Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc h’mông tại huyện sông mã, tỉnh sơn la trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lý
Luận Chính Trị và nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận.
Em xin cảm ơn UBND tỉnh Sơn La, UBND huyện Sông Mã đã nhiệt tình giúp đỡ
trong việc sưu tầm và chọn lọc tài liệu.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Châu, người đã nhiệt tình
hướng dẫn, chỉ đạo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho khóa luận của em hoàn
thành đúng tiến độ.
Trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu cùng khả năng
nắm bắt tình hình của bản thân còn nhiều hạn chế, nên thiếu sót trong khóa luận là
điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự ủng hộ, chỉ bảo và đóng
góp ý kiến của Hội Đồng Khoa Học Nhà Trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn
sinh viên cho khóa luận của em thêm đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................4
5.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................................4
5.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................5
6. Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................................5
6.1. Về mặt lý luận ............................................................................................................5
6.2. Về mặt thực tiễn .........................................................................................................5


7. Kết cấu của đề tài ..........................................................................................................5
Chuơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .........................................................6
1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................................6
1.1.1. Quan điểm chung về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc.........................................6
1.1.2. Vài nét về lịch sử dân tộc H’Mông ........................................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................11
1.2.1. Tính tất yếu khách quan của kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
H’Mông ...........................................................................................................................11
1.2.2. Những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn
La .....................................................................................................................................13
Kết luận chương 1 ...........................................................................................................28
Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KẾ THỪA VÀ
PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC H’MÔNG TẠI HUYỆN SÔNG
MÃ, TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN ...................................................29
2.1. Thực trạng kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’Mông tại huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.............................................................29
2.1.1. Về văn hóa vật chất...............................................................................................30


2.1.2. Các giá trị văn hóa là thiết chế xã hội ..................................................................32
2.1.3. Về văn hóa tinh thần .............................................................................................33
2.2. Nguyên nhân của thực trạng ....................................................................................35
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................35
2.2.2. Nguyên nhân kinh tế - xã hội ...............................................................................36
2.2.3. Về tổ chức, quản lý ...............................................................................................37
2.2.4. Về trình độ dân trí .................................................................................................38
2.3. Một số giải pháp kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông tại huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.............................................................39
2.3.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng cho việc phát huy bản sắc văn
hóa ...................................................................................................................................39

2.3.2. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân
tộc H’Mông hiện nay là khâu có ý nghĩa them chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh – quốc phòng .....................................................44
2.3.3. Kế thừa và phát huy các giá trị bản sắc của dân tộc H’Mông tại huyện Sông Mã,
tỉnh Sơn La trên lĩnh vực văn hóa ..................................................................................46
Kết luận chương 2: ..........................................................................................................53
KẾT LUẬN ....................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá là một lĩnh vực rộng lớn có liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội,
ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử. Văn hoá được coi là nhân tố quyết định đến sự
phát triển bền vững của một quốc gia dân tộc. Văn hoá của môt dân tộc trước hết thể
hiện ở bản sắc và nét văn hoá riêng của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá
trị văn hoá của dân tộc, nó biểu hiện cho sự định hướng và lựa chọn trong hành động
của con người. Vì thế, vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang
là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong lễ phát động “Thập
kỷ thế giới phát triển văn hoá” vào năm 1988, Tổng giám đốc UNESCO đã nhấn
mạnh, hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường
văn hoá thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn
hoá, và khả năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.
Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia
đa dân tộc. 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hoá tạo nên nền văn hoá Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc được phân bố ở các vùng miền của Tổ quốc và có
giá trị truyền thống, sắc thái văn hoá riêng. Việc kế thừa, phát triển sắc thái, giá trị văn
hoá các dân tộc có ý nghĩa làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò của văn hoá và
phát huy vai trò to lớn của văn hoá - xã hội. Coi văn hoá là một trong yếu tố không thể

thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của
Đảng. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
tại hội nghị TW 5, khoá VIII Đảng ta đã xác định “Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [10,
36]. Trong những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết 22 của Bộ chính trị nêu rõ: “Nền văn
minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hoá
của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác và góp phần phát triển
văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn minh của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [8, 51]. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011, Đảng tiếp tục
khẳng định, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
1


triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ, làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã
hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát
triển. Vì vậy việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, bản
sắc văn hoá các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng để thực hiện mục tiêu: “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, xu thế toàn cầu
hoá đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam
cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị
trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn
hoá truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong có văn
hoá dân tộc H’Mông. Trước sự tác động của các thế lực thù địch, đã có một số bộ phận
không nhỏ người H’Mông có xu hướng cực đoan rũ bỏ văn hoá truyền thống của mình
để tin vào các thần bảo hộ ở nhà, đi tìm đức tin mới từ “Vàng Trứ”,“Thìn Hùng” (đức

chúa trời). Sự tác động của giáo phái lạ đã tác động sâu sắc đến văn hoá người
H’Mông và nó đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ đựơc bản sắc văn
hoá dân tộc mình. Trước tình hình đó việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn
hoá của dân tộc H’Mông nói chung và dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
nói riêng, hiện đang là vấn đề cấp thiết. Điều đó không những có ý nghĩa đối với việc
bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hoá của các dân tộc H’Mông, mà còn có ý nghĩa
phát huy vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La hiện nay.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc H’Mông tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay” làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xung quanh vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã có khá
nhiều công trình, đề tài nghiên cứu đề cập đến ở những góc độ, những hướng tiếp cận
khác nhau.
Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hoá dân tộc có những tác phẩm tiêu
biểu như:
2


"Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia,
1994. "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001. "Bản sắc văn hóa Việt Nam", Phan Ngọc, Nxb Văn học,
2002. "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên). "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm, Nxb
Văn hóa Thông tin,2003.
Những cuốn sách trên đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến bản
sắc văn hoá dân tộc ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm, vai trò, bản sắc văn hoá Việt
Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang bước
vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập vào xu thế

toàn cầu hóa.
Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có:
"Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số" của Lò Giàng Páo, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, 1997. "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Ngô Văn Lệ, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1998. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá", Luận văn thạc sĩ Triết học của Phạm Việt
Thắng, 2002, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài: "Vấn đề giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa. Đề tài: "Kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc Thái ở Tây
Bắc hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
2006 của Phạm Thị Phương Thảo.
Nghiên cứu văn hóa dân tộc H’Mông có các công trình:
“Dân tộc Mông ở Việt Nam”, Cư Hoà Vần - Hoàng Nam ,1994, Nxb Văn hoá
Dân tộc, Hà Nội. “Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang”, Trường Lưu – Hùng Đình Quý,
Sở văn hoá - Thông tin – Thể thao, Hà Giang, 1996. “Văn hoá H'mông”, Trần Hữu
Sơn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. "Các dân tộc Hà Giang", Lê Đại Nghĩa- Triệu Đức
Thanh, Nxb thế giới, 2004. "Văn hóa tâm linh người Mông ở Việt Nam truyền thống
và hiện đại", Nxb Văn hóa thông tin và viện văn học, Hà Nội, 2005. Và nhiều bài viết
trên các tạp chí: Dân tộc học, nghiên cứu lịch sử...
Các công trình trên là hết sức có giá trị tạo nên một cái nhìn tổng quan về văn
hoá các dân tộc. Nhiều công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc điểm
3


