Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tài liệu giảng dạy Nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.38 KB, 99 trang )

Kinh nghiệm làm bài văn NLXH về tư tưởng đạo lí
Có 2 dạng như sau:
1. Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói đến một cách trực tiếp.
Ví dụ: bàn về sự tự tin, lòng tự trọng của con người trong cuộc sống, tinh thần tự hào dân tộc …
Cách làm bài dạng này :

Giải thích.

Phân tích những biểu hiện.

Bác bỏ, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề.
Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân
2. Dạng đề trong đó tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp.
Những lưu ý về cách làm bài:
– Ở dạng đề này tưởng đạo lí được ẩn trong một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu
chuyện, một văn bản ngắn.
– Khi làm bài cần chú ý cách nói bóng bẩy, hình tượng thường xuất hiện trong những câu danh
ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,…Ý nghĩa ẩn dụ, triết lí sâu sắc của câu chuyện. Để rút ra được vấn đề
tưởng đạo lí cần bàn luận nênchú ý :
+ Giải thích từ ngữ ( nghĩa đen, nghĩa bóng ), từ đó rút ra nội dung câu nói. (Nếu đề bài dẫn câu
danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…)
+ Giải thích ý nghĩa câu chuyện, văn bản (Nếu đề có dẫn câu chuyện, văn bản ngắn )

Cần chú ý đến tính chất đúng đắn của vấn đề kết hợp với thao tác bổ sung, bác
bỏ… những khía cạnh chưa hoàn chỉnh của vẩn đề.

Không được sa vào phân tích câu danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện, văn bản…
như trong một bài nghị luận văn học.
*Ví dụ minh họa.
Ví dụ 1.
Đề bài: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ


dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles)
Gợi ý:
Giải thích.

“Sứ mệnh”: Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.

“Người mẹ”: Người sinh ra con cái, rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.

“ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở, yêu thương, là nơi con cái có thể nương tựa.
Ý nghĩa cả câu : Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cái hết sức thuyêt
phục. Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để
con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm…
Bàn luận.

Phân tích mặt đúng:
+ Tại sao đó là quan điểm đúng đắn: Cuộc sống có rất nhiều trở ngại chông gai mà con người
cần phải vượt qua.
Nếu con người chưa từng được rèn luyện, không phải đối mặt với bất kì chông gai nào thì rất dễ
gục ngã. Vì vậy cần dạy con cái cách sống tự lập.
+ Dạy con như thế nào ?
Dạy từ việc nhỏ nhất như chăm sóc bản thân đến việc học tập, đến những vấn đề phức tạp hơn.
Theo thời gian con cái sẽ được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm, vững vàng hơn, trưởng thành
hơn.
Dẫn chứng cách dạy con của người Nhật.

Phê phán.
+ Nhiều phụ huynh nuông chiều con quá mức khiến con cái mất đi ý thức tự lập.
Hậu quả: trước khó khăn của cuộc sống thường mất phương hướng, lúng túng, bi quan,vô dụng,
hành động nông nổi thiếu suy nghĩ.
+ Hoặc phó mặc con cái một cách tự nhiên theo kiểu “trời sinh tính”, không quan tâm uốn nắn

con cái.
Mở rộng.
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

1


+ Cha mẹ cần luôn ở bên cạnh con nhưng cũng cần tạo cho con những “khoảng lặng” cần thiết
cho đứa trẻ tự suy ngẫm, tự quyết định việc mình đang làm.
+ Đặt vấn đề vào xã hội hiện nay thì quan điểm trên vô cùng đúng đắn.
Liên hệ, rút ra bài học.
+ Bản thân luôn phải cố gắng không dựa dẫm vào sự giúp sức của bất kỳ ai. Tình thương của cha
mẹ là nguồn động viên chứ không phải là vỏ bọc để lẩn tránh mọi trở ngại trên đường.
+ Cần tạo được sự yên tâm của cha mẹ với mình, cần khẳng định được bản thân.
Ví dụ 2.
Đề bài.
Chiếc bình nứt.
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ
giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của
mình, còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc
bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình … Tôi muốn xin lỗi ông… Chỉ vì tôi
bị nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra.”. “
Không đâu – ông chủ trả lời – khi đi về ngươi có chú ý tới những luống hoa bên đường không ?
Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên này đường phía đường của nhà ngươi sao ? Ta đã biết được
vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới
cho chúng và hái chúng về để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta có ấm cúng và
duyên dáng như thế này không?”.
Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt.
Anh( Chị) có đồng ý với câu kết của văn bản trên không?
Gợi ý:

Từ câu chuyện cần làm rõ vấn đề nghị luận.

Tóm lược nội dung chính của câu chuyện.
Giải thích:
-“vết nứt ”: tượng trưng cho những gì khiếm khuyết, không trọn vẹn trong bản thân mỗi con
người.
- Mỗi chúng ta – dù không hoàn hảo như chiếc bình lành nhưng ai cũng có giá trị riêng, những
đóng góp riêng cho xã hội. Điều đó làm nên sự khác nhau của mỗi người trong cuộc đời.
Bàn luận.

Trong cuộc đời không mấy ai là người toàn thiện, toàn mĩ. Những khiếm khuyết,
hạn chế có thể làm ta mặc cảm, dằn vặt.

Nhưng đằng sau những khiếm khuyết ấy mỗi người luôn có giá trị riêng.
Dẫn chứng: Tấm gương về Nguyễn Ngọc Kí.

Cần hiểu về bản thân, biết điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện.
Mở rộng.

Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối – như chiếc bình lành
tưởng chừng rất hoàn hảo, nhưng hóa ra nó khuyết ở chỗ không thể làm những
luống hoa bên đường mọc lên. Hai chiếc bình đã bổ khuyết cho nhau vừa giúp ông
chủ có nước đầy vừa có những luống hoa xinh đẹp.

Con người cũng vậy, không ai là người hoàn hảo nên con người cần tìm đến nhau,
bổ khuyết cho nhau.

Mỗi người khi đối diện với những khiếm khuyết của chính mình cần học cách chấp
nhận, đồng thời cần biết hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân.
Liên hệ bản thân.

– Cần ý thức được điểm mạnh và khiếm khuyết của bản thân để tự hoàn thiện mình.
- Biết nhìn vào người khác để học, để lấy đó làm gương, làm động lực hoàn thiện mình,
không nên mặc cảm, tự ti hay kiêu ngạo, coi thường người khác.

Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

2


ĐỀ 1
“Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”. Đó là
chia sẻ của Nguyễn Thị Ánh Viên sau khi giành huy chương vàng và phá kỉ lục SEA Games ở
nội dung 200m bơi bướm chiều ngày 9 tháng 6 năm 2015.
Từ chia sẻ trên của Ánh Viên, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy
nghĩ về sự nỗ lực của con người trong cuộc sống.
GỢI Ý:
1) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự nỗ lực của con người trong cuộc sống
2) Trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích:
“Nỗ lực”: là cố gắng đem hết công sức ra để làm việc gì đó; là toàn tâm toàn ý theo đuổi điều
mình muốn và ráng sức biến điều đó thành hiện thực.
+ Phân tích – chứng minh:
++ Trong cuộc sống, mỗi người đều mong muốn có được những thành công nhất định.
Song thành công không phải tự nhiên mà có. Đó là thành quả của cả một quá trình cố gắng, nỗ
lực phấn đấu của bản thân mỗi người.
++ Sự nỗ lực trong cuộc sống của con người được biểu hiện rất đa dạng, phong phú: nỗ
lực trong học tập; nỗ lực trong lao động sản xuất; nỗ lực trong thi đấu thể thao; nỗ lực trong
nghiên cứu khoa học...
++ Sự nỗ lực của mỗi người sẽ mang lại những hiệu quả to lớn không chỉ cho cá nhân mà
còn góp phần cải tạo cuộc sống của cả cộng đồng.

