Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

DOANH NHÂN VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ dưới góc độ MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.07 KB, 9 trang )

DOANH NHÂN VIỆT NAM ĐÁNH GIÁ DƯỚI GÓC ĐỘ MARKETING

Trước đây người ta hiểu Doanh nhân là “con buôn”, Doanh nhân là “Người
làm nghề kinh doanh”, “Người có nhiều tiền” hay “Người có nhiều mánh lới, thủ
đoạn”. Như vậy, đâu đó vẫn là hiểu hết sức sai lệch về Doanh nhân.
Kể từ đầu thập kỉ 90 khi nền kinh tế được chuyển sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình đổi mới, sự ra đời của Luật Công
ty và Luật Doanh nghiệp, tầng lớp Doanh nhân mới được công nhận như một tầng lớp
xã hội mang sứ mạng quan trọng và vẻ vang.
Vai trò của doanh nhân ngày càng được khẳng định và coi trọng, với những
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên cho đến
nay, chúng ta vẫn chưa đưa ra được một quan niệm thật sự rõ ràng, thống nhất thế nào
là “Doanh nhân”?.
Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa doanh nhân là người làm nghề tổ chức
sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho thị trường, đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng. Doanh nhân xuất hiện và tồn tại trong lịch sử loài người
cùng với sản xuất hàng hoá và thị trường.
Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), doanh nhân là người chủ chốt trong việc
quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ
đông, các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm
soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc). Hiểu
theo nghĩa rộng, doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp hoặc
làm công việc quản trị doanh nghiệp, là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh
doanh, có kỹ năng và kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Vai trò
chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển doanh
nghiệp để làm ra hàng hoá dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người
dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và đóng góp cho xã hội.
Trong bức thư gửi doanh nhân ngày 13/10/1945 (điểm mốc để ngày 13/10 hàng
năm trở thành ngày doanh nhân). Hồ Chủ tịch đã dùng chữ “giới công thương”, với đại
từ trân trọng nhất là “các ngài”.
-1-




Vậy doanh nhân Việt nam, họ là ai?
Khi nói đến doanh nhân, thường chúng ta hình dung ra những vị giám đốc, sang
trọng với cà vạt, cặp da, xe hơi đắt tiền với những cuộc đàm phán hợp đồng hàng triệu
đô la…
Nền kinh tế thị trường đã chuyển động rõ nét hơn 10 năm nay, tuy vậy, nền
kinh tế non trẻ cũng đã kịp tạo ra cho chúng ta thế hệ doanh nhân. Họ đang tạo ra
những hoạt động kinh tế có thật, tạo ra những thành tích, những mối quan hệ thương
mại được phát triển rộng khắp thế giới.
Có thể phân loại Doanh nhân Việt theo 3 nhóm sau đây:
Thứ nhất: Là đội ngũ khá đông đảo những người đang điều hành chiến lược
các Doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần. Đó là những người không bỏ
tiền ra mở doanh nghiệp, nhưng được tổ chức, các cổ đông giao trọng trách điều hành
doanh nghiệp. Họ phải chịu trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cổ đông về đồng vốn
mà mình quản lý, về khối tư liệu sản xuất mà trên thực tế, nó vẫn đang chiếm một tỷ
trọng rất lớn trong đời sống kinh tế Việt Nam. Đối chiếu với định nghĩa, chính xác họ
là những doanh nhân, tuy họ không phải là ông chủ hoàn toàn của doanh nghiệp.
Thứ hai: Là những người thành công trong nghề tổ chức sản xuất kinh doanh
nhỏ, cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho thị trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Họ là những người bỏ tiền ra thành lập doanh nghiệp của mình. Tự nghiên cứu nhu
cầu của thị trường và bằng khả năng của mình để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị
trường. Họ thường có một vị trí, thương hiệu riêng gắn liền với đặc tính sản phẩm,
dịch vụ của mình.
Thứ ba : Là các nhà kinh doanh chuyên nghiệp hoặc bắt đầu có chất lượng
chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, làm việc cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, thậm chí có những người đã vươn tới vị trí điều hành tại các Doanh
nghiệp lớn. Đây là lực lượng có năng lực chuyên nghiệp tốt nhất nếu xét theo tiêu
chuẩn hội nhập ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt trong đội ngũ này là những người kinh
doanh tài chính dưới hình thức là các nhà môi giới, các nhà tư vấn tài chính, những

người buôn bán các sản phẩm của nền kinh tế trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

