Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng xã hội hoá ở các trường tiểu học huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.29 KB, 137 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRẦN VĂNTRƯỜNG
CHIẾN ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
THEO HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYÊN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐINH

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC


TRẦN VĂN CHIẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
THEO HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mai Hương


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp tác giả đã
được sự giúp đỡ tận tình của:
Thầy Cơ Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Hà Hội 2, q thầy cơ ở phịng
sau đại học, Thầy, Cơ trong khoa Quản lý giáo dục, Thầy, cô trực tiếp giảng dạy lớp
Cao học quản lý giáo dục khóa 18 của trường Đại học Sư Phạm Hà Hội 2 đã tận tình
giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả ừong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.


Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự nhiệt tình, tận tâm hướng
dẫn, giúp đỡ của Cơ giáo hướng dẫn -TS Nguyễn Mai Hương trong quá trình hướng
dẫn tác giả viết luận văn.
Ngoài ra tác giả cũng nhận được sự hỗ trợ, động viên, kích lệ và tạo điều kiện
thuận lợi về nhiều mặt của:
Lãnh đạo các ban ngành, đồn thể; lãnh đạo, chun viên phịng Giáo dục và
đào tạo, Ban giám hiệu các trường tiểu học ở Huyện Nghĩa Hưng; Ban đại diện cha
mẹ học sinh.
Đồng nghiệp, gia đình và bạn hữu.
Dù đã cố gắng, song chắc chắn luận văn này cịn nhiều thiếu sót mong sự giúp
đỡ góp ý của q Thầy, cơ và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Nam Định, thảng 7 năm 2016
Tác giả

Trần Văn Chiến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác và các thơng tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nam Định, tháng 7 năm 2016
Tác giả

Trần Văn Chiến


5


MỤC LỤC


6

0•
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh


1.1.1.

Biện pháp 4: Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp giáo
V


8

DANH MUC CÁC CHỮ VIÉT TẮT TRONG ĐÈ TÀI
BCH
Ban chấp hành
CBQL

Cán bộ quản lý

CMHS

Cha mẹ học sinh

CSVC


Cơ sở vật chất giáo viên

CSVN

Cộng sản Việt Nam

GD&TĐ

Giáo dục và đào tạo

GDKNS
Bảng
2.1

Giáo dục kỹ năng sống

GV

Giáo viên

GVCN
Bảng
2.2

Giáo viên chủ nhiệm

HĐGD

Hoạt động giáo dục


HS 2.3
Bảng

Học sinh

HS-SV

Học sinh - sinh viên

Bảng
KNS 2.4

Kỹ năng sống

NGLL

Ngoài giờ lên lớp

Bảng
2.5
NQ-CP

Nghị quyết - chính phủ

QLGD

Quản lý giáo dục

Bảng
TH 2.6


Tiểu học

UBND
Bảng

ủy ban nhân dân

XH
2.7

Xã hội

XHH
Bảng
XHHGD
2.8

Xã hội hoá
Xã hội hoá giáo dục

Bảng
DANH MUC BẢNG
2.9
Mạng lưới trường lớp quy mô học sinh (Số liệu năm học 50
2014-2015)...................................................................................
Đánh giá về kỹ năng sống hiện có của học sinh tiểu học 53
Bảng

2.10



9

huyện Nghĩa Hưng.......................................................................
Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện giáo dục 58
kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.............................................
Ý kiến của giáo viên về tổ chức hướng dẫn kỹ năng sống 59
cho học sinh.................................................................................
Các môn học, những hoạt động góp phần vào việc giáo 60
dục kỹ năng sống cho học sinh....................................................
Những kỹ năng sống được nhà trường quan tâm giáo dục 62
cho học sinh tiểu học...................................................................
Những hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh................ 64
Những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh............... 67
Đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học các trường tiểu 69 học công lập trên địa
bàn huyện Nghĩa Hưng năm học
2014-2015....................................................................................
Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống ( KC135 giáo 71
viên & CBQL).............................................................................
Nội dung kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống của cán 72
bộ quản lý....................................................................................
Tổ chức chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học 73
sinh...............................................................................................
Kiểm tra đánh giá công tác giáo dục kỹ năng sống cho 76 học sinh