+ Bình luận:
++ Khẳng định sự nỗ lực là rất cần thiết đối với cuộc sống mỗi người.
++ Ca ngợi những tấm gương không ngừng cố gắng, phấn đấu và đã gặt hái được thành
công như Nguyễn Thị Ánh Viên...
++ Cần biết phê phán một thực tế: trong xã hội vẫn còn biết bao kẻ lười nhác, không tự
đặt ra mục tiêu nào để phấn đấu, ngại cố gắng vươn lên mà lại muốn có được ánh vinh quang của
thành công.
+ Bài học nhận thức và hành động:
(HS có thể có những suy nghĩ và diễn đạt khác, nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục).
ĐỀ 2
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên
(Hồ Chí Minh, Nửa đêm)
Từ ý thơ của Hồ Chí Minh, anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình (600 từ ) về vai trò
của giáo dục với việc hình thành nhân cách của con người.
GỢI Ý:
1/ Mở bài: - Nêu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
a/ Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh
- Hiền dữ: nhân cách của con người . Giáo dục ?
- Câu thơ của Bác đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con người .
b/ Phân tích Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhân cách, nhân cách được hình thành
trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò quyết định
- Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến thức về
cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,…khiến họ trở thành những người công dân tốt
c/ Bàn bạc: Giáo dục có giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống. Đó là
quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ.,
+ Phê phán một sô ít thiếu hiểu biết , giao tiếp và ứng xử ...
3/ Kết bài: Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi chúng ta trở thành
những người có ích cho xã hội.

ĐẾ 3
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

3


Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn
(khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực sống của con người.
1) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp,
suy nghĩ về nghị lực sống của con người.
2) Khái quát nghị lực sống trong tác phẩm Số phận con người:
Nhân vật Xô-cô-lốp số phận nhiều bất hạnh trong chiến tranh nhưng nghị lực sống phi thường.....
3) Giải thích và nêu biểu hiện nghị lực sống của con người: Là sự cố gắng hết mình vượt qua
mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công…
4) Phân tích, bình luận nghị lực sống của con người
- Ý nghĩa của nghị lực sống:
+ Tạo bản lĩnh và lòng dũng cảm ở con người.
+ Giúp con người khắc phục những khó khăn và thử thách; rèn niềm tin và thúc đẩy con người
luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai.
+ Giúp con người tự tin vào bản thân, tự tin vào công việc mình làm.
- Phê phán những biểu hiện thiếu nghị lực: Thấy khó khăn thì nản chí; Sống thiếu niềm tin; Sống
hèn nhát....
5) Bài học:
+ Nghị lực sống là niềm tin, là sức mạnh của con người.
+ Cần rèn cho mình ý chí và nghị lực; Phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin; Học tập những
tấm gương ý chí và nghị lực......
ĐỀ 4
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) về bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra từ lời tâm sự của
nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi nhìn thấy một người
không có chân để đi giày”.

GỢI Ý
1) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lời tâm sự nói về sự lạc quan, sự sẻ chia và nghị lực
vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người.
2) Trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến để thấy được: cuộc sống có muôn vàn khổ đau, bất hạnh, sự thiếu thốn của
mỗi người chẳng thấm vào đâu so với bất hạnh của bao người khác. Hãy thấy mình là người may
mắn để biết sẻ chia, biết cố gắng vươn lên và không cúi đầu trước những bất hạnh, chông gai
trong cuộc sống.
+ Phân tích, chứng minh để thấy được ý nghĩa của tinh thần lạc quan, luôn biết hài lòng với
những gì mình đang có, biết sẻ chia nỗi bất hạnh cùng người khác và nghị lực vươn lên của mỗi
người trong cuộc sống. Lời tâm sự của nữ sĩ không chỉ thể hiện sự thức ngộ trước cuộc sống mà
còn hàm chứa lời động viên, khích lệ mỗi người hãy biết vượt qua khó khăn, bất hạnh bởi nó
chính là thử thách tôi luyện ta trưởng thành và bản lĩnh hơn... (Lập luận phải chặt chẽ, có sức
thuyết phục).
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh: không nên than vãn, bi
quan trước những khó khăn về vật chất mà phải hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Cuộc
sống của mỗi người được quyết định bởi nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng.
Cần nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, sẻ chia để từ đó có thêm sức mạnh và lòng tin yêu
cuộc sống...
ĐỀ 5
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh.
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
GỢI Ý
Trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến:
++ Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không mong muốn trong
cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nạn, chiến tranh, xung đột,…

Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016


4


++Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản
lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình
và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. .
=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con
người.
+ Phân tích, bình luận ý kiến:
++ Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.
++ Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người khác, thấy được tình cảm
của tập thể và cả dân tộc.
++ Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí
tuệ và bản lĩnh của mình.
++ Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh
táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù
lợi dụng.
+ Bài học nhận thức và hành động:
++ Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh.
++ Cần dũng cảm đương đầu với sóng gió, thất bại, gặp khó khăn không bi quan, chán nản
++ Dũng cảm thay đổi lối sống, suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt
++ Cần linh hoạt, nhạy bén khi gặp trở ngại, đứng lên sau mỗi lần vấp ngã
++ Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng.
ĐỀ 6
Viết bài văn NLXH trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý nghĩa bài thơ sau:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

GỢI Ý
1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ
- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có
được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự
nhiên.
- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con
người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy
hoàng của cuộc sống.
- Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần
thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không
được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.
+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông. Nếu chịu đựng và vượt qua
được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa
vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc
sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn.
- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn
thử thách trong cuộc sống.
*Có dẫn chứng phù hợp với từng luận điểm
3. Bài học nhận thức và hành động
- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải
qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.
- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
GỢI Ý 2
1)Mở bài:
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

5



+Giới thiệu tập Nhật kí trong tù
+Giới thiệu và trích dẫn bài thơ
+Nêu vấn đề nghị luận
Ví dụ tham khảo :
Hồ Chí Minh – tác giả của tập thơ Nhật kí trong tù mãi mãi là tên gọi kính yêu, là niềm kiêu
hãnh của dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giới. Có được sự khâm phục và ngưỡng mộ lớn lao đó
chính vì Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống nhân đạo cao cả, ý chí và nghị lực phi thường của
một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Bài “Tự khuyên mình ” là sự chiêm nghiệm, đúc kết về bài
học tu dưỡng, rèn luyện ý chí và nghị lực của vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh:
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
2)Thân bài :
1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ
– Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có
được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự
nhiên.
– Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con
người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy
hoàng của cuộc sống.
– Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần
thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không
được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.
+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông .Nếu chịu đựng và vượt qua
được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân.Điều đó có nghĩa

vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc
sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn.
– Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn
thử thách trong cuộc sống.
*Có dẫn chứng phù hợp với từng luận điểm
3. Bài học nhận thức và hành động
– Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải
qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.
– Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
3) Kết bài:
-Liên hệ thực tế, bản thân : Bản thân em học tập được những gì từ bài thơ của Bác,…
có thể tham khảo kết bài sau:
Ngày nay, tuy tuổi trẻ có nhiều cơ hội để tạo dựng cho mình một tương lai tươi sáng, một sự
nghiệp thành đạt nhưng cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Để vươn lên trong
cuộc sống, tuổi trẻ cần thường xuyên tu dưỡng, phấn đấu làm giàu ý chí và nghị lực theo gương
sáng của Bác Hồ vĩ đại, cống hiến tài và đức cho nhân dân, Tổ quốc.
ĐỀ 7
“Người tinh thần mạnh dù đau khổ vẫn không hề phàn nàn, còn kẻ tinh thần yếu thì phàn
nàn dù không hề đau khổ” (Ngạn ngữ Nhật Bản).
Anh/chị hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về nội dung của ngạn ngữ trên.
GỢI Ý
1) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của ý chí, nghị lực và khát vọng phấn đấu trong
cuộc sống của mỗi con người.
2) Trình bày theo định hướng sau:
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

6



+ Giải thích: “tinh thần mạnh” là có ý chí, nghị lực và luôn có khát vọng vươn lên; còn “tinh
thần yếu” thì ngược lại.
+ Bình luận và chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: “người có tinh thần mạnh” thì dù gặp
đau khổ, bất hạnh, thất bại trong cuộc sống vẫn không hề phàn nàn, than thở, bi quan, mà luôn
biết tiếp tục nỗ lực phấn đấu; còn “kẻ tinh thần yếu” thì dễ bi quan, chán nản, thậm chí tuyệt
vọng mỗi khi gặp bất hạnh, thất bại, đau khổ trong cuộc sống, từ đó nhụt chí phấn đấu, dễ buông
xuôi số phận…
+ Rút ra bài học cho bản thân.
ĐỀ 8
Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì
đều vẻ vang như nhau
Viết bài văn NLXH trình bày suy nghĩ của anh /chị về lời dạy của Bác Hồ.
1, Giới thiệu vấn đề
2, Giải quyết vấn đề
a. Giải thích
- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người
trong xã hội.
- Nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, tôn
vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn trách nhiệm của mình.
Ý cả câu: Trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng đáng trân
trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng khi đã đóng góp sức mình
cho sự phát triển của xã hội.
b. Bàn luận vấn đề
* Nghề nào cũng cao quý: Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị
trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.
* Con người làm vẻ vang nghề nghiệp: Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và
công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ
cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được
tôn vinh.
* Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động

chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân.
* Mở rộng: Tuổi trẻ thời đại hôm nay có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Sự thành đạt của
mỗi cá nhân chính ở sự lựa chọn đúng đắn và biết sống hết mình với nghề nghiệp của mình.
Liên hệ việc chọn nghề cho bản thân theo thực tế năng lực, hoàn cảnh trên tinh thần lời dạy của
Bác.
c. Bài học nhận thức và hành động:
- không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần có thái độ
đúng đắn khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang –hèn...). Nên chọn nghề
phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
- Cần yêu nghề và tích cực trau dồi năng lực để cống hiến cho xã hội.
3, Kết thúc vấn đề
ĐỀ 9
Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:
“Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là
một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”.
GỢI Ý
1. Giải thích ý kiến
- Tự hào: là sự hãnh diện.
- 4000 năm văn hiến: là quá trình lịch sử dân tộc gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước,
tạo nên những truyền thống văn hoá lâu đời.
- Xấu hổ: cảm giác hổ thẹn vì lỗi lầm hoặc sự kém cỏi, không xứng đáng.
- 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách
hành xử đời thường”: những được thể hiện trong cuộc sống đời thường.
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

