Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

phân tích nghiệp vụ cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng công thương chi nhánh 9 tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.47 KB, 26 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 9 TPHCM

Sinh viên thực hiện: TRỊNH THỊ KIM NGÂN
Lớp: ĐH27NH04
Khóa học: Khoá 27
Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ THANH NGỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, cam đoan các số liệu là
trung thực và đầy đủ.

Tác giả

Trịnh Thị Kim Ngân

2




NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Đánh giá mức độ hoàn thành quá trình thực tập và nội dung báo cáo thực tập của sinh
viên






Xuất sắc
Tốt
Khá
Đáp ứng yêu cầu
Không đáp ứng yêu cầu
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


3


PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Điểm:

Giảng viên chấm 1

Giảng viên chấm 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

4


MỤC LỤC

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHCT

Ngân hàng Công thương

NHNNVN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

CBTD

Cán bộ tín dụng

6



DANH MỤC BẢNG BIỂU

7


8


Phần mở đầu
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng
tăng, nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dung ngày càng cao. Thị trường tín dụng
cho vay tiêu dùng là thị trường tiềm năng mà các ngân hàng đang muốn mở rộng thị phần
trong thời gian tới. Trong đó, nhu cầu “an cư lạc nghiệp”, mua nhà và sửa chữa nhà ở là
một trong những nhu cầu cấp bách nhất và thiết thực nhất của người dân. Sản phẩm cho
vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân cũng là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất
trong toàn bộ cho vay tiêu dùng.
Bài báo cáo “Nghiệp vụ cho vay bất động sản khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Công thương Chi nhánh 9” này nhằm mục đích phân tích thực trạng của nghiệp vụ cũng
như những mặt còn hạn chế. Kết cấu của báo cáo thực tập gồm hai phần bao gồm :
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập – Ngân hàng Công thương Chi nhánh 9
Chương 2: Phân tích nghiệp vụ cho vay bất động sản
Em xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng Công thương cũng như Phòng Bán lẻ đã
tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc với nghiệp vụ thực tế. Em cũng xin cảm ơn thầy
phụ trách hướng dẫn thực tập đã giúp em có định hướng để hoàn thành bài báo cáo này.

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG


MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH 9
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành
lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là một trong
những NHTM lớn nhất Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc : 1 Sở giao
dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Vietinbank có quan hệ
đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên toàn thế giới, là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001:2000, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á,
Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và
Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Tháng 8-1988, thực hiện chủ trương cải cách hệ thống ngân hàng của Đảng và
Nhà Nước, chi nhánh NHNN Quận Gò Vấp được chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng
Công Thương Gò Vấp trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công Thương TP.HCM (là chi
nhánh cấp 2). Năm 1993, thực hiện cải cách hệ thống tổ chức NHCTVN, chi nhánh Ngân
hàng Công Thương Gò Vấp được nâng lên cấp 1 trực thuộc NHCTVN có tên gọi là Chi
Nhánh Ngân hàng Công Thương 9 – TPHCM.
Ngân hàng Công thương Chi nhánh 9 có trụ sở chính ở quận Gò Vấp, có địa bàn kinh
doanh chủ yếu là quận Gò Vấp và một phần quận 12, đây là khu vực có nền kinh tế sôi
động, cạnh tranh, đông dân cư và ngày càng có nhiều người dân có thị hiếu sử dụng các
dịch vụ của ngân hàng do đó lượng khách hàng tiềm năng là rất lớn.
Hiện nay Chi nhánh 9 đang quản lý 8 Phòng Giao dịch: An Nhơn, Hiệp Thành, Trung
Chánh, Chợ Cầu, Gò Vấp, Hạnh Thông Tây, Nguyễn Văn Nghi, Cây Trâm.
Quá trình phát triển của chi nhánh
Giai đoạn 1993-1998:
10


Trong giai đoạn này, hệ thống NHTM chưa phát triển, trên địa bàn Gò Vấp chủ yếu chỉ
có NHCT Chi nhánh 9 hoạt động.