chung về bản sắc văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa của dân tộc H’Mông
ở nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những
giá trị văn hóa, phong tục tập quán nhằm giới thiệu về người H’Mông, những nét đặc
sắc - cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc H’Mông. Một số đề tài, công trình cũng đề
cập tới vấn đề bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nhưng mới chỉ đề

cập một cách chung chung, chưa có công trình khoa học nào đề cập đến vấn đề kế thừa
và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã hiện nay. Mặc dù
vậy, những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu quan trọng, là cơ sở để tác giả
tiếp thu, nghiên cứu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy bản sắc
văn hóa của dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La hiện nay.
Muốn thực hiện được mục tiêu trên khóa luận cần tập trung giải quyết nhiệm vụ
chính sau.
Một là, làm rõ quan niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa của dân tộc H’Mông
Hai là, đánh giá thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc kế thừa và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La hiện nay.
Ba là, đề xuất một số phương hướng, đưa ra một số giải pháp cơ bản, nhằm tăng
cường kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa là một vấn đề rất rộng, văn hóa các dân tộc cũng rất đa dạng và phong
phú... Khóa luận không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hóa của dân tộc
H’Mông mà chủ yếu khai thác một cách có hệ thống, những giá trị văn hóa tạo nên
"Bản sắc văn hóa" của dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nhằm kế thừa
và phát huy nó trong giai đoạn từ năm 2005 - 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
văn hóa, về dân tộc và chính sách dân tộc, nhất là quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
4



hội và ý thức xã hội, đồng thời có tham khảo một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa
học, sách, báo... tài liệu có liên quan đến nội dung được đề cập trong khóa luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch,
so sánh, ngiên cứu tài liệu... nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Khóa luận góp phần làm rõ nét thêm những nét đặc sắc của dân tộc H’Mông ở
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, phân tích và hệ thống hóa của dân tộc H’Mông. Qua đó
đưa ra những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu và học tập cho sinh viên chuyên nghành giáo dục chính trị trường đại
học Tây Bắc, làm tài liệu tham khảo cho công tác hoạch định chính sách và quản lý
văn hóa ở tỉnh Sơn La và huyện Sông Mã.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận gồm 2 chương với 5 tiết.

5


Chuơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan điểm chung về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc

1.1.1.1. Quan niệm chung về văn hóa
Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội. Việc xác
định nội hàm của nó cũng còn nhiều ý kiến, vì thế trên thế giới hiện nay có tới hàng
trăm cách định nghĩa về văn hóa. Nhưng cơ bản đều coi văn hóa là những giá trị do
con người sáng tạo ra để hình thành nên các giá trị, chuẩn mực xã hội trong quá trình
lao động, hoạt động thực tiễn của con người. Nó tác động đến mọi lĩnh vực đời sống
của con người, như chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, tình cảm, hành vi đạo đức…
Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “Thập niên quốc tế phát triển văn hóa”
tại Pháp (21/1/1998), Tổng thư ký UNESCO định nghĩa:
“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang
diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá
trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản
sắc riêng của mình” 41, 23. Như vậy UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực
tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Nó không
những là yếu tố nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự phát
triển xã hội,Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng
của một xã hội, làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh , một danh nhân văn hóa thế giới đã cho rằng:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở mặc và các phương thức xử dụng,
toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 9, 43. Ở đây Hồ Chí
Minh đề cập văn hóa theo nghĩa rộng. Đó là sự hiểu biết trí tuệ của con người, cùng
với tâm hồn cao thượng tốt đẹp trong mối quan hệ cuả con người với đồng loại với xã
hội và tự nhiên. Sáng tạo giá trị nhân văn là nội dung cốt lõi của văn hóa.
6



Định nghĩa khác về văn hóa “Văn hóa là tất cả những sản phẩm vật chất và
không vật chất của hoạt động con người, là giá trị và phương thức xử thế được công
nhận, đã khách thể hóa và thừa nhận trong một cộng đồng truyền lại cho một cộng
đồng khác và cho các thế hệ mai sau” 7, 11. Định nghĩa này đã nhấn mạnh trong văn
hóa bao gồm những sản phẩm vật chất và không vật chất, các hệ thống giá trị xử thế và
các hệ thống hành vi. Tất cả đều được thừa nhận và được truyền lại cho thế hệ mai sau.
“Văn hóa là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chất người
trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị - cả giá trị vật
chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn và lịch sử
xã hội của mình” 22, 13 - 14.
Như vậy nói đến văn hóa là nói đến con người, lịch sử văn hóa là lịch sử của
con người. Con người tạo ra văn hóa, văn hóa làm cho con người trở thành người với
nghĩa đầy đủ nhất. Tất cả ngững gì liên quan đến con người, đến cách thức tồn tại,
phát triển của con người được gọi là văn hóa.
Từ các quan niệm trên, có thể đi đến một định nghĩa văn hóa như sau:
Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích lũy trong lịch
sử qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Văn hóa thể hiện phương thức
sống, phương thức hoạt động, tính nhân đạo, trình độ phát triển và những đặc tính
riêng của mỗi dân tộc.
Văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi một dân tộc đều có những giá trị riêng.
Giá trị văn hóa: “là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so sánh
nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái để xác định bản
sắc văn hóa của một dân tộc trên nền tảng các giá trị chân, thiện,ích, mỹ” 27, 19.
Như vậy trong giá trị văn hóa của mỗi một cộng đồng một dân tộc thì yếu tố dân tộc là
yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa, vì “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc,
một dân tộc đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất
tất cả” 30, 13. Do vậy việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc
văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn vong của mỗi
dân tộc.

