Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Chiến lược Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Siêu thị Orimark

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.07 KB, 59 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

LỜI MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế
trọng điểm của Việt Nam nói chung và phía Nam nói riêng. Hiện nay,
TP.HCM đang đóng vai trò là “ 1 cực phát triển” của nền kinh tế cả nước,
tác động lôi kéo cả khu vực phía Nam cùng phát triển.
Ngoài ra, TP.HCM còn là đầu mối giao thông lớn. Nối liền các tỉnh
trong vùng và là cửa ngõ của cả nước với quốc tế thông qua hệ thống giao
thông đường hàng không, đường thủy, đường bộ.
Ngày nay, trên con đường hội nhập với sự phát triển chung của nền
kinh tế cả nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, sự kiện
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hơn nữa, những
thuận lợi tự nhiên về vị trí địa lý đã tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển
về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội… Đặc biệt là thu hút được
các nguồn vốn và các dự án đầu tư nước ngoài vào TP.HCM.
Chính vì vậy, TP.HCM bây giờ cũng là một địa điểm hấp dẫn đối
với mọi người kể cả người dân trong và ngoài nước đến đây sinh sống,
làm ăn, học tập và nghiên cứu …
Như các bạn đã biết, một Xã hội phát triển cao như TP.HCM hiện
nay chẳng hạn sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp luôn
song hành với sự phát triển của ngành dịch vụ. Con người luôn khám phá
và tạo ra những dịch vụ tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu của họ và làm cho
cuộc sống tốt đẹp hon.

1. Lý do chọn đề tài:
Đến với TP.HCM có rất nhiều vấn đề để nghiên cứu, bàn luận và phân
tích. Dưới đây tôi xin chọn đề tài: “Chiến lược Marketing nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của Siêu thị Orimark” làm nội dung cho luận văn tốt nghiệp của


mình. Tôi nghĩ đây là một đề tài khá thú vị và mới mẻ.

SVTH:Trần Diễm Thy

1


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

2. Mục tiêu chọn đề tài:
Ngày nay loại hình: “kinh doanh Siêu thị” đã quá quen thuộc với người
Việt Nam nói chung và người dân TP.HCM nói riêng. Trong môi trường
cạnh tranh gay gắt giữa hàng loại các Siêu thị, thì chiến lược marketing
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là rất quan trọng, đây là một trong
những nguyên nhân chính yếu quyết định số lượng khách hàng đến mua
sắm tại một Siêu thị, cũng như là quyết định doanh số của Siêu thị đó.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp quan sát trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phương pháp phân tích trình tự quyết định mua sắm của khách hàng.
4. Phạm vị nghiên cứu:
Áp dụng nội bộ cho toàn Công Ty Toàn Hảo.
5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề:
Chương 1: Tổng quan về Marketing.
Chương 2: Tổng quan về Công Ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Dịch Vụ Kỹ
Thuật Toàn Hảo( Siêu thị Orimark)
Chương 3: Thực trạng hoạt động Marketing của công ty và đánh giá các vấn đề
tại Siêu thị Orimark.

Chương 4: Đề xuất các chiến lược Marketing đối với doanh nghiệp và các kiến
nghị đối với các cơ quan nhà nước.

SVTH:Trần Diễm Thy

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

: TỔNG QUAN VỀ MARKETING.

1.1. Khái niệm:
1.1.1. Khái niệm về Marketing:

Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ
chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra.
Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và
thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu
thị trường để thỏa mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ
chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu
và mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình
quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ
cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm
có giá trị với những người khác.

Khái niêm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong
muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và
các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing. Những
khái niệm này được minh hoạ trong hình sau:

Bảng 1: Mô hình nhu cầu và mong muốn của người tiêu dung.

2.1. Bản chất của Marketing.

Bản chất của hoạt động marketing là một hệ thống các hoạt động kinh tế SVTH:Trần Diễm Thy

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

là tổng thể các giải pháp của một công ty trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt
mục tiêu của mình; là sự tác động tương hỗ hai mặt của một quá trình thống nhất:
Một mặt nghiên cứu thận trọng, toàn diện nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,
định hướng sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Mặt khác, tác động tích
cực đến thị trường, đến nhu cầu hiện tại và tiềm tàng của người tiêu dùng.
3.1. Vai trò của Marketing.
3.1.1. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp:
Giúp doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm đáp ứng đúng những nhu
cầu của người tiêu dung.
Giúp cải tiến sản phẩm, gia tăng dịch vụ, định giá phù hợp ứng phó với
những biến động thị trường, giải phóng sản phẩm tồn đọng.
Ứng phó với các đối thủ cạnh tranh, giành thị phần.


