Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM KHỐNG CHẾ GIẾNG TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.44 KB, 29 trang )

LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM KHỐNG CHẾ GIẾNG TRONG
HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ
Đặc điểm của ngành dầu khí
Dầu khí là một nguồn tài nguyên quý hiếm, đã được phát hiện từ cách đây
hơn 130 năm, tuy rằng dầu khí là nguồn năng lượng được phát hiện sau rất lâu so
với năng lượng than song nó đã sớm khẳng định vị trí cũng như tần quan trọng
hơn hẳn của mình so với các nguồn năng lượng đã được phát hiện trước đây.
Càng ngày khoa học công nghệ càng phát triển và vai trò của dầu khí càng không
thể thiếu trong các quá trình sản xuất, chế biến,… Đặc biệt là cho tới nay dầu khí
đang giữ vị trí then chốt đối với công nghiệp hàng không vũ trụ.
Ngoài sản phẩm dầu khí được chế biến từ dầu thô, các chế phẩm khác của
dầu khí cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng không thể thiếu trong
một số lãnh vực mấu chốt như :Giao thông vận tải, công nghiệp chế tạo, công
nghiệp sản xuất,… và một số ngành nghề quan trọng khác.
Ngành dầu khí Việt Nam là một ngành công nghiệp còn rất mới mẻ vì Việt
Nam mới chỉ được xếp vào danh sách 44 quốc gia trên thế giới có dầu lửa cách
đây không lâu. Dâu khí được tìm thấy ở thềm lục địa nước ta vào năm 1986 và
cho đến nay sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 10 tỉ tấn dầu thô và hàng tỉ
m3 khí đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm tăng GDP và thu ngoại tệ về
cho đất nước.
Dâu khí là nguồn tài nguyên quý giá đó là điều không thể phủ nhận được,
song để có được sản phẩm này cũng không phải là dễ dàng. Bởi vì dầu khí là
nguồn tài nguyên nằm sâu trong lòng đất mà phần lớn là nằm dưới lòng đại
dương do vậy việc tìm kiếm và khai thác gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém,
không những nó đòi hỏi công nghệ hiện đại mà nhiều khi xác suất rủi ro xảy ra
rất lớn thậm trí còn mang tính thảm họa. Để khai thác được dầu khí phải trải qua
các công đoạn hết sức phức tạp:
Dâu khí là ngành có nhu cầu về vốn rất lớn, một dự án dầu khí hoàn chỉnh
trung bình cần 300 – 400triệu USD.
Trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, mỗi dự án trên phạm vi 1 –2lô đã được
vạch định thì chi phí đã lên tới 45 – 50 triệu USD cho thời gian 3 – 5 năm, tất