7


→ Ý kiến trên là một lời nhắc nhở đối với người truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp chỉ là lý
thuyết trong sử sách, văn hóa ấy chưa Việt: Không chỉ hãnh diện về truyền thống văn hoá lâu

đời của dân tộc mà cần phải phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp trong thực tế.
2. Bàn luận
2.1. Dân tộc Việt Nam tự hào vì có 4000 năm văn hiến bởi:
Trong thực tế không phải dân tộc nào cũng có lịch sử phát triển lâu đời như vậy.
- Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh
thần, hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc với những nét tốt đẹp, biểu hiện phong phú ở nhiều
lĩnh vực của đời sống.
2.2. Sẽ thật là xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến của dân tộc chỉ đóng khung trong sách lịch sử,
không được thể hiện trong cách hành xử đời thường
- Quả thực 4000 năm văn hiến là nền tảng, hành trang quý báu, nhưng nó hoàn toàn là thành tựu
của quá khứ.
- Không thể chỉ tự hào về những điều trong sử sách, vì văn hoá của một dân tộc cần biểu hiện
thành những điều cụ thể trong cuộc sống hiện tại.
2.3 Gắn ý kiến trên với tình hình thực tế Việt Nam
- Các thế hệ người Việt luôn nỗ lực để bảo vệ và phát huy truyền thống đó trong đời sống.
- Tuy nhiên có một hiện tượng đáng cảnh báo đó là sự xuống cấp của những giá trị văn hoá trong
lối sống. (VD: Thói vô cảm và chủ nghĩa cá nhân; chủ nghĩa thực dụng và toan tính....)
2.4 Đánh giá:
- Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở mỗi người Việt Nam nhìn lại chính mình, để biết trân trọng
quá khứ của cha ông và có ý thức gìn giữ và phát triển những truyền thống văn hoá tốt đẹp trong
hiện tại.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức đúng đắn giá trị của truyền thống, lịch sử dân tộc. Trân trọng, giữ gìn những giá trị
tinh thần bền vững ấy.
- Bằng những hành động thiết thực để phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong đời sống.
ĐỀ 10
Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người khẳng định: “Thành đạt là do có
điều kiện, được học tập hơn người”; có người lại cho rằng: “Thành đạt là do tài năng thiên
bẩm”; cũng có người nói: “Thành đạt là do may mắn gặp thời”.
Cho biết chính kiến của anh/chị?

GỢI Ý
1)Xác định đúng vấn đề: các nguyên nhân dẫn đến thành công và quan điểm của bản thân.
2)Trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích các ý kiến lí giải nguyên nhân của sự thành công: Ý kiến (1) khẳng định
nguyên nhân điều kiện thuận lợi, đầy đủ, được học tập hơn người. Ý kiến (2) cho rằng do yếu tố
tài năng bẩm sinh. Ý kiến (3) chú trọng yếu tố thời thế.
+ Bày tỏ chính kiến:
++ Đánh giá: Các ý kiến trên đều nêu lên được một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến
thành công, thực tế cũng đã chứng minh điều này là đúng (d/c); Tuy nhiên, tất cả các nguyên
nhân này không thể lí giải cho hiện tượng những học sinh con nhà nghèo (thiếu điều kiện),
những nông dân (không thông minh bẩm sinh), những người lao động bình thường, không vai vế
trong xã hội (không thời thế) vẫn thành công (d/c)...do các ý kiến chỉ nhấn mạnh yếu tố may mắn
như điều kiện, bẩm sinh, thời thế mà không quan tâm đến nguyên nhân ý chí, bản lĩnh, cần cù,
sáng tạo ở chính bản thân mỗi con người.
++ Chính kiến: Thành công của con người có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân
cơ bản, quan trọng nhất vẫn là yếu tố chủ quan ở mỗi con người: Đó là mục đích, lí tưởng sống
và bản lĩnh, nghị lực, quyết tâm thực hiện bằng được mục đích, lí tưởng cuộc đời bằng chăm chỉ
học tập, nghiên cứu, lao động, sáng tạo... (d/c)
+ Bài học hành động: Phê phán những kẻ lười biếng. phó mặc cho số phận, đổ lỗi cho
điều kiện, thời thế. Muốn thành công con người không ngồi chờ may rủi, không oán trách số
phận, phải có ý chí, nghị lực vươn lên. Coi hoàn cảnh, điều kiện là yếu tố hỗ trợ, chính yếu nhất
vẫn là ở bản thân.
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

8


ĐỀ 11
Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ anh/chị về tình yêu thương của con
người trong xã hội hiện nay.

GỢI Ý
1)Mở bài : Nêu vấn đề cần nghị luận.
2)Thân bài:
- Giải thích: Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ,
thấu hiểu, đồng cảm ... là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người.
- Bình luận:
+ Biểu hiện của lòng yêu thương:
~ Quan tâm, yêu thương , có những hành động giúp đỡ những người bất hạnh , người gặp khó
khăn. (Dẫn chứng)
~ Yêu mến , trân trọng những người có phẩm chất tình cảm tốt đẹp.
+ Tại sao cần có lòng yêu thương:
~ Lòng yêu thương đem lại niềm vui , hạnh phúc , sự sống, động viên những người có cảnh
ngộ bất hạnh , khó khăn tăng thêm niềm tin hướng đến cuộc sống.
~ Ta sống bằng tình yêu thương với người khác thì sẽ được người khác yêu thương lại, cuộc
sống của chúng ta sẽ ấm áp , hạnh phúc…
+ Ý nghĩa của tình yêu thương: tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người, bồi đắp cho tâm
hồn tuổi trẻ trong sáng , cao đẹp hơn.
+ Biểu dương những gương sáng : Nguyễn Trãi , Bác Hồ…
+ Phê phán những biểu hiện vô cảm trong xã hội
- Bài học:
+ Cần quan tâm chia sẻ , giúp đỡ người khác.
+ Làm việc thiện , sống tử tế…
+ Học tập những nhân cách lớn .
3)Kết bài:
- Khẳng định tầm quan trọng của tình yêu thương.
- Cần sống theo phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
ĐỀ 12
“Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”
(“Ông già và biển cả” – Ơ-nít Hê-minh-uê)
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên

GỢI Ý
1) Nêu được vấn đề nghị luận
2) Giải thích ý kiến
- “Con người có thể bị huỷ diệt” vì trong cuộc sống, để tồn tại, để khẳng định mình thì con người
phải chinh phục, khám phá cuộc sống. Nhưng con người luôn phải đối đầu với khó khăn, thử
thách; với cái ác, cái xấu,… con người có thể sẽ gặp nhiều mất mát, tổn thương, hi sinh,…
- “Con người không thể bị đánh bại” chỉ khi con người có niềm tin vào bản thân, có ý chí, nghị
lực phi thường để vượt qua nghịch cảnh, vượt qua khó khăn thử thách.
* Ý kiến trên đề cao vai trò của niềm tin, ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống
3) Bàn luận
- Con người sẽ chiến thắng được bản thân khi con người sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng và
khi ước mơ đã thành hiện thực thì phải không ngừng biết có những ước mơ khác và chinh phục
nó.
- Tuy nhiên, có ước mơ, hoài bão, … là chưa đủ, mà con người còn phải có niềm tin vào bản
thân, có ý chí, nghị lực phi thường để vượt qua chông gai, thử thách trong cuộc đời.
- Hiện nay có một bộ phận không nhỏ những con người đang tự “huỷ diệt” mình (trong đó có rất
nhiều bạn trẻ) khi sống không có ước mơ, hoài bão, khát vọng. Họ chấp nhận cho cái xấu, cái ác
chế ngự,…

Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

9


4) Bài học nhận thức và hành động: Để đạt được thành công trong cuộc sống, con người phải
có trí tuệ, hiểu biết, tỉnh táo, nhẫn nại, kiên trì, có niềm tin và nghị lực vượt qua thử thách.
ĐỀ 13
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên
sự cao quý cho nghề nghiệp.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

GỢI Ý
- Giải thích :
+ Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội.
+ Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ vị trí khác
nhau trong xã hội.
+ Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những nghề
nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền của, địa vị…)
nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại trong xã hội quan niệm về
sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.
- Bàn luận:
+ Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người vì
* Mỗi nghề đều có đặc điểm, vị trí riêng trong cuộc sống xã hội.
* Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, vì thế
mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính nào
cũng đều cao quý cả.
* Tuy nhiên do đặc trưng riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối với đời
sống, một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc…
+ Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì
* Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của
hoạt động nghề nghiệp.
* Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có kẻ tốt,
người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.
* Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”.
Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những con người cao quý, có
cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi.
* Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính tư cách và
đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng nghề nghiệp của họ.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn.
Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại trong xã hội phong kiến

ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày nay.
+ Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ như trộm cướp, gian dối… để kiếm sống
không phải là nghề nghiệp chân chính như chúng ta đang bàn.
+ Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá trị và đều
đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại cho người khác chứ
không phải là nghề nghiệp của họ”.
+ Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang hèn…)
về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh
của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
+ Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay nghề, giữ gìn
lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp, giá trị bản thân.
Tổng kết: “Không phải nghề nghiệp mang đến sự cao quý cho con người mà chính con người
mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là một lời khuyên, một lời
nhắc nhở đối với mọi người nhất là đối với thanh niên đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn
nghề nghiệp.
ĐỀ 14
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

10


Đừng quên
Cái Ác vỗ vai cái Thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai
(Đừng quên – Trần Nhật Minh)
Dựa vào ý những câu thơ trên, viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác.
GỢI Ý
1)Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với mối quan hệ giữa
Thiện và Ác trong cuộc sống

2)Trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích khái niệm Thiện, Ác.
+ Trong cuộc sống Thiện và Ác luôn tồn tại trong mỗi con người và ở xung quanh chúng ta.
Chúng có mối quan hệ đối lập nhưng đôi khi lại thúc đẩy nhau phát triển. Đó là quy luật cuộc
sống.
+ Cần có cái nhìn tỉnh táo để phát hiện ra Thiện và Ác từ đó mà có hành động thiết thực để đẩy
lui cái Ác, phát huy cái Thiện trong xã hội cũng như ở chính mình.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc
bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận
phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn
việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá về Thiện, Ác…
ĐỀ 15
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dạy của Đức
Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
GỢI Ý
1)Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản
thân và những người xung quanh.
2) Trình bày theo định hướng sau:
1. Giải thích:
- Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
- Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội
- Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con
người với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
2 . Phân tích - chứng minh :
Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
- Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại

mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới
có thể hiện hữu
- Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua
lại. Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết.
Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.
- Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành
từ nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên
một gia đình.
Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể
- Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại
lâu được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.
° Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra
ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông
dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kĩ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

11


° Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa
hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và
họ đã tồn tại.
- Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi
gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.
° Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên.
Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
° Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho
cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
° Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi

thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.
° Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả
dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
- Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể
trưởng thành được.
Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.
- Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.
Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn
người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
3. Đánh giá - mở rộng
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp
nếu nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người, nhiều thế hệ.
- Phê phán lối sống trái ngược:
+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm
hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.
+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách
nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử
thách trong cuộc sống để đi đến thành công.
- Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại
lợi ích gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai
giúp sức, dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc
sống sẽ không bao giờ kết thúc.
4. Bài học nhận thức, hành động:
* Nhận thức:
- Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách
nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó
cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.
* Hành động:
- Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng

cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống
mới thành công, mới có ý nghĩa.
- Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập
thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).
ĐỀ 16
Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống
hôm nay.
Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
GỢI Ý
1. Khẳng định mình là phát huy cao nhất năng lực, in dấu ấn cá nhân trong không gian cũng như
trong thời gian, cụ thể là trong môi trường và lĩnh vực hoạt động riêng của mình. Ở các thời đại
và xã hội khác nhau, việc tự khẳng định mình của con người vươn theo những tiêu chuẩn và lí
tưởng không giống nhau.
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

12


2. Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định mình mang một ý nghĩa đặc biệt, khi sự phát triển
mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hoá con người, khiến con người dễ
sống buông thả, phó mặc cho sự lôi cuốn của dòng đời. Sự bi quan trước nhiều chiều hướng phát
triển đa tạp của cuộc sống, sự suy giảm lòng tin vào lí tưởng dẫn đường cũng là những nguyên
nhân quan trọng khiến ý thức khẳng định mình của mỗi cá nhân có những biểu hiện lệch lạc.
3. Khẳng định bản thân là biết đặt kế hoạch rèn luyện để có được những phẩm chất xứng đáng,
đáp ứng tốt những yêu cầu của lĩnh vực hoạt động mà mình tham gia, có thể khiến cộng đồng
phải tôn trọng. Tất cả, trước hết và chủ yếu, phải phụ thuộc vào chính năng lực của mình. Bởi
thế, rèn luyện năng lực, bồi đắp năng lực cá nhân là con đường tự khẳng định mình phù hợp và
đúng đắn. Mọi sự chủ quan, ngộ nhận, thiếu căn cứ không phải là sự tự khẳng định mình đúng
nghĩa.
4. Khi khẳng định bản thân là khi chúng ta thực sự thúc đẩy sự phát triển bền vững của cuộc

sống, của xã hội. Sự khẳng định mình bước đầu không nhất thiết phải gắn liền với những kế
hoạch đầy tham vọng. Nó có thể được bắt đầu từ những việc làm nhỏ trên tinh thần trung thực,
trọng thực chất và hiệu quả.
ĐỀ 17
Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác phải chăng cũng là một cách soi xét
bản thân để tự hoàn thiện?
Anh/chị hãy trả lời câu hỏi trên qua bài văn khoảng 600 từ theo quan điểm của mình
GỢI Ý
1. Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác thực chất là quan tâm xem mình đã được
người khác nhìn nhận, đánh giá như thế nào.
2. Sống trong xã hội tức là sống trong một mạng lưới quan hệ phức tạp. Muốn có được sự thành
công trong cuộc đời, mỗi một người không thể bỏ qua việc xử lý hài hòa các mối quan hệ đó.
Việc phớt lờ sự nhìn nhận của người ngoài khiến ta dễ có những hoang tưởng về mình hoặc dễ
trở thành một kẻ cô độc, kiêu ngạo vô lối.
3. Giữa việc hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác với việc soi xét bản thân luôn có
mối quan hệ tương hỗ. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, phiến
diện, vì vậy, để có được một kết quả gần sự thật, ta rất rất cần có thêm những dữ kiện khác do
khách quan cung cấp.
4. Tự hoàn thiện là một việc lớn của mỗi cá nhân. Nhưng sự tự hoàn thiện phải hướng theo
những tiêu chuẩn được cộng đồng thừa nhận. Nếu quên điều này, việc tự hoàn thiện sẽ thiếu định
hướng và chắc chắn không thu được kết quả mong muốn.
5. Hình dung hình ảnh của mình trong mắt người khác về cơ bản là việc làm có ý nghĩa tích cực
giúp ta hiểu mình và sửa mình. Tuy nhiên, nếu chỉ biết lệ thuộc vào sự đánh giá của người đời, ta
sẽ tự tước đoạt cái độc đáo cá nhân vốn rất cần cho cuộc sống. Bởi vậy, trên vấn đề này, việc duy
trì sự cân bằng giữa thái độ biết lắng nghe và sự kiên định theo đuổi quan niệm sống riêng luôn
có ý nghĩa quan trọng.
Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục.
ĐỀ 18
Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống cho người khác.
(Auguste de Comte )