3.1.2. Vai trò của Marketing đối với người tiêu dùng:

Sản phẩm ngày càng đa dạng, giá thành rẻ hơn, chất lượng cao hơn, nhiều
dịch vụ ưu đãi hơn
Kích thích nhu cầu sử dụng, khuyến khích sử dụng sản phẩm mới

3.1.3. Vai trò của Marketing đối với xã hội:
Hoạt động marketing làm cho sản phẩm, của cải của xã hội tăng lên, với
chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn, giá thành hạ, bình ổn giá cả.
Marketing thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh thu hút khách hàng, tăng lợi
nhuận.
Hoạt động Marketing tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đời sống xã hội
4. 1. Chức năng của Marketing:
Kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường.
Tìm hiểu nhu cầu thị trường mà trọng tâm là ước muốn, mong đợi, nhu

SVTH:Trần Diễm Thy

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

cầu của khách hàng về một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó
5.1. Phân loại Marketing

Marketing ngày nay đã đạt trình độ phát triển rất cao. Nó được ứng dụng

trong nhiều hệ thống và nhiều lĩnh vực phong phú khác nhau.
Người ta phân biệt:

* Macro - Marketing: ứng dụng cho các hệ thống lớn (toàn quốc, toàn cầu…)
nhằm điều kiện, điều chỉnh sự phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi khu vực và
toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã biết sử dụng Macro - Marketing như một công
cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường, hạn chế và chấm dứt khủng hoảng thừa…

* Micro - Marketing: ứng dụng trong những hệ thống nhỏ: Các công ty, xí
nghiệp, nhà hàng, khách sạn… Những thành công trong kinh doanh ở các đơn vị
này không tách rời các hoạt động Marketing hữu hiệu đã được tiến hành, khái
niệm Marketing nói chung thường đồng nhất với Micro - Marketing. Trong
nghiên cứu, giảng dạy Marketing người ta thường ưu tiên chọn Marketing của
một hãng, một xí nghiệp để nghiên cứu.

Người ta cũng thường phân loại Marketing ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất
bao gồm những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến việc trao đổi hàng hoá dịch vụ
nghĩa là lĩnh vực kinh doanh (Business Marketing). Nhóm thứ hai bao gồm các
lĩnh vực còn lại, phi kinh doanh (Non business Marketing).

Marketing kinh doanh (Business Marketing).
Business Marketing bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh có liên quan trực
tiếp đến sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ như:

SVTH:Trần Diễm Thy

5


Luận Văn Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

* Marketing công nghiệp (Industrial Marketing)
* Marketing thương mại ((Trade Marketing)
* Marketing trong nước (Domestic Marketing)
* Marketing quốc tế (International Marketing)
* Marketing xuất khẩu (Export Marketing)
* Marketing nhập khẩu (Import Marketing)
* Marketing tư liệu sản xuất (Mean of Production Marketing)
* Marketing dịch vụ (Service Marketing)
* Marketing hàng tiêu dùng (Consumer Goods Marketing)

Marketing phi kinh doanh (Non business Marketing).

Marketing phi kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vực ngoài phạm vi hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đó là sự vận dụng các nguyên lý Marketing vào các
hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, đảng phái, các tổ chức thể thao, văn
nghệ, tôn giáo...

6. 1 Một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P.
Sản phẩm.
Phát triển dải sản phẩm
Cải tiến chất lượng, đặc điểm, ứng dụng
Hợp nhất dải sản phẩm
Quy chuẩn hoá mẫu mã
Định vị
Nhãn hiệu
Giá
Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán


SVTH:Trần Diễm Thy

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

Áp dụng chính sách hớt bọt (skimming)
Áp dụng chính sách thâm nhập (penetration)
Truyền thông
Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)
Thay đổi phương thức truyền thông
Thay đổi cách tiếp cận
Kênh
Thay đổi phương thức giao hàng hoăc phân phối
Thay đổi dịch vụ
Thay đổi kênh phân phối
Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ.
Con người.
Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi
hỏi.
Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi
có sản phẩm mới
Chuẩn hoá dịch vụ khách hàng
Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của khách
hàng về mức độ hài lòng

Qui trình.
Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và
tăng hiệu quả.
Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như
qui trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành ...
Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.
Chứng minh cụ thể

SVTH:Trần Diễm Thy

7


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng giao dịch, trung tâm dịch vụ
khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
Ngoài ra còn có một số lựa chọn chiến lược marketing khác như:


Cải tiến hiệu quả điều hành hoạt động



Cải tiến hiệu quả hoạt động marketing




Cải tiến các thủ tục hành chính



Hợp lý hoá hệ thống sản phẩm



Rút lui khỏi thị trường đã chọn



Chuyên sâu về một sản phẩm hay thị trường



Thay đổi nhà cung cấp



Mua lại phương tiện sản xuất kinh doanh



Mua lại thị trường mới.

CHƯƠNG 2 :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI SẢN XUẤT DỊCH VỤ KỸ THUẬT TOÀN HẢO (SIÊU
THỊ ORIMARK).
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

2.1.1. Sự hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Thương Mại Sản Xuất Dịch vụ Kỹ Thuật Toàn Hảo là
doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quyết định số 176/GP-UP do UBND
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12/09/2003 theo giấy phép kinh doanh số:
4102053774

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT
KỸ THUẬT TOÀN HẢO .
Tên tiếng Anh: TOÀN HẢO TRADING COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt:
Trụ sở chính:

TOÀN HẢO TRADING CO,.LTD.
428 Điện Biên Phủ , Phương 11, Quận 10, TP.HCM

Điện thoại:
SVTH:Trần Diễm Thy

+84 (8) 8342128
8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Fax:
E-mail:

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

+84 (8) 83462003



Mã số thuế:

0309077167

Công ty TNHH Thương Mại Sản xuất Dịch Vụ kỹ thuật Toàn Hảo được
thành lập vào năm 2003, ban đầu Công ty kinh doanh bán buôn hàng tiêu dùng
và vật liệu xây dựng với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng . Cùng với xu hướng đổi mới
của đầt nước và để theo kịp cơ chế thị trường, Công ty ngày càng mở rộng và
phát triển với số vốn tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, Công ty cũng không
ngừng gia tăng các mặt hàng kinh doanh, đặt biệt là kinh doanh dịch vụ.
2.1.2. Sự ra đời của các đơn vị trực thuộc.
Trước năm 2002, hình thức siêu thị rất phổ biến ở các nước phát triển. Tuy
nhiên, loại hình này còn rất mới lạ đối với người dân Việt Nam nói chung và
người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Các hoạt động mua bán diễn ra chủ yếu ở các chợ, cửa hàng bách hóa, cửa
hàng bán lẻ,.v.v…làm nảy sinh một số vấn đề mà khách hàng quan tâm như
hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng quá thời hạn sử dụng, vệ sinh thực phẩm,
nói thách, cân thiếu, v.v…Mặt khác, các hoạt động mua bán ở chợ gây ô nhiễm
môi trường xung quanh, phòng chống cháy nổ không tốt. Ngoài ra còn có các
vấn đề khác như trộm cướp, móc giật, v.v…
Trong bối cảnh đó, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, ban lãnh đạo Công ty
nhận thấy đây là thời cơ xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ của Công ty tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, Ban lãnh đạo
Công ty thấy rằng siêu thị có tiềm năng phát triển và có khả năng thay thế cho
các chợ vì mức sống người dân này càng tăng, trình độ dân trí ngày càng phát
triển.
Từ những nhận định trên và kinh nghiệm học tập được trong các chuyến
khảo sát ở Philippines, Singapore, Malaysia, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định

thành lập Siêu thị đầu tiên với tên gọi là Orimark tọa lạc ở số 1.18 Lô B Chung

SVTH:Trần Diễm Thy

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

cư Hiệp Bình Chánh, Phường Hiệp Bình Chánh Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí
Minh
Nhìn chung, khách hàng đến với Siêu thị Orimark có thể giải quyết hàng loạt
các nhu cầu trong cuộc sống từ thiết yếu đến cao cấp. Siêu thị Orimark hiện đang
kinh doanh hàng trăm chủng loại hàng hóa và dịch vụ: thực phẩm, hóa mỹ phẩm,
hàng gia dụng,hàng trang trí nội thất, thiết bị tin học-truyền thông, tổ chức các
hoạt động thể thao-văn hóa-nghệ thuật: phối hợp cung cấp các dịch vụ ngân
hàng, cung cấp đường truyền Internet,v.v……
2.2. Vai trò chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương Mại Sản
Xuất Dịch Vụ Toàn Hảo (Siêu thị Orimark).
2.2.1. Chức năng và quyền hạn.
Công ty Toàn Hảo là một đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu giao dịch
riêng. Công ty được độc quyền mở tài khoản tại ngân hàng, được quyền tự chủ
về tài chính, tham gia quan hệ với tất cả các tổ chức, các thành phần kinh tế trong
và ngoài nước (Theo pháp luật Việt Nam) để mở rộng mạng lưới kinh doanh của
Công ty.
- Chức năng chính của Công ty là kinh doanh thương mại, bán lẻ hàng tiêu dùng,
vải sợi, quần áo may sẵn, hàng kim khí, điện máy, điện tử, thủ công mỹ nghệ, đồ
gỗ gia dụng, vậtliệu xây dựng.

- Đại lý gởi hàng hóa và các loại xe có động cơ (Xe hơi, xe máy, xe giới).
- Dịch vụ du lịch lữ hành, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ khác như: đặt
vé máy bay, đặt phòng khách sạn, cho thuê đồ cưới và trang điểm, tráng rọi ảnh
màu.
- Dịch vụ vui chơi giải trí, trò chơi điện tử, mua bán lương thực, thực phẩm, hóa
mỹ phẩm, bách hóa, đồ chơi, đồ dùng trẻ em, đồ dùng gia đình,v.v…
- Mua thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm,v.v…
- Dịch vụ cắt uốn tóc, mua bán bia rượu, thuốc lá sản xuất trong nước.
- Dịch vụ tin học: Sản xuất phần mềm, cài đặt chương trình, lắp đặt hệ thống

SVTH:Trần Diễm Thy

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

- mạng cục bộ. Mua bán và sữa chữa máy vi tính, linh kiện và thiết bị ngoại vi.
- Cho thuê mặt bằng kinh doanh khi vui chơi giải trí, hoạt động thể thao ( Phải
thực hiện theo quy định của pháp luật).
- Tổ chức biển diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ( Chỉ hoạt động khi có đủ điều
kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật).
- Hoạt động sinh hoạt văn hóa (Tổ chức họp mặt, giao lưu, v.v….).
2.2.2. Nhiệm vụ:
- Tuân thủ mọi chương trình, chính sách kinh tế, văn hóa, pháp luật của nhà nước
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng nhà nước.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cua Công ty, bảo toàn
và phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế

của đất nước đất nước.
- Có nhiệm vụ cung ứng các loại vật tư hàng hóa, hàng tiêu dùng phục vụ nhu
cầu của nhân dân.
- Tổ chức lưu thông phân phối, khai thác tiếp nhận các loại vật tư hàng hóa đáp
ứng nhu cầu xã hội.
- Nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao doanh số bán, tăng mức lợi nhuận,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn bộ nhân viên.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của các bộ công nhân viên.

