Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.46 KB, 51 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC GIANG
CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên đề 4 (UBND huyện, TP)

TÊN CHUYÊN ĐỀ:
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố.

Thực hiện: ThS. Nguyễn Quang Anh
Cơ quan chủ trì: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Giang
Thời gian thực hiện đề tài: tháng 3/2014 đến tháng 11/2014

Bắc Giang, tháng 11 năm 2014


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỤC LỤC

2-3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

4


1.1. Lý do thực hiện chuyên đề

4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

6

1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

6

1.4. Phương pháp nghiên cứu

6

II. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA - ĐÁNH
GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM,

10

HÀNG HÓA CỦA UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
2.1 Khái quát về chất lượng sản phẩm hàng hóa

8

2.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa

8


2.1.2. Đặc trưng của chất lượng sản phẩm.

9

2.1.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa

9

2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
của UBND các huyện, thành phố
2.2.1. Thông tin chung

10

2.2.2. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

11

2.2.3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật

12

2.2.4. Hoạt động cấp phép sản xuất, kinh doanh mặt hàng có điều kiện

14

2.2.5. Hoạt động thanh, kiểm tra

14


2.2.6 . Nhận xét, đánh giá

18

2


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
3.1 Nâng cao hiệu quả tuyên truyền

20
21

3.2 Tăng cường đào tạo tập huấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

22

3.3 Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh kiểm tra

22

3.4. Áp dụng công nghệ thông tin

23

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

24


1. Kết luận

24

2. Khuyến nghị

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

3


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do thực hiện chuyên đề
Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng đã trở thành một nhân tố chủ yếu
trong chính sách của nhiều quốc gia, bởi lẽ để tạo được chỗ đứng của mình trên
thị trường thế giới yêu cầu của mỗi doanh nghiệp đặc biệt với doanh nghiệp
thương mại phải có được những mặt hàng không chỉ hợp về mẫu mã, đủ về số
lượng hay mang yếu tố hiện đại mà còn chú ý đến chất lượng của mặt hàng đó.
Ngày nay nhờ đổi mới khoa học kỹ thuật mà chu trình sản xuất được rút ngắn,
chất lượng sản phẩm được nâng cao, mặt khác thu nhập quốc dân càng ngày
càng cao, nhu cầu người tiêu dùng luôn luôn đổi mới đa dạng nên càng đòi hỏi
hàng hoá phải có chất lượng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Chất
lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự
thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, thương vong trong từng doanh
nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước
nói chung.

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình
mở cửa, với sự phát triển như vũ bão của nền kỹ thuật, công nghệ hiện đại và xu
thế hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ
ngày càng gay gắt quyết liệt. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và
dịch vụ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp. Vấn đề đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng và tăng cường,
đổi mới quản lý chất lượng không chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh sản phẩm vật chất mà ngày càng được thể hiện rộng rãi trong
các lĩnh vực khác nhau như: Quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đào tạo, tư
vấn,… Trong đó dịch vụ quản lý hành chính nhà nước là một loại hình dịch vụ
phi lợi nhuận nhưng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
4


Đảm bảo chất lượng là cốt lõi của quản trị chất lượng, bao gồm một đảm
bảo sao cho người mua hàng có thể mua một sản phẩm, dịch vụ với lòng tin và
sự thoải mái là có thể sử dụng một thời gian dài.
Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng không phải là một kết quả ngẫu
nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ
với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách
đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi
là quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý
chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.
Những năm gần đây tình hình hàng giả hàng kém chất lượng trên địa bàn
có chiều hướng gia tăng, nhiều mặt hàng chưa rõ xuất xứ, nguồn gốc. Thực tế
cho thấy, một số mặt hàng khó quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như:
Thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón, sản phẩm hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc kém chất lượng…
Trong Quyết định 332/2012/QĐ-UB ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Bắc

Giang về việc ban hành Quy định quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc thực thi công tác quản lý nhà nước
về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Để có cơ sở dữ liệu trong việc tham mưu, tăng cường công tác quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu chuyên đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hóa của UBND các huyện, thành phố".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của
UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng
hóa của UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Nhằm thực hiện việc kiểm
tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tránh chồng chéo giữa các cơ quan quản lý.
5


1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong giai đoạn từ năm
2011-2013 của UBND các huyện, thành phố.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan:
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng
hóa;
- Nghị định số 89/2006/NĐ- CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn
hàng hóa;
- Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17/12/2013 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đo lường;
- Thông tư số 16/2012/TT-BKHCN ngày 27/8/2012 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản

xuất;
- Quyết định 332/2012/QĐ-UB ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc ban hành Quy định quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
Và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động quản
lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
* Phương pháp thống kê
Tìm kiếm, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan ở trong tỉnh.
* Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Điều tra, đánh giá thông qua phiếu điều tra.
- Điều tra, đánh giá bằng phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin.
- Đối tượng điều tra, phỏng vấn: UBND các huyện, thành phố.