-2-


Doanh nhân Việt Nam thành đạt là sự tổng kết của Tâm – Tài – Trí – Dũng, đó
là phẩm chất của doanh nhân.
Người xưa đã dạy: chữ Tâm đi liền chữ đức (sống vì người khác), điều đó được hiều là
người có khả năng lãnh đạo, trung thực, không tham lam cá nhân, sòng phẳng và biết
ơn hơn người thường. Bên cạnh đó là người tin tưởng trong liên kết làm ăn, đối đãi
khách hàng, cư xử đồng nghiệp.
Có Tài thì có tầm (nhìn xa trông rộng), có nghĩa: chăm chỉ, trách nhiệm hơn người,
lòng say mê, tính linh hoạt, ứng biến, kết hợp các sức mạnh và nguồn lực.
Có Trí thì có lực (có trình độ, tự đào tạo nâng cao), có nghĩa: tinh thông và tự tin, biết
điều.
Có Dũng thì có khí tiết (chí khí – sẵn sàng mạo hiểm có tính toán), có nghĩa: biết chấp
nhận mạo hiểm, rủi ro; Có lòng quyết tâm và khát khao thành công; Dũng cảm, không
bao giờ thoả mãn, theo đuổi đến cùng; Thông minh, sáng tạo – giàu ý tưởng khác lạ,
độc đáo; Sáng tạo tiên phong:

nhảy vọt về công nghệ, sản phẩm mới; Sáng tạo gia

tăng: thay đổi, cải tiến sản phẩm; Quyết đoán và biết lựa chọn cơ hội
Từ những đặc điểm chung của doanh nhân Việt Nam nêu trên, tôi thấy, trên
thực tế những hình ảnh của doanh nhân đất Việt đã ghi lại trong lịch sử một đội ngũ
doanh nhân Việt trẻ, dám nghĩ dám làm, và mang đậm những phẩm chất đặc trưng của
một đội ngũ các doanh nhân trẻ hiện đại, đó là:
Biết chấp nhận mạo hiểm, rủi ro: Trong kinh doanh không phải lúc nào cũng
thắng, thắng và thắng, chúng ta phải chấp nhận rủi ro.
Đúng vậy, kinh doanh có thắng lợi và có rủi ro, bất kỳ doanh nhân nào cũng

hiểu rõ và thừa nhận điều này, như thừa nhận kinh tế thị trường là phải cạnh tranh
Do hoàn cảnh lịch sử, đội ngũ doanh nhân Việt Nam hình thành chưa lâu. Phần
lớn không được đào tạo bài bản, lại chưa có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế tiên tiến
của thế giới. Nhưng ý chí làm giàu đã thôi thúc doanh nhân Việt dấn thân vào con
đường kinh doanh - có tiếng reo vui của đồng tiền nhưng cũng có vực thẳm của rủi ro
và thất bại. Một ngàn nẻo đường kinh doanh là cả ngàn nẻo đường mạo hiểm. Nhưng
mạo hiểm phải đi cùng sáng tạo. Sáng tạo - đó chính là tố chất của các trí thức.

