Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán ( Qua vượt Côn Đảo và tuổi thơ dữ dội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.74 KB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Hồ Quang người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài!
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này!
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi hoàn
thành tốt luận văn!
Vinh, tháng I năm 2012
Học viên Lê Hằng Nga


MỞĐẲU...................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 5
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 10
4. Phạm vi văn bản khảo sát ............................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 11
Chương 1 .................................................................................................................... 12
VỊ TRĨ CỦA TĨẺU THUYẾT VƯỢT CÔN ĐẢO VÀ TUÔĨ THO DỮ DỘI TRONG SỤ
NGHIỆP VẰN HỌC CỦA PHÙNG QUẢN ..................................................... .. ......... 12
1.1. Cuộc đòi, con ngưòi Phùng Quán ................................................................ 12
1.1.1. Tiểu sử ..................................................................................................... 12
1.1.2. Các tác phâm chỉnh ................................................................................. 14
1.2...................................................................................................................
Hành trình sáng tạo của Phùng Quán .................................................................. 14
1.2.1. Một hành trình sảng tạo lăm gian nan, thăng trầm................................... 14
1.2.2. Sự đa dạng mà thong nhất trong những tìm tòi nghệ thuật ....................... ỉ 7
1.3. Nhìn chung về vị trí của tiểu thuyết Vưọt Côn Đảo và Tuổi tho’ dữ dội
trong đời văn Phùng Quán ................................................................................... 21
1.3.1. Vượt Côn Đảo - tác phảm đầu tay và sự khắng định mạnh mẽ bút lực


một văn tài .......................................................................................................... 21
1.3.2. Tuôi thơ dữ dội - sự trở lại đầy ý nghĩa của nhà văn sau nhưng thăng
trầm, khổn khó..................................................................................................... 22
1.3.3. Những thay đối trong cảm hứng, bút pháp của nhà văn từ Vượt Côn Đảo
đền Tuôi thơ dữ dội ............................................................................................. 23
1.4. Tính sử thi trong tiếu thuyết Phùng Quán và những tiền đề lịch sử thẩm mĩ của nó ...................................................................................................... 26
1.4.1. Tính sử thi - một đặc điếm nôi bật trong tiếu thuyết Phùng Quản ............. 26
ỉ.4.1.1. về khái niệm sử thi................................................................................ 27
1.4. ỉ.2. về tính sử thi trong tiếu thuyết Phùng Quán ....................................... 29
1.4.2. Những tiền đề lịch sử - thâm mĩ của tỉnh sử thi trong tiếu thuyết Phùng
Quán ........... 31Đặc điếm, hoàn cảnh văn hóa, xã hội của đất nước giai đoạn 19451975.................. . ............................. ... ........ .. ........................ 7. ........ . ........ 32
1.4.2.1. Sự hình thành loại hình “tiếu thuyết sử thi ” trong nền văn học Cách
mạng 1945-1975 ............................................................................................. 36
1.4.2.2. Sự nhất quản trong lí tưởng sống, lí tưởng sảng tạo của nhà văn -


người lính Cách mạng Phùng Quản ..................................................................43
1.4.3. Ỷ nghĩa của tiếu thuyết Phùng Quản từ điếm nhìn hiện tại ....................... 44
Chương 2 ....................................................................................................................48
TÍNH SỬ THI THẺ HIỆN QUA HỆ THỐNG NHÂN VÀT...................................... 48
TRONG VƯỢT CÔN ĐẢO VÀ TUÓI THƠ DỮ DỘI. ............................................... 48
2.1. Hình tượng nhân vật trong tiếu thuyết Phùng Quán ................................. 48
2.1.1. Người anh hùng- loại nhân vật noi bật trong tiếu thuyết Phùng Quản ..50
2.1.2. ...........................................................................................................
Người anh hùng trong Vượt Côn Đảo .................................................................. 52
2.1.3. ...........................................................................................................
Người anh hùng trong Tuôi thơ dữ dội................................................................. 54
2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong tiểu thuyết Phùng Quán .................. 56
2.2.1. Đặt nhân vật trong những tình huống thử thách khốc liệt ......................... 56
2.2.2. Tô đậm tính lý tưởng trong hành động, phát ngôn và cái chết nhân vật 60

Chương 3 ....................................................................................................................68
TÍNH SỬ THI THẺ HIỆN QUA KÉT CẨU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG
VƯỢT CÔN ĐẢO VÀ TUÓI THƠ DỮ DỘI. ...................................... ... ....... .... ......68
3.1. Kết cấu .......... .. .......................................................................................... 68
3.1.1. To chức điếm nhìn trần thuật ................................................................... 69
3. ỉ. 1.1. Điếm nhìn bên ngoài .......................................................................... 70
3.1.2. To chức hệ thong sự kiện ..........................................................................76
3. ỉ.2.1. Tổ chức cốt truyện ................................................................................78
3.1.2.2. Chất kịch tỉnh trong các tình huống truyện ........................................ 79
3.2. Ngôn ngữ .......................................................................................................83
3.2.1. Sử dụng lớp ngôn ngữ đại chúng...............................................................83
3.2.2. Sử dụng lớp ngôn ngừ chính trị .................................................................87
3.2.3. Sử dụng lớp ngôn ngừ giàu chất thơ .........................................................89
3.3. Giọng điệu .....................................................................................................92
3.3.1. Giọng kề, tả thủ thỉ, chân mộc ................................................................. 93
3.3.2. Giọng thiết tha, hào sảng ..........................................................................97
KÉT LUẬN................................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 104

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phùng Quán là cây bút để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lòng độc giả. Ông


không chỉ là nhà văn, nhà thơ tài năng mà cuộc đời của ông cũng là cuộc đời của một con
nguời đầy “huyền thoại”, lắm gian nan thăng trầm. Một thời tham gia Nhân văn - giai
phẩm và bị kỉ luật, Phùng Quán đã phải đi lao động ở các nông truờng, công truờng Thái
Bình, Thanh Hóa, Việt Trì...Tác phẩm của ông bị cấm in trên sách báo. Trong gần 30
năm lao đao, lận đận không chỉ về cuộc sống vật chất mà còn cả đời sống tinh thần. Đe

có thế sống, ông đã phải muợn tên một số bạn bè đồng nghiệp để sáng tác ( như Thanh
Tịnh, Vũ Quang Khải, Trần Vỹ Dạ V.V.). Đời ông như bạn bè và bản thân ông tự trào là
“cá trộm, rượu chịu, văn chui”. Tuy vậy, ông vẫn miệt mài viết, và vẫn luôn tin vào một
ngày mai như chính ông đã nói “Những gì thật sự chân thành, lương thiện, trong sạch và
cao thượng đều có khả năng kì diệu tự mở lấy con đường đến thang trái tim các thế hệ,
mà chang cần giảng giải, biện minh” (.Bản di chúc chiến sĩ của tôi).
1.2. Vượt Côn Đảo là tiểu thuyết đoạt giải thưởng Văn học nghệ thuật của Hội
Nhà văn Việt Nam (1954- 1955), và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm
2007. Năm 1954, Phùng Quán được phân công vào sầm Sơn đón tù chính trị của ta do
địch trao trả. Xúc động trước những câu chuyện do các tù chính trị kể, Phùng Quán đã tố
chức lại một cuộc Vượt Côn Đảo khác.Trong cuốn tiếu thuyết chưa đến 200 trang này, ta
bắt gặp chân dung những người chiến sĩ Cách mạng kiên trung, bất khuất làm ta nhớ mãi.
Với Vượt Côn Đảo, Phùng Quán đã khắng định thành công bước đầu trên thể loại tiểu
thuyết. Trong suốt 18 năm (trong thời gian bị treo bút) ông vẫn miệt mài viết Tuổi thơ dữ
dội - tiểu thuyết về những thiếu niên anh hùng. Cuốn tiểu thuyết ấy không chỉ khẳng định
niềm tin của Phùng Quán vào Đảng, vào Cách mạng mà điều đó đã khẳng định một cách
mạnh mẽ bản lĩnh và nhân cách sống, nhân cách sáng tạo của ông - một nghệ sĩ chân
chính. Tác phẩm này cũng đoạt giải Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm
1989 và đoạt giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Có thể nói, với Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dừ dội, Phùng Quán đã làm sống dậy
không khí đau thương mà hào hùng một thời của đất nước với những con người anh hùng
sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, Dân tộc. Và cũng qua đó, ta thấy được con người Phùng