6


II. NỘI DUNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA
2.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm hàng hóa
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều
các thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao",vv... Mỗi
quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc đẩy
khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Theo quan điểm của triết học Mác thì chất lượng là mức độ , thước đo biểu
hiện giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của sản phẩm làm nên tính hữu ích
của sản phẩm và nó chính là chất lượng sản phẩm.
Theo Giáo sư Ishikawa chuyên gia về chất lượng của Nhật Bản cho rằng:
“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
Theo quan điểm chất lượng hướng theo công nghệ thì chất lượng sản phẩm
là “tổng tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở mức độ thỏa mãn những

yêu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kỹ thuật, kinh tế,
xã hội”
Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tính chất của sản phẩm có khả năng
thỏa mãn được những nhu cầu phù hợp công dụng của sản phẩm đó, chất lượng
sản phẩm là sự phù hợp các tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu thì "Chất lượng là mức phù
hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng"
Theo tiêu chuẩn của Australia (AS1057-1985) thì "Chất lượng là sự phù
hợp với mục đích"
Từ khi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đưa ra định nghĩa ISO 9000 1994 (TCVN 5814 - 1994) thì các cuộc tranh cãi lắng xuống và nhiều nước chấp
nhận định nghĩa này:"Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của

7


sản phẩm tạo ra cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được nêu ra hoặc còn
tiềm ẩn".
Qua các định nghĩa trên ta có thể nêu ra 3 điểm cơ bản về chất lượng sản
phẩm hàng hoá sau đây:
+ Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể
hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm.
+ Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu
cầu, của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục.
+ Chất lượng sản phẩm phải được sử dụng trong tiêu dùng và cần xem
xét sản phẩm thoả mãn tới mức nào của người tiêu dùng.
Ở nước ta, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quan niệm hẹp hơn, chỉ là
các yêu cầu về an toàn mà sản phẩm, hàng hoá phải đáp ứng. Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hoá định nghĩa chất lượng sản phẩm, hàng hoá “là mức độ của
các đặc tính của sản phẩm, hàng hoá đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố
áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Như vậy, theo pháp luật hiện hành,

chất lượng sản phẩm, hàng hoá được hiểu là chất lượng về mặt an toàn của sản
phẩm, hàng hoá đối với người tiêu dùng nên thực chất Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hoá là luật về bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm,
hàng hoá và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cơ bản do yếu tố con người, công
nghệ và nguyên liệu đầu vào quyết định nhưng với mục tiêu bảo đảm an toàn
nên luật chỉ điều chỉnh các quan hệ để bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hoá
từ khâu sản xuất, đưa ra lưu thông trên thị trường đến bảo đảm an toàn trong quá
trình sử dụng của người tiêu dùng.
2.1.2. Đặc trưng của chất lượng sản phẩm.
Chất lượng là một phạm trù kinh tế xã hội - công nghệ tổng hợp. Ở đây
chất lượng sản phẩm được quy định bởi 3 yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật chúng
ta không được coi chất lượng chỉ đơn thuần là kỹ thuật hay kinh tế mà phải quan
tâm tới cả 3 yếu tố.
8


Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thường xuyên
thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế chất lượng luôn phải được cải tiến
để phù hợp với khách hàng với quan niệm thoả mãn khách hàng ở từng thời
điểm không những thế mà còn thay đổi theo từng thị trường chất lượng sản
phẩm được đánh giá là khách nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn
hoá của thị trường đó.
Chất lượng là khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể:
- Trừu tượng vì chất lượng thông qua sự phù hợp của sản phẩm với nhu
cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của khách hàng.
- Cụ thể vì chất lượng sản phẩm phản ánh thông qua các đặc tính chất
lượng cụ thể có thể đo được, đếm được. Đánh giá được những đặc tính này
mang tính khách quan vì được thiết kế và sản xuất trong giai đoạn sản xuất.
2.1.3. Vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa
Chất lượng của sản phẩm, hàng hoá thể hiện ở mức độ đáp ứng của sản

phẩm, hàng hóa với nhu cầu của người tiêu dùng và bảo đảm an toàn cho con
người, động thực vật, tài sản, môi trường. Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá
có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với người tiêu dùng, người sản xuất mà còn cả
với nhà nước trong việc duy trì an ninh, trật tự công cộng và lợi ích quốc gia.
Chất lượng sản phẩm là chính sách do doanh nghiệp thực hiện các chiến
lược Marketing tạo uy tín và danh tiếng cho sản phẩm của doanh nghiệp, khẳng
định vị trí của sản phẩm đó trên thị trường từ đó làm cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển bền lâu của doanh nghiệp. Nhờ phát triển chất lượng đã giúp tiết kiệm
nguyên vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, cuộc cạnh tranh toàn cầu đã, đang và sẽ trở nên ngày càng mạnh
mẽ với qui mô và phạm vi ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học và công
nghệ cho phép các nhà sản xuất nhạy bén có khả năng đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tình hình trên đã khiến cho chất