nhiên đây mới chỉ là chi phí cho một trong nhiều thời kì của một dự án hoàn
chỉnh và nếu phát hiện ra dầu khí thì giai đoạn khai thác tiếp theo sẽ kéo ít nhất là
20 năm. Nếu ngược lại không tìm thấy dầu khí hoặc lượng không đáng kể cho
khai thác (Tức là chi phí cho khai thác lớn rất nhiều so với sản phẩm khai thác
được) thì coi như toàn bộ quá trình thăm dò và khai thác bị thất bại. Điều này
đồng nghĩa với việc mất trắng các chi phí đã bỏ ra để tìm kiếm và thăm dò và còn
nhiều chi phí khác có liên quan.
Sang giai đoan khai thác, lượng vốn đầu tư cũng đòi hỏi rất lớn. Hầu hết các
mỏ của chúng ta đều nằm xa bờ nên việc vận chuyển dầu khí vào bờ là rất khó
khăn. Để làm được việc này,chúng ta cần có hệ thống chuyên dụng để thu gom và
vận chuyển dầu và khí với các phương tiện kĩ thuật hiện đại như giàn nén trung
tâm và có một đội tàu với số lượng và công suất lớn 15 chiếc từ 400 – 8000 mã
lực và một đường ống phục vụ việc vận chuyển này.Một dự án xây dựng công
trình đường ống dẫn khí và sử dụng khí từ mỏ vào đất liền cần một lượng vốn đầu
tư tối thiểu là 400 triệu USD.
Không những vậy, do vị trí của các giếng dầu thường nằm dưới lòng đất,
phần dưới nằm trong lòng đại dương cho nên những chấn động của trái đất, thiên
tai, lũ lụt, sóng thần,… Có ảnh hưởng tới các mỏ dầu khí này, nó bao gồm cả con
người, tài sản, trách nhiệm dân sự,…
Đồng thời “dầu khí là ngành công nghiệp được chính trị hoá cao độ nhất”
nhiều sự kiện chính trị lớn xảy ra trên thế giới đã chứng minh nhận định trên.
Chứng minh rõ ràng nhất là khu vực Trung Đông. Đây là đất nước của những
“ông vua dầu lửa” , có tác động rất lớn đối với thế giới. Chỉ tính riêng năm 1970
khi khủng hoảng dầu lửa xảy ra, nhiều nước không nhữngđã rơi vào tình trạng
khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà còn rơi vào tình trạng bất ổn chính trị. Đây là
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gây thiệt hại lớn cho hầu hết các nước trên
thế giới.
Qua phân tích trên ta thấy bên cạnh những đóng góp quy báu của ngành dầu
khí, một nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng, còn tiềm ẩn những
rủi ro đối với tài sản, con người, trách nhiệm,… mà mỗi một rủi ro đó đều đòi hỏi

một chi phí rất lớn thậm chí nhiều khi lên tới hàng tỉ USD. Đồng thời đối với
công việc khó khăn và đòi hỏi kĩ thuật cao và nguy hiểm này nếu không có sự
đảm bảo thì liệu có ai dám làm công việc này không ? Vì vậy trong các quá trình
hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đòi hỏi phải có một sự đảm bảo
chắc chắn và đó chính là sự bảo vệ của bảo hiểm.
Như ta đã biết bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh
nhân loại mà thậm chí cho tới hiện giờ người ta vẫn chưa xác định được chính
xác bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ. Chúng ta dễ dàng có thể tìm được phế tích của
những ngôi nhà, tác phẩm nghệ thuật hoặc những dấu tích còn sót lại của các nền
văn minh xưa kia, tuy nhiên việc tái hợp một cách chính xác cách thức mà những
người thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các dịch vụ trong nền kinh tế lại là
một điều khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên trong số những dấu tích vật chất gây ấn
tượng của văn minh thời Tiền sử, thời Cổ đại, thời Trung cổ, thời Cận đại. Có các
kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Kinh nghiệm cho thấy rằng đôi khi cũng xảy ra mất mùa hoặc quân xâm lược
ngăn cản người dân ở một số thành phố thu hoạch ở một số vùng xung quanh.
Mặc dù mỗi hộ gia đình có thể tự dự trữ dự phòng cho những trường hợp xấu
trên. Tuy nhiên, những thị đã sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung hoặc theo từng
cộng đồng có hiệu quả hơn. Mỗi người có khả năng sẽ phải đóng góp vào khoản
thuế nhỏ trong những năm được mùa, khi giá lương thực xuống thấp. Người ta
thực hiện việc thu mua lương thực có thể dự trữ chủ yếu là lúa mì. Nông dân thấy
hài lòng do họ có thể bán nhiều hơn (Với giá cao hơn) so với khi cơ quan thuế
không thực hiện việc thu mua lương thực trên thị trường. Khi gặp mất mùa, hoặc
khi thành phố bị vây hãm cơ quan thuế sẽ xuất ra lương thực dự trữ để nuôi sống
cư dân thành phố. Vì vậy ý tưởng hình thành một quỹ chung (trong trường hợp
này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức con người. ý tưởng này tỏ ra
rất phù hợp đặc biệt là cùng với sự xuất hiện của khái niệm rủi ro.
Để xác định chính xác sự ra đời của bảo hiểm là rất khó. Đến nay chưa ai
khẳng định nó ra đời khi nào. Tuy nhiên nói đến sự xuất hiện của bảo hiểm căn
cứ vào hai thời điểm sau:

Thời kì nguyên thuỷ, các bộ lạc đi săn bắn hái lượm người ta luôn tích trữ
những khoản ngũ cốc và con thú phòng khi trời mưa bão để có cái để sinh sống.
Đầu thời kì chiếm hữu nô lệ, các thương nhân Trung Quốc và ấnĐộ là
những người đi làm ăn buôn bán trên thế giới, sản phẩm chính là hàng tơ lụa. Do
điều kiện đi lại khó khăn phần lớn bằng tàu thuyền do vậy nhiều thương nhân bị
tổn thất làm khánh kiệt tài sản. Số này diễn ra thường xuyên và họ đã nghĩ ra
cách để khắc phục khó khăn này là chia hàng hoá ra làm nhiều phần và ai cũng
làm như vậy, vì vậy mỗi con thuyền, tàu chở hàng hoá của nhiểu người thương
nhân khác nhau. Nếu không may gặp rủi ro thì họ chỉ mất một phần trong số đó.
Những hiện tượng trên là mầm mống của bảo hiểm, tự bảo hiểm. Tuy vậy do
nền kinh tế xã hội của mỗi nước ngày càng phát triển dẫn đến giao lưu thương
mại giữa các nước ngày càng tăng, nhu cầu về bảo hiểm ngày càng rõ. Vì vậy vào
thế kỉ 13 hợp đồng bảo hiểm ra đời đầu tiên ở nước ý . Tiếp đến là những hợp
đồng bảo hiểm ra đời ở Anh, Đức, ý, Mỹ. Đặc biệt vào năm 1666 một vụ cháy lớn
ở Anh được ghi vào lịch sử của thế giới đã thiêu trụi hầu như một phần Luân
Đôn. Hơn 13000 ngôi nhà bị cháy, 87 nhà thờ bị thiêu trụi và sau đó một năm
công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời. Ngành bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm
nhân thọ ra đời trước đấy. Đặc biệt là 1876 công ty bảo hiểm Lloy’d đã ra đời và
đến nay nó trở thành một thị trường trên toàn thế giới. Cuối thế kỉ 19 đầu thể kỉ
20 ngành bảo hiểm đã phát triển chưa từng thấy ở tất cả các châu lục. Đặc biệt là
vào đầu những năm của thế kỉ 20 bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tiếp tục ra đời
và đến nay đã trở thành một lãnh vực không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên thế
giới.
Bản chất của bảo hiểm là sự chấp nhận rủi ro bất ngờ nhưng đứng ở mỗi
góc độ khác nhau bảo hiểm cũng được định nghĩa theo các cách khác nhau:
+ Đứng trên góc dộ tài chính (ở Pháp định nghĩa): Bảo hiểm thực chất là
dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi.
+ Đứng trên góc độ pháp lí (ở Đức họ định nghĩa): Bảo hiểm thực chất là
bản cam kết giữa người tham gia với người bảo hiểm mà trong đó người tham gia
cam kết nộp tiền bảo hiểm và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người