Quán, một nhà văn - chiến sĩ đích thực đã sống và “viết ngay viết thẳng từ dòng đầu đến
dòng cuối”.
Trên đây là những lí do cơ bản thúc đẩy chúng tôi lựa chọn Tỉnh sử thi trong tiếu
thuyết Phùng Quán (Qua Vượt Côn Đao và Tuối thơ dừ dội) làm đề tài nghiên cứu của
luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Phùng Quán là một cây bút đã đạt được rất
nhiều thành công trên nhiều thể loại như thơ, tiếu thuyết, tiểu thuyết - thơ, kí. Ở thể loại
tiểu thuyết, ngay từ tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo, ông đã khẳng định được tài năng
cũng như vị trí của mình trên văn đàn. Vượt Côn Đảo được giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm (1954-1955). Và sau 32 năm, ông lại trở lại văn đàn với cuốn tiểu thuyết
Tuổi thơ dữ dội được giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm
1989. Một trong những đặc điểm nghệ thuật chi phối tiểu thuyết Phùng Quán là tính sử
thi. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ông vẫn còn ít,
chưa tương xứng với những đóng góp của ông ở thể loại này. vấn đề tính sử thi trong tiếu
thuyết Phùng Quán mới chỉ được một số nhà phê bình, nghiên cứu đề cập đến ở một số
khía cạnh đơn lẻ.
Khi nhận định về phong cách sáng tác của Phùng Quán trong bài viết Tản mạn
chuyện ba mươi năm, Hà Nhật viết: “Viết văn Quán thích viết về những người anh hùng,
chủ nghĩa lãng mạn theo kiểu sử thi là một điều bẩm sinh nơi Quán. [79,142].
Lê Huy Quang trong bài viết Đã đi với nhân dân thì thơ không thể khác, đã đua ra
nhận định: “Phùng Quán, người anh, người bạn lớn, tù’ Tuổi thơ dừ dội đến một chiến sĩ,
một nghệ sĩ, một thi sĩ của Nhân dân” [79,182].
Trong bài viết Khuynh hướng cao cả của hồn thơ Phùng Quản, Văn Tâm có nhận
xét: “Mấy tác phẩm văn xuôi lừng danh khác của Phùng Quán cũng tràn ngập chất thơ.
Hãy kể đến bộ tiểu thuyết gần nghìn trang Tuồi thơ dữ dội thi bộ tiểu thuyết văn xuôi này
cũng dạt dào chất thơ, chất tráng ca, và còn giàu cả tính kịch” [54, 247]. Khuynh hướng


cao cả của bộ tiểu thuyết văn xuôi kiệt xuất này đã khiến nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện
đáng kính ( người rất quan tâm đến công cuộc giáo dục nhân cách cho các thế hệ thiếu
niên và nhi đồng) mong ước: “Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả các em thiếu nhi Việt
Nam được đọc sách này” [59, 20].
Hồng Nhu trong bài viết Phùng Quản ở Nghệ An, khi đọc Vượt Côn Đảo của
Phùng Quán đã xúc động: “Đọc, tôi như bị hút hồn. Tôi kế lại câu chuyện cho anh em
trong đơn vị nghe. Thấy ai cũng háo hức, tôi tranh thủ giờ sinh hoạt ban đêm đọc cho

mọi người nghe. Ban chỉ huy đại đội cũng bị hấp dẫn. Cả những anh em “đau ốm” cũng
ngồi dậy nghe. Tôi đã diễn Vượt Côn Đảo liên tục mấy đêm liền từ trang đầu đến trang
cuối” [79]
Trong bài viết Nhớ lời mẹ dặn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa ra nhận định:
“Dầu sao Phùng Quán đã để lại cho tôi dấu ấn của một con người huyền thoại, cuộc đời
ông đúng là nửa thực, nửa mơ, thoắt ẩn, thoắt hiện và luôn bố sung những ý nghĩ mới
trong hiện hữu mà những người khác đã sống hụt. Một người huyền thoại thì luôn sống
gần gũi với mọi người nhưng thật ra, nó còn là một phần đầy tràn của cái hiện hữu mà
người ta còn thiếu và những phẩm chất tốt đẹp của cuộc sống mà người ta mơ ước”. [54,
61- 62].
Ớ lời giới thiệu cuốn Thơ Phùng Quản, Văn Tâm trong bài viết May nét về cuộc
đời và thơ Phùng Quản, cũng đã dẫn ra một số lời nhận xét của một số nhà nghiên cứu
phê bình về cuốn Tuổi thơ dữ dội: “Tôi đã khóc, đã kiêu hãnh, đã tự hào, đau đớn trước
Tuổi thơ dữ dộf \ Lâm Thị Mỹ Dạ); “Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch
sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm, xúc động, cảm phục và tụ’ hào” (Nguyễn Trọng Tạo); “Có
một viên ngọc quí thời gian dành riêng đế ban tặng cho con người, là tuổi thơ. Viên ngọc
mầu nhiệm, trong sáng nhưng quá mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời.
Và có một thế hệ người Việt chưa bao giờ được cầm viên ngọc trên tay, Tuồi thơ dữ dội
của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó. Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu
nguyện cho những tuổi thơ sắp ra đời” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) [59, 21].


Đõ Kim Cuông trong bài viết Nhà thơ tự hành xác trên những trang giấy có kẻ
dòng, đã viết: “Các tác phẩm của Phùng Quán cứ nối dài theo năm tháng, giống như từng
bước bàn chân trần của ông in hằn trên dấu cát lúc con nước ròng (...) Tôi vỡ ra một điều
giản dị: Chỉ có một nhà văn thực sự yêu nghề, yêu người, tự tin mới đủ sức vượt qua giới
hạn của nỗi cơ cực, khổ đau, vượt qua được chính mình để đêm đêm tự hành xác trên
những trang giấy có kẻ dòng” [79, 164].
Ngô Minh trong bài Phùng Quản ba phút sự thật; cuốn sách nhân tình và xúc
động đã viết: Phùng Quán là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học

Cách mạng Việt Nam tù’ nửa sau thế kỉ XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ trọn đời trung
thành với lí tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ quốc đoàn chiến đấu
vì Tổ quốc, Nhân dân. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương, đau khổ suốt 30 năm trời từ vụ
“Nhân văn” nhưng anh không hề thù oán ai vẫn cặm cụi viết, và vẫn “ viết ngay viết
thẳng tù’ dòng đầu đến dòng cuối”, luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng Cách mạng,
xưng tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương bốc lửa, thiết tha và nhân bản”[61,
7].
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài Sự thật từ ngòi bút Phùng Quản đã nhấn
mạnh: “Ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dừ dội,
mặc dù tiểu thuyết là thế loại văn học chop phép nhà văn thả sức tưởng tượng và hư cấu,
Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân vật, chi tiết có thật ngoài đời”(.. .)• “Cảm hứng sự
thật chủ đạo trong những tác phẩm của Phùng Quán là anh hùng ca, là những bài ca tôn
vinh sự hi sinh cao cả của người chiến sĩ’ [61, 278- 279].
Châu Diên trong bài viết Anh hùng ca Vượt Côn Đảo và con người Phùng Quản
đã nhận xét: “ Vượt Côn Đảo là một bản anh hùng ca”. Và ông cũng đã đưa ra được xuất
xứ hay là co sở hình thành tiểu thuyết này như sau: “Phùng Quán đã gặp ở nơi trao đổi tù
binh tại sầm Sơn những con người hai lần vượt ngục thất bại. Phùng Quán không chỉ ghi
chép lời kể của họ, anh còn nghiền ngẫm những tâm tư kia. Và anh không làm công việc
như một cán bộ tuyên truyền bình thường, anh tạo cho bản anh hùng ca một dáng dấp