Giai đoạn 1999-2001:
NHCTVN chi nhánh 9 gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và tổ chức cán bộ, thu nhập
người lao động bị giảm sút. 3 năm nói trên quy mô kinh doanh của chi nhánh không phát
triển. Đến cuối năm 2001, NHCTVN đã thực hiện thay đổi một số cán bộ chủ chốt của
chi nhánh 9.
Giai đoạn năm 2002:
Năm 2002 là năm khởi đầu của sự đổi mới toàn diện. Chi bộ, BGĐ và các đoàn thể đã
phát động và lãnh đạo cán bộ, nhân viên thực hiện một bước tiến rõ rệt trên mọi lĩnh vực
hoạt động của chi nhánh, tạo nền tảng, tiền đề thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển tiếp
theo.
Giai đoạn 2003-2004:
Trong giai đoạn này, NHCTVN chi nhánh 9 vừa tiếp tục xử lý các tồn tại cũ về tín dụng,
vừa củng cố các vấn đề tổ chức cán bộ và đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
Giai đoạn 2005-2012:
Phát triển vững mạnh, liên tục là chi nhánh xuất sắc của hệ thống (7 năm liên tục).
Kết quả kinh doanh của NHCT Chi nhánh 9 trong 3 năm trở lại đây
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Chi nhánh 9 giai đoạn 20112013
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2011

2012


2013

11

Số tiền
2012
2013

Phần trăm (%)
2012
2013

so với

so với

so với

so với

2011

2012

2011

2012



Tổng thu nhập:

214.3

582

756

367.7

174

171.58

29.90

154

216

460

62

244

40.26

112.96


60.3

366

296

305.7

-70

506.97

-19.13

Tổng chi phí

174.57

498

685

323.43

187

185.27

37.55


Lợi nhuận

39.73

84

71

44.27

-13

111.43

-15.48

- Thu từ hoạt
động cho vay
- Thu từ các hoạt
động khác

(Nguồn: Phòng Bán Lẻ_NHCT 9)

Thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, năm 2011
chiếm 71.86 %, năm 2012 chiếm 37.11 %, năm 2013 chiếm 60.85 %. Nhìn chung, thu
nhập từ hoạt động cho vay có xu hướng ngày càng giảm, năm 2012 đặc biệt giảm mạnh
do sự tăng mạnh của thu nhập từ hoạt động khác ngoài cho vay. Đây cũng là xu hướng
chung của các ngân hàng, tiến tới đa dạng danh mục đầu tư thay vì chỉ tập trung vào
mảng cho vay.
1.2 HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG BÁN LẺ


Các nghiệp vụ chính của phòng bán lẻ: Cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu
dùng mua đất, mua nhà, mua xe, xây dựng, sửa chữa nhà, cầm cố sổ tiết kiệm, ứng trước
tiền bán chứng khoán, du học,…

12


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ CHO VAY BẤT
ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH 9
2.1 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ
2.1.1 Quy định pháp lý
Chính sách cho vay của NHCT nói chung và Chi nhánh 9 nói riêng do Hội đồng Quản
trị NHCT phê duyệt và ban hành là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho
vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng. Nội dung của chính sách cho vay được soạn
thảo trên cơ sở:
- Quy chế về đảm bảo tiền vay do chính phủ và NHNNVN ban hành: Nghị định số
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao
dịch bảo đảm.
- Quy chế cho vay do NHNNVN ban hành: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về
quy chế cho vay.
- Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của NHCT.
2.1.2 Các quy định về vay vốn của Ngân hàng Công thương


Điều kiện đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình
Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm theo quy

-


định của pháp luật.
Có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong thời gian được cấp

-

GHTD
Gửi thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng
Có trụ sở giao dịch chính nơi tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ (đối với hộ
gia đình) /Hộ khẩu thường trú/ Đăng ký tạm trú dài hạn cùng địa bàn hoặc giáp

ranh nơi ngân hàng đóng trụ sở.
- Thực hiện biện pháp bảo đảm cấp tín dụng theo quy định
• Thời hạn cho vay: phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thời hạn cho vay theo biện pháp bảo đảm:
13


Bằng tài sản: không được vượt quá thời gian sử dụng còn lại của tài sản bảo đảm theo
Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng hiện hành.
Bằng bảo lãnh (có thời hạn): ngắn hơn thời hạn bảo lãnh một khoảng thời gian nhất
định, đủ để yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay theo cam kết bảo lãnh.
-