9


lượng trở thành yếu tố cạnh tranh, trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo hướng dẫn và kích thích tiêu dùng. Riêng
đối với sản phẩm là tư liệu sản xuất chất lượng sản phẩm tốt đảm bảo cho việc
trang bị lỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao dộng.
Chất lượng sản phẩm không những làm tăng uy tín hàng hóa trên thị trường thế
giới mà còn tạo điều kiện tăng cường thu nhập ngoại tệ cho đât nước.
Bên cạnh đó đảm bảo chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng nhái, bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng lậu không đảm bảo chất lượng,
không rõ nguồn gốc, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng tỉnh Bắc Giang.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ (sau

đây gọi tắt là UBND huyện)
2.2.1. Thông tin chung
Lực lượng thanh, kiểm tra


quan
được
điều
tra

Phòng

Đội

Min

Max

10

7

4-7

3

8

Số phòng, đội/cơ
quan


Số cán bộ/phòng, đội/cơ
quan

Trang thiết bị

0

UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, ngoài việc có 6 phòng
chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì còn
thành lập một số Đội thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng
hóa. Cụ thể như sau:
Có 6 Phòng chuyên trách gồm: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội,
Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Tài
Nguyên và Môi trường.

10


Các Đội trực thuộc UBND huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hóa gồm: Đội Quản lý Thị trường (được thành lập
theo ngành dọc), Đội kiểm tra liên ngành 814, Đội quản lý trật tự an toàn giao
thông, xây dựng và môi trường, Đội kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống cây
trồng, phân bón và thuốc BVTV và Đội kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống vật
nuôi, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, Ban chỉ đạo 127 của Huyện.
Với mỗi Phòng thực hiện nhiệm vụ chuyên trách chỉ có từ 3-8 cán bộ và
trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa không
có thì việc tham gia vào quá nhiều các Đội thực hiện quản lý nhà nước sẽ dẫn
đến tình trạng gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp và hiệu quả không cao.

2.2.2. Nội dung đào tạo, tập huấn
Hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và
quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Ý kiến trả lời
Nội dung
Cơ quan
điều tra
Phần
trăm (%)

Tổng số

Địa điểm đào tạo



Không

TW

ĐP

10

10

0

5


10

100

100

0

50

100

Số liệu thống kê cho thấy, 100% cơ quan được điều tra đã cử cán bộ tham
gia đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
và nghiệp vụ về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Trung Ương và địa
phương, trong đó địa điểm chủ yếu tập huấn cho cán bộ là do các Sở, ngành của
tỉnh tổ chức, việc cử cán bộ đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tại Trung ương là không
nhiều (chiếm 50%).
Nhu cầu đào tạo, tập huấn:
11


Nghiệp vụ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Nội dung đào tạo
Tổng
số



Cơ quan

điều tra

10

10

Phần trăm
(%)

100

100

Nội dung

Không

Kiến thức cơ
bản

Nghiệp vụ quản lý

0

10

10

0


100

100

Ý kiến
khác

Nghiệp vụ quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Nội dung đào tạo
Nội dung

Tổng
số



Không

Cơ quan
điều tra

10

10

Phần trăm
(%)

100


100

Kiến thức
cơ bản

Nghiệp vụ
quản lý

Nghiệp vụ
thanh tra

0

10

10

10

0

100

100

100

Ý kiến
khác


Số liệu thống kê nhu cầu đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ trong
hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại UBND các huyện, thành
phố cho thấy: 100% cơ quan được điều tra đều có nhu cầu đào tạo.
2.2.3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật
Hình thức tuyên truyền qua
Nội
dung

Tổng
số




quan
điều tra

10

10

Phần
trăm
(%)

100

100

Hội nghị,

hội thảo

website

Phương tiện
thông tin đại
chúng

Thanh, kiểm
tra

0

10

10

10

10

0

100

100

100

100


Không

Số liệu điều tra cho thấy: UBND các huyện, thành phố hàng năm đều thực
hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến người dân
12


thông qua nhiều hình thức như thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo; thông qua
website của huyện, thành phố; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và
thông qua hoạt động thanh, kiểm tra.
Trong đó nổi bật nhất là hoạt động tuyên truyền qua hệ thống loa đài đã
được trang bị tương đối đồng bộ đến thôn, xã.
Đánh giá hiệu quả tuyên truyền :
Thuận lợi :
- UBND các huyện, thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện
công tác giáo dục tuyên truyền lĩnh vực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn chất
lượng trên địa bàn.
- Hệ thống phương tiện thông tin đại chúng tương đối đầy đủ: Đài truyền
thanh cơ sở hoạt động tốt, thông tin tuyên truyền cố định và lưu động từ cấp
huyện đến cấp xã.
- Được nhân dân đồng bào ủng hộ và nâng cao nhận thức về chất lượng,
sản phẩm hàng hóa của người tiêu dùng
Khó khăn :
- Cán bộ chuyên môn của đơn vị còn hạn chế về nghiệp vụ tuyên truyền,
phổ biến các nội dung về kiến thức pháp luật. Nên tuyên truyền mang tính hình
thức, chưa sâu rộng đến nhân dân.
- Nhận thức của nhân dân còn hạn chế. Người dân kinh doanh hàng hóa
có xu thế chạy theo lợi nhuận nên chưa thật quan tâm đến chất lượng. Kinh phí
cho hoạt động này còn hạn hẹp

