Tiểu luận: Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)
TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
TRONG NỖ LỰC GIA NHẬP ASEAN
(GIAI ĐOẠN 1991-1995)
Danh sách thành viên:
1. Nguyễn Quốc Nghĩa (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Thơm
3. Lê Ngọc Hà
4. Nguyễn Thị Thu Hằng
5. Trần Thị Thúy
6. Ngô Vân Khanh
7. Bùi Thị Phương Hiền
Trang 1
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)
MỤC LỤC
Trang 2
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)
Lời nói đầu
Từ sau Đại hội VII, các Hội nghị lần thứ hai và thứ ba Ban chấp hành TW Đảng ta
đã đánh giá diễn biến tình hình thế giới và khu vực cũng như những tác động của diễn biến
ấy đến chính sách đối ngoại của ta. Những diễn biến trong quan hệ quốc tế từ đó đến nay
càng khẳng định và cho thấy rõ thêm những đánh giá cơ bản về cục diện thế giới và những
xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế. Với thời gian, chúng ta ngày càng nhận thức được ý
nghĩa cực kì quan trọng của chính sách đối ngoại theo định hướng mới của Đảng và Nhà
nước ta. Hạt nhân của chính sách định hướng mới này là đường lối độc lập tự chủ và đa
dạng hóa được triển khai từ những tháng cuối năm 1991. Với định hướng này, chúng ta đã
và đang thực hiện một bước chuyển căn bản về tư duy và thực tiễn của hoạt động đối
ngoại. Kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, chúng ta lấy mục tiêu hòa bình và phát
triển làm chuẩn mực trong mọi hoạt động quốc tế của mình.
Để thực hiện mục tiêu ấy, trong khi triển khai đường lối đa dạng và đa phương hóa
quan hệ, chúng ta coi trọng việc tạo ra những chuyển biến cơ bản trong quan hệ với các
nước lớn và thúc đẩy nhanh quan hệ với các nước trong khu vực. Mở ra và tăng cường
quan hệ với các nước lớn là tạo điều kiện để thực sự tham gia vào quá trình hòa nhập thế
giới, trong khi đẩy nhanh quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á tạo điều kiện cho
ta tích cực tham gia quá trình hòa nhập khu vực.
Phải nói rõ rằng, sở dĩ cần đặc biệt coi trọng chính sách khu vực bởi vì tính chất địa
lý – chính trị đặc biệt của nó. Có thể nói, hội nhập khu vực chính là sự bắc cầu để bước
vào hội nhập với thế giới, nhất là khi xu thế khu vực hóa ngày càng phổ biến trên trường
quốc tế. Trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực Đông Nam Á có những thay đổi tích cực
chưa từng thấy theo hướng tăng cường thiết lập và đẩy mạnh sự liên kết trong khu vực,
tiến tới xây dựng một khu vực hòa bình, thịnh vượng. Sự đối lập và đối đầu trước đây đã
nhường chỗ cho các quan hệ hữu nghị và hợp tác vì lợi ích chung và lợi ích của mỗi nước.
Xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng trong môi trường hòa
bình ổn định luôn là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương phát
triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á, bày tỏ mong muốn sẵn sàng
cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết
lập quan hệ để cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn
định và hợp tác. Đại hội VII khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ với các nước Đông
Nam Á về nhiều mặt theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội
bộ của nhau, hai bên cùng có lợi.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích chủ trương, quá
Trang 3
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)
trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục
tiêu chủ động hội nhập khu vực và gia nhập ASEAN. Bài tiểu luận được triển khai như
sau:
- Phần I: Bối cảnh: phần này chủ yếu nêu tình hình quốc tế, khu vực và trong
nước giai đoạn 1991-1995
- Phần II: Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1991-1995:
gồm các phần Chính sách, Triển khai chính sách, Kết quả và đánh giá kết quả
triển khai chính sách.
- Phần III: Lí giải nỗ lực của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN vào thời
điểm này.
Những lý giải cho nỗ lực của Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á sớm hơn dự kiến sẽ là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Tại sao Việt Nam
lại chọn thời điểm này mà không phải sớm hay muộn hơn để gia nhập ASEAN ?”.
Bối cảnh.
Tình hình quốc tế:
Cục diện thế giới giai đoạn này có sự thay đổi sâu sắc. Tháng 12/1991, Liên Xô tan
rã, khối Vacsava giải thể, “chiến tranh lạnh”kết thúc, thế giới với hai cực đối đầu không
còn.Cách mạng thế giới lâm vào giai đoạn thoái trào, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại
vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức mới.