Thời hạn tối đa đối với cho vay bất động sản:

Đối với nhà đất
 Sửa chửa nhà: 5 năm
 Xây dựng nhà ở: 10 năm
 Mua nhà ở, nhận chuyển quyền sự

dụng đất ở và tài sản gắn liền với
đất: 15 năm



Đối với nhà dự án
 Mua nhà chung cư: 15 năm
 Mua nhà biệt thự, liền kề: 20 năm

Lãi suất cho vay
- Xác định lãi suất: Với từng đối tượng khách hàng áp dụng theo mức lãi suất do
NH quy định trong từng thời kỳ trên cơ sở đảm bảo bù đắp được chi phí huy

động, chi phí rủi ro và mức lợi nhuận kỳ vọng.
- Phí: Áp dụng theo biểu phí do ngân hàng quy định trong từng thời kỳ.
• Phương thức cho vay: Cho vay hạn mức, cho vay Dự án đầu tư, cho vay từng lần,
cho vay trả góp.
• Mức cho vay: được xác định dựa vào:
- Mức vốn chủ sở hữu/vốn tự có và nhu cầu vay của khách hàng.
- Nguồn trả nợ.
- Giá trị TSBĐ, loại TSBĐ và biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Quy định của ngân hàng trong từng thời kỳ
• Trả gốc và lãi
Hình thức trả gốc và lãi theo một kỳ hạn hay nhiều kỳ hạn được xây dựng trên cơ sở
thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng phải chủ
động chuyển tiền trả nợ. Nếu không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng phải xin gia hạn nợ,
nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu
nợ. Nếu không đủ, số nợ này sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và Ngân hàng sẽ áp dụng mức
lãi suất nợ quá hạn đối với khoản nợ đó.



Giới hạn cho vay:
14


Tổng dư nợ cho vay với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng
tại thời điểm xét cho vay, trừ những trường hợp đặc biệt có chỉ thị của Chính phủ. Ngoài
ra còn một số các quy định khác như nguồn vốn, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và
quyết định cho vay, gia hạn nợ, xử lý nợ,...
2.2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ
Bước 1: Quảng bá giới thiệu về sản phẩm đến khách hàng
Bước 2: Khách hàng đề xuất nhu cầu vay vốn: gồm 2 khâu
1. Cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của
NH và tìm hiểu các thông tin liên quan như: năng lực hành vi dân sự, trình độ, thu
nhập, nơi ở...
2. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, bao gồm hồ sơ pháp lý và hồ sơ đề nghị
cấp tín dụng
-

Hồ sơ pháp lý bao gồm:

Chứng minh nhân dân (hoặc giấy tờ tương đương), Sổ hộ khẩu, Giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân, Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là hộ kinh doanh, doanh nghiệp)
-

Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng bao gồm:

Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay: bao gồm cả kê khai thu nhập và chi
tiêu hàng tháng của khách hàng.
Tài liệu liên quan đến đối tượng vay : Nếu vay mua nhà cần có Hợp đồng mua bán, Hợp

đồng chuyển nhượng, Giấy tờ sở hữu tài sản… Nếu vay sửa chữa nhà cần có Giấy tờ sở
hữu tài sản, Giấy phép xây dựng, Bản vẽ xin phép xây dựng … Nếu mua nhà dự án cần
có thêm Hợp đồng liên kết với chủ đầu tư.
Tài liệu liên quan nguồn thu nhập: Bổ nhiệm, Sao kê lương, Sao kê tài khoản, Nguồn thu
nhập từ hoạt động kinh doanh (nếu có) …
-

