Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp nêu những đặc điểm của doanh nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.43 KB, 7 trang )

Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp nêu những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam

ĐỀ BÀI:
Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?
+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD (risk taking)
+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch trương,…)
(innovativeness)
+ Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD (acting
proactively): tiên phong tung SP mới,…
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo,…) & sơ cấp (quan
sát & 3 phỏng vấn) để minh họa cho bài viết.
BÀI LÀM
Doanh nhân Việt Nam là ai?
Không ít người hiểu chung chung Doanh nhân là “Người làm nghề kinh doanh”hay
“Người có nhiều tiền” nhưng như thế chưa thực sự đúng. Doanh nhân là những người
giữ vị trí quan trọng, gây dựng nên các doanh nghiệp. Doanh nhân tham gia doanh
nghiệp dưới hình thức là chủ sở hữu, cổ đông lớn của doanh nghiệp hoặc chỉ là thành
viên Ban giám đốc đảm nhiệm công việc quản trị, điều hành doanh nghiệp. Doanh
nhân xuất hiện và phát triển trong môi trường tự do kinh tế với khung pháp lý lành
mạnh, cá nhân có quyền đối với tài sản mình làm ra và được bảo vệ để cạnh tranh tự
do, bình đẳng trên thương trường.
Sự thay đổi ngày càng nhanh chóng của môi trường bên ngoài các tổ chức và
những thách thức mà các nhà lãnh đạo, các doanh nhân Việt Nam phải đối mặt cho
thấy để lãnh đạo, điều hành các tổ chức thành công trong thế kỷ 21 đòi hỏi các Doanh
nhân phải là những người có năng lực khác thường trong việc đón trước nhu cầu của
thị trường thông qua nhận thức nhu cầu tiềm ẩn và hành động trước một cách hiệu quả
để đáp ứng nhu cầu đó.
Phẩm chất của doanh nhân được phản ánh qua:
1



Kỹ năng, năng khiếu, bí quyết kinh doanh: óc phán đoán, nhìn ra nhu cầu thị trường và
cơ hội làm giàu; biết suy nghĩ lớn, với trình độ tư duy sâu và sắc sảo về thị trường chứ
không phải là tiêu tiền lớn như mọi người thường nghĩ về họ; có phong cách ứng xử
khéo léo, tế nhị để huy động sự hợp tác và các nguồn lực con người
Tính cách thiên về hành động; kinh nghiệm kinh doanh phong phú: táo bạo, mạo hiểm
biết chấp nhận rủi ro để lao vào kinh doanh, biết sáng tạo và quyết đoán làm những
việc khác thường
So với người bình thường, doanh nhân được đánh giá thông qua hai thang bậc năng
lực chính là:
-

Hiệu quả kinh doanh: lợi nhuận thu được sau khi một thời gian sử dụng năng
lực của mình

-

Ý chí vươn lên: Liên tục thăng tiến, nỗ lực không ngừng theo những mong
muốn, khát khao làm giàu

Ngoài ra doanh nhân cần phải có các tố chất khác, tố chất của 1 nhà lãnh đạo:
 Niềm say mê. Một Doanh nhân, một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao
làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say
mê, thì một Doanh nhân sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
 Sự hiểu biết và tính ham học hỏi. Điều chắc chắn là, Doanh nhân, người lãnh đạo
không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài
những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, Doanh nhân còn phải đọc
nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và
cập nhật những thông tin và tri thức mới.
 Nhìn xa trông rộng. Tố chất này khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào đó, nó
lại không tách biệt khỏi niềm say mê. Nếu một người không quan tâm đến một đối

tượng, một vấn đề, một hệ thống nào đó, thì người đó sẽ không chú tâm dành thời gian
tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, Doanh nhân, người lãnh đạo, ngoài niềm say mê, còn
phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để
từ đó vạch ra những biện pháp phù hợp.

2


 Linh hoạt hay có tài xoay xở. Doanh nhân, nhà lãnh đạo cần có nghị lực rất lớn. Khi
khó khăn, họ không nản chí. Khi công việc xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận
khác. Họ luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, để từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu.
 Lòng dũng cảm. Doanh nhân là người có một trong những công việc khắc nghiệt
nhất. Giám đốc điều hành phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai và cần phải làm
gì. Họ phải dũng cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và
phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…
 Sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Doanh nhân, người lãnh đạo tài năng là
người không trốn tránh trước thực tế giảm sút, biết lường trước những kịch bản xấu
nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp. Khi đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ.
 Đổi mới sáng tạo. Doanh nhân, Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa
ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ công
việc nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả
nhất, chất lượng đảm bảo nhất.
 Chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD.
Trong khuôn khổ của bài luận, chúng ta chỉ đi sâu phân tích 3 tố chất sau cùng để hiểu
rõ hơn về Doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt này.
Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD của Doanh nhân Việt Nam?
Một chuyên gia kinh tế người Mỹ nói rằng "bạn chỉ kiếm được tiền khi bạn sẵn sàng
chấp nhận rủi ro" thực vậy bạn không thể giàu có nếu không mạo hiểm. Các rủi ro và
thành quả luôn đi đôi với nhau và bạn càng mạo hiểm, thì bạn càng kỳ vọng sẽ gặt hái
được nhiều thành công hơn.

