Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Báo cáo thực tập nghề nghiệp Thực hiện một trong các khâu quản lí sản xuất,thu hái và bảo quản chuối tại Công ty Huy Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.28 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
----o0o---BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Nhiệm vụ:
Thực hiện một trong các khâu quản lí sản xuất,thu hái và bảo quản
chuối tại công ty Huy Long An

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Khánh Vân
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật 47
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Như Cương
Công ty thực tập: công ti Huy Long An
Địa chỉ: : ấp Hòa Thuận 2-Xã Hiệp Hòa-Huyện Đức Hoà-Long An


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo này. Được sự giúp đỡ
từ thầy, tôi có thêm tự tin để hoàn thành các công việc mà công ty giao. Tôi cũng xin
cảm ơn các quý thầy, cô trong khoa Nông học đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi
trong thời gian vừa qua.
Tôi cảm ơn quý công ty Huy Long An đã cho phép tôi thực tập cũng như tạo điều
kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho tôi hoàn thành đợt thực tập này.
Tôi cảm ơn anh Nguyễn Công Trứ – người giám sát, hướng dẫn và các anh chị
giám sát trực tiếp, những người đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ nhiều kiến thức
cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu thực tập
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
PHẦN 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
2.1 Kết quả tìm hiểu và làm quen với công ty Huy Long An
2.1.1 Thông tin chung
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức vùng trồng chuối của công ty.
2.1.6. Chức năng và nhiệm vụ của vùng trồng chuối
PHẦN 3: NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC
HIỆN
3.1 Những căn cứ để tôi thực hiện các nhiệm vụ
3.2 Những công việc được giao và thực hiện trong quá trình thực tập
3.2.1. Chăm sóc và bảo vệ quả
3.2.2. làm trong kho
PHẦN 4. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1 Thuận lợi
4.2 Khó khăn
4.3 Bài học kinh nghiệm
PHẦN 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị


PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của
nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Sinh viên còn thiếu sự cọ xát
giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học
đường sinh viên không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc
sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức,
tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình.
Thực tập định hướng nghề nghiệp là môn học quan trọng và mang tính thực tế cao
trong chương trình học của khoa Nông học trong những năm vừa qua. Nó đáp ứng
được phần lớn nhu cầu của sinh viên cũng như xã hội. Đây là môn học giúp sinh viên
có thể tiếp xúc với nghề nghiệp ngoài xã hội và được làm việc trong một môi trường
chuyên nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tại đây, sinh viên sử dụng các
kiến thức, kỹ năng của mình để làm viêc giống như một nhân viên bình thường trong
một công ty, từ đó tạo tiền đề để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Sinh viên sẽ có cơ
hội rèn luyện và bổ sung kiến thức, chuẩn bị hành trang cho bản thân trên con đường
tương lai sau này. Do khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn còn quá lớn nên
thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên rút ngắn được khoảng cách giữa thực tiễn và lý
thuyết, giúp sinh viên tự tin hơn trong công việc, học tập cũng như tự tin hơn sau khi
ra trường.
Từ sự đam mê và sự hữu ích của môn học, tôi đã chọn tham gia vào công ty Huy
Long An, làm việc tại công ty với vai trò là một nhân viên của công ty từ ngày
20/2/2016 đến ngày 20/3/2016
1.2. Mục tiêu thực tập
1.2.1. Mục tiêu chung.
- Làm quen được môi trường làm việc.
- Nâng cao kiến thức thực tế, tích góp kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng cho
bản thân, để có những định hướng cho học tập.
- Rèn luyện ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc.
- Hoàn thành quá trình thực tập và làm tốt bài báo cáo kết thúc môn học
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Biết và thực hiện các nghiệp vụ cơ bản ,thao tác trong một số khâu quản lí ,bảo
quản và chăm sóc chuối.