1.1.1.2. Quan niệm về bản sắc văn hóa dân tộc
Theo từ điển Tiếng Việt, “bản sắc chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạo thành phẩm
cách đặc biệt của một vật” 36, 45.
7


Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền văn
hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của một nền văn hóa dân tộc. Những
nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, vật thể
và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi sinh mà dân
tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn phát triển khác nhau của một dân tộc.
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những không mất đi
mà còn tiếp nhận những nét hay, nét đẹp của văn hóa các dân tộc khác để làm phong
phú hơn cho văn hóa dân tộc mình. Quan điểm của Huy Cận trong cuốn Suy nghĩ về
bản sắc dân tộc có nói: “Một dân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó có thể
mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ được tiếng nói của
mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triển được bản sắc văn
hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìa khóa của sự giải phóng,
chìa khóa của tự do độc lập” [5, 48.
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc là do: hoàn cảnh địa lý, hoàn cảnh
lịch sử, đặc trưng tâm lý, phương thức sản xuất… Vậy để hiểu khái niệm về bản sắc
văn hóa dân tộc thì phải hiểu theo khái niệm mở. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII
của Đảng ta đã đưa ra quan niệm “Bản sắc của một dân tộc là nét đặc trưng về văn
hóa, về đời sống tinh thần của dân tộc ấy, chỉ dân tộc ấy mới có, là nét đặc biệt, độc
đáo về tinh thần, về văn hóa, về cách sống và sức sáng tạo để phân biệt dân tộc này
với dân tộc khác”[10, 42. Đến nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ
V khóa IX Đảng ta lại chỉ rõ “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng
ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn , ý chí tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng

xã – tổ quốc… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo”. 12, 56
Như vậy bản sắc văn hóa dân tộc chính là tất cả những yếu tố tạo thành dân tộc.
Khái niệm bản sắc văn hóa không phải là sự cố định, khép kín mà nó luôn vận động
mang tính lịch sử cụ thể. Nó luôn đào thải những yếu tố lạc hậu, bảo thủ để thích nghi
với cái mới, cái đẹp của thời đại. Việc nhận diện đúng bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc
là việc làm hết sức có ý nghĩa. Bởi vì, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
phải luôn luôn gắn với định hướng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
8


Muốn nhận biết bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thì phải dựa vào các dấu hiệu:
Các dấu hiệu của bản sắc văn hóa được hình thành cùng với quá trình tồn tại, phát triển
của con người và được kết tinh thành những giá trị văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Thứ nhất, dấu hiệu về không gian văn hóa và lãnh thổ: Chính là nơi hình thành
nên một nền văn hóa, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, lưu giữ, phát triển các giá trị
văn hóa dân tộc. Đó chính là địa lý, địa hình ranh giới của lãnh thổ mà tộc người đó
sinh sống.
Thứ hai, dấu hiệu về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp để trao đổi thông
tin giữa người với người. Là công cụ để lưu giữ các thông điệp văn hóa từ thế hệ này
cho thế hệ sau, có ý nghĩa lớn đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi dân tộc. Mỗi một
dân tộc đều có một ngôn ngữ khác nhau, vì vậy tìm hiểu ngôn ngữ của mỗi một dân
tộc là một cách để ta tìm hiểu văn hóa của dân tộc ấy.
Thứ ba, dấu hiệu về tập quán, lối sống: Đây là dấu hiệu được hình thành bởi
điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, môi trường sinh sống của dân tộc. Điều kiện tự
nhiên như thế nào thì nó sẽ quy định nét văn hóa về tập quán, lối sống như vậy.
1.1.2. Vài nét về lịch sử dân tộc H’Mông
Người H’Mông là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc này có truyền
thống văn hoá độc đáo, có bề dày lịch sử hàng nghìn năm trước đây và trên 300 năm
sau khi Trung Quốc sang định cư ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Về tộc danh của dân tộc này có nhiều cách nhìn, cách lí giải khác nhau. Những
tài liệu từ thế kỷ thứ VII- trước công nguyên trong biên niên sử Trung Quốc đã xuất
hiện từ "Tam miêu" để chỉ một quốc gia đó có một bộ lạc hợp nhất lại.
Kinh thư của Khổng Tử có chép rằng: ở vùng Hồ Động Đình thiên niên kỷ thứ
II - trước công nguyên đã có những bộ hợp nhất mang tên "Tam miêu". Gọi là Tam
miêu là do người ta căn cứ vào 3 màu sắc trang phục của người H’Mông lúc đó (Hồng
miêu, Bạch miêu, Thanh miêu) [37. 71].
Sách chiến quốc ghi "Nước Tam miêu xưa ở phía tả có Hồ Động Đình, phía
hữu có Hồ Bành Lãi, phía Nam là núi Màn Sơn, phía Bắc là núi Hoành Sơn. Vì chính
trị không tốt nên Vua Vũ đuổi" [37. 71].
Căn cứ vào cấu tạo chữ Miêu, trên là bộ thảo, dưới là chữ điền mà nhiều học
giả suy đoán tên gọi này có thể do người Hán đặt để chỉ một dân tộc biết làm ruộng.
Khi phiên âm chữ Miêu ta phiên âm thành chữ Mieo, quen gọi là Mèo. Khi dư cư đến
9


Việt Nam, tộc danh này ngẫu nhiên trùng với tên con mèo của người Việt. Vì vậy,
phần lớn người Mông không thích nên đề nghị Chính phủ cho được gọi theo cách bà
con tự gọi mình là người H’Mông (Hmôngz). Nhưng từ Mông nếu phát âm đúng theo
tiếng H’Mông là một âm mũi (Hmôngz). Trong khi đó, hệ thống âm phụ tiếng Việt
không có chữ nào ghi chính xác được tiếng âm mũi trên. Những nhà nghiên cứu đã
mượn âm phụ (Hm) để ghi âm từ H’Mông.
Khoa học về nhân chủng đã khẳng định việc hình thành nhân chủng diễn ra
trong một thời gian dài từ thời đá cũ hậu kỳ và đã mới. Các nhà khảo cổ học sau khi
nghiên cứu hiện vật Nam kinh - Động Đình đã đi đến kết luận các bộ lạc H’Mông đã
xuất hiện ở đây vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên.
Bản thân người H’Mông ở Đông Nam á đều coi tỉnh Quý Châu là nơi chôn rau
cắt rốn của tổ tiên mình.
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc thiên di lớn của người H’Mông xuống các vùng
Đông Nam á là bắt nguồn từ chính sách áp bức hà khắc của các triều đại phong kiến

Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc ngay từ thời Nghiêu (2357 - 2258 TCN) và thời Thuấn
(2255 - 2208 TCN) đã có chiến tranh giữa người Miêu và người Hoa.
Sau các cuộc chiến tranh này đến nhà Hạ (2205 - 1706 TCN) người H’Mông
chạy dạt xuống phía Nam. Người H’Mông từ Trung Quốc, ngay từ thời Nghiêu
(2357 -2258 TCN) và thời Thuấn (2255 - 2208 TCN) đã có chiến tranh giữa người
Miêu và người Hoa. Sau các cuộc chiến tranh này đến nhà Hạ (2205 - 1706 TCN)
người H’Mông chạy dạt xuống phía Nam.
Trong điều kiện địa lý tự nhiên toàn núi non hiểm trở, đất canh tác dốc, giao
thông đi lại khó khăn và khí hậu đa dạng, đồng bào H’Mông coi nông nghiệp nương
rẫy là nền tảng kinh tế vô cùng quan trọng để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực,
vừa đáp ứng các nhu cầu về thực phẩm. Công cụ sản xuất chủ yếu trên nương của
đồng bào H’Mông là cái lưỡi cày, con dao phát, chiếc cuốc xới, con trâu, con bò.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu là con ngựa và cái lú cở. Các giống cây,
giống con được đồng bào H’Mông lựa chọn kỹ lưỡng để bảo tồn giống từ năm này qua
năm khác, bảo đảm tự cung tự cấp tại chỗ và luôn đạt chuẩn giống tốt. Mặc dù điều
kiện tự nhiên không thuận lợi, nhưng với bản lĩnh kiên cường, bất khuất, tự lực cánh
sinh, lao động siêng năng, có kế hoạch, có kỹ thuật và cần cù, sáng tạo, đồng bào
10


