Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

09 quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.28 KB, 34 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thương mại quốc tế đang càng trở
nên quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó thương mại
quốc tế thông qua hoạt động NK đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế, được thể hiện thông
qua việc tạo điều kiện cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cầu kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho các nước tiếp cận
với khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, là tiền đề để phát triển sản xuất trong nước
và hướng ra xuất khẩu.
Tại Việt Nam, hoạt động NK chủ yếu là NK máy móc thiết bị, dây chuyền công
nghệ, vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số
mặt hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt. Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
thì mức độ phát triển còn khiêm tốn nhưng cũng đang trên đà phát triển nhanh chóng.
Nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng nhanh trong khi nền sản xuất trong nước
chưa đáp ứng kịp hoặc mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Trước nhu cầu công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nhập khẩu vật liệu xây dựng là một nhu cầu thiết
yếu của nền kinh tế.
Đối với các công ty XNK, hoạt động NK đóng vai trò không chỉ góp phần tăng doanh
thu và lợi nhuận mà còn quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế và uy tín của công ty với
các bạn hàng trong và ngoài nước. Để đảm bảo cho hoạt động NK diễn ra một cách có
hiệu quả thì vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế nào để thực hiện hợp đồng
một cách có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện hợp đồng gây ra những thiệt hại về mặt tài sản, gây mất uy tín trong kinh
doanh và những thua thiệt khác mà lúc xây dựng hợp đồng không thể tính trước được do
thiếu kiến thức pháp luật cần thiết, thiếu kinh nghiệm và chưa chú trọng đến vai trò của
quản trị quy trình thực hiện hợp đồng.Do đó, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng NK là vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi công ty
XNK.
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội (CMC Hà Nội) là doanh nghiệp
chuyên nhập khẩu, trong đó chủ yếu là NK thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Trung


quốc, Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Đức. Trong thời gian qua, công ty đã làm tốt việc
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng NK nói riêng thể
hiện ở những bước phát triển quan trong việc góp phần mở rộng tầm hoạt động và nâng
cao uy tín trên thị trường quốc tế đồng thời lợi nhuận từ các hợp đồng NK đã không
ngừng tăng một cách vững chắc. Tuy nhiên, hoạt động thực hiện hợp đồng của công ty
CMC Hà Nội cũng đang bộc lộ những tồn tại, khó khăn. Bởi trong quá trình thực hiện
hợp đồng có thể nảy sinh nhiều tình huống phát sinh. Các tình huống phát sinh có thể là
do các bên không thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Nhưng cũng có
khi các bên đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình mà các tình huống vẫn phát sinh là do
trước khi ký hợp đồng các bên không thể dự đoán hoặc lường trước các sự kiện có thể
xảy ra.Các tình huống phát sinh có thể làm tăng chi phí hoặc có thể gây ra các tổn thất
cho mỗi bên. Do đó, công tác quản trị là rất cần thiết khi thực hiện các hợp đồng NK bởi
việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra giám sát của công tác quản trị sẽ hạn chế các tình
huống phát sinh và giải quyết các tình huống có thể xảy ra một cách có lợi nhất trên cơ
sở đánh giá thực tế về tình hình và những khả năng lựa chọn.
Chính vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra với công ty CMC Hà Nội là phải hoàn thiện
công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK được diễn ra suôn sẻ, nâng cao uy tín
và lợi nhuận của công ty.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài:
Xuất phát từ thực tế kinh doanh của công ty CMC Hà Nội kết hợp với kiến thức
chuyên ngành thương mại quốc tế đã được học tập tại trường Đại học thương mại và
những gì tìm hiểu được trong thời gian thực tập tại công ty CMC Hà Nội, cùng với sự
hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Lê Thị Việt Nga, em xin đưa ra đề tài nghiên cứu là:
“Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị
trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội”.
Trong đề tài này em tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật

liệu xây dựng Hà Nội.
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến thực tế để thấy được thực trạng quản trị quy trình
thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản trị quy trình này tại Công ty:
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hợp đồng nhập khẩu và quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng NK.
- Khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu và quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu
xây dựng Hà Nội
- Phân tích những tác nhân bên trong, bên ngoài tác động đến quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật
liệu xây dựng Hà Nội .
- Đề xuất một số giải pháp với Công ty và một số kiến nghị với Nhà nước đối với quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của
công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội
1.4.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn về không gian, thời gian và đối tượng
nghiên cứu:
- Về không gian: tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội .
- Về thời gian: hoạt động nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị trường Đức của
công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội trong 3 năm gần đây: 2008, 2009 , 2010 .
- Về đối tượng nghiên cứu : Chuyên đề tập trung nghiên cứu công tác quản trị quy
trình thực hiện HĐNK thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật
liệu xây dựng Hà Nội.
1.5.Một số khái niệm và phân định nội dung vấn đề nghiên cứu

1.5.1 Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu
1.5.1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng nhập khẩu
Khái niệm: Hợp đồng nhập khẩu là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở
kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên mua (bên NK) có nghĩa
vụ nhận quyền sở hữu hàng hóa do một bên khác gọi là bên bán ( bên XK) cung cấp và
phải thanh toán tiền hàng cho bên bán.
Bản chất: HĐNK là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng. Hợp đồng phải
thể hiện được ý chí thực sự thỏa thuận, không cưỡng ép, lừa rối lẫn nhau. HĐNK chính
là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình đồng thời yêu cầu đối tác thực hiện
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
nghĩa vụ của họ, là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu lại khi một trong hai đối tác không
thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Đặc điểm: Chủ thể tham gia hợp đồng: Các bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ
sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
Đối tượng của hợp đồng: Là hàng hóa hay dịch vụ nhưng khác với các hợp đồng
mua bán hàng hóa trong nước, chúng phải được di chuyển qua biên giới các quốc gia
khác nhau.
1.5.1.2 Nguồn luật điều chỉnh
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan hệ TMQT,
chính vì vậy nó bị sự điều chỉnh bởi nguồn luật TMQT, bao gồm các điều ước về mua
bán hàng hóa quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại, tiền lệ pháp và pháp luật
quốc gia.
Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia
và các chủ thể của luật quốc tế, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ TMQT. Căn cứ vào
chủ thể, điều ước quốc tế được phân thành hai loại là điều ước quốc tế song phương và
điều ước quốc tế đa phương. Hiện nay, một số điều ước sau được áp dụng cho việc mua
bán hàng hóa quốc tế là: Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế ( Công ước

