Tải bản đầy đủ (.pdf) (272 trang)

thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường trung học cơ sở tam lộc, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.83 MB, 272 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒ THỊ MỸ LỆ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TAM LỘC, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
S

K

C

0

0

3
4

9
2

5

9
8



NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 2 6 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒ THỊ MỸ LỆ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM LỘC,
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỒ THỊ MỸ LỆ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM LỘC,
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hƣớng dẫn khoa học:
PGS, TS. VÕ THỊ XUÂN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2014


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.

LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: Hồ Thị Mỹ Lệ

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 20/08/1979

Nơi sinh: Quảng Nam

Quê quán: Quảng Nam

Dân tộc: Kinh


Địa chỉ liên lạc: 0964969225

Căn hộ 214, nhà chung cƣ số 3, khu

chung cƣ Nại Hiên Đông 2, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng:

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Trung cấp
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi học:

Thời gian đào tạo từ tháng 9/1996 đến 9/1998

Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng

Ngành học: Mầm Non.
2. Đại học
Hệ đào tạo: Tại chức

Thời gian: tháng 9/2003 đến 9/2008.

Ngành học: May công nghiệp.
Nơi học:


Trƣờng Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
TRUNG CẤP, ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc
đảm nhiệm

Từ tháng 9/1998 - 7/2011

Trƣờng Mầm Non tƣ thục Minh Đức

Giáo viên

Từ tháng 10/2009 nay

Trƣờng Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng

Giáo viên

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2014
Ngƣời cam đoan

Hồ Thị Mỹ Lệ

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS. Võ Thị Xuân, những hƣớng
dẫn, chỉ bảo tận tình về học thuật của cô đã giúp tôi vƣợt qua những khó khăn và
thêm nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học và các
thầy cô giáo trong khoa sƣ phạm trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Lộc, phó trƣởng phòng giáo
dục phổ thông tỉnh Quảng Nam, thầy Nguyễn Thanh Bình, hiệu trƣởng Trƣờng
trung học cơ sở Tam Lộc cùng tập thể giáo viên, học sinh của trƣờng đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình khảo sát trực trạng và thực nghiệm tại trƣờng.
Xin chân thành cảm ơn GS, TS. Nguyễn Lộc, Phó viện trƣởng Viện nghiên
cứu khoa học Giáo dục Việt Nam, đã góp ý cho tôi trong quá trình chọn lựa những
kỹ năng sống thiết thực tại địa phƣơng và Thầy cũng là nguồn động viên tinh thần
vô cùng quan trọng để tôi vững tin đối với nội dung những kỹ năng sống mà tôi đã
chọn để thực nghiệm .
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các em học sinh hai khối lớp
8&9 tại trƣờng THCS Tam Lộc đã nổ lực cố gắng rèn luyện kỹ năng với tôi trong
những ngày qua. Sự hăng hái nhiệt tình, vui vẻ và phấn khởi của các em là niềm vui
và sự hạnh phúc lơn lao đối với tôi trong công trình nghiên cứu này. Gửi lời cảm ơn
đến các bậc phụ huynh đã đến thăm và cổ vũ động viên tôi trong thời gian tôi thực

nghiệm tại trƣờng, sự đồng tình ủng hộ của quý phụ huynh cũng là là nguồn động
viên lớn cho tôi hoàn thành các giải pháp tôi xây dựng trong đề tài.
Xin cảm ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tác giả