Hồ sơ TSBĐ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản

15


Bước 3: Thẩm định hồ sơ và TSĐB: Thẩm định về tư cách khách hàng, lịch sử tín
dụng trên hệ thống CIC, mục đích sử dụng tiền vay, phương án trả nợ và tài sản dùng để
bảo đảm.
Bước 4: Trình hồ sơ lên lãnh đạo: Gồm tờ trình thẩm định của CBTD, tờ trình định giá
TSĐB, tờ trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng, hồ sơ mà khách hàng cung cấp.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng
Bước 6: Giải ngân hợp đồng tín dụng: Trước đây, CBTD chuyển hợp đồng tín dụng và
khế ước vay đến bộ phận giao dịch để giải ngân. Tuy nhiên sau khi thực hiện chuyển đổi
mô hình bán lẻ toàn hệ thống vào tháng 11/2014, hồ sơ giải ngân sẽ được chuyển đến bộ
phận Hỗ trợ tín dụng, sau khi xem xét hồ sơ xong, bộ phận Hỗ trợ tín dụng sẽ chuyển đến
bộ phận giao dịch để giải ngân.
Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay: CBTD chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng
vốn vay và tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng, theo dõi thu nợ lãi.
Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu giữ hồ sơ: Phòng giao dịch và kho quỹ tiến
hành xuất kho TSĐB. Hồ sơ tín dụng sau khi được thanh lý được đóng thành tập để lưu
giữ.
2.3 Tình hình thực tế của nghiệp vụ từ năm 2011 đến năm 2013
2.3.1 Về quy mô và cơ cấu


Bảng 2.1: Dư nợ cho vay tiêu dùng của NHCT Chi nhánh 9 giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ

Năm

tiêu

2011

Năm
201
2

Năm
2013

Tỷ trọng (%)

Số tiền
2012
2013

Phần trăm (%)
2012
2013

Năm


Năm

Năm

so với

so với

so với

so với

2011

2012

2013

2011

2012

2011

2012

16



Dư nợ

803

991

1109

188

118

23.41

11.91

100

Ngắn
hạn

386

412

422

26

10


6.74

2.43

48.07

Trung
hạn

153

235

287

82

52

53.59

22.13

19.05

Dài
hạn

264


344

400

80

56

30.30

16.28

32.88

100
41.5
7
23.7
1
34.7
2

100
38.05
25.88
36.07

(Nguồn: Phòng Bán Lẻ_NHCT9)
Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay bất động sản trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của

NHCT Chi nhánh 9 giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Số
tiền

Cho
vay bất
436
động
sản
Tổng
cho vay
803
tiêu
dùng

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2012
Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)


Chênh lệch

Chênh lệch

số tiền
2012
2013

phần trăm (%)
2012
2013

trọng

so với

so với

so với

so với

(%)

2011

2012

2011


2012

91

50

20.87

9.49

Năm 2013
Tỷ

Số
tiền

54.30

527

53.18

577

52.03

100

991


100

1109

100

(Nguồn: Phòng Bán lẻ_NHCT9)

Dư nợ cho vay bất động sản tăng lên theo từng năm, năm 2011 là 436 tỷ đồng,
năm 2012 là 527 tỷ đồng, năm 2013 là 577 tỷ đồng. Tuy nhiên mức độ tăng có chậm lại.
Năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 91 tỷ đồng, tương ứng với 20.87 % so với năm
trước. Trong khi đó năm 2013 so với năm 2012 chỉ tăng lên 50 tỷ đồng, tương ứng với
9.49 % so với năm trước.
17


Dư nợ cho vay bất động sản trong ba năm trở lại đây đều chiếm tỷ trọng cao nhất, áp đảo
so với các sản phẩm cho vay còn lại, bình quân hơn gấp đôi so với sản phẩm xếp sau là
cho vay mua xe. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm nhẹ:
- Năm 2012 là 53.18 %, giảm 1.12 % so với năm 2011 là 54.3 %
- Năm 2013 là 52.03 %, giảm 1.15 % so với năm 2012
Nhìn chung, tỷ lệ giảm vẫn còn thấp, tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản vẫn dao động
từ 54 % đến 52 %, đều trên 50 %.
2.3.2 Chất lượng và hiệu quả
2.3.2.1 Theo chỉ số đánh giá của ngân hàng
-

Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi


khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ quá
hạn bao gồm các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Bảng 2.3: Nợ quá hạn cho vay bất động sản của NHCT Chi nhánh 9 giai đoạn 20112013
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

