Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chữ tín trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.38 KB, 6 trang )

Chữ tín trong kinh doanh
Với nền kinh tế hội nhập ngày nay, lối tư duy “ăn xổi ở thì”, chụp giật, chạy theo
lợi nhuận bất chấp mọi giá đã không còn chỗ đứng trong môi trường kinh doanh
hiện đại. Chỉ có xây dựng chữ Tín mới là con đường phát triển bền vững nhất cho
mọi doanh nghiệp. Giữ chữ tín không chỉ là một tiêu chuẩn đạo đức trong cuộc
sống đời thường, mà nó còn là nguyên tắc nghiêm ngặt quan trọng mà doanh diệp
cần phải có để quyết định sự thành bại trong kinh doanh nói chung và trong tổ
chức doanh nghiệp nói riêng.
Chữ tín thường đi với danh dự, mà danh dự là đảm bảo cho một sự nghiệp đúng
nghĩa. Giữ chữ tín trong kinh doanh là nguyên tắc số một không thể thiếu vì nó
mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Trước tiên, chúng ta cần phải biết chữ tín nói chung và chữ tín trong kinh doanh
là gì? Chữ Tín trong " Từ điển tiếng Việt”, được giải thích là trung thực, không
gian dối. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, là không thất hứa. Còn chữ Tín trong kinh
doanh được hiểu như thế nào? Trong đời thường cũng như trong kinh doanh, Tín
chính là lòng tin giữa hai chủ thể - người này với người khác doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác rộng hơn là giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp
với nhiều doanh nghiệp. Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết. Giữa các doanh
nghiệp thì cam kết chính là Hợp đồng kinh tế. Nó bao gồm nhiều điều khoản mà
quan trọng nhất là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng. Trong cơ chế
thị trường, mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết giá nhưng giá cả thì biến động.
Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ giá cả, nguồn cung
cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân công và các loại chi
phí... mà không chỉ ở trong nước. Từ đây mới xây dựng được cơ cấu giá thành sản
phẩm và đưa ra được đơn giá ký kết trong hợp đồng. Để đảm bảo số lượng sản
phẩm và thời hạn giao hàng thì bộ phận kế hoạch phải nắm vững năng lực sản xuất
của doanh nghiệp (nhân công và tay nghề, trang thiết bị, nhà xưởng...) cùng các
điều kiện khách quan (điện, nước, nhiên liệu, nguồn cung cấp... ). Từ đây sẽ lên
được tiến độ thực hiện. Nếu giao hàng đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất
lượng thì doanh nghiệp đã xây dựng được những chữ Tín đầu tiên với khách hàng.
Vậy tại sao chúng ta cần phải giữ chữ tín? Chữ tín có những vai trò thiết yếu gì đối


với sự tồn vong của các doanh nghiệp?
Thứ nhất, giữ chữ tín sẽ khiến cho các doanh nghiệp có được sự tín nhiệm của
khách hàng. "Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là bài học đầu tiên cho bất cứ ai
muốn làm một doanh nhân. Kể từ ngày Vedan “đầu độc” sông Thị Vải bị phát giác,
các sản phẩm của Vedan vẫn chưa tìm lại được chỗ đứng trong lòng người tiêu


dùng. Niềm tin bị “đánh cắp”, nhiều người dân quay lưng lại với sản phẩm vốn
một thời là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm mỗi gia đình. Khảo sát tại các
siêu thị, các chợ đầu mối, các cửa hàng bán lẻ cho thấy không khí mua bán sản
phẩm mì chính Vedan vẫn khá yên ắng từ suốt một thời gian dài. Cho tới bây giờ,
mặc dù sản phẩm của Công ty Vedan được tiêu thụ trên thị trường vẫn đảm bảo
chất lượng, không gây độc hại gì cho cơ thể con người, nhưng vì việc xả chất thải
của Vedan là một trong những nguyên nhân chính khiến Thị Vải trở thành dòng
sông chết, ảnh hưởng sức khỏe người dân do đó, doanh nghiệp này đã khiến cho
khách hàng hoàn toàn mất niềm tin. Qua sự việc này, các doanh nghiệp cũng nên
biết rằng, có danh cũng cần phải có tiếng. Một doanh nghiệp thành công là phái
nhiều người biết đến, xã hội kính trọng. Gía trị cốt lõi của một doanh nghiệp bắt
đầu từ con người tất cả vì con người.
Thứ hai, việc giữ chữ tín là cơ sở rất quan trọng để có một mối quan hệ bền vững
và tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, tính cạnh tranh của một doanh nghiệp không phụ thuộc vào công
nghệ hay lượng đầu tư, mà phụ thuộc vào lòng tin khách hàng. Thụy Sĩ là một
trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới chỉ nhờ vào khả năng
kinh doanh chữ tín của họ trong dịch vụ ngân hàng. Ai bỏ tiền vào ngân hàng Thụy
Sĩ cũng tin rằng tiền của mình sẽ không mất và được bảo mật tuyệt đối nên họ chấp
nhận mức lãi suất thấp nhất thế giới, tạo cho Thụy Sĩ một thế cạnh tranh tuyệt đối
trong ngành này.
Với người Nhật, chữ tín trong kinh doanh và lòng tin trong những cư xử xã hội
luôn được đề cao. Người Nhật họ tin nhau bởi tính trung thực, tự giác đã trở thành