Hồ Thị Mỹ Lệ

iii


TÓM TẮT
Cuộc sống ngày càng nhiều rủi ro và phức tạp bởi sự thay đổi của điều kiện
kinh tế, xã hội, môi trƣờng ngày càng chóng mặt nhƣ hiện nay. Tất cả những vấn đề
nêu trên một cách trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hƣởng đến con ngƣời sống trong
xã hội, và mức độ ảnh hƣởng đáng lƣu tâm nhất vẫn là học sinh và đặc biệt là các
em học sinh ở trƣờng Trung học cơ sở Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Tình trạng có lối sống lệch lạc, bạo lực học đƣờng, bỏ học, vi phạm pháp luật…tất
cả là do đâu? Để trả lời cho câu hỏi này ngƣời nghiên cứu trả lời phải chăng do các
em chƣa có điều kiện tiếp cận với những kỹ năng sống mà kỹ năng sống là một
trong những nội dung giáo dục cần thiết ở các cấp học và đang nhận đƣợc nhiều
sự chú ý trong giai đoạn hiện nay. Thế nhƣng, hoạt động dạy học kỹ năng sống
trong các nhà trƣờng hiện chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nội dung,
hình thức tổ chức đều còn mới mẻ; lực lƣợng giảng viên còn mỏng; phƣơng pháp
dạy học mang tính truyền thống nên chƣa phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo
của ngƣời học, cũng nhƣ ngƣời học chƣa nhiều cơ hội tiếp cận và sự quan tâm
đúng mức với môn học này.
Vậy nên các em chƣa thể hòa nhập đƣợc với xã hội và đặc biệt các em chƣa
có kỹ năng sống cơ bản để ứng phó hiệu quả với môi trƣờng để các em có đƣợc sức
khỏe, vui vẻ học hành.

Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tại trường Trung học cơ sở Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam” đƣợc ngƣời nghiên cứu thực hiện với mong muốn góp phần nâng cao
chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh nơi đây.
Trong đề tài này, ngƣời nghiên cứu đã trình bày tính cấp thiết của đề tài cũng
nhƣ những nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu mà ngƣời nghiên cứu đã thực hiện
để làm sáng tỏ đề tài.

iv


 Chƣơng 1. “Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống”. Ngƣời nghiên cứu đã
trình bày hệ thống các luận cứ và luận chứng khoa học của các nƣớc trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam và chọn lọc ra những kỹ năng sống có liên quan đến học sinh tại
trƣờng Trung học cơ sở Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
 Chƣơng 2. “Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại trƣờng Trung
học cơ sở Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”. Qua chƣơng này ngƣời
nghiên cứu đã thực hiện phiếu khảo sát gần 200 học sinh, 30 giáo viên và 13 chuyên
gia trong ngành giáo dục 2 cán bộ Lãnh đạo sở giáo dục tỉnh Quảng Nam và và 1
lãnh đạo xã Tam Lộc. Qua phiếu khảo sát, ngƣời nghiên cứu đã có cơ sở thực tế để
đƣa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống cho
các em.
 Chƣơng 3. “ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trƣờng Trung học cơ sở Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam”
Kết quả của đề tài là đề xuất các giải pháp với mong muốn sẽ góp phần nâng
cao chất lƣợng cho các em học sinh ở vùng trung du miền núi vốn đã chịu nhiều
thiệt thòi về mọi mặt của xã hội so với các bạn cùng trang lứa ở các thành phố lớn,
hy vọng sẽ giúp ích cho các em phần nào để các em biết cách bảo vệ mình tốt hơn,
hòa nhập đƣợc với xã hội và góp phần vào nâng cao chất lƣợng cho nguồn nhân lực

nƣớc nhà.

v


ABSTRACT
The changing economic conditions, social and environment is increasingly
dizzy today and life is more risky and complicated. It is realy affects directly and
indirectly to our human life in our society. The impact is the most remarkable to the
students and specially the students of Tam Loc secondary school in Phu Ninh
dictrict, Quang Nam province. The situation becomes chaotic many are aut of
school youth and what is the reason behind all of this?
The researchers respond to the condition of their life skills or life situation
that needs to be heared of. Now they become obsolete and outdated.
They cannot integrate and lacking of skill that promote healthy and happy
learning environment.
Topic: “Survey and propose solutions, to improve the quality of life skill
education for students at Tam Loc secondary school, Phu Ninh district, Quang
Nam province” was chosen by the researcher, to carry out her wisher contribution
to improve the quality life skills of education for students.
In this project, the researcher has indicated the great urgency of the project as
well as the tasks and methods of the researcher has done to elucidate the subject.
Chapter 1: “Rationale for life skills education”. The research presented
argument systems and scientific evidence of the countries in the world as well as in
Viet Nam and selected the life skills have relation with the students of Tam Loc
secondary school, Phu Ninh district, Quang Nam province.
Chapter 2: “Surveying the life skills education at Tam Loc Secondary
School, Phu Ninh district, Quang Nam province”. Through this program of the
research, we make a survey questionnaire to the two hundress students, thirty
teachers and 10 educational experts. And two leaders of Department Education in