tham gia khi họ gặp rủi ro gây thiệt hại.
+ Đứng trên góc độ kinh tế xã hội: Bảo hiểm là tổng thể những mối quan
hệ kinh tế xã hội giữa người tham gia với người bảo hiểm nhằm mục đích ổn định
cuộc sống sản xuất cho người tham gia khi họ gặp những rủi ro bất ngờ gây hậu
quả thiệt hạivà đáp ứng những nhu cầu khác.
Như vậy dù định nghĩa như thế nào đi nữa thì bản chất của bảo hiểm là sự
san sẻ rủi ro cho những người tham gia, nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính
xã hội.
Bảo hiểm dầu khí đã hình thành ở Việt Nam kể từ khi tìm thấy dầu khí tại
thềm lục địa nước ta vào năm 1986. Tuy nhiên nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí chỉ
thực sự phát triển kể từ năm 1988 sau khi chính phủ ban hành luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam năm 1987 và các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tham gia vào
hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam.
Từ 1995 đến 2000 bảo hiểm đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể đặc
biệt là 1996 đánh dấu một bước phát triển quan trọng ở Việt Nam đó là việc công
ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVIC) ra đời. Đây là công ty bảo hiểm dầu khí
chuyên ngành đầu tiên ở Việt Nam. Sự ra đời của công ty là phù hợp với chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời đáp ứng được mong muốn
thiết tha của ngành dầu khí nói riêngvà của toàn xã hội nói chung.
Những hoạt động bảo hiểm trong lãnh vực bảo hiểm dầu khí
Trước khi tìm hiểu hoạt động bảo hiểm trong lãnh vực bảo hiểm dầu khí ta
cần phải xem xét tình hình thị trường bảo hiểm dầu khí trong nước và quốc tế để
có cái nhìn chung nhất cho lãnh vực hoạt động này.
Trên thế giới hàng năm có hàng tỉ USD bỏ ra để tìm kiếm dầu thô một
nguồn tài nguyên chiến lược của hầu hết các quốc gia. Khi con người còn cần đến
dầu mỏ thì nguy cơ còn cheo lơ lửng trên đầu các nhà khai thác và vận chuyển
dầu thô. Cùng với nó hàng năm có hàng tỉ USD bỏ ra để tìm kiếm dầu thô và còn
hơn thế nữa chi phí cho những tổn thất về lãnh vực này. Những người hoạt động
trong lãnh vực dầu khí hẳn còn nhớ đến hoặc còn biết đến những thảm hoạ như :
FlixboroughU.K.(1974); Abqaip Saudi Arabia(1977); Bantry Bay

Fair(1979);Shuiaiba Kuwait(1981); Mexico City Mexico(1983); Bhopal
Indian(1984); Pasal Texas(1987);… gắn liền với những tổn thất hàng triệu USD.
Nhưng quy mô của những vụ tổn thất này không thể sánh được với thảm hoạ Pier
Alpha Platform North Sea năm 1988, thảm hoạ này đưa tới cho bảo hiểm dầu khí
khiếu nại lên tới 1,5 tỉ USD – một con số khổng lồ vào lúc đó.
BẢNG CÁC VỤ TỔN VỀ BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG NGOÀI KHƠI
TRÊN THẾ GIỚI(1990 - 1999).
STT
TÊN QUỐC GIA SỐ SỰ CỐ SỐ BỒI THƯỜNG
1 Mêhico 3 46500000
2 Brunei 1 4539718
3 Trung Quốc 11 90777470
4 Ấn Độ 31 227480601
5 Inđônêxia 12 170046931
6 Nam triều tiên 1 6100000
7 Malayxia 15 47119996
8 Philippines 1 9402225
9 Singapo 3 15150000
10 Srilanca 1 1200000
11 Đài Loan 4 58774751
12 Mĩ 1 120000000
13 Anh 1 13000000
14 Canada 1 6206705
15 Việt Nam 21 175134196
Tổng 140 991432593
Hiện nay do khoa học kinh tế phát triển mạnh, dầu khí vẫn là nguồn năng
lượng chủ yếu cung cấp cho quá trình phát triển của thế giới do vậy nhu cầu tiêu
dùng tăng dẫn đến nhu cầu khai thác cùng các quy trình khác tăng lên. Đồng thời
do tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến việc thay đổi khí hậu là tác nhân chính
làm tăng các rủi ro của ngành dầu khí. Do nhu cầu sử dụng dầu khí ngày càng