CISG) được ký ngày 11/4/1980 tại Viên; Công ước Lahay ngày 15/6/1955 về luật áp
dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Công ước Rome ngày 19/6/1980 về
luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng; Các hiệp định thương mại song
phương giữa Việt Nam với các nước...
Tập quán thương mại là các thói quen thương mại được hình thành từ lâu đời, có
nội dung rõ ràng, được áp dụng liên tục trong TMQT, được chấp nhận có giá trị pháp lý
bắt buộc. Thông thường, tập quán TMQT trở thành luật áp dụng chung đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên lựa chọn. Một trong những tập quán thông
dụng trong TMQT hiện nay là các điều kiện TMQT – Incoterms (International
Commercial Terms) do Phòng thương mại quốc tế – ICC ban hành năm 1936, được sửa
đổi bổ sung năm 1953, 1967, 1980, 1990 và gần đây nhất là năm 2000; Quy tắc chung
về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP 500); Luật mẫu của trọng tài
UNCITRAL ban hành năm 1985; Công ước New York năm 1958…
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại là các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét
xử của Tòa án được gọi là tiền lệ pháp và chủ yếu được áp dụng tại các nước theo hệ
thống luật Anh – Mỹ (Anglo Saxon), tại đây các Tòa án thường sử dụng một hoặc một
số phán quyết của Tòa án đã được công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải
quyết tranh chấp tương tự.
Pháp luật quốc qia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế trong các trường hợp sau: Khi các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận trong điều khoản
luật áp dụng của hợp đồng về việc chọn luật của một bên hoặc bên thứ ba để điều chỉnh
hợp đồng; Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan, luật quốc gia đương nhiên trở thành
luật áp dụng; Khi có quy định của pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam thì tư
cách pháp lý của mỗi bên tham gia hợp đồng và hình thức của hợp đồng được quy định
tại Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) và Luật thương mại 2005 (LTM).
Trong quá trình đàm phán ký hết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có

quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng.
1.5.1.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu
Cấu trúc một hợp đồng NK gồm hai phần chính: phần trình bày chung và phần
các điều khoản của hợp đồng.
Phần trình bày chung:
- Số liệu của hợp đồng(Contract No…): Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm
tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng (Place, date …): Nội dung này có thể để ở
đầu hoặc cuối của hợp đồng.
- Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng (Name, Adress): Đây là phần
chỉ rõ chủ thể của hợp đồng cho nên phải ghi rõ ràng, đầy đủ.
- Những định nghĩa dùng trong hợp đồng (General definition)
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định Chính phủ đã ký kết,
hoặc các Nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia.
Nội dung căn bản trong hợp đồng nhập khẩu
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Nội dung căn bản của hợp đồng nhập khẩu bao gồm các điều khoản mà các bên thỏa
thuận, trong đó quy định và nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau. Thường bao gồm các
điều khoản sau:
Các điều khoản chủ yếu như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa
điểm giao hàng, thanh toán. Thiếu một trong những điều khoản này thì hợp đồng trở nên
vô hiệu. Các điều khoản cần thiết khác như bao bì, đóng gói, ký mã hiệu, trọng tài…
Thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng chỉ vô hiệu từng phần.
1.5.2. Quản trị quy trình thực hiện hợp đổng nhập khẩu
1.5.2.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng NK là sự tính toán thiết lập các mục tiêu , xác
định rõ nội dung công việc, thời điểm tiến hành, kết thúc, trình tự, cách thức tiến hành,
phân bố nguồn lực để thực hiện được các mục tiêu đó.

• Các căn cứ để lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết, điều kiện thực tế của doanh nghiệp, điều
kiện môi trường chung và điều kiện thực tế của đối tác.
• Trình tự lập kế hoạch: Bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị lập kế hoạch.
- Tiến hành lập kế hoạch.
- Trình duyệt kế hoạch.
• Nội dung của kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Kế hoạch thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm
tra hàng và thanh toán.
1.5.2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
 Xin giấy phép nhập khẩu
Khi đối tượng của hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép NK thì doanh
nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ xin phép.
Bộ hồ sơ xin phép bao gồm các tài liệu sau: Đơn xin phép nhập khẩu, phiếu hạn
ngạch (nếu có), bản sao hợp đồng hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, các giấy tờ liên
quan.
Khi tiến hành thực hiện HĐNK thì doanh nghiệp phải xuất trình bản chính giấy
phép cho các cơ quan hải quan.
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập
khẩu. Đây là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá
trình nhập khẩu hàng hoá.
 Mở L/C ( nếu có)
Khi HĐNK quy định phương thức thanh toán là L/C thì bên NK phải tiến hành
mở L/C. Có hai loại chính là L/C huỷ ngang và L/C không huỷ ngang. Để mở L/C, người
NK phải làm đơn xin mở L/C theo mẫu in sẵn của từng Ngân hàng. Đơn xin mở L/C cần
chính xác, đúng mẫu đơn, phù hợp với hợp đồng và nội dung mà người NK mong muốn.

Người nhập khẩu phải gửi bộ hồ sơ cho ngân hàng bao gồm đơn xin mở L/C, giấy
phép nhập khẩu hoặc quota… Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài đến ngân hang mở
L/C, đơn vị nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ nếu hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng, sau
đó người nhập khẩu sẽ nhận được chứng từ để đi nhận hàng.
 Thuê phương tiện vận tải
- Căn cứ để thuê phương tiện vận tải
Nếu điều kiện cơ sở giao hàng là CFR, CIF, CPT, CIP, DES, DDU, DDP thì
người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải, còn nếu điều kiện cơ sở giao
hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người NK thuê phương tiện vận tải.
- Thuê phương tiện vận tải
Vận tải đường biển:
Phương thức thuê tàu chợ: Là việc doanh nghiệp dựa vào lịch trình đi đến của
hãng tàu để đặt chỗ thuê tàu. Với phương thức này doanh nghiệp chỉ phải ký HĐ thuê tàu
và trả cước phí vận chuyển.
Phương thức thuê tàu chuyến: Là việc doanh nghiệp thuê toàn bộ con tàu và tự
đưa ra lịch trình chuyên trở hàng hoá theo yêu cầu của mình.
Vận tải đường bộ và đường hàng không:
Vận tải đường bộ ( ôtô, đường sắt,…): đặc điểm hàng hoá chuyên trở bằng đường
bộ thường bị ít rủi ro so với đường biển mà việc xếp dỡ và giao nhận cũng đơn giản hơn.
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Vận tải đường hàng không: Tuy chưa được sử dụng rộng rãi trong chuyên trở
hàng hóa quốc tế. Nhưng trong nhìều trường hợp, nó vẫn có ưu thế nhất định do có tốc
độ lớn nên thích hợp chuyên trở hàng hóa quý hiếm, có khối lượng nhỏ,…
Vận tải đặc biệt: Đường ống, cáp treo, ….
 Mua bảo hiểm cho hàng hoá
Để giảm rủi ro cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, đăc biệt là vận chuyển
bằng đường biển, người kinh doanh thương mại quốc tế thường chủ động mua bảo hiểm.
Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro.

Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có tổn thất riêng.
Điểu kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm miễn tổn thất riêng.
Điều kiện cơ sở giao hàng: Tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng, người mua
không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá. Nếu điều kiện giao hàng là CIP và CIF
thì người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá với mức tối thiểu điều kiện C và giá trị
bảo hiểm bằng giá CIF + 10% giá CIF.
 Làm thủ tục hải quan:
Người nhập khẩu phải khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế vào tơ khai hải
quan.
Người NK phải đưa hàng hóa đến nơi quy định để cơ quan hải quan tiến hành
kiểm tra hàng hóa thực tế.
Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quản
Giám sát công tác khai báo hải quan
 Nhận hàng và kiểm tra hàng hoá nhập khẩu
-Nhận hàng nhập khẩu: Tuỳ theo chủ hàng lựa chọn phương tiện vận tải mà có cách
thức nhận hàng khác nhau:
Nhận hàng tại cảng: Phải chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng, phải ký hợp đồng
uỷ thác cho cảng nhận hàng, cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận như vận
đơn, lệnh giao hàng,…, tiến hành nhận hàng.
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Nhận hàng chuyên chở bằng container: Nhận vận đơn và các chứng từ liên quan
khác từ người xuất khẩu hoặc người vận chuyển, trình vận đơn và các chứng
từ khác cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng, tiến hành nhận hàng.
Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ: Nếu nhận tại cơ sở của mình, hay cơ sở
của người vận tải thì người nhập khẩu phải kiểm tra hàng hoá và tổ chức vận chuyển
hàng về kho.
Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt, đường hàng không….
- Kiểm tra hàng nhập khẩu: Hàng nhập khẩu khi đi qua của khẩu các nước đều

phải được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành
công việc kiểm tra đó.
Nội dung kiểm tra thường bao gồm: Kiểm tra số lượng, chất lượng, bao bì, kiểm
dịch,.. tuỳ từng loại hàng hoá khác nhau mà việc kiểm tra sẽ được tiến hành ở các nội
dung khác nhau.
 Thanh toán
Sau khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng mở L/C sẽ
kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ và thông báo
kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu bằng văn bản, yêu cầu người nhập khẩu trả lời
trong vòng 2 ngày làm việc. Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng
theo L/C tại trụ sở ngân hàng. Sau đó, doanh nghiệp cử một nhân viên nghiệp vụ tiến
hàng kiểm tra bộ chứng từ. Kiểm tra xem bộ chứng từ đã đủ về số lượng và nội dung
của bộ chứng từ đã hợp với quy định hay chưa. Trong trường hợp có những khác biệt
giữa L/C với chứng từ trong vòng 03 ngày làm việc, doanh nghiệp cần thông báo gấp cho
ngân hàng để khiếu nại ngân hàng nước ngoài.
 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng NK, nếu chủ hàng phát hiện thấy hàng hoá bị tổn thất thì
cần lập hồ sơ khiếu nại ngay. Đối tượng có thể là người bán, người vận chuyển, công ty
bảo hiểm.
1.5.2.3. Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu
∗ Giám sát thực hiện hợp đồng
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Khái niệm: Giám sát hợp đồng NK liên quan đến việc nhận dạng và theo dõi
chuỗi sự kiện và hành động khi đến thời điểm hành động hoặc khi cần phải hành động
trong hoạt động NK. Quản lý những mẫu chốt của vấn đề và tổ chức hàng loạt hoạt động
giám sát xung quanh những sự kiện đó nhằm phòng ngừa rủi ro.
Nội dung: Kiểm tra tình hình thực hiện HĐ ở các nội dung như khối lượng, chất
lượng hàng hoá, chỉ định tàu, cảng, lịch giao hàng, giá cả hàng hoá, thanh toán tiền hàng,

bảo hành, khiếu nại.
Các phương pháp giám sát: Hồ sơ theo dõi hợp đồng, phiếu giám sát, các
phương pháp sử dụng máy điện toán
∗ Điều hành thực hiện hợp đồng
Khái niệm: Điều hành hợp đồng là tất cả các quyết định cần phải đề ra để giải
quyết những vấn đề không tính trước được hoặc không giải quyết được một cách đầy đủ
trong thời gian xây dựng hợp đồng NK.
Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng có rất nhiều phát sinh đòi hỏi người quản lý
phải tỉnh táo để điều hành và giải quyết những phát sinh đó trên cơ sở lợi ích của hai bên,
bên mua và bên bán.
Nội dung: Tập trung giải quyết các vấn đề như sự thay đổi chất lượng hàng hoá,
tuỳ chọn số lượng, lịch giao hàng, điều chỉnh giá, các điều khoản thanh toán, hợp đồng
vận tải, hợp đồng bảo hiểm, giải quyết các khiếu lại tranh chấp.
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU THÉP KHÔNG RỈ TẤM CUỘN TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG
TY CP VẬT LIỆU XÂY DỰNG HÀ NỘI
2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
2.1.1.1 phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
 Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Để tìm hiểu cụ thể hơn về nghiệp vụ quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK
thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội,
em đã tiến hành lập phiếu điều tra trắc nghiệm. Phiếu này tập hợp những câu hỏi liên
quan đến quy trình thực hiện hợp đồng NK thép không rỉ tấm cuôn…Phiếu điều tra được
thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Câu hỏi đóng theo kiểu đánh giá cho
điểm,đánh dấu vào các ô lựa chọn; câu hỏi mở là khoảng trống để người điều tra tự cho ý