H’Mông đã tạo dựng được cuộc sống tự lập và bảo đảm được nhu cầu kinh tế tối thiểu
để tồn tại.
Nền kinh tế tự cung tự cấp đã biến đổi mỗi gia đình H’Mông trở thành một nền
kinh tế độc lập. Trừ dầu hỏa và muối ăn phải trao đổi, mua bán, mỗi gia đình H’Mông
đã nổi tiếng từ lâu với nhiều nghề thủ công như: xe lanh dệt vải, in hoa văn trên áo váy
bằng sáp ong, rèn đúc mang đậm tính nghệ thuật và bản sắc văn hóa độc đáo. Người
H’Mông có kỹ thuật rèn dao, búa, cuốc, cào cỏ rất sắc bén và kĩ thuật khoan nòng súng
kíp rất khéo, dùng được lâu và nhiều người ưa thích. Do nhu cầu của đời sống kinh tế,
chăn nuôi gia súc là một ngành rất phát triển của dân tộc H’Mông, nhất là kinh nghiệm

lựa chọn và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Người H’Mông ăn nhiều thịt mỡ và rau cải,
nấu rượu ngon và thường dùng rượu để cưới xin, tang ma và thể hiện tình cảm nhưng
ít khi say.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tính tất yếu khách quan của kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
H’Mông
Kế thừa là một trong những vấn đề có tính quy luật của phủ định biện chứng, là
cầu nối giữa cái cũ và cái mới. Với ý nghĩa đó tìm hiểu vấn đề kế thừa có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Theo từ điển tiếng Việt: “Kế thừa là sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát triển
những cái có giá trị tinh thần” [34, 509]. ‘‘Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác
dụng” [34, 780].
Bách khoa thư triết học xem “Kế thừa là mối liên hệ giữa những giai đoạn hay
nấc thang phát triển khác nhau, mà bản chất của mối liên hệ đó là bảo tồn những yếu
tố này hay yếu tố khác của chỉnh thể” [17, 360]
Đại học bách khoa toàn thư Liên Xô (cũ) cho rằng: “Kế thừa là mối liên hệ giữa
các hiện tượng trong quá trình phát triển trong đó có cái mới lột bỏ cái cũ, giữ lại
trong mình một số yếu tố của cái cũ” [1, 360]
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan đều luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng theo những quy luật nhất định. Một trong những quy luật chung, biểu
hiện khuynh hướng của sự phát triển, là quy luật phủ định của phủ định mà kế thừa là
một đặc trưng cơ bản. Tính kế thừa thực chất chính là “Mối liên hệ tất yếu khách quan
11


giữa mới và cũ trong quá trình phát triển” [17, 269]. Trong mối quan hệ đó, cái mới
luôn ra đời, thay thế và phủ định cái cũ, nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ khăng
khít với nhau, đó là sự kế thừa của cái mới đối với cái cũ. Quá trình phủ định diễn ra
không phải là sự phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn mà là sự phủ định biện chứng,

đó là “Quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn
tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái cũ bị phủ định” [20, 333]. Phủ định
biện chứng mang hai đặc trung cơ bản, đó là: tính khách quan và tính kế thừa.
Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ: phủ định là kết quả của
quá trình giải quyết mâu thuẫn nội tại bên trong sự vật, chứ không phải do sự áp đặt từ
bên ngoài. Phủ định biện chứng là sự phủ định mang tính kế thừa. Với nghĩa đó, phủ
định đồng thời cũng là khẳng định. Giá trị của kế thừa biện chứng được quy định bởi
vai trò của nó trong sự ra đời của cái mới. Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô.
Nhờ việc giữ lại những nhân tố tích cực của cái bị phủ định - tức là nhờ có kế thừa mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình.
Như vậy, kế thừa là một trong những đặc trưng quan trọng, phổ biến của quy luật
phủ định của phủ định. Nó là sự biểu hiện mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới trong
quá trình phát triển của sự vật, cái mới tuy phủ định cái cũ nhưng là một sự phủ định
có kế thừa. Sự kế thừa biểu hiện ở chỗ: một hay nhiều yếu tố của sự vật được bảo tồn
khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Kế thừa là sự bảo tồn những
đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật và hiện tượng, mặt khác phải luôn luôn gắn liền
với lọc bỏ và đổi mới. Vì vậy, cần có sự kết hợp hài hòa giữa kế thừa và phát huy.
Phát huy, là làm cho cái hay, cái tốt lan tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm.
Phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là làm cho các giá trị này ngoài việc được bảo tồn,
giữ lại còn phải tiếp tục nâng cao các giá trị chân, thiện, mỹ, phù hợp với những điều
kiện mới. Còn về vấn đề kế thừa phải luôn đi liền với phát huy, chỉ thông qua phát huy
thì các giá trị văn hóa dân tộc mới được biểu hiện, qua đó mới có thể khẳng định nó
còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhờ đó, chúng ta
biết bảo tồn hay phát huy những giá trị nào, biết loại bỏ những yếu tố lạc hậu nào. Nói
cách khác, việc kết hợp bảo tồn với phát huy mới đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc về
sự phát triển và nguyên tắc về tính lịch sử cụ thể.
Văn hóa không phải là một hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt và ban
phát cho con người, cũng như không phải do ý muốn chủ quan của con người, mà nó
12



