Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ATK – Thủ đô gió ngàn – Chiến Khu Việt Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.85 KB, 11 trang )

ATK – Thủ đô gió ngàn – Chiến Khu
Việt Bắc
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và họat động ở nước ngoài, mùa
xuân năm 1941 qua cột mốc 108, người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc
(Chủ tịch Hồ CHí Minh) đã trở về tổ quốc. Người đã chọn Pác Pó làm nơi ở
và hoạt động cách mạng trong suốt thời kì 1941-1945. Từ Hà Nội theo quốc
lộ 3 qua khoảng gần 300 km sẽ đến TX Cao Bằng, rẽ theo cầu Giang Cung,
ngược đường 4A 50km sẽ đến được địa điểm này.
" Bàn đá chông chênh dịch sử đảng...."
Tại Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra nhiều chủ trương và
quyết định quan trọng chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng tám 1945:
- Chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám tại lán Khuổi Nặm - Pác Bó
từ ngày 10/5 đến ngày 19/5/1941. Hội nghị đã hoàn chỉnh đường lối chiến
lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, xác định nhiệm vụ giải phóng
dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta. Hội nghị bầu ra Ban
chấp hành Trung ương Đảng và bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư
Đảng. Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
gọi tắt là Việt Minh.
- Người đã sáng lập ra tờ báo Việt Nam Độc Lập và ra số đầu tiên ngày
1/8/1941.
- Tháng 11/1941, Người đã chỉ đạo thành lập đội du kích Pác Bó, trở thành
đội vũ trang Cao Bằng đầu tiên...
Đến ngày 4/5/1945 Người đã rời Pác Bó đi Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ
đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (8/1945) thắng
lợi... Khi Bác Hồ và một số cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng từ Cao Bằng
1
chuyển về Tân Trào hoạt động thì nơi đây đã trở thành căn cứ địa cách
mạng, tâm điểm của cuộc kháng chiến. (Địa điểm này thuộc huyện Sơn
Dương – Tuyên Quang, cách ATK – Định Hóa khoảng 9km, cách TX Tuyên
Quang hơn 40 km)
Với địa bàn núi sông hiểm trở, thế tiến công, phòng thủ đều thuận lợi, Tân


Trào nằm giữa vùng núi non trùng điệp được Bác chọn làm chỗ đứng chân
đầu tiên cho cuộc tổng khởi nghĩa. Từ đây có thể dễ dàng lui về Bắc Cạn,
Cao Bằng, Thái Nguyên, sang Yên Bái, lên Hà Giang, khi Nam tiến cũng rất
dễ dàng mở rộng xuống Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Sông nước
Tuyên Quang thuận lợi cho cách mạng lúc còn “trứng nước”, nhưng tấm lòng
đồng bào các dân tộc Tuyên Quang mới là điểm tựa vững chắc cho cách
mạng lúc phôi thai.
" Đây suối Lê Nin, đây núi Mác..."
Và như vậy Tuyên Quang - Tân Trào trở thành "Thủ đô khu giải phóng", rồi
một lần nữa là trung tâm của "Thủ đô kháng chiến", nơi Bác Hồ, Trung ương
Ðảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan đầu não ở và làm việc để lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến ngày thắng lợi.
2
Đình Hồng Thái - nơi dừng chân đầu tiên của bác Hồ khi đến Tân Trào
Tại Đình và Cây đa Tân Trào đã có 1 số sự kiện quan trọng diễn ra :
+ Ngày 13-8-1945, tại đình Tân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp
với sự có mặt của các đại biểu đảng bộ ba miền Bắc, Trung, Nam; một số đại
biểu hoạt động ở nước ngoài về tham dự; đại biểu khu giải phóng và đại biểu
của các chiến khu. Hội nghị đã khẳng định Đảng phải kịp thời phát động và
lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trước
khi quân đồng minh Anh - Mỹ vào Việt Nam. Đây là nhận định sáng suốt, kịp
thời và thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén của Bác Hồ và của Đảng ta.
Hội nghị cũng đã nêu rõ đường lối đối nội, đối ngoại của cách mạng Việt Nam
với phương châm thêm bạn bớt thù, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của
các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
+ Ngày 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, do đồng chí
Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng, trực tiếp phụ trách. Vào 23 giờ cùng
ngày, Uỷ ban khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa
giành chínhquyền.
+ Ngày 16-8-1945, tại đình Tân Trào, đã khai mạc Đại hội quốc dân, một sự

kiện chính trị trọng đại, do Bác Hồ trực tiếp chủ trì. Đại hội kéo dài đến hết
ngày 17-8. Đại hội quốc dân đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông
3
qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn. Đảng ta đã ra lời hiệu triệu, phát
động toàn dân khởi nghĩa và công bố bức thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc
gửi đồng bào cả nước, kêu gọi đồng bào tiến lên dưới lá cờ Việt Minh để tự
giải phóng. Tại Đại hội lịch sử này, nhiều vấn đề quan trọng đã được quyết
định với sự nhất trí cao độ của các đại biểu. Đó là việc định ra Quốc kỳ nền
đỏ sao vàng; là việc cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ
lâm thời) do Bác Hồ lãnh đạo. Bắt đầu từ thời điểm lịch sử này, nhân dân ta
gọi Người là Hồ Chủ tịch.
Dưới bóng đa Tân Trào, lễ xuất quân do Đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ
huy đã diễn ra (Rất tiếc cây đa gần 300 tuổi - dấu tích một thời giờ đang
xuông cấp trầm trọng)
+ Chiều 16-8-1945, dưới bóng đa Tân Trào, theo mệnh lệnh của Uỷ ban khởi
nghĩa, một đội quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã làm
lễ xuất quân rồi tiến xuống Thái Nguyên, giải phóng thị xã này, đồng thời
chính thức mở đầu cho công cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
4
Lán Là Nừa - nơi ở và làm việc của Bác thời gian ở Tân Trào
+ Ngày 04/6/1945 :
-Bác đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng.
-Thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng
-Chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng từ 13 đến 15/8/1945 và Quốc dân Đại
hội ngày 16/8/1945.
Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 18/8 cuộc
khởi nghĩa chính thức xuất quân và đã giành được thắng lợi ngay trận đầu
tiên tại 4 tỉnh lỵ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Ngày 19/8
Thành ủy Hà Nội phát lệnh khởi nghĩa - quần chúng cách mạng đã giành toàn
bộ chính quyền về tay nhân dân, chiếm hầu hết các công sở cơ quan đầu

não của chính quyền bù nhìn ở Thủ đô. Đó cũng là ngày trở thành mốc son
lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám.
Cùng ngày ở các tỉnh lỵ Yên Bái, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Khánh
Hòa đã liên tiếp đứng lên khởi nghĩa thành công. Kế tiếp sau đó từ ngày 20/8
đến 28/8 khắp các tỉnh, thành phố khác trong cả nước đã liên tiếp nổi dậy
5

×