - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hai em lên bảng làm BT- Lớp làm
- GV gọi 2 HS lên bảng làm BT 4 tiết trước - vào nháp.
Lớp làm vào nháp.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Nhận xét đánh giá
- Lớp quan sát lên bảng theo dõi GV
3.Bài mới:
hướng dẫn để nắm về cách trừ hai số
a) Giới thiệu bài:
trong phạm vi 100 000.
b) Khai thác :
- Trao đổi và dựa vào cách thực hiện
1/ Hướng dẫn thực hiện phép trừ :
phép trừ hai số trong phạm vi
- GV ghi bảng 85674 - 58329
10 000 đã học để đặt tính và tính ra
* Gợi ý tính tương tự như đối với phép trừ
kết quả :
hai số trong phạm vi 10 000
- HS khác nhận xét bài bạn.
- GV ghi bảng.
- Vài em nêu lại cách thực hiện phép
- GV ghi bảng quy tắc mời 3 - 4 nhắc lại.
trừ.
b) Luyện tập:
- Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu nêu lại các cách trừ hai số có 5
- Một em nêu bài tập 1.
chữ số.
- Nêu cách lại cách trừ số có 5 chữ


- u cầu thực hiện vào vở
- u cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa

bài.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 2 - Gọi HS nêu bài tập 2.
- u cầu cả lớp làm vào vở bài tập
- Mời một em lên bảng giải bài
- u cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa
bài.
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3 - Gọi HS đọc bài 3.
- u cầu HS nêu tóm tắt đề bài.
- u cầu cả lớp thực hiện vào vở
- Mời một HS lên bảng giải.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
4. Củng cố :
- Mời hai em nêu lại cách trừ các số trong
phạm vi 100 000
5. Dặn dị:
–Dặn HS về nhà học và làm bài tập.
*Nhận xét đánh giá tiết học

số.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một HS lên tính kết quả.
- HS khác nhận xét bài bạn
- Đổi chéo vở chấm bài kết hợp tự
sửa bài.
- Hai em lên bảng đặt tính và tính.
- Hai em khác nhận xét bài bạn


- HS đọc u cầu của bài 3
- HS lên bảng làm bài.
Giải
Số mét đường chưa được trải nhựa là
25850 – 9850 = 16000 (m)
Đáp số 16000m

Tốn
Tiết 149 : LUYỆN TẬP.
I/ Mục tiêu :
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
-Biết trừ các số có đến năm chữ số ( có nhớ) và giải bài tốn có phép trừ.
-HS khá, giỏi: BT4 b
II/ Chuẩn bị : -Bảng phụ viết các bài tập.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS khác nhận xét .
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hơm nay chúng ta luyện tập về các
phép tính trong phạm vi 100 000.
b/ Luyện tập :
- Bài 1: - Treo bảng phụ u cầu lần lượt - Ba em nêu miệng cách tính
từng em nêu miệng kết quả tính nhẩm.

nhẩm.
- u cầu lớp tự làm bài vào vở.
- 90 000 – 50 000 = 40 000


- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
- Bài 2: - Gọi một em nêu u cầu đề bài
như SGK .
- Hướng dẫn cả lớp làm bài vào vở.
- u cầu hai em tính ra kết quả.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá

Bài 3: Gọi HS đọc YC
-GV hỏi về YC bài tốn
-Cho HS tóm tắt và giải vào vở

Bài 4 (HS khá, giỏi:BT4 b)
– Mời một HS đọc đề bài.
- u cầu cả lớp làm vào SGK
- Ghi lên bảng các phép tính và ơ trống.
- Mời một em lên bảng sửa bài.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét đánh giá bài làm HS.

4. Củng cố: YC HS nêu lại ND bài
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học và làm bài tập
. *Nhận xét đánh giá tiết học


- Chín chục nghìn trừ năm chục
nghìn bằng bốn chục nghìn.
100 000 - 40 000 = 60 000 ( Mười
chục nghìn trừ đi bốn chục nghìn
bằng sáu chục nghìn )
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc đề bài SGK .
- Lớp làm vào vở.
- Hai em lên bảng đặt tính và tính
ra kết quả.
- Đối với các các phép trừ có
nhớ liên tiếp ở hai hàng đơn vò
liền nhau thì vừa tính vừa viết và
vừa nêu cách làm.
Bài giải
Số lít mật ong trại ni ong đó còn lại
là:
23 560 -21 800 = 1760 (l)
Đáp số: 1760 l mật ong
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
1 HS làm vào bảng nhóm, gắn kết quả
-Nhận xét
-HS khá, giỏi BT4 b
* Khi làm cần giải thích vì sao lại
chọn số 9 để điền ô trống vì :
Phép trừ ô trống trừ 2 là phép
trừ có nhớ phải nhớ 1 vào 2
thành 3 để có ô trống trừ 3
bằng 6 hay

x – 3 = 6 nên x = 6 + 3 = 9
- HS khác nhận xét bài bạn
- Một em khác nhận xét bài
bạn.
- Vài HS nhắc lại nội dung bài
- Về nhà học và làm bài tập
còn lại

PHẦN KẾT LUẬN
1. Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau q trình thực nghiệm đề tài
1/ Để đổi mới phương pháp dạy học điều quan trọng là người cán bộ quản lí phải coi
trọng cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tập trung giải quyết những bất cập, vướng


mắc trong giảng dạy. Đây là việc làm cấp thiết, công phu vì giáo viên là nhân tố chủ
chốt quyết định đến chất lượng giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách trình độ
của học sinh.
2/ Trong các phương pháp dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, độc
tôn duy nhất. Do vậy điều cực kì quan trọng là biết sử dụng hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ,
phát huy tính năng tác dụng những mặt tích cực của mỗi phương pháp đúng với đặc
trưng bộ môn, điều kiện của học sinh, không rập khuôn máy móc.
3/ Phải tổ chức cho giáo viên xác định rõ vị trí, mục đích, nội dung kiến thức, tầm quan
trọng của việc dạy Toán lớp 1 bỡi vì có xác định được vị trí, mục tiêu, nội dung kiến
thức, giáo viên mới quan tâm dồn hết tâm lực trong việc nghiên cứu tìm tòi để đưa ra
phương pháp dạy học phù hợp.
4/ Việc thiết kế bài dạy tốt hay không, nó quyết định đến thành công của một giờ dạy
trên lớp. Muốn thiết kế bài dạy tốt giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách
giáo viên để xác định mục tiêu, kiến thức kĩ năng cấn đạt, nắm chắc đối tượng học sinh
để lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức dạy học và đồ dùng dạy học phù hợp có
hiệu quả.

5/ Giáo viên phải biết đổi mới cách đánh giá kết qủa chất lượng học tập của học sinh,
kịp thời khuyến khích học sinh đúng lúc, đúng chỗ tạo cơ hội cho các em tự đánh giá
mình, đánh giá bạn, đem lại niềm tin cho các em trong học tập.
2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý giáo dục về triển khai kết quả đạt được
trong đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo. Toán 3. Nhà xuất bản Giáo dục năm ....
2. Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách giáo viên Toán 3. Nhà xuất bản Giáo dục năm ....
3. thực hành giải toán ở tiểu học tập 1,2
4. Đỗ Trung Hiệu- Vũ Dương Thụy. Các phương pháp giải toán ở tiểu học tập 1,2
5. Một số đề tài nghiệp vụ sư phạm



×