hình thành dựa trên những nhân tố khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội… Chính vì
lẽ đó mà không phải bất kỳ một giá trị văn hóa nào hay bất kỳ một nét văn hóa nào
cũng đều phù hợp với mọi chế độ xã hội và được con người chấp nhận. Cũng không
phải giá trị văn hóa nào cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ
của xã hội. Ngược lại, có những giá trị văn hóa lại làm cản trở sự phát triển vì nó đã lỗi
thời, không còn phù hợp với thực tiễn, với thời đại. Thậm chí, ngay trong một giá trị
văn hóa, có mặt là nhân tố thúc đẩy, mặt khác lại là nhân tố gây cản trở. Tuy nhiên,
chúng ta không thể nào bảo tồn và phát huy tất cả những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc H’Mông đã có từ xa xưa, chúng ta nên và cần bảo tồn, phát huy những giá
trị văn hóa còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nhưng đang đứng trước nguy cơ bị
mai một. Vì vậy, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc
H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La mang tính tất yếu khách quan và thực sự cần
thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc H’Mông ở huyện Sông Mã, tỉnh
Sơn La
Nói đến bản sắc văn hóa của dân tộc H’Mông là ta có thể nói đến hệ thống
những giá trị văn hóa do chính cộng đồng tộc người đó tạo ra và sản phẩm của con
người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần… Trong
phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả xin trình bày những giá trị bản sắc văn hóa
đặc trưng của dân tộc H’Mông huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Người H’Mông ở Việt Nam có trên 40 dòng họ, số dân là 1.068.189 người.
Trong đó, ở Sơn La người H’Mông là dân tộc thiểu số với số lượng 175.729 người,
chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và chiếm khoảng 16,5% tổng số người H’Mông tại
Việt Nam.
Người H’Mông vùng cực nam Sơn La sống trên núi cao, trên lưng trừng núi
và trong khe núi, chạy dọc theo những dãy núi lớp lớp điệp trùng, độ cao trung bình
khoảng 600 - 700m. Các hệ thống núi lớn trong tỉnh đều chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Núi bao quanh cuộc đời họ và gắn bó với núi trong mọi sinh sống, sinh
hoạt, tập tục, tình cảm và tâm linh. Do đó, văn hoá H’Mông là văn hoá núi.
Sông Mã là một trong những khu vực định cư của cộng đồng dân tộc H’Mông
ở Sơn La. Sông Mã là huyện vùng sâu, vùng cao biên giới, nằm ở phía Nam của tỉnh

Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 100 km. Khu vực Sông Mã chủ yếu là đất đồi
13


núi dốc, địa hình chia cắt mạnh và phức tạp. Phía Đông Sông Mã giáp Lào và huyện
Mai Sơn, phía Tây giáp huyện Sốp Cộp và tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp huyện Sốp
Cộp và Lào, phía Bắc giáp huyện Thuận Châu và tỉnh Điện Biên. Chính vì điều kiện tự
nhiên của huyện nên người dân tộc H’Mông đã chọn huyện Sông Mã là một nơi trú
chân, với số dân là 25.430 người, đến nay người H’Mông vẫn còn ba nhóm H’Mông
chính (H’Mông trắng, H’Mông Hoa, H’Mông đen,). Ở huyện Sông Mã tỉnh Sơn La
chủ yếu là người H’Mông đen.
1.2.2.1. Các giá trị văn hóa vật thể
Văn hóa vật thể bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật
chất của con người tạo ra: nhà ở, đồ ăn, đồ mặc, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày… Nó có
tính đặc thù riêng do mỗi dân tộc sống ở trên một vùng đất riêng, điều kiện tự nhiên
khác nhau, ý tưởng sáng tạo của mỗi dân tộc cũng khác nhau. Dân tộc H’Mông đã tạo
ra nhiều vật phẩm mang đậm dấu ấn của dân tộc mình như: Nhà ở, trang phục… Đó là
những nét đặc trưng tạo nên giá trị văn hóa của dân tộc H’Mông ở Sơn La nói chung
và huyện Sông Mã nói riêng.
 Nhà ở
Một trong biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở Sông Mã đó là kiến
trúc ngôi nhà. Với môi trường sống trên các triền núi cao, khí hậu lạnh, khắc
nghiệt…thì ngôi nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh của người H’Mông có
ưu điểm mát mẻ về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, chống thú dữ…
Nhà người H’Mông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính, một cửa phụ
và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò
và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian
giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai
gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo…
Bàn thờ tổ tiên của người H’Mông rất đơn giản, chỉ là một mảnh ván hoặc 3 ống

cắm hương làm bằng tre nứa cắm vào tường.
Trong gia đình người H’Mông, phòng ngủ của vợ chồng con cái được bố trí
riêng. Người H’Mông ngủ bằng phản hoặc giát bằng tre mai đập giập. Người H’Mông
rất khắt khe, nơi ngủ của con dâu, em dâu thì bố chồng và anh chồng không được vào
và ngược lại, con dâu, em dâu không được vào chỗ ngủ của bố chồng, anh chồng.

14


Nhà của người H’Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực,
thực phẩm. Ngô lúa khi mang từ nương về bao giờ cũng được cất lên gác. Khói bếp sẽ
làm khô và giữ cho không bị sâu mọt. Phong tục người H’Mông không cho con gái,
đàn bà được ngủ trên gác. Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép
lên gác.
Nhà của người H’Mông không bao giờ làm dính sát vào nhau, cho dù là anh em
ruột thịt. Khi chọn đất làm nhà, người H’Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu
đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất,
đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3
tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi
như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Nếu những hạt gạo hay ngô đó đã bị sâu hay kiến
ăn thì coi như đất ở đó dữ, không làm nhà được.
Chọn được đất ở, người H’Mông tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà.
Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ
không được đến, nhất là phụ nữ. Để trình tường người ta phải làm những chiếc khuôn
gỗ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,45-0,5 mét. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn
gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ
cây, đá to, cỏ rác.
Trình tường xong, cây cột cái thường được đem thẳng từ rừng về, không được đặt
xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Người H’Mông coi hai cây cột cái là cột chủ đạo
trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải

là cây rừng, không bị sâu, thối, cụt ngọn. Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng
trong đời sống tâm linh của người H’Mông, nhất là trong tang ma. Cây cột cái ở giữa
phía bếp lò dùng để treo trống khi có người chết (ma tươi), cây cột cái giữa ở phía bếp
sưởi để treo trống khi làm ma khô. Cây cái nóc gần trời nhất nên là nơi người trời về
nghỉ ngơi, xem xét mọi việc làm trong nhà. Người trời thường thanh cao nên khi đưa
cây đòn nóc ở rừng về người ta phải đưa lên nóc ngay, không được đặt xuống đất. Đặc
biệt khi vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc thường phải chọn ngày tốt hợp với
tuổi của của gia chủ. Tìm được cây gỗ, phải thắp 3 nén hương, tiếp đó cắm 3 tờ giấy
bản vào gốc cây khấn thần rừng, thần cây cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm
rằng như thế thần cây, thần rừng mới không quở mắng và nhà cửa mới yên vui, mọi
người khoẻ mạnh, ăn nên làm ra.
15


Cửa chính nhà của ngưòi H’Mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì
phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài.
Người H’Mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi
người H’Mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt
thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người
H’Mông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma.
Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính.
Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người H’Mông, do vậy ngày về
nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ,
chúc nhau mọi sự tốt lành.
Nhà người H’Mông thường được xếp đá xung quanh làm hàng rào che chắn. hàng
rào đá xếp xung quanh một nhà hoặc 2,3 nhà có quan hệ anh em nội tộc với nhau, làm
thành một khu riêng biệt. Người H’Mông cũng làm nhà dựa lưng vào núi, kiêng làm
nhà quay lưng ra khe, vực sâu. Bản của người H’Mông có từ vài ba nóc nhà trở lên, có
bản chỉ có một dòng họ, nhưng không nhiều, còn lại đa số là một bản có nhiều dòng họ
sống cùng nhau.

Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm
chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng
phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người H’Mông rất yêu quý gia
súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người
H’Mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng
lớn, dễ nuôi.
 Trang Phục
Đối với người H’Mông trang phục không chỉ là cái để mặc mà còn là của cải gia
truyền cần được bảo tồn và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Người H’Mông có nét văn hóa
truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc từ rất lâu đời, nổi bật là nghệ thuật tạo hình trên
nền trang phục, luôn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Sự tài tình của phụ nữ
H’Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính
đôi bàn tay khéo léo. Trước kia, phụ nữ H’Mông dùng nguyên liệu thiên nhiên là cây
lanh để dệt vải. Việc trồng cây lanh dệt vải để làm ra trang phục là công việc hết sức
vất vả và cầu kỳ, chính vì vậy nó đòi hỏi sự khéo léo và kiên trì của người phụ nữ. Vải
lanh có độ bền cao, bó lanh cắt về được phơi nắng khoảng 1 - 2 tuần rồi tước sợi, sau
16


đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại. Lanh cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt,
luộc cho tới khi sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi rồi guồng chia sợi trước khi mắc
vào khung cửi để dệt nên những tấm vải thật đẹp. Người H’Mông đánh giá tài năng, vẻ
đẹp và đức hạnh của người phụ nữ qua khả năng thêu, dệt và bộ trang phục mặc trong
ngày hội. Dân tộc H’Mông quan niệm rằng: Người phụ nữ H’Mông giỏi may thêu
được cả cộng đồng đề cao, tôn trọng, đây cũng là tiêu chí để các chàng trai lựa chọn
cho mình một người vợ chăm chỉ, tốt bụng. Trước khi đi làm dâu, người mẹ tặng cho
con gái bộ váy áo coi như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái lại thêu dệt váy áo để
tặng mẹ đẻ, mẹ chồng và các em của chồng. Không những thế, người phụ nữ khi đã
làm mẹ còn có nghĩa vụ dạy bảo con gái trồng lanh và làm thổ cẩm. Trẻ em gái dân tộc
H’Mông ngay từ khi 7 - 8 tuổi đã được mẹ hướng dẫn cách dệt vải, thêu may các hoa

văn truyền thống, để tới khi lấy chồng sẽ may được 8 - 15 chiếc váy làm của hồi môn.
Hoa văn trên trang phục của người H’Mông chủ yếu là hoa văn hình học, như:
hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc… những mô típ hoa văn được hình
thành dưới đôi bàn tay khéo léo, tài tình. Màu sắc chủ đạo được thêu trên váy là màu
hồng, xanh, đen, vàng, tím. Đặc biệt, hoa màu đỏ giữ vị trí chủ đạo. Khi thêu, trí tưởng
tượng của phụ nữ H’Mông khá phong phú, họ không có hình mẫu mà vẫn thêu được
những họa tiết đẹp, lạ mắt. Đặc biệt là kỹ thuật ghép vải để tạo hoa văn khá độc đáo,
hấp dẫn, tạo những khoảng màu khác nhau. Khi thêu, họ còn tính toán từng đường kim
mũi chỉ, kích thước trên toàn bộ hoa văn trong mảnh vải, vì chỉ cần nhầm một mũi kim
là lại phải gỡ ra làm lại. Trang phục truyền thống của phụ nữ H’Mông gồm áo xẻ
ngực, váy, thắt lưng và xà cạp.
Áo có cổ phía trước hình chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu tùy thích, phía
sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn hài hòa. Hai ống tay áo
thường thêu hoa văn là những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay.
Đây là nơi hoa văn tập trung nhiều nhất làm nổi bật chiếc áo. Đồng thời, họ còn gắn
hạt cườm, kim tuyến lên áo càng làm tăng thêm vẻ đẹp của trang phục.
Váy của phụ nữ H’Mông là váy mở, có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại
như cánh hoa. Phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa một vòng bụng và có hai dây
để buộc. Trên nền váy may những sợi chỉ to với nhiều màu. Phần thêu hoa văn được
thực hiện ở giữa váy, đây là phần cầu kỳ nhất của bộ váy ...

17


Nói đến trang phục của phụ nữ H’Mông, không thể thiếu được chiếc thắt lưng, là
một miếng vải rộng khoảng 6 -7 cm và dài 2m, đoạn giữa được thêu các hoa văn, màu
đẹp, quấn ngang bụng làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ và làm cho các thiếu nữ
có vóc dáng đẹp hơn. Trong trang phục phụ nữ H’Mông còn có xà cạp quấn chân.
Đồng bào H’Mông quan niệm, đeo tấm vải che trước váy và quấn xà cạp là thể hiện ý
tứ và kín đáo của người phụ nữ. Phụ nữ H’Mông thường để tóc dài và quấn vòng

quanh đầu rồi đội khăn, tạo nên một sắc thái riêng khó nhầm lẫn với các dân tộc khác.
Ngược với trang phục của nữ giới, trang phục của nam giới H’Mông khá thống
nhất. Đa phần họ đều mặc quần kiểu chân què, cạp rộng lá toạ, đũng quần rất thấp, khi
mặc, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng thắt lại chặt. Quần của nam giới
H’Mông có nét riêng không giống bất cứ dân tộc nào. Áo của nam giới H’Mông lại có
nhiều vẻ khác nhau. Nam giới H’Mông Đen mặc áo ngắn, phía trước chỉ đủ che một
phần ngực, bên trong mặc một chiếc áo lót trắng dài hơn, áo của nam giới H’Mông
Trắng lại có tay hẹp, có 4 túi và cài khuy ngang bằng vải, cổ áo tròn, đứng và cao từ
2,5-3cm. Nam giới H’Mông Hoa lại mặc áo cài khuy bên nách, không có cổ đứng
nhưng rìa cổ được viền một dải nhỏ vải khác màu. Đàn ông H’Mông cũng dùng khăn
quấn đầu và cổ, nhất là vào mùa đông, hơn thế nữa họ còn đeo vòng cổ, ngày lễ tết đi
chơi chợ họ còn đeo đủ bộ từ 2-7 chiếc. Ngoài ra, họ còn có vòng tay, nhẫn.
Ngày nay trong xu thế hiện đại, trang phục của H’Mông đã bị mai một bản sắc
văn hóa của dân tộc.
 Văn hóa ẩm thực
Để đảm bảo thâm canh lúa nước ở vùng cao khắc nghiệt, từ xưa đồng bào
H’Mông đã chú ý làm thủy lợi, tận dụng sức mạnh của thiên nhiên để duy trì sự sống
của mình. Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, dân tộc H’Mông rất chú trọng
đến gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có những món ăn
ấm, nóng với màu sắc mạnh. Nếu như ăn uống trong ngày thường là yêu cầu trọng
thực, đảm bảo nhu cầu no thì ở những phiên chợ đông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm
được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần một bình rượu và một chảo thắng cố, lần lượt, từng
người sẽ uống chung bát rượu và ăn chung một chảo canh. Đó là một hình ảnh đẹp về
tính cộng đồng và bình đẳng của người H’Mông trong cách thức ăn uống.
Cây lương thực chính của người H’Mông là cây ngô, cho nên ở người H’Mông
sử dụng ngô là món ăn chính. Món ngô hấp (hoặc đồ, thường gọi là mèn mén) bao giờ
18