-3-


Kinh doanh giống như một cuộc rượt đuổi rủi ro và lợi nhuận. Doanh nhân là
người thụ hưởng nhiều và cũng chịu rủi ro nhiều từ cuộc rượt đuổi này. Tuy nhiên, nói
về doanh nhân không thể chỉ nói đến cuộc rượt đuổi mà phải nói đến sự đóng góp của
họ cho xã hội. Những giá trị vật chất do doanh nhân làm ra cũng có thể sánh như
những giá trị tinh thần mà các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà chính trị... mang
lại cho xã hội. Đó còn là do, họ là những người: Thông minh, sáng tạo – giàu ý
tưởng khác lạ, độc đáo.
Với Việt Nam - một đất nước mới bắt đầu hội nhập, thương trường khốc liệt.
Kiến thức kinh doanh còn quá nhiều lỗ hổng … Nhưng bối cảnh thị trường đã có,
không còn con đường nào khác là phải mạnh dạn xâm nhập. Vừa vật lộn với khó khăn,
thách thức, các doanh nhân Việt vừa chớp mọi cơ hội để nạp kiến thức. Chính trong
môi trường kinh doanh mới mẻ và ẩn chứa nhiều cạm bẫy, mỗi doanh nhân đã lựa
chọn được những lối đi riêng - những con đường chưa có ai qua, táo bạo và bất ngờ.
Về quan điểm cá nhân tôi cũng không đánh giá cao tính đổi mới sáng tạo trong việc
thiết kế và xúc tiến bán sản phẩm của DNVN. Có một đặc điểm chung thường thấy
của các sản phẩm trong nước là mẫu mã còn xấu, chất lượng chưa tốt, giá thành còn
cao và chế độ hậu đãi còn kém. Ví dụ như sản phẩm là đồ chơi dành cho trẻ em, được
phân cấp thành 2 dòng chính, những sản phẩm thấp cấp thường có xuất xứ từ Trung
Quốc và được sản xuất bằng nhựa tái sinh (một loại rác) giá thành rất rẻ (có khi tính

theo kg), đây là loại sản phẩm có thị phần lớn nhất do mẫu mã đa dạng, phong phú và
phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân; dòng sản phẩm thứ hai là đồ chơi cao cấp
thường có xuất xứ từ Châu Âu, hoặc hàng Trung Quốc cao cấp có hình thức rất đẹp,
được sản xuất bằng nhựa sạch và đảm bảo các yêu cầu về khoa học, vệ sinh môi
trường. Tuy vậy dòng sản phẩm này hầu như chỉ dành cho bộ phận người tiêu dùng có
thu nhập cao và có nhận thức nhất định về sản phẩm. Qua việc mua và quan sát các
sản phẩm đó tôi có nhận xét rằng đó là loại sản phẩm không quá phức tạp để sản xuất,
hoàn toàn các DN VN có thể làm được bằng nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên
để tìm thấy sản phẩm made in Viet nam trên thị trường thì có lẽ là phải mất rất nhiều
thời gian. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ, còn rất nhiều loại hàng hóa khác gặp phải tình trạng
tương tự như trên.
Đối với việc phát triển kênh phân phối, trước đây hầu như các DN đều thực hiện trực
tiếp việc bán hàng thông qua các đại lý (thậm chí một số DN còn tự mở luôn cửa hàng
-4-


và trực tiếp bán), đây là phương thức bán hàng cũ và kém hiệu quả. Trong khoảng 10
năm trở về đây cũng đã xuất hiện các nhà phân phối, tuy nhiên số lượng cũng như mức
độ chuyên nghiệp chưa cao. Hiện tại ở Việt Nam do số lượng các DN nhỏ chiếm tỷ
trọng lớn, hầu hết có hoạt động SXKD thiếu chuyên nghiệp và tiềm lực tài chính kém
nên việc phát triển các kênh bán rất khó khăn. Bên cạnh đó hầu như việc phân phối chỉ
hoạt động trong Viet nam, chưa có sản phẩm nào của Việt Nam được phân phối bởi
các hàng phân phối danh tiếng trên thế giới.
Việc sử dụng các công cụ marketing qua phương tiện truyền thông đại chúng như báo,
phát thanh, truyền hình đã được các DNVN sử dụng từ lâu, tuy nhiên trong vài năm trở
lại đây thì việc thiết kế các chương trình quảng cáo mới được thực hiện chuyên nghiệp
hơn. Trước đây và thi thoảng ngay hiện tại vẫn có những chương trình quảng cáo trên
truyền hình của một số DN rất phản cảm, gây ức chế và mất thiện cảm cho người xem.
Bên cạnh đó công cụ marketing hiệu quả là PR cũng chỉ mới được chú trọng trong thời
gian gần đây. Trong điều kiện dân trí của Viet nam còn chưa cao, thông tin về các sản