Quang Nam province, and one Tam Loc community of leader. Through the
questionnaire, the researcher has been able to provide practical solutions to improve
the quality of the life skills education to the children.

vi


Chapter 3: “Propose solutions to improve the quality of life skill education for
students at Tam Loc secondary schools, Phu Ninh district, Quang Nam province”.
By this contribution, it will improve the quality of the students in the midland
region and even in the countryside. It is more advantageous for them in all aspects
of society compared with other regions. We are hoping to help the students to know
how to protect themselves better, by integrating into the society and contributing to
prove education quality for the country’s human resources.

vii


MỤC LỤC

Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
LÝ LỊCH KHOA HỌC ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... iii
TÓM TẮT ............................................................................................................................iv
ABSTRACT ........................................................................................................................vi

MỤC LỤC ........................................................................................................................ viii
QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................xiv
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .........................................................................................xv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 2
6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 4
Chƣơng 1 HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .............. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về giáo dục KNS cho học sinh THCS trên giới và ở
Việt Nam............................................................................................................... 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài.................................................5
1.1.2. Kỹ năng sống ở Việt Nam .......................................................................9

viii


1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản. .............................................................. 11
1.2.1. Kỹ năng .................................................................................................11
1.2.2. Kỹ năng sống .........................................................................................11
1.2.3. Giáo dục kỹ năng sống ..........................................................................12
1.2.4. Chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống ........................................................12
1.2.5. Giáo dục.................................................................................................13
1.2.6. Giáo dục trung học cơ sở .......................................................................14

1.2.7. Chất lƣợng giáo dục ..............................................................................14
1.2.8. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS ..........................................15
1.2.9. Giáo dục kỹ năng sống ngoài giờ lên lớp. .............................................16
1.3. Các vấn đề lý luận về kỹ năng sống ................................................................... 16
1.3.1. Đặc điểm của kỹ năng sống ...................................................................16
1.3.2. Phân loại kỹ năng sống ..........................................................................18
1.3.2.1. Các loại kỹ năng sống ..............................................................18
1.3.2.2. Mối quan hệ giữa các kỹ năng sống .........................................25
1.3.3. Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS ........................................26
1.3.3.1. Kỹ năng nhận thức ...................................................................27
1.3.3.2. Kỹ năng thể hiện sự tự tin ........................................................27
1.3.3.3. Kỹ năng giao tiếp .....................................................................27
1.3.3.4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn..................................................27
1.3.3.5. Kỹ năng tƣ duy sáng tạo ...........................................................27
1.3.3.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề ........................................................27
1.3.3.7. Kỹ năng kiên định ....................................................................28
1.3.3.8. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin........................................28
1.3.3.9. Kỹ năng làm việc nhóm............................................................28
1.3.3.10. Kỹ năng vá xe đạp ....................................................................28
1.3.3.11. Kỹ năng sơ cứu khi bị gãy xƣơng ............................................29
1.3.3.12. Kỹ năng hạ sốt ..........................................................................29
1.3.3.13. Kỹ năng phòng chống và sơ cứu khi bị rắn cắn .......................29

ix


1.3.3.14. Kỹ năng sơ cứu vết thƣơng cầm máu .......................................30
1.3.3.15. Kỹ năng phòng chống đuối nƣớc .............................................30
1.3.4. Hình thức và phƣơng pháp giáo dục KNS cho học sinh THCS ............30
1.3.4.1. Hình thức giáo dục KNS cho học sinh THCS ..........................30

