Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài luận marketing về tính đổi mới sáng tạo trong hoạt động marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.5 KB, 6 trang )

Tính đổi mới, sáng tạo

ĐỀ BÀI
Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?
1. Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
2. Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động
khuyếch trương, giá, …)
3. Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh
doanh: tiên phong tung sản phẩm mới, đổi mới sản phẩm, …
BÀI LÀM
Khái niệm doanh nhân có từ khi nào?
Trong lịch sử kinh thương của nước ta, đầu thế kỷ 20 thì đã có một thế
hệ doanh nhân tiền bối, nhưng vì hoàn cảnh lịch sử giới này không xuất hiện.
Đến năm 1990, khi Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời, lúc đó
có những người làm ăn buôn bán, họ đơn thuần chỉ buôn bán kiểu kiếm cơm,
manh nha hình thành giới doanh nhân.
Đội ngũ doanh nhân thực sự xuất hiện rầm rộ, khi Luật Doanh nghiệp
sửa đổi năm 2000 ra đời, họ buộc phải tranh đua với nhau để tồn tại và phát
triển. Khi kinh tế ngày càng phát triển, và từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì
khái niệm doanh nhân được nói đến một cách toàn diện hơn, họ phải có khát
vọng khác, không chỉ đua tranh với nhau trong nhà mà phải đua tranh với cả
thế giới, đó là những doanh nhân hội đủ 3 đặc tính cơ bản nhất: Phải có Khát
vọng mới, Năng lực mới và Văn hóa mới. Đó là khát vọng đua tranh mạnh mẽ
cùng thế giới, khát vọng xây dựng uy tín và hình ảnh mới cho cộng đồng doanh
nhân doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Để thực hiện được khát
vọng đó thì phải có những năng lực mới để thực hiện những khát vọng của
mình, và có văn hóa mới để tạo nền tảng cơ sở và hệ giá trị mới. Hay nói một


cách khác, một doanh nhân có thực hiện được khát vọng hay không, chúng ta
xem xét 3 đặc điểm cơ bản và nổi bật:


Thứ nhất: Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
Người Pháp có câu nói nổi tiếng: “Ai không mạo hiểm sẽ không làm
được gì’’ một thực tế cho thấy rằng nếu chúng ta không thể giàu cũng như
không làm được việc lớn nếu không mạo hiểm. Rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi
nhuận. Các rủi ro và thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì
càng kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Và theo cách hiểu của tôi
thì mạo hiểm đó không có nghĩa là “Liều”. Sự mạo hiểm được đề cập với các
doanh nhân Việt Nam thành đạt, đó là cả một bản lĩnh phi thường gắn liền với
những công việc mà bất kỳ doanh nhân nào cũng phải đối mặt, đó là rủi ro.
Bản lĩnh đó là sự kiểm soát rủi ro, phân tích đo lường rủi ro đó để đánh giá
được mức độ rủi ro nếu sảy ra thì kết quả sẽ như thế nào và có chấp nhận được
hay không? Bằng năng lực của mình để dự đoán, phân tích các rủi ro và đưa ra
các biện pháp quản lý rủi ro đó cũng như đi đến hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp. Một số những rủi ro và cách phòng ngừa của các doanh nhân thành đạt
thường được phân tích đánh giá rất kỹ như: Rủi ro kinh doanh; Rủi ro thanh
khoản; Rủi ro sức mua hay rủi ro lạm phát; Rủi ro lãi suất; Rủi ro chính trị; Rủi
ro thị trường; rủi ro đầu tư.
Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh
nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%,
với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới
tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và
sức làm việc của doanh nhân.
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Secoin, Gs Đinh Xuân Bá đã nói: ”Một
trong những tố chất quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận
rủi ro. Không biết được điều đó thì không có một doanh nghiệp lớn mạnh”
Tuy vậy, cũng không thể nói tất cả các doanh nhân đều có thế dám chấp
nhận rủi do. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ dám làm và tính tiên
phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở mỗi lứa tuổi khác nhau: Nếu còn trẻ, còn