- Có khả năng tự giải quyết các vấn đề về lĩnh vực chuyên môn một cách độc lập
và khách quan.
- Nâng cao lĩnh vực chuyên môn
- Rèn luyện các kỹ năng:
+ kỹ năng giao tiếp.
+ kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.
+ kỹ năng thương thuyết.


PHẦN 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
2.1. Tìm hiểu và làm quen với công ty TNHH Huy Long An
2.1.1 Thông tin chung.
Tên công ty: CÔNG TY TNHH Huy Long An
Địa chỉ: ấp Hòa Thuận 2-Xã Hiệp Hòa-Huyện Đức Hoà-Long An
Số điện thoại: (079) 3841034
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.

Nhiều năm trước đây, khi nông dân vùng Đức Huệ (Long An) chật
vật vì đất phèn, trồng cây gì năng suất cũng thấp thì ông Huy đã nổi
tiếng với trang trại cây ăn trái rộng hàng chục ha lúc nào cũng xanh
tốt, năng suất vượt trội. Khi ông Huy đem cây chuối về Đức Huệ,
huyện này chưa có ai trồng chuối để bán.
Từ trang trại bò Úc lúc nào cũng có vài ngàn con, ông Huy đã dùng
phân bò cải tạo đất phèn và bắt đầu trồng thử nghiệm chuối.
Trong 2 năm qua, ông Huy - Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015 đã đầu tư gần 2 triệu USD để trồng hơn 100ha chuối hoàn toàn bằng

“quy trình sạch” để đem trái chuối đi “đấu” ở những thị trường khó
tính.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty

- Công ty TNN Huy Long An thực chất được tổ chức thiên về kinh doanh
gia đình. Với đội ngũ quản lý là một số cá nhân tốt nghiệp các trường đại học,


cao đẳng với kiến thức rộng và hiểu biết nhiều, còn công nhân chủ yếu là người
dân các vùng miền xung quanh cùng với một số ít sinh viên được đào tạo qua hệ
Đại học ,Cao Đẳng, Trung Cấp.

2.1.4.chức năng và nhiệm vụ của công ti

Công ty xuất và nhập khẩu các mặt hàng hoa quả, thịt, nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường trong và ngoài nước. Tạo việc làm cho người thất nghiệp, trau dồi
kinh nghiệm cho bà con nông dân về các cây công nghiệp, cây ăn quả, cách
chăn nuôi bò, tôm. Đồng thời với mối quan hệ rộng rãi với các nước Châu Âu
và Châu Á, tang thêm mối quan hệ bền vững, giúp cải thiện nền nông nghiệp
Việt Nam vươn lên tầm cao mới.


2.1.5. Cơ cấu tổ chức vùng trồng chuối của công ti
Giám đốc

Quản lý nông trai

Quản lý kho


Kế toán

Bộ phận cơ khí
sản xuất

Quản lý vườn

Công nhân

Các hộ gia đình

Công nhân
2.1.6 chức năng và nhiệm vụ của vùng trồng chuối.
 Chức năng của vùng trồng chuối.
+ Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm.
+ Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao áp dụng vào sản xuất.
+ Trồng chuối hoàn toàn bằng quy trình sạch
+ Cung cấp nguồn thức ăn trong chăn nuôi
+ Tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình và người dân
 Nhiệm vụ của vùng trồng chuối.
+ Chăm sóc 50 ha trồng chuối ở ấp Hòa Thuận 2-Xã Hiệp Hòa-Huyện Đức HoàLong An
+ Theo dõi tình trạng phát triển và diễn biến sâu bệnh hại chuối.
+ Hướng dẫn và đào tạo những công nhân về kỹ thuật chăm sóc chuối : xoa nụ, tỉa
trái, bẻ bắp, chằng dây…
+ Quản lý ,kiểm tra đội ngủ công nhân viên thực hiện theo quy chế tổ chức của
công ti.
+ Xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực và kế hoạch thực thi công việc của từng
bộ phận.



