Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Khảo nghiệm một số giống cà chua trong vụ Đông xuân năm 2010 tại Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.81 KB, 57 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau quả là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng
ngày của mỗi người Việt. Theo IFPRI (2002) và ICARD (2004) thì hầu hết
các hộ gia đình đều tiêu thụ lượng rau tăng hơn so với năm trước đó. Các loại
rau được tiêu thụ nhiều nhất là rau muống (95% số hộ), cà chua (88% số hộ).
Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả/người/năm, trong đó
rau chiếm 3/4.
Trong số các loại rau quả được gieo trồng ở nước ta, cây cà chua
(Lycopersicon esculentum Mill.) là cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và
cho hiệu quả kinh tế cao. Nó cung cấp phần lớn các khoáng chất, vitamin và
các chất dinh dưỡng như gluxit, lipit, protein…. Ngoài việc cung cấp các
khoáng chất nó còn là cây trồng nâng cao thu nhập và là một mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nhiều nước.
Cà chua là món ăn thông dụng từ lâu ở nước ta và hầu hết các nước trên
thế giới. Trong quả cà chua chín có nhiều đường, các vitamin A, C, B 1, B2, B3
và nhiều chất khoáng như canxi (Ca), photpho (P), sắt (Fe) ... là những chất
rất quan trọng cho cơ thể con người. Quả cà chua có thể ăn sống, xào, nấu
canh, trộn salat và còn sử dụng để trang trí trong các bữa tiệc. Cà chua còn có
thể chế biến thành các sản phẩm như tương cà chua, cà chua cô đặc, nước sốt,
nước quả, cà chua đóng hộp.
Bình Định là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, địa hình hẹp và dốc, có
nhiều loại đất, đất nông nghiệp ít và phân tán, kém màu mỡ. Với điều kiện tự
nhiên trên, việc nghiên cứu tuyển chọn các loài cây trồng phù hợp với từng
tiểu vùng sinh thái, nhằm khai thác lợi thế của từng vùng, tạo ra sản phẩm
hàng hóa cây trồng đa dạng là định hướng lâu dài cho phát triển nông nghiệp
của tỉnh.

1



Vấn đề đặt ra là phải tìm được những giống cà chua có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết ở tỉnh Bình Định, cho
năng suất cao, ổn định, đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng cao mà giá thành
sản xuất thấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Khảo nghiệm một số giống cà chua trong vụ Đông xuân năm 2010 tại
Bình Định".
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Tuyển chọn được giống cà chua thích hợp trong vụ Đông Xuân cho
năng suất cao, ổn định, khả năng chống chịu với một số bệnh hại chính và
thích nghi với điều kiện sinh thái vụ Đông-Xuân tại tỉnh Bình Định.
2.2. Yêu cầu
Tìm hiểu một số đặc trưng hình thái của các giống.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống cà chua trong
điều kiện vụ Đông-Xuân 2010.
Đánh giá tình hình phát triển sâu bệnh hại trên các giống trong điều
kiện vụ Đông-Xuân 2010.
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống.
3. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Việc xác định được khả năng thích nghi của một số giống cà chua sẽ
làm cơ sở để tuyển chọn giống cho sản xuất.
Góp phần làm đa dạng bộ giống của tỉnh để đưa vào cơ cấu cây trồng
hợp lý nhằm tăng thu nhập cho người sản xuất.

2


4. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp

Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV), khu vực 8, phường Nhơn Phú, thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trong vụ Đông-Xuân 2010 (Ngày gieo:
05/11/2010; Ngày thu hoạch: 14/12/2011) trên 11 giống cà chua đang được
nghiên cứu phổ biến hiện nay.

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển, và phân loại thực vật
1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển
Cà chua có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, là loại rau ăn quả quan trọng,
được trồng phổ biến khắp thế giới, từ xích đạo đến bắc cực như Alaska. Có rất
nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cà chua trồng. Một số tác giả cho
rằng cà chua trồng có nguồn gốc từ L. esculentum var. pimpinellifolium, tuy
nhiên nhiều tác giả lại nhận định rằng L. esculentum var. cerasiforme (cà chua
anh đào) là tổ tiên của cà chua trồng.
Theo Luckwill (1943) cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào châu Âu từ
những năm đầu của thế kỷ XVI do những nhà buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha. Từ châu Âu cà chua được mang sang châu Phi qua những người thực
dân đi chiếm thuộc địa.
Những ghi nhận đầu tiên cho thấy cà chua có mặt ở Bắc Mỹ vào những
năm 1710 nhưng với quan niệm cà chua độc, có hại cho sức khỏe nên chưa
được chấp nhận. Mãi đến năm 1830, cà chua mới được coi là cây thực phẩm
cần thiết như ngày nay.
Cà chua được đưa tới châu Á vào thế kỷ XVIII, đầu tiên là Phillipin,
Đông Java (Inđônêxia) và Malaysia từ châu Âu qua các nhà buôn và thực dân
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Từ đây cà chua được phổ biến đến các
vùng khác của châu Á. Tuy có lịch sử trồng trọt lâu đời nhưng mãi đến nửa

đầu thế kỷ XX, cà chua mới thực sự trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới
[7].
1.1.2. Phân loại thực vật
Cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, tên tiếng
Anh là “Tomato”, thuộc chi Lycopersicon Tour, họ cà (Solanaceae). Chi