tăng cho nên để đáp ứng nhu cầu đó quy mô khai thác cũng như quy mô vận
chuyển ngày càng lớn điều này đồng nghĩa với nếu có rủi ro xảy ra đối với ngành
dầu khí thì giá trị tổn thất xảy ra sẽ ngày càng lớn thậm chí còn mang tính thảm
hoạ của thế giới … Còn nhớ năm 1990 khi chiến tranh xảy ra ở Irăc, chỉ tính
riêng các chi phí về môi trường do dầu đổ ra biển cũng lên tới hàng tỉ USD và
mới đây 4/2001, một giàn khoan bị gãy làm dầu đổ tràn ngoài những tổn thất về
tài sản, con người,…còn gây thiệt hại lớn cho môi trường.Hiện vẫn chưa có con
số thiệt hại chính thức là bao nhiêu.
Đối với những thảm họa lớn, xảy ra ngày càng nhiều và chi phí bồi thường
ngày càng lớn như vậy thì hiển nhiên số phí bảo hiểm thu được không đủ để chi
trả các tổn thấtvà chắc chắn không cho phép các công ty bảo hiểm lập quỹ dự trữ
dự phòng để bồi thường cho các thảm họa tự nhiên khó tránh khỏi trên toàn thế
giới và rằng khi áp dụng các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm sẽ dẫn tới việc làm
tăng mức phí và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thị trường bảo hiểm
dầu khí rơi vào giai đoạn cung không đủ đáp ứng cầu, tuy rằng nhìn vào con số
tuyệt đối ta thấy mức chịu đựng rủi ro của thị trường tăng lên nhưng so với quy
mô của ngành bảo hiểm thì có xu hướng giảm xuống. Trong những năm gần đây
(1994-2000) thị trường bảo hiểm dầu khí đã không ngừng gia tăng dẫn tới cung
lớn hơn cầu.
Năng lực bảo hiểm năm 1994 –2000
STT Năm
Năng lực bảo hiểm năng
lượng ngoài khơi(Tỉ USD)
Năng lực bảo hiểm năng lượng
trên bờ(Tỉ USD)
1 1994 2 1.85
2 1996 3.04 2.66
3 1998 3.5 4.8
4 2000 3.4 3.9
Nhìn chung trên thế giới hiện nay, (1994 - nay) thị trường bảo hiểm năng

lượng tương đối ổn định, các vụ tổn thất giảm tới mức thấp nhất mà thị trường có
thể chấp nhận được. Tổn thất trung bình không đổi ở mức 10 triệu USD trên toàn
thế giới.
Cũng vì đặc điểm riêng có của ngành bảo hiểm đó là giá trị bảo hiểm rất lớn
tương ứng với nó là những rủi ro gây thiệt hại lớn nhiều khi còn mang tính thảm
họa cho nên quá trình bảo hiểm dầu khí luôn gắn liền với tái bảo hiểm. Đây là
nghiệp vụ không thể thiếu. Do trong những năm trước đây, rủi ro xảy ra nhiều
thiệt hại lớn làm cho mức độ chịu đựng rủi ro của thị trường giảm xuống. Trong
những năm gần đây (Từ 1994 đến nay) thị trường bảo hiểm dầu khí hoạt động ổn
định hơn.Theo con số thống kê của môi giới tái bảo hiểm INCHIBROCK thì trên
thế giới hiện nay có năm nhà nhận tái bảo hiểm đứng đầu thế giới hiện nay là:
STT
Các nhà nhận tái
bảo hiểm
Quốc gia
Tổng phí giữ lại
(Triệu bảng)
Tổng vốn hoạt
động (Triệu bảng)
1 Munich Re Đức 9606 44.346
2 Allian Đức 3323 35.194
3 General Re Mĩ 2541.1 8056.3
4 Zurich Ins. Thụy Sĩ 1257 14819.1
5 Tokio Marine &
Fire
Nhật Bản 826.6 11513.9
Nếu như thị trường tái bảo hiểm đang bước vào quá trình ổn định thì các nhà
môi giới lại phải đối mặt với những khó khăn sau:
Hoa hồng môi giới giảm do phí giảm.
Giảm giá thành để có được bài thầu với giá cạnh tranh.