+ Thường xuyên theo dõi các lô chuối.
+ Thực hiện đúng quy trình sản xuất chuối sạch trong việc trồng , bảo quản và
đóng goi chuối,
PHẦN 3
NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Những căn cứ để em hoàn thành nhiệm vụ.
Tên nhiệm vụ: Tham gia một trong các khâu quản lí sản xuất,thu hái và bảo quản
chuối tại công ty Huy Long An



Thời gian thực hiện rèn nghề :

Từ ngày 20/1/2016đến 22/12/2016


Địa điểm thực hiện rèn nghề :

Công ty TNHH Huy Long An


Nội dung rèn nghề :
Chăm sóc và thu hoạch chuối

3.2. Những công việc được giao và thực hiện trong quá trình thực tập.

3.2.1 Chăm sóc và bảo vệ quả
a. Chằn dây
* Lợi ích công việc: giúp chống đổ, ngã cho chuối khi phải chịu sức nặng

của buồng hoặc do điều kiện thời tiết, khí hậu ( mưa, gió, bão,..)
* Yêu cầu công việc:


Hinh3.1 Chằn dây cho chuối
- Chằn dây đúng cách, bắt đầu chằn từ lá thứ 4 hoặc thứ 5, mỗi cây hai dây,
buộc chéo qua các góc tạo tam giác cân, dùng dây chuyên dụng một đầu buộc
phía trên thân giả sát cổ buồng chuối đầu kia chằng chặt vào gốc cây chuối bên
cạnh hoặc ngang thân cây bên cạnh để giữ cho cây chuối đứng thẳng, hạn chế
ảnh hưỏng gió bão làm đổ cây, yêu cầu mối thắt đủ chặc, không bị tuột.
* Yêu cầu bản thân:
- Nắm rõ quy tắc buộc, buộc đúng quy cách
- Cần quan sát kỷ lưỡng, hướng đổ của cây, hướng mối dây để buộc đúng
cách.
b. Xoa nụ, tỉa trái
* Lợi ích công việc:
- Chất dinh dưỡng tập trung nuôi quả.
- Đảm bảo đủ quả trên một nải, cho năng xuất cao
- Chuối không bị xây xước khi thu hoạch
- Tạo không gian, khoảng cách thích hợp giữa các quả trong nải. Giúp
cho quả đạt kích thước đồng đều. Loại bỏ chuốixấu.


* Yêu cầu của công việc:
- Khi chuối bắt đầu ra buồng, đẻ nhánh, trên quả chuối non có các hoa
chuối, khi chúng ta sờ vào bẻ mà hoa dễ gãy, không dai, dính chặc quả thì ta
tiến hành xoa nụ.


Tỉa quả:


- Đối với ba nai đầu, nếu trên 20 quả, bỏ hai quả bìa, riêng đối với nải
trên cùng đếm hàng dưới từ trái qua phải đến quả thứ 5 thì tỉa quả đó và hàng
dưới ngược lại. Lưu ý khi tỉa, nếu gặp quả đôi, quả ba, quả mọc lệch hàng tỉa
bỏ.Nải trên cùng dưới 10 quả, bẻ bỏ cả nải.
- Khi tỉa cần xé lá lót nải dưới, để tránh dính mũ cho nải hàng dưới.
- Mỗi buồng để ít nhất là 7 nải và nhiều nhất là 8-10 nải, tùy theo sức
sống của cây. Nải cuối cùng bẻ bỏ, nếu buồng 7 nải chừa lại 1 quả; nếu buồng
8-10 nải thì chừa lại 2 quả.
* Yêu cầu bản thân:
- Có sức khỏe, nắm rõ các kỹ
thuật tỉa quả, xoa nụ, quan sát kỹ
càng.


Hình 3.2 Xoa nụ, tỉa trái.
c. Bao nải, bao buồng
* Lợi ích công việc:
- Giảm tỷ lệ xây xước và sâu bệnh hại cho chuối.
- Thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả

thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu
hoạch.
* Yêu cầu công việc:
c. Bao nải, bao buồng
* Lợi ích công việc:
- Giảm tỷ lệ xây xước và sâu bệnh hại cho chuối.
- Thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả

thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu

hoạch.
* Yêu cầu công việc:

Hình 3.3 Bao nải Hình 3.4 Bao buồng.