Trong hoàn cảnh cạnh tranh thị trường rất khốc liệt này, rủi ro là khó tránh khỏi.
Doanh nghiệp nào không dám chấp nhận rủi ro sẽ không phát triển lớn mạnh được.
Thông thường thành công càng lớn thì cũng phải chịu rủi ro càng lớn hơn, đó là sự
thực.
Những người mạo hiểm chủ động trước rủi ro là những người đầy năng lực, rất mẫn
cảm và có cách xử lý hợp lý đối với rủi ro.

3


Để quản trị rủi ro tốt, các Doanh nhân Việt Nam cần phải xây dựng được những
chương trình phòng chống rủi ro để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và
tình hình tài chính lành mạnh.
Một minh chứng cho việc giảm thiểu rủi ro là xu thế hiện nay của các doanh nhân Việt
Nam là thành lập những doanh nghiệp cổ phần hoá, tập trung vốn từ nhiều cá nhân,
đoàn thể và các tổ chức kinh tế khác nhau và dùng nó để mở rộng quy mô của doanh
nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Phương thức phân tán rủi ro này
được giới doanh nghiêp áp dụng tương đối nhiều, nó an toàn hơn nhiều so với việc vay
vốn có thế chấp từ các ngân hàng. Rủi ro về tiền vốn trên thực tế đã được phân tán đến
tất cả những người cùng đầu tư. Như vậy doanh nghiệp có thể mạnh tay hơn và càng
mạnh dạn tham gia cạnh tranh hơn.
Tính đổi mới, sáng tạo của Doanh nhân Việt Nam
Phân tích cho thấy những doanh nhân thành công là những doanh nhân có năng lực
sáng tạo, tìm cách làm khác với cách làm truyền thống và có năng lực vạch ra kế
hoạch kinh doanh liên ngành, với nhiều đối tác khác nhau. Nhận thức này cho thấy cần
phải nhấn mạnh năng lực sáng tạo và kế hoạch hoá trong đào tạo, bồi dưỡng doanh
nhân Việt Nam.
 Đối với sản phẩm
Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang phải đương đầu với điều kiện
kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn: nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng

cao, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển ngày càng mạnh thì chu kỳ sống của sản
phẩm sẽ có xu hướng ngày càng ngắn đi: Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa
học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới; Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày
càng khắt khe của khách hàng với các loại sản phẩm khác nhau; Khả năng thay thế
nhau của các sản phẩm; Tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn...
Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tự hoàn
thiện mình trên tất cả phương diện: các nguồn lực sản xuất , quản lý sản xuất kinh
doanh, sự ứng xử nhanh nhạy với những biến động của môi trường kinh doanh ...
4


Như tại LG Vina, hàng năm đều có các cuộc khảo sát về sự tác động của môi trường,
khí hậu, đời sống đến làn da của phụ nữ để đưa ra dòng sản phẩm mới phù hợp. Còn
tại công ty SC Johnson Việt Nam, cứ mỗi hai tháng, công ty cho tiến hành kiểm tra
đánh giá thị phần tiêu thụ, tìm hiểu những nhu cầu mới.
 Nói đến kênh phân phối không thể không nói đến Kênh phân phối Truyền thống và
Kênh phân phối hiện đại. Dù ở thời đại nào thì Kênh phân phối Truyền thống, đối với
chúng ta, vẫn luôn đóng vai trò không thể thiếu của nó, tồn tại trong lòng người dân,
tồn tại trong tất cả ngõ xóm, các khu tập thể, các dãy phố nhỏ, như một nét văn hoá
không thể thiếu được của một đất nước - nét văn hoá kinh doanh của người Việt.
Cùng với xu hướng phát triển tất yếu của một xã hội phát triển, văn minh, hiện đại,
Kênh phân phối hiện đại đang trở nên ngày càng quen thuộc với người dân VN.
Cho đến nay, siêu thị với những tiện lợi riêng biệt của nó đã thuyết phục được cả
những bà nội trợ khó tính nhất. Người dân đã bắt đầu quen loại hình này. Vào siêu thị
để thư giãn, để thoả cái thú mua sắm, ngắm nhìn hàng hóa được sắp đặt vuông hàng
thẳng lối, giá cả được niêm yết rõ ràng, không mặc cả, không to tiếng, văn minh và
sạch sẽ. Khuyến mại được trưng bày công khai. Và, một điều mà bất cứ ai vào siêu thị
đều có suy nghĩ chung - ở đấy chất lượng hàng hoá đã được kiểm nghiệm, hoàn toàn
có thể yên tâm mua sắm. Siêu thị đã có mặt tại hầu hết các thành phố lớn trên toàn
quốc. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số lượng siêu thị đã lên tới