cũng ăn với canh có nhiều mỡ, do ở vùng cao, trời rét nên mỡ là món ăn thường

xuyên. Đối với người H’Mông, bữa ăn sáng là bữa phụ, hai bữa chính là trưa và tối.
Ngô được xay thành bột, trộn nước cho đủ ẩm rồi nhào bột đồ chín lần đầu, đổ ra cho
nguội, lại cho chút nước nhào đều và đồ tiếp lần nữa. Bột chín được đổ vào rá rồi dùng
thìa xúc ăn với nước canh, rau, thịt và các thức ăn khác. Ngày nay xã hội ngày càng
phát triển cuộc sống no đủ hơn cây lương thực chính của dân tộc H’Mông không còn
là ngô nữa mà thay vào đó là gạo. Ngô được trồng chủ yếu để bán, để nấu rượu, để
chăn nuôi. Các loại bánh được làm từ gạo thay cho việc dùng ngô để làm. Như bánh
trôi, bánh rợm… Ở một số nơi người H’Mông còn dùng ngô non thái hạt, xay nhuyễn
hoặc dùng bột ngô nếp làm bánh rợm, bánh trôi. Món ăn phổ thông được đồng bào ưa
dùng là đỗ tương xay thành bột đun sôi, cho ít nước chua và rau vào nấu chín làm
canh. Món ăn khô là lạc, vừng rang. Thịt để dành lâu ngày được ướp muối, phơi hoặc
sấy khô trên gác bếp. Do điều kiện sống trên núi nên ngoài thịt thú rừng, thịt gia súc,
gia cầm, trứng gà, vịt, hiếm khi đồng bào được ăn ốc, cá. Các loại rau rừng như bồ
khai, rau ngót rừng, các loại nấm, măng, hoa chuối, lõi non thân chuối, các loại quả
bứa, vả, dâu da thường được xào nấu hoặc ăn sống như các loại quả cây.
Đồ uống hàng ngày là nước đun sôi để nguội, hoặc nướng quả ngô cháy vàng
cho vào nồi nước sôi để dùng như nước chè nhưng có chút mùi khét, vị ngọt; hoặc
uống chè dây là cây dây leo bò, mọc hoang ở rừng núi. Do du canh du cư không trồng
được chè, đồng bào thường mua chè để uống, tiếp khách. Nhiều khi đi rừng, làm
nương rẫy họ còn phải uống nước khe suối.
Rượu được rất nhiều người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùng hàng
ngày. Các dịp cưới xin, cúng ma, tiếp khách và các ngày tết không thể thiếu rượu. Do
cây lương thực chính là ngô nên rượu của người H’Mông thường được cất từ ngô. Tuy
nhiên cũng có người cất rượu từ mì, mạch, sắn, chuối và các cây có bột trong rừng.
Ngoài ra người dân tộc có những món như bánh dày, Thắng cố, Mèn mén…
Bánh dày được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm. Sau công
đoạn chọn gạo là ngâm gạo và đồ xôi. Gạo nếp được vo qua, ngâm bằng nước suối
nguồn từ 2 đến 3 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào chõ để đồ xôi. Chõ xôi
được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương.
Cối giã bánh dày cũng được làm bằng thân cây gỗ chắc thớ, mịn và khoét rỗng

ruột như chiếc thuyền độc mộc. Sau đó mang ra máng gỗ và dùng chày gỗ để giã.
19


Khoảng bốn đến sáu chàng trai khỏe mạnh thay nhau giã. Càng về cuối thì càng phải
giã đều và mạnh để xôi thật nhuyễn và mịn.
Ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người mà còn chứa đựng
những thói quen, tập tục, khẩu vị, làm nên sắc thái độc đáo của mỗi dân tộc mình. Do
sản xuất phát triển, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cuộc sống của người
H’Mông ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây người H’Mông ở Sông Mã
món ăn chính của họ vẫn là bột ngô (mó của) còn gọi là mẻn mén, là ngô say ra rồi đồ
lên ăn thay gạo thì giờ thay vào đó họ đã dùng gạo để ăn, chỉ còn lại một số ít hộ gia
đình là vẫn ăn mẻn mén. Một "đặc sản" không thể thiếu đó là món thắng cố, đó là món
gồm cả thịt, xương, lòng... của bò, dê, trâu cộng với các loại gia vị gừng, ớt, thảo quả...
ninh nhừ. Thì giờ đây món thắng cố này vẫn còn tồn tại ở các phiên chợ vùng cao và
trong các dịp lễ tết của người H’Mông.
Văn hóa vật chất hiện tại thể hiện chủ yếu ở đời sống sinh hoạt, làm ăn, canh
tác, chăn nuôi, làm nhà...Về mặt sinh hoạt vật chất người H’Mông quan niệm đơn
giản, không cầu kỳ, không quá lụy vật chất.
1.2.2.2. Các giá trị văn hóa tinh thần
Trái ngược hẳn với biểu hiện vật chất còn nghèo, người H’Mông - có lẽ cũng
như các dân tộc khác ở Sông Mã - có một nền văn hóa - tâm linh khá giàu có. Sự giàu
có này toát ra không chỉ ở tập quán sinh hoạt, canh tác, chăn nuôi, trang trí nhà cửa...
mà còn trong toàn bộ trang phục, tập quán, lễ nghi, lễ hội, hôn nhân, tang ma, giao tếp,
ứng xử, sinh hoạt gia đình, dòng họ, làng bản...Có thể coi những gì mà người H’Mông
có, về mặt văn hóa dân gian - là một rừng tài nguyên, đã được khai thác ít nhiều, song
vẫn còn khá nguyên sinh.
 Tập quán
Như ta đã biết, người H’Mông sống rất mộc mạc, chân chất và đánh giá cao
tình cảm cộng đồng. Từ xa xưa đến bây giờ, họ luôn có những câu cửa miệng phản