phẩm còn tương đối mơ hồ thì công cụ PR rất hữu ích, có thể thông qua tổ chức sự
kiện, thông cáo báo chí, truyền thông sẽ đưa thông tin về sản phẩm dến với người tiêu
dung một cách tự nhiên hơn, gây được hình ảnh ấn tượng hơn.
▪ Theo quan điểm cá nhân của tôi thì người Việt Nam có tính sáng tạo rất cao, nhanh
nhạy với cơ hội và rất thông minh. Tuy nhiên có một số vấn đề về phát triển kinh tế
trong quá khứ đã ảnh hưởng đến các phẩm chất tốt đẹp này. Trong thời kỳ kinh tế bao
cấp, sản xuất kinh doanh theo kế hoạch thì hầu như tính sáng tạo chỉ có ở khối tiểu
thương, còn lại ở khối doanh nghiệp quốc doanh dều thực hiện sản xuất theo định mức
có sẵn. Sang đến thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường với việc nhiều thành phần
kinh tế tham gia vào thị trường thì tính sáng tạo được nâng cao và tập trung ở khối các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy vậy do còn một số hạn chế từ lãnh đạo các cơ
quan công quyền như tham nhũng, thủ tục hành chính rườm rà, đặt lợi ích cá nhân là
điều kiện để làm việc nên một số DN có nhiều sang tạo, biết nắm bắt cơ hội nhưng khi
tiến hành thực hiện dự án thì lại vấp phải những rào cản đó. Theo tôi thì chỉ khi chính
phủ có những thay đổi triệt để về bộ máy quản lý như là cơ chế, đường lối, nhân lực…
thì mới có thể giúp DNVN đạt được những thành công ở tầm cao mới.
Trên đây là một số quan điểm của tôi, tự tôi nhận thấy rằng những quan điểm này là
hơi cực đoan. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ rằng các doanh nhân Việt Nam hoàn toàn có thể
-5-


định vị được vị thế của mình trên bản đồ kinh tế toàn cầu, mà để làm được điều đó cần
phải có cuộc thay đổi lớn về tư duy lãnh đạo đất nước, chiến lược phát triển kinh tế và
đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý của chính phủ.

Sau những thành công được đánh đổi từ khó khăn gian khổ, ta có thể nhận ra ở
các Doanh nhân Việt khả năng tự tin vào bản thân, dám nghĩ dám làm, tiên phong,
đi trước đối thủ trong kinh doanh. Hằng năm lại có thêm nhiều vòng nguyệt quế được
quàng lên cổ các doanh nhân tiêu biểu - những người có thành tích xuất sắc trong kinh
doanh, có ảnh hưởng đến toàn xã hội. Để có được vinh quang đó, con đường mà họ đã

