Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI LUẬN về DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG nền KINH tế hội NHẬP dưới góc độ MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.08 KB, 9 trang )

BÀI LUẬN VỀ DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ HỘI
NHẬP DƯỚI GÓC ĐỘ MARKETING
Như chúng ta đã biết, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội
nhập vào nền kinh tế thế giới và được đánh giá trong tương lai gần sẽ sớm trở
thành cường Quốc có nền kinh tế phát triển như lời nhận xét của một chuyên gia
kinh tế " Việt Nam sẽ là con Rồng kinh tế của thế giới " Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện một tầng
lớp công dân mới, có trình độ quản lý, có tham vọng làm giầu, có chí hướng và
lòng nhiệt huyết, có quyết tâm vượt khó khăn gian khổ để vươn lên, để khẳng
định mình, đó chính là các Doanh nhân những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt
Nam.
Doanh nhân Việt Nam họ đang dần trở thành lực lượng đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế hội nhập, chính họ là những người tiên phong tạo ra của
cải cho xã hội, là ngòi nổ tạo động lực cho nền kinh tế phát triển, đồng thời họ
cũng là những người đi đầu khai phá con đường đầy những chông gai vất vả để
rồi tự rút ra các bài học kinh nghiệm tạo ra những bước đi vững chắc hơn cho
tương lai, có thể nói rằng trong giai đoạn hiện nay Doanh nhân Việt Nam đã có
sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tìm hiểu đặc điểm của
Doanh nhân Việt nam sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát về họ, thông
qua đó tìm ra các điểm mạnh, các điểm yếu của họ, từ đó rút ra các bài học kinh
nghiệm, các bài học thực tiễn khách quan, góp phần cho sự phát triển chung cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về một số đặc
điểm cơ bản của Doanh nhân Việt Nam cụ thể gồm một số đặc điểm sau:
- Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh


- Tính đổi mới, sáng tạo (Đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động
khếch trương.....)
- Tính chủ động, tiên phong, đi trước đối thủ trong hoạt động kinh doanh,
tiên phong trong việc tung ra các sản phẩm mới


.
1. Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh :
Qua các nghiên cứu gần đây cho thấy những nhà lãnh đạo doanh nghiệp
thành đạt trong sản xuất kinh doanh mà đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh
tế thế giới hiện nay, đều có yếu tố chấp nhận rủi ro và gần như muốn có sự khác
biệt trong kinh doanh, làm chủ thị trường, điều tiết thị và mang lại hiệu quả cao
trong kinh doanh luôn song hành với việc chấp nhận rủi do cao trong kinh
doanh để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực
kinh doanh mà các doanh nhân đã có những quyết sách chấp nhận những rủi do
trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh.
Một trong những mặt hàng trong giai đoạn vừa qua có mức độ lợi nhuận
cao và cũng tạo nên nhưng cú rớt giá đến không lường đó là các doanh nghiệp
kinh doanh sắt thép xây dựng vào thời điểm giữa năm 2007 có thể nói rằng giá
vật liệu xây dựng đều đang ở mức bình thường thị trường sắt thép xi măng đều
được dự đoán sẽ giữ giá và thậm chí có dấu hiệu cung vượt xa so với cầu nếu
nhìn các mức giá về phôi thép và thép thành phẩm thế giới thì giá phôi thép
luôn ổn định (ở mức 320 - 340USD/tấn ) tại thời điểm này nhu cầu trong nước
vẫn cao nhưng giá thép tại các nhà máy có xu hướng giảm thậm trí một số nhà
máy còn phải xuất phôi sang thị trường trung quốc để sản xuất thép thành phẩm
và nhập về thị trường việt nam (nhãn mác vẫn là nhãn mác của nhà máy) để hạ
giá bán tạo tính ổn định và di trì sản xuất, trước tình hình trên, một số doanh
nghiệp sản xuất lớn như công ty gang thép Thái Nguyên, công ty thép Việt úc
Công ty thép Việt Hàn... lại có những cách đi riêng một trong những trong
những biện pháp của họ là tiếp tục cho sản xuất và vẫn di trì mức nhập phôi
thép từ thị trường nước ngoài về mặc dù vốn đầu tư để sản xuất và kinh doanh
2


thép cực kỳ lớn, vì vậy nếu vẫn chỉ sản xuất mà không tiêu thụ được sản phẩm
hoặc mức tiêu thụ chậm, thì nguy cơ lỗ nặng và thậm trí là phá sản là rất lớn, tại