tiểu thuyết”[79, 295-296].
Với Phùng Quán - Tuổi thơ dữ dội và những ước mơ cao đẹp, Khương Duy cũng
đưa ra nhận định: “Hoàn thành năm 1986, trong suốt tám trăm trang ấy, người ta thấy
ông ngợi ca tình yêu đất nước, ngợi ca cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, ngợi ca những
người anh hùng, ngợi ca một thời vang bóng của cuộc đời mình”... Tuổi thơ dữ dội gợi
lên trong chúng ta suy nghĩ rằng đã “có một thời như thế”. Thời mà niềm tin trong mỗi
con người không mơ hồ như hiện tại.
Cửu Thọ trong bài viết Nhà vãn của những thiên anh hùng ca có viết: “ Vượt Côn
Đảo của Phùng Quán là thiên anh hùng ca của những người tử tù Cách mạng (...). Tuổi

thơ dữ dội viết để tưởng nhớ một lớp trẻ con anh hùng tuyệt vời sinh ra từ Cách mạng
tháng Tám (...). Phùng Quán xứng đáng được gọi là: Nhà văn của những thiên anh hùng
ca Cách mạng. Không những vì nội dung trong tác phẩm của Phùng Quán ca ngợi những
con người anh hùng xả thân vì Tổ quốc, mà còn vì nghệ thuật viết văn của anh đã có sức
hấp dẫn làm rung động sâu sắc tận đáy lòng mỗi người đọc” [79, 180-181].
Hà Văn Lâu trong bài Một vài ỷ kiến về con người và tác phâm Phùng Quản cũng
đưa ra nhận xét: “Đọc hết dòng cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của nhà
văn Phùng Quán, lòng tôi rất đỗi bồi hồi xúc động. Nhũng nhân vật trong sáng thực sự là
nhũng con người bằng xương, bằng thịt đã tùng là đồng đội của tôi, cùng tôi chia ngọt sẻ
bùi, chịu đựng gian khổ trong những ngày chiến đấu của cuộc kháng chiến trên mảnh đất
Thừa Thiên Huế anh hùng. Tôi rất tự hào về những chiến sĩ nhu trong Tuổi thơ dữ dội”
[79, 134].
Còn Lê Đạt trong Lời hạ huyệt đã xúc động viết: “Phùng Quán là một nguời có
chí khí và lí tưởng. Anh ưa một cuộc sống sôi động và những bản tráng ca hào hùng”
[79, 132].
Trong bài Nhớ ông Quản, Phạm Xuân Nguyên đã viết:
Vượt Côn Đảo không quên lòi mẹ dặn
Dâu tuối già vân dữ dội tuôi thơ


Dữ dội là ở cái tính cách ông Phùng Quán trước sau không khác, không ngược, là ở cái
tiếng kêu vọng suốt một đời người, đời văn” [79,132].
Nguyễn Quang Hà trong Tấm lòng Phùng Quán đã viết: “Phải nói rằng, nếu
Phùng Quán không đau đời, anh không thể có những trang văn, vần thơ thấm thìa đến
vậy. Trời thật công bàng, số mệnh Phùng Quán vất vả bao nhiêu thì trời trả lại cho anh
những trang viết tuyệt diệu như thế” [54,121].
Trong bài Đọc thơ Phùng Quản, Nguyễn Bùi Vợi đã viết: “Phùng Quán đã sống
những ngày thật say mê của tuổi trẻ bồng bột và tin yêu của một người lính gan dạ hiên
ngang ngoài chiến trận” [54, 235].
Tóm lại, khuynh hướng chung của những bài viết trên chỉ nêu lên một vài cảm

nhận về một khía cạnh nào đó trong hai cuốn tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ
dội của Phùng Quán. Rải rác đó đây cũng đã có một số ý kiến đi vào nhận định, phân tích
đặc sắc ngòi bút Phùng Quán ở một số phương diện: cảm hứng, nhân vật, lời văn trong
hai cuốn tiểu thuyết này... Tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại ở những ý kiến mang tính
giới thiệu sơ lược, chưa đủ để giúp chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về
tài năng, cá tính sáng tạo cũng như đóng góp nghệ thuật của Phùng Quán. Đặc biệt cho
đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống, toàn diện về tính sử
thi trong tiểu thuyết Phùng Quán.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính sử thi trong
tiểu thuyết Phùng Quán (Qua Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Xác định vị trí của tiểu thuyết Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội trong sự nghiệp
văn học của Phùng Quán.
- Tìm hiểu tính sử thi thể hiện qua hệ thống nhân vật trong Vượt Côn Đảo và
Tuôi thơ dữ dội.


- Tìm hiểu tính sử thi thế hiện qua kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong Vượt Côn
Đảo và Tu oi thơ dữ dội
4. Phạm vi văn bản khảo sát
Với đề tài của luận văn, người viết tập trung khảo sát các tiểu thuyết của Phùng
Quán, cụ thể:
- Vượt Côn Đảo (Tiểu thuyết, 1955/
- Tuổi thơ dữ dội (Tiểu thuyết, 1988).
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân loại, thống kê.

- Phương pháp phân tích, tổng họp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đem lại một sự phân tích mang tính hệ thống về tính sử thi trong tiểu
thuyết Phùng Quán (Qua Vượt Côn Đảo và Tuồi thơ dữ dội).
7. cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Ket luận và Tài liệu tham khảo, luận văn triển khai thành 3
chương:
Chương 7: Vị trí của tiếu thuyết Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội trong sự
nghiệp văn học của Phùng Quán.
Chương 2: Tính sử thi thể hiện qua hệ thống nhân vật trong Vượt Côn Đảo và
Tuổi thơ dữ dội.
Chương 3: Tính sử thi thể hiện qua kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong
Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội.


Chương 1
VỊ TRÍ CỦA TIẺU THUYẾT VƯỢT CÔN ĐẢO VÀ TUÓĨ THO DỮ DỘI
TRONG Sự NGHIỆP VĂN HỌC CỦA PHÙNG QUÁN
1.1. Cuộc đòi, con ngưòi Phùng Quán
1.1.1. Tiểu sử
Họ tên khai sinh đồng thời là bút danh văn học: Phùng Quán. Sinh tháng 1 năm
1932 (Tân Mùi), mất ngày 22-01-1995. Ông là nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Nguyên quán
xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha là Phùng Văn Nguyện,
khi học trường Quốc học Huế đã tham gia các phong trào truy điệu Phan Châu Trinh, đòi
ân xá Phan Bội Châu nên bị đuổi học, bị bắt giam; năml932, lại bị Pháp bắt, giam tại nhà
lao Đà Nang, sau hai tháng bị tra tấn, ông chết trong tù, lúc ấy Phùng Quán còn rất nhỏ.
Mẹ là Tôn Nữ Thị Tứ, một phụ nữ nhan sắc, dòng Hoàng phái. Bà thuộc nhiều truyện về
các sự tích anh hùng, nghĩa hiệp trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và thường kể
cho Phùng Quán nghe.