nhiều thời gian phía trước để khắc phục những thua lỗ tạm thời, doanh nhân có
thể sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao để đổi lại mức lợi nhuận cao. Nhưng
càng lớn tuổi, doanh nhân càng e ngại đối với những khoản đầu tư có mức độ
rủi ro cao. Và ở tuổi sắp nghỉ hưu, họ chỉ tìm những cơ hội đầu tư ổn định với
rủi ro thấp.
Thứ hai: Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối,
hoạt động khuyếch trương,…)
Đổi mới gắn liền với những phát minh sáng tạo của doanh nghiệp là sự
sống còn của doanh nghiệp nhằm để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm và tối đa hoá nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đổi mới sáng tạo còn
giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trong ngành. Những vấn đề
cần đổi mới sáng tạo đó là liên quan đến Marketing Mix của doanh nghiệp.
Đổi mới về sản phẩm: Để có thể khẳng định được năng lực cạnh tranh
của mình và đồng thời tối ưu hoá nhu cầu sử dụng đổi mới về sản phẩm luôn là
vấn đề hết sức quan trọng với các doanh nghiệp đồng thời đổi mới về sản phẩm
là một bằng chứng cho công trình công nghệ và phát triển sản phẩm của doanh
nghiệp. Đổi mới sản phẩm để luôn đi đầu với thời đại nhằm tối ưu hoá doanh
thu và lợi nhuận.
Ví dụ 1: Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, techcombank là ngân hàng
thương mại đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ internet banking,
ngân hàng trực tuyến dành cho cá nhân và doanh nghiệp, đó là sản phẩm f@st
ibank và f@st ebanking sử dụng công cụ tocken key (chìa khóa mật khẩu) giúp
cho cá nhân và doanh nghiệp tra cứu thông tin và thực hiện các giao dịch qua
mạng internet một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.
Ví dụ 2: Đối với mặt hàng điện tử, trước kia các hãng sản xuất ti vi nói
chung còn sản xuất ti vi với mẫu mã dầy và chưa nhiều tính năng. Cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiên phong trong công việc đổi mới sản
phẩm có thể nói tới hãng SONY đã có nhiều những thành tựu. Ban đầu Ti vi
dầy và nặng, màn hình cong, độ phân giải thấp sau đó cải tiến sang ti vi với
kích thước mỏng nhẹ hơn và độ phân giải cao hơn, màn hình phẳng và cho đến



nay đã có màn hình siêu mỏng LCD nhằm tạo ra tính cạnh tranh cao và phục
vụ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cùng với sự phát triển của xã hội.
Quan sát giá bán của chiếc ti vi trong những năm về trước với giá rất đắt
và cho đến nay giá chỉ còn vào khoảng 1/3.
- Những tiên phong đổi mới về chính sách giá sản phẩm: Đổi mới về giá
là bài toán hết sức khó khăn của tất cả các doanh nghịêp. Vì bài toán này liên
quan đến chi phí sản xuất và sản phẩm được bán với mức giá nào để doanh
nghiệp vẫn có lợi nhuận, có thị trường nhưng tạo tính cạnh tranh về giá với các
đối thủ cũng làm thoả mãn và kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm. Vấn
đề đổi mới về giá được các doanh nghiệp hết sức quan tâm hàng ngày nhằm tạo
ra những chính sách về giá để thu hút khách hàng. Một trong những doanh
nghiệp đi tiên phong trong việc đổi mới chính sách về giá đó là các doanh
nghiệp may mặc và kinh doanh điện thoại và dịch vụ điện thoại, với hàng loạt
chiêu giảm giá dưới các hình thức “mua một tặng một”, nạp và thưởng 100%
giá trị thẻ nạp, giảm giá 100.000 cho việc mua trên 1 triệu tiền hàng….
- Hoạt động khuếch trương xúc tiến bán: Theo ông Tom Cannon giáo sư
người Mỹ thì: “Xúc tiến là một quá trình thiết lập sự nhất trí đồng cảm có tính
công chúng hoặc cá nhân về một tư duy giữa người gửi và người nhận”. Còn
theo chủ nghĩa Tư bản phát triển thì quan niệm rằng: “Xúc tiến là một hình thái
quan hệ xác định giữa người bán và người mua là một lĩnh vực hoạt động được
định hướng vào việc chào hàng với mục đích bán hàng một cách năng động và
hiệu quả nhất”. Hiện nay, một công ty hiện đại điều hành một hệ thống
Marketing xúc tiến phức hợp. Công ty xúc tiến tới các trung gian chức năng,
người tiêu dùng và những công chúng khác nhau của mình. Các trung gian
chức năng của công ty lại xúc tiến truyền miệng với nhau và các công chúng
khác, đồng thời mỗi nhóm lại truyền thống phản hồi tới các nhóm khác. Hiện
nay, xúc tiến bán là hoạt động được quan tâm và đầu tư ở hầu hết các doanh
nghiệp.