thời điểm này báo chí liên tục đưa ra các phân tích dự báo nhận định và nhiều
báo còn mạnh dạn đưa ra các nhận xét mang tính dự báo nguy cơ phá sản của
một số doanh nghiệp sản xuất thép lớn trong nước. Vấn đề đặt ra ở đây là tại
sao các Doanh nghiệp hay các nhà Lãnh đạo các doanh nghiệp lại vẫn kiên trì
với việc vẫn tiếp tục sản xuất và thậm trí còn không cần phải bán hàng với số
lượng lớn mà chỉ cần bán mang tính cầm chừng không có các động thái quảng
bá hay khuyến mại hạ giá bán.... Phải chăng họ đang tính toán và kỳ vọng cục
diện sẽ thay đổi, giá thép thế giới sẽ tăng và kéo theo đó là sự tăng giá thép
mang tính đột biến, đây quả thực là những tính toán rất khó khẳng định đúng sai
mang tính rủi ro cao vì nếu thị trường không thay đổi hoặc chậm thay đổi thì
nguy cơ phá sản của một số nhà máy là rất cao. Tuy nhiên quả thực điều kỳ diệu
đã đến cuối năm 2007 và đặc biệt sang đầu năm 2008 giá phôi thép và giá thép
thế giới liên tục tăng và tăng một cách đột biến dẫn đến giá thép thành phẩm
trong nước tăng đột biến từ 8.000đ/kg, đã liên tục tăng 12.000đ/kg rồi đỉnh
điểm vào tháng 5/2008 tăng lên tới 19.000đ/kg, sự tăng giá đột biến này đã đưa
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép lên ngôi tạo ra doanh thu và lợi
nhuận nhảy vọt, điều này khẳng định các doanh nghiệp, Doanh nhân việt nam
trong giai đoạn hội nhập đã giám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh và họ đã
được đền đáp và khi chấp nhận rủi ro cao thì nếu thành công họ sẽ có lợi nhuận
cao. Tuy nhiên khi đã chấp nhận rủi ro thì cũng đồng nghĩa với việc cũng có thể
thua lỗ nặng và dẫn đến phá sản. Cũng với ví dụ trên vào giữa năm 2008 các
doanh nghiệp sản xuất thép đang hoan hỷ và nhiều doanh nghiệp đang hối tiếc
vì đã không giám chấp nhận rủi ro mà không sản xuất và nhập phôi thời điểm
thị đang đóng băng và họ đã thực hiện chính sách quyết tâm chờ đợt để có giá
thép cao hơn nữa họ tính toán và kỳ vọng trên cơ sở nền kinh tế Việt Nam đang
trong thời kỳ lạm phát cao chỉ số giá cả tiếp tục leo thang nhu cầu thị trường
vẫn cao và họ cũng đã chấp nhận rủi ro, đẩy mạnh sản xuất tăng sản lượng nhập
phôi bán hàng cầm chừng nhỏ giọt chờ giá thép tiếp tục đột biến với kỳ vọng
3