1.3.4.2. Phƣơng pháp giáo dục KNS cho HS THCS. ............................30
1.3.5. Nguyên tắc đƣa kỹ năng sống vào thực tiễn giáo dục ...........................32
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS .......................................................... 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ....................................................................................................36
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI
TRƢỜNG THCS TAM LỘC, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM........37
2.1. Khái quát về địa điểm nghiên cứu là trƣờng THCS Tam Lộc huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam.................................................................................................. 37
2.2. Khảo sát thực tiễn về giáo dục KNS cho học sinh tại trƣờng THCS Tam Lộc
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ..................................................................... 37
2.2.1. Mục tiêu khảo sát...................................................................................37
2.2.2. Nội dung khảo sát ..................................................................................38
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................38
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát............................................................................38
2.2.5. Kết quả khảo sát ....................................................................................38
2.2.5.1. Thực trạng nhận thức về KNS và giáo dục KNS .....................39
2.2.5.2. Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh tại
trƣờng THCS Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam....42
2.2.5.3. Thực trạng giáo dục KNS tại trƣờng THCS Tam Lộc huyện
Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. ......................................................44
2.2.5.4. Mức độ sử dụng các phƣơng tiện dạy học ...............................50
2.2.5.5. Thực trạng rèn luyện KNS của học sinh tại trƣờng..................51
2.2.5.6. Các cơ sở mà giáo viên dựa vào để giáo dục KNS cho học sinh.
..................................................................................................54
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ....................................................................................................56

x


Chƣơng 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ

NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM
LỘC, HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM ....................................................57
3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất xây dựng giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh...................................................................................................................... 57
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ........................................................57
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..........................................................58
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................59
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CL-GDKNS cho học sinh tại trƣờng
THCS Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.......................................... 59
3.2.1. Giải pháp 1: Giải pháp về quản lý giáo dục và tổ chức tập huấn cho
giáo viên về GDKNS cho học sinh trung học cơ sở ..............................59
3.2.1.1. Mục đích: ..................................................................................59
3.2.1.2. Nội dung: ..................................................................................60
3.2.1.3. Cách thức thực hiện: .................................................................60
3.2.2. Giải pháp 2: Giải pháp về cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học ............60
3.2.2.1. Mục đích: ..................................................................................60
3.2.2.2. Nội dung: ..................................................................................61
3.2.2.3. Cách thức thực hiện: .................................................................61
3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng nội dung giáo dục KNS cho học sinh tại trƣờng
Trung học sơ sở Tam Lộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ..............61
3.2.3.1. Mục đích: ..................................................................................61
3.2.3.2. Nội dung: ..................................................................................61
3.2.3.3. Cách thức thực hiện: .................................................................94
3.3. Đánh giá của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý trƣờng THCS Tam Lộc,
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam về giải pháp xây dựng nội dung GDKNS ... 94
3.3.1. Kết quả đánh giá của học sinh về tính cần thiết của các nội dung KNS ..95
3.3.2. Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tính cần thiết và
tính khả thi của các nội dung GDKNS ..................................................97

xi



3.3.2.1. Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tính cần thiết
của các nội dung GDKNS ..........................................................97
3.3.2.2. Kết quả đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về tính khả thi
của các nội dung GDKNS ..........................................................98
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................................100
KẾT LUẬN .....................................................................................................................101
1. Kết luận............................................................................................................. 101
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................105

xii


QUY ƢỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDKNS

Giáo dục kỹ năng sống

HS


Học sinh

HS-THCS

Học sinh trung học cơ sở

KNS

Kỹ năng sống

KNSNGLL

Kỹ năng sống ngoài giờ lên lớp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới


UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc

WHO

Tổ chức y tế thế giới

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên và học sinh THCS về khái
niệm KNS ................................................................................................ 39
Bảng 2.2: Ý kiến về việc xác định mục tiêu giáo dục KNS của giáo viên. ............. 42
Bảng 2.3: Ý kiến về việc xác định mục tiêu của học sinh ....................................... 43
Bảng 2.4: Đánh giá của giáo viên về các hình thức tổ chức giáo dục KNS đạt hiệu
quả cao. .................................................................................................... 45
Bảng 2.5: Mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học ............................................. 49
Bảng 2.6: Mức độ nhận thức về bản thân của các em học sinh ............................... 52
Bảng 2.7: Cơ sở vận dụng các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh .................... 54
Bảng 2.8: Nhận định của giáo viên về biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh ............................................................................ 55
Bảng 3.1: Bảng đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các giải pháp ....... 95
Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ thực hiện các giải pháp ........................................... 98