Chi phí dịch vụ cho các dịch vụ vừa và nhỏ nhiều khi cao hơn mức phí thu
được.
Nguyên nhân một phần do sức cạnh tranh trên thị trường tăng lên và để thu
hút được khách hàng, các công ty bảo hiểm đã giảm phí kéo theo các chi phí liên
quan buộc phải giảm xuống tương ứng (vì nguồn thu chính của công ty bảo hiểm
là phí bảo hiểm). Chi phí môi giới không nằm ngoài khoản này.
Thứ hai, giữa các công ty môi giới với nhau cũng có sự cạnh tranh gay gắt
do vậy để giành được bài thầu các công ty này thực hiện biện pháp giảm phí. Con
nữa, đối với bất kì dịch vụ nào lớn nhỏ đều phải được thực hiện theo các giai
đoạn sau: Khai thác, thẩm định, … như nhau do vậy nếu giảm phí hạ giá thành để
thu hút khách hàng thì các chi phí dịch vụ cho các dịch vụ vừa và nhỏ lớn hơn
mức phí thu được từ nghiệp vụ này.
Những biến động của thị trường bảo hiểm khống chế giếng có tác động trực
tiếp đến thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam .
Đối với thị trường trong nước
Giai đoạn trước năm 1999
Năm 1961 trước những phát hiện mới trong lãnh vực địa chất và định hướng
chuẩn bị cho phát triển trong tương lai đối với lĩnh vực dầu khí của đất nước.
Đoàn địa chất 36 đã được thành lập với nhiệm vụ là là tìm kiếm và thăm dò dầu
khí ở thềm lục địa Việt Nam.
Cho đến năm 1975, khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn
thống nhất . Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam mới được
triển khai thực sự, đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành dầu khí là việc
thành lập Tổng cục dầu khí 3/9/75.
Từ đó đến nay ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam liên tục lớn mạnh và
mục tiêu của ngành dầu khí Việt Nam trong tương lai là sẽ tiếp tục xây dựng và
phát triển để trở thành tập đoàn lớn mạnh.
Song song với sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, ngành bảo hiểm
dầu khí đã có những bước phát triển để bắt kịp sự phát triển của ngành dầu khí
đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp mũi nhọn này phát triển. Từ 1986 kể từ khi

tìm thấy dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam cũng là khi bảo hiểm dầu khí xuất
hiện ở Việt Nam đến nay bảo hiểm dầu khí đã có những bước tiến bộ đáng kể đặc
biệt 1996 khi công ty Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam kinh doanh ra đờivà kể từ
1993, thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể.
STT Năm Phí (triệu USD)
1 1995 17.341
2 1996 9.8
3 1997 6.51
4 1998 5.7
5 1999 3.67
Năm 1995 xảy ra rủi ro đâm va vào đường ống dẫn khí ở ngoài khơi Vũng
Tàu gây thiệt hại 2 triệu USD
Năm 1996 xảy ra tổn thất đường ống dẫn dầu thiệt hại550,000 USD.
Năm 1997 xảy ra tổn thất thiết bị kẹt trong giếng khoan (JVPC)thiệt
hại70,000 USD.
Năm 1998 xảy ra ba vụ tổn thất do tắc nghẽn thiết bị giàn khoan của JVPC,
tổng thiệt hại là1750,000 USD.
Năm 1999 xảy ra sự cố giàn khoan Tam Đảo, tổng thiệt hại là 31400 USD,
vụ đứt dây xích neo số một phao nổi “Calm Body” mỏ Đại Hùng là 51700 USD.
Như vậy từ 1995 đến 1999 mức phí thu từ bảo hiểm dầu khí giảm dần đi đôi
với nó là những tổn thất xảy ra cũng có xu hướng giảm tương đối từ 1996 –1999
có xu hướng ổn định.
Tình hình bảo hiểm dầu khí ở Việt Nam năm 2000:
.Thị trường khai thác:
Năm 2000 ngoài việc tái tục hợp đồng bảo hiểm cho những khách hàng
truyền thống như xí nghiệp liên doanh VietsoPetro, JVPC, Petronas carigali,
BP&PVGC…, các công ty bảo hiểm Việt Nam đặc biệt là PVIC và Bảo Việt đã
cố gắng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm có chất lượng
cao cho các nhà thầu trong nước và nước ngoàinhư bảo hiểm khống chế giếng,
trách nhiệm đối với người thứ ba, và thiết bị cho công ty giám sát hợp đồng phân