văn hóa. Do đó, không khó giải thích khi người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung luôn tin những công ty Nhật bởi cách làm chuyên nghiệp, có
trách nhiệm, cam kết thực hiện đúng những gì đã hứa... Đó không phải là việc làm
nhất thời mà là "phong cách Nhật" - được người Nhật tạo dựng, duy trì trong suốt
một quá trình dài.
Câu chuyện về việc giữ chữ tín của Fujita - công ty chuyên sản xuất dao, nĩa để
cung cấp cho các công ty thực phẩm là một ví dụ rõ nét nhất về tinh thần trọng chữ
tín của người Nhật. Theo hợp đồng, Fujita sẽ giao 3 triệu chiếc dao nĩa cho một
công ty thực phẩm ở Chicago (Mỹ) vào ngày 1/9. Tuy nhiên, một vài sự cố thiết bị
xảy ra khiến lô hàng chỉ được hoàn tất vào ngày 30/8, tức truớc hạn giao đúng...1
ngày. Nếu áp dụng cách giao hàng như đã thỏa thuận (vận chuyển bằng tàu, thời
gian giao mất 1 tháng) đồng nghĩa với việc lô hàng không thể đến Chicago đúng
hạn. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, hãng Fujita đã quyết định thuê trọn gói chiếc máy


bay Boeing 707 để chở toàn bộ lô hàng đến Chicago đúng hạn đã cam kết. Dù số
tiền bỏ ra cao gấp trăm lần so với giá cước thuê tàu, dù việc làm này dẫn đến lợi
nhuận của Fujita bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc làm này khiến công ty thực phẩm
của Mỹ vô cùng cảm động và khâm phục. Để rồi những năm sau đó, họ tiếp tục đặt
mua dao nĩa của Fujita với số lượng tăng gấp đôi, gấp ba và trở thành khách
hàng thân thiết của hãng trong suốt thời gian dài...Như vậy, trong kinh doanh, đôi
khi doanh nghiệp cần phải bỏ qua lợi nhuận trước mắt để hướng tới tợi nhuận lâu
dài..
Thứ ba, gía trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng cùng với chữ
tín.Trong kinh doanh hiện đại, người ta hay nói đến giá trị thương hiệu. Lấy ví dụ
về đồ thể thao, những sản phẩm có dán nhãn Adidas, Nike, Kappa... luôn có giá
cao gấp nhiều lần giá sản phẩm cùng chủng loại nội địa, cao hơn cả một hãng danh
tiếng của Trung Quốc là Li Ning. Cho dù nếu bóc đi nhãn hiệu, có thể sự khác biệt
về chất lượng là không đáng kể.
Trong kinh doanh, tất cả những người làm kinh doanh, những chuyên gia

marketing và các giám đốc nhãn hiệu đều có chung một khát khao là làm sao có
thể nâng được giá bán của sản phẩm lên thật cao ở mức tối đa mà người tiêu dùng
có thể chấp nhận. Nhưng, điều ấy hoàn hoàn không đồng nghĩa với việc "bóc lột"
người mua. Bởi tất cả các chiêu thức đánh bóng giá trị sản phẩm thông qua quảng
cáo, PR, khuyến mãi... chỉ có giá trị một lần. Ví như Adidas hay Nike đổ một đống
tiền vào việc thuê các ngôi sao thể thao quảng cáo, vì người hâm mộ thể thao thích
dùng những đồ mà thần tượng mình dùng. Nhưng sản phẩm không đáp ứng được
yêu cầu của người tiêu dùng, thì tất nhiên, việc đổ tiền quảng cáo cũng trở nên vô
nghĩa.
Giá trị của thương hiệu đi kèm với niềm tin khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Khi
sử dụng những thương hiệu thể thao như Adidas, Nike, Kappa..., người tiêu dùng
không những có cảm giác yên tâm, mà thực sự, họ cảm thấy hài lòng. Và điều đó
khiến người ta sẵn sàng trả giá cao hơn để có được sản phẩm đó. Như vậy, nhà sản
xuất chính là người có lợi, cái lợi từ chữ tín họ gây dựng.
Do đó, việc giữ uy tín để đảm bảo sự lớn mạnh của thương hiệu không còn là
những khái niệm cảm tính nữa. Viện Đạo đức kinh doanh quốc tế (International
Business Ethics Institute) ở Mỹ đã từng xác định 4 công việc mà các công ty cần
phải thực hiện để củng cố và gia tăng uy tín cho thương hiệu của mình. Trong đó,
việc trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng được xếp thứ nhất, trong khi