- Phụ thuộc vào nguồn kinh phí, thiếu thốn về nguồn lực, trang thiết bị
phục vụ công tác kiểm tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Một số phòng ban chưa có sự phối kết hợp cao trong công viêc với cán
bộ đầu mối dẫn đến hiệu quả công việc chưa được cao.

13


2.2.4. Hoạt động cấp phép sản xuất, kinh doanh mặt hàng có điều kiện (Chi
tiết tại bảng 01)
Giai đoạn 2011-2013, UBND các huyện, thành phố đã cấp tổng số 7.182
giấy phép các loại, trong đó chủ yếu là cấp phép xây dựng và cấp phép cho hoạt
động kinh doanh sản phẩm thuốc tân dược, rượu, thuốc lá, hàng tạp hóa.... Cụ
thể:
Năm 2011 đã cấp 2.580 giấy phép (gồm 1.333 giấy phép xây dựng và
1.247 giấy phép kinh doanh).
Năm 2012 đã cấp 1.841 giấy phép (gồm 1.215 giấy phép xây dựng và 626
giấy phép kinh doanh).
Năm 2013 đã cấp 2.761 giấy phép (gồm 1.198 giấy phép xây dựng và
1.563 giấy phép kinh doanh).
2.2.5 Hoạt động thanh, kiểm tra
100% số cơ quan được điều tra đều thực hiện việc lập và xây dựng kế
hoạch thanh, kiểm tra vào tháng 12 hàng năm.
100% kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước được sử dụng cho mục
đích thuê xe và mua tài liệu.
Qua quá trình điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp kết quả thanh, kiểm
tra của 10 huyện, thành phố trong giai đoạn từ 2011-2013 nhận thấy một số nội
dung nổi bật như sau:
* Các sản phẩm, hàng hóa đã được kiểm tra
- Các sản phẩm thuộc quản lý của Phòng Kinh tế - Hạ tầng như: sản

phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến
khác theo quy định của pháp luật; Dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp và thương
mại. các phương tiện giao thông; Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường
thủy nội địa; Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải - Thiết bị an toàn bức xạ
hạt nhân; Các nguồn phóng xạ; Phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm,
14


hàng hoá khác; công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; Thương mại; xây dựng; phát
triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở;
hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công
viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công thương, Sở Xây dựng,
Sở Giao thông - Vận tải, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bắc Giang.
- Các sản phẩm thuộc quản lý Phòng Y tế : vệ sinh an toàn thực phẩm,
thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ
sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên;
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y
tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị, công trình y tế.
- Các sản phẩm thuộc quản lý Phòng Văn hóa và Thông tin: ấn phẩm văn
hóa, văn học, nghệ thuật; Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục
thể thao và của các môn thể thao.
- Các sản phẩm thuộc quản lý Phòng Nông nghiệp: giống cây trồng, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
- Các sản phẩm thuộc quản lý Phòng Tài nguyên và Môi trường: quản lý
nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
Giai đoạn 2011-2013 các Phòng Giáo dục và Đào tạo và Phòng Lao động
– Thương binh và Xã hội không thực hiện hoạt động quản lý về chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của ngành quản lý.
Kết quả thanh, kiểm tra trong giai đoạn 2011-2013 (Chi tiết tại Bảng 2-12):

Trong giai đoạn 2011 - 2013, các huyện và Thành phố trên địa bàn tỉnh đã
tiến hành nhiều cuộc thanh, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể:
- Tổng số cơ sở được kiểm tra:

23.798
+ Năm 2011: 7.778 vụ kiểm tra
+ Năm 2012: 8.518 vụ kiểm tra
+ Năm 2013: 7.502 vụ kiểm tra

15


- Tổng số cơ sở vi phạm:

4.765
+ Năm 2011: 1.299 vụ vi phạm
+ Năm 2012: 1.804 vụ vi phạm
+ Năm 2013: 1.662 vụ vi phạm

(Số liệu thống kê trên không bao gồm số liệu của các Đội Quản lý thị
trường).
- Loại hình sản phẩm, hàng hóa vi phạm:
+ Về ghi nhãn; chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
+ Không có giấy tờ kiểm dịch; không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc
xuất xứ;
+ Xe chở quá tải, cồng kềnh
+ Vận chuyển lâm sản trái phép
+ Xây dựng không phép, xây dựng trái phép
+ Hút cát trái phép dưới lòng sông
+ Trong chế biến thực phẩm