18

Số tiền
2012
2013

Phần trăm (%)
2012
2013


so với

so với

so với

so với

2011

2012

2011

2012


Dư nợ cho vay tiêu
dùng
Nợ quá hạn cho vay
bất động sản
Tỷ lệ nợ quá hạn cho
vay bất động sản (%)

803

991

1109


0

0

0

0

0

0

188

118

23.41

11.91

(Nguồn: Phòng Bán Lẻ_NHCT9)
Theo ghi nhận trong 3 năm gần nhất, nợ quá hạn cho vay bất động sản là không
có. Tuy nhiên như vậy vẫn là chưa đủ để kết luận chất lượng của các khoản vay là tốt, mà
phải tính tới một chỉ tiêu khác đó là nợ xấu.
-

Nợ xấu
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ

về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các

con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá
hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách
hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Nợ xấu là những khoản nợ
được phân loại từ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có
khả năng mất vốn).
Bảng 2.4: Nợ xấu cho vay bất động sản của NHCT Chi nhánh 9 giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

Số tiền
2012 so

Phần trăm(%)

2013 so

2012 so


2013 so

với 2011 với 2012 với 2011 với 2012
Dư nợ cho vay tiêu
dùng
Nợ xấu cho vay bất
động sản
Tỷ lệ nợ xấu cho vay
bất động sản (%)

803

991

1109

188

118

23.41

11.91

2.5

3.7

4.2


1.2

0.5

48

13.51

0.31

0.37

0.38

0.08

0.01

19


(Nguồn: Phòng Bán lẻ_NHCT9)
So với năm 2011, nợ xấu năm 2012 tăng đến 1.2 tỷ đồng. So với năm 2012, nợ
xấu năm 2013 cũng tăng nhưng tăng thấp hơn, với 0.5 tỷ đồng. Ta có thể thấy tuy rằng nợ
xấu tăng theo từng năm nhưng tỷ lệ trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn thấp, dao động
trong khoảng 0.3% đến 0.4%, bên cạnh đó tỷ lệ tăng cũng giảm. Tỷ lệ này nằm ở mức
chấp nhận được.
Sau khi xem xét hai yếu tố nợ quá hạn và nợ xấu, có thể cho rằng chất lượng của
các khoản vay bất động sản là tương đối tốt.

2.3.2.2 Theo đánh giá chung từ phía khách hàng
Phần lớn khách hàng đều hài lòng với thời gian xử lý hồ sơ vay và sự đơn giản của
hồ sơ vay cũng như thái độ và năng lực của nhân viên. Các cán bộ tín dụng đối với khách
hàng luôn niềm nở thân tình. Đây cũng là lý do vì sao ngân hàng luôn giữ được uy tín và
tạo mối thân tình với những khách hàng quen.
2.4 Đánh giá thực trạng
2.4.1 Kết quả đạt được
-

Về chất lượng khoản vay
Chất lượng các khoản vay tương đối tốt nếu xét theo các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ

xấu. Hoạt động cho vay bất động sản được đánh giá là có mức độ an toàn cao trong các
đối tượng cho vay do chủ yếu có tài sản thế chấp cầm cố. Đối với các nhu cầu vốn để
mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
trên đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các khoản nợ xấu đều có khả năng
thu hồi.
-

Mức đóng góp vào sự phát triển của chi nhánh

Tại NHCT Chi nhánh 9, dư nợ cho vay tiêu dùng, trong đó đa số là cho vay bất động
sản, chiếm tỷ trọng khá lớn tương ứng với mức độ đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng
20


Ngân hàng đã từng bước đơn giản hoá thủ tục cho vay, giảm thời gian cho khách hàng
trong quá trình đến vay vốn tại ngân hàng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng
khi có nhu cầu cần cấp tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng, thu hút
được nhiều khách hàng mới, giữ uy tín, niềm tin với các khách hàng cũ.