4


lycopersicon Tour được phân loại theo nhiều tác giả: Muller (1940), Daskalov
và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev (1955, 1964).
Ở Mỹ thường dùng phân loại của Muler; ở Châu Âu, Liên Xô (cũ) thường
dùng phân loại của Brezhnev. Với cách phân loại của Brezhnev (1964), chi
Lycopersicon Tour được phân làm 3 loài thuộc hai loài chi phụ.
- Subgenus 1-Eriopersicon: chi phụ này gồm các loài dại, cây dạng một
năm hoặc nhiều năm, gồm các dạng quả có lông, màu trắng, xanh lá cây hay
vàng nhạt, có các vệt màu antoxian hay xanh thẫm. Hạt dày không có lông,
màu nâu... chi phụ này gồm hai loài và các loài phụ.
1. Lycopersicon peruvianum Mill
1a. L.Peruvianum var. cheesmanii Riloey và var. cheesmaniif.minor
C.H. Mull. (L.esc. Var.minor Hook).
1b. L.Peruvianum var. dentatum Dun.
2. Lycopersicon hirsutum Humb. Et. Bonpl.
2a. L. hirsutum var. glabratum C. H. Mull.
2b. L. hirsutum var. glandulosum C. H. Mull.
- Subgenus 2-Eulycopersicon: các cây dạng một năm, quả không có
lông, màu đỏ vàng, hạt mỏng, rộng ...chi phụ này gồm một loài.
3. Lycopersiconesculentum Mill. Loài này gồm 3 loài phụ.
3a. L.esculentum Mill. ssp. spontaneum Brezh: cà chua dại, bao gồm hai
dạng sau.

- L.esculentum var. pimpinellifolium Mill. (Brezh).
- L.esculentum var. racemigenum (Lange), Brezh.
3b. L.esculentum Mill. ssp. subspontaneum: cà chua bán hoang dại, gồm 5
dạng sau:
- L.esculentum var. cersiforme (A Gray)Brezh - cà chua anh đào.
- L.esculentum var. pyriforme (C.H. Mull)Brezh - cà chua dạng lê.

5


- L.esculentum var. pruniforme Brezh - cà chua dạng mận.
- L.esculentum var. elongatum Brezh - cà chua dạng quả dài.
- L.esculentum var. succenturiatum Brezh - cà chua dạng nhiều ô hạt.
3c. L.esculentum Mill. ssp. cultum-cà chua trồng, có 3 dạng sau:
- L.esculentum var. vulgare Brezh.
- L.esculentum var. validum (Bailey) Brezh.
- L.esculentum var. grandiflium (Bailey) Brezh [5].
1.2. Tình hình nghiên cứu cây cà chua ở trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới những năm gần đây
vẫn tiếp tục gia tăng. Sản lượng cà chua dùng cho chế biến năm 2008 ước tính
đạt 655 ngàn tấn, tăng 20 ngàn tấn so với năm 2007. Diện tích cà chua cho
chế biến ước đạt 8700 ha, tăng so với 8000 ha của năm 2007. Trung Quốc là
nơi có tổng lượng cà chua tươi và cà chua chế biến nhiều nhất thế giới, nhưng
lượng xuất khẩu ít hơn một số nước khác như: Mexicô, Thổ Nhĩ Kỳ,
Canada…do có sức mua của thị trường nội địa lớn.
Khoảng 85% tổng sản lượng cà chua được tiêu dùng tươi. Trồng cà
chua đòi hỏi phải có diện tích cánh đồng rộng và khí hậu thuận lợi, vì vậy mà
việc trao đổi cà chua và các sản phẩm cà chua giữa các vùng sản xuất liên tục
được mở rộng. Xuất khẩu cà chua trên thế giới tăng 30% từ năm 2003 đến

năm 2007, trong khi mức tăng trưởng của nhập khẩu cà chua là 40%. Có diện
tích cánh đồng lớn, Mexicô là nước xuất khẩu nhiều cà chua nhất thế giới. Mỹ
đứng đầu thế giới về lượng cà chua nhập khẩu, tiếp đến là Nga, EU. Đặc biệt,
lượng cà chua nhập khẩu vào thị trường Nga năm 2008 tăng gấp đôi so với
năm 2007.
Ngoài sử dụng để ăn tươi, cà chua còn được chế biến thành nhiều dạng
sản phẩm khác nhau. Lượng cà chua dùng chế biến đạt kỷ lục 5,2 triệu tấn và

6


sẽ tăng trong thời gian tới. Trên 80% cà chua dùng cho chế biến được dùng để
chế biến bột nhão cà chua. Với cà chua đóng hộp, Châu Âu luôn là khu vực
xuất khẩu nhiều nhất trong khi Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều hơn cả.
Lượng cà chua cô đặc xuất khẩu của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới và
có mức độ tăng trưởng mạnh ở năm 2005, 2006. EU, Nga, Nhật Bản, Canada,
Mexico là những nước nhập khẩu nhiều cà chua cô đặc.
Sản phẩm bột cà chua (tomato powder), trên thế giới đã có 1 số nước
nghiên cứu và sản xuất thành công. Điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ …
Sản phẩm của họ được sản xuất chủ yếu từ bột nhão cà chua (tomato pulp)
hoặc cà chua cô đặc (tomato paste, tomato puree) với kỹ thuật sấy phun. Đã
có rất nhiều thí nghiệm được tiến hành nhằm tìm ra điều kiện sản xuất tối ưu
nhất sao cho bột cà chua thành phẩm vẫn giữ được màu sắc, hương vị tự
nhiên, giàu lycopene của cà chua tươi [10].
Hiện nay nhiều Viện khoa học trên thế giới đang đi sâu vào nghiên cứu
di truyền phân tử, miễn dịch học trên cây cà chua; đồng thời việc chuyển nạp
các gen chống chịu sâu bệnh vào các giống cà chua ưu tú; sử dụng ưu thế lai
để tạo giống lai (F1) có năng suất cao, chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu ngày
càng cao của con người. Hoặc bằng các nghiên cứu về dinh dưỡng, hiệu suất
quang hợp trên cây cà chua; các nhà khoa học đã xây dựng công nghệ sản

xuất cây cà chua che chắn và có thể đạt năng suất thực thu tương đương với
năng suất tiềm năng (từ 200-300 tấn/ha) [9].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cà chua là loại rau ăn quả rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế
biến được nhiều cách. Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa
quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích,
do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển.