Ông tham gia Vệ quốc đoàn tháng 1 năm 1946 tại một đơn vị trinh sát thuộc
Trung đoàn 101 Trần Cao Vân, tỉnh Thừa Thiên. Tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở địa
phương. Sau đó gia nhập thiếu sinh quân Liên khu 4, đoàn Văn công Liên khu 4, giữ
chân hậu cần, bếp núc, kéo phông màn và đọc thơ diễn tấu cho bộ đội nghe. Thời gian
này ông được đi học thiếu sinh quân và Trường Quân Chính, tham gia đoàn phóng viên
Quân đội về sầm Sơn, Thanh Hóa để thông tin về sự kiện trao đổi tù binh. Nhờ chuyến đi
này, Phùng Quán có tư liệu quí để viết tiểu thuyết đầu tay Vượt Côn Đảo và Trường ca
Võ Thị Sáu. Năm 1954, ông được điều về cơ quan sinh hoạt văn nghệ Quân đội, thuộc
Tống cục chính trị, tiền thân của tạp chí Văn nghệ Quân đội, 4-Lý Nam Đố, Hà Nội.
Khoảng năm 1956-1958, Phùng Quán tham gia Nhóm Nhân văn - Giai phẩm, bị
khai trù’ khỏi Hội Nhà văn, bị chuyển đi lao động ở một số cơ sở nông nghiệp ở Thái
Bình, Thanh Hóa và khu công nghiệp Việt Trì. Từ năm 1964, sau khi hoàn thành chương


trình “lao động cải tạo”, ông được khôi phục biên chế, lần lượt nhận công tác ở Phòng
Tuyên Truyền (Bộ Thủy Lợi), Vụ Văn hóa quần chúng ( Bộ văn hóa), Nhà văn hóa
Trung ương.
Năm 1962, Phùng Quán lấy vợ là Vũ Bội Trâm. Sau khi lấy nhau cho đến năm
1981 (20 năm) hai vợ chồng vẫn ở hai nơi, ông ở tại nhà mẹ nuôi tên là Trưởng Dơi ở
làng nghi Tàm, xã Quảng An, Hà Nội. Mẹ Trưởng Dơi có một người con là liệt sĩ, mẹ đã
được công nhận Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Hàng ngày Phùng Quán viết văn rồi mượn
tên thân hữu, bạn bè đế in lấy nhuận bút và câu trộm cá ở Hồ Tây bán lấy tiền nuôi con.
Từ năm 1978-1980, Phùng Quán ở trong một căn phòng nhỏ do Bộ văn hóa phân ở 80Lê Văn Hưu, Hà Nội. Còn vợ vẫn ở nhà bố mẹ là ông Vũ Huy Ngọ và bà Nguyễn Thị
Minh ở số 3 phố Hàng Cân, Hà Nội. Năm 1981, thường trú tại Khu tập thể Trường Chu
Văn An, số 10 Thụy Khê, Hà Nội. Căn nhà này nguyên là cái xưởng trường, Sở Giáo dục
Hà Nội, Ban giám hiệu và công đoàn Trường Chu Văn An cấp cho bà Vũ Bội Trâm. Từ
năm 2003, gia đình bà chuyển về P.204, D3, chung cư Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà
Nội.
Năm 1988, trong thời kì đổi mới, Phùng Quán được phục hồi hội tịch Hội Nhà
văn Việt Nam.

Vũ Bội Trâm sinh năm 1932, giáo viên dạy văn trường Chu Văn An từ năm 1970.
về hưu năm 1985. Bà tạ thế ngày 15-8-2010. Con gái đàu của Phùng Quán tên là Phùng
Đỗ Quyên, sinh năm 1963, lấy chồng là cán bộ Bộ ngoại giao nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, hiện ở Viên Chăn, Lào, đã có hai con. Con trai út của Phùng Quán là
Phùng Quân, sinh năm 1968.
Đầu tháng 1 năm 2011, lăng mộ nhà thơ Phùng Quán và bà Vũ Bội Trâm được
chuyển về khu nghĩa trang Ngoại viên Hưng, phía Tây Thủy Dương cách Huế 6 km về
phía Nam.
1.1.2. Các tác phẩm chính
- Vượt Côn Đảo (Tiểu thuyết, 1955) - Giải thuởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
2007.


- Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (Thơ, 1955) - Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật 2007.
- Tuổi thơ dữ dội (Tiểu thuyết, 1988) - Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
2007.
- Trăng Hoàng Cung (Tiểu thuyết thơ, 1993).
- Thơ Phùng Quản (Thơ, 1995).
- Ba phút sự thật (Ký, 2006).
1.2.

Hành trình sáng tạo của Phùng Quán

1.2.1. Một hành trình sáng tạo lắm gian nan, thăng trầm
Phùng Quán là nhà văn để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lịch sử văn học Việt
Nam từ nửa sau thế kỷ XX. Đặc biệt là bởi nhà văn đã đế lại hàng chục tác phẩm văn học
có giá trị: tiếu thuyết Vượt Côn Đảo, tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, tiểu thuyết - thơ Trăng
Hoàng Cung, và một số bài thơ như Lời mẹ dặn, Đêm Nghỉ Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ
nghe... Trong đó, tiểu thuyết Vượt Côn Đảo (1955) đã được tái bản hơn chục lần, tác

phẩm này đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, và Giải thưởng Nhà nước về văn học
nghệ thuật năm 2007. Tiếu thuyết Tuổi thơ dữ dội (1988) được dựng thành phim cùng
tên, được Giải thưởng văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989, Giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Mặt khác, Phùng Quán là cây bút có
tài nhưng đã phải chịu vô vàn tai ương, đau khổ, bị treo bút suốt 30 năm trời sau vụ
“Nhân văn- Giai phẩm”. Chính vì thế có thể nói rằng hành trình sáng tạo của Phùng
Quán là một hành trình sáng tạo lắm gian nan thăng trầm.
Khi mới 14 tuổi, ông đã trốn mẹ đi theo Vệ Quốc Đoàn, tham gia vào cuộc kháng
chiến chống Pháp. Từ một cậu bé trinh sát thuộc Trung đoàn Trần Cao Vân,
Phùng Quán bỗng chốc trở thành một nhà văn khi mới 22 tuổi. Đó là nhờ những ngày,
ông đuợc phân công cùng đoàn phóng viên Báo Quân đội đón tù binh tại Sầm Sơn.
Chính những ngày đó, ông có dịp được tiếp xúc với rất nhiều tù nhân tù’ Côn Đảo trở về.
Bằng năng khiếu bẩm sinh và sự nhạy cảm của cậu lính trinh sát, ông đã tố chức câu


chuyện hàn huyên của tù nhân Côn Đảo đã kế lại thành cuộc Vượt Côn Đảo của riêng
mình. Khi tác phẩm mới ra đời, nó được đón nhận rất nồng nhiệt. Các chiến sĩ trên mặt
trận đã từng lấy quyển sách Vượt Côn Đảo làm sách gối đầu giường. Và Phùng Quán đã
tràn ngập vui sướng khi được Ban Thống nhất Trung ương mời ông lên ký tặng 3000
cuốn sách này cho đồng bào miền Nam [54, 27]. Chứng tỏ, với tác phẩm đầu tay Vượt
Côn Đảo, bước đầu Phùng Quán đã khẳng định được tài năng và triển vọng của mình.
Trong khoảng thời gian này, ông còn sáng tác thơ. Có rất nhiều bài thơ mang âm hưởng
hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong đó có bài thơ Tiếng hát trên địa ngục
Côn Đảo đoạt giải văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955, Sau này tác phẩm
cũng được giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Bản tính trung thực và ngay thẳng của một người lính trinh sát đã thôi thúc nhà
văn phải viết thật, không dung thứ cho những tệ nạn xã hội sau chiến tranh. Năm 1956,
sau một chuyến đi thực tế về, Phùng Quán đã viết bài thơ Chống tham ô lãng phỉ. Bài
thơ tự sự dài 76 câu như một tiếng nói đau đớn, một lời hiệu triệu chống tham ô lãng phí
lay động lòng người. Nhưng cũng chính sự thật ấy có lúc nó làm Phùng Quán đau đớn,

khổ sở. Thời bấy giờ có một số người đã qui kết Phùng Quán phản động và có dính líu
đến vụ Nhân văn - Giai phẩm. Ông bị đuổi khỏi Quân đội, khai trù’ khỏi Hội nhà văn,
không nghề nghiệp kiếm sống, tứ cố vô thân, phải đi cải tạo lao động hết nơi này đến nơi
khác, rồi lấy vợ, sinh con, 30 năm treo bút,...đã đúc nên một Phùng Quán khác. Chàng
thanh niên ngây thơ, trong sáng năm xưa giờ là một Phùng Quán trầm tĩnh, chiêm
nghiệm, một Phùng Quán đau đời, một Phùng Quán nhân tình thế thái. Tất cả thơ Phùng
Quán viết trong giai đoạn này đều thấm đẫm triết lý cuộc đời sâu sắc: Đêm Nghi Tàm
đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe, Lời mẹ dặn, Tiếu thuyết - thơ Trăng Hoàng Cung, Cây xương
rông... Trong suốt 30 năm trời bị treo bút, tác phẩm của ông bị cấm in trên sách báo, ông
vẫn miệt mài viết nhưng mượn tên một số đồng nghiệp bạn bè thân hữu đế đăng bài.
Nhiều tác phẩm của ông đã đoạt giải cao, như tập truyện Như con cò vàng trong cổ tích
đoạt giải nhất Moscow năm 1970. Trong khoảng thời gian này, ông viết khoảng 60
truyện tranh. Đặc biệt, ông vẫn nung nấu một thiên tự truyện, lấy đề tài từ cuộc kháng