SVTH:Trần Diễm Thy

11


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

2.3 . Cơ cấu tổ chức nhân sự và chức năng của các phòng ban.

2.3.1. Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự của Công ty:

Tổng Giám đốc
Maximark

Giám đốc điều hành hệ
thống siêu thị

Phó Tổng Giám đốc
công ty

Đại diện lãnh đạo
Giám đốc Tài chính

Phòng Quảng
Cáo-Ttiếp thị

Phòng Kỹ
thuật

Trưởng
phòng
Kỹ Thuật

Trưởng
phòng
Marketin
g

Bộ
phậ
n
Qu
ản

mặt
bằn
g

Bộ
phận

Quả
ng
cáo
tiếp
thị

Bộ
phận
Tiếp
tân
hướ
ng
dẫn

Phòng Hành
chính nhân
sự

Bộ
phậ
n
Kỹ
thu
ật

Bộ
phận
Kỹ
thuật
vi

tính

Phòng Kế toán

Trưởng
phòng
Nhân Sự

Bộ
phậ
n
Đô
ng
lạn
h

Bộ
phậ
n
Kh
o

Bộ
phậ
n

n
hàn
g


Kế toản
trưởng

Bộ
phậ
n
Tạp
vụ

Bộ
phậ
n
Th
u
ngâ
n

Bộ
phậ
n
Bả
o
vệ

Bộ
phậ
n
Kế
toá
n


điệ
n
Bảng 2: Sơ đồ tổ lạn
chức và cơ cấu nhân sự của Công Ty Toàn Hảo
h

SVTH:Trần Diễm Thy

12


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

Các Phòng Ban trên đều gắn kết với hoạt động của tất cả các Siêu thị Orimark.
Tổng số nhân viên của Công ty Toàn Hảo là 250 người. Trong đó nhân viên
quản lý 37 người, nhân viên kế tóan 30 người , nhân viên Siêu thị Orimark là 183
người Nhìn chung số lượng nhân viên bán hàng, nhân viên tạp vụ và nhân viên
bảo vệ chiếm đa số trong cơ cấu nhân viên công ty và trình độ của đa số họ là tốt
nghiệp phổ thông trở lên. Còn với các chức danh khác thì trình độ của họ tối
thiểu từ Cao đẳng, Đại học trở lên. Tấ cả các cán bộ công nhân viên của công ty
đều có tinh thần kỷ luật cao và rất năng động.
2.3.2. Chức năng các phòng ban:
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty theo mô hình vừa phân tán vừa tập
trung. Tại các Siêu thị thành viên đều có bộ máy quản lý hoạt động riêng nhưng
có sự giám sát của Tổng Công ty. Các bộ phận này đại diện cho từng Siêu thị và
hỗ trợ lẫn nhau. Công ty có 05 phòng ban chính là:
Ban Giám Đốc.

Phòng Quảng Cáo Tiếp Thị.
Phòng Hành Chính Nhân Sự.
Phòng Kỹ Thuật.
Phòng Kế Toán (Bộ phận Kế Toán).
2.3.2.1. Ban Giám đốc:
 Tổng Giám đốc điều hành Hệ thống Siêu thị:
Là người đứng đầu Công ty có quyền điều hành, chịu trách nhiệm cao nhất
về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của Công ty, trực tiếp chỉ
đạo các phòng ban của Công ty và chịu trách nhiệm trước Pháp Luật.
 Phó Tổng Giám đốc:
Giải quyết các hoạt động kinh doanh của Công ty khi Tổng Giám đốc đi
vắng, điều hành và chỉ đạo trực tiếp các hoạt động kinh doanh của Siêu thị và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao.
 Giám Đốc Siêu thị:

SVTH:Trần Diễm Thy

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý Siêu thị mình đảm trách và báo cáo
lên cho Tổng giám đốc.
2.3.2.2 Phòng Quảng Cáo – Tiếp Thị:
-

Nghiên cứu thị trường, chủ động tìm nguồn hàng, mở rộng giao dịch phối


hợp các phòng ban để xem xét các phương thức thanh toán về hoạt động mua
bán, nhập khẩu, tổ chức tiếp thị cung cấp thông tin.
-

Quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí…..

-

Tổ chức thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá

hàng bán, các chương trình bốc thăm trúng thưởng…
-

Thực hiện chức năng tư vấn và tham mưu cho giám đốc về thị trường các

mặt hàng kinh doanh của công ty.
-

Lắng nghe và tổng hợp ý kiến của khách hàng về chất lượng hàng hóa và

cung cách phục vụ của nhân viên công ty nhằm tìm biện pháp khắc phục kịp
thời.
2.3.2.3 Phòng Hành Chính Nhân Sự:
- Tổ chức tuyển dụng, lưu trữ, điều chỉnh, bảo quản và quản lý hồ sơ của
các cán bộ công nhân viên công ty.
- Tham mưu cho giám đốc về việc xét tuyển hay cho thôi việc nhân viên,
quản lý nhân sự, sắp xếp, nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức Công ty, xây dựng
nội dung, quy chế quản lý lao động.
- Thực hiện một số công việc và chế độ chính sách cũng như lương bổng,

khen thưởng cho nhân viên trong Công ty. Từ đó, tạo thêm động lực cho nhân
viên phấn khích làm việc để nâng cao khả năng phục vụ khách hàng tốt nhất và
qua đó sẽ nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng canh tranh hơn nữa.
2.3.2.4. Phòng Kế Toán:
 Kế toán trưởng:
- Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, điều hành hoạt động kế toán
của Công ty.