ánh rất rõ ý thức cộng cảm cộng đồng ấy. Chẳng hạn "người H’Mông ta", hay "chúng
ta cùng một giống người, cùng một hạt lanh gieo xuống đất", hoặc "người H’Mông ta
cũng có quê hương, quê chúng ta là Sông Mã"...Có nhiều lý do khiến cho tình cảm
cộng đồng ngày càng sâu nặng, trong đó có lý do là sự cần thiết phải gắn bó với nhau
trong lúc hoạn nạn, khi thiên di, lang thang suốt dọc chiều dài lịch sử của tộc người.
Một nguyên nhân khác, đó là sự kết hợp giữa tính tự tôn, niềm tự hào về một quá khứ
20


huy hoàng với mặc cảm tự ti, bị kém cỏi so với các tộc người miền chân núi hay châu
thổ...đã khiến họ ngày càng khép kín, ít giao lưu văn hóa. Điều này có ưu điểm là bảo
lưu được chọn vẹn hệ thống văn hóa của tộc mình. Xong cũng không học tập được
những cái tinh túy của tộc khác. Có thể coi điều vừa nêu là tộc tính của người
H’Mông.
 Lễ nghi, lễ hội
Đồng bào H’Mông ở Sông Mã có một cuộc sống sinh hoạt văn hóa tinh thần
phong phú, có hệ thống lễ nghi, tín ngưỡng đa dạng và chặt chẽ liên quan đến cộng
đồng tộc người, đặc biệt là cộng đồng dòng họ mà cộng đồng lớn phải kể đến này Tết
nguyên đán. Đây là một lễ hội lớn của đồng bào H’Mông, ngày tết không chỉ là dịp
nghỉ ngơi, ăn uống thỏa thích mà còn là dịp cho gia đình gặp gỡ và những người đi xa
trở về, người sống, người chết gặp lại nhau, con cháu làm lễ cúng kiếng tổ tiên, chào
mừng ngày âm dương hòa hợp với mong muốn được mọi sự bình an, tốt đẹp. Cũng
trong ngày xuân, ngày lễ, ngày tết, bà con người H’Mông tổ chức hội vui đánh yến,
ném còn, đu quay, chơi đánh cù, chơi quay người đập bóng, hội hát giao duyên, hội vỗ
mông... Ngoài sinh hoạt đặc sắc, mang sắc thái miền rừng núi, nhất là phải kể đến sinh
hoạt văn hóa chợ, đặc biệt là chợ tình Mộc Châu, mỗi năm chỉ có một phiên được tổ
chức vào ngày 2 tháng 9 dương lịch, những người đến chợ không phải là để bán mua,
mà là để gặp lại tình xưa. Cả nhà, ông bà, bố mẹ, con cái cùng đi, không ghen tuông,
không nghi kỵ, những đôi lứa yêu nhau, dù đã lên ông lên bà, dù đã có vợ khác, chồng
khác đều gặp gỡ, tâm tình một cách công khai, tha thiết. Tan chợ, dù quyến luyến, dù

xót thương, thì lại ai về phận sự của người đó trong gia đình và đợi ngày này năm sau.
Quả là một hình thức sinh hoạt độc đáo và đầy nhân bản, đầy nhân văn. Ngoài ý nghĩ
đó ra, chợ tình thực sự trở thành một tụ điểm sinh hoạt văn hóa của trò múa khèn, múa
hát xòe ô, chơi chim, đua ngựa; tiếng khèn, đàn môi, khèn lá, tiếng sáo, tiếng hát... hòa
quyện với những màu sắc rực rỡ của trang phục, của rừng xanh núi biếc, tạo thành một
bức tranh yên bình, êm đềm, đầy sức quyến rũ.
Tết Nguyên Đán có thể coi là ngày hội lớn của người H’Mông, đồng bào chuẩn bị
cho những ngày tết rất chu đáo, cẩn thận. Ngày tết không chỉ là ngày nghỉ ngơi, ăn uống
thoả thích mà là ngày tụ họp, gặp gỡ gia đình, đón người thân đi công tác, học hành, đi
làm ăn xa trở về. Tết là ngày của người sống, người chết gặp nhau nên con cháu làm lễ
cúng viếng tổ tiên, chào mừng ngày âm dương giao hoà. Người H’Mông cũng cầu mong
21


cho mọi sự được bình an, tốt đẹp nhân ngày Tết. Người H’Mông cũng như các dân tộc
khác coi ngày tết là những ngày quan trọng, ngày họ có thể làm tròn nghĩa vụ với anh em,
họ hàng, láng giềng, với tổ tiên, với các vị thần mà họ tôn thờ. Người H’Mông chuẩn bị
giấy xanh, đỏ, giấy bản, gà trống, trứng gà, ngô, rượu, nước, những gia đình khá giả có thể
mổ lợn, dê, bò... làm lễ cúng tết. Đặc biệt ngày 30 tết là ngày trọng đại nhất, họ làm lễ
cúng đêm 30 rất cẩn thận và chu đáo. Sau giao thừa, người đàn ông mới được đi lấy nước,
họ cầm 3 thẻ hương, 3 tờ giấy bản, cắm đốt ở đầu nguồn nước, khấn xin được lấy nước,
nước lấy về qua cử chính 2 lần ra, 3 lần vào, sau đó đổ lên các chén trên bàn thờ làm nước
cúng. Họ quan niệm nước sáng mùng 1 là nước tinh khiết, uống vào người sẽ khoẻ mạnh
và trừ được ma quỷ, vì thế họ đổ vào đun một ấm để uống.
Mùng một họ làm cơm mới, thịt mới, nước mới cúng tổ tiên. Mùng 2, mùng 3 tết
họ lấy cơm thịt của ngày mùng 1 đi nhét vào các cây ăn quả quanh nhà để lấy phúc cho
cây, cây sẽ sai quả cho mùa bội thu.
Ngoài tết Nguyên Đán, người H’Mông còn ăn tết Rằm tháng Tiêng (15-1 âm), tết
Thanh Minh (3-3), tết Đoan Ngọ (5-5), Rằm tháng 7 (15-7), tết Trùng Cửu (9-9)... giống
như các dân tộc khác trong nước.

 Về cưới xin
Hôn nhân của người H’Mông theo chế độ một vợ một chồng, cũng giống như các
dân tộc khác hôn nhân cũng tiến hành thành ba giai đoạn chính: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi, và
lễ cưới.
Bước đầu là dạm ngõ. Khi chàng trai và cô gái đã có tình yêu, chàng trai về
thưa chuyện với bố mẹ và mọi người trong gia đình lập kế hoạch Lấy vợ. Mọi chuyện
được tính toán trong bí mật, gia đình nhà gái không hề hay biết điều gì, cô gái vẫn đi
lấy củi, địu nước, làm nương. Rồi một ngày như đã hẹn chàng trai mời 2 người bạn
trai đi cùng (cho đủ 2 đôi khi về nhà). Đến nhà bạn gái (Quy định là ban đêm) bạn
của Chàng trai vào nhà bạn gái mời cô gái ra ngoài tâm sự và hỏi cưới. Nếu bạn gái
đồng ý thì bạn trai đứng ở cửa chính chờ bạn gái vào nhà thay quần áo mới rồi đi ra
từ cửa chính rồi về nhà chồng(Khi đã về nhà chồng thì không được quay mặt lại)
còn 2 bạn của chàng trai phải đi trước vừa bảo vệ và phòng khi gặp trở ngại như
đường sạt lở,có ổ gà,có con vật gì... gây cản trợ.
Đến nhà phải đứng ở cửa chính gọi gia đình, gia đình nhà trai bát một con gà
trống quét phép 3 vòng trên đầu đôi vợ chồng trẻ rồi mới bước vào nhà. Đồng thời gia
22


×