chiến chống Pháp, kể về cuộc đời của cậu bé trinh sát tên là Mừng, trốn mẹ tham gia Vệ
Quốc Đoàn, anh dũng hi sinh khi mới 13 tuổi đời, trước lúc hi sinh vẫn khẩn thiết cầu
xin: “Anh ơi đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí”. Phải chăng đây cũng chính là lời
minh oan của Phùng Quán suốt gần 30 năm trời? Thật đau đớn và xúc động, có lần ông
viết: “Đằng đẵng suốt hai mươi năm trời, với nghị lực và lòng can đảm chiến sĩ tôi tận
sức chiến đấu để minh oan cho mình”. Tác phẩm Tuổi thơ dữ dội được ông viết ròng rã
suốt 18 năm trời, trong lúc ông chịu nhiều đắng cay, khổ cực nhất của cuộc đời mình.
Ông đã từng nói: Rôbinsơn cô độc trên hoang đảo còn tôi cô độc trước mọi người. Mãi
đến thời kỳ Đổi mới, tác phẩm của ông mới được in công khai với bút danh Phùng Quán.
Niềm vui sướng tột cùng của nhà văn chân chính thôi thúc ông tiếp tục viết, và lúc này
sức viết của ông dồi dào hơn. Ông viết văn, làm thơ như người nghiền ma túy. Mặc dù
tác phẩm của ông chưa được bạn đọc chú ý nhiều như các sáng tác của các nhà văn khác.
Nhưng niềm tin vào bạn đọc “Những gì thực sự chân thành, lương thiện, trong sạch và
cao thượng đều có khả năng kỳ diệu tự mở lấy con đường đến thẳng trái tim các thế hệ ,
mà chang cần giảng giải biện minh” (Bản di chúc chiến sĩ của tôi) đã thôi thúc ông cầm

bút sáng tác. Cuối cùng niềm tin cũng như nghị lực sống của Phùng Quán đã được đền
đáp, sau 32 năm, Tuổi thơ dữ dội đã được Giải thưởng văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn
Việt Nam năm 1989. Neu Vượt Côn Đảo đánh dấu sự thành công bước đầu của cây bút
đầy triển vọng thì Tuổi thơ dữ dội là sự trở lại đầy ý nghĩa của nhà văn sau những thăng
trầm khốn khó. Đồng thời với tác phẩm này, ông đã khẳng định được nhân cách cao đẹp
của nhà văn - người lính Cách mạng Phùng Quán.
Vào những ngày cuối đời, mặc dù mắc phải căn bệnh nan y viêm gan cổ trướng
nhưng còn giây phút nào trên đời, ông còn miệt mài viết. Không thế ngồi viết, ông sẽ
nằm để viết. Có lẽ hiếm có nhà văn nào có nghị lực sống, sự can đảm và sự đam mê văn
chương cho đến ngày cuối đời như Phùng Quán.
1.2,2. Sự đa dạng mà thống nhất trong những tìm tòi nghệ thuật
Phùng Quán là một cây bút có năng khiếu sáng tác bẩm sinh. Ồng không chỉ là


nhà văn, nhà thơ, mà là cây bút ký tài tình. Nhìn vào số lượng tác phẩm thì có lẽ gọi
Phùng Quán là một nhà văn, vì trong 40 năm, ông đã viết rất nhiều tác phẩm văn xuôi
với số lượng ấn hành rất cao, với một số truyện ngắn dưới nhiều bút danh khác nhau.
Năm 22 tuổi, ông đã nổi danh với cuốn tiểu thuyết Vượt Côn Đảo, được giải thưởng của
Hội nhà văn Việt Nam năm 1955. Cuốn tiểu thuyết này được tái bản đến hơn chục lần,
đem lại cho ông một số tiền nhuận bút khá lớn. Sau này bộ truyện Tuổi thơ dữ dội, gần
như một tự truyện kể lại cuộc đời của một cậu bé trinh sát mười ba tuổi đời trốn mẹ đi
Vệ Quốc Đoàn, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuốn tiếu thuyết này cũng được
giải thưởng văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989. Ngoài ra, nhiều truyện
ngắn của ông, dù dưới nhiều bút danh khác nhau, đã được giải thưởng trong và ngoài
nước như tập truyện Như con cò vàng trong cố tích được giải nhất của Moscow năm
1970 dưới bút danh Vũ Quang Khải.
Nhưng với Phùng Quán, “Thơ mới là mạng sống, là lý lịch đời tôi”. Trong bài
viết Chuyện về anh hùng Lâm úy và bài thơ Đêm liên hoan của Hoàng cầm, Phùng Quán
đã viết: “ Từ đó trong ký ức chiến sĩ của tôi in hằn ý niệm về Thơ mà mãi mãi tôi không
sao thay đổi được nữa. Thơ là vũ khí tấn công của những trận đánh một còn một mất.

Neu phải chết thì Thơ sẽ ôm riết kẻ thù để cùng chết chìm nghỉm dưới đáy sông. Và cũng
từ đó tôi thờ phụng Thơ và những nhà thơ đã làm ra những câu thơ. Những câu thơ mà
đồng đội Trung đoàn 18 của tôi đã dùng thay súng đạn, luỡi lê, báng súng tiêu diệt giặc
ngoại xâm. Tôi đặt Thơ lên hàng những gì tôi coi là thiêng liêng nhất: Tố quốc, Mẹ tôi,
Lý tuởng cộng sản và những chiến hữu đã xả thân cứu mạng sống của tôi” [79,40].
Mười tám tuổi ông bắt đầu làm thơ. Những câu thơ sôi sục tinh thần chiến đấu
chống ngoại xâm, tràn ngập niềm tự hào về nước Cộng hòa trẻ tuổi. Những trang thơ đầu
tay của Phùng Quán mang đậm khẩu khí của lính, có mùi trận mạc; Bài thơ Hôn ông viết
khi 22 tuổi mang đậm chất lính ấy:
Khi người ta yêu nhau Hôn
nhau trong say đắm Còn anh:
Anh yêu em Anh phải đi ra


trận.
Trong bài viết Bài thơ khắc trên báng súng, Phùng Quán đã viết: “Thơ và bài hát
đã vĩnh viễn gắn liền trong ký ức tôi với máu, lửa, súng gươm, đồng đội bị giặc phun
xăng thiêu cháy, những trận đánh không cân sức, sốt rét rừng, ghẻ lở, chiến khu...”. Như
vậy, với Phùng Quán Thơ là chiếc gậy đi đường nhằm giúp ông vượt qua những trở lực
trên con đường đi đến lý tưởng, và cốt lõi bê tông vững chắc giúp ông bền tâm vững chí
giữa mọi phong ba bão táp đế tù’ đó hướng đến những mục tiêu kiên định, không bao giờ
bị mất phương hướng:
Có những phút ngã lòng Tôi
vịn câu thơ mà đứng dậy.
Chất thi sĩ đích thực của Phùng Quán bộc lộ rõ nhất ở trong bài Tạ viết về làng Thủy
Dương quê ông. Lần ấy Mặt trận Tố quốc xã tố chức một cuộc gặp mặt đế nhà thơ quê
hương về bái tố, gặp gỡ bà con dân làng. Phùng Quán quỳ xuống lạy quê hương, lạy bà
con cô bác, rồi đọc bài Tạ với sự xúc động nghẹn ngào:
Con tạ đất làng quê
Thấm đâm máu bao anh hùng đã khuất