xiv


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát giáo viên về mức độ cần thiết phải rèn luyện KNS
cho học sinh. ........................................................................................ 41
Biểu đồ 2.2: Mức độ tích hợp giáo dục KNS trong giờ dạy của giáo viên. ............. 44
Biểu đồ 2.3: Ý kiến của giáo viên về việc cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu giáo dục KNS. ............................................................................... 47
Biểu đồ 2.4: Ý kiến của giáo viên về chƣa đƣợc tập huấn phƣơng pháp tích hợp
KNS vào môn học. .............................................................................. 47
Biểu đồ 2.5: Phƣơng pháp giảng dạy ảnh hƣởng đến giáo dục kỹ năng sống ......... 49
Biểu đồ 2.6: Mức độ tham gia rèn luyện KNS của học sinh ................................... 51
Biểu đồ 2.7: Đánh giá của học sinh về sự hình thành năng lực của bản thân.......... 53

xv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh hết sức quan trọng. Để hỗ trợ cho các nội dung này
thì Đảng và Nhà nƣớc ta đã có các chỉ thị:
Chỉ thị 10/GD & ĐT ngày 30/6/1995 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về
tăng cƣờng công tác phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục
và Đào tạo.

Chỉ thị 24/- Giáo dục- đào tạo ngày 11/11/1996 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về tăng cƣờng công tác phòng chống tệ nạn ma túy ở các trƣờng học
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDDT ngày 22/7/2008 của bộ trƣởng bộ giáo dục
và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trƣờng học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thông giai đoạn 2008-2013, 3 trang.
Chỉ thị số 3399/2010/CT-BGDDT ngày 16/08/2010 của bộ trƣởng bộ giáo dục và
đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2010-2011, 7 trang.
Thông tƣ số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của bộ trƣởng bộ giáo dục
và đào tạo (ban hành kèm theo) “Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học
phổ thông và trƣờng có nhiều cấp bậc”, 24 trang.
Ngoài những văn bản trên thì còn lý do không kém phần quan trọng đó là đặc
điểm tâm lý của tuổi học sinh THCS là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi,
các em đƣợc vào học ở trƣờng trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị
trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ
chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trƣởng thành và đƣợc phản ánh bằng những tên gọi
khác nhau nhƣ: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất
trị”...
Đây là lứa tuổi có bƣớc nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách
dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (ngƣời trƣởng thành)
tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ,
tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Vậy nên quan tâm đến việc GDKNS ở lứa tuổi
này là thật sự cần thiết. Bên cạnh lý do khách quan trên còn một lý do chủ quan
1


không kém phần quan trọng là hiện nay chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng
THCS Tam Lộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam chƣa cao thể hiện ở việc bạo lực
học đƣờng ngày càng gia tăng, tỉ lệ bỏ học chơi các trò chơi điện tử ngày càng phổ
biến, nhận thức về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế… Ngoài ra do vùng miền
có đặc điểm vị trí địa lí xa xôi, hiểm trở, nhiều khó khăn. Để giúp học sinh có khả

năng bảo vệ đƣợc bản thân mình nên ngƣời nghiên cứu chọn đề tại:“ Thực trạng và
giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trƣờng
THCS Tam Lộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trƣờng THCS Tam Lộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục KNS cho học sinh
THCS.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng GDKNS cho học sinh trƣờng THCS Tam
Lộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Nhiệm vụ 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao CLGDKNS cho học sinh
trƣờng THCS Tam Lộc, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp giáo dục kỹ năng sống.
4.2. Khách thể nghiên cứu
 HS trƣờng THCS Tam Lộc, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
 CBGV trƣờng.
 Phụ huynh học sinh.
 Lãnh đạo Sở Giáo dục đào tạo Tỉnh Quảng Nam.
 Lãnh đạo địa phƣơng.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay chất lƣợng GDKNS cho học sinh trƣờng THCS Tam Lộc, Huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam còn hạn chế:
 Nhận thức của học sinh về tính cần thiết của các KNS còn thấp

2



 Nội dung GDKNS cho học sinh THCS vùng trung du miền núi huyện Phú

Ninh tỉnh Quảng Nam chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
 Thiếu giáo viên chuyên trách dạy KNS cho học sinh
 Thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDKNS

Vì vậy nếu các giải pháp GDKNS mà ngƣời nghiên cứu đề xuất có tính cần
thiết và tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng GDKNS cho học sinh tại
trƣờng THCS Tam Lộc, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, ngƣời nghiên cứu chỉ tập trung lấy ý
kiến của học sinh hai khối 8 và 9, giáo viên, cán bộ quản lý của trƣờng THCS Tam
Lộc, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam về tính khả thi, tính cần thiết của giải pháp:
“Xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng THCS Tam Lộc,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”.
7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích tài liệu và lựa chọn các khái niệm làm cơ sở cho vấn
đề nghiên cứu.
Tổng hợp các tài liệu đã phân tích, khái quát hóa và đƣa vào cơ sở lý luận
của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Ngƣời nghiên cứu sử dụng phiếu khảo sát đối với học sinh hai khối lớp 8 và
lớp 9, giáo viên của trƣờng THCS Tam Lộc.
Khảo sát lấy ý kiến của chuyên gia Giáo dục, Ban Giám Hiệu trƣờng THCS

Tam Lộc về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát các buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh hai khối lớp 8
và lớp 9 của trƣờng THCS Tam Lộc, theo dõi phƣơng pháp và nội dung mà giáo
viên đã thực hiện trong giờ sinh hoạt, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, nội
dung phù hợp với tình hình địa phƣơng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

3


Ngƣời nghiên cứu phỏng vấn cán bộ giáo viên nhà trƣờng, phụ huynh, Hiệu
Trƣởng trƣờng THCS Tam Lộc và Lãnh đạo sở GD Tỉnh Quảng Nam. Lãnh đạo
địa phƣơng .
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lý số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn
đề chính xác, khoa học.
8. Cấu trúc luận văn
Căn cứ vào quy định trình bày của luận văn và quá trình nghiên cứu,
người nghiên cứu chia luận văn thành 3 phần:
Mở đầu
Chƣơng 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tại trƣờng THCS Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng THCS
Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trƣờng THCS Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Kết luận - kiến nghị
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


4


Chƣơng 1

HỆ THỐNG HÓA CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về giáo dục KNS cho học sinh THCS trên giới
và ở Việt Nam
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Giáo dục kỹ năng sống ở Lào
Khái niệm KNS trong các ngữ cảnh cụ thể (liên quan đến giáo dục phòng
tránh HIV/AIDS) đƣợc đề cập bắt đầu năm 1997. Nội dung KNS có liên quan đến
giáo dục phòng tránh HIV/AISD đã đƣợc lồng ghép vào giáo dục chính quy, không
chính quy và các trƣờng Sƣ Phạm đào tạo giáo viên.
Từ năm 2001, nội dung KNS đƣợc mở rộng ra các lĩnh vực khác nhƣ: Giáo
dục dân số, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục sức khỏe và vệ sinh cá nhân, giáo
dục môi trƣờng…
Từ năm 1997 đến năm 2002: Đầu tiên, giáo dục KNS đƣợc thực hiện trong
năm trƣờng THCS thuộc một tỉnh, sau đó mở rộng ra 700 trƣờng tiểu học và trung
học thuộc 8 tỉnh.
 Những KNS cơ bản đƣợc giáo dục là:

 Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả/kỹ năng quan hệ liên nhân cách, kỹ năng

thƣơng lƣợng, từ chối.
 Kỹ năng giải quyết vấn đề.
 Kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng tƣ duy phê phán.

 Kỹ năng ra quyết định.
 Kỹ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu.
 Sự thiện cảm.
 Kỹ năng đƣơng đầu với xúc cảm, stress.
 Kỹ năng xác định giá trị.