chia sản phẩm thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam khoan thăm dò giếng PV –
103 –HOL –1X tại lô 103, công ty liên doanh dầu khí Cửu Long khoan thăm dò
giếng Sư Tử Đen – 1X tại lô 15.1 bảo hiểm xây dựng lắp đặt cho dự án cải tạo
nâng cấp giàn RBDPA của petronas carigali MODUN nhà ở và tàu chứa nổi
“VSPI ” vừa mới mua của xí nghiệp liên doanh VSP với trị giá 83 triệu USD.
PVIC và Bảo Việt hợp tác có từ 1996 trong lãnh vực bảo hiểm dầu khí và nắm
giữ quyền chủ động trong lãnh vực khai thác và cấp đơn bảo hiểm cho hầu hết
các công ty dầu khí nước ngoài, công ty liên doanh dầu khí đang có hoạt động
thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam cũng như các công ty
thành viên của PetroVietnam.
Chỉ có một vài đơn lẻ tẻ là do các công ty bảo hiểm khác cấp. Theo số liệu
thống kê sơ bộ tổng phí nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí của thị trường năm 2000 tính
theo năm tài chính ước đạt khoảng 4.472 triệu USD tăng gần 22% so với cùng kì
năm trước.
Tổn thất và giám định:
Năm 2000 xảy ra 5 sự cố tổn thất phát sinh có liên quan đến đơn xin bảo
hiểm của hai năm nghiệp vụ 1999 – 2000 trong đó có ba sự cố thuộc năm nghiệp
vụ 1999 với tổng bồi thường ước tính 6 triệu USD. Sự cố lớn nhất xảy ra ngày
3/2/2000 là thiệt hại hệ thống khớp nối trên phao đơn số ba dùng để neo tàu chứa
dầu Ba Vì được bảo hiểm theo đơn trọn gói của VSP thời hiệu 1999/2000 với số
tiền bồi thường ước tính trên 4,6 triệu USD.
Tiếp theo là những sự cố như :
Thiệt hại thiết bị do mắc kẹt trong giếng khoan của nhà thầu JVPC với số
tiền đã bồi thường là 716777 USD (U/Y 2000). Hư hỏng máy móc của động cơ
khí trên giàn nén nhỏ của xí nghiệp liên doanh VSP, sự cố giếng phụt khí của nhà
thầu Moeco trong khi đang khoan thăm dò tại thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam
với số tiền khiếu nại ước tính khoảng 800.000 USD tính trên cơ sở 100% quyền
lợi (U/Y 1999) nhưng rất may là không có thiệt hại về con người, tài sản và thiệt
hại cầu tàu trên sông Thị Vải do va chạm với tàu trở cát.
Trong năm 2000 PVIC và Bảo Việt đã giải quyết bồi thường gần 1 triệu

USD bao gồm cả chi phí giám định cho xí nghiệp liên doanh VSP đối với hai vụ
tổn thất sụt chân đế giàn tự nâng Tam Đảo và thiệt hại đường ống mềm trên phao
neo đơn số 3 thuộc đơn bảo hiểm trọn gói và hàng hải thời hiệu 1998/1999.
Tính đến nay tổng số tiền bồi thường chưa giải quyết của nghiệp vụ dầu khí
trong năm nghiệp vụ 1997, 1998 và 1999 còn khoảng 8 triệu USD, tỉ lệ tổn
thấttrung bình trong sáu năm từ 1995 – 2000 vẫn ở mức khả quan 37,69%.

×