- Tiến hành bao sau khi xoa nụ, tỉa trái, bao nải trước sau đó bao buồng.
- Bao nải: yêu cầu bao chỉ bao hang phía dưới, đeo gang tay, tránh làm
xây xước chuối.
- Bao buồng:Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong
lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống
tay áo. luồng từ dưới lên, mối cột cách nải đầu tiên 20-25 cm buồng quả cần
được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và
mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo. Loại túi bao phổ biến
nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ.

* Yêu cầu bản thân:
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, để ý tỷ lệ cột dây bao.
- Nếu gặp tàu lá nào chắn, chạm lên buồng, cảng trở sự phát triển của quả
và buồng thì tiến hành cắt bỏ hoặc tỉa gọn phần lá đó.
3.2.2 Làm trong kho.
Các việc làm trong kho: dán thùng, cắt mút, dán tem, cắt tỉa nải, cân
chuối, đóng thùng, hút chân không.
a. Dán thùng:
- Tiến hành bao sau khi xoa nụ, tỉa trái, bao nải trước sau đó bao buồng.
- Bao nải: yêu cầu bao chỉ bao hang phía dưới, đeo gang tay, tránh làm
xây xước chuối.
- Bao buồng:Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong
lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống
tay áo. luồng từ dưới lên, mối cột cách nải đầu tiên 20-25 cm buồng quả cần

được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và
mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo. Loại túi bao phổ biến
nhất hiện nay màu xanh, có đục lỗ.


* Yêu cầu bản thân:
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, để ý tỷ lệ cột dây bao.
- Nếu gặp tàu lá nào chắn, chạm lên buồng, cảng trở sự phát triển của quả
và buồng thì tiến hành cắt bỏ hoặc tỉa gọn phần lá đó.

Hình 3.5 Dán thùng.

b.Hút chân không:
- Công đoạn này giúp bảo quản chuối được lâu hơn, tránh sự xúc tác của
các vi khuẩn trong không khí lên quả chuối và giúp vận chuyển dễ dàng.
* Yêu cầu công việc: công đoạn này rất quan trọng, yêu cầu hút hết khí,
nhưng không để rách bao, hút đúng kỹ thuật, cột dây buột miệng kỹ, chắc chắn
để không bị tuột.
* Yêu cầu bản thân: nhanh tay, quan xác kỹ càng, có sức khỏe tốt và chú
ý kỹ thuật.


Hình 3.6 Hút chân không
c. Cắt tỉa nải:
* Yêu cầu công việc: tỉa đúng số chuối quy định, tỉa những quả bị hư, bị
trầy xướt, bầm, tỉa đúng kỹ thuật, không để thâm qua quả bên cạnh, yêu cầu cùi
chuối tròn, đều.
* Yêu cầu bản thân: khéo léo, có sức khỏe tốt, có kỹ thuật cắt tỉa thành
thạo.


* Yêu cầu công việc: đóng đúng kỹ thuật,tùy vào số nải mà có cách đóng


chẩn, chính xác,đóng không quá cao so với thùng, đảm bảo chuối được xếp
ngay hàng, lót mút trên mỗi nải.
* Yêu cầu bản thân: cần có sức khỏe tốt, làm việc nhanh nhẹn, dẻo dai,
sáng tạo và cẩn thận.

Hình 3.8 Đóng thùng
e. Cân chuối: cân đúng số cân.

Hình 3.9 Cân chuối.
g. Dán tem, lót mút:


Hình 3.10 Dán tem, lót mút.