kiến của mình Mẫu phiếu được phát cho các cán bộ nhân viên trong phòng kinh doanh,
phòng XNK. Số phiếu phát ra 7 và thu về 5 phiếu.
 Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia
Dựa trên những nội dung thu được sau phiếu thu, em đã thực hiện phỏng vấn
giám đốc trung tâm xuất nhập khẩu và trưởng phòng xuất nhập khẩu các vấn đề sâu hơn
và có ví dụ cụ thể hơn cho những lỗi gặp phải.
2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
* Nguồn dữ liệu bên trong công ty: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009,2010. Báo
cáo kết quả kinh doanh các năm, 2008, 2009,2010. Bên cạnh đó là các văn bản và quyết
định của Công ty, sổ lưu hợp đồng, bản kế hoạch và mục tiêu phát triển của Công ty, báo
cáo tài chính hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng
NK thép không rỉ tấm cuôn của công ty .
* Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: Các luận văn của các khóa trước, các sách chuyên
ngành thương mại quốc tế và các tạp chí liên quan đến hoạt động TMQT ,các website,
thông tin điện tử, phương tiện truyền thông…
2.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
* Phương pháp thống kê
Thống kê qua dữ liệu sơ cấp đã thu được qua phiếu điều tra, và qua dữ liệu thứ
cấp bên trong doanh nghiệp. Các số liệu thu thập được sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng
quan về tình hình thực hiện hợp đồng NK thép không rỉ tấm cuộn của Công ty.
* Phương pháp phân tích
Thông qua các dữ liệu thu thập được để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Từ đó đi sâu vào quá trình quản trị thực hiện hợp đồng NK.
Phương pháp phân tích bao gồm các bước :
- Miêu tả câu hỏi hay các quan sát cụ thể bằng kỹ thuật lập bảng, sắp xếp các dữ
liệu thu thập được trong hệ thống bảng biểu thích hợp.
- Tính toán các chỉ tiêu thống kê như số trung bình, tỷ trọng trung bình, độ lệch

tiêu chuẩn. Trong đó, độ lệch tiêu chuẩn được sử dụng để xác định mức độ ổn định của
số liệu thống kê xoay quanh giá trị trung bình. Giá trị của độ lệch chuẩn càng cao thì
mức độ ổn định của số liệu càng nhỏ, dao động quanh giá trị trung bình càng lớn.
* Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này phải nghiên cứu từ cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Qua nguồn dữ
liệu thu thập được, từ thực tế phản ánh mức độ quản trị và giám sát quy trình thực hiện
hợp đồng, hiệu quả hoạt động kinh doanh và thay đổi qua các năm nghiên cứu của Công
ty.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến
Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị
trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2008 -
2010
2.2.1 . Khái quát về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà nội
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG HÀ NỘI
Tên viết tắt : CMC Hà Nội
Tên giao dịch Quốc tế : Hanoi Construction Material Joint-Stock Company.
Địa chỉ giao dịch: 249 Thụy Khuê- Tây Hồ- Hà Nội
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Ngày thành lập : 31/12/2004
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội, trước đây là Công ty vật liệu kiến thiết Hà
Nội được thành lập từ năm 1954 trực thuộc Sở thương mại Hà Nội; có nhiệm vụ dự trữ
cung cấp phục vụ nhân dân Thành phố các mặt hàng vật liệu kiến thiết (xi măng, sắt
thép, giấy dầu, ….) và chất đốt. Chuyển sang cơ chế thị trường, đến năm 1992 Công ty
được đổi tên thành Công ty vật liệu xây dựng Hà Nội có chức năng kinh doanh các mặt
hàng vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất; Ngày 31/12/2004 thực hiện quết định số
9694/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty vật liệu xây dựng Hà Nội
được chuyển đổi thành Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội.

- Đăng ký kinh doanh:Ngày, nơi cấp: ĐKKD số: 0103006509 Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/01/2005.
- Số tài khoản: 10201.0000.29256 - Tại ngân hàng: Sở giao dịch 1-Ngân hàng công
thương Việt Nam.- Mã số thuế: 0100106916.
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội là một đơn vị thành viên trực thuộc
Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội.
2.2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty
-Kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng như : sắt, thép , ximăng, gạch ngói và
các mặt hàng thiết bị nội ngoại thất.
-Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn
-Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy móc thi công xây dựng , thiết bị điện,
hàng hóa vật liệu xây dựng.
-Thi công xây dựng và lắp đặt các công trình công nghiệp , nông nghiệp, giao
thông , thủy lợi.
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
CMC Hà Nội

( Nguồn: Phòng kế hoạch của công ty)
2.2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty CMC Hà Nội trong giai đoạn
2008 – 2010.
( Đơn vị :Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm Năm Năm So Sánh
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Tổng doanh thu 133.383 158.604 169.312 18,91% 6,75%

Tổng chi phí 132.281 157.203 166.635 18,84% 6%
Lợi nhuận trước thuế 1.102 1.401 2.677 27,13% 91,08%
Lợi nhuận sau thuế 960 1.278 2.007 33,13% 57,04%
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
14
Phòng TC_HC Ban QL dự án
Phòng KT_TCPhòng KH
Các phòng ban Các đơn vị trực thuộc
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban điều hành công ty
Chi
nhánh tại
thành
phố Hồ
Chí Minh
Trung
tâm
xuất
nhập
khẩu
Trung tâm
bán lẻ vật
liệu xây
dựng , trang
thiết bị nội
thất
Trung
tâm

kinh
doanh 2
Trung
tâm
kinh
doanh 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính của CMC Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty luôn đứng vững và trưởng thành ngày một lớn
mạnh. Việc kinh doanh có hiệu quả thể hiện qua tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế
tăng dần qua các năm. Năm 2008-2009,công ty chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới, thị trường tài chính biến động về lãi suất, tỷ giá, giá dầu biến động
không ngừng, lạm phát tăng,tình hình kinh tế trong và ngoài nước gặp khó khăn.Nhờ có
các chính sách hỗ trợ đúng đắn,kịp thời của Nhà nước về lãi suất, tiền tệ, thuế quan…
cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của công ty nên tổng doanh thu và lợi
nhuận sau thuế năm 2009 của CMC Hà Nội đều tăng lên đáng kể tương ứng là 18,91%
và 33,13% so với 2008. Năm 2010 so với 2009,tổng doanh thu tăng 6,75%, lợi nhuận sau
thuế tăng 57,04% .Mỗi năm công ty đều nộp một khoản đáng kể vào ngân sách nhà nước
và phúc lợi xã hội
2.2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh NK thép không rỉ tấm cuộn của công ty
CMC Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008-1010
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh NK thép không rỉ tấm cuộn của công ty CMC
Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008-1010.