Viết một bài văn ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm trên.
GỢI Ý
- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
- Giải thích, bình luận, chứng minh câu nói :
+ Sống cho người khác là bổn phận, là trách nhiệm mà mỗi người cần thực hiện. Vì có sống cho
người khác, hi sinh cho người khác, mang những điều tốt đẹp đến cho người khác…thì người
khác cũng sẽ sống cho mình, đem lại những điều tốt đẹp cho mình.(HS lấy dẫn chứng cụ thể: cha
mẹ yêu thương, chăm sóc con cái; con cái yêu thương , hiếu thảo với bố mẹ….).
+ Sống cho người khác là niềm hạnh phúc của mỗi người. Vì khi đem lại niềm vui, niềm hạnh
phúc cho người khác thì chính mình cũng tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. (HS lấy dẫn chứng cụ
thể : HS ngoan ngoãn, tiến bộ, thành đạt là niềm hạnh phúc của thầy cô….).
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

13


+ Những tấm gương sống vì người khác, vì cộng đồng (dẫn chứng).
+ Phê phán những người chỉ biết sống cho riêng mình (dẫn chứng)
- Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa giáo dục của câu nói & rút ra bài học cho bản thân.
ĐỀ 19
Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói:
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ
đại nếu như mục đích tầm thường.”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều
gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay.
GỢI Ý
1. - Giới thiệu vấn đề bàn luận: mục đích trong cuộc sống của con người.
- Trích dẫn nhận định.
2. Giải thích
- Mục đích: là yêu cầu cần đặt ra trước khi thực hiện một công việc; là cái ta cần phấn đấu để đạt

được trong quá trình thực hiện công việc.
- Mục đích tầm thường: yêu cầu cần đạt được ở mức độ thấp, có thể chỉ phục vụ cho lợi ích ở
phạm vi hẹp với bản thân.
- Cái vĩ đại: cái lớn lao, cao cả, có ý nghĩa với nhiều người, với tập thể.
- Câu nói: Đi-đơ-rô đề cập đến tính mục đích trong mọi công việc, hoạt động của con người và
mỗi người cần xác định cho mình một mục đích sống cao đẹp.
3. Bàn luận:
- Vai trò của mục đích sống với con người:
+ Hành động có mục đích là hành động của con người có trí tuệ soi sáng, khác hẳn với hành
động bản năng tự nhiên của loài thú.
+ Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của con người, giúp hành động của
con người đạt kết quả.
+ Sống không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
- Khẳng định tính chất đúng đắn của câu nói:
+ Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong
cuộc sống. Và khi cần, sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để thực hiện mục đích cao thượng.
+ Sống có mục đích cao thượng, con người sẽ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội. Có mục đích,
lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước mơ cao đẹp.
- HS lấy dẫn chứng trong lịch sử và thực tế để chứng minh.
4. Phê phán những kẻ sống không có mục đích hoặc mục đích sống tầm thường. Bởi nó khiến
con người ta trở nên thụ động, bạc nhược, vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
5. Suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân:
- Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích, lí tưởng sống cao đẹp:
Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Trước mắt, xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn: học để nắm được kiến thức vững
vàng; làm chủ khoa học, kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình; đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho
đất nước, dân tộc.
ĐỀ 20
Có người khuyên: Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
Anh/Chị có suy nghĩ gì về lời khuyên ấy? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình

bày chủ kiến của mình?
GỢI Ý
1. Giải thích ý kiến: “Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc
làm”.
- Tuổi trẻ: lứa tuổi đang phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, tuổi năng động, say mê học hỏi và
khát khao lý tưởng, song cũng rất dễ chao đảo, dễ bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng quá khích,
những thú vui không lành mạnh. Tuổi trẻ là thế hệ nối tiếp là chủ nhân tương lai của gia đình, xã
hội. Lời khuyên nhấn mạnh đến tính thống nhất, cân bằng trong quá trình phát triển, lớn lên theo
thời gian của mỗi con người.
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

14


- Trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm: Về thể chất phải sống khoa học,
lành mạnh, điều độ; Về tinh thần cần siêng năng học tập, rèn luyện, tu dưỡng nâng cao kiến thức,
nhận thức, làm chủ suy nghĩ, hành vi.
2.Bàn luận
- HS cần làm rõ lời khuyên trên có ý nghĩa như thế nào: Tuổi trẻ năng động, sáng tạo khao khát
lý tưởng nhưng dễ bị chao đảo, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực nên cần thiết phải trong sạch từ thể chất
đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Nếu không trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói
đến việc làm sẽ dễ dàng rơi vào mâu thuẫn lớn dẫn đến những kết quả tồi tệ.
- HS có thể có những kiến giải khác nhau, nhưng dù trình bày thế nào cũng phải có lý lẽ xác
đáng, có thái độ bàn luận nghiêm túc.
3. Bày tỏ quan điểm của bản thân
- Từ nhận thức và trải nghiệm riêng HS bày tỏ quan điểm của mình về những yêu cầu đối với
tuổi trẻ, về sự cần thiết phải giữ được sự cân bằng, trong sạch từ thể chất đến tinh thần.
- Đánh giá cao khi HS làm rõ được vai trò, tác dụng, hệ quả của sự cân bằng và mất cân bằng
giữa thể chất và tinh thần, giữa lời nói và việc làm.
ĐỀ 21

Ai ngủ trong mùa xuân sẽ phải khóc trong mùa hè.
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên.
GỢI Ý
1)Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thể hiện rõ quan điểm, thái độ, đánh giá của mình về vấn
đề được bàn luận.
2)Trình bày theo định hướng sau:
o
Giải thích:
o
Mùa xuân là mùa gieo trồng, mùa hè là mùa thu hoạch; cũng có nghĩa mùa
xuân là khi tuổi còn trẻ, mùa hè là khi tuổi trưởng thành.
o
Ngủ là không hoạt động, là nghỉ ngơi, nó gợi cho chúng ta đến sự lười
nhác; Khóc gợi sự đau buồn, tiếc nuối.
o
Ý nghĩa: Câu nói trên cho chúng ta một lời cảnh tỉnh; trong giai đoạn
trước- giai đoạn gieo trồng, lúc tuổi trẻ ta lười nhác, ngủ, nghỉ ngơi,... thì đến
giai đoạn sau ta sẽ phải hối tiếc.
o
Bàn luận:
o
Nếu trong giai đoạn trước, ta chuẩn bị tốt, thì đến giai đoạn sau ta sẽ có hi
vọng thu nhận được những kết quả tích cực.
o
Nếu giai đoạn trước ta lười nhác, thiếu ý thức thì đến giai đoạn sau ta sẽ
phải nhận những hậu quả tiêu cực.
o
Cũng có khi hiện tại ta không lười nhác, có ý thức nhưng cũng có thể thất
bại do những yếu tố khách quan tác động ngoài mong muốn.
o

Bài học nhận thức và hành động:
o
Cần phải sống có ý thức rằng: Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay và
những điều ta làm hôm nay đang là sự chuẩn bị cho ngày mai.
o
Chúng ta không được lười biếng, lơi là; không được ngủ hôm nay để ngày
mai phải khóc.
ĐỀ 22
Để sống được hàng ngày tất nhiên phải dựa vào những "giá trị tức thời", nhưng để có
phẩm chất, cốt cách nhất định phải dựa vào "giá trị bền vững".
Suy nghĩ của anh/chị như thế nào về vấn đề trên?
GỢI Ý:
Vấn đề cần nghị luận: nghệ thuật ứng xử để đạt được thành công của con người trong cuộc
sống.
Cụ thể:

Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

15


Ý 1: Giới thiệu vấn đề và dẫn đề: trong cuộc sống ai cũng mong muốn đạt được thành công
trong công việc và khẳng định giá trị nhân cách của mình. Giao tiếp và ứng xử có nghệ thuật là
một trong những điều quan trọng giúp ta thực hiện điều đó.
Ý 2: Giải thích:
- "Giá trị tức thời": là những giá trị vật chất và tinh thần chưa trải qua thử thách, sàng lọc của
thời gian. Nó có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, thoả mãn những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày như: cơm, áo, gạo, tiền, vui chơi, giải trí, các mối quan hệ... Đây là những giá trị rất
cần thiết vì thiếu nó con người không thể tồn tại trong hiện tại.
- "Giá trị bền vững": "Giá trị bền vững" chỉ những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sàng lọc

của thời gian, có ý nghĩa lâu bền, trở thành nền tảng văn hoá, đạo lí của dân tộc và nhân loại như:
tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tình cảm tri ân, sự ngay thẳng trong sạch, thẩm mỹ tinh tế. Đây
là những giá trị quan trọng giúp con người sống có phẩm hạnh, cốt cách.
Ý 3: Bàn luận
* Giá trị tức thời

Muốn tồn tại con người cần phải tạo ra và nhờ vào những giá trị tức thời (dẫn chứng).