SVTH:Trần Diễm Thy

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

- Hướng dẫn các chế độ quản lý kinh tế, ài chính, giúp cho giám đốc trong
công việc tổ chức kiểm tra, kiểm kê, phân tích các hoạt động kinh tế, ký duyệt
các chứng từ kế toán và tài liệu liên quan đến công tác thanh toán hợp đồng. Kế
toán trưởng phân công nhiệm vụ và kiểm tra công tác thực hiện của các kế toán
viên.
 Kế toán tổng hợp:
- Là người cùng kế toán trưởng giám sát và đôn đốc các kế toán viên hoàn
thành công việc được giao, có nhiệm vụ tập hợp các số liệu phát sinh từ các Siêu
thị, hoạch toán, lên các báo các biểu kế toán.
- Ngoài ra, còn các Kế toán thanh toán, Kế toán tài sản cố định, Thủ
quỹ,…thực hiện các vấn đề liên quan đến vốn, tài sản, hàng hóa, công nợ của
Công ty trên lĩnh vực thống kê kế toán và tài chính theo đúng quy định của Pháp
Luật và đạt yêu cấu kết quả kinh tế cao.

2.3.2.5. Phòng kỹ thuật:
- Tổ chức thực hiện theo dõi cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt,
bảo trì hệ thống máy móc thiết bị.
- Quản lý hệ thống điện, dây cáp, tổng đài điện thoại. Bảo trì sữa chữa khi
có sự cố về kỹ thuật. Việc bảo quản máy móc hoạt động tốt trong mọi hoàn cảnh
để đảm bảo chất lượng hàng hóa, đèn chiếu sáng tốt,… có thể giúp cho khách
hàng cảm thấy thuận tiện, thoải mái cho việc mua sắm,…Từ đó giúp cho Công ty
hoàn thành tốt lời hứa với khách hàng, tạo dựng niềm tin, lòng yêu mến hơn nữa
cho thương hiệu Orimark trong thời buổi hiện nay.
2.4 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường:

Sức mạnh của các áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quy định mức độ của
đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của ngành. Khi các áp lực cạnh
tranh càng mạnh thì khả năng sinh lời và tăng giá hàng của các công ty cùng
ngành càng bị hạn chế, ngược lại khi áp lực cạnh tranh yếu thì đó là cơ hội cho

SVTH:Trần Diễm Thy

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

các công ty trong ngành thu được lợi nhuận cao.
Siêu thị CO.OP MART.
Liên minh Hợp Tác Xã Mua Bán Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị Hợp
Tác Xã đầu tiên được Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh Xuất Nhập
Khẩu trực tiếp tên giao dịch là Sài Gòn CO.OP theo quyết định số 285/QĐ_VB

ngày 15/05/1989. Đặc biệt, CO.OP MART chiếm 40% thị phần các siêu thị tại
Tp.HCM với 40.000 điểm bán lẻ và phân phối hàng tiêu dùng trong cả nước.
Ngoài ra siêu thị CO.OP MART có những nét cần chú ý sau:
Điểm mạnh:
 Là thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế
 Có nhiều chi nhánh.
 Mặt hàng phong phú
 Địa điểm tiện lợi
 Giá cả cạnh tranh nhất
 Được xem là nơi cung cấp nguồn hàng sơ chế và tươi sống tốt nhất trong
các siêu thị.
Điểm yếu:
 Không bán quá nhiều hàng nhập khẩu
 Trưng bày không sang trọng
Siêu thị Big C:
Tiền thân là hệ thống siêu thị Cora và đổi tên thành siêu thị Big C vào tháng
3/2003. Tập đoàn Bourbon đã ký hợp đồng mượn thương hiệu Big C của tập
đoàn Casino (Pháp) hiện có đến 500 siêu thị trên toàn thế giới. Big C đã đầu tư
khoảng 120 triệu USD cho mở các siêu thị tại Việt Nam như Big C Hà Nội, Biên

SVTH:Trần Diễm Thy

16


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra siêu thị Big C có

những điểm cần chú ý sau:
Điểm mạnh:
 Không gian rộng
 Bán khá nhiều dòng sản phẩm thông dụng
 Giá cả khá hợp lý.
 Chương trình khuyến mãi thường xuyên và được thông báo rộng rãi (qua
những tờ rơi phân phát đến tại nhà)
 Mặt hàng phong phú
 Đáp ứng được nhu cầu của gia đình.
 Có mặt hàng bánh mì Pháp
Điểm yếu:
 Có thực phẩm nhập khẩu, nhưng chưa được người dân ưa chuộng lắm.
 Định vị không rõ ràng trong nhận thức của khách hàng. Khá giống khách
hàng của siêu thị CO.OP MART.
 Tù túng và ngột ngạt
Siêu thị Metro:
Được thành lập từ năm 2002, Tập đoàn Cash & Carry đã có 7 trung tâm mua
bán ở Việt Nam (Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, và Cần Thơ). Với mức
doanh thu ròng 60 tỷ EUR vào năm 2006 đã thể hiện đẳng cấp của tập đoàn bán
lẻ thứ ba trên thế giới này. Ngoài ra, Metro còn có những điểm đáng chú ý sau:
Điểm mạnh:
 Giá cả rất hấp dẫn (Giá bán sĩ) – (Do Metro đặt hàng tận nhà sản xuất,
thậm chí bao tiêu sản phẩm để có nguồn hàng thu vào giá thấp), đặc biệt