Đặc biệt, sức viết, sức nghĩ và khả năng liên tưởng, ký thác mạnh mẽ của thơ
Phùng Quán còn bộc lộ trong Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe. Bài thơ quyết liệt
khang định thơ chân chính bao giờ cũng đi cùng mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Và khi
đã tự nguyện đi cùng nhân dân thì:
Đã đi với nhân dân Thì
thơ không thê khác.
Bên cạnh tiểu thuyết, Phùng Quán còn sáng tác một thể tài “kỳ cục” (ông tự giễu)
nhưng hình thái “kỳ cục” ấy chứa đựng một nội dung thơ kỳ diệu-không chỉ trong những
bài thơ tình xen kẽ mà tồn tại cả những trang viết có cấu trúc ngôn ngữ hoàn toàn văn
xuôi tất nhiên chan chứa ý vị thơ. Đó là tác phẩm Trăng Hoàng Cung gồm 13 chương.
Đây là tập thơ hay nhất và kỳ lạ nhất của Phùng Quán. Tác phẩm được gợi cảm hứng từ
một cuộc gặp gỡ giữa thi sĩ và một phụ nữ Huế đẹp một cách đài các.Trong Trăng


Hoàng Cung có hai nhân vật chính: Nàng và “nhà thơ”. Đe nhấn mạnh người thật, việc
thật đáng kế của Trăng Hoàng Cung ở cuối tác phẩm tác giả đã viết: “Tiểu thuyết dù là
tiểu thuyết huyền hoặc nhất đi nữa, cũng đều xuất xứ từ những mẫu hình có thật”. Huế là
xứ đẹp và thơ nên chắc hẳn có nhiều mẫu hình nhân vật Nàng như Trăng Hoàng Cung.
Và như thế, nhân vật “Tôi”- “nhà Thơ”, theo lô-gíc ắt phải là Phùng Quán. Ngay ở
chương một Tôi chỉ viết trên giấy cỏ kẻ dòng, nhân vật “nhà thơ” đã sáng tác một bài thơ
tặng nàng, thi tứ có đoạn khá tương tự bài Lời mẹ dặn của ông từ 1957:
Là nhà văn Tôi yêu tha
thiết Sự ngay thăng tột
cùng Sự ngay thăng thủy
chung Của môi dòng chữ
viết.
Ngoài tiểu thuyết, thơ, Phùng Quán còn là cây bút ký xuất sắc. Trong cuốn Ba
phút sự thật chúng ta bắt gặp những trang văn thấm đẫm nước mắt và nụ cười của ông,
những trang văn khiến cho ta xúc động và day dứt khôn nguôi. Cuốn Ba phút sự thật
gôm 15 bài viêt, và mười chân dung, từ những nhân vật nôi tiêng như Văn Cao, Tố Hữu,

Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang (người dựng lễ đài Tuyên ngôn độc lập), Đoàn Phú
Tứ, Phùng Cung... đến những người đồng đội thời chống Pháp của ông như nhà thơ Hồ
Vi, như các liệt sĩ hi sinh ở Huế ngày đầu kháng chiến. Ông đều viết với tất cả lòng chân
thành, sự ngưỡng mộ và niềm tự hào của mình.
Chuyện vô cùng cảm động về Người bạn lính cùng tiểu đội. Đó là thiên kí sự tài
hoa viết về một quãng đời đầy tai ương khốn khổ của nhà thơ Tuân Nguyễn - một người
bạn cùng quê, cùng đơn vị chiến đấu thân thiết nhất của Phùng Quán. Chuyện Bản hùng
ca bị moi xông và 17 bộ hài cốt liệt sĩ là những trang viết hào hùng và cảm động về trung
đội cảm tử Vệ Quốc Đoàn của Trung đoàn Trần Cao Vân đã hi sinh tập thể rất cao cả
trong những ngày toàn quốc kháng chiến khốc liệt ở Huế. Chuyện Ba phút sự thật kể về
anh hùng dân tộc Cu ba Ăngtôniô Êchxevania đã vạch kế hoạch đánh chiếm Đài phát
thanh quốc gia để có ba phút nói lên sự thật, vạch mặt chế độ độc tài Batista. Phùng


Quán viết: “cả những đề tài lớn lao nhất như sự thật, như chân lý, đều có thể diễn đạt nó
trong vòng 180 giây đồng hồ với điều kiện tác giả phải sẵn sàng đem mạng sống trả giá
cho những giây đồng hồ quí báu đó”. Từng câu chuyện dù rất ngắn của Phùng Quán bao
giờ cũng toát lên triết lý nhân văn sâu sắc. Tất cả những áng văn ấy được Phùng Quán
viết với một giọng văn tự sự, pha hài rất chuyên nghiệp, lão luyện, kết cấu đầy kịch tính,
dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đặc biệt, ông chỉ chắt lọc những chi
tiết đắt giá, những tiếng nói tri âm với mình, đế tác giả cùng nhân vật đúc kết, gửi lại hậu
thế điều tâm huyết nhất- bản chúc thư bằng xương máu của cuộc đời mình.
1.3. Nhìn chung về yị trí của tiểu thuyết Vưọí Côn Đảo và Tuồi thơ dữ dội
trong đòi văn Phùng Quán
1.3.1. Vượt Côn Đảo - tác phẩm đầu tay và sự khắng định mạnh mẽ hút lực
một văn tài
Có lẽ cái duyên để Phùng Quán trở thành nhà văn cũng bắt đầu từ cái ngày tác giả
được phân công vào nhóm phóng viên báo Quân đội có mặt tại địa điểm trao đổi tù binh
tại sầm Sơn. Đó là vào năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ kí kết, hàng ngàn tù binh của
ta từ các trại giam của địch trở về. Tình cờ Phùng Quán nghe chuyện của các anh em tù

Côn Đảo tố chức đánh chiếm đảo, đóng thuyền vượt biển. Xúc động trước những câu
chuyện hàn huyên mà họ kể; và như có cái gi đó cứ thôi thúc bên trong giục ông phải
viết. Ông đã tìm một tập giấy học trò, và cứ lúc nào có thời gian là ông lại cầm bút để ghi
chép.
Trong đợt trao trả tù binh tại sầm Sơn hồi ấy, có rất nhiều nhà văn, nhà báo cũng
hăng hái tham gia đưa tin, viết bài. Trong cuộc Trò chuyện với Phùng Quản, Phùng Quán
đã tâm sự với Nguyễn Thị Như Trang - Phóng viên của Bảo Thế thao và Văn hóa: “Đã
có vô số những nhà văn chuyên nghiệp khai thác đề tài này họ còn chang viết được,
huống hồ là mình chưa từng viết văn xuôi” [54, 37]. Trong bút kí Tôi đã trở thành nhà
văn như thế nào, Phùng Quán cũng tâm sự: “Nhà văn đối với tôi ngày đó, trước khi có
những khúc quanh - là một người đàn bà quá đẹp, quá cao sang và cao sang đến mức


choáng váng, đẹp đến không dám nhìn mà những thân phận lính tráng thất học như tôi
ngay cả trong ý nghĩ cũng không dám tỏ tình. Neu cứ liều mạng tỏ tình là “đại ngu”! Ngu
như thể anh lính chỉ có một quả lựu đạn chày với một thanh mã tấu mà dám liều mạng
“chơi nhau” với cả một đại đội giặc trang bị đến tận răng” [79, 30]. Nhưng câu chuyện
về những người tù vượt ngục, vượt qua sóng dữ, bất chấp những đòn roi tra khảo của
giặc, nó đã trở thành một ám ảnh lớn đế Phùng Quán cầm bút sáng tác nên một tác phẩm
đầu tay có tên Vượt Côn Đảo. Như vậy “Với cái nhiệt huyết và cả cái ... liều của một chú
bé liên lạc ngày xưa không đắn đo lao vào lửa đạn, Phùng Quán đã cầm bút và trở thành
nhà văn như thế” [54, 47]. Cũng qua sự ra đời của thiên anh hùng ca Vượt Côn Đảo,
chứng tỏ Phùng Quán là người có tài năng viết văn bẩm sinh. Với tác phẩm này, nó đã
đánh dấu thành công bước đầu của cây bút có tài và đầy triển vọng.
1.3,2. Tuối thơ dữ dội - sự trở lại đầy ỷ nghĩa của nhà văn sau những thăng
trầm, khốn khó
Tuồi thơ dữ dội xuất hiện 32 năm sau sự kiện Nhân văn. Tác phẩm - được giải
thưởng của Hội Nhà văn - đã khang định rõ tài năng và nhân cách Phùng Quán. Bởi sau
quãng đời cay cực ấy, quãng thời gian mà ông tự trào là “cá trộm, rượu chịu, văn chui”
thì lần đầu tiên, Tuổi thơ dữ dội được in công khai bằng tên của ông. Như Phùng Quán

