Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

báo cáo tác động của sự thoả mãn trong tiêu dùng đối với hạnh phúc trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.75 KB, 6 trang )

ĐỀ BÀI:
- Sự thỏa mãn (mức độ) của khách hàng Việt Nam khi mua và sử dụng các
sản phẩm/dịch vụ cao cấp (chủ yếu là hàng ngoại nhập như quần áo hàng hiệu, đồ
điện tử, điện thoại di động, cho con đi học trường quốc tế,...)? Tại sao?
- Mức độ thỏa mãn với cuộc sống nói chung của những khách hàng mua/sử
dụng hàng cao cấp? Tác động của sự thoả mãn trong tiêu dùng đối với hạnh phúc
trong cuộc sống? Tại sao?
BÀI LÀM
Chúng ta đều biết cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều thú vị và hành vi
của mỗi con người trong xã hội được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Nhu cầu
của con người là vô tận và việc thỏa mãn cũng như khai phá những nhu cầu của
con người là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn. Việc vận dụng các lý
thuyết marketing để nhằm đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng là
một trong những mục tiêu rất quan trọng của các nhà kinh doanh.
Kể từ khi đất nước chuyển từ chế độ tập trung, bao cấp trước đây sang nền
kinh tế thị trường. Nhu cầu của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể.
Nếu trong những năm đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX hàng hiệu hay sản phẩm , dịch vụ
cao cấp còn là một khái niệm khá xa lạ với người dân Việt Nam, chúng không
được tiêu dùng nhiều ở nước ta thì cho đến những năm gần đây việc tiêu dùng
hàng hiệu hay sản phẩm dịch vụ cao cấp lại đang trở nên khá phổ biến . Không
phải tự nhiên mà việc tiêu dùng các sản phẩm cao cấp lại xuất hiện ở Việt Nam
như vậy. Như chúng ta đều biết, theo lý thuyết của Maslow khi cuộc sống ngày
càng phát triển, đời sống vật chất của người dân đã tăng lên, sau khi đáp ứng được
những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, con người có xu hướng muốn thỏa mãn và
đáp ứng những nhu cầu ngày cảng cao hơn. Đây là một trong những ý thức rất tự


nhiên. Chính vì vậy việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ cao cấp của người dân Việt
Nam là một xu thế tất yếu. Sau nền kinh tế phát triển, thu nhập của một bộ phận
người dân Việt Nam đang tăng lên một cách đáng kể thì nhu cầu sử dụng sản
phẩm/dịch vụ cao cấp của họ cũng ngày càng tăng cao. Lúc này họ sử dụng hàng


hóa cao cấp một phần vì chất lượng của sản phẩm một phần vì muốn khẳng định
đẳng cấp của họ.
Sự thỏa mãn (mức độ) của khách hàng Việt Nam khi mua và sử dụng
các sản phẩm/dịch vụ cao cấp
Theo các nhà chuyên môn thì những loại hàng hoá cao cấp vốn nổi tiếng và
đắt tiền nhờ rất nhiều yếu tố như sản phẩm của những thương hiệu đã tồn tại hàng
trăm năm, có các yếu tố kĩ thuật, chất lượng đảm bảo tuyệt đối , có kèm theo
những yếu tố độc đáo như gắn thêm trang sức, phụ kiện đắt tiền hoặc được làm thủ
công…
Có hai yếu tố chính làm nên sự khác biệt của hàng hóa cao cấp đố là chất
lượng sản phẩm và khả năng nâng cao vị thế, khẳng định mình của khách hàng sở
hữu sản phẩm đó.
Bản chất lợi ích của sản phẩm/dịch vụ cao cấp mang lại là chất lượng cao,
đẹp và đôi khi còn mang tính khác biệt “không đụng hàng”, do đó nó làm cho
người sử dụng nó cảm nhận cao hơn về giá trị bản thân theo đúng nghĩa họ là
“thượng đế”.
Khách hàng tiêu dùng những sản phẩm hay dịch vụ cao cấp vì chất lượng
của nó đó cũng là một lí do rất đúng . Hàng hiệu đắt có phải là do chất lượng?
Điều đó chính xác. Chất lượng là yếu tố đầu tiên mà bất kì một nhà sản xuất hàng
hiệu nào cũng đều hướng tới. Đối với hàng hiệu, chất lượng lại đại diện cho uy tín
của thương hiệu. Độ bền của các sản phẩm hàng hiệu gấp 5 - 7 lần so với các sản
phẩm cùng loại. Hầu hết các sản phẩm hiệu thường được sản xuất bởi các nguyên
phụ liệu tốt nhất. Công nghệ sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo


nên một sản phẩm có chất lượng. Chỉ sai một chi tiết nhỏ, nhà sản xuất sẵn sàng
cho vào máy chém không cho xuất xưởng. Với những khách hàng này họ chú ý
đến chất lượng nên khi tiêu dùng họ được thoả mãn với chất lượng của hàng hoá
hay dịch vụ đó. Ở đây các nhà kinh doanh đã tập trung vào những khách hàng mục
tiêu của mình theo đúng quan điểm marketing, họ hiểu biết được chính xác nhu

cầu của khách hàng là chất lượng sản phẩm vì vậy mà khi họ cung cấp những sản
phẩm họ yên tâm vì chất lượng của sản phẩm đã được bảo đảm. Túi xách, dây
lưng, giày, dép, áo da... thì toàn bằng da thật. Quần áo thời trang cũng sử dụng vải
có chất lượng tốt nhất được nhập từ Anh, Ý... Chiếc áo Polo mua tại Mỹ, mặc
hàng năm trời vẫn không bị biến dạng hay nhạt màu. Đồng hồ được sản xuất ở
Thụy Sỹ. Mỹ phẩm hay nước hoa thì chẳng nơi nào tốt hơn Pháp. Một chiếc điện
thoại Vertu, ô tô cán qua, vẫn bình yên vô sự, đồng hồ Edox ném vào tường, nảy
ra như quả bóng, không để lại vết xước, áo da Esprit hơ trên lửa chỉ mềm thôi chứ
không cháy, bao giờ bạn nhìn thấy một chiếc túi Dunhill với nếp gấp mép nổi cục
chưa? Dunhill cũng giống như Louis Vuitton, Porsche Design, Bally, Aigner,
Salvatore Ferragamo, Guy Laroche... đều mài mỏng những miếng da ở mép gấp,
sau đó mới cho may, nên không dễ phát hiện ra vết khâu ở góc này có gì khác biệt.
Tất cả những điều đó cũng đủ nói lên chất lượng của hàng hiệu. Hay khi họ sử
dụng những dịch vụ cao cấp như cho con học ở những trường quốc tế họ cũng
thấy chất lượng của các dịch vụ đó. Và họ thoả mãn. Nhưng có lẽ phần lớn các
khách hàng tiêu dùng hàng hiệu vì thương hiệu của nó, vì muốn khẳng định đẳng
cấp của mình.
Giá thành hàng hiệu thường đắt gấp nhiều lần so với các nhãn hàng khác,
nhưng đó cũng là điều dễ hiểu và xứng đáng vì chất lượng và thương hiệu của
chúng thì không có nhãn hàng nào có thể so sánh được.
Đắt vì chất lượng: chất lượng là yếu tố đầu tiên mà bất cứ một nhà sản xuất
hàng hiệu nào cũng đều hướng tới. Độ bền của các sản phầm hàng hiệu gấp 5-7
lần so với các sản phẩm cùng loại vì chúng đươc sản xuất bởi các nguyên phụ liệu


tốt nhất. Công nghệ sản xuất cũng rất hiện đại và công phu, chỉ sai một chi tiết
nhỏ, nhà sản xuất sẵn sàng cho vào máy chém không cho xuất xưởng.
Đắt do giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu có thể hiểu bao gồm tất cả
các chi phí để xây dựng thương hiệu. các nhà sản xuất hàng hiệu đã bỏ ra những
khoản ngân sách khổng lồ đề xây dựng và quảng bá nhãn hiệu. tất cả những chi