5


Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ các hoạt động giáo dục KNS ở Lào là
cần phải biên soạn và in ấn nhiều tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy và đào tạo giáo viên,
cán bộ quản lý nhà trƣờng để mở rộng việc học tập và giảng dạy KNS ở nhà trƣờng
[1, tr.15].
GDKNS ở Campuchia.
Quan niệm về KNS
 KNS là năng lực mà con ngƣời cần phải có để nâng cao các điều kiện sống

có hiệu quả để phát triển quốc gia.
 Kỹ năng tìm việc làm và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là

những KNS quan trọng đối với thế hệ trẻ và ngƣời lớn.
Giáo dục KNS ở Malaysia.
GDKNS ở Malaysia do bộ giáo dục và các cơ quan khác thực hiện. Bộ giáo dục
coi KNS là môn kỹ năng của cuộc sống (living skill). Trong chƣơng trình giáo dục ở
Malaysia, môn này đƣợc dạy nhƣ là một môn học ở trƣờng tiểu học từ lớp 4, 5, 6, THCS
từ lớp 7, 8, 9 và còn đan xen vào các môn học khác. Mục tiêu của môn học này ở trƣờng
tiểu học là cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tế cơ bản để cho họ có thể thực
hiện các nhiệm vụ và có xu hƣớng kinh doanh.
Giáo dục KNS ở Bangladesh.
Quan niệm:

 Nội dung GDKNS phụ thuộc vào từng nhóm đối tƣợng.
 Nội dung của GDKNS luôn thay đổi theo thời gian.
 Các KNS có thể ở các mức độ/ cấp độ khác nhau.

Những lĩnh vực cơ bản trong giáo dục KNS ở Bangladesh.
 Các kỹ năng xã hội: Là khả năng tâm lý - xã hội thực hiện chức năng công dân

bao gồm :
 Các kỹ năng tồn tại nhƣ chăm sóc sức khỏe, giải quyết vấn đề, ra quyết định,

kiểm soát cảm xúc.
 Các kỹ năng kinh tế nhƣ các kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị, kỹ năng nghề

nghiệp, kỹ năng tính toán …
Các kỹ năng ngôn ngữ, xóa mù chữ như: đọc, viết…

6


 Các kỹ năng phát triển (advanced): Các kỹ năng cho phát triển cá nhân nhƣ:

Kỹ năng tƣ duy phê phán, các kỹ năng quan hệ liên liên nhân cách, kỹ năng thƣơng
lƣợng/thƣơng quyết.
 Các kỹ năng chuẩn bị cho tƣơng lai: Gồm các kỹ năng nhƣ: sử dụng công nghệ

thông tin , quản lý stress, giải quyết xung đột.
Indonesia.
Trong giáo dục không chính quy, kỹ năng sống đƣợc quan niệm là những kỹ
năng, kiến thức, thái độ giúp ngƣời học sống một cách độc lập. Kỹ năng sống rộng
hơn kỹ năng nghề nghiệp. Ngƣời thất nghiệp hay ngƣời về hƣu, ngƣời đang đi làm

hay đang đi học cũng cần có KNS vì ai cũng có những vấn đề cần đối phó.
Kỹ năng sống được phân thành hai nhóm chính là:
Kỹ năng chung: Gồm những kỹ năng cá nhân (trong đó lại chia thành kỹ
năng tự nhận thức và kỹ năng tƣ duy): và kỹ năng xã hội (bao gồm kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng phối hợp).
Kỹ năng sống cụ thể gồm khả năng học thuật và kỹ năng nghề (bao gồm kỹ
năng cơ sở và kỹ năng nghề nghiệp).
Mục tiêu của giáo dục KNS: Nhằm giúp người học có:
 Kiến thức, kỹ năng và thái độ
 Động cơ và đạo đức làm việc cao.
 Nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục, học tập.

Ở Indonesia, GDKNS trong giáo dục không chính quy tập trung vào phát
triển kỹ năng nghề, kỹ năng sản xuất, kỹ năng kinh doanh để thu nhập cao. Cho nên,
giáo dục KNS sẽ đem lại lợi ích sau:
 Nâng cao cơ hội việc làm.
 Giảm hiện tƣợng đô thị hóa không cần thiết.
 Nguồn nhân lực đƣợc nâng cao về chất sẽ thực hiện chính sách tự chủ

địa phƣơng.
Tạo ra chất lƣợng giáo dục cho ngƣời nghèo và ngƣời thiệt thòi [1, tr. 57].
Thái Lan.
KNS đƣợc quan niệm là thuộc tính hay năng lực tâm lí- xã hội giúp cá nhân
đƣơng đầu với tất cả các loại tình huống hằng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp

7


×