7


Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam những
năm gần đây (2000-2005).
Năng suất

Sản lượng

(tạ/ha)

(1000 tấn)

13.729

151,260

207,658

2001

17.834


157,170

280,289

2002

18.868

165,500

312,178

2003

21.628

164,100

354,846

2004

24.644

172,100

424,126

2005


23.354

198,000

462,435

Năm

Diện tích (ha)

2000

(Nguồn: Vụ nông nghiệp, Tổng cục thống kê)
Qua bảng 1.1 về số liệu thống kê năm 2006 ta thấy: năng suất cà chua
trong sáu năm qua là thấp và không ổn định nhưng do diện tích trồng tăng liên
tục nên sản lượng vẫn tăng. So với năng suất trung bình của thế giới thì còn thấp
chỉ đạt khoảng 60-65 %.
Những tỉnh trồng cà chua lớn đều là những nơi có năng suất cà chua
khá cao và chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng. Các địa phương có diện
tích trồng cà chua lớn nhất cả nước bao gồm: Nam Định (1959 ha); Bắc
Giang (1300 ha); Hải Dương (1180 ha). Như vậy khả năng thâm canh phụ
thuộc nhiều vào mức độ chuyên canh trong sản xuất. Năng suất đạt 157,17
tạ/ha (2001) đã tăng lên 197,8 tạ/ha (2005) đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho sản lượng cà chua năm 2005 tăng [7].
Theo Trần Khắc Thi (2003), sản xuất cà chua ở nước ta còn một số tồn
tại chủ yếu: chưa có bộ giống tốt cho từng vụ trồng, đặc biệt là giống cho vụ
thu đông, sản xuất chủ yếu tập trung ở vụ đông xuân (hơn 70%) từ tháng 124, còn hơn một nửa thời gian trong năm trồng tình trạng thiếu cà chua. Đầu tư
cho sản xuất còn thấp đặc biệt là phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Chưa


8


có quy trình canh tác và giống hợp lí cho từng vùng. Việc sản xuất còn manh
mún, chưa có sản phẩm hàng hóa lớn cho chế biến công nghiệp. Quá trình
canh tác thu hái hoàn toàn thủ công [6].
Tuy nhiên so với các nước khác trong khu vực, sản xuất cà chua ở Việt
Nam có lợi thế rõ rệt do khí hậu thời tiết đất đai ở nước ta, đặc biệt các tỉnh
miền núi phía Bắc phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây cà chua nếu
được đầu tư tốt năng suất cà chua sẽ rất cao. Diện tích cho phát triển cà chua
còn rất lớn vì trồng trong vụ đông, không ảnh hưởng đến 2 vụ lúa nhưng sản
phẩm lại là trái vụ hơn so với Trung Quốc, nước có khối lượng cà chua lớn
nhất thế giới (20 triệu tấn/năm). Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao
động lớn, nông dân có kinh nghiệm canh tác nên nếu có thị trường sẽ thu hút
nhiều lao động do giá nhân công rẻ nên giá thành có khả năng cạnh tranh cao.
Chính vì vậy có thể nói triển vọng phát triển cà chua ở nước ta là rất lớn [7].
1.2.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam
Cà chua đã có mặt từ hàng trăm năm trước và là đối tượng chính trong
nghiên cứu giống rau ở Việt Nam.
Cà chua là một trong những loại rau quan trọng và đa dụng: sản phẩm
được sử dụng để ăn tươi, chế biến công nghiệp và xuất khẩu tươi. Để đáp ứng
yêu cầu trên, giống cà chua chọn tạo ra phải đạt năng suất cao, độ Brix >
4,5% và độ cứng tốt, có thể trồng trái vụ.
Nghiên cứu chọn tạo cà chua có những phương pháp:
* Thu thập nguồn vật liệu khởi đầu: nguồn vật liệu là các giống địa
phương, các loài hoang dại, các giống nhập nội từ khắp nơi trên thế giới.
Đến nay chúng ta đã thu thập được 717 mẫu giống cà chua được lưu trữ
tại Viện NCRQ, Viện CLT & CTP, Viện DTNN và tại trường Đại Học Nông
Nghiệp.
* Chọn lọc cá thể nhiều lần để thuần hóa giống và chọn dòng thuần từ


9


tập đoàn nhập nội.
* Chọn giống mới bằng phương pháp lai hữu tính để tạo ra con lai kết
hợp được những ưu điễm của cả bố và mẹ.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam (Viện Rau Quả,
Viện CLT & CTP, Viện DTNN, Trường Đại Học Nông Nghiệp...) đã lai tạo
và tạo ra nhiều giống cà chua mới có triển vọng, năng suất cao, chất lượng
quả tốt, chống chịu được sâu bệnh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ.
Phương pháp này đang được áp dụng rất phổ biến ở hầu hết các loại
cây trồng, và cũng không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học về sinh học
đã cho rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của sinh vật học, trong đó các giống cây
trồng và vật nuôi chiếm ưu thế, vị trí tuyệt đối trong sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, có thể nói điểm trọng yếu trong chiến lược nghiên cứu, phát
triển sản xuất cà chua ở nước ta là mở rộng quy mô ngày càng lớn các giống
cà chua chất lượng cao, nhằm mở rộng các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho
nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng ở trong nước và xuất khẩu. Chỉ có như
vậy chúng ta mới tạo ra được bước đột phá mới trong phát triển sản xuất cà
chua ở nước ta.
1.2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất tại tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh 602.443 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 136.434 ha, đất
lâm nghiệp 253.831, đất chưa sử dụng 153.750 ha. Các loại đất chủ yếu trong
vùng: đất phù sa, đất gley, đất cát ven biển, đất xám bạc màu (đồng bằng), đất
feralít đỏ vàng (trung du) và đất đỏ bazan (núi cao)…phân bố ở độ cao từ 11.000 m so với mặt nước biển.
Những năm qua việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư
cho thủy lợi giải quyết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã đẩy mạnh
đáng kể. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định tăng cường