đã nói, cuốn sách ấy là một phần của đời ông, ông gọi nó là Bàn di chúc chiến sĩ của tôi,
và luôn nâng niu trân trọng nó, như nâng niu tuổi thơ của chính mình. Cũng chính vì thế
mà biết bao tích lũy, dồn nén, sự đau đớn và đầy từng trải ông đã gửi gắm trong thiên
truyện này. Ông đã tâm sự với phóng viên Nguyễn Thị Như Trang: “Những gi khó quên
nhất của cái thuở cầm súng ấy tôi đã viết lại trong Tuổi thơ dữ dội” [54, 41 ].
Tuổi thơ dữ dội đã được nhà văn viết ròng rã suốt 18 năm trời trong những lúc
đầy khốn khó nhất của cuộc đời ông; bên bờ Hồ Tây; trong những ngày và đêm cô đơn ở
nông trại Thái Nguyên; trong những lúc ông viết truyện tranh cho thiếu nhi mà không
được lấy tên bút danh của mình. Tuổi thơ đầy nghiệt ngã của ông đã sống dậy, nó như
máu thịt tâm huyết mà ông đã dồn hết lên đó. Và Tuổi thơ dừ dội là tác phẩm đầu tiên,


thậm chí là duy nhất Phùng Quán viết cho thiếu nhi lại là tác phẩm đáng giá.
Trong suốt thời gian bị “gác bút” vì có liên quan trong vụ Nhân văn - Giai phấm,
Phùng Quán không hề thù ghét ai, vẫn miệt mài viết, và luôn nung nấu một thiên trường
ca về “ một đề tài lỗi thời” - “nghĩa tình quá khứ, kỉ niệm một thời sống chết trận mạc”...
Qua đó chứng tỏ sự thủy chung gan ruột trước sau như một của ngòi bút Phùng Quán đối
với Cách mạng, đối với chế độ mà ông đã chọn. Mặt khác bản chất của một nhà văn chân
chính không bị nhòa đi trong ông. Lúc nào ông cũng khao khát được viết được sáng tạo.
Bởi với Phùng Quán “tôi viết là tôi tồn tại”. Trong một bài viết ông đã tâm sự bằng tất cả
sự chân thành “Ngày tôi được Hội Nhà văn Việt Nam tuyên bố phục hồi hội tịch sau 30
năm “treo bút “cùng với các nhà văn Hoàng Tích Linh, Hoàng cầm, Trần Dần, Lê Đạt tôi viết văn làm thơ như người nghiền ma túy. Ngày nào không viết được vài trang văn,
vài câu thơ là người vật vã, buồn bã, ngẩn ngơ như người nghiện ma túy lên cơn ghiền.
Mà ngày đó, tôi viết văn làm thơ đâu phải đế được in ra như bao nhiêu nhà văn khác...”
[79,74-75-76].
1.3.3. Những thay đỗi trong cảm hứng, bút pháp của nhà văn từ Vượt Côn
Đảo đến Tuồi thơ dữ dội
Với năng lực sáng tạo bẩm sinh, Phùng Quán đã nhào nặn nên một thiên anh
hùng ca Vượt Côn Đảo, đó là thiên anh hùng ca của những người tử tù Cách mạng.
Xuyên suốt toàn bộ cuốn tiểu thuyết này là cảm hứng tôn vinh cái cao cả và lòng yêu quê

hương đất nước, lòng vị tha, xả thân vì đại nghĩa của những chiến sĩ cộng sản bình dị.
Hơn 30 năm sau, Phùng Quán lại cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, cuốn tiểu
thuyết này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của ông. Cuốn tiểu thuyết Tuổi
thơ dữ dội đã được nhà văn thai nghén từ rất lâu, và theo lời của ông thì ông đã viết nó
suốt 18 năm trời trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời ông. Có lẽ chính vì thế
mà ông gọi là Bản di chúc chiến sĩ của tôi. Nó không đơn thuần là cuốn tự truyện mà ẩn
sau những trang viết ấy là nỗi đau, niềm tự hào của một người chiến sĩ Cách mạng. Ồng
đã viết nó bằng tất cả tâm hồn và nhiệt huyết của mình: “Những gì khó quên nhất của cái


thuở cầm súng ấy tôi đã viết lại trong Tuổi thơ dữ dội”[54, 41].
Neu ai đã tòng đọc Vượt cỏn Đảo và Tuổi thơ dừ dội thì chắc hắn sẽ thấy rằng,
Phùng Quán đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong cảm hứng cũng như bút pháp.
Tuổi thơ dữ dội được lấy cảm hứng từ cuộc đời ông, kể về chú bé trinh sát 13 tuổi tên là
Mừng thông minh, quả cảm, cùng đồng đội anh dũng chiến đấu đến cùng để bảo vệ chiến
khu Hòa Mỹ trong những ngày nhân dân Huế đứng lên kháng chiến chống thực dân
Pháp. Ông thường nói với bạn bè rằng: “Tôi tưởng như mình không có tuổi tho và không
có tuổi thanh niên. Tôi đã già từ khi mới sinh. Tuổi thơ tôi là một tuổi thơ nghiệt ngã và
tuổi thanh niên càng nghiệt ngã hơn. Bảy, tám tuổi đã phải đi chăn trâu cắt cỏ kiếm cơm
ăn, 13 tuổi đã cầm súng ra trận. Ở cái tuổi ngây ngô hồn nhiên nhất, đáng lẽ chỉ biết chơi
bi, đánh đáo, hái trộm quả nhà chùa...thì tôi phải chứng kiến cảnh đầu rơi, máu chảy,
phải chôm súng giặc, vượt ngục...” [54, 133]. Chính vì cảm hứng thay đổi nên bút pháp
cũng có sự thay đổi. Điều nhận thấy rõ nhất là ở dung lượng tác phẩm cũng có sự khác
nhau. Vượt Côn Đảo được tác giả viết gần 200 trang, trong khi đó đến Tuổi thơ dữ dội
dung lượng tác phẩm đã lên đến gần 800 trang. Thật ra số lượng trang viết không thể
quyết định thành công. Tuy nhiên, nó cũng góp phần khang định được sức viết, sức nghĩ
và khả năng liên tưởng của nhà văn. Bởi sức sống của nhà văn dồi dào hơn, sâu sắc hơn
trong quãng thời gian suy tư, chiêm nghiệm.
Khi đất nước có chiến tranh thì toàn dân tộc phải dốc hết sức mình vì cuộc kháng
chiến ấy. Văn chương thời kỳ đó cũng vậy, Phùng Quán đã được phân công đến Sầm