giá thép trong nước sẽ trên 22.000đ/kg. Tuy nhiên điều kỳ diệu đã không đến có
nhiều nguyên nhân làm giá thép không tăng giá trong đó có một yếu tố cực kỳ
quan trọng là Chính phủ đã tập trung dùng nhiều biện pháp hữu hiệu để chống
lạm phát trong đó có việc giãn tiến độ xây dựng một số dự án lớn hạn chế và
không giải ngân các công trình không trọng tâm. Bên cạnh đó là tình hình suy
thoát kinh tế thế giới cũng tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam lập tức làm
giá thép trong nước đang từ 19.000đ/kg chỉ trong 4 tháng cuối năm 2008 xuống
còn 12.000đ/kg và sang đầu năm 2009 chỉ còn 10.000đ/kg sự xuống giá này
đưa các nhà sản xuất kinh doanh thép gặp rất nhiều khó khăn và đặc biệt một số
nhà sản xuất đã thực sự gặp rủi ro cao, đó là lượng thép và lượng phôi nhập
khẩu vào giai đoạn cao đang nằm trong kho chưa bán được (do không muốn
bán) đã đẩy họ đến bờ vực thẳm một số doanh nghiệp vốn ít quy mô nhỏ có
nguy cơ phá sản, đây quả thực là điều không mong muốn, nhưng các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp hơn ai hết, họ hiểu rằng họ giám chấp nhận rủi ro trong kinh
doanh.
Qua nghiên cứu trên và một số các nghiên cứu về một số lĩnh vực kinh
doanh khác như lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kinh doanh hàng dệt may
kinh doanh hàng điện tử điện lạnh, hàng da gầy...... Cho thấy các doanh nghiệp
doanh nhân đều chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, mức độ thì có khác nhau, cụ
thể các doanh nghiệp lớn quy mô sản xuất lớn, vốn lớn thì họ giám chấp nhận
mức độ rủi ro cao hơn“Việt Nam hay bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào cũng đều
có chung đặc điểm rủi ro cao và hiện diện trong mọi lĩnh vực – Saga.vn” còn
đối với các doanh nghiệp nhỏ vốn ít thì giường như họ chọn mức độ rủi ro cũng
thấp hơn bởi lẽ nếu mạo hiểm quá thì lập tức sẽ dẫn đến phá sản.
Bên cạnh đó các Doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn hội nhập hiện
nay cũng đã ý thức được và tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh các mặt hàng
có tính công nghệ cao như nghành điện tử viễn thông, ô tô ....và giám chấp nhận
rủi ro cao khi phải cạnh tranh găy gắt với hàng hoá các nước phát triển đang
chiếm lĩnh thị trường Việt nam và thị trường thế giới, một vấn đề nữa là đã xuất

hiện ngày một nhiều các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, xây dựng được các
4


thương hiệu lớn, đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Các doanh nhân Việt
Nam cũng đã giám chấp nhận cạnh tranh một cách sòng phẳng với các doanh
nghiệp lớn của nước ngoài trong thị trường trong nước cũng như thị trường thế
giới. Vì vậy có thể nói rằng mức độ giám chấp nhận rửi ro trong kinh doanh của
các doanh nhân, doanh nghiệp Việt nam là tương đối cao đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, vốn lớn, còn đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ họ cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh
doanh như mức độ ở mức thấp hơn
2. Tính đổi mới, sáng tạo:
Có thể nói rằng trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt
như hiện nay hơn ai hết các doanh nhân, các doanh nghiệp Việt Nam họ luôn
hiểu rằng nếu không mạnh dạn, không nhanh nhạy trong điều hành sản xuất thì
lập tức sẽ bị các đối thủ canh tranh lấy mất thị trường và một trong những yếu
tố tối quan trọng đó là tính đổi mới sáng tạo, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đổi
mới mẫu mã chất lượng sản phẩm, đổi mới cách tiếp cận khách hàng, đổi mới
kênh phân phối sản phẩm, đổi mới hoạt động khếch trương.... Vì sao họ phải
đổi mới và sáng tạo, câu trả lời là nếu không đổi mới và nếu không cón sự sáng
tạo sẽ không có sự phát triển và sẽ không đủ sức cạnh tranh, vấn đề đặt ra ở đây
là đổi mới như thế nào và phải bắt đầu từ đâu trong doanh nghiệp. Nếu chúng ta
xem xét đến nguồn gốc phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam cho đến thời
điểm hiện tại ngoài một số doanh nghiệp lớn (dạng các tập đoàn) các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp được đào tạo bàn bản được tiếp cận với các mô hình quản lý
hiện đại thì cũng còn không ít các doanh nhân không được đào tạo cơ bản về
kiến thức quản lý, công nghệ, ngoại ngữ, thương mại quốc tế.... Mà đặc biệt là
các lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ mới hình thành phương pháp,
cách thức làm việc của họ thường dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của bản thân

việc tiếp cận với các mô hình quản lý hiện đại là tương đối hạn chế công tác tự
học và nhu cầu được đào tạo của họ nói chung là tương đối cao nhưng do nhiều
lý do khác nhau như bị giàng buộc về thời gian, sức ỳ trong tuổi tác hoặc tính tự
thoả mãn với bản thân đã làm cho họ đôi khi thiếu động lực để tiếp cận cái
5