10


công tác nghiên cứu khảo nghiệm, chọn tạo giống cây trồng, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, mùa vụ tạo ra năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện
tự nhiên của tỉnh. Song, việc nghiên cứu, sản xuất rau, hoa chưa được quan
tâm nhiều, diện tích nhỏ hẹp, phân tán, manh mún, tự phát nên sản phẩm các
mặt hàng này chưa trở thành hàng hóa lớn và tạo thành nguồn thu nhập chính
cho nông dân, mặc dù rau hoa được xem là mặt hàng cho lợi nhuận cao hơn
nhiều so với trồng cây lương thực, thực phẩm [9].
Bảng 1.2. Cơ cấu sản xuất các loài rau ở tỉnh Bình Định năm 2008.

Nhóm rau

Rau ăn láthân

Rau ăn
quả,củ

Loài rau

D.T
trồng
rau
b.quân/
hộ
(m2)

D.T

b.quân
theo
nhóm
(m2)
39,78

Bắp cải

D. tích

Tỉ lệ

Tỉ lệ

b.quân
theo loài
(m2)

theo
nhóm
(%)

theo
loài
(%)

11,12

27,95


Cải

14,41

Xà lách

6,69

16,82

Rau khác

7,56

19,00

8,36

28,18

4,48

15,10

29,67

Cà chua
Đậu côve
Dưa leo


Rau gia vị

D.T
đất NN
b.quân
/hộ
(m2)

1507,7

76,18

7,53

52,2

38,95

36,22

25,38

Khổ qua

5,14

17,32

Rau khác


4,16

14,02

1,64

24,37

6,73

Hành
Ớt cay

2,15

Ngò

1,11

16,49

Rau khác

1,83

27,19

8,83

31,95


(Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung
bộ, 2008)

11


Từ kết quả bảng 1.2 cho thấy, bình quân diện tích sản xuất nông nghiệp
mỗi hộ 1507,7 m2, trong đó diện tích trồng rau chiếm tỉ lệ quá thấp 76,18 m2;
tương ứng tỉ lệ 5,05%. Diện tích chiếm nhiều nhất là nhóm rau ăn thân lá
chiếm 39,78%; nhóm rau ăn quả 29,67%; nhóm rau gia vị chiếm tỉ lệ thấp
6,73%. Trong đó thì diện tích trồng cà chua chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm
rau ăn quả (28,18%).
1.3. Giá trị của cây cà chua
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Trong quả cà chua chín chứa nhiều đường chủ yếu là đường gluco, các
loại vitamin cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể như: vitamin
A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin PP, vitamin E… trong đó nhiều
nhất là vitamin E và các chất khoáng quan trọng như Ca, Fe, P…
Bảng 1.3: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua
(theo Aykroyd).
Thành phần

Số lượng

Thành phần

Số lượng

Nước


93,1 g

Vitamin A

320.I.U

Protein

1,9 g

Thiamin

0,07 mg

Chất béo

0,1 g

Riboflavin

0,01 mg

Chất khoáng

0,6 g

Axít nicotinic

0,4 mg


Cácbonhydrat

3,6 g

Vitamin C

31 mg

Na

45,8 mg

Ca

20 mg

K

114 mg

Mn

15 mg

Cu

0,19 mg

Axít Oxalic


2 mg

S

24 mg

P

36 mg

Clo

38 mg

Fe

1,8 mg

(*1 mg = 3330 I.U.)

12


Do giá trị dinh dưỡng của cà chua là rất lớn và phong phú, cần thiết cho
con người bởi vậy cà chua đã trở thành món ăn thông dụng của trên 158 nước
trên thế giới và được trồng rộng khắp các châu lục, đáp ứng được nhu cầu cần
thiết của con người.
Ngoài ra cà chua còn có tác dụng về mặt y học. Theo Võ Văn Chi
(1998), cà chua có vị ngọt tính mát, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng

khuẩn, lọc máu, nhuận tràng, giúp tiêu hóa tốt tinh bột. Nước ép cà chua kích
thích gan, tốt cho dạ dày. Cà chua là loại quả có khả năng chống lão hóa
mạnh nhất vì có chứa hàm lượng lycopene-một hợp chất không bị mất do nấu
chín [2]. Dịch quả cà chua dùng để uống chống suy nhược, ăn không ngon
miệng, xơ cứng động mạch, thống phong, thấp khớp, thừa urê trong máu, sỏi
niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột. Ngoài ra cà chua còn dùng để làm mỹ
phẩm, chữa trứng cá. Lá cà chua còn được dùng để xua đuổi muỗi và ong vò
vẽ.
1.3.2. Giá trị kinh tế và sử dụng
Cà chua có giá trị sử dụng cao. Cà chua là loại cây trồng cho sản phẩm
vừa để ăn tươi, vừa để nấu nướng, và là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp
với sản phẩm đa dạng mà thị trường thế giới có nhu cầu cao như nước cà
chua, cà chua cô đặc, bột, cà chua muối….
Sản xuất cà chua cho hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác.
Về sản lượng cà chua chiếm 1/6 sản lượng rau hàng năm trên thế giới và luôn
ở vị trí số 1. Theo Ware G.W và Mc.Collum (1997), bình quân thu nhập trên
1 ha ở Mỹ như sau: cà chua 4.160 USD, lúa mỳ: 174 USD, lúa nước: 1.027
USD và các loại rau khác trung bình 2.537 USD [7].
Cây cà chua có thể cho năng suất cao, sinh trưởng nhanh, bảo quản
được tương đối dài hơn so với các loại rau khác, quả có khả năng vận chuyển
thuận lợi và đi xa.