( Đơn vị : Triệu đồng )

Thị trường
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
KNNK TL(%) KNNK TL(%) KNNK TL(%)
Đức 12.068 37,6 14.003 41,1 17.264 47,48

Trung Quốc 10.417 32,4 10.219 30,1 11.013 30,29
Nhật Bản 9.614 30 9.818 29,8 8.084 22,23
Tổng 32.099 100 34.040 100 36.361 100
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động nhập khẩu - Phòng xuất nhập khẩu)
Qua bảng trên ta thấy: Tổng kim ngạch NK mặt hàng thép không rỉ tấm cuộn của
công ty tăng dần qua các năm 2008, 2009.2010. Trong đó, Đức là thị trường NK chính
của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 47,48% năm 2010 ) trong tổng kim ngạch
NK của Công ty, chứng tỏ đây là thị trường tiềm năng mà Công ty đang hướng tới.
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
2.2.2 Ảnh hường của các nhân tố môi trường đến Quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng Nhập khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty
cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội
2.2.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố con người và cơ cấu tổ chức:
Con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. CMC
Hà Nội gồm có 115 thành viên, trong đó 53 người có trình độ đại học trở lên, 32 người
tốt nghiệp khối kinh tế,quản trị kinh. Cán bộ nhân viên của công ty đều là những người
có học vấn, được đào tạo bài bản, có năng lực nghiệp vụ, có kinh nghiệm và tác phong
chuyên nghiệp. Ngoài ra cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty ngày một hoàn thiện với
tác phong hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo sử dụng : đúng người , đúng việc.khai thác
tốt nguồn lực con người.Vì thế, công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK đã đạt
được những thành tựu đánh kể, tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều sai sót.
Nguồn vốn:
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công
ty. Nguồn vốn hàng năm của công ty được phân bổ hợp lý cho các lĩnh vực hoạt động
kinh doanh.Trong qua trình thực hiện hợp đồng NK,công ty phải xác định được số vốn
sử dụng của mình để NK bao nhiêu hàng ,chọ lựa các phương thức thuê tàu,mua bảo
hiểm, thanh toán tiền hàng sao cho hợp lý. Tuy nhiên, trong hoạt động xuất nhập khẩu

đôi khi doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn. Năm 2008 và năm 2009 là năm
khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp XNK trong nước. Suy thoái kinh tế thế giới
đẩy giá cả các mặt hàng trên thị trường tăng cao. Trước tình hình đó, các ngân hàng Việt
Nam đồng loạt tăng tỷ lệ lãi suất. Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn
của CMC Hà Nội, gây khó khăn cho các công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng
NK của công ty.Năm 2010,Tài chính thế giới phục hồi trở lại, nguồn cung vốn từ ngân
hàng tăng. Hơn nữa,CMC Hà Nội đã chuyển đổi hoạt động theo hinh thức doanh nghiệp
cổ phần.Vì vậy đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò hỗ trợ cho con người trong quá trình tác
nghiệp. nếu cơ sở vật chất hiện đại sẽ tạo hiệu quả cao trong thực hiện hợp đồng, ảnh
hưởng lớn đến chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Cở sở vật chất kỹ thuật của CMC Hà Nội không ngừng được nâng cấp cải tiến do việc
mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Thể hiện ở việc sửa chữa nâng cấp, xây dựng
thêm kho bãi; nâng cấp cải tiến và nhập thêm các phương tiện vân tải, hệ thống điện
nước,máy móc thiết bị…
2.2.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
Hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống
thông tin liên lạc…có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện hợp đồng XNK.
Ở Việt Nam hệ thống giao thông vận tải đang được nhà nước tập trung đầu tư phát
triển , tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: Hệ thống cảng biển, mạng lưới đường sắt, hạ
tầng hàng không nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển; quy trình vận
chuyển phải trải qua nhiều công đoạn, phương tiện vận chuyển, kéo dài thời gian vận
chuyển, tăng chi phí…gây không ít khó khăn đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thép của công ty.

Hệ thống thông tin liên lạc ở Việt Nam ngầy càng được cải thiện và nâng cấp. Bên
cạnh phương thức truyền thống, Việt Nam đã đưa vào mạng lưới cáp quang, mạng lưới
truyền dẫn số liệu nên thông tin được truyền dẫn nhanh hơn, rõ ràng hơn.Kéo theo đó là
các dịch vụ thông tin lien lạc phát triển như email, message, fax, voice…tạo điều kiện
cho bên bán và bên mua liên lạc với nhau thường xuyên, liên tục, nắm bắt những sai
phạm trong quá trình thực hiện HĐ, từ đó đề ra những biện pháp chỉnh sửa kịp thời.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính sẽ thúc đẩy hoạt động NK như: cung
cấp vốn, cam kết thanh toán đối với đối tác, giúp thủ tục thanh toán diễn ra nhanh hơn…
Luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước
Hoạt động NK được tiến hành bởi các chủ thể ở các nước khác nhau nên nó chịu
sự điều chỉnh của cả pháp luật quốc gia và quốc tế. Khi tổ chức thực hiện HĐNK từ thị
trường Đức,công ty cần nắm rõ và tuân thủ luật pháp cũng như chính sách của Nhà nước
Việt Nam như: chính sách thuế đối với mặt hàng thép không rỉ tấm, các quy định về số
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
lượng và chất lượng hàng NK, các thủ tục khai báo hải quan,xin giấy phép NK ,các chính
sách tiền tệ, chính sách tỷ giá …
Tình hình chính trị trong nước và quốc tế
Môi trường chính trị đóng vai trò quan trọng trong TMQT, thể hiện sự ổn định
chính trị. Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo niềm tin cho các đối tác, từ đó tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện các HĐNK.Tuy nền chính trị ở một vài nước trên thế giới
hiện nay rất căng thẳng như:biểu tình, chiến tranh giữa các nước, nhưng nền chính trị của
Việt Nam và Đức tương đối ổn đinh, quan hệ chính trị Việt Nam - CHLB Đức phát triển
tốt đẹp, tiếp tục đẩy mạnh giao lưu văn hóa, đầu tư,hợp tác thương mại...
Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế
* Tình hình kinh tế trong nước: Do mở cửa thị trường theo các cam kết khi gia
nhập WTO nên các biến động giá hàng hóa và tỷ giá ngày càng trở nên khó lường. Khi
vừa “ra biển lớn” chưa đầy một năm, nền kinh tế nước ta đã gặp phải “bão lớn” của năm
2008 – một năm được nhắc đến như là một năm khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu.

Những biến động rất phức tạp, khó lường và thậm chí vận động theo chiều hướng trái
chiều của nền kinh tế đã làm cho giá cả tất cả các dịch vụ, mặt hàng đều tăng như dầu
mỏ, chí phí vận tải…gây lạm phát chi phí đẩy trên cả nước.Những yếu tố này tác động
trực tiếp đến hoạt dộng NK và việc thực hiện hợp đồng NK, ảnh hưởng đến lợi nhuận
của các hợp đồng
* Tình hình kinh tế quốc tế: Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ vào
cuối năm 2008 đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng
có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền từ khu vực tài chính sang khu vực kinh
tế thực. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến cả năm 2010, mặc dù nền kinh tế đã có nhiều
thay đổi nhưng vẫn chưa thể phục hồi.
2.2 Kết quả điều tra về thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu thép không rỉ tấm cuôn từ thị trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây
dựng Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2010.
Theo kết quả thu được từ phiếu điều tra, thì đa số nhân viên công ty đều đánh giá công
tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK thép không rỉ tấm cuộn là tốt (chiếm 4/5
phiếu), còn lại đánh giá công tác quản trị là đạt yêu cầu. Sau đây là phần kết quả điều tra
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
cụ thể các bước trong quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK thép không rỉ tấm cuộn
của công ty :
2.3.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị
trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội
Theo kết quả phỏng vấn Ông Đào Văn Hà là giám đốc trung tâm XNK công ty CMC Hà
Nội, hợp đồng nhập khẩu sau khi được ký kết thì sẽ được lập kế hoạch , tổ chức thực
hiện, giám sát và điều hành hợp đồng . Ban giám đốc sẽ phân công nhiệm vụ xuống từng
phòng và trưởng phòng sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện.
Các nhân viên phòng kinh doanh XNK cũng cho biết họ đánh giá cao về tầm quan trọng
của công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng NK thép không rỉ tấm cuộn và thường
xuyên thực hiện công tác quản trị khi thực hiện các hợp đồng NK này. Đồng thời 70%