+ Hành nghề y, dược tư nhân
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường của các chủ lò gạch.
- Hình thức xử lý: được các cơ quan thanh, kiểm tra áp dụng tạm chia làm
3 hình thức như sau:
+ Phạt vi phạm hành chính: với số tiền là 46.681.586.000 đồng
+ Tạm dừng sản xuất, lưu thông: những sản phẩm, hàng hóa có dấu hiệu
nghi ngờ về mặt chất lượng và những sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất
an toàn.
+ Biện pháp khác: Ngoài việc nhắc nhở và yêu cầu khắc phục đối với các
cơ sở kinh doanh vi phạm những lỗi nhỏ hoặc có số lượng, giá trị hàng hóa vi
phạm rất thấp thì các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm trên địa bàn tỉnh còn
tiến hành tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
16


Thống kê hoạt động của các Đội Quản lý thị trường với một số thông tin
thống kê sau:
Nội dung kiểm tra: thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong
hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ; chú trọng kiểm tra giấy chứng
nhận ĐĐKD, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, điều kiện kinh doanh
đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện, niêm yết giá và bán theo giá niêm
yết,….của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Năm 2011: Kiểm tra, kiểm soát thị trường đã phát hiện và xử lý 1.367 vụ
vi phạm; phạt hành chính 2.977.140.000 đồng, tịch thu hàng hóa trị giá trên
3.790.000.000 đồng; tổng số tiền nộp kho bạc Nhà nước 6.767.750.000 đồng.
Tình trạng vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm kiểm tra đã phát hiện
và xử lý 306 vụ, trong đó chuyển cơ quan công an khởi tố 01 vụ vận chuyển
hàng cấm; xử phạt hành chính 1.170.740.000 đồng và tịch thu hàng nhập lậu trị
giá 3.790.620.000 đồng, thu giữ trên 200kg pháo nổ, tịch thu giao cho cơ quan
thú y tiêu hủy 11.630 kg gia cầm nhập lậu, không qua kiểm dịch.

Năm 2012: Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường trong năm đã phát hiện
và xử lý 1.312 vụ vi phạm; phạt hành chính 2.778.598.000 đồng, tịch thu hàng
hóa trị giá trên 4.691.392.000đ; tổng số tiền nộp kho bạc Nhà nước
7.469.990.000đ.
Năm 2013: Đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện và
xử lý 1345 vụ vi phạm, đạt 129,6% năm (1345/1038 vụ) so với kế hoạch đề ra.
Tổng số tiền thu nộp kho bạc nhà nước 7.277.954.000đồng (bao gồm tiền xử
phạt vi phạm hành chính 3.195.300.000đ và tiền bán hàng tịch thu
4.082.654.000đ). Thu giữ chuyển cơ quan thú y tiêu hủy số lượng hàng hóa lớn
ước trị giá 1.326.145.000đ.
(Chi tiết tại Bảng 13)

17


2.2.6. Nhận xét, đánh giá
- Lĩnh vực quản lý kinh tế hạ tầng: Đã kiểm tra chất lượng các công

trình xây dựng, xử lý nghiêm các lưu thông hàng hóa trên thị trường, ngăn chặn
tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, kinh doanh sai nội dung, không niêm
yết giá, không giấy phép… Kết quả đạt được nhiều kết quả nhất định do được
UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo trong công tác quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể năm 2011, UBND thành phố đã kiểm tra 96
cơ sở, xử phạt 19 cơ sở với số tiền 145, Phát hiện và xử lý kịp thời 08 trường
hợp xây dựng không phép, 06 trường hợp xây dựng trái phép; 02 vụ buôn bán
hàng giả, thu trên 01 tấn mỳ chính và xà phòng giả. Năm 2011, UBND huyện
Yên Dũng tăng cường kiểm tra chất lượng 13 công trình xây dựng, cấp phép xây
dựng cho 32 công trình với diện tích 6.273 m2. Năm 2011, UBND huyện Việt
Yên đã tăng cường kiểm tra phát hiện xử phạt 06 vụ buôn bán hàng giả, thu trên
01 tấn mỳ chính và xà phòng giả.