qua chưa bao giờ trải toàn hoa hồng, trái lại, đó là con đường chông gai - của mồ hôi,
nước mắt và nụ cười. Đã có rất nhiều các ông chủ trải qua rất nhiều lần thất bại để mới
có được thành công. Sau mỗi lần thất bại, họ tự rút ra những kinh nghiệm, vượt qua
khó khăn, bộc lộ rõ bản lĩnh doanh nhân. Mỗi người sẽ tự biết làm thế nào để đến đích
và có đủ kiên nhẫn để đi tiếp sau những thất bại.
Doanh nhân Việt ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát
triển nền kinh tế thị trường của đất nước. Trước đổi mới, nước ta không thực sự có
doanh nghiệp và doanh nhân, mặc dù có tồn tại các xí nghiệp quốc doanh và các cơ sở
sản xuất, buôn bán nhỏ của lớp người được gọi chung là tiểu thương, tiểu chủ. Công
cuộc đổi mới mở ra thời vận mới cho các doanh nghiệp quốc doanh và nhất là dân
doanh, cho sự ra đời của lớp doanh nhân mới Việt Nam. Lớp doanh nhân Việt đã chủ
động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước trong
những năm qua. Tuy nhiên, cả nước mới có khoảng 60.000 doanh nghiệp, bình quân
hơn 1.000 người dân mới có 01 doanh nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với mức 50 người
dân có 01 doanh nghiệp ở các nước khác.
Doanh nhân Việt được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, có tinh
thần yêu nước và tự tôn dân tộc. Khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp
dân doanh ở độ tuổi dưới 45. Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí
dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân.
Trong điều kiện cơ chế thị trường còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống hỗ trợ doanh
nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp dân doanh còn bị phân biệt đối xử và phải cạnh
-6-


tranh không cân sức với các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp nước ngoài,
các doanh nhân Việt Nam đã thực sự có ý chí, tinh thần doanh nghiệp cao thượng trên
thương trường, để tạo nên sức bật cho hàng ngàn doanh nhân vươn lên và thành công
qua quá trình vật lộn và mở mang sự nghiệp kinh doanh.
Để cho doanh nhân Việt Nam hình thành và phát triển, chúng tôi nghĩ rằng phải có
tổng thể các giải pháp, ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một số giải pháp được cho là cơ

bản nhất.
Giải pháp về chính trị
Muốn cho doanh nhân Việt Nam chứng tỏ được tài năng, đạo đức của họ cần phải xây
dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước phâp quyền XHCN. Nhà nước phải là
người đại diện quyền lợi cho toàn xã hội, là người điểu chình các lợi ích chính đánh
cho mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế. Từ đó Nhà nước phải ban hành các văn bản
pháp luật, có những chính sách công bằng, hợp lý để giúp cho doanh nhân được tự do
“cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Pháp luật cần
chặt chẽ, chính xác, quy định những điểm Doanh nhân được làm tức là những điều
pháp luật không cấm. Vừa qua có những vụ án, các nhà kinh doanh, buôn bán bị quy
vào tội danh “lợi dụng kẽ hở” của pháp luật. Đồng thời cũng cần xác định vấn đề hình
sự và hoạt động kinh doanh buôn bán, không hình sự hóa những vấn đề phức tạp của
hoạt động này . Ban hành pháp luật là quan trọng, nhưng người thực thi pháp luật
mang tính quyết định. Do vậy, cần phải chống tiêu cực trong bộ máy quyền lực, loại
bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy Đảng và Nhà nước từ Trung
ương đến các địa phương, các ngành, các cấp. Doanh nhân Việt Nam cần phải tham
gia vào cuộc đấu tranh chông tham nhũng hiện nay, việc làm này rất khó nhưng có ý
nghĩa rất to lớn.

Giải pháp kinh tế
Phải xác định rõ thể chế kinh tế và chế độ sở hữu ở nước ta trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Trong đó lợi ích doanh nhân đến đâu? Lợi ích xã hội đến đâu? Vấn đề
sở hữu như một động lực thúc đẩy hoạt động Doanh nhân. Từ vấn đề này dẫn đến
quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội, đây là những vấn đề còn
liên quan đến đạo đức của doanh nhân. Theo Forbes thì “Việc không có một nhà tỷ
-7-


phú nào cho thấy quốc gia đó còn nhiều hạn chế trong việc khuyến khích làm giàu. Tại
đó còn tồn tại nhiều chính sách chưa hợp lý, hệ thống tài chính – thuế khóa chưa minh