các nhân viên phòng kinh doanh XNK đánh giá công tác lập kế hoạch là tốt, số còn lại
đánh giá đạt yêu cầu.
Tuy nhiên kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, tuy thấy rõ tầm quan trọng của công tác
quản trị nhưng công ty CMC Hà Nội chưa có công cụ phần mềm nào hỗ trợ việc quản trị
quy trình thực hiện hợp đồng
Kết quả điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn cũng cho biết: Sau khi hợp đồng được ký kết
thì nhân viên kinh doanh XNK sẽ tiến hành thu thập thông tin và xem xét phân tích lại
các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng như các quy định chính sách
của Nhà nước, các quy định hải quan về giấy phép, giao nhận hàng hóa, các nguồn lực
hiện có của doanh nghiệp và nghiên cứu phân tích các nội dung của hợp đồng.
Từ đó, nhân viên tiến hành lập kế hoạch thực hiện hợp đồng NK bao gồm công việc cần
làm, thời điểm tiến hành, kết thúc, cách thức thực hiện và phân bổ nhân lực cho các công
việc. Thông thường kế hoạch thực hiện hợp đồng NK bao gồm: Kế hoạch thuê phương
tiện vận tải, kế hoạch mua bảo hiểm, kế hoạch làm thủ tục hải quan, kế hoạch nhận hàng
và kiểm tra hàng,kế hoạch thanh toán.Ngoài ra còn có phương án kinh doanh,phân tích rõ
hiệu quả kinh doanh của hợp đồng. Tất cả sau đó được trình lên Ban giám đốc để được
góp ý, bổ sung trước khi đi vào thực hiện.
2.3.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thép không rỉ tấm cuộn từ thị
trường Đức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Đây là một nghiệp vụ quan trọng nhất trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu, bao gồm rất nhiều các hoạt động tác nghiệp. Đánh giá của cán bộ nhân viên trong
công ty thì nghiệp vụ này tốt là 3/5 phiếu và đạt yêu cầu là 2/5 phiếu.
Công ty CMC Hà Nội đã thực hiện NK mặt hàng thép không rỉ tấm cuộn theo các điều
kiện cơ sở giao hàng như : CIF, FOB,CFR.Nhưng công ty chủ yếu NK theo điều kiện
FOB. Vì vậy trong đề tài này em chỉ tập trung vào nghiên cứu quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng NK của công ty theo điều kiện FOB.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty CMC Hà Nội là kinh doanh vật liệu xây dựng,

đặc biệt là mặt hàng thép nên ngay từ khi đăng ký kinh doanh thì công ty đã xin cấp giấy
phép NK. Vì vậy khi tổ chức thực hiện hợp đồng NK, Công ty không phải thực hiện
bước này nữa. Như vậy, việc tổ chức thực hiện hợp đồng NK của công ty được thực hiện
theo các bước sau:
2.3.2.1. Mở L/C :
Theo điều tra, 100% hợp đồng NK của công ty CMC ký kết với bên đối tác Đức bằng
thanh toán tín dụng chứng từ (L/C).Sau khi ký hợp đồng công ty CMC thường đến ngân
hàng Vietcombank để mở L/C do công ty có mối quan hệ tốt nên chỉ phải ký quỹ 10%-
20% giá trị hợp đồng, trong khi các ngân hàng khác phải ký từ 80-100% giá trị hợp đồng.
Mức phí mở L/C tại ngân hàng Vietcombank là 0.1% trị giá L/C ( tối thiểu là 20USD và
tối đa là 300USD).Bộ hồ sơ mà công ty nộp để mở L/C bao gồm: 1 đơn xin mở L/C
( theo mẫu có sẵn của ngân hàng), 1 bản sao hợp đồng NK và 2 ủy nhiệm chi (1 ủy
nhiệm chi để ký quỹ và 1 ủy nhiệm chi để thanh toán phí mở L/C).Sau khi ngân hàng
phát hành L/C sẽ gửi cho công ty cuốnL/C ,trong đó phản ánh các nội dung ghi trong đơn
mở L/C. Công ty kiểm tra lại xem có phù hợp không ,nếu không chấp nhận thì đề nghị
ngân hàng sửa lại.Tuy nhiên công ty có thể fax cuốn L/C cho người XK thông báo về
việc L/C đã được mở để họ chuẩn bị giao hàng.
Sau khi L/C được người XK chấp nhận, tiến hành giao hàng và gửi bộ chứng từ cho
Vietcombank , khi đó ngân hàng sẽ kiểm tra xem có phù hợp với L/C hay không. Nếu
phù hợp sẽ gửi cho công ty hối phiếu để công ty ký chấp nhận trả tiền cho người XK
kèm theo bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ không phù hợp ngân hàng sẽ gửi cho công ty 1
bản liệt kê những sai sót đó. Nếu công ty chấp nhận sai sót đó thì chấp nhận để ngân
hàng trả tiền cho phía XK. Nếu không chấp nhận thì ngân hàng sẽ không thanh toán và
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
gửi trả bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo để họ sửa lại. Công ty CMC thường dùng
L/C không hủy ngang (L/C Irrevocable) và hối phiếu trả tiền ngay ( Draft At Sight).
Kết quả điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn cho biết: Những sai sót hay gặp phải trong
nghiệp vụ mở L/C là : 60% do viết sai hoặc nhầm tên hay địa chỉ của đối tác;20% là do