mới, tuy nhiên nói như thế không phải họ không chăn trở đối với việc đổi mới
sáng tạo, đổi mới sáng tạo có khi không xuất phát từ những nguyên tắc bài bản
được trang bị trong trường lớp mà nó lại được bắt nguồn từ thực tiễn khách
quan để hiểu rõ thêm vấn đề này chúng ta nghiên cứa một vài mô hình hoạt
động của một số doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Một trong những doanh nghiệp được đề cập đến ở đây có thể nói là khá
khó khăn trong việc cạnh tranh tạo chỗ đứng trên thị trường đó là một doanh
nghiệp sản xuất cơ khí nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá doanh nghiệp
này đã tồn tại và có lịch sử phát triển từ những thập kỷ 70 sau khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường họ đã gặp muôn vàn khó khăn mà chủ yếu nằm ở chỗ ý
thức từ người công nhân đến lãnh đạo đều mang nặng tư tưởng của nền kinh tế
tập trung, bao cấp tuy nhiên vấn đề này đã nhanh chóng được khắc phục trước
vòng soái của cơ chế thị trường, lãnh đạo doanh nhiệp đã được thay đổi và bổ
xung kịp thời, tư tưởng của cán bộ công nhân đã đựợc nâng lên, các hàng hoá
sản xuất ra đã tiêu thụ được trong địa bàn tỉnh, thương hiệu từng bước được
củng cố và nâng lên. Tuy nhiên trong vài năm gần đây và đặc biệt khi Việt Nam
chính thức gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế Quốc tế thì các mặt hàng
chuyền thống của doanh nghiệp như máy cày, máy say sát, máy bơm nước..
đứng trước nguy cơ không còn đủ sức cạnh tranh với các hàng hoá cùng chủng
loại nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tràn vào, lý chính do mẫu mã hàng
ngoại nhập hấp dẫn hơn, tính năng tốt hơn công xuất cao hơn, giá cả hợp lý hơn
và một điều nữa là cách phân phối sản phẩm cũng như cách quản bá sản phẩm
của họ linh hoạt hơn, hấp dẫn hơn, độc đáo hơn, đã làm cho khách hàng lập tức

tin dùng và quay lưng lại với sản phẩm chuyền thống của doanh nghiệp, những
tưởng rằng doanh nghiệp cơ khí kia sẽ phải đóng cửa và sẽ dẫn đến phá sản, tuy
nhiên một thời gian sau có thể nói rằng như có một liều thuốc thần kỳ nào đó đã
đến với họ, họ đã đồng tâm hợp lực cải tiến công nghệ thay đổi cách làm đồng
thời tiến hành liên doanh với một doanh nghiệp khác ở tỉnh bạn để có thêm vốn
và mở rộng thị trường, qua tìm hiểu cho thấy họ đã tạo ra sức hấp dẫn, tạo ra sự
khác biệt bằng cách cải tiến công nghệ áp dụng mô hình cải tiến liên hợp "ba
6


trong một" ra đời sản phẩm mới vừa là máy cày vừa là máy gặt và vừa là máy
kéo phục vụ vận chuyển hàng hoá, giá thành hợp lý phù hợp với khí hậu và hạ
tầng kỹ thuật tại Việt nam, mức độ tiêu tốn năng lượng cũng được cải tiến (thay
vì dùng xăng trước đây chuyển sang dùng dầu) về cách phân phối sản phẩm,
vốn đầu tư và hình thước quảng bá họ đã liên doanh với một đơn vị ngoài tỉnh
(như trên đã nói) Doanh nghiệp này đã có thương hiệu và nhiều năm hợp tác với
họ và chính doanh nghiệp này đã thực hiện việc phôi phối sản phẩm theo
phương án thống nhất giá bán chuẩn cho các đại lý, yêu cầu các đại lý bán đúng
giá quy định hưởng triết khấu, bên cạnh đó việc khếch trương sản phẩm cũng
được thay đổi từ hình thức quảng cáo thông thường sang kết hợp quảng cáo trên
diện rộng và tổ chức PR một cách bài bản chính vì vậy liên doanh của hai doanh
nghiệp này đã tạo ra sự khác biệt so với mô hình cũ và thực tế họ đã gặt hái
được những thành công, xuất phát từ việc quá khó khăn và lòng quyết tâm mà
các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đã giám nghĩ giám làm, mạnh dạn đổi mới
công nghệ và cũng rất sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh
những phẩm chất đổi mới sáng tạo của một số doanh nhân, doanh nghiệp thì
cũng có những doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn những lúng túng khi tham
gia hội nhập và tính đổi mới sáng tạo dù cũng đã xuất hiện nhưng quá trình tổ
chức lại chưa mang lại hiệu quả như mong muốn điển hình như một số doanh
nghiệp da gầy xuất khẩu họ có lợi thế về xuất phát điểm như máy móc thiết bị