13


Theo số liệu điều tra của phòng kinh tế thị trường (Viện NCRQ), sản
xuất cà chua ở đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0-68,4
triệu/đồng/ha/vụ với mức lãi thuần 15-26 triệu đồng/ha cao gấp nhiều lần so
với trồng lúa [7].
1.4. Đặc điểm hình thái của cà chua

1.4.1. Rễ
Cà chua có rễ chùm ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển
của rễ phụ rất lớn [6]. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30 cm, ở độ sâu dưới
1 m rễ ít, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng ở tầng đất 0,5 m yếu [4]. Cà
chua trồng thẳng, rễ ăn sâu xuống lớp đất phía dưới nên cây có khả năng chịu
hạn trong thời gian dài. Trường hợp trồng bằng cây con, rễ chính bị đứt sẽ
kích thích rễ bên phát triển mạnh, rễ ăn nông nên khả năng chịu hạn kém, tuy
nhiên vì phân bố rộng nên cây vẫn phát triển ở điều kiện thuận lợi [8].
1.4.2. Thân
Thân cà chua tròn, mọng nước, phủ nhiều lông và thẳng đứng, trên thân
có sự hình thành các đốt, số đốt của thân cà chua vào cuối thời kỳ sinh trưởng
đạt tới vài chục đốt [8]. Theo Tạ Thu Cúc (2004) quá trình sinh trưởng của cà
chua thay đổi phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ), môi trường
trồng trọt và quá trình chăm sóc (dinh dưỡng, nước…) [4]. Thân cà chua có
nhiều lông nhỏ và mịn. Ở giai đoạn cây con thân có màu trắng hay tím tùy
thuộc vào các giống khác nhau [7].
1.4.3. Lá
Lá cà chua đa số là dạng lá kép, các lá chét có răng cưa, có nhiều dạng
khác nhau: dạng lông chim, dạng lá khoai tây, dạng lá ớt …tùy thuộc vào
giống mà lá cà chua có có màu sắc khác nhau và kích thước khác nhau [7].

14


1.4.4. Hoa
Hoa cà chua là hoa hoàn chỉnh có đủ cả nhị đực và nhụy cái. Hoa cà chua
mọc thành từng chùm. Có 3 dạng chùm hoa: dạng đơn giản, dạng trung gian,
dạng phức tạp. Số lượng hoa/chùm, số lượng chùm/cây rất khác nhau ở các
giống. Số lượng chùm/cây dao động từ 4 đến 20 chùm, số lượng hoa/chùm
dao động từ 2-26 hoa. Hoa đơn tính bầu dưới, đài hoa màu vàng, số đài và

cánh tương ứng từ 5 đến 9. Hoa lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao
hình nón, bao quanh nhụy cái.
Cà chua thường có khả năng tự thụ cao, hoa cà chua dễ khử đực và thụ
phấn. Hệ số nhân giống cao với hàng trăm hạt/quả. Tỷ lệ thụ phấn ở vùng ôn
đới khác nhau từ 0,5 đến 4% [7].
1.4.5. Quả
Quả cà chua là một loại quả mọng, có 2-3 đến nhiều ngăn hạt. Hình
dạng và màu sắc quả phụ thuộc vào từng giống. Ngoài ra màu sắc quả chín
còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng carotene,
lycopene. Ở nhiệt độ 300C trở lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó
sự tổng hợp B carotene không mẫn cảm với tác động của nhiệt độ, vì thế ở
mùa nóng cà chua có màu quả chín vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả cà
chua dao động rất lớn từ 3-200g thậm chí 500g phụ thuộc vào giống.
Dưới điều kiện nhiệt độ và sự phát triển thích hợp cà chua sẽ hoàn
thành vòng đời của mình trong khoảng từ 95-115 ngày tùy thuộc vào giống.
Hoa cà chua bắt đầu nở vào khoảng 7-8 tuần sau khi gieo hạt và quả bắt đầu
chín sau đó khoảng 6-8 tuần [7].
1.4.6. Hạt
Hạt cà chua thường rất nhỏ, khối lượng hạt giống cà chua cần cho sản
xuất 1 ha khoảng từ 1,5-3g tùy thuộc vào giống. Cà chua dạng quả nhỏ
(cherry tomato) thường có hạt rất nhỏ. Trên hạt thường được bao phủ bởi lông

15


nhung mềm và mịn tùy thuộc vào giống. Những giống cà chua có khối lượng
1000 hạt lớn, có lông bao phủ thường có khối lượng nảy mầm và khả năng
bảo quản tốt hơn những giống hạt nhỏ và không có lông. Điều kiện thời tiết
đặc biệt là nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và màu sắc
hạt. Nhiệt độ thấp làm cho màu sắc hạt đen, tỉ lệ nảy mầm và năng suất thấp