thiếu các giấy tờ khi xin mở L/C; 20% là do nội dung của L/C có chỗ không phù hợp với
hợp đồng hai bên đã ký kết nên khi L/C được chuyển cho bên bán, bên bán không chấp
nhận L/C.Công ty và ngân hàng lại mất thời gian sửa đổi,làm tốn kém chi phí và làm
chậm tiến độ thực hiện hợp đồng.
2.3.2.2. Thuê phương tiện vận tải
Công ty thường ký hợp đồng với công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành
( Hanotrans) –số 2 Bích Câu , Đống Đa , Hà Nội. Đây là công ty thành viên của
Vinatrans Group –một tập đoàn giao nhận quốc tế nổi tiếng ở Việt Nam, có đại lý ở rất
nhiều nơi trên thế giới. Công việc thuê tàu và nhận hàng công ty CMC ủy thác cho bên
công ty TNHH Hà Thành làm và giám sát việc tiến hành của công ty TNHH Hà Thành.
Trong khâu này, công ty thực hiện tương đối tốt (có 3/5 số phiếu đánh giá tốt chiếm
60%, còn lại đánh giá là đạt yêu cầu).
2.3.2.3. Mua bảo hiểm hàng hóa
Theo kết quả điều tra thì công ty có mua bảo hiểm đối với mặt hàng thép không rỉ
tấm cuộn, vì phần lớn mặt hàng thép này của công ty được vận chuyển bằng đường biển,
tổn thất rủi ro lớn nên việc mua bảo hiểm là rất cần thiết. Công ty dựa vào đặc điểm ,tính
chất và giá trị của mặt hàng thép được NK để tiến hành xác định điều kiện và giá trị bảo
hiểm cho hàng hóa. Công ty thường ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm Bảo
Việt theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (Điều kiện bảo hiểm A).
Do hợp đồng NK được ký kết theo điều kiện FOB nên bên bán là bên mua bảo
hiểm, cho nên trong khâu này ít xảy ra sai sót. (4/5 số phiếu cho là không có sai sót
chiếm 80%).
2.3.2.4. Làm thủ tục hải quan.
Sau khi nhận được bộ chứng từ gốc được gửi từ phía người bán nước ngoài về và
lô hàng NK về đến cảng Hải Phòng, công ty CMC Hà Nội cử cấn bộ nghiệp vụ xuống
chi cục hải quan Hải Phòng tiến hành làm thủ tục hải quan.Người khai hải quan sẽ khai
báo vào tờ khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan hàng NK cho chi cục hải quan Hải
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga

Phòng.Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan hàng NK, bộ chứng từ NK, hoá đơn
thương mại (1 bản gốc và 1 bản sao), vận đơn đường biển, ngoài ra còn các giấy tờ khác
có liên quan. Công ty tự khai báo về hàng hoá, tự xác định mã số hàng hoá, tự tính thuế
và phụ thu phải nộp.
Sau khi làm thủ tục Hải quan, công ty được nhận lại toàn bộ hồ sơ Hải quan và thông
báo thuế, công ty có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ, xuất trình hàng hoá nhập về tại kho ở
cảng. Công ty thường nộp thuế tại chi cục kho bạc Nhà nước và mang giấy chứng nhận
nộp tiền về cho Hải quan viết biên lai thuế.
Công tác làm thủ tục hải quan và thực hiện các quyết định hải quan: Bước này công
ty tiến hành tương đối tốt (4/5 số phiếu đánh giá chiếm 80%). Nói về sai sót, công ty cho
biết vẫn mắc phải một số sai sót như khai sai mã tên hàng dẫn đến tính sai thuế suất,
chuẩn bị thiếu giấy tờ liên quan đến hồ sơ hải quan.Khi làm thủ tục Hải quan, công ty
thắc mắc: thủ tục Hải quan còn rườm rà, việc kiểm tra và tính toán mức thuế còn chậm,
làm cho hàng hoá bị lưu kho quá lâu, khiến cho công ty mất thêm nhiều thời gian và các
khoản chi phí lưu kho.
2.3.2.5. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa
 Nhận hàng : sau khi làm xong thủ tục hải, Hanotrans sẽ tổ chức vận chuyển hàng
hóa về giao cho Công ty CMC. Hai bên tiến hành giao nhận hàng hóa và chứng từ cũng
như các giấy tờ cần thiết. Công ty tiến hành nhận hàng về số lượng , quy cách bao gói,
mã hiệu hàng hóa… Hanotrans cung cấp giấy biên nhận chứng từ trong đó ghi rõ các
khoản chi phí mà công ty phải trả cho các dịch vụ của Hanotrans, và kèm theo các giấy
tờ khác như : tờ khai hàng hóa NK , phụ lục tờ khai hàng hóa NK, tờ khai trị giá tính
thuế, biên lai thu lệ phí hải quan…Hai bên ký và đóng dấu vào giấy biên nhận chứng từ.
Công ty CMC Hà Nội tiến hành thanh toán cho Hanotrans vào tài khoản của Hanotrans
tại Vietcombank.
 Kiểm tra hàng hóa: Do quan hệ kinh doanh giữa CMC và đối tác phía Đức khá
tốt và có sự tin tưởng lẫn nhau nên công ty thường tổ chức nhân viên kỹ thuật và nhân
viên XNK tiến hành kiểm tra hàng hóa sau khi nhận hàng. Nếu có gì sai sót như : hàng
lỗi, thiếu số lượng, không đúng chủng loại… thì công ty thường thông báo trực tiếp cho
đối tác để thương lượng thỏa thuận tìm giải pháp tốt và nhanh nhất nhằm duy trì mối

quan hệ làm ăn lâu dài.Trên thực tế ở Việt Nam có nhiều công ty giám định như
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Vinacontrol, Davicontrol… phí giám định cho một lô hàng thường là 1500000vnd. Sau
khi kiểm tra công ty giám định sẽ phát hành một báo cáo về việc giám định và đây được
coi như một bằng chứng để khiếu nại người bán, người bảo hiểm, chuyên trở.
Trong khâu nhận hàng vẫn có sai sót (4/5 số phiếu đánh giá chiếm 80%), trong khâu
kiểm tra hàng ít thấy có sai sót (5/5 số phiếu đánh giá tốt chiếm 100%).
2.3.2.6. Thanh toán
Công ty CMC chủ yếu thỏa thuận thanh toán bằng L/C . Thời điểm thanh toán
phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Công ty có thể phải trả trước , ngay hoặc sau khi
nhận hàng. Có thể 1 lần hoặc nhiều lần. Tuy nhiên công ty thường thỏa thuận để trả
chậm tiền hàng. Công ty chuyển tiền cho người XK qua ngân hàng Vietcombank với
mức phí chuyển tiền là 0,2% giá trị lô hàng.( tối thiểu là 5 USD và tối đa là 20 USD).
Khi nhận được bộ chứng từ ngân hàng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ nếu không phù
hợp sẽ gửi thông báo cho công ty để xem có chấp nhận lỗi đó hay không. Trong thời hạn
5 ngày theo UCP 600, nếu công ty đồng ý thì ngân hàng sẽ chuyển tiền, ngược lại công
ty không chịu chấp nhận, ngân hàng sẽ chuyển lại bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo
yêu cầu bên bán phải chỉnh sửa, bổ sung cho hợp lệ. Đây là khâu quan trọng trong quy
trình thực hiện hợp đồng NK, ở khâu này công ty đã thực hiện khá tốt (4/5 số phiếu đánh
giá tốt chiếm 80%).
2.3.2.6. Khiêú nại và giải quyết khiếu nại
Nếu có khiếu nại thì công ty phải khiếu nại trong thời hạn thường là từ 45- 60
ngày sau khi nhận hàng và thông báo nội dung khiếu nại cho bên bị khiếu nại. công ty lập
hồ sơ khiếu nại bao gồm :Đơn khiếu nại; các bằng chứng xác nhận của cơ quan giám
định ( Vinacontrol ) ,hợp đồng nhập khẩu, vận đơn, phiếu đóng gói, một số chứng từ
khác liên quan (nếu có ).
Trong quá trình tổ chức việc thực hiện hợp đồng NK từ thị trường Đức,khiếu nại
cũng đã xảy ra.Thường thì công ty khiếu nại người bán giao hàng không đúng với số