1

Bảng 2.14

Ảnh hưởng của những lực lượng giáo dục, lực lượng xã 78 hội đối với công tác giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh..
Bảnggiá
2.15
Đánh
của cán bộ quản lý , giáo viên và cha mẹ học 81 sinh về lý do hình thành
những kỹ năng sống cần thiết cho
học sinh cịn bị hạn chế...............................................................
Bảng 3.1
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 115 quản lý hoạt động giáo dục
KNS cho học sinh tiểu học
theo ý kiến chuyên gia.................................................................
Bảng 3.2
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản 117 lí hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiểu học.. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các
Bảng 3.3
biện 119 pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, sơ ĐỒ Nhận thức về mức độ quan tâm đến việc
giáo dục KNS 57
Biểu
đồ
cho học sinh tiểu học của các nhà trường..........................
Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động 116
2.1 Biểu
GD KNS cho HS tiểu học.......................................................
Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động 118
đồ
3.1
giáo dục KNS cho học sinh tiểu học.................................

Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 120 biện pháp quản lí hoạt
Biểu
đồ
động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học................................................................
3.2
Biểuhệ giũa các biện pháp quản lí giáo dục kỹ 112 năng sống
Mối quan
Sơ đồ


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Kỹ năng sống (KNS) cho thanh thiếu niên là vấn đề được hầu hết các
quốc gia trên thế giới quan tâm, chú ý. Điều này càng thể hiện rõ ở các quốc gia phát
triển như : Hoa Kì, Pháp, Canada, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Singapore.... Ở Việt Nam,
thời gian gần đây vấn đề giáo dục KNS cho HS-SV đã nhận được sự quan tâm nhiều
hơn từ các cấp quản lý giáo dục và các nhà khoa học.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến phương
diện lý luận và thực tiễn của việc rèn KNS thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
và các con đường khác, đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu thực tiễn nhằm nêu ra sự
cần thiết phải đẩy mạnh việc giáo dục KNS cho HS-SV ở tất cả các cơ sở giáo dục.
Tuy vậy, số cơng trình nghiên cưú về lý luận, thực tiễn, nhất là thực tiễn giáo dục KNS
ở trường Tiểu học chưa nhiều.
Các cơng trình nghiên cứu trước đây, bước đầu đã đề cập tới tầm quan trọng của
giáo dục KNS cho HS-SV nhưng chưa làm rõ những vấn đề liên quan đến công tác
giáo dục KNS cho HS mà nhất là HS tiểu học. Một số vấn đề như: Vai trò của trường

Tiểu học trong việc hình thành KNS của HS; các con đường hình thành KNS của HS
Tiểu học; cần quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp như thế nào để nâng cao hiệu
quả giáo dục KNS cho HS tiểu học; Các điều kiện để thực hiện việc quản lý hoạt động
giáo dục KNS cho học sinh ở trường tiểu học.. .thì chưa được nghiên cứu sâu, do đó về
mặt lý luận đòi hỏi cần làm rõ hơn. Nghiên cứu của tác giả sẽ góp phần làm sáng tỏ
vấn đề trên.
Việc giáo dục KNS cho HS là vấn đề được Đảng, Nhà Nước rất quan tâm điều
đó thể hiện ở Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 2, lần thứ 5 khố
VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc Đảng CSVN lần thứ IX, Nghị quyết đại
hội đại biểu Đảng tồn quốc các khóa XI và XII; Chiến lược phát triển Giáo dục giai
đoạn 2011-2020. Nghị quyết số 29/2013-


1

NQ/TW ra ngày 14/1/2013 của Ban chấp hành TW, Luật giáo dục 2005, Luật Giáo dục
sửa đổi 2009, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thơng có nhiều cấp học (gọi tắt là điều lệ trường trung học) do Bộ GD&ĐT ban
hành năm 2011 đã chỉ ra: Ngành GD&ĐT phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống
cho học sinh, sinh viên.
Sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và những áp lực của XH về tình ừạng đi
xuống về mặt đạo đức của một bộ phận khơng nhỏ HS-SV, địi hỏi ngành GD&ĐT cần
tăng cường việc giáo dục KNS cho HS. Bộ GD&ĐT đã gửi các công văn số:
5438/BGDĐT-GDTH ra ngày 17 tháng 8 năm 2011 V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học và Số: 5379/BGDĐT-GDTH ra ngày
20 tháng 8 năm 2012 v/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với
giáo dục tiểu học; Công văn số 4323/BGDĐT-GDTH ra ngày 25 tháng 8 năm 2015
v/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với giáo dục tiểu học. Các
hướng dẫn đã nhấn mạnh: “Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua

các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ
động phối hợp với gia đình và cộng đồng ừong giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho
học sinh.”
Bắt đầu từ năm học 2010 - 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo
dục kỹ năng sống (KNS) lồng ghép vào một số môn học ở bậc tiểu học. Ngày 28 tháng
2 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT về
Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ
chính khố. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và
Đào tạo lại chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục KNS cho học sinh để định hướng
chung nên mỗi trường có một cách dạy riêng và nhiều giáo viên cịn lúng túng trong
q trình dạy học dẫn đến việc giáo dục kỹ năng sống chưa đạt hiệu quả.
Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nền tảng của giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu


1

học có tàm quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của mỗi người. Giáo dục
KNS ngay từ cấp học này sẽ giúp học hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và nhân cách. Trong hoạt động quản lý của ban
giám hiệu, quản lý hoạt động giáo dục KNS là một phần quan trọng ừong việc giáo
dục toàn diện học sinh.
Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu
học, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo
hướng xã hội hoá ở các trường tiểu học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”

2. Mục đích nghiền cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo dục KNS
cho học sinh tiểu học, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý của ban giám hiệu trường
tiểu học đối với hoạt động giáo dục KNS cho học sinh theo hướng xã hội hoá ở các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Khái quát hóa lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng xã hội
hoá ở trường tiểu học.

-

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng xã
hội hoá cho HS các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

-

Đồ xuất các biện pháp quản lý hoạt giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng xã
hội hoá ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1.

Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học

4.2.

Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học theo

hướng xã hội hoá.



1

4.3.
-

Phạm vỉ nghiên cứu

Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học được giới hạn thông qua hai hoạt động
chính là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

-

Các nghiên cứu thực tiễn được triển khai 6 trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định gồm (TH Nghĩa Minh, TH Nghĩa Trung, TH Nghĩa Hồng A, TH
Nghĩa Phúc, TH Rạng Đông, TH Nghĩa Tân.)

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.
-

Nhóm phương pháp nghiên cứu ỉý thuyết

Nghiên cứu, phân tích, tổng họp, hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến nội dung đề
tài.

-

Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn
đề QLGD, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.


-

Phân tích, tổng họp những tư liệu, tài liệu lý luận về QLGD, QLGD tiểu học, giáo dục
KNS, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những kết quả khảo sát, đánh giá công
tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng xã hội hoá để xây dựng các
khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

5.2.

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phiếu điều tra (Ankét) đối với cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tìm hiểu

thực trạng của việc quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tìm hiểu
các kỹ năng sống cần thiết nhất cho học sinh tiểu học ở và thực trạng việc giáo dục kỹ
năng sống theo hướng xã hội hoá ở các trường tiểu học.
*

Phương pháp quan sát
Quan sát cách tổ chức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, cơng tác giáo dục
KNS cho học sinh tiểu học.

*

Phương pháp tổng kết kỉnh nghiệm
Tìm hiểu kỉnh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên về việc quản lý và tổ chức
cũng như sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng


1


xã hội hoá.
*

Phương pháp chuyên gia
Tổ chức thảo luận chuyên đề, lấy ý kiến các chuyên gia về một số kết quả
nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
Phương pháp cũng được sử dụng để đánh giá tính khả thi của các giải pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng xã hội hoá trước khi tổ chức thử
nghiệm.
*Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thu thập, xử lí và phân tích các số
liệu nghiên cứu thông qua các tham số thống kê.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện các biện pháp quản lý của nhà trường đối với hoạt động giáo dục
KNS cho học sinh theo hướng: nâng cao nhận thức cho các chủ thể về hoạt động giáo
dục KNS cho học sinh tiểu học; kế hoạch hóa hoạt động giáo dục KNS; xây dựng, phát
triển đội ngũ giáo viên có năng lực giáo dục KNS cho học sinh; đổi mới các thành tố
cấu trúc của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh; phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng trong, ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh thì kết quả hoạt động
giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh
Nam Định sẽ được nâng cao.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đàu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu
học theo hướng xã hội hoá
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng xã hội

hoá ở các trường tiểu học huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng xã


1

hội hoá cho học sinh các trường tiểu học huyện Nghĩa Hung, tinh Nam Định.


CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUÂN VỀ QUẢN LÝ HOAT ĐÔNG GIÁO DUC KỸ NĂNG
SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO HƯỚNG XÃ HỘI HOÁ

1. Lý do chọn đề tài
1.1.
1.1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu về xã hội hoá công tác giáo dục trong nhà trường
Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có một nền Giáo dục tương ứng với trình độ, tốc độ phát

triển của xã hội trong giai đoạn lịch sử đó. Giáo dục là sự phản ánh sinh động nhất về trình độ
phát triển của nền kinh tế - xã hội (KT- XH), chịu sự ảnh hưởng chi phối của truyền thống văn
hoá, những điều kiện bối cảnh phát triển của một địa phương, một dân tộc, một đất nước, khái
quát hơn là một thời đại, vì thế, cũng có thể xem đó chính là bản chất xã hội của Giáo dục.
Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người. Các nhà nghiên cứu lịch sử
giáo dục, xã hội, văn hoá và các nền văn minh trước đây đều khẳng định: con người ln sống
trong trình độ xã hội nhất định. Với ý nghĩa ừên, “giáo dục là một hiện tượng xã hội có ảnh
hưởng rất to lớn và rất quan trọng đổi với sự phát triển con người và sự phát triển xã hội”
[12, tr.97], là hoạt động đặc trưng của xã hội loài người. Chừng nào xã hội loài người cịn tồn
tại, chừng đó Giáo dục tiếp tục tồn tại và phát triển, Giáo dục chỉ mất đi khi xã hội lồi người

khơng cịn tồn tại. Điều này có nghĩa là không thể tách rời Giáo dục ra khỏi đời sống xã hội, nói
cách khác, khơng có giáo dục đứng ngồi xã hội, cũng có nghĩa là khơng có xã hội nào có thể
phát triển mà khơng gắn liền với vai trò lịch sử của một nền Giáo dục.
Ở nước ta, tư tưởng xã hội hóa cơng tác xã hội đã được hình thảnh và ni dưỡng từ rất
sớm trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, qua mỗi giai đoạn nó càng được phát
triển lên với một trình độ mới, cao hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Từ xa xưa, người anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã từng đúc kết sức mạnh đoàn kết của dân tộc bằng nhận định rất nổi
tiếng: “Dâng thuyền lên cũng là dân, làm lật thuyền cũng là dân”. Sau này Bác Hồ càng thấy rõ
sức mạnh của tinh thần đồn kết dân tộc, Người nói: “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó
vạn lần dân liệu cũng xong”. Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, dưới sự lãnh đạo của
Đảng đứng đàu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương “Giáo dục là sự nghiệp của
quần chúng”. Ngay sau ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam


dân chủ cộng hoà một ngày (ngày 03/9/1945) trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ cộng hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ đầu tiên cần làm gấp của Giáo dục
là chống giặc dốt, Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ” [15, tr.36].
Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), đường lối đổi mới toàn diện của
Đảng đã mở đầu cho sự phát triển mới về kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có Giáo dục.
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đặt dấu mốc quan họng ừong
lịch sử xây dựng và phát triển nền Giáo dục Việt Nam, Hội nghị đã thảo luận và ra Nghị quyết
về sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Từ sau Đại hội lần thứ VII, ừên các văn kiện của Đảng và Nhà
nước, các tài liệu khoa học giáo dục, trên sách báo đài..., chúng ta thường gặp thuật ngữ “xã hội
hoá” đối với các lĩnh vực hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, dân số - kế hoạch hố
gia đình, thể dục thể thao, Giáo dục - Đào tạo.. .Như vậy, chuyển sang thời kỳ đổi mới, xã hội
hoá việc thực hiện các chính sách xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong đó
có chủ trương về xã hội hóa Giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Đây cũng là trọng trách, đồng thời cũng là vinh dự lớn lao
mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành Giáo dục - đào tạo. Vì vậy, hơn bao giờ hết, lúc này

ngành Giáo dục - đào tạo càn có các biện pháp hữu hiệu khắc phục những khó khăn bất cập
trong thời gian qua, trong đó đẩy mạnh xã hội hóa Giáo dục được coi là một chủ trưomg vô
cùng quan trọng.
Đại hội VIII của Đảng nêu rõ về chủ trương xã hội hoá:

. .Các vấn đề

chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hố. Nhà nước giữ vai trị nịng cốt đồng
thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chức
nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội” [9, Ừ.32]. Một lần nữa xã hội hóa Giáo
dục lại được đặt lên một tầm cao mới, sâu rộng hơn. Thể chế hố các chủ trương ừên, Chính phủ
đã ra Nghị quyết số 90/CP và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, ngày 19/8/1999 về “phương hướng
và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá”. Tại phiên họp thường kỳ tháng
9/2004, Chính phủ đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 90 và Nghị định số 73 và tiếp
tục ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y


tế và thể dục thể thao. Ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khố XI đã thơng qua Luật
Giáo dục (2005), trong chương 1, điều 12: Xã hội hố sự nghiệp Giáo dục, ghi rõ vai ừị của các
đối tượng tham gia xã hội hóa cơng tác Giáo dục: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát
triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoả các loại hình trường và các hình thức giáo
dục...” [25, ừ. 10]. Quyết định số 20/2005/QĐ - BGD&ĐT, ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục - Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hoá Giáo dục giai
đoạn 2005 - 2010”. Ngày 16/6/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, mơi trường. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2014. Ngày
23/10/2014 Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 156/2014/TT-BTC về Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội

hóa. Các văn bản này đều xác định rất rõ vai trò chủ đạo, mang tính tồn diện, thống nhất của
Nhà nước nhằm thu hút mọi tiềm năng trong xã hội để phát triển giáo dục. Xã hội hóa giáo dục
có thể coi đây là một chiến lược của Đảng và nhà nước ta bởi nó mang giá trị chỉ đạo q trình
phát triển giáo dục một cách lâu dài và căn bản nhằm đạt được mục tiêu Giáo dục.
Từ những khái quát trên có thể hiểu khái niệm xã hội hóa giáo dục: Đó là việc lơi cuốn,
thu hút khích lệ mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội tham gia cùng làm giáo dục. Việc huy
động và động viên đó mang tính chất là những phong trào quần chúng, đảm bảo cơ chế hoạt
động là dưới sự quản lý, chỉ đạo của Nhà nước, xác định vai trò của mọi tổ chức xã hội, mọi
người dân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tham gia làm giáo dục.
Cùng với chủ trương, đường lối; các văn kiện, nghị định, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý Giáo dục, cơ quan quản lý Giáo dục đã bàn luận về cơng
tác XHHGD: “Xã hội hố cơng tác giảo dục ” do Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Giáo dục Đào tạo, Cơng đồn Giáo dục Việt Nam và Viện Khoa học Giáo dục phối họp xuất bản năm
1997. “Xã hội hoả công tác giáo dục: Nhận thức và hành động” do tác giả Bùi Gia Thịnh, Võ
Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình biên soạn. Khái niệm xã hội hoá cũng được tác giả Nguyễn


Quí Thanh đề cập trong cuốn “Xã hội học” do GS. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng đồng chủ
biên và cuốn “Xã hội học giáo dục” của GS.TS Lê Ngọc Hùng xuất bản năm 2013. Xã hội hoá
được các tác giả dùng vói hai nội dung, trong nội dung thứ nhất: khái niệm này chỉ sự tăng
cường chú ý quan tâm của xã hội về vật chất và tinh thần đến những vấn đề, sự kiện nào đó của
xã hội mà trước đấy chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm...; Nội dung thứ
hai: thuật ngữ xã hội hoá được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển từ chỉnh thể
sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội lồi
người. Đây chính là q trình xã hội hố cá nhân.
Ngồi ra cịn rất nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về đề tài xã hội hóa Giáo dục
“Các biện pháp thực hiện xã hội hoả công tác giáo dục ở các trường Mầm non Hải Phòng trong
giai đoạn hiện nay ” của Nguyễn Thị Bảy; “Các biện pháp quản ỉỷ cơng tác xã hội hố Giáo
dục Tiểu học quận Hồng Bàng thành phổ Hải Phòng” của Phạm Kim Thúy; “Biện pháp thực
hiện xã hội hóa Giáo dục THCS trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Như
Hải...

Có thể nói, tồn bộ những cơng trình nghiên cứu ừên chủ yếu tập trung giải quyết các
khái niệm, phạm trù, liên quan đến xã hội hoá giáo dục, tổng kết thực tiễn công tác xã hội hố
giáo dục. Tư tưởng “xã hội hố giáo dục” chính thức có mặt như một thành tố mới góp phần
tích cực tạo nên sự phát triển giáo dục hiện nay của đất nước

1.1.2.

Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Đối với Việt Nam quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường là một vấn

đề rất được quan tâm và có nhiều cơng trình nghiên cứu nhưng cũng mới chỉ có sự tiếp cận ừên
một vài phương diện chủ yếu là giáo dục sức khoẻ và giáo dục vệ sinh môi trường. Chủ yếu là
GDKNS với sự hỗ trợ của UNICEF (2001 - 2005) nhằm hướng đến cuộc sống khoẻ mạnh cho
trẻ em và trẻ chưa thành niên trong và ngoài nhà trường ở một số dự án như: “trường học nâng
cao sức khoẻ” của Bộ GD & ĐT, Bộ y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO); dự án “Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở” của Bộ GD & ĐT.
Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của
UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho


thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Quan niệm về kỹ năng sống được giới thiệu trong
chương trình này chỉ bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng xác định giá trị... nhằm vào các chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập
huấn. Tham gia chương trình này đầu tiên gồm có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ. Sang giai
đoạn 2 chương trình này mang tên: “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống”. Ngồi ngành
Giáo dục, đối tác tham gia cịn có 2 tổ chức xã hội chính trị là Trung ương Đồn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu
niên trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển nên đã
có rất nhiều bài viết, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này của các tác giả: PGS.

TS. Đặng Thị Thanh Huyền với "Hỏi & Đáp về Quản ỉỷ trường phổ thông" NXB Giáo dục Việt
Nam năm 2013; PGS. TS. Đặng Quốc Bảo với "Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con
người" Bài giảng dành cho học viên cao học quản lý giáo dục, Đại học giáo dục, Đại học Quốc
gia Hà Nội 2010; PGS. TS. Nguyễn Thị Hường với, Bác sỹ Lê Công Phượng với "Giáo dục
sổng khỏe mạnh và Kỹ năng sống trong dạy học Tự nhiên Xã hội ở trường tỉầi học" NXB Giáo
dục Hà Nội năm 2009; PGS.TS Đặng Quốc Bảo, ThS Nguyễn Thị Thu Huyền với "Một số vẩn
đề về lỵ luận và thực tiễn về quản lỵ trường phổ thông dân tộc nội trú" 2013; PGS. TS. Nguyễn
Dục Quang với "Bài viết Một vài vẩn đề chung về KNS và GDKNS" Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam 2007; GS. TS. Nguyễn Quang uẩn với "Bài viết Một sổ vẩn đề lỷ luận về lã năng
sống" Trường ĐHSP Hà Nội 2007 Bên cạnh đó cũng có đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Anh "Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sổng thông qua hoạt động Đội
thiếu niên Tiền phong Hồ Chỉ Minh ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội " 2011, Hoàng
Nghĩa Kiên "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sổng cho học sinh trong nhà trường Trung
học phổ thông huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên" 2013.
Từ năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình
GDKNS vào chỉ thị của việc thực hiện nhiệm vụ năm học: "Giáo dục kỹ
năng sổng trong hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lóp ở trường THPT" NXB
Giáo dục Việt Nam 2010; "Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm


non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp
năm học 2012-2013" số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012. Nội dung giáo
dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kĩ năng tâm lý
- xã hội là những kĩ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày
để tương tác với người khác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình
huống của cuộc sống, tuy nhiên cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu
nào về quản lý cơng tác GDKNS theo hướng xã hội hoá ở các trường tiểu
học huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.

1.2.


Xã hội hố cơng tác giáo dục
1.2.1. Mơt sổ khái niêm • •

I.2.I.I.

Xã hơi hố
Thuật ngữ xã hội hóa (XHH) (socialization) đã được các nhà xã hội học sử dụng để mô