Nhật kí thực tập
stt

Thời gian thực hiện (ngày)

1
2

22/01
23/01

3


24/01

4

25/01

5
6
7

26/01
27/01
28/01

8

29/01

Dán tem, lót nải,tỉa Kho sản xuất đóng
nải
gói chuối

9

30/01

Dán tem, lót nải, Kho sản xuất đóng
đóng chuối vào gói chuối
thùng


10

31/01

Dán tem, lót nải, Kho sản xuất đóng
đóng chuối vào gói chuối
thùng

11

1/02

Dán tem, lót nải, Kho sản xuất đóng
đóng chuối vào gói chuối
thùng

2/02

Nội dung thực
hiện
Đọc tài liệu
Dán tem, lót nải
Đóng thùng ,dán
thùng
Đóng thùng ,dán
tem, lót nải
Bao nải
Bao nải
Đóng thùng, dá

tem, lót nải

Địa điểm thực
hiện
Tại phòng
Kho sản xuất đóng
gói chuối
Kho sản xuất đóng
gói chuối
Kho sản xuất đóng
gói chuối
Tại vườn chuối
Tại vườn chuối
Kho sản xuất đóng
gói chuối

12

3/02

Dán tem, lót nải, Kho sản xuất đóng
đóng chuối vào gói chuối
thùng

13

4/02

Bao nải, xoa nụ


Tại vườn chuối

14

5/02

Bao nải , xoa nụ

Tại vườn chuối

15

12/02

Bao nải, xoa nụ

Tại vườn chuối

16

13/02

Bao nải, xoa nụ

Tại vườn chuối

17

14/02


Cắt xốp, hút thùng

Kho sản xuất đóng
gói chuối


17

15/02

Cắt xốp,đóng chuối Kho sản xuất ,đóng
vào thùng
gói chuối

18

16/02

Bao nải, xoa nụ

19

17/02

Bao nải, xoa nụ, tỉa Tại vườn chuối
trái

20

18/02


Bao nải, xoa nụ,tỉa Tại vườn chuối
trái

21

19/02

Chằn dây

Tại vườn chuối

22

20/02

Chằn dây

Tại vườn chuối

23

21/02

Chằn dây

Tai vườn chuối

24


22/02

Tỉa chuối, đóng Kho sản xuất và
chuối vào thùng
đóng gói chuối

26

23/02

Tỉa chuối, đóng Kho sản xuất và
chuối vào thùng
đóng gói chuối

27

24/02

Cân chuối, dán tem

Kho sản xuât và
đóng gói chuối

28

25/02

Xoa nụ, tỉa trái,

Tại vườn chuối


29

26/02

Xoa nụ , tỉa trái

Tại vườn chuối

30

27/02

Xoa nụ ,tỉa trái

Tại vườn chuối

31

28/02

Bao nải

Tại vườn chuối

Tại vườn chuối

29/02
32


1/03

Bao nải

Tại vườn chuối

33

2/03

Bao nải

Tại vườn chuối

34

3/03

Chằn dây

Tại vườn chuôi

35

4/03

Chằn dây

Tại vườn chuối


36

5/03

Chằn dây

Tại vườn chuối

37

6/03

Chằn dây

Tại vườn chuối

38

7/03

Dán thùng, tỉa trái

Kho sản xuất và
đóng gói chuối

39

8/03

Dán tem, lót nải


Kho sản xuất và


đóng gói chuối
40

9/03

Cân chuối

Kho sản xuất và
đóng gói chuối

41

10/03

Cắt xốp, dán tem

Kho sản xuất và
đóng gói chuối

42

11/03

Xoa nụ, tỉa trái

Tại vườn chuối


43

12/03

Xoa nụ, tỉa trái

Tại vườn chuối

44

13/03

Xoa nụ, tỉa trái

Tại vườn chuối

45

14/03

Xoa nụ , tỉa trái

Tại vườn chuối

46

15/03

Bao nải


Tại vườn chuối

47

16/03

Bao nải

Tại vườn chuối

48

17/03

Bao nải

Tại vườn chuối

49

18/03

Bao nải

Tại vườn chuối

50

19/03


Dán tem, lót nải

Kho sản xuất và
bảo quản chuôi

51

20/03

Tỉa trái

Kho sản xuất và
bảo quản chuối

52

21/03

Tỉa trái, dán tem, Kho sản xuất và
đóng chuối vào bảo quản chuối
thùng

53

22/03

Cắt xốp

Kho sản xuất và

bảo quản chuôi

54

23/03

Bao nải

Tại vườn chuối

55

24/03

Bao nải

Tại vườn chuối

PHẦN 4
THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1 Thuận lợi
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn từ đó mà tôi có thêm tự tin
để thực hiện tốt và hoàn thành các công việc được giao.
- Công ty luôn tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho sinh viên thực
tập, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của sinh viên.