- Lĩnh vực quản lý nông nghiệp:
UBND Thành phố, UBND huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Nam đã chỉ
đạo các đơn vị thường xuyên tăng cường quản lý đối với việc khai thác đất đồi, cát
sỏi trái phép, tập kết vật liệu xây dựng, lấn chiếm hành lang đê. Cụ thể, Năm
2013, UBND thành phố đã tiến hành kiểm tra giải toả, chuyển đổi ngành nghề
33/33 điểm kinh doanh vật liệu ven đê sông Thương. Việc tăng cường kiểm tra,
cơ bản chấm dứt tình trạng khai thác cát trái phép, tập kết vật liệu xây dựng
không đúng quy định hai bên bờ Sông Thương. UBND huyện Yên Dũng đã tịch
thu 10 tàu hút cát, thu giữ phương tiện và xử phạt hành chính gần 200 triệu
đồng.
Năm 2013, UBND thành phố đã tiến hành kiểm tra thị trường phát hiện vi
phạm xử phạt 8,5 triệu đồng và tiêu huỷ 200kg gà thịt, 27.913 gia cầm và 810kg
phủ tạng động vật không rõ nguồn gốc. UBND huyện Yên Dũng phát hiện và xử
phạt 05 vụ vi phạm hành chính trong mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép với
tổng số tiền phạt là 31.071.000 đồng.
18


UBND huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động đã tích cực kiểm tra phát
hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong vận chuyển, khai thác trái phép lâm sản.
Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được duy trì
thực hiện có hiệu quả. Cụ thể, năm 2012, UBND huyện Lục Ngạn đã tiến hành
kiểm tra 63 cuộc kiểm tra xử phạt 60 cơ sở tịch thu 47,628 m3 gỗ các loại, 1,5 kg
động vật hoang dã, thu nộp ngân sách nhà nước 295,741 triệu đồng, năm 2013 thu giữ
36,67 m3 gỗ các loại.
UBND các huyện, thành phố cần tập trung hơn nữa trong hoạt động quản
lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhằm đảm bảo quyền lợi của
người tiêu dùng.
- Lĩnh vực quản lý văn hóa và thông tin:

UBND huyện Tân Yên đã tăng cường chỉ đạo trong công tác kiểm tra tại
các lễ hội năm 2013, phát hiện và loại bỏ 40 điểm ăn chơi tiền tại các lễ hội, xử
phạt 12 tỷ các vi phạm loại bỏ 40 điểm ăn chơi tiền tại các lễ hội.
Năm 2012, UBND huyện Lạng Giang đã chủ động xử lý vi phạm quy
định cơ sở dịch vụ kinh doanh internet, tiên hành thu hồi 06 giấy phép kinh doanh
(do kinh doanh Internet cách cổng trường học dưới 200 m).
UBND các huyện và thành phố đã tăng cường công tác quản lý nhà nước
về văn hoá, thông tin và truyền thông; xử lý nghiêm hoạt động kinh doanh dịch
vụ văn hóa như: Internet, quảng cáo, karaoke... sai phạm. Thống nhất đồng bộ
trong quy trình cấp phép kinh doanh các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải
trí có điều kiện.
Vận động thu nộp 144 kg pháo nổ, 0,6kg thuốc nổ, 10 khẩu súng, 290
viên đạn và một số vũ khí khác ở UBND huyện Lục Ngạn.
- Lĩnh vực quản lý Y tế:

UBND các huyện và thành phố đã chủ động chỉ đạo trong công tác kiểm
tra hành nghề y, dược tư nhân, chế biến thực phẩm. UBND huyện Lục Ngạn,
Lục Nam, Sơn Động chưa tích cực kiểm tra không có số liệu trong báo cáo kinh
tế – xã hội.
19


- UBND thành phố kiểm tra trong chế biến thực phẩm, hành nghề y, dược
tư nhân phát hiện vi phạm; Năm 2011: 17 cơ sở vi phạm xử phạt 65 triệu đồng;
Năm 2012: 19 cơ sở vi phạm xử phạt 30 triệu đồng; Năm 2013: 09 cơ sở vi
phạm xử phạt 36 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2011- 2013; UBND huyện Yên Thế đã tích cục kiểm tra
về về an toàn về sinh thực phẩm, nhắc nhở 06 cơ sở, đình chỉ 10 cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân.
Năm 2012, UBND huyện Lạng Giang đã tiến hành xử phạt 12 cơ sở vi

phạm, đình chỉ hoạt động 01 cơ sở khám chữa bệnh không có giấy phép kinh
doanh. Năm 2013 Đình chỉ hoạt động 04 cơ sở khám chữa bệnh và 03 cơ sở kinh
doanh dược không có giấy phép kinh doanh
- Lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường:
UBND Thành phố, UBND huyện Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hòa đã tích
cực kiểm tra và xử phạt nghiêm các chủ lò gạch vi phạm về Luật bảo vệ môi
trường, bắt giữa các tàu thuyền khai thác cát trái phép, tịch thu quyền sử dụng đất
đối với việc cơ sở sử dụng đất không đúng mục đích, yêu cầu khôi phục hiện trạng
đối với vi phạm do lấn chiếm.
- Năm 2013, UBND huyện Tân Yên phát hiện 55 vụ vi phạm sử dụng đất
không đúng mục đích, 08 do lấn chiếm thu nộp ngân sách 58,5 triệu đồng, yêu cầu
trả lại hiện trạng đất như trước khi vi phạm.
- Năm 2011, UBND huyện Lục Nam vi phạm trong quản lý khai thác đất
đồi, cát sỏi lòng sông trái quy định, lấn chiếm hành lang đê. Xử phạt 32 trường
hợp, ban hành quyết định tự tháo dỡ 30; 07 trường hợp cưỡng chế. Kiểm tra hoạt
động khai thác, vận chuyển khoáng sản phát hiện vi phạm thu phạt 1.305,5 triệu
đồng, tịch thu 124,8 tấn than.
- Năm 2013, UBND huyện Lạng Giang, đã tiến hành cưỡng chế và xử phạt
54 triệu đối với một số hộ vi phạm Luật Đất đai tại xã Xuân Hương, Mỹ Thái và
Tiên Lục vi phạm Luật đất đai.
- Lĩnh vực quản lý Lao động TB&XH, Giáo dục và Đào tạo: UBND các
huyện và thành phố không có số liệu trong báo cáo kinh tế xã hội. Công tác này
mới chỉ dừng lại ở việc cập nhật văn bản.
20