[7].
1.5. Yêu cầu sinh thái của cây cà chua.
1.5.1. Nhiệt độ
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và
khô. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng giúp cây có được sản lượng cao và chín
sớm. Nhiệt độ tối hảo cho sự sinh trưởng và phát triển tốt là 21-240C [7]. Nhiệt
độ lớn hơn 300C kéo dài, kết hợp với hạn đất, hạn không khí sẽ dẫn đến rối loạn
quá trình đồng hóa, làm giảm hàm lượng vật chất khô trong trái và làm năng
suất giảm sút nghiêm trọng [8].
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) ở điều kiện nhiệt độ cao sự tổng hợp
lycopene chậm, quả có màu vàng thay vì màu đỏ. Nhiệt độ còn đóng vai trò
quan trọng trong sự nảy mầm của hạt, nhiệt độ tốt nhất để hạt nảy mầm và gầy
cây con từ 20-250C, nhiệt độ đất dưới 150C làm sự nảy mầm kém và không đều
[1].
1.5.2. Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng mạnh, cường độ ánh sáng thấp nhất cho cà chua
sinh trưởng và phát triển là 3.000 lux [1]. Ánh sáng đầy đủ cây con sinh
trưởng tốt, ra hoa quả thuận lợi, năng suất và chất lượng quả tốt. Cây sinh
trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng làm cho cây yếu ớt, lá nhỏ, mỏng, lóng
vươn dài, cây bị vống, ra hoa quả chậm, năng suất và chất lượng quả giảm,
hương vị kém. Cường độ ánh sáng yếu làm cho nhụy bị co rút lại, phát triển
không bình thường, giảm khả năng tiếp thu hạt phấn [4].

16


1.5.3. Ẩm độ
Ẩm độ cao trên 70% thường được chuộng vì nó thúc đẩy cây tăng trưởng
đầy nhựa và mềm nhưng nó cũng tạo điều kiện lý tưởng để nhiều nấm bệnh
phát triển. Do đó ẩm độ từ 45-60% là thích hợp nhất.

Ngoài ra điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao của vùng nhiệt đới sẽ gây
trở ngại cho việc thụ tinh, thụ phấn nên cà chua khó đậu trái. Còn trong điều
kiện ẩm và lạnh, hàm lượng vitamin trong trái tích lũy nhiều hơn trong điều kiện
nóng ẩm [3].
1.5.4. Đất
Cà chua đòi hỏi đất màu mỡ và rỏ nước tốt. Đất nhiều cát hoặc quá
nhiều sét đều không thích hợp. Đất sét dễ bị dẽ đất và rễ không ăn sâu được. Đất
cát kém về khả năng giữ nước và những chất dinh dưỡng dễ thấm qua khỏi vùng
rễ. Đất tốt nhất để trồng cà chua là đất cát pha. Ngoài ra đất phù sa, đất bồi giữ
ẩm và thoát nước tốt cũng thích hợp [3].
1.5.5. Nước
Nước đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất (ảnh hưởng đến các
cường độ các quá trình sinh lý cơ bản như quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và
phát triển) [4]. Cây cần nhiều nước nhất là lúc cây ra hoa đậu quả, lúc này thiếu
nước thì hoa và trái non dễ rụng, thừa nước thì rễ bị tổn hại và mẫn cảm với sâu
bệnh [1]. Nếu khi trái chín gặp mưa nhiều thì trái chín chậm và bị nứt, dinh
dưỡng trong đất bị rửa trôi và thiếu oxy cung cấp cho rễ [3].
1.5.6. Dinh dưỡng khoáng
Theo More (1978) để có 1 tấn cà chua cần 2,9 kg N, 0,4 kg P2O5, 4 kg K2O
và 0,4 5kg Mg. Theo Becseev, để tạo một tấn quả cà chua cần 3,8 kg N; 0,6 kg
P2O5 và 7,9 kg K2O. Theo Geraldson (1957) để đạt năng suất 50 tấn/ha cần bón
320 kg N, 60 kg P2O5 và 440 kg K2O. L.H Aung (1979) khuyến cáo để cà chua
đạt năng suất 40 tấn/ha cần bón 150 kg N, 30 kg P2O5 và 180 kg K2O. Theo Kuo

17


và cộng sự (1998) thì đối với cà chua vô hạn nên bón với mức 180 kg N, 80 kg
P2O5 và 180 kg K2O còn với cà chua hữu hạn thì lượng tương ứng là 120:80:150.
Theo nguyên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (1999) thì trong điều kiện Việt

Nam lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150 kg N, 90 kg
P2O5 và 150 kg K2O.
Cũng như các cây trồng khác cà chua cần ít nhất 20 nguyên tố dinh dưỡng
cho quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của nó. Trong các nguyên tố đa
lượng cà chua cần nhiều kali hơn cả, sau đó là đạm và lân [7].
1.6. Kỹ thuật trồng
1.6.1. Kỹ thuật làm vườn ươm
1.6.1.1. Thời vụ
- Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 đầu tháng 9.
- Vụ chính: gieo đầu tháng 9 đến đầu tháng 10, trồng đầu tháng 10 đến đầu tháng
11.
- Vụ muộn: gieo tháng 11 đến giữa tháng 12, trồng tháng 12 đến giữa hoặc cuối
tháng 1.
- Vụ xuân hè: gieo tháng 1 đến đầu tháng 2, trồng tháng 2 đến đầu tháng 3 [7].
1.6.1.2. Kĩ thuật gieo hạt trong vườn ươm
Dùng giống có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh
cao. Trước khi gieo xử lý hạt bằng thuốc tím hoặc nước nóng 500C. Lượng hạt
cần thiết khoảng 0,15-0,3 kg/ha tùy giống.
Vườn ươm được chọn nơi thoáng, đủ nắng, có dụng cụ, thiết bị che chắn
để tráng mưa rào, nắng to.
Hỗn hợp giá thể sử dụng cho vườn ươm như sau: đất bột (đất phù sa hoặc
đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) + trấu
hun hoặc xơ dừa theo tỉ lệ 1,0:0,7:0,3. Giá thể được xử lý thuốc trừ nấm, sâu bệnh
và bổ sung chất dinh dưỡng gồm: 10 kg vôi bột + 1,0 kg thuốc Basudin hoặc