SVTH:Trần Diễm Thy

17


Luận Văn Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

 là những mặt hàng bột giặc và thức ăn.
 Khuyến mãi thu hút.
 Cách trưng bày hàng hóa hiện đại, giống nước ngoài.
 Mặt hàng phong phú để lựa chọn (10.000 chủng loại)
 Lối đi thênh thang, quản lý theo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm yếu:
 Quá xa thành phố
 Giới hạn người vào
 Phải mua số lượng nhiều
 Thái độ của Nhân viên phục vụ chưa tốt.
Ngoài các đối thủ cạnh trên, siêu thị Orimark còn gặp phải các hệ thống bán
lẻ cạnh tranh khác trong và ngoài nước như: Siêu thị Citimart - siêu thị do Công
ty Đông Hưng quản lý, được phân bố ở một số thành phố lớn. Đối tượng khách
hàng nhắm tới là người tiêu dùng bình dân và khách hàng là người nước ngoài,
siêu thị Sài Gòn, siêu thị Fivimart, Shop & Go, Hệ thống G7 Mart trải dài
trên khắp cả nước, Parson (Malaysia) chính thức khai thác kinh doanh Trung
tâm Thương mại Sài Gòn Tourist tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4/2005,
02 tập đoàn bán lẻ quốc tế là DairyFarm (Hồng Kông), Wal-Mart đang tiến
hành những thủ tục cuối cùng để tiến vào kinh doanh tại Việt Nam và các chợ
lớn nhỏ, các cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên dụng,…
+ Thuận lợi: ngoài các điểm mạnh riêng thì các siêu thị còn có các điểm thiếu
sót. Do đó siêu thị Orimark không ngừng củng cố chất lượng phục vụ, hạn chế
tối đa các điểm chưa được để thu hút thêm nhiều hơn nữa khách hàng đến với
siêu thị.

SVTH:Trần Diễm Thy


18


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

+ Khó khăn: ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, không những là các
siêu thị, cửa hàng, chợ,… trong nước mà còn có thêm các đại gia bán lẻ khác sẽ
và đang thu hút bớt lượng khách đến với Orimark.

2.5 Nguồn hàng và quy trình cung ứng sản phẩm tại siêu thị Orimark:

2.5.1. Nguồn hàng cung ứng- cơ cấu mặt hàng.

So với các Siêu thị khác, chủng loại hàng hóa được bày bán trong hệ thống
Siêu thị Orimark đa dạng vượt trội hơn nhiều từ nhóm hàng, ngành hàng và phân
nhóm hàng trong ngành hàng đó, sự phong phú từ kiểu dáng, mẫu mã, nguồn gốc
của hàng hóa. Đây chính là điểm nổi bật của Siêu thị Orimark so với các hệ
thống Siêu thị khác như: Coopmart, BigC, Cora…Hiện nay, Siêu thị có hơn
30.000 mặt hàng khác nhau chia thành 2 nhóm cơ bản được bày bán trong Siêu
thị: ngành thực phẩm và ngành bách hóa.
2.5.1.1. Ngành thực phẩm

- Thực phẩm tươi sống và hàng đông lạnh: Thực phẩm bày bán ở đây chủ
yếu lấy từ các nhà sản xuất trong Thành phố như: Công Ty Chế Biến Thủy Hải
Sản Sao Việt, Cầu Tre, Vissan….
- Đồ hộp và thực phẩm chế biến công nghiệp: Ngoài các nhãn hiệu nổi tiếng
trong nước như: Hạ Long, Vissan… còn có các nhãn hiệu nổi tiếng của Pháp,
Mỹ, Hà Lan… Thực phẩm công nghiệp có các nhãn hiệu như: Miliket, Vifon,

Aone… và một số có nguồn gốc từ nước ngoài.
- Bánh, kẹo, cà phê: Bánh kẹo gồm các loại chocolate của Pháp, các loại kẹo
dẻo của Mỹ, Thái Lan…và các nhà cung cấp trong nước như: Công ty Hải Hà,
Công ty Đường Biên Hòa, Quãng Ngãi…Trà có trà xanh, Thái Nguyên. Cà phê

SVTH:Trần Diễm Thy

19


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

có các nhãn hiệu của Indonesia, Nestlé của Hà Lan, VinaCafe của Việt Nam,
Trung Nguyên, VinaMilk…
- Sữa và các loại nước uống: Là mặt hàng có nhiều nhãn hiệu. có các loại sữa bột
béo có đường và không có đường, sữa đóng lon, sữa bột, sữa tươi, sữa có hàm
lượng Canxi cao, sữa dành cho trẻ em, người già hoặc phụ nữ đang mang thai…
Tại đây có các nhãn hiệu nổi tiếng của Úc, Mỹ, Newzealand... Về nước uống có:
Coca-Cola, Pepsi, Sài Gòn, Bến Thành, Tribico, Chương Dương…
- Gia vị và nước chấm chủ yếu là thuộc các nhà sản xuất trong nước.
2.5.1.2. Ngành bách hóa