PHẦN III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Qua tổng hợp số liệu thực của UBND các huyện và thành phố chúng tôi

nhận thấy rằng các lĩnh vực vi phạm bị xử phạt đều là các vấn đề cần được tăng
cường giải quyết. Cụ thể như: UBND thành phố tập trung vào vấn để chủ yếu là
kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường; UBND huyện Tân Yên vi phạm
trong lĩnh vực Văn hóa thể thao và Du lịch, an toàn vệ sinh thực phẩm; UBND
huyện Lạng Giang vi phạm trong lĩnh vực Hành nghề y, dược tư nhân, quản lý
đất đai; Yên Thế tập trung vào kiểm tra an toàn về sinh thực phẩm. UBND
huyện Lục Ngạn, Sơn Động kiểm tra phát hiện các vi phạm liên quan đến khai
thác vân chuyển trái phép nông lâm sản. UBND huyện Hiệp Hòa , Yên Dũng,
Lục Nam tăng cường hoạt động kiểm tra tình trạng vi phạm Luật đê điều. Để
khắc phục những bất cập như đã nêu, từng bước hoàn thiện và nâng cao công tác
quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo viên viết chuyên đề
xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.1. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền:
- Cần phải có chế tài mạnh đủ tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm,
không chỉ dừng lại ở phạt tiền, hay thu hồi sản phẩm mà có thể thu hồi giấy
phép kinh doanh, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người
dân nâng cao cảnh giác. Các phương tiện như: truyền hình, báo, đài phát thanh,
trang web của các ngành…
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh
nghiệp, phát hiện xử lý kịp thời, kiên quyết và công khai trên trên phương tiện
thông tin đại chúng các doanh nghiệp, cơ sản xuất, kinh doanh, những mặt hàng
kém chất lượng, hàng giả, gian lận, lừa dối người tiêu dùng để công chúng nhận
biết, cảnh giác, phát hiện và báo cho cơ quan chức năng xử lý kịp thời.
- Bố trí thêm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền và thanh, kiểm tra.
Tăng cường nhân lực, bố trí đủ nguồn lực cho các lực lượng chức năng trong
việc thanh tra, kiểm tra sản phẩm hàng hóa ở các huyện và thành phố.
21


- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp phường,xã để trở thành tuyên

truyền viên về lĩnh vực chất lượng sản phẩm hàng hóa. Từ đó, nâng cao được
nhận thức trong cộng đồng về việc lựa chọn được sản phẩm đảm bảo chất lượng.
3.2. Tăng cường đào tạo tập huấn về vụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật:
- Nắm bắt các thông tin về việc đào tạo cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý
của các huyện và thành phố. Lập kế hoạch triển khai thực hiện đào tạo theo giai
đoạn.
- Nhằm nâng cao trình độ cán bộ, công chức làm công tác quản lý chất
lượng tại UBND các huyện và thành phố. Chọn lĩnh vực cần thiết để đào tạo đáp
ứng được nhu cầu của UBND các huyện và thành phố.
3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh kiểm tra:
- Cần xây dựng chương trình cụ thể hóa việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm hàng hóa theo nhóm ngành và giai đoạn cụ thể. Công tác phối kết hợp
kiểm tra giữa các UBND huyện có những điểm chung về quản lý ví dụ như quản
lý đê điều, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý khai thác vận chuyển nông lâm
sản.....
- UBND các huyện, thành phố cần xây dựng cụ thể kế hoạch kiểm tra hằng
năm gửi các cơ quan chuyên môn của UBND để tiến hành kiểm tra tránh hiện
tượng trồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp, mất nhiều thời gian để tiếp
các đoàn thanh kiểm tra dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất.
- Số liệu tập hợp được từ UBND huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam,
Yên Thế còn chưa đầy đủ, một số lĩnh vực không có số liệu báo cáo trong các
ngành quan trọng như: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa thể
thao và Du lịch, Giáo dục và đào tạo, Lao động thương binh và xã hội.
- UBND huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế cần tăng cường
công tác thanh kiểm tra về khai thác vận chuyển nông lâm sản. Các vụ vi phạm
xử phạt phát hiện còn ít, chưa cụ thể được diễn biến tình hình trên địa bàn.