- Hướng dẫn viên công ty hòa đồng, có chiều sâu về kiến thức và kinh nghiệm,
giúp đỡ rất nhiều trong công việc cũng như truyền đạt nhiều kiến thức thực tế cho sinh
viên

-Tạo điều kiện chỗ ăn, ở và phương tiện đi lại cho sinh viên đầy đủ và có kỷ luật.
4.2 Khó khăn
- Thời gian đầu còn bỡ ngỡ với công việc.
- Nền tảng về kiến thức cũng như kỹ năng còn yếu kém.
- Chưa quen với môi trường sống
4.3 Bài học kinh nghiệm
Sau 2 tháng thực tập tôi đã trưởng thành hơn và cũng đã thu được nhiều kiến
thức và kinh nghiệm quý báu. Những gì mà tôi đã học được từ công ty sẽ giúp ích cho
tôi trong khoảng thời gian sau này.
Giúp em có cái nhìn khái quát về công việc của mình sau khi ra trường.
 Nhận thức về nghề nghiệp
- Phải có tính kiên nhẫn, chịu khó, chăm chỉ.
- Áp lực công việc lớn yêu cầu có khả năng hoạch định, điều phối công việc,
linh hoạt và sáng tạo trong công việc
- Luôn giữ được thái độ rõ ràng trong công việc rõ, chắc chắn nhưng cũng phải
mềm dẻo, khéo léo trong mối quan hệ giao tiếp đúng lúc, đúng chỗ.
- Nâng cao tính tổ chức, kỷ luật và ý thức chấp hành luật lao động.
- Tính tổ chức và kỷ luật được nâng cao
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao
- Công việc đa dạng và vất vả
- Cần độ tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ tìm hiểu thông tin và xử lý phán đoán nhận
biết và giải quyết những tình huống ngoài thực tiễn mà trong lý thuyết việc nắm bắt
vẫn còn hạn chế.
 Về môi trường nghề nghiệp
- Nâng cao tính tổ chức, kỷ luật và ý thức chấp hành luật lao động.
- Tính tổ chức và kỷ luật được nâng cao.
- Cần có sức khỏe, chịu khó trong công việc
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
 Về kiến thức
- Học hỏi được rất nhiều kiến thức liên quan đến chuyên ngành bảo vệ thực

vật từ việc trồng, chăm sóc, sản xuất và chế biến chuối … Ngoài ra còn biết
thêm 1 số kiến thức bên lề liên quan đến nông nghiệp .
- Được trực tiếp làm những công việc khác nhau của vị trí công nhân công ty,
cọ xát với thực tế bên ngoài giúp cho tôi tích lũy được nhiều kiến thức thực
tế mà ở nhà trường chưa được học.