lượng ,chất lượng và giao hàng chậm.Thép không rỉ tấm cuộn của Đức có giá cao hơn
thép của các nước khác ,nhưng chất lượng thì thường ổn định.Nhưng đôi khi đối tác
muốn nhanh giao hàng nên làm ẩu vì thế chất lượng không được đảm bảo,giao thiếu
hàng và giao hàng chậm. Theo 100% số người được điều tra đều cho biết: Các vụ khiếu
nại với các nhà cung ứng Đức thì thường được giải quyết bằng cách hai bên thương
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
lượng lại với nhau đảm bảo quyền lợi mỗi bên.Trong quá trình thực hiên hợp đồng nhập
khẩu từ thị trường Đức, công ty chưa bao giờ giải quyết khiếu nại bằng trọng tài hay tòa
án.Cách giải quyết của công ty thường là: Khi mà giao hàng thiếu thì yêu cầu giao bổ
sung vào các chuyến hàng sau hay giảm giá; nếu giao hàng không đúng chất lượng thì
nhắc nhở lần sau phải giao hàng đúng chất lượng và yêu cầu giảm giá. Nói chung bên
xuất khẩu Đức có vi phạm về chất lượng và số lượng nhưng không quá nghiêm trọng nên
cách giải quyết như trên là hợp lý.
Trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, công ty chưa gặp phải rủi ro
trong quá trình vân chuyển nên chưa xảy ra khiếu nại nào đối với hãng bảo hiểm, công ty
vận tải.Đó cũng là một may mắn vì hang được vận chuyển đến nơi an toàn.
2.3.3 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Hoạt động giám sát và điều hành là hai hoạt động diễn ra song song với quy trình
thực hiện hợp đồng NK của công ty CMC. Để thực hiện công tác quản trị quy trình thực
hiện hợp đồng NK thépkhông rỉ tấm cuôn, công ty cử một cán bộ có nhiều kinh nghiệm
giữ chức vụ quản lý, giám sát và điều hành nhân viên thực hiện các nghiệp vụ trong quy
trình thực hiện hợp đồng NK. Cán bộ quản lý này có nhiệm vụ kiểm tra giám sát các
khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng NK để từ đó phát hiện ra những sai sót, tìm biện
pháp khắc phục để giảm thiểu những rủi ro đến mức thấp nhất, nếu gặp phải sai sót khá
lớn thì người cán bộ phải báo lại cho công ty để có kế hoạch xử lý.
Theo đánh giá thì hoạt động giám sát và điều hành quy trình thực hiện HĐNK của
công ty CMC Hà Nội được đánh giá tốt là 2/5 phiếu, 2/5 phiếu cho là đạt yêu cầu, 1/5
phiếu cho là còn sai sót.

 Giám sát thực hiện hợp đồng
Giám sát việc thuê phương tiện vận tải: Công ty yêu cầu phía Hanotrans phải gửi
fax thông báo tên phương tiện vận tải, như thông báo tên, số hiệu,lịch trình tầu. Công ty
tiến hành kiểm tra tính xác thực của thông tin này.
Giám sát việc giao hàng của đối tác: Công ty tiến hành gửi E-mail, gội điện cho
đối tác để xác nhận về khả năng giao hàng của đối tác, đối tác có thể giao hàng theo đúng
thời gian quy định trong hợp đồng hay không ? Số lần giao hàng và số lượng mỗi lần
giao hàng là bao nhiêu…
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thị Việt Nga
Giám sát việc thanh toán: Việc mở L/C do nhân viên phòng Kế toán- Tài chính
đảm nhiệm. Nhân viên này làm việc trực tiếp với ngân hàng mở L/C.
Giám sát việc kiểm tra hàng hóa: Công việc này do hãng vận tải và nhân viên
chuyên phụ trách làm thủ tục hải quan đảm nhiệm. Nhân viên này có nhiệm vụ chuẩn bị
các chứng từ cần thiết để xuất trình hải quan và nhận hàng.
Giám sát việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khi xảy ra trường hợp khiếu lại,
các nhân viên phụ trách hợp đồng có trách nhiệm cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết
cho lãnh đạo và thực hiện những chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo công ty.
 Điều hành hợp đồng
Về chất lượng hàng hóa thay đổi: Nếu hàng hóa mà sai khác quá lớn không phù
hợp với chất lượng quy định trong hợp đồng thì công ty không chấp nhận và yêu cầu đối
tác phải giao hàng phù hợp, đúng với quy định trong hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại do hàng sai chất lượng dẫn đến giao hàng muộn. Nếu sự phù hợp đó là không
đáng kể thì công ty thông báo cho đối tác biết để họ rút kinh nghiệm cho những lần giao
hàng sau.
Về số lượng hàng hóa thay đổi: Khi khối lượng hàng hóa thiếu so với hợp đồng
thì công ty yêu cầu đối tác giao tiếp số còn lại và đòi bồi thương thiệt hại do giao hàng
thiếu. Khi khối lượng hàng tăng so với hợp đồng thì công ty có thể mua hàng hóa đó và
yêu cầu được giảm giá hoặc có thể không mua tùy thuộc vào biến động của thị trường và

khả năng tài chính của công ty.
Về lịch giao hàng bị thay đổi: Nếu hàng giao chậm mà có lý do chính đáng thì
công ty có thể bỏ qua và chấp nhận. Ngược lại yêu cầu bồi thường thiệt hại do chậm chễ
giao hàng và làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THÉP
SV: Hoàng Thị Hằng – K43E5 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
25

×