22



- UBND huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Thành phố, cần tăng cường xử phạt
các chủ lò gạch gây ô nhiễm môi trường, vi phạm về khai thác vật liệu xây
dựng, cát sỏi, lấn chiếm hàng lang bảo vệ đê điều.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa cần sự phối hợp của UBND
huyện và thành phố. Tuy nhiên, việc phối hợp này chưa cụ thể trong các báo cáo
và thông tin thu thập qua phiếu điều tra. Công tác này mới chỉ dừng lại ở việc
phối hợp trong nội bộ UBND các huyện và thành phố hoặc khi có văn bản của
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh yêu cầu phối hợp. Nên công tác này vẫn còn
mang tính thụ động, vì vậy UBND các huyện và thành phố cần chủ động hơn
trong việc phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh để có
được thông tin, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa.
3.4. Áp dụng công nghệ thông tin:
- Nắm bắt thông tin từ các cơ sở kinh doanh, tập hợp các số liệu xử phạt vi phạm
nhanh chóng bằng việc sử dụng phần mềm quản lý các đối tượng sản xuất và
kinh doanh trên địa bàn.
- Tạo lập một trang web chuyên ngành về lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm
hàng hóa. Thành lập đội chuyên trách cập nhật số liệu, các UBND các huyện và
thành phố cử cán bộ đầu mối làm công tác tập hợp báo cáo về tình hình quản lý
chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

23


PHẦN IV. KẾT LUẬN
Có thể nói hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa là một hoạt
động thường xuyên, liên tục. Với thực trạng về hoạt động của UBND các huyện
và thành phố trên địa bàn tỉnh như hiện nay đã được nêu ở các phần trên, cùng
với những nhận xét, đánh giá, kiến nghị được thực thi một cách chặt chẽ, được
các cấp lãnh đạo quan tâm ủng hộ thì hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm

hàng hóa trên địa bàn tỉnh sẽ được nâng cao hơn nữa, công tác quản lý nhà nước
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ đi vào nề nếp.
1. Kết luận:
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tăng cường công
tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận Thương
mại trên địa bàn.
- Chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường. Tổ chức tốt
việc điều tra, trinh sát nắm chắc các đối tượng buôn bán trên địa bàn; tập trung
kiểm tra các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh lớn, các
điểm tập kết chứa hàng lậu, kho hàng, bến bãi, trên các tuyến đường bộ, đường
sắt..vv, thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng, các cấp chính
quyền ở địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng
vi phạm.
- Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập chung kiểm tra các cơ sở sản xuất, đóng gói.
Kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng
giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy chế
ghi nhãn hàng hoá. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay coi đây là
nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện như: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), rượu, thuốc lá,
bán hàng đa cấp, thương mại điện tử. Kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp
kinh doanh không đăng ký kinh doanh, và các hành vi kinh doanh trái pháp luật
khác.

24


- UBND tỉnh tăng cường bố trí ngân sách cho hoạt động quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hóa (gồm: kinh phí đào tạo tập huấn chuyên môn, nghiệp

vụ; kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật; kinh phí
cấp cho hoạt động thanh, kiểm tra…).
- Chỉ đạo các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tăng cường
phối hợp trong hoạt động thanh, kiểm tra nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, đồng
thời giảm áp lực cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
- Tập trung kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về giá, thực
hiện niêm yết giá, đăng ký giá, kê khai giá đối với các tổ chức, cá nhân kinh
doanh trên thị trường. Giám sát các điểm bán hàng bình ổn giá của các doanh
nghiệp được hỗ trợ vay vốn của UBND tỉnh.
2. Khuyến nghị:
- Nhằm nâng cao hiệu quả của Luật chất lượng hàng hóa, muốn thực thi
được luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá đạt hiệu quả cao thì cần phải hoàn
thiện hệ thống pháp luật về chất sản phẩm hàng hóa.
- Thực hiện được công tác tuyên truyền phổ biến luật chất lượng sản phẩm
đến các tổ chức, hộ gia đình cá nhân
- Tổ chức lại phương thức quản lý để tránh sự chồng chéo. Ở cấp phường
xã, phải tăng cường hệ thống quản lý thị trường, thanh tra sản phẩm hàng hóa.
Mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm
giao phó.
- Cần phải kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu nhập vào cho đến tất cả các
khâu trong quá trình sản xuất , đặc biệt là cơ chế hậu kiểm chất lượng hàng hóa.
Để làm được điều này cần tăng cường số lượng cũng như quyền hạn cho các cơ
quan chuyên ngành để các cơ quan chủ động trong hoạt động của mình.
- Tăng cường hợp tác với các đơn vị tỉnh bạn, huyện bạn là cực kỳ cần
thiết trong lĩnh vực này.
25


×