Những kết quả trên đạt được phần lớn là do sự nhiệt tình, năng nổ, hết mình trong
công việc của các cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, sự chủ động, linh hoạt trong việc điều
hành của Ban Lãnh đạo cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Lãnh đạo NHCT Chi
nhánh 9 là những người quan tâm đến từng nhân viên, hiểu rõ tính cách và phong thái
làm việc, những mặt tích cực cũng như hạn chế của từng người, đưa ra những lời khen
hoặc những lời góp ý thẳng thắn, giúp nhân viên từng bước hoàn thiện bản thân. Những
công việc hàng ngày của nhân viên đều có sự theo sát tận tình của Ban Lãnh đạo.
Môi trường làm việc tại Phòng Bán lẻ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào thành
công chung. Mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc, tất cả nhân viên trong
phòng đều phải tham dự một buổi họp đầu ngày, thông báo cho toàn thể mọi người biết
những công việc đã làm và những công việc cần làm của ngày hôm nay, nêu lên những
khó khăn để hỗ trợ lẫn nhau. Điều đó đã tạo nên bầu không khi làm việc đoàn kết, gắn bó
và tương trợ lẫn nhau giữa các nhân viên.
2.4.2 Những hạn chế

Cơ cấu cho vay chưa đồng đều. Cho vay bất động sản (mua đất, mua nhà, sửa
chữa nhà cửa, mua nhà theo dự án…) vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Đa số các khoản vay đều được giải ngân bằng tiền mặt, do vậy khó quản lí được
mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
Khách hàng của chi nhánh còn chưa đa dạng, chủ yếu là các khách hàng truyền
thống có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh.
Ngân hàng đôi lúc còn chú trọng đến tài sản đảm bảo tiền vay mà để rơi những
khách hàng tốt (họ có thu nhập ổn định để có thể trả được khoản vay nhưng bị từ chối
cho vay vì tài sản đảm bảo không thỏa mãn quy định của ngân hàng).
21


Việc thẩm định thông tin khách hàng đôi khi gặp nhiều khó khăn vì khách hàng là
cá nhân.
Các khoản vay có quy mô nhỏ (so với cho vay sản xuất kinh doanh) nhưng lại có

số lượng nhiều, mất nhiều thời gian cho việc thẩm định và quản lý.
Khối lượng công việc của chi nhánh nhiều nhưng biên chế lao động được bổ sung
chưa tương xứng. Một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện nay còn thiếu cán bộ làm
việc, đôi lúc chưa coi trọng công tác tiếp thị khách hàng ...vì vậy chất lượng phục vụ
khách hàng đã bị ảnh hưởng.
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến những hạn chế
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của chi nhánh có cả những nguyên nhân từ
phía ngân hàng, từ phía khách hàng và sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác.
-

Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Cán bộ làm công tác tín dụng tại Phòng Bán lẻ phần lớn còn trẻ chưa có bề dày

kinh nghiệm. Mặt khác số lượng nhân sự còn thiếu, một cán bộ phải giải quyết quá nhiều
khoản vay, công việc căng thẳng dẫn tới chất lượng thẩm định cho từng khoản vay có thể
không cao. Đa số CBTD phải làm việc ngoài giờ để có đủ thời gian giải quyết hết một
lượng lớn công việc trong ngày.
Hoạt động Marketing trong cho vay tiêu dùng chưa được thực hiện hiệu quả, địa
bàn mà NHCT Chi nhánh 9 hoạt động có số lượng người tiêu dùng rất dồi dào, nhu cầu
thì đa dạng, tuy nhiên số lượng khách hàng đến với ngân hàng thì vẫn còn hạn chế so với
khả năng cung ứng của ngân hàng.
-

Nguyên nhân từ phía khách hàng
Do khách hàng là cá nhân, không giống như doanh nghiệp kinh doanh nên cái khó

là xác định nguồn thu để trả nợ vì ít khách hàng có thể chứng minh được một nguồn thu
cùng với chi tiêu hàng tháng thật sự rõ ràng để xác định nguồn trả nợ chính xác. Vướng
mắc thứ hai là liên quan đến tài sản đảm bảo. Do một số quy định ngày càng chặt chẽ hơn
22



của Cơ quan quản lý nhà nước đã khiến nhiều khách hàng không vay được vốn vì giấy tờ
tài sản thế chấp chưa hợp pháp và hợp lệ.
Nhiều người dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức
tạp, phiền hà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân
hàng.
-