phí đó đều được tính vào giá thành sản phẩm nên đắt là điều tất yếu.
Doanh nhân sử dụng hàng hiệu như một cách để khẳng định giá trị và đẳng
cấp của mình với đối tác vì vậy dù cho giá cả của các nhãn hàng hiệu không hề rẻ,
họ vẫn không ngần ngại đầu tư.
Một bộ cánh chừng vài triệu đồng, một chiếc đồng hồ cả ngàn đô…xem ra
là những thứ trên trời với người lao động bình dân nhưng lại chính là những yếu tố
không kém phần quan trọng giúp doanh nhân tự tin trước các đối tác(chủ yếu là
người nước ngoài) rằng mình cũng là người biết hưởng thụ cuộc sống và có khả
năng trở thành đối tác có địa vị xứng tầm. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào
thành công trong công việc kinh doanh.
Đối với thế hệ 8x, thu nhập không phải là mối bận tâm hàng đầu, bởi vì dù
kiếm được ít hay nhiều tiền thì họ vẫn ném phần lớn số tiền lương vào quần áo đắt
tiền. Hàng xa xỉ được coi là công cụ thể hiện đẳng cấp một cách hiệu quả nhất đối
với thế hệ trẻ.
Cơn khát sản phẩm hàng hiệu của giới trẻ thực ra chẳng phải là hiện tượng
mới mẻ hay bí mật trong một nền kinh tế đang bùng nổ, điều gì tạo nên làn sóng
“nghiện” hàng hiệu? “Ở châu Á hiện đại, trang phục trên người bạn thể hiện đẳng
cấp xã hội”, Ông Chadha, một chuyên gia marketing tại Hong Kong, khẳng định.
“Làm thế nào để biến một tài khoản ngân hàng lớn thành sự tôn trọng của xã hội?
Hãy bước vào thế giới của những thương hiệu xa xỉ với những logo không lẫn vào
đâu được. Chúng chính là dụng cụ để bạn cho thế giới biết khả năng tài chính của
bạn”. “Của cải chính là phát ngôn viên của thời trang”, Chadha nói. “Vị trí của bạn


trong xã hội được thể hiện qua bộ trang phục hiệu Chanel và đồng hồ Rolex”.
Mức độ thoả mãn đối với cuộc sống nói chung và tác động của sự thoả mãn
trong tiêu dùng với hạnh phúc cuộc sống:
Đối với những người có thu nhập cao và rất cao sẽ có mức độ thoả mãn lớn
nhất khi tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ cao cấp. Những người này luôn đạt được
độ thoả dụng tối đa (nhu cầu được thoả mãn hoàn toàn) khi sử dụng bất cứ sản

phẩm/dịch vụ cao cấp nào bởi khả năng tài chính của họ cho phép không phải hy
sinh độ thoả dụng của các sản phẩm/dịch vụ cao cấp khác. Họ luôn cảm thấy hài
lòng và hạnh phúc khi không phải lo lắng bất cứ điều gì liên quan đến tiền bạc và
có thể dùng tiền, rất nhiều tiền để thoả mãn tất cả/hoặc gần như các nhu cầu của
mình.
Đối với những người có thu nhập tương đối cao việc tiêu dùng các
SP/DVCC vừa để khẳng định mình, để thoả mãn nhu cầu bản thân, để phục vụ
công việc, hay đơn giản chỉ là chạy theo xu hướng mới … tuy nhiên mức độ thoả
mãn của nhóm này cũng chỉ tương đối (nhu cầu được thoả mãn một phần) vì nếu
tiêu dùng nhiều sản phẩm/dịch vụ cao cấp, họ sẽ không còn tiền để để sự dụng cho
mục đích khác, thậm chí họ không đủ khả năng chi trả cho những hàng hiệu/dịch
vụ thực sự cao cấp. Nhìn chung, sự thoả mãnh trong tiêu dùng khiến họ tương đối
hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống.
Đối với những người có mức thu nhập trung bình thì việc tiêu dùng hàng
hiệu, sản phẩm/dịch vụ cao cấp sẽ làm họ phải hy sinh rất nhiều những nhu cầu
tiêu dùng khác. Do đó, tác động của sự thoả mãn trong tiêu dùng đối với hạnh
phúc trong cuộc sống của họ là rất ít.
Kết luận
Qua Môn học Quản trị Marketing nói chung và qua nghiên cứu một số vấn
đề liên quan đến sự thoả mãn của người Việt Nam khi mua và sử dụng hàng hiệu,


sản phẩm/dịch vụ cao cấp nói riêng, tôi hiểu rõ được xu hướng tiêu dùng của
người Việt Nam cũng như hiểu được từng mức độ thoả mãn nhu cầu của họ. Do
vậy, đứng trên góc độ là người tiêu dùng «ưa chuộng hàng hiệu», tôi thấy mình có
thêm nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong việc xây dựng một chiến lược marketing
đúng đắn và có hiệu quả cao cho phân khúc thị trường sản phẩm/dịch vụ cao cấp ở
Việt Nam./.




×