bạch, cơ chế với sự phát triển của doanh nhân còn bó buộc”.
Đặc biệt những doanh nhân hoạt động trong thành phần kinh tế Nhà nước (Doanh
nghiệp Nhà nước) vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cần được xác
định rõ. Nếu không sẽ có tình trạng làm tốt chưa chắc đã được đánh giá cao, làm dở
chưa chắc đã bị đánh giá thấp, thậm chí còn được tôn vinh bằng những danh hiệu cáo
quý.
Vấn đề nhận thức và tư tưởng
Liên quan đến đạo đức xã hội và đạo đức Doanh nhân là vấn đề “bóc lột” hiện nay.
Cần hiểu rõ thế nào là “bóc lột” (hay là sử dụng sức lao động) và quan trọng hơn là
“bóc lột” trong điều kiện nước ta hiện nay còn có ý nghĩa nhân văn, nhân bản, ý nghĩa
đạo đức không? Bởi hiện nay có rất nhiều người lao động (ở nông thôn và thành thị),
họ không có việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình, họ cần được “bán” sức lao
động. Nếu các doanh nhân tạo cho họ công ăn việc làm, đem lại tài năng và vốn liếng
vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cho bản thân thì đó chính là hành vi đạo
đức. Điều này cần được khẳng định, cần được làm rõ ý nghĩa đạo đức tích cực của việc
“bóc lột”, bởi do tính tất yếu kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời cần phải khẳng định
giá trị của doanh nghiệp, doanh nhân trong giai đoạn hiện nay. Nếu trước đây trong sự
nghiệp chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, vai trò các tướng lĩnh
quyết định thắng lợi trên chiến trường, thì ngày nay trong sự nghiệp xây dựng đất
nước Doanh nhân là người chỉ huy lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua thác ghềnh
để đến đích làm giàu cho chính mình và cho đất nước. Do vậy, cần chuyển đổi các giá
trị đạo đức cho phù hợp: nếu trước đây tinh thần yêu nước thể hiện ở giá trị đạo đức
cao cả là phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc (Không có gì quý hơn độc lập tự do)
thì ngày nay tinh thần yêu nước được mở rộng, đó là phấn đấu vì “dân giầu nước
mạnh”. Và điều đó đã trở thành giá trị đạo đức cao đẹp – Doanh nhân phải là người
nêu cao giá trị đạo đức mới là nhân vật tiêu biểu cho giá trị đó.
Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức doanh nhân
Vấn đề giáo dục đạo đức Doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là vấn đề tự ý thức
của chính giới doanh nhân.
-8-



Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nhân, giá trị xã hội
của doanh nhân bằng sự tôn vinh doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm sai lầm
về doanh nhân. Chúng ta cần nghiên cứu xây dựng vấn đề Văn hóa Doanh nhân Việt
Nam với những đặc trưng, đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam như một thương
hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Chúng ta cần phải bồi dưỡng lý tưởng, đạo lý, triết lý làm giàu cho các thế hệ người
Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ để họ trở thành những doanh nhân Việt sánh vai cùng
doanh nhân các cường quốc năm châu theo tinh thần Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải
xây dựng truyền thống doanh nhân Việt Nam với sự tôn vinh Doanh nhân Việt bên
cạnh những giá trị cao đẹp khác của dân tộc.
Tóm lại: Với những đặc trưng sẵn có của Doanh nhân Việt Nam cùng với các cơ chế
chính sách của Nhà nước được đổi mới trước thời cơ hội nhập quốc tế thuận lợi,
Doanh nhân Việt Nam sẽ phát huy tốt được những bản chất thông minh, sáng tạo, biết
chấp nhận rủi ro, dám nghĩ dám làm, tiên phong đi trước đối thủ trong kinh doanh để
khai phá những cơ hội thách thức qua đó làm giàu cho chính mình, xã hội và cho đất
nước.

-9-



×