- Mỹ phẩm và các chất tẩy rửa: Có nhiều chủng loại của các nhà sản xuất
trong lẫn ngoài nước như: Jonhson & Jonhson, P&G, DeBon, Nivea, Lancome,
Mỹ Hảo, Hóa Mỹ Phẩm Sài Gòn…
- Hàng gia dụng: Kinh doanh các mặt hàng thiết yếu nhất cho sinh hoạt gia
đình như: Chén, dụng cụ bếp, đồ chơi trẻ em, quà lưu niệm.. Đa số các mặt hàng
này được sản xuất trong nước, một số ít nhập từ Thái Lan, Trung Quốc...

- Quần áo may sẵn và vải sợi: Có các loại thời trang của Pháp, Ý… và các
nhà sản xuất trong nước như: Sài Gòn II, Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, May
10… Về vải sợi,các sản phẩm có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc, Hồng
Kông, Mỹ… Còn có Thái Tuấn, Việt Thắng, Phong Phú của Việt Nam.

SVTH:Trần Diễm Thy

20


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

2.5.2.Quy trình cung ứng sản phẩm:

1-Khách chào hàng
Tìm nguồn hàng
2-Xem xét và khảo sát
thông tin sp từ nhà cung cấp

13-Nhu cầu mua
hàng của siêu thị
2a-Từ chối

3-Thỏa thuận chọn nhà
cung cấp
4-Ký hợp đồng

5-Đặt hàng


6-Nhận hàng

7-Kiểm tra hàng

7a-Từ chối nhận hàng và
trả lại nhà cung cấp

8-Nhập hàng

9-Thanh tóan

10-Đánh giá lại nhà cung
cấp

10a-Thanh lý hợp
đồng

11-Tiếp tục hợp đồng

12-Lưu hồ sơ

Bảng 3: Quy trình cung ứng sản phẩm
SVTH:Trần Diễm Thy

21


Luận Văn Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

Giải thích:
Bước 1: Nhà cung cấp có nhu cầu đến công ty để chào hàng.
Bước 2: Công ty kiểm tra và xem xét thông tin về sản phẩm.
Bước 2a: Nếu xét thấy thông tin về sản phẩm không phù hợp với siêu thị
công ty sẽ từ chối nhà cung cấp.
Bước 3: Nếu xét thấy sản phẩm phù hợp thì công ty sẽ lựa chọn nhà cung
cấp nào là hợp lý nhất để hợp tác.
Bước 4: Tiến hành ký hợp đồng với nhà cung cấp.
Bước 5: Đặt hàng nhà cung cấp số lượng cụ thể cần.
Bước 6: Nhận hàng từ nhà cung cấp.
Bước 7: Kiểm tra hàng từ nhà cung cấp nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Bước 7a: Từ chối nhận hàng nếu hàng hóa kiểm tra không đạt yêu cầu và trả
lại hàng cho nhà cung cấp.
Bước 8: Nếu hàng kiểm tra đạt yêu cầu sẽ tiến hành nhập hàng vào kho.
Bước 9: Thực hiện việc thanh toán cho nhà cung cấp.
Bước 10: Thông qua số lượng tiêu thụ và chất lượng của sản phẩm để đánh
giá lại về nhà cung cấp.
Bước 10a: Nếu thấy nhà cung cấp không đủ năng lực sẽ tiến hành thanh lý
hợp đồng.
Bước 11: Nếu nhà cung cấp nào đạt yêu cầu thì tiếp tục hợp đồng với họ.
Bước 12: Tiến hành lưu hồ sơ nhằm hợp tác lâu dài.
Bước 13: Khi siêu thị có nhu cầu mua hàng sẽ tiến hành đặt hàng với nhà
cung cấp đã lưu hồ sơ.
2.6. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Toàn
Hảo(Siêu thị Orimark)

SVTH:Trần Diễm Thy


22


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Ngun

Năm

Năm

Năm

So sánh

So sánh

2007

2008

2009

2007-2008

2008-2009

Tuyệt

(1)


Chỉ tiêu

Doanh

thu

bán

(2)

(3)

Tỷ lệ Tuyệt

đối (4) %(5)

đối (6)

Tỷ lệ
%(7)

hàng

&ø cung cấp dòch vụ (A)

288,782 337,875 462,889

49,093


117

125,014 137

Giá vốn hàng bán

220,323 253,371 350,498

33,048

115

97,127

138

Lợi nhuận gộp

68,459

84,504

112,390

16,045

123

27,886


133

chính (B)

29

34

41

5

117

7

121

Doanh thu thuần (A)+(B)

288,811 337,909 462,930

49,098

117

125,021 137

nghiệp


50,974

56,581

64,163

5,607

111

7,582

113

Lợi nhuận thuần

17,514

27,957

48,268

10,443

160

20,311

173


Thu nhập khác

7

8

10

1

114

2

125

Chi phí khác

10

10

11

0

100

1


110

Lợi nhuận khác

-3

-2

-1

1

67

1

50

Thu nhập trước thuế

17,511

27,955

48,267

10,444

160


20,312

173

Thuế thu nhập

4,903

7,827

13,515

2,924

160

5,687

173

Lợi nhuận sau thuế

12,608

20,128

34,752

7,520


160

14,625

173

Doanh thu hoạt động tài

Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh

(Nguồn: Phòng Kế Tốn – Tài Chính Cơng ty Tồn Hảo).
Bảng 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TỒN HẢO NĂM
2008-2009)
SVTH:Trần Diễm Thy