 Về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Lợi ích của giao tiếp hẳn ai cung biết, theo tôi nó là một kỹ
năng quan trọng mà sinh viên cần phải có và rèn luyện đến mức tối đa. Trong công
việc, giao tiếp là điều không thể tránh khỏi, khi nói chuyện với hướng dẫn viên công
ty, giám đốc tôi lúc nào cũng lễ phép, khiêm tốn, tế nhị. Tránh việc ăn nói sỗ sàng,
hoặc phản ứng thái quá đối với người trong công ty, tạo thái độ hòa nhã dễ gần cho dù
cấp bậc họ cao hay thấp. Cố gắng tạo lập mối quan hệ thân thiện với mọi người thông
qua giao tiếp. Qua khoảng thời gian này, kỹ năng giao tiếp của tôi có tiến bộ một bước
nhỏ nhưng đối với tôi đó cũng là một tiến bộ vượt bậc mà tôi đã đạt được.
- Kỹ năng thương thuyết: Áp lực trong công việc là điều không thể tránh khỏi,
nếu như đảm nhận tất cả các công việc từ bất kỳ người nào là điều không thể, việc này
sẽ tạo áp lực vô hình ảnh hưởng đến chất lượng của công việc. Chính vì vậy mà tôi coi
trọng kỹ năng thương thuyết, nó giúp tôi có thể tránh khỏi những công việc mà tôi
không muốn làm hoặc là những công việc không đúng chuyên ngành của mình.Vậy
nhờ vào thương thuyết mà công việc của tôi được tiến hành thuận lợi và ổn định hơn.
- Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian: Một kế hoạch hoàn hảo sẽ giúp
công việc đạt hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian tốt nhất.

PHẦN 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Có thể nói thực tập định hướng nghề nghiệp là một môn học rất bổ ích. Thông qua
môn học này sinh viên sẽ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được biết môi trường

làm việc như thế nào, được thử sức của mình sau bao năm học tập.
Qua thời gian này tôi đã làm quen được với môi trường làm việc của công ty, tìm
hiểu được cơ cấu của công ty; học hỏi được nhiều kiến thức về những công việc và kỹ
năng cần có của một kỹ sư nông học mà có thể trong môi trường nhà trường chưa thể
truyền dạy được. Từ đó tôi đã đúc kết ra được những kinh nghiệm thực tế hữu ích cho
bản thân, kinh nghiệm về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ nghề nghiệp.
Qua đây tôi cũng rèn luyện được các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.
Tôi có thể khẳng định đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, được thử
sức mình, được tự thân khẳng định mình cũng như xác định được khả năng của mình
đang nằm ở mức độ nào.
Đối với tôi 2 tháng vẫn chưa đủ để tôi hoàn thành bản kế hoạch do còn nhiều biến
cố trong công việc nhưng nó cũng đã đủ để tôi nhận ra được nhiều điều mới, học hỏi
thêm và rèn luyện bản thân mình.
5.2 Kiến nghị


Sau thời gian thực tập cũng như tham gia học tập trên giảng đường tôi thấy những
môn học mang tính thực tế cao là rất cần thiết cho sinh viên, tiêu biểu là nhất thực tập
định hướng nghề nghiệp, bên cạnh đó còn có bài tập đánh giá năng lực. Cuối cùng tôi
xin đưa xin một ít kiến nghị với mong muốn chương trình học tập sẽ ngày càng phù
hợp và hoàn thiện hơn nữa, giúp sinh viên học tập được tốt hơn trong thời gian sau
này.
- Về phía công ty, công ty cần tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên thực tập. Công
ty phải tự chủ động được nguồn mẫu để thuận tiện cho công việc nghiên cứu cũng như
theo dõi kết quả sau này.Công ty nên có 1 lịch trình làm việc cụ thể khi sinh viên mới
vào làm để tránh bỡ ngỡ trong thời gian đầu ít tiếp xúc. Công ty nên tạo cơ hội việc
làm cho sinh viên sau khi ra trường
- Về phía nhà trường, đây là một môn học hữu ích, được bố trí hợp lý về thời
gian thực tập cũng như thời điểm thực tập nên cần đưa môn học này vào chương trình

của các khóa học sau và ngày càng mở rộng hơn nữa.Các môn học cần có tiết tham
quan ngoài thực tế để tăng thêm kiến thức thực tiễn.
- Về bản thân, tôi vẫn thấy bản thân thiếu sót nhiều về kiến thức và kỹ năng
mềm. Vậy nên sang năm 4 tôi cần rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng mềm, cố gắng học
tập, tích lũy kiến thức để làm hành trang cho tương lai.



×