tả những phương cách mà con người học hỏi các giá trị, các vai trò mà xã hội đề ra, tạo cơ sở
cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Năm 1968 trong cuốn “Giáo dục học”
Bôlôlivew đã từng cho rằng: “Xã hội hóa là q trình cá nhân hồ nhập vào xã hội hay vào một
trong các nhóm của họ thơng qua quá trình học tập các chuẩn mực và giá trị của từng nhóm và
xã hội
Năm 1989, G.Enđrwit quan niệm “Xã hội hóa được hiểu chung như là một q trình
biện chứng, trong đó mỗi người với tư cách là thành viên của xã hội trở nên có năng lực hành
động trong xã hội đó, mặt khác thơng qua q trình này, duy trì và tái sản xuất xã hội”.
XHH được định như một q trình, trong đó suốt cả đời cá nhân con người học hỏi và
biến thành của mình những yếu tố văn hóa - xã hội của mơi trường sống, thu nhận chúng vào cơ
cấu nhân cách của mình dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm và những tác nhân xã hội quan
trọng, và do đó mà thích nghi vào mơi trường xã hội mà mình sống.
Khái niệm xã hội hoá đã đựơc các nhà xã hội học sử dụng để mô tả những phương cách
giá trị mà vai trò xã hội đã đề ra tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con
người: “Xã hội hố là q trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, trong đó cá nhân học hỏi và
thực hành những tri thức, lã năng và phương pháp cần thiết để hội nhập với xã hội” [27,
tr.331].


Thuật ngữ XHH hiện nay được dùng với hai nội dung.
Nội dung thứ nhất: thuật ngữ “Xã hội hoá” để chỉ q trình biến những hành vi, hoạt

động có tính đơn lẻ, khu biệt của cá thể, tư nhân hay nhóm, tổ chức xã hội thành những hành vi,
hoạt động có tính chất xã hội với sự tham gia rộng rãi của các thành phần xã hội khác nhau. [22,
Tr.296]. Khái niệm này chỉ tăng cường sự chú ý quan tâm của xã hội đến những vấn đề, sự kiện
cụ thể nào đó mà trước đây chỉ một bộ phận xã hội quan tâm. Hay nói cách khác, do tầm quan
trọng, ý nghĩa xã hội của những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó mà từ chỗ chỉ một nhóm hay một
cộng đồng, một bộ phận của xã hội quan tâm, nay được đông đảo quần chúng quan tâm, đó là
q trình xã hội hố các vấn đề, các sự kiện như: XHHGD, XHH y tế...
Nội dung thứ hai: Thuật ngữ “xã hội hoá” được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình
biến cá thể người thành cá nhân và thành nhân cách. Đây chính là quá trình xã hội hố cá nhân.
về mặt thuật ngữ, phạm trù “Xã hội hoá” trở thành một trong những quan điểm hoạch
định hệ thống các chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá “Xuất phát từ nhận
thức chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội... chăm lo
cho con người và xã hội” [9, tr32].
Ở Việt Nam, từ sau khi đổi mới năm 1986 đến nay, thuật ngữ “xã hội hố ” được dùng
chính thức trong các văn kiện của Đảng: “Đảng đã đề xuất và khẳng định nhiệm vụ xã hội
hoá .... Xã hội hoá các hoạt động trên là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân
dân... tỉnh thần, trí tuệ, đạo đức của nhân dân” [21, tr. 164-165].
Điều nói trên khẳng định “Xã hội hoá” chứa đựng một tư tưởng chiến lược, một quan
điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Xã hội hoá trở
thành một phương châm lãnh đạo quản lý. Trong nhiều văn bản gần đây “Xã hội hoá” là thuật
ngữ được quy ước để chỉ cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội nào đó bằng con đường
giác ngộ, tổ chức huy động tổng lực sức mạnh của tồn dân, làm cho hoạt động này khơng chỉ
được thực hiện ở một ngành, một đoàn thể hay một tổ chức xã hội nào đó, mà được tất cả các
ngành, các giới, các lực lượng xã hội cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của
chính mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện, đồng thời chính họ là
người được hưởng thụ mọi thảnh quả do hoạt động đó đem lại.


Mục tiêu chủ yếu của xã hội hoá là: Huy động tổng lực sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra
nhiều nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực văn hoá - xã hội, làm cho

lĩnh vực cơng tác này thực sự gắn bó với dân, của dân, do dân và vì dân. Từ đó nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân.
Trong Nghị định của Chính phủ số 73/1999 NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính
sách khuyến khích xã hội hố, đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể
thao - Điều 1 chỉ rõ: “Au hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao là vận động sự
tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm nâng
cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trong sự phát triển vật chất và tinh thần
của nhân dân”.
Đe thực hiện có hiệu quả xã hội hố, ngày 21/8/1997, Chỉnh phủ đã ban hành Nghị
quyết 90. Trong đó khẳng định 4 nội dung xã hội hoá như sau:

-

Vận động, tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội.