Ví dụ: Với bột giặt Omo đã thuê rất nhiều những nhân viên tiếp thị đến
tận nhà khách hàng nhằm tiếp thị quảng bá sản phẩm. Ngoài ra còn có quảng


cáo trên truyền hình và truyền thanh về sản phẩm bột giặt làm trắng sạch như
mới.
- Kênh phân phối: Kênh phân phối có thể hiểu là con đường đưa sản
phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Như vậy, kênh phân phối giữ vai trò
hết sức quan trọng với các doanh nghiệp giúp kích thích và tiêu thụ sản phẩm
đến ngách thị trường cũng như đến người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu
quả nhất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đua nhau phát triển mạng lưới bán
hàng qua kênh này thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ, hoặc trực tiếp từ nhà
sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Một ví dụ mà mọi người đều nhìn thấy, là số lượng các siêu thị ngày
càng nhiều, quy mô ngày càng lớn, chất lượng phục vụ ngày càng tốt….
Thứ ba: Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt
động kinh doanh: tiên phong tung sản phẩm mới,…
Ban đầu, tính từ “tiên phong” rất quan trọng với bất kỳ ai hoặc công ty
nào. Hẳn nhiên, nếu bạn được tung hô là người đầu tiên, người khai phá thì cơ
hội trong lĩnh vực đó là cực kỳ lớn. Quên đi câu “miếng ngon dành cho người
cuối” (hay “save the best for last” của danh ca Dianna Ross). Sau này, khi rất
nhiều sách về thị trường ngách ra đời, nhất là cái tên “Chiến lược đại dương
xanh”, “tiên phong” đã mất đi nhiều tính cao quý, ghê gớm, vĩ đại như trước.
Dù vậy, nếu đang là thành viên của một doanh nghiệp tiên phong vẫn đáng để
viết về nó. Một doanh nhân thành đạt, đó là người có tính chủ động cao, luôn
tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh, cụ thể:
- Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới
- Tiên phong về công nghệ
- Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp
- Tiên phong về văn hóa và tri thức

Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái
nhìn logic hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị
Metro, Vincom, BigC, Nguyễn Kim, Parkson,… tung những “đòn” siêu khuyến


mãi, chúng ta mới nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá
lên cầu, cũng như quyền năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột
quyết định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao gồm: xuất khẩu – tiêu dùng
trong nước – đầu tư toàn xã hội.
Tính tiên phong của chủ doanh nghiệp là hết sức cần thiết giúp cho các
doanh nghiệp khai thác tối đa cơ hội và là người dẫn đầu khởi sướng cho thị
trường. Còn về phía doanh nghiệp thì thu lơị nhuận tối đa và nâng cao vị thế
cạnh tranh.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược
cạnh tranh vượt lên đối thủ . Tại Công ty Secoin, tiêu chí “luôn tạo ra sự mới
lạ” như kim chỉ nam cho hoạt động R&D để phát triển sản phẩm mới. Theo
thống kê, cứ 1 tháng công ty cho ra 1 model gạch mới và mỗi năm lại tung ra
thị trường 1-2 chủng loại sản phẩm mới. Điều dó đã đẩy các đối thủ cạnh tranh
của Secoin luôn là người đi sau. Mỗi khi họ copy xong 1 model gạch của công
ty thì cũng là lúc công ty kịp tung ra model mới được bán với giá cao, còn
model cũ thì hạ giá để cạnh tranh với đối thủ. Với chiến lược này, Secoin luôn
là người tiên phong chiếm lĩnh và dẫn dắt thị trường trong lĩnh vực của mình.
Tóm lại:
Trải qua những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh
của các doanh nghiệp có thể cho ta thấy, sự sống còn của doanh nghiêp phụ
thuộc rất lớn vào năng lực quản lý, lãnh đạo của người điều hành, đó là những
người biết đánh giá và chấp nhận rủi ro; luôn chủ động và sáng tạo đối với mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; luôn đi trước các đối thủ một bước
trước để đón đầu những cơ hội trong kinh doanh. Từ đó mới thực hiện được
khát vọng của mình, tạo nền tảng về mặt giá trị và văn hóa giúp doanh nghiệp

ngày càng phát triển vững mạnh./.



×