Tuy nhiên nếu quá coi trọng những giá trị đó, con người sẽ bị chi phối bởi lối sống thực
dụng, coi trọng vật chất, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt (dẫn chứng).
* Giá trị bền vững

Để cuộc sống thật sự có ý nghĩa, con người nhất định phải vươn tới những giá trị tinh
thần tốt đẹp (dẫn chứng).

Tuy nhiên, cốt cách, phẩm giá con người không thể có tức thời trong ngày một ngày hai,
mà đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, bồi đắp lâu dài về tâm hồn, trí tuệ, hành
động... Đó cũng là cách để con người có một cuộc sống bền vững, không chỉ giới hạn
trong thời gian đời người mà còn trong sự ghi nhận lâu dài của cộng đồng (dẫn chứng).
Ý 4: Quan điểm của bản thân về vấn đề

Mối quan hệ giữa hai giá trị: Vừa đối lập vừa thống nhất. Con người cần có những giá trị
tức thời để duy trì cuộc sống, cũng rất cần những giá trị bền vững để sống có ý nghĩa.

Những giá trị tức thời, nếu có ý nghĩa tích cực, được xã hội đón nhận, gìn giữ, lưu truyền
sẽ trở thành những giá trị bền vững (dẫn chứng). Trong khi đó, có những giá trị đã được
hình thành từ lâu, qua thực tiễn không còn phù hợp, trở nên lạc hậu, lỗi thời sẽ bị đào thải
(dẫn chứng). Cứ thế, các giá trị được sàng lọc, chuyển hoá, làm cho cuộc sống con người
ngày càng tốt đẹp hơn.
Ý 5: Bài học nhận thức và hành động:


Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của mỗi giá trị.

Hình thành kĩ năng sống, biết tiếp nhận hợp lí trước các giá trị của cuộc sống.

Phải có bản lĩnh để sống có phẩm giá, cốt cách dựa theo nền tảng những giá trị bền vững
về văn hóa, đạo lí...của dân tộc và nhân loại.
ĐỀ 23
Có ý kiến cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và
tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A (Forever Alone).”. Ý kiến của anh/chị?
GỢI Ý
1)Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu ý kiến trong đề bài: Ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi
hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi
giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.F.A (Forever Alone). Có ý kiến cho rằng: “Gập
máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực
tại. Các bạn sẽ hết F.A”
2)Thân bài:
+Giải thích khái niệm FA: là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có
bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.
+Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình nhưng lại luôn
gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, không quan tâm tới thế giới thực tại quanh
mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube…họ tự cô lập mình với thế giới
thực
+Bình luận về ý kiến :
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

16


HS có thể có các ý kiến khác nhau:

– Đồng ý vì: cuộc sống thực sinh động, hấp dẫn hơn thế giới ảo
– Phản đối vì: xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất
lượng sống, cuộc sống ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị. Thời đại càng văn minh,
con người càng không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet
-Ý kiến thứ 3: Phân tích lí giải cụ thể hơn, cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên
lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
3)Kết bài: bàn bạc mở rộng : sử dụng máy tính, điện thoại và internet một cách hợp lí
ĐỀ 24
Suy nghĩ về tinh thần tự học
GỢI Ý
Đặt vấn đề: Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại,
đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận
động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng
quan trọng .
1.Giải thích các khái niệm :
+Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
+ Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…
+Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho
mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng.
Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
2. Bình luận về tự học :
a. Vai trò của tự học :
+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức 1 cach chủ động, toàn diện, hứng thú
+Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc
sống . Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động , sáng tạo , không ỷ lại,
không phụ thuộc vào người khác . Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự
hoàn thiện bản thân .
+Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện
thực .
+Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

b .Tự học như thế nào cho có hiệu quả :
+ Khi nghe giảng ,đọc sách hay làm bài tập , cần tích cực suy nghĩ , ghi chép , sáng tạo nhằm rút
ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân .
+Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
+Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….
+Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người
dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng
kiến thức đó vào thực tế đời sồng
->>Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất
bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực : lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ
hiện nay
3. Bàn bạc mở rộng : Bài học cuộc sống
+Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê ,
ham học, ham hiểu biết , giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức .
+Mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo , độc lập trong học tập . Có như vậy mới chiếm
lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình .
ĐỀ 25
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi
đầu trước giông tố”. (Đặng Thùy Trâm)
GỢI Ý
1)Mở bài: giới thiệu câu nói
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

17


2)Thân bài
a. Giải thích các khái niệm
+ Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.

+ Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại
→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong
cuộc đời, dám chấp nhận giông tố
b. Bàn luận
+ Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử
thách, thăng trầm
+Phân tích, chứng minh, đánh giá biểu hiện
-Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành
công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,….
-Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình,
cuộc sống, có kinh nghiệm,…)
-Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối
mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh.
+Bàn bạc vấn đề :
-Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.
-Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản
lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay).
– Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những
người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.
c. Bài học nhận thức, hành động
-Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự
vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình
– Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người
– Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích
3)Kết bài:
ĐỀ 26
Trước lúc ra làm trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Nguyễn Bá Thanh dặn dò
lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng: “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”.
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) để bày tỏ suy nghĩ gì về lời dặn dò
đó.

GỢI Ý
1)Mở bài :
+Dẫn dắt, giới thiệu câu nói “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”.
+Nêu vấn đề cần nghị luận: bàn về khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc sống
2)Thân bài :
Giải thích các khái niệm :
– Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới
khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng.
– Tham vọng là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả năng thực tế của con người, khó
có thể đạt được. Tham vọng đôi khi chỉ gắn với dục vọng cá nhân.
* Về thực chất,câu nói đó khẳng định giá trị của khát vọng hướng đến cái chung, phê phán
những tham vọng chỉ đem tới cái riêng cho mỗi con người.
Phân tích, đánh giá bàn bạc vấn đề:
Phân tích ý nghĩa việc sống có khát vọng:.
– Khát vọng là một biểu hiện tâm lí mang tính tích cực, tốt đẹp của con người. Khát vọng xuất
phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà còn
cho những người xung quanh trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước; ( dẫn
chứng thực tế)
– Người có khát vọng là người nhận thức đúng đắn bản thân mình là ai, mình có thể làm gì cho
mình và cho mọi người. Họ có trái tim say mê lý tưởng, có đầu óc tỉnh táo, nhận thức đúng, sai,
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

18


lợi, hại. Họ có thể điều chỉnh và làm chủ bản thân mình. Vì thế, họ tránh được rủi ro trong cuộc
sống; ( dẫn chứng thực tế)
– Khát vọng có thể thành hiện thực, có thể không. Khát vọng đem đến niềm tin, niềm lạc quan
cho con người, tạo sức mạnh tinh thần để họ vượt qua thử thách.; ( dẫn chứng thực tế)
Phân tích tác hại việc sống trong tham vọng:

– Tham vọng là hiện tượng tâm lý ít nhiều mang sắc thái tiêu cực. Khi đó, con người quá ham
muốn đạt điều gì đó lớn lao cho riêng mình. Tham vọng xuất phát từ sự ích kỉ, từ lòng tham.
Người có tham vọng chỉ muốn lợi cho bản thân, đôi khi không quan tâm lợi ích của người khác.
Khi bị tham vọng làm mờ mắt, con người có thể làm hại người khác để đạt mục đích đề ra;(dẫn
chứng thực tế)
– Tham vọng xuát hiện khi con người không còn nhận thức đúng đắn về bản thân, mong ước
những điều xa tầm xa với, ngoài khả năng của mình. Người có tham vọng sẽ bất chấp đúng sai,
luật pháp, tình người để thực hiện bằng được ý muốn của mình. Vì thế, họ sẽ lãnh hậu quả khó
lường;(dẫn chứng thực tế)
– Khi không thực hiện được tham vọng, con người dễ rơi vào tâm lý xấu, bi quan, chán chường,
thù ghét.(dẫn chứng thực tế)
– Phê phán những người sống không có khát vọng, làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa, sống
thừa; bị tham vọng làm cho mờ mắt, dễ đưa đến con đường tội lỗi, vi phạm pháp luật và đạo đức.
Bài học nhận thức và hành động.
– Nhận thức: phải hiểu ý nghĩa của khát vọng và hậu quả của tham vọng;
– Hành động: Có ý thức nỗ lực vươn lên, biết tỉnh táo để điều chỉnh hành vi sai trái. Biết đấu
tranh với chính mình, biến tham vọng ích kỉ thành khát vọng cao đẹp.
3)Kết bài : liên hệ thực tế, liên hệ bản thân
ĐỀ 27
Anh, chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng nhân hậu trong cuộc
sống
GỢI Ý
1- Giải thích:
Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp,
thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm
chất cần thiết ở một con người chân chính.
2- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
– Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có
trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội
,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái. Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao

dung, hiểu nhau.
– Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ, sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó,
tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc. Người có lòng nhân hậu
biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản
thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều
thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người.
– Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan, tính
toán, những hằn học, bon chen và sự vô cảm thiếu tình người .
– Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong
cuộc đời.
3- Bài học nhận thức và hành động:
– Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc
sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau
trong những tình huống cuộc sống.
– Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực của mình từ
chính gia đình, nhà trường, xã hội.
ĐỀ 28
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

19


Suy nghĩ của anh/chị trước câu hỏi: “Học để làm gì ? ”. Hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trả
lời cho câu hỏi trên.
GỢI Ý
1. Giải thích câu nói:

Học: là quá trình tiếp thu những kiến thức ở trường, ở cuộc sống. Nhờ đó, ta được
nâng cao hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề đặt ra trong
cuộc sống.