hiện đại, công nghệ tiên tiến nhưng khi sản xuất ra sản phẩm tung ra thị trường
và nhất là khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài lại gặp phải không ít trở
ngại bởi yếu tố mẫu mã, vốn, yếu tố quảng bá.... Như vậy có nói rằng các
doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam cho dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ họ
được đào tạo bàn bản hay chỉ qua kinh nghiệm thực tiễn, thì ở họ đều có những
đặc tính sáng tạo và sẵn sàng đổi mới để đạt được hiệu quả trong kinh doanh tuy
nhiên tính đổi mới sáng tạo đó có cao hay không có đạt được kết quả như mong
muốn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
3. Tính tiên phong, đi trước đối thủ:

7


Nói về tính chủ động tiên phong đi trước đối thủ trong hoạt động kinh
doanh đối với các doanh nhân, doanh nghiệpViệt Nam đây cũng là một vấn đề
lớn và tương đối phức tạp đối với các doanh nghiệp trong nước, nếu nghiên cứu
về vấn đề này vào những thập niên trước đây quả thực gần như các doanh
nghiệp chỉ tập trung sản xuất và tổ chức kinh doanh theo dạng hàng hoá sản
xuất ra phải đảm bảo chất lượng, ổn định các kênh phân phối, cố gắng hoàn
thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra....Vì vậy tính tiên phong, đi trước đối thủ của các
doanh nghiệp gần như chưa được rõ nét, nhưng kể từ khi nền kinh tế Việt Nam
hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì vấn đề tiên phong đi trước đối thủ trong
hoạt động kinh doanh đối của các doanh nhân, doanh nghiệpViệt Nam đã thay
đổi, sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp với quy luật, bởi vì nếu các doanh nhân
doanh nghiệp không chủ động tiên phong đi trước đối thủ trong hoạt động kinh
doanh thì sớm hay muội cũng sẽ bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh mất thị
trường. Tuy nhiên việc chủ động tiên phong đi trước đối thủ trong hoạt động
kinh doanh cũng là vấn đề không dễ thực hiện vấn đề này cũng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, quy mô, thương hiệu của doanh
nghiệp, tính dám nghĩ, dám làm, giám chịu trách nhiệm của các nhà lãnh đạo

doanh nghiệp ........Và một điều tất yếu là nếu doanh nhân, doanh nghiệp nào có
tính chủ động tính tiên phong đi trước đối thủ trong hoạt động kinh doanh thì sẽ
gặp những thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh. Một minh
chứng cụ thể trong giai đoạn hiện nay một số doanh nhân đang điều hành tổ
chức dẫn dắt doanh nghiệp hoạt động tương đối tốt nhưng họ vẫn luôn ý thức và
rất mạnh dạn tiên phong đi trước đối thủ mở rộng thị trường đa dạng hoá ngành
nghề kinh doanh, tiên phong, mạnh dạn thâm nhập vào thị trường thế giới và
họ đã thành công Ví dụ: ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai
Group là một trong những doanh nhân Việt Nam đã thực hiện thành công điều
đó. Từ một doanh nghiệp chưa được nhiều người Việt Nam biết đến, bằng bóng
đá ông đã gây dựng được danh tiếng của Hoàng Anh Gia Lai thành một thương
hiệu được biết đến không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và bước đầu
vươn ra thế giới. Hoàng Anh Gia Lai từ một Công ty chuyên kinh doanh gỗ đã
8


chuyển mình trở thành một Tập đoàn với giá trị tài sản ước tính cả tỷ USD. Tuy
nhiên tại thời điểm hiện tại theo các số liệu thống kê chưa nhiều các doanh
nhân, doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc chủ động tiên phong đi
trước đối thủ trong hoạt động kinh doanh như Hoàng Anh Gia Lai Group,
nhưng chúng ta tiên tưởng rằng với tính kiên trì, thông minh, quyết đoán, giám
nghĩ, giám làm, giám chấp nhận các rủi ro, luôn có tính đổi mới sáng tạo, chỉ
trong trong tương lai gần các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam sẽ thực hiện
tốt được tính tiên phong đi trước đối thủ.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thời báo Kinh Tế, Sài gòn tiếp thị;
- Tạp chí Doanh Nghiệp;


9



×