-

Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, các tổ
chức kỉnh tế, các doanh nghiệp.

-

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong các lĩnh vực vãn hoá xã hội, mở rộng cơ hội cho các
tầng lớp nhân dân được tham gia một cách chủ động và bình đẳng vào các hoạt động xã hội.

-

Đa dạng hố các nguồn đầu tư, khai thác các nhân lực và vật lực đang tiềm ẩn trong xã hội.
Như vậy, xã hội hố là một chủ trương có nội dung phong phú. Đó là q trình vận động
quần chúng, nâng cao tỉnh tích cực, ỷ thức tự giác và sức mạnh của quần chúng; là sự đổi mới

về cơ chế quản lỷ và xây dựng hành lang pháp lý để đa dạng hố các hình thức hoạt động, là sự
đồi mới lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.

I.2.I.2.

Xã hội hố cơng tác giáo dục
Xã hội hố giáo dục là một xu hướng phát triển giáo dục ở các nước phát triển và đang

phát triển. Bản chất của xã hội hoá giáo dục là sự tham gia trực tiếp của xã hội vào giáo dục trên
cả hai mặt tiếp nhận giáo dục và đóng góp vào sự phát triển của giáo dục. Quan niệm xã hội hoá
giáo dục được hiểu rất đa dạng ở nhiều quốc gia khác nhau. Giáo dục là bộ phận không thể tách
rời hệ thống xã hội, giáo dục có tính chất xã hội vì giáo dục bắt nguồn từ xã hội và phục vụ xã


hội. Trong thực tế còn nhiều người nhầm lẫn giữa tính chất xã hội của giáo dục và xã hội hố
giáo dục. Hai khái niệm này khơng phải là một và khơng đồng nhất. Xã hội hố giáo dục nói ở
đây thuộc về phương thức, phương châm, là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các
tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để
xây dựng một xã hội học tập [9]. Thực hiện xã hội hoá giáo dục tức là thực hiện mối quan hệ
giữa giáo dục và cộng đồng. Thiết lập mối quan hệ này làm cho giáo dục phù họp với sự phát
triển của xã hội. Bản thân ngành giáo dục phải đáp ứng nhu cầu, quyền lợi học tập của nhân dân,
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và luôn tự đổi mới theo kịp sự phát triển của khoa
học công nghệ.
Từ những quan điểm trên và từ hai khái niệm xã hội hoá (theo quan điểm xã hội học),
khái niệm giáo dục (theo quan điểm giáo dục học) nêu ở trên ta có thể hiểu xã hội hóa ừên lĩnh
vực giáo dục (xã hội hố giáo dục) là q trình tương tác, lan tỏa các chuẩn mực, các giá tri, các
khung hình mẫu, các hành vi xã hội giữa các cá thể và các nhóm cá thể ừên lĩnh vực giáo dục.
Làm cho mọi người hiểu về giáo dục, giáo dục đến với mọi nhà, mọi người, làm cho mọi người
được thụ hưởng thành quả của giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, tạo ra một phong trào, một
xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, của đất nước, đồng thời mọi người có

trách nhiệm tham gia giáo dục và làm cho giáo dục phát triển.
Xã hội hố giáo dục khơng phải là giải pháp tình thế mà là tư tưởng chiến lược lâu dài.
Nó huy động sức mạnh của tồn xã hội nhưng địi hỏi giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu
quả và chúng ta xác định xã hội hoá giáo dục một mặt là để huy động nhân lực, tài lực, vật lực
của toàn xã hội để giải quyết mọi vấn đề, mọi tồn tại của giáo dục, khơng phó mặc cho ngành
giáo dục, đồng thời cũng làm cho người dân thấy được những lợi ích từ giáo dục mang lại cho
người dân và cho xã hội để họ tự nguyện đến với giáo dục. Đây thực sự là cuộc vận động lớn
trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và ngành giáo dục.
Như vậy xã hội hố giáo dục là q trình tương tác hòa nhập giữa giáo dục và xã hội.
Giáo dục hoà nhập vào xã hội, vào cộng đồng. Xã hội tiếp nhận giáo dục như cơng việc của
mình, vì mình, do mình đồng thời xã hội tác động trở lại giáo dục, thúc đẩy giáo dục phát triển.
Đây là mối quan hệ biện chứng với sự tác động tương hỗ và hữu ích. Theo nhóm tác giả Bùi Gia


×