hơn 150 với đủ các loại siêu thị chuyên ngành được mọc lên như siêu thị điện máy,
siêu thị điện thoại, siêu thị hoa, v.v.
Mô hình “Đại siêu thị” bắt đầu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực sự mở ra
trận chiến về phân phối giữa các nhà phân phối trong nước và các nhà đầu tư hệ thống
phân phối nước ngoài. Và cũng chính doanh nhân Việt Nam không ngừng đổi mới
sáng tạo để ngày càng phát triển các Kênh phân phối truyền thống và Kênh phân phối
hiện đại đưa đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn phù hợp nhất.
 Khuếch trương là bộ mặt của doanh nghiệp hoặc nhiều bộ mặt của doanh nghiệp
nếu khuếch trương nhiều nhãn hiệu hoặc nhiều dòng sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của khuếch trương là đảm bảo rằng những khách hàng mục tiêu nhận biết và
thích sản phẩm của doanh nghiệp và có nhiệm vụ sẽ là nhắc nhở cho người mua hàng
5


biết rằng sản phẩm này vẫn đang được cung cấp và có thể tiếp tục đem lại nhiều lợi
ích. Nó là khâu quan trọng trong Marketing, doanh nghiệp muốn giữ khách hàng cũ và
thu hút khách hàng mới hay muốn đưa sản phẩm của mình tới khách hàng. Cũng chính
bởi nó là khâu quan trọng trong Marketing để đưa sản phẩm đến khách hàng nên
doanh nghiệp hay các nhà doanh nhân Việt Nam luôn sáng tạo để khuêch trương hình
ảnh của doanh nghiệp.
Các Doanh nhân Việt Nam luôn đổi mới, sáng tạo. Ở Việt Nam hiện nay đã có những
doanh nghiệp khẳng định được vị trí tại thị trường trong nước. Ước mơ của của những
người chủ doanh nghiệp này là không ngừng lớn mạnh và vươn ra bên ngoài, đã có
thế hệ doanh nhân “vươn ra thế giới” như một số thương hiệu nhượng quyền như Phở
24, G7 mart hay 24Seven. Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại
(franchising) là một điển hình về yêu cầu của sự bài bản, hệ thống trong kinh doanh.
Điều ấy đã được bộc lộ qua cách làm và hướng đi của doanh nhân trẻ Việt Nam. Tất
nhiêu chúng ta chưa thể so sánh các thương hiệu nhượng quyền từ Việt Nam với các
thương hiệu nhượng quyền của thế giới như Wal-mart, McDonald’s…nhưng bước đầu
các doanh nhân Việt Nam đã khẳng định mình tại thị trường trong nước dần dần vươn

ra thế giới.
Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD của
Doanh nhân Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp càng
phải nắm bắt cơ hội, chủ động tiên phong thì cơ hội thành công mới rộng mở.
Các doanh nhân Việt Nam, các nhà lãnh đạo đều nhận thức được rằng Sản phẩm mới
là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của công ty. Do liên tục phải đối
mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách
hàng và với những tiến bộ trong công nghệ nên một công ty phải có chiến lược tung ra
sản phẩm mới cũng như cải tiến những sản phẩm hiện tại để ổn định doanh thu.
Phát triển sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chưa được thoả mãn của
khách hàng, nói rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ môi
trường kinh doanh. Và bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo dựng sự
6


khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Tất nhiên, việc đổi mới
sản phẩm không thể nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận hoặc cắt giảm chi phí. Và
một điều quan trọng nữa là nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào phát
triển sản phẩm mới, rất dễ bị "quét sách" khỏi thị trường bởi các đối thủ cạnh tranh
nước ngoài.
Vì vậy tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh của
doanh nhân Việt Nam lại cũng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Doanh nhân thời đổi mới là sản phẩm của xã hội Việt Nam có truyền thống hiếu học,
đang đi vào kinh tế tri thức, đã có xu hướng trí thức hoá thu hút mạnh mẽ nhân tài vào
kinh doanh, vươn lên những lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao. Đã có những nhân
tố mới thể hiện "nhà kinh doanh là người nặng lòng với văn hoá, với phát triển con
người và cộng đồng".

Tài liệu tham khảo

1. MBA trong tầm tay chủ đề Marketing: Charles D. Schewe & Alexander Hiam
2. Các nguồn thông tin khác từ báo chí, internet…
3. Chương trình giảng dạy môn Marketing – Đại học Griggs
4.

7



×