việc đánh bóng thương hiệu chỉ đứng thứ 3! Tính cạnh tranh, hay nói một cách
khác là khả năng sinh lợi trong kinh doanh, không nhất thiết phải tùy thuộc vào
mặt hàng nào, công nghệ nào hay số vốn mà thực tế là trên độ tin cậy của người
tiêu thụ mặt hàng hoặc dịch vụ đó.
Cuộc chiến giữa một bên là lợi nhuận nhanh chóng có thể đạt được, một bên là sự
phấn đấu bền bỉ với một chữ tâm, chữ tín đã khiến cho không ít doanh nghiệp bị
rơi xuống vực, nhưng cũng đưa lên đỉnh vinh quang không biết bao nhiêu doanh
nhân. Do đó, có ý kiến cho rằng muốn giữ được chữ tín thì phải chịu tổn thất về lợi
nhuận. Vậy chữ tín có thực sự mâu thuẫn với lợi nhuận? Để trả lời câu hỏi này,

chúng ta hãy phân tích vấn đề.
Để tích lũy lợi nhuận có nhiều cách, chẳng hạn thực hiện tốt nhiều đơn hàng để dần
tích tiểu thành đại. Cách làm này phải có thời gian và phải kiên trì. Có doanh
nghiệp đầu tư nghiên cứu thị trường và tìm ra nhiều "mặt hàng độc" tạo ngay ra lợi
nhuận cao nhưng thực tế lại có nhiều doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao trong thời
gian ngắn thông qua việc giảm giá thành sản phẩm một cách không chính đáng.
Việc giảm chi phí nhân công, chí phí quản lý, tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm
giá thành sản phẩm là khó nên nhiều doanh nghiệp đã chọn mua nguyên, phụ liệu
với giá thấp. Vì nguyên, phụ liệu chiếm tỷ trọng đến 70% giá trị sản phẩm nên việc
làm này đã tạo chênh lệch đáng kể giữa giá bán và giá thành sản phẩm. Có doanh
nghiệp lại tìm cách giảm định mức nguyên, phụ liệu để hạ giá thành sản phẩm. Các
cách làm trên đã tạo ra lợi nhuận thật cho doanh nghiệp, nhưng đó chỉ là lợi nhuận
tức thời mà thôi, không những thế, họ còn tạo ra chất lượng xấu cho hàng hóa, ảnh
hưởng tới người tiêu dùng.
Sau vụ scandal của Vedan đã nói ở trên, trước áp lực bị khách hàng đã tẩy chay,
công ty đã đổ không ít tiền của vào những việc vốn là không đáng có như là
chương trình gây dựng lại lòng tin, cả bằng hành động và quảng cáo, PR,... Nhưng
sự thực, khi thương hiệu đã đánh mất niềm tin, thì không có một liều thuốc nào có
thể cứu vãn. Như vậy, công ty không những không thấy lợi nhuận đâu mà còn bị
thiệt hại nghiêm trọng do đã làm mất chữ tín đối với người dân.
Ngoài ra, Hai giáo sư John Kotter và GS Heskett ở trường Đào tạo quản lý kinh
doanh thuộc Harvard, tác giả cuốn “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích”,
đã phân tích những kết quả khác nhau ở các công ty với những truyền thống đạo
đức khác nhau. Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng 11 năm, những
công ty “đạo đức cao” đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi
những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt


được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty “đạo đức cao” trên thị trường
chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ “kém tắm” hơn, chỉ số này chỉ là

74%). Lãi ròng của các công ty “đạo đức cao” ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới
756%. Ở đây, những công ty đạo đức cao là những công ty đặt chữ tín lên hàng
đầu, lợi nhuận mà công ty đạt được tỷ lệ thuận với đạo đức kinh doanh. Như vậy,
ta có thể thấy chữ “tín” và lợi nhuận không hề mấu thuẫn nhau. Hay nói cái khác,
trong kinh doanh, chữ tín là cơ sở quan trọng để tạo ra lợi nhuận, chúng ta càng
không có lí do gì để vì cái lợi trước mắt mà mất đi chữ tín của mình.

Hãy luôn giữ cho mình chữ ‘Tín’, đó là cách để doanh nghiệp tồn tại và phát
triển lâu dài. Trong thực tế kinh doanh cho thấy, kẻ làm mất chữ tín chỉ ham lợi
nhuận trược mắt sẽ bị bạn hàng xa lánh, đó là nguy cơ dẫn đến phá sản. Các tổ
chức kinh doanh cần tôn trọng nghiêm ngặt các ki luật thanh toán, chi trả các hợp
đồng kinh tế, các cam kết về vốn đầu tư, và phân chia lợi nhuận, không làm mất lợi
ích của khách hàng. Mặt khác để giữ chữ tín doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn đầu
tư, đổi mới công nghệ, cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm , giữ
được giá trị nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp.


Tài liệu tham khảo
1)
2)

P.H (16/10/2008), Số 100: Đạo đức kinh doanh, />Tiểu Phương (30/7/2010), Người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm của
Vedan, />
3)

CÔNG TY TNHH SX TM DV CHỮ TÍN (2011), Chữ tín trong kinh doanh,
/>Saga , Gía trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh,
/>
4)


công ty du lich Hoàn Mỹ, Dich vụ du lich khách hàng : Chữ tín của người Nhật và
lòng tin khách hàng, />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×