“Học để làm gì?”: Là câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi ta bắt đầu quá trình học tập.
Nó giúp chúng ta có định hướng rõ ràng về mục đích học tập để từ đó xác định nội
dung học, phương pháp học phù hợp, hiệu quả.
2. Bàn luận:
Các mục tiêu của việc học:

Học để biết:
+ Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Biết là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về
tự nhiên, xã hội, con người. Con người từ chưa biết đến biết.Từ biết ít đến biết nhiều, từ biết sơ
sài đến biết sâu sắc, từ chỗ biết một lĩnh vực mà có hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống khác
nhau…
+ Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, đa dạng về mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã
hội; tự làm giàu kho tri thức của mình trong các lĩnh vực tạo được vốn sống sâu sắc.
+ Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là qua những kiến thức đó, con người có khả năng hiểu biết
bản chất về con người và tự nhận thức về bản thân. Nói cách khác, nhờ học con người có thể
“biết người”-“biết mình”.

Học để làm:
+ Học để làm là mục đích tiếp theo của việc học. Làm là vận dụng kiến thức, hiểu biết có được
vào thực tế cuộc sống. Đây là nội dung thể hiện mục đích thiết thực nhất của việc học: “Học đi
đôi với hành”.
+ Làm trước hết để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần cụ thể phục vụ nhu cầu sống của bản
thân và góp phần tạo ra của cải cho xã hội.
+ Học mà không làm thì kiến thức có được không tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới
cho bản thân và cho xã hội.

Học để chung sống:
+ Học để chung sống là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. Chung sống là
khả năng hòa nhập xã hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử.. để tự thích nghi với mọi môi trường sống,

các quan hệ xã hội phức tạp của con người trong quá trình sống. Đây là hệ quả tất yếu của việc
biết, làm.
+ Bởi lẽ “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách con
người được hình thành, khẳng định, thử thách trong cuộc sống.

Học để tự khẳng định mình:
+ Học để tự khẳng định mình là mục đích sau cùng của việc học. Tự khẳng định mình là tạo lập
được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình
trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành
động, có khả năng chung sống.
+ Từ việc học, mỗi người sẽ có thể khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng
lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…
3. Bài học nhận thức và hành động:

Việc học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần xác định vai trò của việc học tập
một cách rõ ràng, cần xác định mình học những gì (nội dung thiết thực) và phải học
như thế nào (lựa chọn phương pháp, cách thức học phù hợp, hiệu quả). Học là nhiệm
vụ suốt đời.
*Mở rộng:
+ Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người
dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng. FRANKLIN (MỸ)

Học tập vì ngày mai lập nghiệp.

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

20



Phê phán những cá nhân ỷ lại, lười học, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
học tập.
Liên hệ bản thân.


ĐỀ 29
Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói của Ánh Viên tại SEA Games 28 “Nếu tôi hài
lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày
mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”
(Theo : sao Ánh Viên khóc khi về đích”)
GỢI Ý
1)Mở bài :
+Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
+Trích dẫn câu nói của Ánh Viên: “Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại
ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều
nỗ lực như chưa giành được gì”
2)Thân bài :
1. Giải thích câu nói :
+Đó là lời tâm sự của nữ Nữ vận động viên số một Việt Nam lập kỷ lục ở nội dung 200m bơi
bướm, tại SEA Games 28 chiều 9/6. Sau phần thi 200m bướm, kình ngư người Cần Thơ tiếp tục
giành HC vàng và phá kỷ lục SEA Games ở cự ly 200 tự do với thành tích 1 phút 59 giây 27.
Câu nói trên là lời chia sẻ của chị với phóng viên vnexpress.net
+Câu nói đề cập đến thái độ của Ánh Viên trước những thành tích của bản thân : Nếu tự hài lòng
với những gì mình đã đạt được, thì Ánh Viên sẽ không bao giờ tiến bộ, thậm chí sẽ bị thất bại
ngay từ bây giờ. Để chiến thắng, chị đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vượt qua đối thủ, và điều
quan trọng là phải vượt qua chính mình, chiến thắng chính mình,…
->> Thái độ của một người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng lại rất khiêm tốn, chân thành…
2. Bình luận ý nghĩa câu nói
+ Câu nói là lời chia sẻ rất chân thành của một nữ vận động viên đã đạt đến đỉnh vinh quang.
Câu nói chứa đựng bài học cuộc sống thật ý nghĩa : mỗi người chúng ta không nên tự hài lòng

với những thành tích đã đạt được, cần nỗ lực phấn đấu để đạt được những thành công lớn hơn…
+Bí quyết thành công không chỉ nằm ở việc mình đã vượt qua đối thủ, mà điều quan trọng là :
Mình đã hơn chính mình ngày hôm qua
->> Ý kiến đúng đắn (Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế )
+Bình luận về điều làm nên thành công trong cuộc sống của con người: có nhiều yếu tố làm nên
thành công, nhưng quan trọng nhất là ý chí nghị lực và thái độ sống của mỗi người trước những
khó khăn thử thách…
+ Phê phán biểu hiện tiêu cực : Một số người tự cao tự đại, hoặc thiếu ý chí nghị lực, không nỗ
lực phấn đấu…( hậu quả)
3. Bài học cuộc sống
+ Để thành công, con người cần nỗ lực phấn đấu, rèn luyện không ngừng
+Không nên chủ quan, tự cao tự đại trước những thành công bước đầu.
+ Tuổi trẻ cần có ước mơ, khát vọng chinh phục những đỉnh cao vinh quang, và nỗ lực để đạt tới
những đỉnh cao đó
KB
+Liên hệ thực tế, bản thân : em học tập được gì từ thành công và câu nói của Ánh Viên ?
ĐỀ 30
“Tôi không hài lòng về điều đó ngay cả khi chiến thắng. Tôi đã giành nhiều huy chương
vàng và phá nhiều kỷ lục SEA Games nhưng tôi sẽ không ngừng phấn đấu. Nếu tôi hài lòng với
những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi
không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”
(Ánh Viên – vận động viên bơi lội đạt 8 HCV và phá vỡ 8 kỷ lục Seagames)
Anh chị hãy bình luận về ý nghĩa của chia sẻ trên.
GỢI Ý
1. Mở bài:
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