18


Vibam 5H + 1,0 kg Zineb + 1,0 kg đạm urê + 1,5 kg supe lân + 1,5 kg kali clorua
cho 1000 kg hỗn hợp. Giá thể được chuẩn bị 10-15 ngày trước khi sử dụng.

Hạt được gieo vào các khay nhựa, khay xốp, hoặc túi bầu với kích thước
7x10 cm. Gieo 1 hạt/ô khay (bầu). Gieo xong phủ lớp hỗn hợp giá thể nói trên
vừa kín hạt, sau đó phủ một lớp trấu mỏng hoặc rơm khô chặt ngắn, khoảng 10
cm, tưới nước giữ ẩm cho đến khi hạt mọc đều và sau mọc 20-25 ngày (khi cây
có 5-6 lá thật) đem trồng. Trong suốt giai đoạn vườm ươm cần bảo đảm tưới đủ
ẩm cho cây, phun thuốc trừ sâu bệnh hại kịp thời. Nhổ bỏ cây sâu bệnh, cây yếu,
cây lẫn tạp trước khi trồng [7].
1.6.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.6.2.1. Làm đất, lên luống, mật độ, khoảng cách trồng.
Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại và được xử lý bằng các loại thuốc như
Basudin 10H hoặc Vibam 5H (27kg/ha).
Lên luống rộng 1,5 m cả rãnh, cao 25-30 cm, rãnh luống rộng 30 cm.
Dùng màng phủ nông nghiệp phủ luống sau khi lên luống và bón lót.
Trồng 2 hàng/luống với khoảng cách 70 cm x 45-50 cm tùy giống đảm bảo
mật độ 28.000-32.000 cây/ha.
1.6.2.2. Bón phân
Lượng phân bón cho 1 ha:
Loại

ĐV

Lượng

phân

tính

bón

Tấn


20-30

N

Kg

150-160

P2O5

Kg

120-150 90-120

K2O

Kg

180-200

Phân hữu


Bón thúc

Bón lót

Lần 1


Lần 2

Lần 3

Lần 4

20-30

-

-

-

-

20

20

45-50

35-40

30

30

-


-

-

-

60

60

40-60

20

19


Cách bón:
- Bón lót theo 2 rạch trồng, đảo đều phân với đất, lấp kín phân.
- Bón thúc: chia làm 4 lần, hòa nước tưới hoặc bón theo hốc cách gốc cây
10cm. Sau bón lấp kín phân, tưới nước đủ ẩm để hòa tan phân.
+ Lần 1: 10-14 ngày sau trồng.
+ Lần 2: cách lần 1 từ 2-3 tuần.
+ Lần 3: cách lần 2 từ 2-3 tuần.
+ Lần 4: sau thu lứa quả đầu.
Nếu thấy cây sinh trưởng kém có thể tưới bổ sung NPK 16:16:8 nồng độ
5% tưới 5 ngày/lần.
1.6.2.3. Tưới nước
Đảm bảo độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70% độ ẩm đồng ruộng, có thể
tưới theo hốc hoặc tưới rãnh, đảm bảo tháo sạch nước ở rãnh sau khi tưới để tránh

lây bệnh, đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn.
1.6.2.4. Cắm giàn
Sau trồng một tháng cần cắm giàn giúp cây đứng thẳng, đỡ cây, quả không
chạm đất nhằm giảm sự gây hại của sâu bệnh. Tùy thuộc vào dạng hình sinh
trưởng mà làm giàn 2 hay 3 tầng. Buộc thân cây vào giàn theo hình số 8 ở các
tầng.
1.6.2.5. Tỉa nhánh
- Tùy thuộc vào giống cũng như dạng hình sinh trưởng để 1-2 nhánh/cây,
kết hợp tỉa lá già, lá bệnh tạo độ thông thoáng cho ruộng. Công việc này được
làm thường xuyên 2-3 ngày/lần.
- Nếu cây có dạng hình sinh trưởng vô hạn, bấm ngọn sau khi đạt số quả
yêu cầu [7].

20


1.6.3. Phòng trừ sâu bệnh
Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của
ngành bảo vệ thực vật, áp dụng triệt để biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM).
Cách phòng trừ một số loại sâu bệnh chính như sau:
1.6.3.1. Bệnh lở cổ rễ
Dùng Viben C BTN nồng độ 0,2%.
1.6.3.2. Bệnh xoăn lá virus
Bệnh thường hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè, có nhiều loài
xoăn lá cà chua như xoăn vàng lá, khảm lá… bệnh này do rệp, bọ phấn trắng là
môi giới truyền bệnh. Chỉ có thể nhổ bỏ toàn bộ cây bị bệnh và vệ sinh đồng
ruộng, trừ môi giới truyền bệnh.
1.6.3.3. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas Solanacearum)
Cây bị bệnh đột nhiên héo rũ, lá vẫn còn xanh.

Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm cao, ấm đặc biệt vào vụ cà chua sớm.
Bệnh tồn tại trong những tàn dư thực vật thuộc cây họ cà.
Có thể tồn tại trong đất trong thời gian dài không có ký chủ.
Bệnh xâm nhập vào rễ qua vết thương cơ giới, côn trùng, tuyến trùng và
qua quá trình canh tác thông thường.
Để phòng trừ tốt nhất luân canh cà chua với cây lúa nước. Nhổ cây bị
bệnh và dùng vôi bột rắc quanh gốc nơi có cây bị bệnh.
1.6.3.4. Bệnh sương mai
Là loại bệnh hại trên các bộ phận của cây lá, thân cành, quả và hại chủ
yếu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, đặc biệt khi trời mưa phùn, âm u kéo dài
có thể dùng các loài thuốc như Ridomil MZ 72 WP, Zineb 80WP, Booc đô,
Oxyclorua đồng để phòng và trừ.

21


1.6.3.5. Bệnh đốm lá
Xuất hiện chủ yếu trong thời kỳ nhiệt độ, ẩm độ cao ở vụ sớm và vụ cà
chua xuân hè. Có thể dùng các loài thuốc như Score 250 EC, Anvin 5 SC,
Rovral 50WP để phun phòng và trừ.
1.6.3.6. Sâu đục quả (Helicoverpa armigera Hubner)
Là loài sâu hại nguy hiểm nhất, sâu hại quả nặng ở vụ đông sớm và xuân
hè, khi tấn công nó tấn công vào hoa, quả và nụ, đục vào quả non làm cho quả
rụng, chỉ có thể phòng trừ loại sâu hại này khi chúng chưa đục hẳn vào quả.
Dùng các loại thuốc hóa học như Padan, Sumicidin 20EC, Cymerin…
1.6.3.7. Dòi đục lá
Phòng trừ bằng thuốc Baythroid 50sl, Confidor100sl…
1.6.3.8. Bọ trĩ
Phun bằng các loại thuốc Andmire 500SC, Confidor100sl, Baythroid
50sl…

1.6.3.9. Rệp, bọ phấn
Là tác nhân quan trọng truyền bệnh virus cho cà chua. Dùng Sherpa
20EC, Trebon 10EC, Karate 2,5 EC để phun.
Thường xuyên cập nhập các loài thuốc trên thị trường. Tất cả các loại
thuốc trừ sâu, bệnh được phun khi thấy sâu hại đến ngưỡng kinh tế và được phun
đúng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc [7].

22


1.7. Điều kiện thời tiết ở Quy Nhơn-Bình Định vụ Đông Xuân 2010-2011
Thời tiết vụ trồng được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Điều kiện khí tượng Quy Nhơn -Bình Định.
Độ ẩm

Chỉ
tiêu

Nhiệt độ (0C)

UTB

UMIN

Tổng
lượng
mưa
(mm)

89


67

1511,2

29

24,6

29,7

21,2

23,0

12/2010

81

58

27,3

16

24,5

31,3

19,5


135,1

1/2011

80

63

24,1

21

22,9

27,8

18,4

58,0

2/2011

79

45

10,7

7


23,8

29,2

17,2

200,0

3/2011

83

50

70,1

14

23,8

31,0

20,2

107,0

4/2011

82


58

5,0

3

26,3

31,8

22,0

252,0

Tháng
11/2010

(%)

Số
ngày
mưa
(ngày)

TTB

TMAX

TMIN


Tổng
số giờ
nắng
(giờ)

Nhiệt độ trung bình các tháng biến động trong khoảng từ 22,9-26,30C,
nhiệt độ này thích hợp để cà chua nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt. Ẩm
độ không khí trung bình các tháng dao động từ 79-89%, ẩm độ này thúc đẩy
cây tăng trưởng tốt nhưng nó cũng tạo điều kiện lý tưởng để nhiều nấm bệnh
phát triển. Số giờ nắng trong các tháng thí nghiệm biến động từ 23,0-252,0
giờ/tháng, lượng mưa trung bình tháng thấp (trừ tháng 11), thấp nhất là tháng
4 (5,5 mm).

23


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 11 giống cà chua, được thu thập từ
Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và một
số giống đang sản xuất phổ biến ở trong vùng nghiên cứu. Cụ thể:
Nghiệm thức (NT)

Tên giống

Xuất xứ


1

09-69

Viện NCRQ

2

09-98

Viện NCRQ

3

09-61-1

Viện NCRQ

4

125-D1

Viện NCRQ

5

09-186-1

Viện NCRQ


6

C135

Viện CLT&CTP

7

C155

Viện CLT&CTP

8

CLN2585D

AVRDC

9

FM29

Viện NCRQ

10

TN52 (đối chứng)

Trang Nông


11

VT3

Viện CLT&CTP

2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất
thuận.

24


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), với 3
lần lặp lại gồm 11 nghiệm thức:
NT1: giống 09-69
NT2: giống 09-98
NT3: giống 09-61-1
NT4: giống 125-D1
NT5: giống 09-186-1
NT6: giống C135
NT7: giống C155
NT8: giống CLN2585D
NT9: giống FM29
NT10: giống TN52 (đ/c)
NT11: giống VT3

2.3.2. Quy mô thí nghiệm
Tổng số ô thí nghiệm:

11 x 3 = 33 ô

Diện tích mỗi ô thí nghiệm:

5 m2

* Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Rào bảo vệ
NT2 NT3 NT4 NT5

NT6 NT7

NT8 NT9 NT10 NT11

Đường đi
NT11 NT6 NT7 NT9 NT10 NT1 NT2
NT9

NT4 NT3 NT5

NT8

NT2 NT4 NT3 NT11 NT5 NT10 NT6 NT8 NT7

NT1

Rào bảo vệ


25

Rào bảo vệ

Rào bảo vệ

NT1


×