23


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên

Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty.
 Doanh thu thuần giữa 02 năm 2008-2009 tăng 37%, tức tăng 125,021 tỷ
đồng.Qua đó cho thấy, mức tăng này là khá cao tăng hơn gấp đôi so với kỳ
2007-2008(17%).Chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả hơn trước và cho thấy
mức độ tăng trưởng ngày càng cao của công ty. .
 Chi phí doanh nghiệp tăng 13% nếu so sánh giữa năm 2008 và năm 2009,

tức tăng 7,582 tỷ đồng, cao hơn so với kỳ 2007-2008(11%-5,607 tỷ đồng),tuy
nhiên chi phí doanh nghiệp tăng không đáng kể so với mức tăng về doanh
thu.Nếu doanh nghiệp có biện pháp hữu hiệu trong vấn đề chi phí thì hiệu quả
kinh doanh sẽ còn cao hơn nữa
 Giá vốn hàng bán giữa năm 2008 -2009 có sự gia tăng là 38% ,mức tăng
97,127 tỷ đồng. tăng từ 253,371 tỷ đồng lên 350,498 tỷ đồng. Sự gia tăng này là
do giá xăng dầu thế giới tăng trong thời gian gần đây, dưới áp lưc này khiến cho
các công ty sản xuất - cung ứng các mặt hàng vào siêu thị tăng giá bán hàng của
họ, làm cho giá vốn hàng bán của siêu thị Orimark tăng theo.
 Lợi nhuận sau thuế năm giữa năm 2008-2009 tăng 14,265 tỷ đồng, tăng
73%, tức là tăng từ 20,128 tỷ đồng năm 2008 lên 34,752 tỷ đồng năm 2009. Vì
sự gia tăng về doanh thu cao hơn sự gia tăng về chi phí, làm cho lợi nhuận sau
thuế của Công ty cũng tăng khá cao.
Nhận xét chung: Qua kết quả hoạt động của công ty trong những năm gần đây ta
thấy được tình hình kinh doanh của công ty tương đối khả quan, doanh thu đều
có xu hướng tăng nhanh qua từng năm. Mặc dù chi phí trong kỳ 2008-2009 có
tăng so với kỳ 2007-2008 nhưng không đáng kể. Nhìn chung tình hình kinh
doanh của công ty tương đối tốt, do đó cần phát huy và duy trì sự ổn định
này.Đồng thời cũng nên xem xét chính sách về chi phí nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.

SVTH:Trần Diễm Thy

24


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Trần Văn Phước Nguyên


Vòng quay hàng tồn kho: V=Doanh thu thuần/Hàng tồn kho
Năm 2008: V=337,909/27,876=12 lần>1
Năm 2009: V=462,930/27,198=17 lần>1
Với hệ số hàng tồn kho 02 năm đều lớn hơn 01 và ta thấy số vòng quay hàng tồn
kho năm 2009 cao hơn gần 02 lần so với năm 2008. Điều này cho thấy hàng tồn
kho của Công ty khá tốt. Đó chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả nguồn vốn.
Cuối kỳ hàng tồn kho tăng do Siêu thị mua hàng dữ trữ cho dịp Tết cổ truyền và
bán ra đầu năm.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: H= Doanh thu thuần/ Tài sản cố
định
Năm 2008: H=337,909/23,348=15 lần > 1
Năm 2009: H=462,930/25,198= 19 lần>1
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2009 tăng lên so với năm 2008. Đây là
dấu hiệu tốt của công ty và sự gia tăng ở đây là do doanh thu thuần tăng nhanh
và phần tài sản cố định giảm đi chút ít. Vì vậy, công suất sử dụng tài sản cố định
rất hiệu quả. Cụ thể, việc tận dụng mọi vị trí có thể trong Siêu thị như cho thuê
mặt bằng, quầy kệ, nơi trưng bày hàng hóa, pano quảng cáo trong Siêu thị.
Hệ số khả năng thanh toán:= Tổng tài sản/Nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán đầu kỳ=37,321/13,965=2,67 lần
Hệ số khả năng thanh toán cuối kỳ=39,67/17,198=2,66 lần
Ý nghĩa: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đạt yêu cầu( Hệ số thanh
toán>2) nhưng cuối năm lại có xu hướng giảm so với đầu năm. Điều này thể
hiện rằng: Cứ 1 đồng nợ có 2,67 đồng tài sản đảm bảo ở đầu kỳ 2,66 đồng ở
cuối kỳ. Doanh nghiệp cần giải phóng 100/2,67=37,45% tài sản vào đầu năm và
100/2,66=37,59% tài sản vào cuối năm mới đủ thanh toán nợ.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:=(Tài sản lưu động+Ddầu tư
ngắn hạn)/Tổng nợ ngắn hạn.
Số đầu kỳ= 26,072/13,965=1,68 lần.

SVTH:Trần Diễm Thy


25


×