21



Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất. Một bộ phận người trẻ hiện nay thường tự
thưởng cho mình khi trên đỉnh chiến thắng mà không ngừng phấn đấu. Ánh Viên vận động viên
bơi lội sau khi đạt 8 HCV khi được phỏng vẫn đã òa khóc. Ánh Viên tâm sự…Hình ảnh của Ánh
Viên cũng có thể là một thông điệp nhẹ nhàng gửi đến chúng ta luôn rèn luyện, cố gắng, phấn
đấu hơn nữa dù đang đạt được những thành tích nào đó
2. Thân bài:
Giải thích:
– Đứng lên từ thất bại đã khó nhưng thành công từ việc vượt qua những thành công khác lại càng
khó hơn. Một cuộc thi đấu thể thao nói riêng và cuộc sống nói chung không quan trọng là bạn đã
khởi đầu như thế nào điều quan trọng là bạn tăng tốc và về đích ra sao, chỉ cần 1 chút chủ quan,
tự kiêu tự phụ trước chiến thắng sẽ có người vượt lên. Vì thế ngay cả chỉ vì 1 động tác nhỏ sai kỹ
thuật trong khi thi cũng có thể khiến cô gái vàng khóc và tiếc nuối.
– Chiến thắng của Ánh Viên còn là chiến thắng của ý chí và nghị lực. Những con người phi
thường đều là những người đã kiên trì vượt qua nhiều thách thức khó khăn nhất. Để đạt được
điều phi thường họ dũng cảm dấn bước theo con đường mới và làm những việc họ chưa từng
làm. Không có thành công vượt trội nào đạt được mà thiếu ý chí kiên cường và lòng quyết tâm.
Ý chí và lòng quyết tâm giúp phát huy tiềm năng to lớn trong mổi con người.
Bàn luận:
– Tuổi trẻ thường gắn liền với tính bốc đồng, tự kiêu và tự mãn, thích sống trong hào quang của
chiến thắng mà quên mất mình đang đứng ở đâu. Cái gì của mình cũng hay, cũng đúng; cái gì
mình cũng có thể làm được, cái gì mình cũng hơn người khác
– Niềm tin, sự khẳng định, lòng tự hào là những điều cần thiết phải có cho mỗi cá,nhân trên con
đường mưu sinh và tạo dựng sự nghiệp, bởi chính những yếu tố đó tạo ra ý chí, nghị lực và sức
mạnh. Nhưng tự tin, tự hào phải được xây dựng trên cơ sờ vững chắc là đức và tài thì nó mới
mang tính khách quan. Ngược lại, nếu tự đánh giá về mình một cách chủ quan thì sẽ dẫn đến ảo
tưởng mà ảo tưởng về mảnh đất tốt cho thói kiêu căng, tự mãn nảy mầm và phát triển.
– Được giáo huấn phải “quên ngay chiến thắng” để tập trung cho những thử thách tiếp theo, cô
gái 19 tuổi rõ ràng đã lớn hơn tuổi thật của mình, trở thành niềm khích lệ không chỉ của các vận
động viên mà cả những người đang miệt mài làm việc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở
đây, sự nhún nhường không còn là món trang sức mà là sức sống, sức thúc đẩy.

Bài học:
Câu nói của Ánh Viên cho ta bài học sâu sắc mà tế nhị. Nó nhắc ta chớ vội chủ quan nông nổi
trước chiến thắng ban đầu. Tự tin và khiêm tốn, đó là hai mặt biện chứng của phẩm chất con
người chân chính. Từ đó chúng ta xác định con đường tích cực học tập rèn luyện không ngừng
vươn lên, tránh thói tự kiêu, tự mãn để thành người tài đức vẹn toàn.
ĐỀ 31
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau
“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
GỢI Ý
1)Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu câu nói
– Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước mơ, khát vọng.
– Ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh
phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu
ước mơ của mình đủ lớn”.
2)Thân bài:
Giải thích câu nói:
– Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới,
đạt được.
– Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển
khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không
bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước
mơ của mình.
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

22


– Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn
đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.

– Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm
tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.
Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?
– Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị,
có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước
mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
– Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ
thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ
đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước
mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm,
vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử
thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình
mong muốn
+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những
thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được
mơ ước của mình.
– Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được:
+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh
hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để
cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.
+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười
biếng, ăn bám…
Đánh giá, rút ra bài học:
– Mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng,
mục đích sống của đời mình.
– Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ ước mơ bị thất bại
mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật

đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như
thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
– Bài học nhận thức, hành động:
Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ,
khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào.
Cần phấn đấu, nỗ lực học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực
3. Kết bài:
– Liên hệ ước mơ, khát vọng của bản thân.
– Cần có ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực
ĐỀ 32
Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm
nhiều thức quý giá khác nữa”
GỢI Ý
1)Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu câu nói
– Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói; Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin là
mất tất cả.
– Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý kiến nói về điều
đó:“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều
thức quý giá khác nữa” . Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc
sống?
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

23


2)Thân bài:
Giải thích câu nói:
-Khái niệm niềm tin:

– Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá
trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của
mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
– Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là
phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. Khi
đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.
Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?
– Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại
niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi
thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không
phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết
định thành công.
– Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý
chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại”
(Bovee).
– Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh,
thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị
lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất
tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh
mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống
của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính
mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và
hạnh phúc.
– Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử
thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị
lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
Đánh giá, bàn bạc:
– Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không
làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:

+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm
bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân
nên sẽ dễ bỏ cuộc.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực
hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”,
“lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố
mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
Bàn bạc mở rộng :
– Khẳng định: Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự
tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những
đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi
người quý trọng.
– Bài học nhận thức, hành động: Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải làm gì để xây
dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học
phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ
nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.
3)Kết bài:
Liên hệ bản thân.
ĐỀ 33
Trong bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn:
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

24


Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không anh?

Phải không em?
1. Đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nội dung của những lời hát
trên là gì?
2. Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi
ra từ những lời hát trên
GỢI Ý
1.
+ Lặp cấu trúc câu: “Ai cũng…”, “phải đâu…”, “phải không…”;
+ Điệp ngữ: “Ai cũng”;
+ Câu hỏi tu từ
Phải không anh?
Phải không em?
– Nội dung: Là lời khẳng định, lời nhắn nhủ chân thành, tha thiết về ý thức trách nhiệm của mỗi
người trong cuộc sống.
2. Viết bài: Cần đảm bảo những ý sau:
a)Mở bài:
b)Thân bài:
– Giải thích ý nghĩa lời bài hát: có ý nghĩa như 1 lời nhắn nhủ tha thiết về lối sống trách nhiệm
của con người trong cuộc sống
– Bàn luận về quan niệm sống tích cực, đầy sức thuyết phục được gợi lên từ bài bài hát: biết
gánh vác, biết chia sẻ, không lẩn tránh, không cam chịu nhẫn nhục, không an phận thủ thường;
thậm chí biết chấp nhận và từ đó biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống của con người
Phân tích- chứng minh:
– Trong cuộc sống, có những con người luôn biết sống vì người khác, không ngại khó, ngại khổ,
biết vì lợi ích của cộng đồng, biết vì mọi người, sống có trách nhiệm… Đó là những con người
có nhân cách cao quý, có cuộc sống đáng trân trọng; ( dẫn chứng: Hồ Chí Minh, Pas- teur, anh
Nguyễn Văn Trỗi sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích cách mạng…, Đặng Thùy Trâm
từ giã Hà Nội vào nơi ác liệt của chiến trường…; thời bình : những chiến sĩ Trường Sa, nhân vật
anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa…).
– Bên cạnh đó cũng có những con người luôn sống vị kỉ, cá nhân, nhỏ nhen, luôn tránh né, đùn

đẩy khó khăn cho người khác, sống vụ lợi, lợi dụng sự giúp đỡ của người khác để thu vén cho
bản thân… Lối sống đó rồi sẽ bị xã hội đào thải. ( dẫn chứng: loại người Ăn cỗ đi trước, lội nước
theo sau…; những kẻ cơ hội, đục nước béo cò; đó là một số thanh niên chỉ biết ăn chơi, hưởng
thụ, thõa mãn những thú vui tầm thường trụy lạc như đua xe bất chấp gieo tai họa cho người
khác, đốt thời gian, sức khỏe, tiền bạc nơi vũ trường, , luôn đòi hỏi ở người khác vì mình, vô
trách nhiệm với gia đình, xã hội và cả với bản thân…).
– Và cũng có những con người sống yếu đuối, thụ động, cam chịu, luôn đổ lỗi cho số phận, đầu
hàng những thử thách khó khăn, không đủ ý chí và nghị lực, chỉ biết bi lụy, cúi đầu trước nghịch
cảnh…( dẫn chứng: những kẻ sa ngã, trượt dài trong tha hóa và phạm tội lại đổ lỗi cho hoàn
cảnh, số phận…)
->>Lời bài hát là những lời nhắn nhủ thiết tha gởi đến mọi người, nhất là đối với lớp trẻ, một
thông điệp về sống đẹp đầy sức thuyết phục. Nó chứa đựng một quan niệm nhân sinh tích cực,
đáng để cho mỗi chúng ta xem như kim chỉ nam trong rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có một
cuộc sống chân chính
– Từ quan niệm sống đẹp đó phê phán lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, vô trách nhiệm, thụ động, yếu
hèn của 1 bộ phận cá nhân trong xã hội
– Liên hệ: Trong cuộc sống ngày nay, thanh nhiên càng cần chăm chỉ, năng động, sáng tạo biết
gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của nhân dân, Tổ quốc, biết chọn cho mình lối sống đẹp và cao
quý, tránh xa lối sống tầm thường, thấp hèn.
Bài học:
* Nhận thức:
Lưu hành nội bộ - Năm học 2015 - 2016

25


×