Sơn đế đón tù chính trị từ Côn Đảo trở về, nên với sự suy nghĩ của chàng thanh niên vì
Tổ quốc, yêu đất nước, đã quyết tâm nung nấu và viết nên thiên anh hùng Vượt Côn Đảo.
Trong thời kỳ kháng chiến, nhìn từ góc độ tư tưởng - chính trị, chúng ta không thế phủ
nhận thành công của tác phẩm và không dễ gì tìm ra khuyết điểm. Có người đã viết lại
rằng: Một thế hệ thanh niên đã lấy quyến sách Vượt Côn Đảo làm quyển sách gối đầu
giường [54, 30]. Nhưng khi đất nước hòa bình, bây giờ đọc lại Vượt Côn Đảo, ta thấy
cách viết còn sơ lược. Và có lẽ do tác giả sử dụng vốn sống gián tiếp, lại là tác phẩm đầu
tay nên chưa có chiều sâu trong nhận thức cũng như sức viết. Chính vì thế, cốt truyện


không khỏi giản đơn, tâm lý nhân vật chưa khắc họa sâu sắc đúng mức, một số trang viết
còn công thức, minh họa. Tuy nhiên, để viết được Vượt Côn Đảo, Phùng Quán phải có
năng lực sáng tạo bẩm sinh, và sự xúc động mãnh liệt thì mới biến những câu chuyện chỉ
mang tính chất hàn huyên của tù nhân chính trị thành một cuộc Vượt Côn Đảo khác của
mình. Mặt khác, trong cuốn tiếu thuyết này có một số trang khá hấp dẫn: đoạn tả một
trong các con thuyền vượt đảo bị bục vải, nước ùa vào, trước nguy cơ bị đắm, nhiều
người tự nguyện rời thuyền, chủ động nhảy xuống biển cho thuyền nhẹ bớt, hy vọng cứu
thuyền, cứu anh em đồng chí để họ có thể sống sót về tới đích là bờ biển Cà Mau.
Từ Vượt Côn Đảo đến Tuổi thơ dữ dội, cách viết của Phùng Quán đã có chiều sâu
hơn. Neu ở Vượt Côn Đảo, ta chỉ thấy tác giả nghiêng về cái nhìn một chiều với sự dữ
dội trong cuộc chiến đấu giữa địch và ta, nhân vật thì đẹp như một viên ngọc không tỳ
vết; nó giống như tâm hồn của chàng thanh niên - tâm hồn còn rất ngây thơ trong sáng và
ít trải nghiệm cuộc đời. Thì đến Tuổi thơ dữ dội, sau quãng thời gian nếm trải sự đời,
người thanh niên non nớt ấy đã nếm đủ đắng cay mới có cái nhìn sâu sắc và tỉnh táo hơn.
Lúc này sự dữ dội của cuộc kháng chiến không chỉ giữa ta và địch mà còn là những mưu
mô phản trắc trong cả lòng quân ta. Ở Tuổi thơ dữ dội, trong lòng đội thiếu niên trinh sát
còn có những “con sâu”, và đôi khi người lãnh đạo còn nhìn nhầm, không được tỉnh táo
đế cho em Mừng phải chịu oan ức, để cuối cùng trước khi chết Mừng chỉ mong ước
mình được minh oan... Cùng miêu tả về chân dung và cuộc sống của các tù nhân, nếu ở
Vượt Côn Đảo tác giả chỉ dừng lại ở sự ngợi ca sự chịu đựng khó khăn gian khổ của họ

thì đến Tuổi thơ dữ dội, cái nhìn của tác giả đã sâu sắc hơn; với sự kiện Lượm - cậu bé
trinh sát bị bắt vào nhà lao Thừa Phủ, tác giả có dịp hướng ngòi bút của mình vào mảng
đề tài này. Cuộc sống của những tù nhân nơi đây quả thực rất khổ cực. Không những bị
tra tấn đáng đập mà còn phải sống không khác nào súc vật. Và Phùng Quán còn phát
hiện ra một khía cạnh mới ở mảng đề tài này nữa là chính vì quá khổ nên bản năng tự
nhiên của con người mạnh hơn cả lý trí, họ để ý đế tranh dành miếng ăn. Lúc này lòng tự
trọng không còn giá trị. Trước đây trong không khí
Cách mạng nếu có những chi tiết như vậy thì có lẽ sẽ bị qui kết là làm giảm nhuệ khí


chiến đấu nhưng bây giờ nhìn lại thì đó là một phần sự thật không thể né tránh. Như vậy,
đến Tuổi thơ dừ dội, Phùng Quán đã có cái nhìn đa chiều, ở nhiều góc độ hơn.
Tuổi thơ dữ dội khá dài nhưng vẫn có sức cuốn hút kỳ lạ. Nó có đủ sức khiến
người đọc bỏ ăn bỏ ngủ để đọc một mạch cho đến trang cuối là bởi bên cạnh nội dung
phản ánh sâu sắc là nghệ thuật viết tiểu thuyết đầy kịch tính, tác phẩm giàu chất thơ, tái
hiện được hiện thực hào hùng của cuộc kháng chiến, ca ngợi người chiến sĩ Cách mạng
thông qua cảm quan mĩ học kết hợp với cái cao cả và cái bi tráng nên giàu sức truyền
cảm.
1.4. Tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán và những tiền đề lịch sử thẩm mĩ của nó
1.4.1. Tỉnh sử thi - một đặc điểm nối bật trong tiểu thuyết Phùng Quán
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộc nổi lên
hàng đầu; văn học Việt Nam tù’ năm 1945 đến 1975 không thế là tiếng nói riêng của mỗi
cá nhân mà tất yếu phải đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc.
Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa
sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Đây là văn học của
những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước, và chủ nghĩa
anh hùng. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số
phận mình với số phận đất nước, thế hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả
cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tinh cảm lớn. Cái riêng tư, đời thường nếu được

nói đến thì chủ yếu cũng là đế nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối
với cộng đồng. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp
một cách tráng lệ, hào hùng [43, 12-13].
Phùng Quán sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Lòng yêu
nước và tinh thần dân tộc đã thôi thúc ông vào quân đội trở thành lính trinh sát khi mới
14 tuổi. Chính bản thân ông là một nhân chứng sống trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


Những câu chuyện về các chiến sĩ Cách mạng đã hằn sâu trong tâm trí của ông. Vượt
Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội là hai tác phẩm mà Phùng Quán đã thai nghén và viết nên
trong giai đoạn lịch sử đau thưong nhưng hào hùng của dân tộc nên mang đậm tính sử thi
và cảm hứng lãng mạn. Đọc hai tác phẩm này, chúng ta như thấy hiện lên trước mắt
mình là thời kháng chiến lớn lao của dân tộc. Nhân vật chính trong hai cuốn tiếu thuyết
Vượt Côn Đảo và Tuồi thơ dữ dội là những người anh hùng. Họ có lý tưởng và hoài bão
cao đẹp, có động lực đi theo Cách mạng. Họ hiện lên đẹp từ cử chỉ hành động đến phát
ngôn. Phùng Quán nhìn họ với một cái nhìn ngưỡng vọng, trân trọng và nâng niu. Họ
chiến đấu anh dũng trên mặt trận và sẵn sàng hi sinh tính mạng khi cần thiết để cho đồng
đội được sống, để vì một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. Cho nên trong hai thiên
truyện này, người cá nhân anh hùng đã được hòa trong tập thể anh hùng. Không khí
kháng chiến đã chi phối cách xây dựng nhân vật của nhà văn. Đặc biệt, các sự kiện xảy
ra trong tác phẩm là những sự kiện lịch sử mang tầm vóc lớn lao. Trong Vượt Côn Đảo,
tác giả đề cập đến những sự kiện xảy ra với tù nhân Côn Đảo trong những ngày bão táp
của cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn trong Tuổi thơ dữ dội là những sự kiện lịch sử
diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong những ngày sôi động của cuộc kháng chiến chống
Pháp. Như vậy, chân dung những cá nhân anh hùng và tập thể những người anh hùng
trong chiến tranh là dấu ấn sâu đậm trong tiểu thuyết Phùng Quán.
1.4.1.1. vềkhải niệm sử thi
Hiện nay có rất nhiều quan điếm khác nhau về khái niệm sử thi. Tuy nhiên các tác
giả nghiên cứu văn học chỉ đi sâu vào hai hướng chính. Hướng thứ nhất, họ xem sử thi
như một thế loại văn học dân gian mà nó chỉ xuất hiện, và phát triến vào những thời điểm

đặc biệt. Đó chính là thời điểm mà tinh thần dân tộc tồn tại trong “trạng thái sử thi”.
Hêghen đã phân tích: “ Khi một thể chất xã hội đạt tới một hình thái độc đáo, trong đó
nền tảng của sự phục tùng không phải do một uy quyền thuần túy mà là một tinh thần
danh dự, sự tôn trọng, thái độ xấu hổ trước người có quyền lực hơn thì mới xuất hiện sử
thi”[27,71]. Sau này các sử thi hiện đại cũng chỉ được sinh ra ở những giai đoạn đặc biệt


×