Trong giai đọan này, nguy cơ chiến tranh thế giới có tính hủy diệt bị đẩy lùi. Xung
đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, và đặc biệt là nạn
khủng bố lại diễn ra ngày càng tăng ở nhiều khu vực. Tuy nhiên xu thế chủ đạo giai đoạn
này là các quốc gia cùng hòa bình hợp tác và phát triển. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội
nhập quốc tế ngày càng tăng tạo ra những cơ hội cho quá trình phát triển nhưng cũng có
những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự xuất hiện của một loạt những tổ chức khu vực như
Khu vực Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực tự do thương mại (AFTA), Cộng
đồng phát triển miền Nam châu Phi (COMESA)… Hội nhập kinh tế giờ đây trở thành xu
thế tất yếu. Các nước đều ưu tiên phát triển kinh tế vì kinh tế đang trở thành nhân tố quyết
định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Các nước cũng đẩy mạnh đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại nhằm tạo thuận lợi cho an ninh và phát triển của mình. Có thể nói, đa
dạng hóa quan hệ chính trị và kinh tế trở thành một xu thế chủ đạo của đời sống quốc tế.
Tình hình khu vực:
Trang 4
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)
Tình hình châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng có nhiều
biến đổi sâu sắc. Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế
giới; một số quốc gia và vùng lãnh thổ vươn lên trở thành “con rồng”, “con hổ”mới về
kinh tế. Các nước trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hòa bình, hữu nghị
và hợp tác để phát triển. Sự hợp tác ngày càng tăng ở nhiều hình thức và nhiều lĩnh vực
như tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), khu vực thương mại tự do
ASEAN(AFTA), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á(SAARC)….Mặc dù cuối những năm
1990, các nước ở Đông Á lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, kéo theo khủng
hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng gây ra nhiều bất lợi cho các nước trong khu vực song
đây vẫn là khu vực rộng lớn, tập trung những nước đông dân nhất, tài nguyên thiên nhiên
phong phú và đa dạng, nằm trên trục giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, vẫn được coi
là khu vực đầy tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các khu vực khác và
không ngừng lớn mạnh.
Tại Đông Nam Á, giải pháp chính trị cho Campuchia với việc kí kết Hiệp định Paris
ngày 23/10/1991, sau đó tổng tuyển cử được tiến hành vào tháng 6/1993 bầu ra Quốc hội
mới và Chính phủ liên hiệp hai Đảng ở Campuchia được thành lập, đã làm quan hệ giữa
hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối đầu sang
đối thoại, thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Cùng năm đó, Mỹ rút quân khỏi hai căn
cứ không quân Clác và hải quân Xubích ở Philippin. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong
lịch sử từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á không có căn cứ quân sự và quân
đội nước ngoài, và không còn đối đầu nữa.
Tuy nhiên, vẫn còn hiện hữu mẫu thuẫn về lợi ích giữa các nước lớn có ảnh hưởng
trong khu vực và những toan tính của họ nhằm tác động, can thiệp vào công việc nội bộ
của khu vực.
Tình hình trong nước:
Ở trong nước, lúc này đã giải quyết xong vấn đề Campuchia, ta từng bước cải thiện
quan hệ với các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia có ảnh hưởng lớn trên thế
giới.
Quốc phòng được giữ vững, an ninh được đảm bảo. Từng bước, đất nước ta phá thế
bao vây về kinh tế và chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo ra môi trường thuận lợi hơn
cho công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc. Kế hoạch đổi mới toàn diện 5 năm lần thứ nhất
(1986-1991) tại Đại hội Đảng VI đã đạt được những thành tựu đáng kể trước hết thể hiện ở
đổi mới tư duy kinh tế, xóa cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế, điều chỉnh chính sách đối
ngoại thành đa phương hóa, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước….đề ra Cương lĩnh
Trang 5
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại Việt Nam trong nỗ lực gia nhập ASEAN (giai đoạn 1991-1995)
chính trị cho thời kì mới (1991). Nước ta tiếp tục đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ về mọi
mặt cho kế hoạch 5 năm tiếp theo (1991-1996) tại Đại hội Đảng VII.
Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với ASEAN (1991- 1995)
1. Mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm chỉ đạo:
Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hoà bình, mở rộng
quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến
phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện mới cần phải coi trọng và vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống
với yếu tố hiện đại.
Ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt
chế độ chính trị-xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
Không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa
Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân Campuchia anh em.
Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng, tôn
trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Phấn đấu góp phần sớm đạt được
một giải pháp chính trị toàn bộ về vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của
Cam-pu-chia và Hiến chương Liên hợp quốc.
Trong thời kỳ 1991-1996, khi vấn đề Campuchia đã cơ bản được giải quyết, Việt
Nam ngày càng có những mối quan hệ khăng khít hơn với các nước trong khu vực. Nhận
thức được sự mở ra một thời kì mới và rút kinh nghiệm từ kết quả của những chính sách
trong giai đoạn 1986-1991, Đại hội VII đã tuyên bố:”Chúng ta chủ trương hợp tác bình
đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau
trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Năm 1991, Nghị quyết TW III cũng khẳng định tư tưởng chủ đạo: “Gĩư vững
nguyên tắc vì độc lập, thống nhất, chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động,
linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến
của tình hình thế giới và khu vực với đặc điểm từng đối tượng quan hệ”.
Với những mục tiêu đã đặt ra như trên, Việt Nam cũng đưa ra những phương châm
nhằm đảm bảo phương hướng thực hiện đã đề ra:
• Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yếu nước
Trang 6