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực ngân hàng tài chính phát triển hết sức

nhanh chóng và giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng dịch
vụ, sự đa dạng về sản phẩm… Trong môi trường cạnh tranh ấy đòi hỏi các ngân hàng
phải có thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình để có thể thu hút khách hàng, tạo
sự khác biệt đối với các ngân hàng khác.
Trên địa bàn đường Nguyễn Oanh quận Gò Vấp nơi đặt trụ sở NHCT Chi nhánh 9,
ngoài NHCT còn có hơn bảy ngân hàng khác cùng hoạt động: BIDV, SCB, Đông Á,
Sacombank, ACB, MB Bank, Techcombank … Điều này rất dễ gây “nhiễu” thông tin đối
với khách hàng, trừ khi là khách hàng lâu năm, hoặc khách hàng có ấn tượng tốt với ngân
hàng. Có một số trường hợp đã từng xảy ra khi khách hàng được giới thiệu đến NHCT
Chi nhánh 9, nhưng sau đó lại đi nhầm sang Sacombank có trụ sở đối diện, từ đó ngân
hàng mất đi một khách hàng tiềm năng.
-

Một số nguyên nhân khác
Các chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay tiêu dùng còn chưa rõ ràng, các

quy định về tài sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sở hữu còn phức tạp…
Những điều trên cũng góp phần hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ cho vay bất động

sản.
2.4.4 Nhận xét
Những hạn chế trên trong tương lai sẽ dần được khắc phục khi NHCT tiến hành
chuyển đổi mô hình bán lẻ toàn hệ thống bắt đầu từ tháng 11/2014. Khi đó sẽ bắt đầu có
sự phân hoá giữa Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên tư vấn tài chính và Cán
23


bộ thẩm định. Các Chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ tập trung vào việc tìm kiếm
những khách hàng mới, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng, sau đó tiếp
nhận hồ sơ của khách hàng rồi chuyển cho Cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định phụ
trách việc thẩm định về tư cách khách hàng, mục đích sử dụng tiền vay, phương án trả nợ
và tài sản dùng để bảo đảm. Sau khi hoàn thành khâu thẩm định và ra quyết định cho vay,
cán bộ thẩm định sẽ lập hồ sơ giải ngân và chuyển lên bộ phận Hỗ trợ tín dụng để tiến
hành giải ngân. Đồng thời, phòng Hỗ trợ tín dụng tiếp nhận một số công việc từ Phòng
Bán lẻ (do Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện trước đây), bao gồm: soạn thảo hợp
đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, phụ trách việc đi công chứng, đăng ký
giao dịch bảo đảm, xuất/ nhập kho hồ sơ TSBĐ, quản lý và lưu giữ hồ sơ tín dụng. Công
việc sẽ dần dần có sự phân hoá rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn cho
nhân viên tác nghiệp.
Tuy nhiên việc thẩm định tư cách khách hàng vẫn còn là một thách thức lớn vì đặc
điểm của khách hàng cá nhân là nguồn thông tin chất lượng không cao, đòi hỏi CBTD
phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến mất nhiều thời gian và công
sức.

24


Kết luận
Hoạt động kinh doanh cho vay bất động sản khách hàng cá nhân của Ngân hàng

Công thương Chi nhánh 9 ngày càng có những bước phát triển ổn định và bền vững. Điều
này được thể hiện qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tại ngân hàng.
Hoạt động cho vay bất động sản luôn tăng trưởng ổn định qua các năm và trở thành thế
mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù có những khó khăn thách
thức trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng Ngân hàng Công thương vẫn luôn có
chỗ đứng trong lòng khách hàng, với uy tín của một ngân hàng đã hoạt động lâu năm,
mạng lưới cung cấp rộng lớn, lãi suất ổn định.
Nhu cầu về bất động sản đã, đang và sẽ tiếp tục là nhu cầu cơ bản nhất của người
dân, khi cuộc sống ngày vật chất ngày càng phát triển và thói quen trong nếp sống của
người Việt Nam là phải có một nơi ở ổn định. Chính vì thế, thị trường cho vay trong lĩnh
vực này vẫn là một thị trường dồi dào tiềm năng, đem lại một nguồn thu ổn định cho
ngân hàng

25


×